Đề thi môn Luật Hành chính

Câu 3 (4 điểm) a) Bà A có hộ khẩu thường trú tại quận C thành phố H, là chủ doanh nghiệp tư nhân Molino chuyên sản xuất, kinh doanh xe đạp điện có trụ sở đặt tại quận D thành phố H. Trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008, doanh nghiệp Molino phát hiện doanh nghiệp Rolet (là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên nhập khẩu kinh doanh xe đạp điện có trụ sở đóng trên địa bàn quận C thành phố H) bán xe đạp điện với giá thấp hơn giá sản xuất tại bất kỳ cơ sở sản xuất nào tại Việt Nam. Bà A đã khiếu nại hành vi bán phá giá nói trên đến Cục quản lý cạnh tranh vào ngày 25 tháng 4 năm 2008, Cục quản lý cạnh tranh ra quyết định giải quyết khiếu nại của bà B trong đó xác nhận doanh nghi9ệp Rolet không bán phá giá. Bà B không đồng ý nên đã khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ thương mại. Bộ trưởng Bộ thương mại đã ra quyết định giải quyết khiếu nại theo đó tiếp tục khẳng định doanh nghiệp Rolet không vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Hỏi: Bà A có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân quận D hay không? Vì sao? b) Bà B bị Chi cục trưởng Chi cục thuế quận X thành phố H xử phạt hành chính và bị truy thu thuế. Bà B được giải quyết khiếu nại lần hai nhưng không đồng ý nên đã khởi kiện vụ án hành chính. - Toà án nhân dân có quyền thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính hay không? Căn cứ pháp lý?

docx94 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi môn Luật Hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp, chính sách các tổ chức xã hội chủ động đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những quyết định, nghị định, và những văn bản khác của Chính phủ. Ðối với những quyết định quản lý Nhà nước liên quan đến lợi ích và hoạt động của tổ chức xã hội thì cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội. Ví dụ : Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ vì lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động (phần 2 điều 5 Luật Công đoàn). Pháp luật, nước ta quy định nhiều tổ chức xã hội có quyền trình dự án luật. Song song với điều này các tổ chức đó có thể đưa ra dự thảo của mình và tham gia tích cực vào quá trình thảo luận các dự án luật, các dự án văn bản khác. 3. Sự hợp tác trong lĩnh vực thực hiện pháp luật : Trên thực tế, các cơ quan quản lý Nhà nước thu hút các tổ chức xã hội để thảo luận và tìm ra các biện pháp tối ưu trong việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý cũng như thi hành pháp luật. Các tổ chức xã hội như Công đoàn và Ðoàn thanh niên đóng vai trò to lớn trong việc phát động các phong trào quần chúng, tuyên truyền trong nội bộ tổ chức đường lối, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các buổi dạ hội, hội thảo, trao đổi khoa học về sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ môi trường và các biện pháp nhằm thiết lập trật tự, kỷ luật. Trong các bộ, ngành luôn luôn có sự hợp tác thường xuyên giữa thủ trưởng đơn vị với lãnh đạo các tổ chức xã hội để tìm ra các biện pháp thực hiện tốt các quyết định quản lý, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức xã hội trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam được tham dự các kỳ họp của Chính phủ khi cần thiết. 4. Quan hệ kiểm tra lẫn nhau, mối quan hệ này thể hiện ở hai chiều : - Các tổ chức xã hội kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước. - Các cơ quan Nhà nước kiểm tra sự hợp pháp trong việc thành lập, hoạt động của các tổ chức xã hội. Trong các quan hệ kiểm tra, các cơ quan Ðảng có vai trò quan trọng trong kiểm tra việc thực hiện đường lối của Ðảng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước cũng như kiểm tra các Ðảng viên làm việc trong các cơ quan đó. Vai trò của công đoàn trong việc kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước được thể hiện trong các lĩnh vực bảo hiểm lao động, bảo vệ các quyền lao động của công nhân, viên chức, tính hợp pháp trong việc xử lý kỷ luật công nhân, phân hối nhà ở, quỹ phúc lợi. Ðặc biệt, các tổ chức công đoàn có quyền yêu cầu những cơ quan Nhà nước và người có chức vụ tạm ngừng hoạt động không an toàn lao động nếu trong quá trình kiểm tra xét thấy nguy hiểm cho tính mạng công nhân. Các tổ chức xã hội khác cũng thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong phạm vi liên quan đến tổ chức mình. Ví dụ: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam kiểm tra chế độ, chính sách đối với phụ nữ trong các xí nghiệp, cơ sở, trường học và đưa ra kiến nghị với thủ trưởng đơn vị. Các tổ chức thanh tra nhân dân ở cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng trong kiểm tra việc thực hiện pháp luật của những người có chức vụ và nhân viên Nhà nước, chống các biểu hiện quan liêu, hống hách, cửa quyền. Các tổ chức này cùng với Thanh tra Nhà nước giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong một số trường hợp, các cơ quan Nhà nước cùng với tổ chức xã hội tiến hành kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước. Ðiều này giúp cho các cơ quan Nhà nước khắc phục ngay những thiếu sót của mình, góp phần làm trong sạch, lành