ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Hiểu đúng về thị trường và cơ chế hoạt động của thị trường. - Thấy được vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế và đời sống nhân dân. - Nắm được khái niệm cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí ngành thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
A. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Hiểu đúng về thị trường và cơ chế hoạt động của thị trường.
- Thấy được vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế và đời sống nhân dân.
- Nắm được khái niệm cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu.
- Biết phân tích sơ đồ, bảng số liệu, bản đồ về ngành thương mại.
B. Thiết bị dạy học:
- Các sơ đồ trong SGK (phóng to).
- Lược đồ: tỉ trọng hàng chế biến trong giá trị hàng hoá xuất khẩu của thế giới.
C Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Khởi động.
Yêu cầu HS nhắc lại nhóm ngành dịch vụ gồm những ngành chính nào?
Chúng ta đã học qua ngành nào? Còn lại những ngành nào? -> Vào bài.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát Sơ đồ hoạt động của
thị trường -> tự rút ra khái niệm Thị trường.
-Thử nêu một số hàng hoá được bày bán ở
một hàng tạp hoá gần nhà -> nêu khái niệm
Hàng hoá.
- Vật ngang giá là gì? Tại sao không dùng
hàng hoá để trao đổi với nhau mà phải dùng
Tiền?
- Quy luật cung cầu là gì? Nêu ví dụ thực tế
cho từng trường hợp (cung > cầu; cung <
cầu; cung = cầu).
HĐ 2: Cặp/nhóm.
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận
theo gợi ý:
- Trình bày vai trò của ngành thương mại.
- Ngành nội thương có vai trò gì? Tại sao sự
phát triển của ngành nội thương sẽ thúc đẩy
I. Khái niệm về thị trường
* Một số kháiniệm.
1. Thị trường
Là nơi gặp gỡ giữa người mua &
người bán.
2. Hàng hoá.
Vật đem ra mua, bán trên thị trường.
3. Vật ngang giá.
Làm thước đo giá trị của hàng hoá. Vật
ngang giá hiện đại là tiền.
* Hoạt động: Thị trường hoạt động
theo qui luật cung cầu.
II. Vai trò của ngành thương mại.
- Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu
dùng.
- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu
dùng.
- Ngành nội thương: Tạo ra thị trường
sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa
các vùng?
- Ngành ngoại thương có vai trò gì?
- Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu có mối
quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói
thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có
động lực mạnh mẽ để phát triển? Gợi ý: GV
nói về sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Bước 2:
Đại diện các nhóm lên trình bày. GV chuẩn
xác kiến thức.
HĐ 3: Cá nhân/cặp.
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết:
- Cho biết thế nào là cán cân xuất nhập khẩu,
xuất siêu, nhập siêu.
- Làm các câu hỏi ở mục I.1 trong SGK.
Gợi ý:
Công thức tính:
- Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu
thống nhất trong nước, thúc đẩy sự
phân công lao động theo lãnh thổ.
- Ngành ngoại thương: Gắn thị trường
trong nước với thị trường thế giới.
III. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ
cấu xuất nhập khẩu.
trừ giá trị nhập khẩu.
- Tỉ lệ xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu
chia cho giá trị nhập khẩu.
Bước 2: HS trình bày, GV giúp hs chuẩn
kiến thức.
HĐ 4: Cá nhân/cặp.
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết:
- Cho biết cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.
- Giải thích vì sao nói cơ cấu hàng xuất nhập
khẩu phản ánh khá rõ tính chất của nền kinh
tế của nước phát triển hay kém phát triển?
- Dựa vào BSL, nhận xét tổng giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu của một số vùng trên thế
giới năm 2001.
- Chỉ dựa vào cán cân xuất nhập khẩu, có thể
khẳng định tính chất của nền kinh tế? Tại
sao?
Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn
xác kiến thức.
1. Cán cân xuất nhập khẩu.
- Cán cân xuất khẩu: là hiệu số giữa
giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
- Xuất siêu: xuất khẩu > nhập khẩu.
- Nhập siêu: xuất khẩu < nhập khẩu.
2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.
- Các nước đang phát triển:
+ Xuất: Sản phẩm cây CN, lâm sản,
nguyên liệu và khoáng sản.
+ Nhập: sản phẩm của CN chế biến,
máy công cụ, lương thực, thực phẩm
- Các nước phát triển: ngược lại.
Đánh giá.
1. Tiền tệ đem trao đổi trên thị trường có thể được xem là:
A. Thước đo giá trị của hàng hoá.
B. Vật ngang giá.
C. Loại hàng hoá.
D. A và B đúng.
2. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì:
A. Sản xuất ổn định, giá cả phải chăng.
B. Sản xuất sẽ giảm sút, giá cả rẻ.
C. Sản xuất sẽ phát triển mạnh, giá cả đắt.
D. A, B, C đều đúng.
3. Sắp xếp các số ở cột A với cột B sao cho hợp lý.
A. Nhóm nước B. Các mặt hàng xuất nhập khẩu
1. Phát triển
2. Đang phát triển
a) Gạo, lúa mì, khoai tây, sắn.
b) Máy công cụ, các mặt hàng điện tử.
c) Than, sắt, dầu thô.
d) Xăng, dầu hoả.
đ) Các sản phẩm hoá dầu.
e) Thép cán, thép tấm, dây đồng.
g) Cao su, ca cao, cà phê.
h) Dừa, mít, chuối.
Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy...........................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..
-------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Địa lí ngành thương mại.pdf