Địa chất dầu khí - Chương 6: Một vài vấn đề về môi trường ngầm
Phân loại nước của Xulin dựa trên cơ sở phân
chia các loại nước theo các tỷ số nhất định của các
ion, đặc trưng cho các điều kiện thành tạo khác
nhau của nước dưới đất nói chung và đặc biệt với
nước dưới đất trong các vùng mỏ dầu và khí; vì
vậy phân loại này được sử dụng rộng rãi trong địa
chất thủy văn các mỏ dầu khí
29 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa chất dầu khí - Chương 6: Một vài vấn đề về môi trường ngầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ho Chi Minh City University of Technology 1
Địa chất dầu khí
Chương 6
Một vài vấn đề về môi trường ngầm
Biên soạn: Trần Nguyễn Thiện Tâm
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQGTPHCM
Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khí
Bộ môn Địa chất dầu khí
Email: tnttam@hcmut.edu.vn
tamtran2512@gmail.com
Ho Chi Minh City University of Technology 2
Nội dung
Nước dưới đất
Chế độ nhiệt
Chế độ thủy động lực
Ho Chi Minh City University of Technology 3
Nước dưới đất
Kiểu nước tương quan với dầu, khí
Phân loại nước của Xulin
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
Tầm quan trọng của nước trong mỏ dầu khí
Ho Chi Minh City University of Technology 4
Nước dưới đất
o Nước luôn đi cùng với giọt dầu, bọt khí từ lúc
sinh thành, di cư cho đến tích lũy vào bẫy chứa. Vì
vậy, nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành giữ gìn hay phá hủy mỏ. Do đó, cần tìm hiểu
đặc điểm phân bố, tính chất cũng như đặc tính của
nước ngầm ở các mỏ dầu khí.
Ho Chi Minh City University of Technology 5
Kiểu nước tương quan với dầu, khí
o Trong các mỏ dầu khí thường tồn tại nước rìa,
nước đáy.
o Nước rìa là nước chiếm ở phần rìa ranh giới ở các
vỉa dầu dạng vỉa. Nước đáy là nước chiếm phần
dưới của vỉa dầu dạng khối
Ho Chi Minh City University of Technology 6
Kiểu nước tương quan với dầu, khí
Ranh giôùi
daàu-
nöôùc
Daàu
Nöôùc
ñaùy
Daàu
Nöôùc rìa
Ranh
giôùi
daàu-
nöôùc
Ho Chi Minh City University of Technology 7
Phân loại nước của Xulin
o Phân loại nước của Xulin dựa trên cơ sở phân
chia các loại nước theo các tỷ số nhất định của các
ion, đặc trưng cho các điều kiện thành tạo khác
nhau của nước dưới đất nói chung và đặc biệt với
nước dưới đất trong các vùng mỏ dầu và khí; vì
vậy phân loại này được sử dụng rộng rãi trong địa
chất thủy văn các mỏ dầu khí.
o Trên cơ sở xem xét các mối quan hệ (trong đó
rNa+, rCl- … được tính bằng %đl/l)
rCl
rNa
2
4
rSO
rClrNa
2
rMg
rNarCl
Ho Chi Minh City University of Technology 8
Phân loại nước của Xulin
o Loại nước sunphat natri
Nước thẩm thấu từ trên mặt, thường có độ
khoáng thấp, vắng mặt trong các mỏ dầu khí
Tuy nhiên, cũng có khi là nước ngầm ở các mỏ
đá anhydrit, hoặc các mỏ lộ lên trên mặt đất
;1
rCl
rNa ;12
4
rSO
rClrNa
02
rMg
rNarCl
Ho Chi Minh City University of Technology 9
Phân loại nước của Xulin
o Loại nước bicacbonat natri
Có nguồn gốc là do thẩm thấu hay nước kiểu ở
các bể trầm tích cổ có nguồn gốc biển hay lục địa
Liên quan đến các vỉa, các khối đá cacbonat hoặc
do bay hơi từ các trầm tích lục nguyên ở dưới sâu.
