Di sản văn hóa phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam

Thứ hai, hình thành các tuyến du lịch, xây dựng các chương trình du lịch đến Yên Tử, đến Công Sơn-Kiếp Bạc, Đền Cửa Ông và kết nối với các đền chùa ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Đồng thời kết nối với các điểm đến khác như Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ vào những thời kỳ thấp điểm, mùa hè. Thứ ba, nghiên cứu, trùng tu, phục dựng, bảo quản gìn giữ những giá trị di sản văn hóa Phật Giáo; biên tập và diễn giải những giá trị lịch sử Phật giáo gắn với những danh nhân và văn hóa bản địa làng xã, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chò trơi, tích truyện dân gian. Tất cả những yếu tố đó xây dựng thành tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn tìm hiểu, quảng bá cho điểm đến với những giá trị văn hóa Phật giáo đặc sắc. Thứ tư, khuyến khích các tăng ny, phật tử hoạt động tích cực hướng tới mang đến những giá trị chân thiện mỹ cho du khách; các hoạt động làm gương cho quần chúng noi theo về tư duy và hành vi theo đạo đức Phật giáo trong quan hệ giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt thích hợp với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với các hoạt động thiền, yoga và tu luyện. Hình thành những bài, sách hướng dẫn phương pháp tự tu tại gia, tự thiền.giúp cho người ta tìm thấy giá trị cực lạc, từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo; Thứ năm, Hướng cho cộng đồng dân cư địa phương hưởng ứng làm theo, sống tốt đời đẹp đạo hướng thiện thông qua chính các hoạt động cung cấp dịch vụ: kinh doanh có đạo đức (không chộp giật, chèo kéo, đeo bám, lừa đảo), giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, yêu quý và tận tâm với khách hành hương; tự hào, tôn vinh về nếp sống văn hóa đầy chất nhân văn do Phật giáo mang lại cho địa phương. Kết luận Văn hóa Phật giáo Xứ Đông nói riêng và Việt Nam nói chung để lại trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc với những giá trị vô cùng đặc sắc và hấp dẫn du lịch. Hàng năm, du khách thập phương hành hương đến với cửa Phật ngày càng nhiều; nhiều hoạt động đón tiếp và phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, chu đáo hơn. Với sự đóng góp tích cực của các tăng ny, phật tử mà hoạt động du lịch ngày càng hoàn thiện cả về khía cạnh người cung cấp dịch vụ và cả đối với du khách tiếp nhận được những giá trị tinh hoa từ văn hóa Phật giáo mang lại. Sản phẩm du lịch độc đáo về văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo do vậy đang hình thành rõ nét và sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam./.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di sản văn hóa phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5/1/2016 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin 1/6 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam Giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam sẽ thành thương hiệu du lịch, nếu khai thác tốt- là nội dung Tham luận Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam của TS Hà Văn Siêu trong Hội thảo Khoa học Di sản văn hóa Phật giáo xứ Đông tổ chức ngày 3/8 tại Hải Phòng. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 xác định quan điểm, mục tiêu và các giải pháp phát triển, trong đó du lịch văn hóa là một định hướng ưu tiên phát triển. Phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Xứ Đông nói riêng sẽ làm tăng giá trị và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Những giá trị di sản văn hóa Phật giáo thể hiện trong giáo lý, đạo đức Phật giáo, không gian văn hóa, cảnh quan các ngôi chùa, lễ hội và nghệ thuật Phật giáo ở các vùng, miền trên phạm vi cả nước đang làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Việt Nam và làm hài lòng khách du lịch, đặc biệt là du khách với mục đích văn hóa tâm linh gắn với đạo Phật. Một số gợi