mạnh hóa bộ máy Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước cũng kiểm tra tính hợp pháp trong hoạt động của các tổ chức xã hội. Theo pháp luật, cơ quan nào có thẩm quyền cho phép tổ chức xã hội hoạt động thì kiểm tra tính hợp pháp của chúng. Song, không can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội với các cơ quan quản lý Nhà nước còn thể hiện ở chỗ. - Những người đứng đầu có các đoàn thể nhân dân được mời dự các phiên họp của các cơ quan Nhà nước khi bàn các vấn đề có liên quan. - Các cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ và viên chức Nhà nước. - Các cơ quan Nhà nước thông báo tình hình mọi mặt của cả nước, hay địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Như vậy, sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội rất đa dạng, phong phú. Phát huy tốt các mối quan hệ giữa chúng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội, dân chủ hóa trong quản lý Nhà nước. V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tổng thể các quyền và nghĩa vụ do nhà nước quy định cho các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước tạo thành quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội được nhà nước quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp, luật công đoàn, pháp lệnh tổ chức luật sư, pháp lệnh thanh tra... các quyền và nghĩa vụ này phát sinh bên ngoài tổ chức, xác định địa vị pháp lý cũng như năng lực chủ thể để các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những quyền và nghĩa vụ được quy định trong quy chế pháp lý hành chính của chúng là những quyền và nghĩa vụ mang tính pháp lý khác với các quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ của tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội khác nhau thì có quy chế pháp lý hành chính khác nhau. Sự khác biệt về quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí vai trò và phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Tuy vậy, các tổ chức xã hội (các tổ chức tự nguyện) đều có những quyền và nghĩa vụ sau: - Tham gia vào việc dự thảo các dự án pháp luật về các vấn đề có liên quan tới tổ chức mình trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, ban hành. - Phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc soạn thảo và ban hành các văn bản chung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ chức. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động. - Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. - Ðại diện cho đoàn viên, hội viên tham gia với cơ quan nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên. -------------------------------------------- CÂU HỎI 1. Thế nào là tổ chức xã hội? Thông qua các đặc điểm của tổ chức xã hội, hãy phân biệt chúng với cơ quan nhà nước? 2. Hãy phân loại các tổ chức xã hội ở nước ta? Theo anh (chị), loại tổ chức xã hội nào nằm trong cơ cấu quyền lực chính trị? 3. Nêu các quan hệ giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước? ________________________________________ Bài 7 QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM - NGƯỜI NƯỚC NGOÀI - NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH I. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN. 1. Khái niệm quốc tịch và công dân. 2. Quy chế pháp lý hành chính của công dân ở nước ta. 3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. II. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH. 1. Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch. 2. Cơ sở pháp lý và đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch. 3. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. __________________________________________________ ________________ I. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN 1. Khái niệm quốc tịch và công dân * Quốc tịch: là trạng thái pháp lý xác định quan hệ giữa những cá nhân một người với một nhà nước nhất định. Trạng thái pháp lý này cho phép xác định người nào đó là công dân của một nước nào đó. ở đây có mối liên hệ tương hỗ. Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Từ việc xác định này, công dân của một quốc gia được hưởng chủ quyền của nhà nước đó và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài. Nhà nước bằng pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản cho những cá nhân con người có quốc tịch của nước mình. Cá nhân mang quốc tịch phải tuân thủ pháp luật của nhà nước, làm nghĩa vụ trước nhà nước. Nhà nước bảo đảm quyền tự do, danh dự cho cá nhân mang quốc tịch của nước mình. Cá nhân mang quốc tịch của nước nào thì được gọi là công dân của nước đó. Ðiều 49-Hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam[1]. Như vậy, mối liên hệ pháp lý của một người đối với một nhà nước xuất hiện từ khi người đó sinh ra và kết thúc khi người đó chết đi. Cũng như các quan hệ pháp luật hành chính khác, cơ sở phát sinh, thay đổi và chấm dứt QHPL HC đối với của một bên chủ thể là công dân đòi hỏi phải có 3 yếu tố: 1. QPPL hành chính; 2. Sự kiện pháp lỳ hành chính; 3. Năng lực chủ thể hành chính bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính; ¨ ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác chứa đựng những