Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày sự khác nhau giữa hai bộ phận Bắc và Nam Ấn Độ, có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt của người dân và cơ cấu kinh tế vùng?
2. Gió mùa mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân như thế nào?
3. Ấn Độ là quốc gia nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, trong các yếu tố trên, yếu tố nào gây tác động tiêu cực nhất đến tình hình kinh tế xã hội của Ấn Độ?
4. Tại sao nói cuộc “Cách mạng Xanh” đóng vai trò quyết định trong việc tăng sản lượng lương thực ở Ấn Độ
5. Ý nghĩa và kết quả của “Cuộc cách mạng Trắng” ở Ấn Độ
6. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, Ấn Độ có những điều kiện thuận lợi gì so với các nước đang phát triển khác ở Châu Á?
112 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lí các khu vực và các nước Châu Âu – Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế quốc dân?
Sự khác biệt giữa hai miền Đông, Tây Trung Quốc thể hiện ở các mặt địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng như thế nào?
Trung Quốc đã thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế xã hội như thế nào từ năm 1978 đến nay?
Nhật Bản
Diện tích: 377.815 km2
Dân số: 127. 520 triệu người (2012)
Thủ đô: Tôkyô
Thu nhập bình quân đầu người: 39.731USD
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là quốc đảo nằm ở phía Đông Châu Á, phân cách với lục địa qua biển Nhật Bản. Lãnh thổ Nhật Bản gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Sicôcư, Kiuxiu và nhiều đảo nhỏ khác. Lãnh thổ Nhật Bản kéo dài hướng Bắc Nam hơn 3800km. Bờ biển chia cắt mạnh, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng. Biển là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Dọc theo ven bờ phía Đông và Tây có các dòng hải lưu nóng và lạnh đi qua, ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu là 2 dòng hải lưu nóng, lạnh Kưrôsivô và Ôiasivô đi sát bờ biển.
Địa hình Nhật Bản chủ yếu là núi có độ cao trung bình, Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất 3776m. Mỗi đảo có một dãy núi làm trục, đồng bằng nhỏ hẹp phân bố dọc theo ven biển, lớn nhất là đồng bằng Cantô. Diện tích đất canh tác của Nhật Bản không nhiều. Do thiếu đất nên Nhật Bản phải canh tác trên nhiều vùng đất có độ dốc 150.
Nhật Bản nằm trên nền địa chất chưa ổn định, thường xuyên có động đất và hoạt động núi lửa, ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống nhưng lại có nhiều suối nước nóng để nghỉ ngơi thư giãn.
Khí hậu ôn đới và cận nhiệt, mang tính chất gió mùa và thay đổi từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa trung bình từ 1000 – 3000mm. Nhiệt độ trung bình tháng giêng -10C ở miền Bắc, 180C ở miền Nam. Còn mùa hè 170C – 270C ở cả miền Bắc và miền Nam. Bão thường xuất hiện vào cuối hè, đầu thu gây thiệt hại lớn.
Rừng có nhiều loại từ lá kim đến rừng cận nhiệt ẩm. Sông ngắn, dốc, nước chảy xiết có giá trị thủy điện và tưới tiêu. Trên núi có nhiều hồ đẹp, nhiều thác nước thơ mộng.
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, có một số mỏ than nhưng chất lượng không cao, trữ lượng khoảng 21 tỉ tấn, tập trung trên các đảo Hôcaiđô, bắc Kiuxiu và Hônsu. Chỉ có đồng là có trữ lượng tương đối khá, các mỏ đồng phân bố trên các đảo Hônsu, Sicôcư. Ngoài ra còn có mangan và một số mỏ phi kim loại như lưu huỳnh, các loại đá dùng cho ngành xây dựng. Nhật Bản là nước kinh tế phát triển nên với những tài nguyên trên không đủ đáp ứng cho nền sản xuất.
Dân cư và xã hội
Nhật Bản là một trong những nước đông dân ở Châu Á và thế giới, mật độ dân số khá cao nhưng phân bố không đều, 90% dân số tập trung ở thành phố và các dải đồng bằng ven biển (chủ yếu ở Thái Bình Dương và các đảo Hônsu, Sicôcư). Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.
Tuổi thọ trung bình của người Nhật ngày càng cao, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006[[] “The World Factbook: Rank order—Life expectancy at birth”, CIA
], nam 77 tuổi, nữ 84 tuổi, gia tăng tự nhiên thấp nên tỉ lệ người già ngày càng cao. Dự tính đến 2010, tỉ lệ người cao tuổi sẽ là 25,2% và Nhật Bản trở thành nước có kết cấu dân số già. Nhật có nguồn lao động dồi dào, cần cù, siêng năng và sáng tạo, số giờ làm việc trong tuần cao. Hiện nay số giờ làm việc trung bình của người Nhật là 42 giờ/tuần.
Chiều sâu Châu Âu, tầm cỡ Mĩ và sự cần mẫn Nhật Bản – đó là những nét đặc trưng cho giáo dục Nhật Bản. 1/3 số học sinh trung học vào học đại học, vượt xa chỉ số của các nước Châu Âu, hơn 4 lần so với Anh quốc. Hệ thống tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. [[] Lucien Ellington, “Beyond the Rhetoric: Essential Questions About Japanese Education, 2003
]Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh mười sáu tuổi. Ngân sách dành riêng cho công tác giáo dục năm 2005 là 5, 733.3 tỉ yên (59 tỉ đô-la), chiếm 7% ngân sách quốc gia (82.182,9 tỉ yên) và chiếm 11.8% ngân sách cho các mục đích công.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005: 4,4%. Thất nghiệp là thảm hoạ đối với một số người ở Nhật Bản. Trong một xã hội coi trọng tính hữu ích và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, một số người đã không thể bày tỏ với gia đình về số phận bi đát của họ. Để giữ được sự tôn trọng của mọi người, họ tiếp tục rời nhà vào mỗi sáng và trở về khi trời tối mịt, cho đến khi tiền tiết kiệm của họ hết nhẵn và họ buộc phải giãi bày tình cảnh của mình với những người thân. Những người khác lại gia nhập vào đội ngũ “những kẻ sa cơ lỡ vận” ở những khu như Airin ở khu thương mại của Osaka, tại đó họ sống dựa vào sự bố thí của các tổ chức từ thiện. Một số người ngủ trên đường phố hoặc trong công viên ở các thành phố lớn như Tokyo chẳng hạn. Công viên Hibaya ở Tokyo là một ví dụ. Những nơi trú ngụ khác là các cây cầu ở Kyoto, các bến tàu và các ga điện ngầm ở các thành phố lớn. Một vài kẻ kém may mắn đó chỉ có một vài dụng cụ thiết yếu, song một số người vô gia cư lại được sống trong ngôi nhà tạm dựng bằng vải bạt với khá nhiều dụng cụ gia dụng – một số trong số đó còn có cả điện. Thế nhưng còn có những số phận bi đát hơn nhiều. Nghiện ngập, hoặc thậm chí là tự tử là những hậu quả khi người ta mất đi kế sinh nhai, tài sản và sự tôn trọng của mọi người.
Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo. Đạo Shintô, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Nam Á. Đạo Shinto có các vị thần được gọi là "kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân. Vào thế kỉ VI, Phật giáo du nhập vào Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản. Thiên Chúa giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhật tin theo. Ngày nay ở Nhật không có một tôn giáo nào nổi trội và, trên thực tế, có nhiều người Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau. Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Thần đạo và Phật giáo Đại Thừa
Đặc điểm nền kinh tế
Sự phát triển kinh tế
Cách mạng của vua Minh Trị
Những năm trước cuộc cách mạng của vua Minh Trị (1867 – 1868), Nhật Bản cũng như các nước khác ở Châu Á, là một nước phong kiến, nhà nước thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, nền kinh tế lạc hậu, công nghiệp không phát triển, chỉ có thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong khi Tây Âu và Hoa Kì đã trải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Sau cuộc cách mạng Minh Trị đến chiến tranh thế giới II thời kì trị vì của vua Minh Trị là thời kì nổi bật nhất trong lịch sử phát triển của Nhật. Sau khi thành lập chính phủ, Thiên hoàng Minh Trị ra “Tuyên ngôn 5 điểm” hứa xây dựng đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ đặc quyền của giai cấp võ sĩ, các giai cấp đều bình đẳng, khuyến khích công thương nghiệp, thực hiện chế độ “tam quyền phân lập”, mọi người được quyền tự do Các năm tiếp theo, Thiên hoàng Minh Trị lần lượt thực hiện một số cải cách về chính trị như ban hành chính sách bỏ phiên quốc. Đất đai trong toàn quốc phân thành 72 huyện và 3 phủ thuộc trung ương, các quí tộc chỉ được hưởng một phần bổng lộc nhất định, tất cả các tầng lớp khác đều bình dân. Từ 1869 – 1870, chính phủ thực hiện nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển như xóa bỏ hàng rào thuế quan, thủ tiêu độc quyền một số tập đoàn thương nhân, thống nhất tiền tệ: phát hành đồng Yên thay thế cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa. Chính phủ cho tư nhân vay vốn sản xuất, thậm chí còn xây xí nghiệp bán rẻ cho tư nhân, thành lập các thương hội theo ngành nghề và địa phương để có điều kiện hướng dẫn kỹ thuật và giới thiệu chuyên gia cho các xí nghiệp Về nông nghiệp, năm 1872, chính phủ phát giấy chứng nhận ruộng đất cho những người đang chiếm hữu, cho tự do mua bán ruộng đất, sau đó ra qui định về giá thuế nông nghiệp bằng 3% giá đất, nộp bằng tiền. Chủ đất có quyền tự do trồng các loại cây có lãi suất.
Chính sách ruộng đất mới khuyến khích các chủ đất có thể mở rộng kinh doanh với giá thuế giảm nhẹ. Giáo dục được xem là quốc sách, thống nhất chương trình giáo dục trong cả nước, thực hiện cưỡng bức và phổ cập giáo dục cho tiểu học.
Trong thời kì này đã có nhiều biện pháp tiến hành công nghiệp hóa và phát triển kinh tế như mở cửa các trường trung học đại học, trường dạy nghề, thuê công nhân, kĩ sư phương Tây, gửi người đi du học nước ngoài, xây dựng xí nghiệp kiểu mẫu, xây dựng hiến pháp, v.v. nên chỉ trong vài thập kỉ, Nhật Bản đã xây dựng một quốc gia hiện đại mà phương Tây phải mất hàng thế kỉ để xây dựng.
Phong trào Duy Tân đã thay đổi rõ rệt bộ mặt đất nước, công nghiệp phát triển, nhiều ngành tăng đáng kể: sản xuất than năm 1886 1,3 triệu tấn tăng lên 21 triệu tấn (1913), sản xuất thép từ chưa có đến năm 1913 được 2,5 triệu tấn. Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp nặng của Nhật Bản đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% vào sản lượng công nghiệp của đất nước.
Kinh tế phát triển do Nhật Bản theo con đường của các nước Phương Tây và tiến hành xâm chiếm thuộc địa (Triều Tiên, Trung Quốc, gây chiến tranh với Nga, tham gia vào chiến tranh thế giới thứ I) Năm 1940 sản xuất than 57 triệu tấn, thép 7 triệu tấn, điện 35 tỉ kwh. Nhật lao sâu vào con đường quân phiệt hóa nền kinh tế, chuẩn bị tham gia chiến tranh thế giới II.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Nhật bại trận, đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện, đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị phá sản nghiêm trọng: nhà máy đóng cửa không có nguyên liệu, công nhân thất nghiệp, nạn đói đe dọa, xã hội rối loạn.
Thời kì tái thiết và phát triển đất nước (1945 – 1970)
Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.
Sau chiến tranh, Nhật phải thủ tiêu các xí nghiệp sản xuất vũ khí, hiến pháp mới ban hành buộc Nhật không được gây chiến tranh hay phát triển quân sự. Chính phủ đã thông qua các kế hoạch khôi phục nền kinh tế, cả nước Nhật lao vào công cuộc tái thiết đất nước. Để tạo ra sự thần kì trong thời kì này, Nhật Bản đã có những chiến lược phát triển phù hợp, năng động và tận dụng những yếu tố khéo léo, linh hoạt:
Nhật Bản đưa ra chế định 3 luật:
+ Luật cải cách ruộng đất, chuyển quyền sở hữu ruộng cho người nông dân, đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác mới, giúp tăng năng suất lao động.
+ Giải tán các tài phiệt (Zaibatsu) nhằm tránh sự độc quyền về kinh tế, các Zaibatsu chính là nguồn gốc tạo nên 1 nước Nhật hung hẵn tham gia vào chiến tranh thế giới thứ II. Bốn tập đoàn lớn Mitsui, Mitsubishi, Sunimoto, Yasuda đã được giải tán và 2500 người trong hội đồng quản trị có 1600 xí nghiệp quan hệ với giới tài phiệt bị buộc phải rời khỏi vị trí của mình. Nhà nước bán thị trường cổ phần, thành lập các công ty nhỏ và giao cho những người trẻ tuổi. Nhờ đó Nhật đã thủ tiêu được tình trạng tập trung cao độ của nền kinh tế.
+ Ban hành luật lao động: tháng 3/1946 đưa ra 1 số quy định như công nhân có quyền đoàn kết, thương lượng tập thể, bãi công. Sau chiến tranh thế giới thứ II nhiều chiến binh Nhật trở về, nguồn lao động quá thừa, đồng lương rẻ mạt. bên cạnh đó nguồn lao động đó có trình độ cao, làm cho năng suất lao động được tăng lên. Luật lao động góp phần kết nối người lao động và chủ doanh nghiệp, công nhân tích cực đề xuất sáng kiến, trong xí nghiệp có tính nhất trí cao.