ý về phát huy những giá trị di sản văn hóa Phật giáo Xứ Đông được nêu ra thảo luận với mong muốn tìm kiếm những nỗ lực thực thi góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã và đang trở thành những giá trị hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và cả khách quốc tế đến Việt Nam Giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam có sức hấp dẫn du lịch Có thể khẳng định, di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc và ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đại bộ phận nhân dân các dân tộc trên các vùng, miền cả nước. Không những thế di 5/1/2016 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin 2/6 sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã và đang trở thành nhưng giá trị hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và cả khách quốc tế đến Việt Nam. Những giá trị hấp dẫn du lich của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam có thể nhận diện ở 5 khía cạnh dưới đây: Một là, giáo lý Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã được kết tinh, thăng hoa luôn gắn kết nhuần nhuyễn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán văn hóa bản địa các dân tộc, vùng miền Việt Nam. Sự hòa đồng, tính khoan dung và tinh thần dân chủ, bình đẳng của Phật giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho tất cả mọi người bất kể thành phần nào, giàu hay nghèo. Sự hiện diện của Phật giáo luôn gắn liền với cuộc sống dân giã của quần chúng với hình ảnh những ngôi chùa thờ Phật gắn với làng xã Việt Nam. Sự quần chúng hóa ấy tạo lên sức mạnh vô biên của Phật giáo có ảnh hưởng rộng rãi tới xã hội và càng hấp dẫn du khách thập phương. Khách hành hương bất cứ từ đâu tới, đến với Phật giáo ở bất cứ đâu đều tìm thấy chỗ đứng của mình hòa đồng trong thế giới Phật giáo. Tinh thần hòa đồng quần chúng ấy là cơ sở quan trọng thu hút du khách trong các chương trình du lịch gắn với Phật giáo. Hai là, giá trị phi vật thể của di sản văn hóa Phật giáo thể hiện ở khía cạnh giá trị văn hóa, đạo đức. Đạo đức Phật giáo thể hiện ở nguyện vọng mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhân sinh mà phải tự lực phấn đấu, đề cao lòng từ bi, vô ngã - vị tha, làm điều thiện, ngừa điều ác. Phật giáo luôn khuyến khích chúng sinh “tự độ độ tha, tự giác giác tha”, không phân biệt giữa ngã nhân (ta) và tha nhân (người khác). Tứ đại vô lượng tâm: từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo là liều thuốc làm trong sáng hơn đời sống tinh thần. Với tư tưởng khoan dung, hòa bình, khuyến thiện, ngừa ác, Phật giáo góp phần thức tỉnh lương tri con người, làm cho con người được sống trong hòa bình, nhân ái, chủ động phòng ngừa cái ác, giúp cho con người gần gũi nhau hơn và dễ đến với nhau hơn. Đồng thời Phật giáo giúp cho con người hiểu hơn về ý nghĩa và giá trị cuộc sống, tạo ra động lực cho cuộc sống. Giáo lý nhà Phật giúp cho con người biết tạo lập được nếp sống, lối sống chân, thiện, mỹ, đặc biệt là cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn những vấn đề cốt lõi trong đời sống của con người về “sinh, lão, bệnh, tử”, chỉ dẫn cho họ phương cách làm sao để có thêm ý nghĩa của hạnh phúc, an vui về mặt tinh thần bên cạnh các giá trị vật chất thông thường. Hơn thế nữa, giáo lý Phật giáo còn hướng con người trong quan hệ xã hội với con người và quan hệ với thiên nhiên một cách hài hòa và an lành, không làm tổn hại tới thiên nhiên, chúng sinh xung quanh. Ở khía cạnh này Phật giáo mang đến những giá trị tích cực cho cuộc sống về nhận thức, tư duy, sức khỏe và sự an lành, cực lạc trong tâm hồn của con người gắn với thiên nhiên và vì thế nó có sức hấp dẫn mạnh mẽ thu hút khách du lịch. Ba là, Không gian văn hóa truyền thống của ngôi chùa kết tinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo. Hiện nay, cả nước có 465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia trong tổng