QPPL hành chính tương ứng. Nhà nước một mặt quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho công dân, mặt khác tăng cường tạo ra những điều kiện cần thiết để công dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó. Công dân sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể trong đó có các quan hệ pháp luật hành chính. ¨ Yếu tố "sự kiện pháp lý" để phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân và những chủ thể đại diện cho nhà nước có thể thuộc trong các trường hợp sau: * Sự kiện pháp lý phi ý chí (sự biến): Các ví dụ dễ thấy là trường hợp công dân sinh ra hoặc chết đi. Các sự kiện này sẽ làm phát sinh QHPL hành chính tương ứng (khai sinh), hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính (khai tử). * Sự kiện pháp lý có ý chí: - Khi công dân sử dụng quyền của mình; - Khi công dân thực hiện nghĩa vụ của mình; - Khi quyền và lợi ích của công dân bị xâm hại, nhà nước đứng ra khôi phục và bảo vệ các quyênử đó. - Khi công dân không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước; ¨ Muốn tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, công dân phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. + Năng lực pháp luật hành chính của công dân là khả năng công dân có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước. + Năng lực hành vi hành chính của công dân là khả năng công dân bằng hành động của mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Trên thực tế, các trường hợp quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện có thể do sáng kiến của công dân hoặc được thực hiện trên cơ sở quyết định đơn phương của nhà nước. 2. Quy chế pháp lý hành chính của công dân ở nước ta a. Sự phát triển của quy chế pháp lý hành chính của công dân qua các giai đoạn phát triển của đất nước Ðể lý giải về căn nguyên của quyền lực nhà nước CHXHCN Việt nam, điều 2, Hiến pháp Việt nam 1992[1] xác định: "Nhà nước CHXHCN Việt nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tâtỳ cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". Theo đó, mối quan hệ giữa nhà nước và bộ máy nhà nước đối với nhân dân có thể được trình bày như sau: Quy chế pháp lý hành chính của công dân ở nước ta có quá trình phát triển tương ứng với các giai đoạn phát triển của đất nước. Cơ sở pháp lý của quy chế pháp lý hành chính của công dân nói lên địa vị pháp lý của công dân trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Hiến pháp 1992 đã kế thừa và phát triển các bảng Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và đã dành chương 5 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trên cơ sở những quy định chung của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm cụ thể hóa những quy định chung về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong điều kiện hiện nay, để mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta có kế hoạch từng bước sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định hiện hành về quyền và nghĩa vụ của công dân. b. Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân * Khái niệm: Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. * Ðặc điểm: - Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. - Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do hiến pháp quy định. Quyền và nghĩa vụ của công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định chặt chẽ của pháp luật. - Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, nghề nghiệp, tín ngưỡng. - Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời[1]. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Ðiều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân. Hơn nữa, trên thực tế có những quyền gắn chặt với nghĩa vụ và rất khó để định ra ranh giới giữa chúng. Quyền bầu cử là một ví dụ đơn cử. - Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất. Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công dân khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân để đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước. 3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước Phạm vi nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân rất rộng và bao gồm tất cả các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Cơ sở pháp lý của các quyền và nghĩa vụ này được quy định trong hiến pháp 1992, các văn bản luật và một số văn bản dưới luật. Nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ này bao gồm: a. Các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực quản lý hành chính - chính trị ¨ Quyền: - Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Ðiều 53-hiến pháp 1992); - Quyền bầu cử và ứng cử (Ðiều 54-hiến pháp 1992); - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Ðiều 69-hiến pháp 1992); - Quyền khiếu nại tố cáo (Ðiều 74-hiến pháp 1992); - Quyền bình đẳng trước pháp luật (Ðiều 52-hiến pháp 1992); - Quyền tự do cư trú và tự do đi lại ở trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (Ðiều 68-hiến pháp 1992); - Quyền tự do tín ngưỡng (Ðiều 70-hiến pháp 1992); - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Ðiều 71-hiến pháp 1992); - Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở (Ðiều 73-hiến pháp 1992); ¨ Nghĩa vụ: Bên cạnh các quyền này, công dân còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau - Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Ðiều 79-hiến pháp 1992); - Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc (Ðiều 76-hiến pháp 1992); - Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc (Ðiều 77-hiến pháp 1992); - Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng (Ðiều 78 -hiến pháp 1992); b.Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực kinh tế - Quyền và nghĩa vụ lao động (Ðiều 55 -hiến pháp 1992); - Quyền được hưởng lương và được nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hộ lao động, chế độ nghỉ ngơi, làm việc...(Ðiều 56-hiến pháp 1992); - Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Ðiều 57-hiến pháp 1992); - Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Ðiều 58-hiến pháp 1992); - Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật (Ðiều 62-hiến pháp 1992); Song song với các quyền của công dân trong lĩnh vực kinh tế thì công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. a. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực văn hóa xã hội - Quyền và nghĩa vụ học tập (Ðiều 59-hiến pháp 1992); - Quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác (Ðiều 60-hiến pháp 1992); - Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe và nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng. - Quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước; - Quyền của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ. - Nghĩa vụ bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. (Vấn đề "giá vé" khi vào khu vui chơi, giải trí hoặc khu du lịch) II. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài người không quốc tịch là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trước nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hành chính nhà nước. 1. Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch * Người nước ngoài: Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Do chính sách mở cửa của nước ta hiện nay nên số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành: - Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú không thời hạn ở Việt Nam; - Người nước ngoài tạm trú tức là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Ví dụ cho trường hợp này là người nước ngoài vaò Việt nam để thực hiện các dự án đầu tư, thực hiện hợp đồng, hợp tác về kinh tế, cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, liên hiệp quốc, người nước ngoài đang học tập, chữa bệnh vv; - Ngoài ra, còn có những trường hợp người nước ngoài quá cảnh, người nước ngoài nhập cảnh nhưng thời gian lưu ở Việt Nam không quá 48 tiếng; hoặc người nước ngoài mượn đường vào Việt nam không quá 3 ngày (72 tiếng) vv... * Người không quốc tịch: là người không có quốc tịch bất kỳ quốc gia nào, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Những trường hợp không có quốc tịch có thể do: - Mất quốc tịch cũ mà chưa có quốc tịch mới; - Luật quốc tịch ở các nước mâu thuẫn với nhau; - Cha mẹ mất quốc tịch hoặc không có quốc tịch thì con sinh ra cũng có thể không có quốc tịch; ởớ nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người không quốc tịch. Họ đều được quyền cư trú và làm ăn sinh sống, đều chịu sự tác động của cùng một quy chế pháp lý hành chính. 2. Cơ sở pháp lý và đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch ("có thời hạn hoặc không có thời hạn" làm ăn, sinh sống học tập ở Việt nam) * Cơ sở pháp lý: - Hiến pháp 1992 (Tập trung chủ yếu ở Ðiều 81, 82); - Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21/2/1992; - Nghị định số 04 ngày 18/01/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; - Pháp lệnh ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993... * Ðặc điểm: - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch; người không quốc tịch chỉ phải chịu sự tài phán của pháp luật Việt Nam; - Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp; - Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn so với công dân Việt Nam. Ví dụ: Họ không được hưởng quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước; trong một số trường hợp nhất định họ bị giới hạn phạm vi cư trú, đi lại, họ không phải gánh vác nghĩa vụ quân sự... 3. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam Người nước ngoài, người không quốc tịch phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Việt Nam. Họ không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người nước ngoài, người không quốc tịch có công với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Theo luật thực định Việt nam, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài, người không quốc tịch chứa đựng các vấn đề cơ bản sau: a) Vấn đề thường trú - Trong thời hạn 48 tiếng kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng kí cư trú (thường trú) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi đăng kí thường trú là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an nơi thường trú. - Ðối với người dưới 14 tuổi sống chung với cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người nước ngoài thường