Đổi mới kỹ thuật: phần lớn khoa học kỹ thuật Nhật Bản có được có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, Nhật nhập những phương thức sản xuất hiện đại và máy móc thiết bị mà phương Tây phải tốn kém để phát minh ra: lò quay, phương pháp phân giải dầu mỏ, đóng tàu theo khối lớn, sản xuất xe hơi hàng loạt, phương thức sản xuất thép liên hoàn. Tính đến năm 1968 Nhật đã mua 6 tỷ USD cho các bằng phát minh, nếu tự nghiên cứu phải tốn kém 120 – 130 tỷ USD, tiết kiệm được khoản tiền lớn hơn 1/3 tổng số tích lũy cơ bản.
Tiết kiệm ngân sách và huy động vốn từ các ngân hàng. Người dân Nhật nổi tiếng cần cù lại có lối sống tiết kiệm. tỉ lệ tiết kiệm của các hộ lao động năm 1952 lả 4,4%, đến năm 1960 lên đến 15%, 1970 là 20% và đến năm 1974 là 24%, cao hơn hẳn so với các nước châu Âu Anh, Đức, Hoa Kỳ. người Nhật tiết kiệm nhiều có thể do đạo Nho đề cao lối sống giản dị nên nhu cầu tiêu dùng không tăng. Có ý kiến cho rằng do họ biết tích lũy cho việc học hành của con cái. Ở khía cạnh khác, là do tiền thưởng cao. Dù với bất kỳ lý do nào thì tiết kiệm trong nhân dân cũng huy động một lượng vốn lớn hỗ trợ cho nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế hợp lý: cơ cấu 2 tầng là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản. Nét phát triển độc đáo của Nhật Bản là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, sự tồn tại phổ biến và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt trình độ hiện đại hóa cao, thể hiện rõ ở sự tăng trưởng sau chiến tranh, phát triển mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Kinh doanh nhỏ phát triển trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cứ 73 người dân thì có 1 của hàng bán lẻ, trong đó 91% dưới 4 nhân viên. Và ngay trong các ngành công nghiệp độc quyền khống chế như sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy, loại xí nghiệp rất nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Chúng chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp chế biến, 16% công nhân trong ngành nhưng chỉ cung cấp 6% sản phẩm. Nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa từ 1 đến 100 công nhân thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và 1 lượng ngoại tệ lớn tài trợ nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cho các xí nghiệp lớn hơn. Trong nông nghiệp sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến, 1967 số nông hộ dưới 2ha chiếm 94,5%, trong đó dưới 1ha chiếm 69%, dưới 0,5ha chiếm 37%.
Ở Nhật Bản, sự tồn tại của khu vực sản xuất nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản độc quyền bóc lột lao động ở xí nghiệp lớn. Trước hết, mức thu nhập và điều kiện làm việc quá thấp ở khu vực sản xuất nhỏ nơi thu hút bộ phận khá đông công nhân trở thành áp lực nặng nề đối với người lao động nói chung, đối với công nhân xí nghiệp lớn nói riêng, ghim mức sống chung của toàn xã hội buộc người lao động Nhật Bản phải “tự giác” học tập và trau dồi năng lực làm việc (chỉ có như vậy họ mới có cơ hội vào làm ở xí nghiệp lớn) là điều kiện có lợi cho tư bản độc quyền chọn lọc trói buộc công nhân vào khuôn pháp của xí nghiệp. Mặt khác, sự tồn tại khu vực kinh doanh nhỏ còn là điều kiện quan trọng giúp tư bản độc quyền Nhật Bản chỉ thuê công nhân lúc sung sức nhất, sau đó thải ra với khoản trợ cấp về hưu ít ỏi hoặc không có trợ cấp. Cuối cùng tư bản độc quyền lợi dụng khu vực kinh doanh nhỏ như “cái đệm” linh hoạt trong việc điều chỉnh kinh tế có lợi cho chúng. Trong điều kiện thống trị của độc quyền, khu vực kinh doanh nhỏ không thoát khỏi khống chế của tư bản. Khi kinh doanh phát triển, khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng bằng đặt hàng sản xuất gia công, gián tiếp bóc lột lao động rẻ của xí nghiệp nhỏ mà không phải bỏ vốn cố định; đồng thời còn là nguồn bổ sung nhân công có trình độ nhất định cho công nghiệp lớn. Đứng trên góc độ này thì lịch sử “thần kỳ về kinh tế Nhật Bản” là lịch sử bóc lột người lao động trong những xí nghiệp nhỏ và vừa bằng mọi thủ đoạn nghiệt ngã như thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, là lịch sử biến các xí nghiệp nhỏ và vừa thành vật nhỏ hy sinh. Tiền lương của công nhân Nhật thấp nhất trong các nước tư bản công nghiệp phát triển, bằng 1/7 của Hoa Kì, 1/3 của Anh và ½ của CHLB Đức trong khi đó thuế khóa lại nặng nề nhất, mỗi gia đình bình quân hàng năm phải nộp 13,5 % thu nhập vào các khoản thuế ( Hoa Kì, Pháp khoảng 4%). Ngoài ra những chỉ tiêu của Nhật Bản về mục tiêu xã hội và bảo hiểm lao động cũng kém nhất.
Chính sách mở cửa và phát triển khoa học kỹ thuật: Sự tiếp nhận các tri thức, thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây được phân tích chọn lọc kĩ lưỡng. Các tri thức đem lại kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể, những tri thức được vận dụng sáng tạo trong điều kiện kinh tế xã hội. Việc nhập khẩu kĩ thuật nước ngoài để đổi mới kĩ thuật trong nước diễn ra hết sức mạnh mẽ trong suốt 40 năm sau chiến tranh. Đó là nguyên nhân quyết định giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chưa từng thấy.
Con người Nhật Bản: Tinh thần cộng đồng, lòng kính trọng những bậc cao niên gần như một biểu tượng tôn giáo. Tâm lý cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ và thể hiện như triết lý trong lao động và sinh hoạt để tạo ra sự hợp tác và nhất trí trong tập thể, người lao động sẵn sàng gạt sang một bên cái tôi để cho cái chúng ta tồn tại và phát triển, tinh thần cộng đồng thể hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa những người quản lý và các nhân viên của công ty, mọi người cùng tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa. Tinh thần cộng đồng đã tạo ra một hệ thống trật tự thứ và đang là tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản. Lòng trung thành, coi trọng lễ nghĩa và khuyến khích tiết kiệm là những phẩm hạnh cần phải có ở những người thuộc tầng lớp dưới, những người lao động. Lòng trung thành điều phối hành vi của con người trong các quan hệ thứ bậc rõ ràng theo địa vị trong xã hội và các quan hệ máu thịt trong gia tộc cũng như tuổi tác. Mọi người trung thành với mục tiêu phát triển kinh tế, dốc lòng dốc sức học tập nghiên cứu lao động học tập để đạt được kết quả.