số 3.058 di tích cấp quốc gia của Việt Nam. Hầu hết các ngôi chùa được lựa chọn xây dựng vị trí vô cùng “đắc địa”, trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đầy biểu cảm, tạo nên những danh lam thắng cảnh độc đáo, môi trường thanh tịnh đậm chất thiên nhiên. Ở những nơi đó, ta có được một phức hợp kiến trúc nghệ thuật gắn bó hữu cơ và tác động tương hỗ với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm, gắn bó con người với thiên nhiên mà nhà Chùa là trung gian cầu nối, như: các khu thắng cảnh Yên Tử (Quảng Ninh), Hương Sơn (Hà Tây), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Sam (An Giang)... Đây chính là những nơi có giá trị hấp dẫn du lịch cả về văn hóa và cảnh quan và được quy hoạch trở thành những khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bốn là, Lễ hội Phật giáo là những sinh hoạt văn hóa với các nghi thức tôn giáo như: Lễ Vu Lan, Đại lễ Phật Đản, Đàn Tràng giải Oan, chạy đàn cầu mưa cho tới tụng kinh niệm Phật tuần rằm, hàng ngày... Lễ hội Phật giáo là nơi tích hợp các mặt giá trị văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng, nơi giao lưu, cộng cảm và liên kết tình thân trong các cộng đồng Phật tử ở từng đạo tràng nói riêng, cộng đồng cư dân ở các làng xã, 5/1/2016 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin 3/6 vùng miền nói chung. Ngoài phần nghi lễ Phật giáo, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo như: diễn Chèo, hát Văn gắn với các tích Phật, tích truyện giàu tính nhân văn, múa Phật giáo (Lục cúng hoa đăng), âm nhạc Phật giáo, các phẩm phục... làm cho lễ hội trở lên vô cùng hấp dẫn về giá trị văn hóa, nghệ thuật, tâm linh. Đặc biệt đối với khách du lịch ở khía cạnh này, lễ hội Phật giáo trở thành những sự kiện thu hút những dòng khách đến tìm hiểu, chia sẻ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm với cộng đồng Phật tử và người dân bản địa. Một số lễ hội trở thành động cơ đi du lịch (mục đích chính) của các dòng khách hành hương như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử... Năm là, Nghệ thuật âm nhạc và mỹ thuật Phật giáo cũng trở thành yếu tố vô cùng hấp dẫn du lịch. Âm nhạc với những phức điệu và âm thanh là những hợp tấu âm thanh rung động trầm lắng, mang sức mạnh mầu nhiệm, tác động tới cả “cõi giới xa xăm”. Tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng tụng kinh, ánh sáng huyền ảo của nến, mùi và khói hương không chỉ là phương tiện chuyển tải lời cầu nguyện của chúng sinh tới đức Phật, mà còn có tác dụng thức tỉnh những năng lực vốn tiềm ẩn trong các Phật tử, đánh thức tâm thiện, nhắc nhở và kêu gọi Phật tính trong con người. Mỹ thuật Phật giáo có thể thấy rõ nhất trong phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong các ngôi chùa, xứng đáng được tôn vinh là những bảo tàng nghệ thuật mà du khách có thể chiêm ngưỡng. Trong mỗi ngôi chùa ngoài vẻ đẹp, tinh tế của các họa tiết kiến trúc, điêu khắc còn thấy được nghệ thuật cấu trúc bày trí theo thuyết lý của Phật giáo trong mối tương quan con người trong vũ trụ “thiên-địa-nhân” mang tính hệ thống và tổng hợp, gắn bó hữu cơ giữa kiến trúc, điêu khắc, hội họa và cảnh trí thiên nhiên. Sự sắp xếp theo một trật tự nhằm chuyển tải lịch sử tư tưởng Phật giáo sao cho mọi tín đồ có thể vừa chiêm bái, vừa được tiếp nhận nhiều tri thức về đạo Phật. Không gian tạo hình trong chùa Phật chứa đựng hàm lượng thông tin phong phú, mang tính khái quát, hình tượng cô đọng, tinh tế. Nhờ kết hợp giữa lý trí và tình cảm, giữa trí tuệ và cảm xúc, nhờ những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát mang tính biểu trưng mà không gian văn hóa trong chùa Phật thường xuyên có tác dụng giáo dục, hun đúc nhận thức và tình cảm của chúng sinh, qua đó mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc đầy nhân tính, thánh thiện. Đây là yếu tố hấp dẫn mang lại giá trị thụ hưởng, giá trị trải nghiệm