Địa lý - Chương 5: Bản đồ địa chính
Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc:
? Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ trực
tiếp ngoài thực địa.
? Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ từ
không ảnh, ảnh vệ tinh độ phân giải cao.
? Kết hợp bổ sung giữa đo vẽ trực tiếp ngoài thực
địa và điều vẽ từ không ảnh.
PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
18 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý - Chương 5: Bản đồ địa chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 5
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Theo Luật Đất đai 2013:
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất
và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi
ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả
trên hồ sơ.
KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
2Theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ
1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10.000 ban hành
kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài
nguyên – Môi trường:
Bản đồ địa chính là bản đồ:
Thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm
đất nhưng không tạo thành thửa đất;
Các yếu tố quy hoạch đã được duyệt;
Các yếu tố địa lý có liên quan;
Được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
và được xác nhận bởi cơ quan thực hiện, UBND cấp
xã và cơ quan QLĐĐ cấp tỉnh.
KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
3 Bản đồ địa chính gốc là bản đồ
Thể hiện hiện trạng sử dụng đất;
Thể hiện trọn và không trọn các thửa đất;
Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành
thửa đất;
Các yếu tố quy hoạch đã được duyệt;
Các yếu tố địa lý có liên quan;
KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Bản đồ địa chính gốc là bản đồ
Được lập theo khu vực trong phạm vi một hoặc một
số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả
đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện
trong phạm vi một tỉnh hoặc một TP trực thuộc TW;
Được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất
đai cấp tỉnh xác nhận.
Là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị
hành chính cấp xã.
Các nội dung đã được cập nhật trên bản đồ địa
chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa
chính gốc.
KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
4 Trích đo địa chính là đo vẽ lập bản đồ địa chính
của một khu đất hoặc thửa đất tại các khu vực
chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa
chính nhưng chưa đáp ứng một số yêu cầu trong
việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù,
giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng
đất, cấp GCNQSDĐ.
KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà
nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính
được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi
người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính
cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích
đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ
theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
5 Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng
đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt
bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất theo quy định của pháp luật.
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các
cấp: xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thành phố
thuộc tỉnh; tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương.
Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục
vụ cho chỉnh lí biến động của từng thửa đất theo
đơn vị hành chính cấp xã.
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
6 Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường
giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công
trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công
trình ngầm.
Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.
Làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai.
Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các
cấp.
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Cơ sở để chọn tỷ lệ bản đồ địa chính:
Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai;
Giá trị kinh tế sử dụng đất;
Mức độ khó khăn về giao thông, kinh tế, mức độ chia cắt của địa hình,
độ che khuất, quan hệ xã hội,.của từng khu vực;
Mật độ thửa trung bình trên một hecta;
Quy hoạch phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của từng khu
vực trong đơn vị hành chính.
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
7 Khu vực đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ
bản là 1:2000 và 1:5000.
Trong trường hợp khu vực đất sản xuất nông
nghiệp là các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc xen kẽ
trong các khu vực đất đô thị, đất ở thì tỷ lệ đo vẽ
là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ
trong thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình.
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Khu vực phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và
đất chuyên dùng:
Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng
chưa theo quy hoạch, khu vực có giá trị kinh tế sử dụng đất cao: 1:200
và 1:500
Các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn
hóa quan trọng: 1:500 và 1:1000
Các khu dân cự nông thôn: 1:1000 hoặc 1:2000
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
8 Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công
nghiệp: 1:5000 hoặc 1:10000
Khu vực đất chưa sử dụng nằm xen kẽ với các loại
đất trên thì được đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đồi núi,
duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn:
1:10.000
Khu vực đất chuyên dùng, tôn giáo, tín ngưỡng:,
nghĩa trang, nghĩa địa, sông, suối, nằm xen kẽ với
các loại trên thì đo vẽ cùng tỷ lệ.
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
So sánh với tỷ lệ của bản đồ địa hình:
Dãy tỷ lệ?
Tỷ lệ lớn nhất, nhỏ nhất?
Cơ sở để chọn tỷ lệ đo vẽ?
Giải thích sự khác biệt?
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
9Theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT thì:
Bản đồ địa chính được thành lập trên phép
chiếu bản đồ UTM, múi chiếu 30, trong hệ tọa độ
VN-2000 và hệ độ cao nhà nước hiện hành,
điểm gốc ở Hòn Dấu.
Kinh tuyến trục được quy định theo từng tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
Chia mảnh và đánh số hiệu độc lập với bản đồ
địa hình, dựa trên hệ tọa độ vuông góc.