Năm 1966, vượt Pháp, 1967 vượt Anh, 1968 vượt CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai sau Hoa Kì. Chỉ trong vòng hơn 20 năm (1950 – 1971) tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng lên hơn 11 lần. Tốc độ tăng trung bình công nghiệp của Nhật là 13,5%, năm 1950 giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật là 4,1 tỉ USD (bằng 1/28 của Hoa Kì), thì đến năm 1969 đã vượt lên tới 56,4 tỉ USD, vượt tất cả các nước Tây Âu chỉ thua Hoa Kì với tỉ lệ ¼. Đầu những năm 70, Nhật Bản đứng đầu thế giới tư bản chủ nghĩa về sản lượng tàu biển trên 50%, xe máy, máy khâu, máy ảnh, vô tuyến truyền hình, đứng thứ 2 về thép.
Về nông nghiệp, những năm 1967, 1969, nhà nước chỉ nhập thêm 17% là đủ thỏa mãn nhu cầu, tự lực 2/3 nhu cầu thịt sữa, riêng đánh cá rất phát triển chỉ đứng sau Pêru.
Về ngoại thương, chỉ trong 21 năm (1950 -1971) tổng ngạch ngoại thương tăng 25 lần, từ 1,7 tỉ USD tăng 43,6 USD, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.
Hoàn thành đường hầm ngầm dưới biển dài 53,8km nối liền đảo Hônsu và Hôccaiđô, xây dựng chiếc cầu đường bộ dài 9,4 km nối liền đảo Xicôcư với Hônsu, xây dựng các trung tâm công nghiệp, các thành phố mới trên mặt biển, đóng những tàu chở dầu 1 triệu tấn.
Chi phí quốc phòng ít: Chi phí cho ngân sách phòng thủ không đáng kể, năm 1950 là 3,3%, đến 1960 chỉ chi 1% tổng thu nhập quốc dân, và kéo dài đến 1988 giữ mức 1%. Nhật Bản dốc toàn lực cho phát triển tái kiến thiết nền kinh tế.
Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản đẩy mạnh việc liên minh với các thế lực quân phiệt quốc tên “liên minh Mỹ Nhật”. Nhật Bản chính thức biến thành căn cứ chiến lược của Hoa Kì, trên đất nước Nhật có 179 căn cứ quân sự Hoa Kì, Nhật bị đặt dưới “ô bảo vệ hạt nhân” của Hoa Kì. Bước đi đầu tiên trong chính sách ngoại giao kinh tế là Nhật Bản “bồi thường chiến tranh” bằng hàng hóa thiết bị cho Philipin, Miến Điện 1954, Inđônêxia 1958, chính quyền Sài Gòn 1959 để xâm nhập kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu của Nhật Bản. - Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc.
- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết.
- Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.
- Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học thuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.
* Sau thời kì “Chiến tranh lạnh”
- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4/1996, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, Nhật vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.
- Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN phát triển với tốc độ mạnh mẽ.
Rối loạn của thế giới: Từ 1951 trở đi sau khi Hoa Kì phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên thì công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ nhờ những lợi nhuận khổng lồ do thực hiện những đơn đặt hàng của Hoa Kì, như chuyên chở quân đội, cung cấp tranh bị quân sự cho mặt trận Triều TiênBước sang những năm 60, khi Hoa Kì xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội để phát triển nhanh chóng, đuổi kịp và vượt qua các nước Tây Âu, vươn đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kì. Đây là ngọn gió thần kì thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thực ra sự phát triển nhanh chóng của Thần kì Nhật Bản chứa đựng những mặt trái của nó mà từ đầu những năm 70 trở đi đã ngày càng bộc lộ rõ ràng. Nhật đã giải quyết được vấn đề vốn, biết chen lách để giải quyết vấn đề thị trường,...
Trước tiên Nhật quan tâm đến đầu tư phát triển các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn cho từng thời kỳ, mang lại hiệu quả và phù hợp với từng giai đoạn. Cứ 10 năm một lần lại có 1 danh mục các ngành công nghiệp mũi nhọn, như thập niên 50 của thế kỉ XX tập trung cho điện lực, thập niên 60 tập trung ngành luyện kim, thập niên 70 tập trung cho giao thông vận tải.
Bên cạnh đó, Nhật còn xây dựng cơ cấu kinh tế hai tầng: vừa phát triển xí nghiệp lớn, đồng thời vẫn duy trì các xí nghiệp vừa và nhỏ nhưng đều có công nghệ và thiết bị hiện đại. Mục đích để có thể thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường và nhanh chóng đổi mới công nghệ.
Trong khi rất nhiều quốc gia như Mỹ và Liên Xô dốc sức vào chạy đua vũ trang thì Nhật Bản, với bản hiến pháp hoà bình, tập trung vào phát triển kinh tế. Nhật Bản sử dụng nguồn vốn viện trợ của Hoa Kì và đầu tư có hiệu quả. Đến 1952, nền kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh. Giai đoạn từ 1955 – 1973, kinh tế phát triển với tốc độ cao GDP trung bình trong suốt giai đoạn 1950 – 1965 đạt trên 10%. Đến năm 1973, tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân đã tăng gấp 20 lần so với năm 1950.
a/ Nông nghiệp
Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Nông nghiệp: 2,1%. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.
Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn
b/ Công nghiệp
Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030 . Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế.
Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào những năm 1990, trung bình 1.7% chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 và chính thức suy thoái vào năm 2008 với mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009.
c/ Dịch vụ, du lịch
Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ USD. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên 2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Tôyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fụji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản. Người Nhật đã đầu tư rất nhiều tiền của để cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải. Hệt thống vận tải nổi tiếng nhất của Nhật Bản là mạng lưới tàu cao tốc, được gọi là shinkansen. Tàu shinkansen vẫn là một trong những đoàn tàu nhanh nhất thế giới và mới đây mới bị tàu TGV của Pháp vượt qua.
Tuy nhiên, những loại tàu cao tốc khác không phải là shinkansen vẫn được đầu tư đáng kể, chẳng hạn như tàu siêu tốc Sonic chạy trên tuyến đường ngoằn nghoèo ở đông Kyushu, nối Hakata và Oita. Hệ thống vận tải đô thị cũng được cải thiện. Mỗi thành phố lại có các hệ thống vận tải khác nhau – xe điện ở Okayama và Hiroshima, tàu điện ngầm ở Kyoto và xe lửa chạy trên một đường ray ở Kita-Kyushu.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kì 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Úc 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Inđônêsia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm(đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Người Nhật là một trong những dân tộc ưa thích du lịch nhất trên thế giới và dành một phần đáng kể trong thu nhập khả dụng của họ cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài. Thế nhưng ngành du lịch trong nước của Nhật Bản lại không mấy thu hút khách nước ngoài. Năm 2003, có đến 13,30 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài trong khi chỉ có 5,21 triệu du khách đến Nhật Bản. Năm 2002, nước này xếp thứ 32 trên thế giới về du lịch nội địa, thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á như Singapore và Malaysia. Hiện nay, hầu hết khách du lịch tới Nhật Bản là người Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc và Anh.