cho du khách mỗi khi chiêm bái và tiếp nhận thần thái của không gian nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, kết cấu bày trí, âm điệu và hương sắc trong không gian văn hóa các ngôi chùa Phật giáo. Sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa Phật giáo Những yếu tố hấp dẫn đặc trưng nêu trên của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam có thể nói là nguồn tài nguyên vô giá để có thể thiết kế lên những sản phẩm du lịch thông qua đó mà con người (du khách) được tham gia, tham quan, tìm hiểu, chiêm bái, chiêm ngưỡng, thưởng thức, cùng trải nghiệm hòa đồng trong không gian văn hóa, cảnh quan các ngôi Chùa, lễ hội và nghệ thuật gắn với giáo lý, đạo đức Phật giáo. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định quan điểm, tầm nhìn và những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Trong đó, việc phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo gắn với các di tích lịch sử văn hóa nhằm nâng cao giá trị và đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau: Quy hoạch phát triển các khu điểm du lịch trên sơ sở khai thác các giá trị nổi bật về di sản văn hóa Phật giáo và cảnh quan như: Yên Tử, Hương Sơn, Tràng An (Bái Đính), Đền Trần-Phủ Dầy, Chùa Keo, Côn Sơn- Kiếp Bạc, Tam Chúc-Ba Sao, Sơn Trà-Chùa Linh Ứng, Chùa Vĩnh Nghiêm, Núi Bà Đen, Chùa Bà núi Sam, Chùa Dơi... Quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch phát triển du lịch trên địa ban tỉnh và quy hoạch phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch này phải đồng thời gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo trong không gian văn hóa, cảnh quan chung của khu và kết nối với các khu, điểm du lịch khác trong vùng. 5/1/2016 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin 4/6 Thiết kế các chương trình du lịch chuyên đề văn hóa tâm linh gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo; đồng thời lồng ghép các hoạt động tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm cho du khách đến với không gian văn hóa, nghệ thuật các ngôi chùa, đình, miếu, mạo, lăng, tẩm, lễ hội Phật giáo trong tuyến du lịch. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tạo thuận lợi, tiện nghi cho du khách tại các khu, điểm du lịch trong không gian văn hóa Phật giáo để trở thành các sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch có mục đích văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo. Chuỗi cung ứng các dịch vụ từ việc thông tin, đi lại, nghỉ ngơi cho tới dịch vụ hướng dẫn và phục vụ tham quan, tham gia, tìm hiểu, chiêm bái, chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa, tâm linh gắn với các di sản văn hóa Phật giáo. Sản phẩm du lịch cụ thể bao hàm tổ hợp nhóm các dịch vụ chủ yếu sau đây: Dịch vụ chính đóng vai trò là động cơ thu hút khách đó là chuỗi hoạt động dịch vụ phục vụ khách văn hóa tâm linh, gồm: tổ chức hướng dẫn tham quan danh thắng, chiêm ngưỡng cảnh quan trong không gian văn hóa khu vực chùa và phụ cận; các dịch vụ phục vụ cúng bái, tế lễ; phục vụ bán, cho thuê hoặc mượn hoặc vật dụng, phương tiện tế lễ; các dịch vụ phục vụ lễ hội và hướng dẫn khách tham gia lễ hội; phục vụ thưởng thức nghệ thuật âm nhạc, múa, diễn tích truyện, diễn chèo, hát văn; các dịch vụ hướng dẫn, cung cấp thông tin, tra cứu, hội thảo phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Phật giáo và các dịch vụ phục vụ hoạt động thiền, yoga, tụng kinh niệm phật và phục vụ các bữa ăn chay...Tất cả những dịch vụ phục vụ phật tử và du khách tạo thuận lợi và thoải mái nhất để mục đích đến với cửa phật của họ được toại nguyện. Hơn thế nữa, những dịch vụ đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho hoạt động cúng tế, cầu nguyện được diễn ra thuận tiện, may mắn, mát mẻ và làm cho bất cứ ai đến với cửa Phật, vãng cảnh chùa sẽ có được tinh thần thoải mái, mãn nguyện. Dịch vụ phục vụ các nhu cầu