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
TT Tỉnh, TP Kinh độ TT Tỉnh, TP Kinh độ TT Tỉnh, TP Kinh độ
1 Lai Châu 103000' 22 Hà Nam 105000' 43 Bình Thuận 108030'
2 Điện Biên 103000' 23 Nam Định 105030' 44 Lâm Đồng 107045'
3 Sơn La 104000' 24 Thái Bình 105030' 45 Bình Dương 105045'
4 Lào Cai 104045' 25 Ninh Bình 105000' 46 Bình Phước 106015'
5 Yên Bái 104045' 26 Thanh Hố 105000' 47 Đồng Nai 107045'
6 Hà Giang 105030' 27 Nghệ An 104045' 48 Bà Rịa - Vũng Tàu 107045'
7 Tuyên Quang 106000' 28 Hà Tĩnh 105030' 49 Tây Ninh 105030'
8 Phú Thọ 104045' 29 Quảng Bình 106000' 50 Long An 105045'
9 Vĩnh Phúc 105000' 30 Quảng Trị 106015' 51 Tiền Giang 105045'
10 Cao Bằng 105045' 31 Thừa Thiên - Huế 107000' 52 Bến Tre 105045'
11 Lạng Sơn 107015' 32 TP. Đà Nẵng 107045' 53 Đồng Tháp 105000'
12 Bắc Cạn 106030' 33 Quảng Nam 107045' 54 Vĩnh Long 105030'
13 Thái Nguyên 106030' 34 Quảng Ngãi 108000' 55 Trà Vinh 105030'
14 Bắc Giang 107000' 35 Bình Định 108015' 56 An Giang 104045'
15 Bắc Ninh 105030' 36 Kon Tum 107030' 57 Kiên Giang 104030'
16 Quảng Ninh 107045' 37 Gia Lai 108030' 58 TP. Cần Thơ 105000'
17 TP. Hải Phịng 105045' 38 Đắk Lắk 108030' 59 Hậu Giang 105000'
18 Hải Dương 105030' 39 Đắc Nơng 108030' 60 Sĩc Trăng 105030'
19 Hưng Yên 105030' 40 Phú Yên 108030' 61 Bạc Liêu 105000'
20 TP. Hà Nội 105000' 41 Khánh Hồ 108015' 62 Cà Mau 104030'
21 Hồ Bình 106000' 42 Ninh Thuận 108015' 63 TP. Hồ Chí Minh 105045'
10
So sánh bản đồ địa hình:
Phép chiếu bản đồ?
Múi chiếu?
Giải thích sự khác biệt?
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Mảnh 1:10.000: dựa vào hệ tọa độ vuông góc
theo kinh tuyến trục từng tỉnh, chia thành các ô
vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 6x6km
ứng với mảnh bản đồ 60x60cm.
Số hiệu của mảnh 1:10.000 gồm 8 chữ số: 2 chữ
số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối, kế đến là
3 chữ số chẵn km tọa độ X và 3 chữ số chẵn km
tọa độ Y. Trục X tính từ xích đạo có giá trị X=0km,
trục Y = 500km trùng với kinh tuyến trục của
từng tỉnh.
VD: 10-728 494
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
11
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
VD: 10-728 494
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Mảnh 1:5.000: chia mảnh
1:10000 thành 4 ô vuông,
mỗi ô có kích thước
thực tế 3x3km, ứng với
kích thước khung là
60x60cm.
Số hiệu của mảnh
1:5.000 đánh tương tự
mảnh 1:10.000 nhưng
không ghi số 10.
VD: 725 497
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
12
Mảnh 1:2.000: chia mảnh 1:5.000
thành 9 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 1x1km ứng với
mảnh bản đồ 50x50cm.
Các ô vuông được đánh theo chữ
số ả rập từ 1 đến 9 từ trái sang
phải, trên xuống dưới. Số hiệu của
mảnh 1:2.000 bao gồm số hiệu
của mảnh 1:5.000 chứa nó, gạch
nối và số thứ tự ô vuông.
VD: 725 500-6
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Mảnh 1:1.000: chia mảnh 1:2.000
thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 0,5x0,5km ứng
với mảnh bản đồ 50x50cm.
Các ô vuông được đánh theo chữ
cái a, b, c, d từ trái sang phải, trên
xuống dưới. Số hiệu của mảnh
1:1.000 bao gồm số hiệu của
mảnh 1:2.000 chứa nó, gạch nối
và số thứ tự ô vuông.