Câu hỏi ôn tập
Hãy làm rõ đặc điểm dân cư Nhật Bản qua câu nói: “ Chiều sâu Châu Âu, tầm cỡ Mĩ, sự cần mẫn Nhật Bản”.
Chứng minh biển là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản.
Tại sao nói Nhật Bản là đất nước đa tôn giáo nhưng có sự hòa hợp và thống nhất.
Cơ cấu dân số già hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?
Giải thích câu nói “ Thiên nhiên không ưu đãi quốc gia mặt trời mọc”?
Phân tích những nguyên nhân làm nên sự thần kì Nhật Bản?
Làm rõ khái niệm “nền kinh tế bong bóng”?
Những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong các lãnh vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (thương mại, tài chính, đầu tư)
Cộng hòa Ấn Độ
Diện tích: 3,28 triệu km2
Dân số: 1.210 tỉ người (2011)
Thủ đô: Niu Đêli
GDP: 1.826.811 triệu USD (2011)
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn. Lãnh thổ gồm toàn bộ bán đảo Inđôxtan, phần lớn hệ thống núi Himalaya, đồng bằng sông Hằng Brâmpút và một phần đồng bằng sông Ấn. Nhìn trên bản đồ, Ấn Độ có dạng gần giống tứ giác khổng lồ, chiều dài từ bắc xuống Nam hơn 3200 km, có bề rộng tối đa từ Đông sang Tây hơn 2900km.
Địa hình có thể chia làm ba bộ phận:
+ Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya hùng vĩ, với nhiều đỉnh núi cao tuyết phủ quanh năm, chiếm diện tích không lớn nhưng có tác động đến khí hậu Ấn Độ: ngăn cản gió mùa Đông Bắc lạnh từ phía Bắc tràn tới làm lục địa này bớt lạnh, đón gió mùa Tây Nam làm cho có mưa nhiều. Dãy núi này cung cấp cho người dân Ấn nhiều lâm sản quý: gỗ tếch, táu, trầm, chè Atxam ngon nổi tiếng. Đây còn là nơi nghỉ mát, du lịch hấp dẫn với những thành phố xinh đẹp và loại hình du lịch leo núi.
+ Bán đảo Inđôxtan là một trong những mảng quan trọng của lục địa Gônvana có dạng hình tam giác khổng lồ, vùng trung tâm là cao nguyên Đêcan có độ cao 300 – 1000m, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi Gat Đông và Gat Tây, cao không quá 1700m. Các đồng bằng ven bờ phía Đông và phía Tây tuy không rộng nhưng thuận lợi cho trồng cây nhiệt đới và có dân cư đông đúc. Khí hậu vùng cao nguyên khô hạn, lượng mưa ít từ 500 – 900mm, nóng nên luôn thiếu nước cho cây trồng. Tuy nhiên trên cao nguyên có vùng đất đen khá rộng, tầng đất dày thuận lợi cho trồng bông. Trong lòng đất có kho khoáng sản phong phú.
+ Đồng bằng Ấn Hằng nằm giữa cao nguyên Đềcan và vùng núi Himalaya, là đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất Nam Á, nơi xuất hiện nền văn minh cổ đại Ấn Độ. Phần phía Đông trồng lúa đay, cói nhưng càng về phía Tây khí hậu trở nên khô hạn, lượng mưa giảm dần nên phải có hệ thống tưới tiêu.
Khí hậu Ấn Độ rất đa dạng: Phần phía Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, còn phần phía Nam là khí hậu cận xích đạo. Đại bộ phận lãnh thổ có lượng nhiệt cao, nhiều nơi thiếu nước do mưa phân bố không đều. Lượng mưa phụ thuộc vào gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10 thổi từ Ấn Độ Dương vào, đây là nhân tố quan trọng đối với nông nghiệp và đời sống người dân Ấn Độ. Vùng Đông Bắc là nơi đón gió mùa Tây Nam nên có mưa lớn, trung bình 2500mm/năm, có nơi 6000 -7000mm/năm, nơi mưa ít nhất ở Tây Bắc Ấn Độ có lượng mưa không quá 100mm/năm. Nhiệt độ quanh năm cao. Khí hậu Ấn Độ nhìn chung thuận lợi cho nền nông nghiệp nhiệt đới nhưng cũng có một khó khăn như mùa khô kéo dài, gió Tây Nam đến muộn và vấn đề thoát nước ở vùng mưa nhiều.
Sông ngòi: Ấn Độ có nhiều sông ngòi, sông miền Bắc bắt nguồn từ dãy Himalaya, sông miền Nam bắt nguồn từ cao nguyên Đêcan đổ ra vịnh Bengan hoặc biển Arabi.
Sông Hằng là dòng sông quan trọng nhất, đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế và cuộc sống người dân Ấn Độ, dài 2500km, có nhiều phụ lưu ở vùng đồng bằng. Ở hạ lưu chia ra nhiều nhánh tạo châu thổ rộng lớn.
Sông lớn thứ hai là Bramaput dài 2900 km, chảy trong lãnh thổ Ấn Độ chiếm dài 750km.
Ấn Độ có nhiều hồ nổi tiếng như hồ Chinka với diện tích 1165km2 có nhiều cá, hồ Nâynital ở độ cao gần 2000 m có diện tích 500ha, có phong cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch
Trên cao nguyên Đêcan các sông đều ngắn, lưu lượng kém, chế độ nước không đều, nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có giá trị về thủy điện khoảng 40 triệu kW.
Ấn Độ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, phần lớn tập trung trên cao nguyên Đêcan và vùng Đông Bắc, gồm có kim loại đen như sắt với trữ lượng trên 20 tỉ tấn, mangan có trữ lượng đứng đầu thế giới. Kim loại màu có đồng bôxit. Phi kim loại có graphit, mica và các loại vật liệu xây dựng. Ấn Độ còn có nổi tiếng về kim cương và các loại đá quý, kim loại phóng xạ như uran, thôri, kim loại quý: vàng, bạc. Về khoáng sản năng lượng, Ấn Độ có than đá với trữ lượng 125 tỉ tấn, vùng Tây Bắc có dầu mỏ, mỏ dầu ngoài khơi biển Mumbai (Bombay).