Thường gặp ở các mỏ dầu khí
;1
rCl
rNa ;12
4
rSO
rClrNa
02
rMg
rNarCl
Ho Chi Minh City University of Technology 10
Phân loại nước của Xulin
o Loại nước clorua magie
Có nguồn gốc trầm tích hay thẩm thấu
Hay gặp ở các mỏ dầu có lớp chắn kém hoặc có
cửa sổ thủy địa chất
Nước biển thấm trực tiếp vào vỉa
;1
rCl
rNa ;12
rMg
rNarCl
02
4
rSO
rClrNa
Ho Chi Minh City University of Technology 11
Phân loại nước của Xulin
o Loại nước clorua canxi
Có nguồn gốc trầm tích hoặc biến chất từ nước
biển ở điều kiện chôn vùi khép kín.
Có nồng độ khoáng hóa cao và thường gặp ở các
mỏ dầu khí
;1
rCl
rNa ;12
rMg
rNarCl
02
4
rSO
rClrNa
Ho Chi Minh City University of Technology 12
Phân loại nước của Xulin
o Các chỉ tiêu phụ trợ
Hệ số Cl/Br phản ánh mức độ biến chất của nước
+ Cl/Br ≈ 300: chỉ ra nguồn nước biển
+ Cl/Br < 300: chỉ ra nguồn nước ở dưới sâu bị
chôn vùi
+ Cl/Br > 300: chỉ nước độ kiềm hóa của muối
hoặc bị rửa trôi pha loãng
Ho Chi Minh City University of Technology 13
Phân loại nước của Xulin
o Các chỉ tiêu phụ trợ
Hệ số Br/I chỉ ra mối quan hệ của nước đó với
dầu khí
+ Br/I ≤ 30: chỉ ra nguồn gốc nước có liên quan tới
dầu khí
+ Br/I > 85: phản ánh nước không có liên quan tới
dầu khí
Các mỏ dầu khí thường liên quan chủ yếu tới hai
loại nước đó là bicacbonat–natri (NaHCO3) và clorua
canxi (CaCl2). Chúng phản ánh điều kiện khép kín
và bảo tồn tốt HC. Trong chúng thường vắng ion
sulphat (SO42-) hay có hàm lượng thấp.
Ho Chi Minh City University of Technology 14
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
o Tỷ trọng
Trong điều kiện chuẩn thường nặng hơn tỷ trọng
của nước cất (≈ 1), dao động từ 1,023 – 1,15g/l,
thậm chí lớn hơn, tới 200g/l
Trong điều kiện vỉa thường có khí hòa tan nên tỷ
trọng của nước luôn nhỏ hơn 1 (0,8 – 0,9g/l)
o Độ dẫn điện
Tăng theo nồng độ muối
Trong nước muối điện trở nhỏ, nếu nước nhạt
điện trở lớn hơn. Tuy vậy, giá trị độ dẫn điện vẫn
nhỏ hơn dầu
Ho Chi Minh City University of Technology 15
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
o Nhiệt độ
Phụ thuộc vào độ sâu, gradient địa nhiệt
o Màu
Thay đổi tùy thuộc thành phần có trong nước
Bình thường có màu trong suốt, nếu có H2S sẽ
cho màu đen, …
o Vị
Thường có vị mặn tùy thuộc nồng độ muối
khoáng
Ho Chi Minh City University of Technology 16
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
o Độ phóng xạ
Thông thường ở mỏ dầu có độ phóng xạ rất thấp
Tuy nhiên, có một số mỏ liên quan tới nguồn
phóng xạ thì độ phóng xạ lên cao
o Khả năng hòa tan của nước
Nước khó hòa tan dầu, nhưng lại có khả năng
hòa tan các khí
Theo thứ tự từ tốt đến kém: H2S, CO2, HC khí
(metan, etan, propan, butan), N2 và H2
Ho Chi Minh City University of Technology 17