VD: 725 500-6-d
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
13
Mảnh 1:500: chia mảnh 1:2.000
thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế 0,25x0,25km
ứng với mảnh bản đồ 50x50cm.
Các ô vuông được đánh thứ tự từ
1 đến 16, từ trái sang phải, trên
xuống dưới. Số hiệu của mảnh
1:500 bao gồm số hiệu của mảnh
1:2.000 chứa nó, gạch nối và số
thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
VD: 725 500-6-(11)
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Mảnh 1:200: chia mảnh 1:2.000 thành 100 ô
vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế
0,10x0,10km ứng với mảnh bản đồ 50x50cm.
Các ô vuông được đánh thứ tự từ 1 đến 100, từ
trái sang phải, trên xuống dưới. Số hiệu của
mảnh 1:200 bao gồm số hiệu của mảnh 1:2.000
chứa nó, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
14
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
VD: 725 500-6-25
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Bài tập 1:
Cho tâm thửa đất dạng hình tròn bán kính 120m
có tọa độ phẳng X = 1288000m; Y=563500m
Hãy xác định diện tích của thửa đất và số hiệu
của các mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 chứa
thửa đất trên?
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
15
Bài tập 2:
Cho mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 có số hiệu
187526-9. Biết điểm A là tâm của ao nước hình tròn
bán kính 50m, nằm tại đỉnh đông nam của mảnh
1:2000 trên.
Hãy xác định diện tích của thửa đất và số hiệu
của các mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 chứa
ao nước trên?
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Bao gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh,
huyện, xã đo vẽ bản đồ; số hiệu mảnh bản đồ
địa chính và số thứ tự của mảnh trong phạm vi
đơn vị hành chính cấp xã (số tờ).
Số thứ tự tờ bản đồ được đánh số từ 01 đến hết
trong phạm vi xã, phường, thị trấn từ trái sang
phải, trên xuống dưới, bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh
trước, bản đồ tỷ lệ lớn đánh sau tiếp theo.
VD: Xã Gia An 728 497-5-d tờ số 22
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tên gọi bản đồ địa chính:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
16
CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Sơ đồ đánh số thứ tự tờ bản đồ:
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Cơ sở toán học bản đồ.
Điểm khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước các
cấp hạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật;
điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống
chế đo vẽ có chôn mốc cố định.
Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành
chính, đường mép nước thủy triều trung bình thấp
nhất (mức triều kiệt).
Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới
hành lang an toàn giao thông, thủy lợi và các
công trình khác, ranh giới quy hoạch sử dụng đất.
NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
17
Ranh giới thửa đất, loại đất, thứ tự thửa, diện
tích thửa và các yếu tố nhân tạo tự nhiên
chiếm đất nhưng không tạo thành thửa.
Dáng đất và các điểm độ cao (nếu có).
Các ghi chú, thuyết minh tính pháp lý của thửa
đất (nếu có).
Khi thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa
chính phải tuân thủ theo quy định trong “Ký hiệu bản
đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,
1:10000” của Bộ Tài nguyên Môi trường.
NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Không được vẽ gộp các thửa đất. Tất cả các
thửa nhỏ khó thể hiện đều phải có bản trích đo,
hoặc vẽ cụ thể, chi tiết bên ngoài khung bản
đồ.
Không được xê dịch ranh giới sử dụng đất, chỉ
giới quy hoạch, mốc quy hoạch, địa giới hành
chính các cấp khi biên vẽ bản đồ. Nếu ranh giới
sử dụng đất trùng với ranh giới hành chính thì ưu
tiên thể hiện ranh giới sử dụng đất.
Các yếu tố nội dung khác được phép tổng hợp,
lấy, bỏ phù hợp với quy định nội dung của bản
đồ.
NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN NỘI DUNG
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
18
Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc:
Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ trực
tiếp ngoài thực địa.
Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ từ
không ảnh, ảnh vệ tinh độ phân giải cao.
Kết hợp bổ sung giữa đo vẽ trực tiếp ngoài thực
địa và điều vẽ từ không ảnh.
PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Phương pháp thành lập bản đồ địa chính cấp xã:
Được biên tập từ bản đồ địa chính gốc theo
công nghệ số.
Biên tập từ bản đồ địa chính gốc kết hợp sử
dụng các thiết bị định vị GPS cầm tay.
Phương pháp thành lập trích đo địa chính:
Chủ yếu là đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.
PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Biên soạn: GV. Phạm Thế Hùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_ban_do_dia_chinhths_pham_the_hungc5_bddc_7317.pdf