Ấn Độ còn bảo tồn được nhiều khu rừng nhiệt đới. Phần lớn cư dân theo các tôn giáo, thực hiện giới luật không sát sinh nên các loài động vật được bảo vệ, có sự đa dạng sinh học cao và hiện còn bảo tồn được nhiều loại thú quí hiếm [[] Bùi Thị Hải Yến, Giáo trình địa lý kinh tế xã hội thế giới, NXB GD, 2007
]
Điều kiện dân cư xã hội
Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh lâu đời với nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, đẳng cấp khác nhau.
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai thế giới sau Trung Quốc 1.103,6 triệu người (2005) và tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,5% (2002). Mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp giảm tỉ lệ gia tăng, song hiệu quả không cao và thực hiện rất khó khăn do bị ràng buộc bởi tập tục, tôn giáo. Dân cư tập trung đông ở vùng Đông Bắc và duyên hải phía Tây với mật độ 50 người/km2, các vùng thưa dân là Tây Bắc, cao nguyên Đêcan và vùng núi cao 4 -5 người/km2.
Ấn Độ là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 63,5% dân số. Đây là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tuy nhiên dân số tăng nhanh tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế xã hội, môi trường. Nền kinh tế còn nhiều hạn chế, dân số tăng nhanh nên tỉ lệ thất nghiệp cao 2004 là 9,2%. Mức sống của người dân còn thấp, tỷ lệ dân dùng nước sạch chỉ đạt 50%. Tỷ lệ trẻ em tử vong ở Ấn Độ cao gần nhất thế giới (114%), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trên 50%, Ấn Độ cũng là quốc gia có số người nhiễm HIV/AIDS lớn nhất thế giới năm 2001 chiếm 3,97 triệu người. Tuổi thọ trung bình thấp chỉ đạt 64 tuổi (2004).
Tỉ lệ dân thành thị thấp, đại bộ phận dân Ấn Độ sống ở nông thôn 67% (2003), dân thành thị khoảng hơn 300 triệu người, 13 thành phố trên 1 triệu dân, đông nhất là Munbai (Bombay): 18,1 triệu dân, Côncata (Cancuta) 13 triệu, Niu Đêli 11,7 triệu, Chennai (Mađơrat) 6,5 triệu, Bangalo 5,6 triệu.
Dân cư Ấn Độ có sự phân hóa giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, , tỷ lệ dân số biết chữ vào loại thấp nhất thế giới 52%. Những năm gần đây, đầu tư cho giáo dục đã tăng lên từ 4% GDP năm 2003 lên 6% GDP năm 2004, giáo dục bắt buộc ở 23 bang tới 14 tuổi.
Ấn Độ là nước đa sắc tộc với 200 bộ lạc nhưng người Ấn Độ chiếm 80% dân số, 15 ngôn ngữ chủ yếu và 844 thổ ngữ khác nhau, trong đó có 19 ngôn ngữ được hiến pháp thừa nhận. Tiếng Hinđi là ngôn ngữ chính được hơn 40% dân số sử dụng, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.
Ấn Độ là quốc gia đa tôn giáo với 6 tôn giáo chính là Ấn Giáo (Hinđu), Hồi Giáo, Đạo Sikh, Phật Giáo, Parsi, Cơ Đốc Giáo. Ở Ấn Độ, 80% dân cư theo Ấn giáo, 13% theo Đạo Hồi (vùng Tây Bắc), 2% theo đạo Xích, 1% theo đạo Phật. Xã hội Ấn Độ được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau, được quy định nghiêm ngặt. Đến nay sự phân biệt đẳng cấp đã hạn chế nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi.
Ở Ấn Độ, việc giải quyết vấn đề đoàn kết dân tộc và các vấn đề xã hội khác nhằm tránh xung đột luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà nước.
Ấn Độ có nền văn hóa phát triển lâu đời với nhiều di sản văn hóa vô giá, là nơi thu hút khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Phát minh ra 9 số tự nhiên, phép tính dư số, hệ thống chữa Phạn, có nền y học phát triển lâu đời. Hiện nay Ấn Độ có 27 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận: mộ của Huragun – Dechi, những hang động đồ sộ nghìn năm, Khajunrađa, khu đền Nahabodhi ở Bohhgaia Buhuranesvan – thành phố Thánh của Ấn Độ giáo. Những nhà thờ và tu viện ở Goa, nhóm tượng đài và công trình tưởng niệm Khajurraho, thành phố của nền văn minh Ấn Độ cách đây 5.000 năm Fêthpuskri, nhóm tượng đài và công trình kỉ niệm ở Pattadakal, Tamil Nadu (đường đi của thần linh), đền thờ Baihadisvara Thanjavur, Raiasthan (mảnh đất của những ông hoàng), Japur (sự cuồng nhiệt), Jadpur (chốn hoang đường), những công trình phật giáo ở Sanchi – Thành phố thánh ở Ấn Độ, lăng mộ Tajhmahal
Ấn Độ có đội ngũ cán bộ khoa học đông, có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ kĩ sư Ấn Độ có khả năng thích nghi với những biến đổi của khoa học kĩ thuật thế giới, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.
Đặc điểm nền kinh tế
Sau ngày độc lập, nền kinh tế của nước thuộc địa Anh kém phát triển: nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp không phát triển ngoài một số ngành công nghiệp nhẹ, đại bộ phận dân cư nghèo khổ, nạn đói, suy dinh dưỡng phổ biến khắp đất nước. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, bệnh tật và các tệ nạn xã hội là những vấn đề lớn của Ấn Độ.
Chính phủ đã phải đề ra các biện pháp để phát triển nền kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề xã hội. Ấn Độ đã thực hiện cải tổ một cách sâu sắc nền kinh tế từ cuối thập kỉ 80 đến thập kỉ 90 và đầu XXI.
Cuộc cải cách đã mang lại sức sống cho nền kinh tế Ấn Độ như dự trữ ngoại tệ cao 126,6 tỉ USD (2004), mức dự trữ lớn thứ 7 trên thế giới, khuyến khích các doanh nhân Ấn Độ đầu tư ra nước ngoài, tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 8% hàng năm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 -2005). Sản lượng các ngành tăng. Từng bước giải quyết những bất đồng về quan hệ giữa Ấn Độ và các nước láng giềng, đặc biệt với Pakistan (vùng đất Kasơmia), tăng cường mở rộng với ASEAN và hiệp hội khu vực Nam Á (SAAR).
Về xã hội, Ấn độ thoát khỏi đói ngèo, thu nhập bình quân đầu người lên đến 1000 USD trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Đảm bảo cho Ấn Độ vững chắc trong thế kỉ XXI thành trung tâm lớn về sản xuất và dịch vụ. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên là một nước có mức tăng trưởng cao, trở thành cường quốc kinh tế.
a/ Nông nghiệp
Thành công của hai cuộc cách mạng Xanh và Trắng đã biến Ấn Độ từ nước thường xuyên nhập khẩu lương thực, nạn đói triền miên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 -3 thế giới với 3,5 – 4 triệu tấn (2000 – 2003). Sản xuất gạo đứng thứ 2 thế giới: 135 triệu tấn (2005), thứ 5 thế giới về sản xuất lúa mì: 78 triệu tấn (xuất khẩu 15 triệu tấn (2003).