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
oaL ïi kh í 00C 200C 400C oaL ïi kh í 00C 200C 400C
H
2
S
CO
2
C
2
H
6
C
3
H
8
CH
4
,2 67
,1 713
,0 098
,0 058
,0 055
,2 58
,0 870
,0 047
,0 037
,0 033
,1 66
,0 53
,0 029
,0 025
,0 023
O
2
CO
H
2
N
2
eH
,0 049
,0 035
,0 021
,0 023
,0 0099
,0 031
,0 023
,0 018
,0 015
,0 0093
,0 023
,0 018
,0 016
,0 012
,0 0088
Ho Chi Minh City University of Technology 18
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
o Khả năng hòa tan của nước
Độ khoáng hóa của nước có ảnh hưởng tới độ
hòa tan của các khí. Độ khoáng hóa càng cao, độ
hòa tan của các khí càng giảm và ngược lại
V. N. Mamun đề nghị sử dụng công thức:
lgS = lgS0 – K.M
trong đó: S – lượng khí hòa tan trong nước khoáng
S0 – lượng khí hòa tan trong nước ngọt
K – hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào thành phần
khí
M – độ khoáng của nước
Ho Chi Minh City University of Technology 19
Đặc điểm lý hóa của nước mỏ dầu khí
o Khả năng thấm ướt của nước
Nước có khả năng thấm ướt nhanh hơn dầu
Khi tiếp xúc với đá, nước nhanh chóng thấm ướt
vào đá. Người ta lợi dụng tính chất này để bơm
nước vào vỉa nhằm đẩy dầu về giếng khai thác
Ho Chi Minh City University of Technology 20
Tầm quan trọng của nước mỏ dầu khí
o Trong quá trình khai thác luôn duy trì năng lượng
vỉa bằng cách bơm nước là kinh tế nhất
o Nghiên cứu các tính chất của nước nhằm đánh
giá triển vọng của dầu
o Biết tính dẫn điện của nước để nhận ra các vỉa
dầu, vỉa nước
o Khi vỉa được bơm nước không những duy trì áp
suất vỉa mà còn chống sập lở, sụt lún, chống sự
xâm nhập của vi khuẩn khử sulphat và các vi
khuẩn khác
Ho Chi Minh City University of Technology 21
Tầm quan trọng của nước mỏ dầu khí
o Nếu quá nhiều vi khuẩn khử sulphat thì sẽ ăn
mòn mạnh thiết bị lòng giếng, đồng thời phá hủy
dầu
o Nước ngầm có các ion Na, K, đặc biệt I, Br cao có
giá trị công nghiệp. Ví dụ I ≥ 6mg/l có thể khai
thác có giá trị công nghiệp
o Nếu nước vận động mạnh sẽ dẫn đến phá hủy
mỏ, phân bố lại các vỉa cũ dẫn đến hình thành các
vỉa mới hay bị phân tán HC.
Ho Chi Minh City University of Technology 22
Chế độ nhiệt
o Khi phân tích điều kiện hình thành và bảo tồn vỉa
dầu khí thì chế độ nhiệt của bẫy là yếu tố rất quan
trọng. Chế độ nhiệt của một bể trầm tích hay một
mỏ được hình thành do các yếu tố sau: cấu trúc địa
chất có cùng đặc điểm thạch học, địa tầng của đá,
hoạt động macma, …
o Để thể hiện chế độ nhiệt, thường dùng chỉ tiêu
mức độ địa nhiệt, tức là cứ tăng lên 10C thì giá trị
độ sâu tăng lên được bao nhiêu mét. Giá trị này
dao động từ 5 – 150m, song đối với vỏ trái đất
chấp nhận phông chung là cứ xuống sâu 33m thì
tăng thêm 10C.