cơ bản cần thiết phải có để đảm bảo cho khách thực hiện tốt các hoạt động chính và các nhu cầu bổ sung giúp cho chuyến đi của khách đạt được nhiều mục tiêu như: đón tiếp, nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống, thông tin liên lạc, mua sắm... Tất cả những nhu cầu này được đáp ứng tại chỗ thông qua các nhà cung cấp dịch vụ am hiểu mục đích của khách. Dịch vụ lữ hành thiết kế đưa ra chương trình du lịch, thông tin, quảng bá, gom khách, đặt giữ chỗ, kết nối các dịch vụ cung ứng theo tuyến hành trình. Ở đây, đặc biệt quan trọng cần nghiên cứu và phân biệt nhu cầu, mục đích du lịch văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo. Các chương trình du lịch được xây dựng gắn chặt với điểm đến là không gian văn hóa Phật giáo (ngôi Chùa) đáp ứng đúng nhu cầu đặc trưng của loại khách này. Dịch vụ vận chuyển đưa, đón khách theo tuyến hành trình trong đó điểm đến là các ngôi chùa đã xác định; dịch vụ bến đỗ và đi lại tại các điểm tham quan trong khu, các dịch vụ hỗ trợ di chuyển bằng phương tiện nội bộ, phương tiện chuyên dùng như xe điện, cáp treo, máng trượt, thuyền, đò, xuồng...; Để trở thành sản phẩm du lịch có thương hiệu Tất cả chuỗi những dịch vụ nêu trên do rất nhiều nhà cung cấp tham gia thực hiện. Để trở thành 1 sản phẩm du lịch trọn vẹn và thống nhất theo đúng nghĩa thì đòi hỏi tất cả những nhà cung cấp dịch vụ ấy đều phải nhìn về một hướng để hành động nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của khách du lịch văn hóa tâm linh gắn với văn hóa Phật giáo. Ứng với mỗi chương trình du lịch, mỗi điểm đến, gắn với từng địa danh, từng ngôi chùa hay từng khung cảnh gắn với di tích, lễ hội Phật giáo hay hoạt động chuyên đề... mà ở đó nhu cầu của du khách được mãn nguyện là yếu tố quyết định đến ấn tượng, hình ảnh về chương trình, điểm đến hay hoạt động du lịch đặc trưng đó và từng bước trở thành nổi tiếng, được công chúng xa gần công nhận, yêu thích, mến mộ. Những dấu ấn tích cực đó từng bước hình thành thông điệp về chương trình du lịch, điểm đến gắn với địa danh, 5/1/2016 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin 5/6 ngôi chùa hay hoạt động lễ hội Phật giáo... Thông điệp ấy thôi thúc dòng khách du lịch văn hóa tâm linh đến cửa Phật với số lượng, tỷ lệ, tần xuất lặp lại tùy thuộc mức độ chiều sâu, sự thăng hoa và trở lên linh thiêng của mỗi chương trình du lịch, mỗi điểm đến gắn với ngôi chùa, địa danh hay lễ hội Phật giáo. Những ấn tượng tốt về sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh đến với Phật giáo chỉ có được khi và chỉ khi hạn chế, triệt tiêu những hiện tượng tiêu cực phát sinh từ việc xuất hiện đông khách vào thời điểm chính hội hoặc quá vắng khách lúc trái vụ dẫn tới những độ trễ lệch nhất định trong đáp ứng nhu cầu đi liền với các hiện tượng đeo bám, chèo kéo, cướp giật, sả thải bừa bãi mất vệ sinh môi trường... Những yếu tố đó có tác động tiêu cực ngược trở lại làm phương hại đến quá trình hình thành và định vị thương hiệu điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch. Do tính chất thương mại hóa đối với hoạt động của nhà chùa chỉ giới hạn ở phạm vi nhất định vì vậy nhà chùa không đặt vấn đề phát triển thương hiệu trở thành yếu tố trọng tâm mà mục tiêu chính yếu là thỏa nguyện mục đích đến với cửa Phật của phật tử, cộng đồng địa phương và du khách. Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với văn hóa Phật giáo trở thành thương hiệu sẽ có ý nghĩa ở tầm cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia. Một vài gợi ý về sản phẩm du lịch gắn với Phật giáo Xứ Đông Xứ Đông là trung tâm của văn hóa Phật giáo ở nước ta với hệ thống di sản văn hóa Phật giáo vô cùng dày đặc, phong phú và hấp dẫn có thể kể tên những địa danh gắn với những ngôi chùa như: Yên Tử (Quảng Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Hàm Long Phúc Lâm, Hải Ninh, Nguyệt Quang, Phổ Chiếu, Tường Long (Hải Phòng)... Vậy sản phẩm du lịch đến các điểm đến là di sản văn hóa Phật giáo Xứ Đông cần có những nét đặc sắc gì? Những gợi ý dưới đây tập trung vào những nỗ lực khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Xứ Đông, mà không đề cập khía cạnh kinh doanh du lịch thuần túy (không đặt vấn đề tăng thu hút lượng khách mà chú trọng thoả mãn nhu cầu của khách được thỏa nguyện khi đến cửa Phật). Trước hết, tiến hành quy hoạch cụ thể điểm du lịch quốc gia Yên Tử, Côn Sơn-Kiếp Bạc và các điểm du lịch khác, tuyệt đối lấy giá trị văn hóa Phật giáo là yếu tố trung tâm, yếu tố hấp dẫn chính của quy hoạch; xác định văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo là mục đích chính của du khách để quy hoạch tổ chức không gian du lịch điểm đến và thiết kế các chi tiết sản phẩm du lịch đáp ứng đúng nhu cầu đó. Ví dụ nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực Yên Tử có sách giới thiệu về lịch sử Phật giáo Thiền phái Trúc lâm gắn với Phật Hoàng Trần Nhân Tông... Thứ hai, hình thành các tuyến du lịch, xây dựng các chương trình du lịch đến Yên Tử, đến Công Sơn-Kiếp Bạc, Đền Cửa Ông và kết nối với các đền chùa ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Đồng thời kết nối với các điểm đến khác như Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ vào những thời kỳ thấp điểm, mùa hè. Thứ ba, nghiên cứu, trùng tu, phục dựng, bảo quản gìn giữ những giá trị di sản văn hóa Phật Giáo; biên tập và diễn giải những giá trị lịch sử Phật giáo gắn với những danh nhân và văn hóa bản địa làng xã, những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chò trơi, tích truyện dân gian... Tất cả những yếu tố đó xây dựng thành tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn tìm hiểu, quảng bá cho điểm đến với những giá trị văn hóa Phật giáo đặc sắc. Thứ tư, khuyến khích các tăng ny, phật tử hoạt động tích cực hướng tới mang đến những giá trị chân thiện mỹ cho du khách; các hoạt động làm gương cho quần chúng noi theo về tư duy và hành vi theo đạo đức Phật giáo trong quan hệ giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt thích hợp với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với các hoạt động thiền, yoga và tu luyện... Hình thành những bài, sách hướng dẫn phương pháp tự tu tại gia, tự thiền...giúp cho người ta tìm thấy giá trị cực lạc, từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo; Thứ năm, Hướng cho cộng đồng dân cư địa phương hưởng ứng làm theo, sống tốt đời đẹp đạo hướng thiện thông qua chính các hoạt động cung cấp dịch vụ: kinh doanh có đạo đức (không chộp giật, chèo kéo, 5/1/2016 Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin 6/6 đeo bám, lừa đảo), giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, yêu quý và tận tâm với khách hành hương; tự hào, tôn vinh về nếp sống văn hóa đầy chất nhân văn do Phật giáo mang lại cho địa phương. Kết luận Văn hóa Phật giáo Xứ Đông nói riêng và Việt Nam nói chung để lại trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc với những giá trị vô cùng đặc sắc và hấp dẫn du lịch. Hàng năm, du khách thập phương hành hương đến với cửa Phật ngày càng nhiều; nhiều hoạt động đón tiếp và phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, chu đáo hơn. Với sự đóng góp tích cực của các tăng ny, phật tử mà hoạt động du lịch ngày càng hoàn thiện cả về khía cạnh người cung cấp dịch vụ và cả đối với du khách tiếp nhận được những giá trị tinh hoa từ văn hóa Phật giáo mang lại. Sản phẩm du lịch độc đáo về văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo do vậy đang hình thành rõ nét và sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam./. TS. Hà Văn Siêu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam Nguồn: Cinet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdi_san_van_hoa_phat_giao_voi_phat_trien_san_pham_du_lich_viet_nam_2346_2002334.pdf
Tài liệu liên quan