Lúa gạo được trồng nhiều ở vùng Đông Bắc, lúa mì ở vùng Tây Bắc. Ngoài ra còn trồng ngô, cao lương, sắn, khoai
Cây công nghiệp quan trọng là bông, chiếm 20% diện tích đất trồng, trồng nhiều ở cao nguyên Đêcan, đay, chè - Ấn Độ là nước sản xuất chè ngon và đứng đầu thế giới, sản lượng chè năm 2004 là 820.000 tấn, trồng nhiều ở chân dãy Hymalaya, Atxam, Xuma, Đông Bắc Bengan, mía, dừaHiện nay trong cơ cấu trồng trọt, Ấn Độ còn chú trọng đầu tư trồng rau quả sạch, chất lượng cao, sản xuất xoài lớn nhất thế giới với 65% sản lượng toàn cầu
“ Cách mạng Xanh ở Ấn Độ” mang lại nhiều thành tựu to lớn và những bước chuyển biến quan trọng trong nền nông nghiệp nhưng cũng có một số mặt hạn chế: Thâm canh, độc canh tiến hành trên qui mô lớn, không kiểm soát về nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến hậu quả nhiều nơi đất bị mặn hóa; bạc màu, hoang mạc hóa hoặc bị lầy hóa, sau nhiều năm canh tác, đất không thể sử dụng được nữa. Nhiều nơi nông dân nghèo bị bần cùng hóa, trở thành người làm thuê, hoặc phải bỏ ra thành phố sinh sống. Năm 2005, Ấn Độ thực hiện cách mạng xanh lần 2 dựa trên việc ứng dụng khoa học công nghệ và các biện pháp canh tác hiệu quả.
Cuộc cách mạng trắng là phát triển chăn nuôi gia súc lấy sữa để cung cấp cho nhân dân. Ấn Độ có 13 triệu ha đồng cỏ và trồng cây lương thực cho chăn nuôi, có trên 300 triệu gia súc với nhiều loại trâu bò cho năng suất sản lượng sữa cao, cừu 60 triệu con. Sữa là nguồn thức ăn quan trọng cung cấp bổ sung lượng đạm, thay thế cho các loại thịt cho 80% dân cư ăn kiêng của Ấn Độ (người theo Ấn Giáo kiêng ăn thịt bò, người theo Hồi Giáo kiêng ăn thịt lợn). Cuộc cách mạng về sữa đã đưa Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa đứng thứ hai thế giới. Ấn Độ đã tiến hành nhiều biện pháp như xây dựng các trang trại thí nghiệm giống ở nhiều vùng, cơ giới hóa trong chăn nuôi, phát triển các cơ sở cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, có 1.200 hợp tác xã chăn nuôi gia súc và 1,6 triệu người tham gia chương trình này. Tháng 1/1987, Viện nông nghiệp Niu Deli đã thụ tinh bằng ống nghiệm ra con bê Lohni, là giống cho năng suất sữa cao, đặc tính di truyền cao và được coi là dấu hiệu của “Cuộc cách mạng Động vật”, Ấn Độ còn tạo ra giống trâu Mura, Suri cho 1500 – 1600 kg sữa/năm.
Năm
1970
1990
1998
2000
Sản lượng sữa
80,8
55,3
58
70
Bảng: Sản lượng sữa hàng năm của Ấn Độ. Đơn vị triệu tấn [[] India Statistic Bureau, 2000
]
b/ Công nghiệp
Với chiến lược hướng xuất khẩu của chính sách kinh tế mới, cải cách mở cửa nền công nghiệp đã phát triển, thay đổi về cơ cấu, phân bố lại ngành, nhờ đó đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhờ những bước phát triển vững chắc về công nghệ đã tạo nền tảng cho công nghiệp hiện đại phát triển, ngày nay 80% mặt hàng xuất khẩu của Ấn Độ là các sản phẩm chế tạo và khoảng 50% máy móc được xuất sang các nước phát triển. Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực công nghệ hạt nhân, thông tin, chế tạo vệ tinh, máy tính, sản xuất tất cả các loại hàng tiêu dùng.
Ấn Độ là một trong những nước đang phát triển tạo dựng được những ngành công nghiệp có tiếng trên thị trường như đóng tàu, chế tạo máy bay, ô tô, máy công cụ, máy công nghiệp, hóa chất, lọc hóa dầu, giấy, các sản phẩm điện tử.
Ấn Độ đã đi tiên phong trong một số lĩnh vực như năng lượng nguyên tử, nghiên cứu vũ trụ và đại dương. Hiện nay Ấn Độ có 9 nhà máy điện hạt nhân, 6 nhà máy sản xuất nước nặng, 7 lò phản ứng hạt nhân, 2 nhà máy xử lý nước thải hạt nhân, 1 nhà máy làm giàu uranium, thể hiện khả năng về ngành hạt nhân nguyên tử của Ấn Độ [[] Đỗ Đức Thịnh, 50 năm kinh tế Ấn Độ, NXB Thế giới, 1999
]. Ấn Độ đã phóng thành công con tàu vệ tinh cực đại Polan Sate Lanwch Vibicle (PSLV) năm 1996, nặng 283 tấn, cao 44 m, đưa vệ tinh quan sát trái đất IRS – P3 nặng 930 kg vào quĩ đạo, từ đó đến nay đã có 7 vệ tinh nhân được phóng lên, Ấn Độ còn dùng tên lửa phóng vệ tinh cho một số nước có nhu cầu.
Mấy năm gần đây Ấn Độ nổi lên là cường quốc lập trình phần mềm máy tính với kim ngạch xuất khẩu cao, với trung tâm Bangalo nổi tiếng. Ngay từ đầu những năm 1950, thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã cho xây dựng hệ thống 6 học viện công nghệ quốc gia, tiền thân của các viện thông tin quốc gia ngày nay, Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, kinh nghiệm và trinh độ về các ngành công nghệ cao. Công nghệ phần mềm và dịch vụ được xếp vào 2/10 ngành công nghiệp hàng đầu của Ấn Độ. Năm 2005, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đạt khoảng 35 tỷ USD, ngang với tổng kim ngạch xuất khẩu Ấn Độ năm 2004 và đứng thứ hai sau Hoa Kì về giá trị xuất khẩu phần mềm trên thế giới.