Ho Chi Minh City University of Technology 23
Chế độ nhiệt
o Ngoài ra, còn áp dụng chỉ tiêu gradient địa nhiệt,
tức ngược lại với chỉ tiêu trên, nghĩa là cứ tăng
100m sâu thì nhiệt độ tăng được bao nhiêu độ
o Nguồn nhiệt tạo nên dòng nhiệt từ dưới sâu của
lớp manti, từ các lò macma dưới sâu, các phun trào
núi lửa, hoạt động kiến tạo (nâng, hạ, chuyển dịch)
cọ xát và phát nhiệt, các hoạt động phóng xạ
m
CXT
100
0
Ho Chi Minh City University of Technology 24
Chế độ nhiệt
o Ngoài ra, còn do bản thân các lớp trầm tích bị
chôn vùi sâu tăng nhiệt, các phản ứng đứt vỡ VLHC
và biến chất của các khoáng vật cũng phát nhiệt và
các phản ứng hóa học khác.
o Ở vùng nền bằng, gradient địa nhiệt thấp chỉ đạt
ΔT = 0,9 – 2,50C/100m, còn ở các vùng uốn nếp
do ứng suất kiến tạo mạnh nên ΔT = 2,5 –
190C/100m
Ho Chi Minh City University of Technology 25
Chế độ nhiệt
o Các giá trị nhiệt ở các bể trầm tích, đặc biệt ở các
mỏ đóng vai trò tích cực cho việc chuyển hóa VLHC
sang dầu, đồng thời ảnh hưởng tới sự phân bố các
tích tụ dầu khí
o Nếu tăng chiều sâu, tăng nhiệt độ làm tăng khả
năng metan hóa VLHC và hợp chất cao phân tử,
giảm tỷ trọng, độ nhớt, giảm hàm lượng nhựa,
asphalten, tăng thành phần nhẹ
Ho Chi Minh City University of Technology 26
Chế độ nhiệt
o Ở điều kiện nhiệt độ cao (đặc biệt > 2000C) xảy
ra phá hủy cả dầu và chuyển sang khí metan.
Trong điều kiện nhiệt độ rất cao xảy ra sự phân
hủy metan thành hydrogen và cacbon. Đây là lý do
hình thành grafit ở các giếng khoan rất sâu (Alaska
– Mỹ)
Ho Chi Minh City University of Technology 27
Chế độ thủy động lực
o Chế độ thủy động lực của nước đóng vai trò quan
trọng trong các tích lũy ban đầu. Nếu trong vỉa
không có dòng chảy thì tích lũy dầu khí ở vị trí nằm
ngang, khi đó đáy là nước, phía trên là dầu khí. Áp
suất vỉa lớn tạo nên chế độ 1 pha. Nếu áp suất
chưa đủ lớn để xảy ra sự hòa tan khí vào dầu thì sẽ
xuất hiện ranh giới khí dầu nước do quá trình phân
dị trọng lực.
Ho Chi Minh City University of Technology 28
Chế độ thủy động lực
o Nếu dòng nước chuyển động với áp lực yếu thì
khí và dầu lần lượt tách ra khỏi dòng di cư chiếm
phần đỉnh cao nhất của bẫy, nhưng do chịu tác
động của dòng chảy (vận động của nước) nên ranh
giới khí dầu và đặc biệt dầu nước sẽ nghiêng về
phía có thế năng thấp.
o Nếu dòng chảy mạnh hơn nữa thì chế độ nghiêng
của ranh giới khí dầu, dầu nước càng lớn hơn
o Nếu tiếp tục có dòng chảy rất lớn, vượt qua lực
bám dính của dầu nhưng chưa đủ mạnh để đẩy
mũ khí ra khỏi vị trí cao nhất của bẫy thì xảy ra
hiện tượng tách biệt thân dầu ra khỏi thân khí và
nằm bên sườn vỉa
Ho Chi Minh City University of Technology 29
Chế độ thủy động lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_compatibility_mode__9414.pdf