1998
2000
2002
2004
2005
3
6,6
8,6
12,5
35
Bảng: Xuất khẩu phần mềm máy tính của Ấn Độ, đơn vị tỉ USD[[] Nguyễn Phi Hạnh (Chủ biên) – Ông Thị Đan Thanh, Giáo trình địa lí các châu lục tập II, NXB ĐHSP 2007
]
Ấn Độ hiện có 3.500 hãng sản xuất các dạng sản phẩm điện tử và tin học. Mỗi năm Ấn Độ có khoảng 80.000 kỹ sư công nghệ thông tin ra trường và là nguồn nhân lực phát triển ngành công nghiệp này. Hiện nay Ấn Độ có khoảng 150.000 kỹ sư công nghệ thông tin đang làm việc tại thành phố Bangalo, Ấn Độ có một số công ty tin học phát triển mạnh là Wipro Ingotech, Tata Consultacy Senviees[[] Lê Bộ Lĩnh (Chủ biên), Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế 2004 – 2005, NXB Chính Trị Quốc gia, 2005
]
Các ngành công nghiệp truyền thống: điện năng 557 tỉ kWh, khai thác than đạt 403 triệu tấn (2003), sản xuất thép 18 triệu tấn và chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Các trung tâm công nghiệp nổi tiếng là Mumbai, Konkata, Chenna, Hyđeraba
Công nghiệp dệt may cũng là ngành công nghiệp mũi nhọn của Ấn Độ, ngành này chiếm khoảng 10% giá trị sản lượng công nghiệp và 28% tổng kim ngạch xuất khẩu, cung cấp việc làm cho 15 triệu người. Dệt bông là quan trọng nhất, 55% nguồn sợi tiêu thụ từ nội địa và 90% sản phẩm để xuất khẩu. Hiện nay, Ấn Độ có 27.000 xí nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Ngành công nghiệp hóa chất nổi tiếng của Ấn Độ là ngành công nghiệp dược phẩm, xếp thứ 4 trên thế giới về sản lượng và thứ 13 về giá trị, chiếm 8% tổng sản lượng bán ra của thế giới, Ấn Độ có trên 10 ngàn công ty, đơn vị sản xuất và sản lượng sản phẩm tăng trung bình 15,8% hàng năm.
c/ Dịch vụ du lịch
Ngoại thương: Chính sách thương mại của Ấn Độ từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách tự cấp tự túc sang chính sách mở cửa và hướng ngoại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh từ 114 tỉ USD năm 2000, xuất siêu 10 tỉ, tăng lên 140 tỉ năm 2004 và 166 tỉ USD năm 2005. Do có ngành công nghiệp nên Ấn Độ là một trong những nước đang phát triển có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP 2005: 50,8% và ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao hơn GDP trung bình giai đoạn từ 1993 – 2003 là 8,1%.
Mục tiêu là vừa mở rộng xuất khẩu các sản phẩm hiện có vừa đa dạng các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với xu hướng của thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu gồm: các sản phẩm nông nghiệp (đặc biệt là gạo Baxmati chất lượng cao, nổi tiếng giá gấp 7 lần gạo thường, riêng thị trường Arập Xêut đã tiêu thụ 60% tổng sản lượng gạo Baxmati), sản phẩm công nghiệp nhẹ như hàng dệt may, giầy da, đay, sản phẩm qua chế biến và sản phẩm cao cấp Ấn Độ nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu.
Bạn hàng lớn của Ấn Độ là Hoa Kì, Nhật, EU, Trung Quốc, Trung Đông, Nga, Ôxtrâylia, ASEAN. Ấn Độ cũng tích cực khai thác thị trường Mĩ La Tinh, Châu Phi, buôn bán với các nước Nam Á còn rất hạn chế vì còn nhiều bất đồng.
Cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ được chú ý phát triển và hiện đại hóa, hệ thống đường sắt là 62.000km, lớn thứ hai Châu Á, đứng thứ 4 thế giới sau Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc. Ấn Độ là nước đứng đầu trong các nước đang phát triển về hệ thống giao thông. Hệ thống đường này được nối với các nước Đông Nam Á. Có nhiều đội tàu lớn với các cảng quốc tế như Cancutta, Mumbai. Có nhiều sân bay trong đó các sân bay quốc tế là Đêli, Mumbai, Cancutta, Bangalo, Mađrat
Ấn Độ có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nổi tiếng (vùng chân núi Himalaya), nhiều đền thờ, lăng mộ, cung điện, đền đài ở Niu Đêli, Mumbai, Chenna. Doanh thu từ du lịch đạt 3,5 tỉ USD (2002), 4,8 tỉ USD (2004). Du lịch phát triển nhưng vẫn bảo vệ được môi trường thiên nhiên. Khả năng có thể đạt được 10 triệu khách mỗi năm, hiện nay đạt 3,7 triệu khách (2004).
d/ Các vùng kinh tế
Ấn Độ có 4 vùng kinh tế
Vùng Đông Bắc: Là vùng kinh tế phát triển nhất Ấn Độ, trung tâm là thành phố cảng Cancutta, có diện tích 670.000 km2. Các ngành công nghiệp phát triển gồm: luyện kim, chế tạo máy, điện lực, dệt may, chế biến chè. Về nông nghiệp, vùng trồng nhiều lúa gạo và đay.
Vùng Tây: Là vùng kinh tế phát triển thứ hai, trung tâm là thành phố cảng Mumbai, thành phố đông dân nhất Ấn Độ (khoảng 18 triệu dân). Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm: công nghiệp dệt bông, khai thác, chế biến dầu lửa, hóa chất, tin học, điện ảnh, sản xuất máy bay. Sản xuất nông sản như lúa gạo, lúa mì, bông, cao su, cà phê.
Vùng Nam: Có trung tâm kinh tế Mađrat, vùng có diện tích 650.000km2, các ngành công nghiệp chủ yếu ở đây gồm: khai thác than, dệt bông, luyện kim, đóng tàu, chế biến đường và dầu thực vật. Nông nghiệp là các ngành kinh tế chính của vùng, sản xuất bông, lúa gạo, dừa, cọ dầu
Vùng Trung tâm và Tây Bắc: Vùng có nhiều thành phố cổ kính, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, vùng có các ngành công nghiệp thực phẩm, cơ khí, công nghệ thông tin, công nghiệp nhẹ. Du lịch là ngành phát triển của vùng
Câu hỏi ôn tập
Trình bày sự khác nhau giữa hai bộ phận Bắc và Nam Ấn Độ, có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt của người dân và cơ cấu kinh tế vùng?
Gió mùa mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân như thế nào?
Ấn Độ là quốc gia nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, trong các yếu tố trên, yếu tố nào gây tác động tiêu cực nhất đến tình hình kinh tế xã hội của Ấn Độ?
Tại sao nói cuộc “Cách mạng Xanh” đóng vai trò quyết định trong việc tăng sản lượng lương thực ở Ấn Độ
Ý nghĩa và kết quả của “Cuộc cách mạng Trắng” ở Ấn Độ
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, Ấn Độ có những điều kiện thuận lợi gì so với các nước đang phát triển khác ở Châu Á?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_chau_au_chau_a_7329.doc