trú tại Việt nam được cha hoặc mẹ đỡ đầu khai chung vào bản khai thường trú. - Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ thủ tục hợp lệ, Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh cấp giấy chứng nhận thường trú. Trường hợp người nước ngoài muốn đăng kí, thay đổi địa chỉ, nghề nghiệp đã đăng kí hoặc thay đổi nơi thường trú phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi cư trú. - Giấy chứng nhận thường trú có giá trị không thời hạn chỉ được cấp cho người có đủ các yêu cầu luật định và phải từ đủ 14 tuổi trở lên. b) Vấn đề tạm trú - Người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt nam khi có đăng kí tạm trú phù hợp với mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt nam. Thời hạn tối đa được chứng nhận tạm trú là 12 tháng; - Người nước ngoài có thể đi lại không phải xin phép trong phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc các địa phương khác nếu mục đích đi lại phù hợp với mục đích tạm trú. - Người nước ngoài chỉ có thể đi vào nơi cấm người nước ngoài cư trú khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ¨ Ðối với người nước ngoài là thành viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự, các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, của Liên Hiệp Quốc tại Việt nam (kể cả người nước ngoài là thành viên gia đình sống chung với họ tại Việt nam) và những người nước ngoài khác được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của Chính phủ Việt nam được qui định như sau: - Bộ ngoại giao có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tạm trú. Trường hợp huỷ bỏ chứng nhận tạm trú được thực hiện thông qua con đường ngoại giao. Họ đi lại, hoạt động theo hướng dẫn của Bộ ngoại giao phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia kí kết hoặc thừa nhận. ¨ Ðối với việc quá cảnh, người nước ngoài mượn đường Việt nam: phải tuân theo qui định về nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh của Việt nam. ¨ Các người nước ngoài thuộc đối tượng khác: + Ðối với người nước ngoài vào làm việc với cơ quan, tổ chức Việt nam thì cơ quan, tổ chức Việt nam tổ chức đi lại, hoạt động và thông báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. + Ðối với người nước ngoài vào Việt nam du lịch thì tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế của Việt nam có trách nhiệm đưa đón, hướng dẫn theo hành trình du lịch c) Vấn đề không được cấp thị thực xuất nhập cảnh: có thể thuộc 1 trong các trường hợp sau - Người xin cấp thị thực cố ý sai sự thật khi làm thủ tục; - Người xin thị thực vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt nam trong lần nhập cảnh trước; - Vì lý do bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh; - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia d) Vấn đề trục xuất và việc áp dụng các chế tài khác ¨ Người nước ngoài có thể bị trục xuất nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau: - Có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia; - Ðã bị Toà án Việt nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt; - Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt nam ¨ Người nước ngoài bị trục xuất phải rời khỏi Việt nam theo thời hạn ghi trong lệnh trục xuất. Trong trường hợp không tự nguyện chấp hành lệnh trục xuất thì họ có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất. ¨ Việc trục xuất hoặc các biện pháp chế tài khác đối với người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao được luật pháp Việt nam ghi nhận phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt nam đã kí kết hoặc tập quán quốc tế mà Việt nam đã tham gia. ¨ Tổ chức nước ngoài tại Việt nam, người nước ngoài tại Việt nam vi phạm qui định về pháp luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường vv thì bị xử phạt theo qui định của pháp luật Việt nam. ¨ Người gian dối, giả mạo giấy tờ để nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại trái phép hoặc vi phạm qui định về nhập xuất cảnh, quá cảnh, mượn đường tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. e) Vấn đề lao động và nghề nghiệp - Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự lưa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước ngoài không được thực hiện là: + Nghề cho thuê nghỉ trọ; + Nghề khắc con dấu; + Nghề in và sao chụp; + Nghề sản xuất và sửa chửa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn; + Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ; + Nghề giải phẫu thẩm mỹ Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài, người không quốc tịch phải được cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý ngành nghề đó chấp thuận. f) Vấn đề cư trú - Ðược quyền cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. g) Vấn đề y tế và giáo dục - Ðược quyền học ở các trường học Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học và trên đại học trừ một số trường hoặc một số ngành liên quan tới an ninh quốc phòng; - Ðược khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam; h) Vấn đề các quyền khác về xã hội - Có quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Ðược nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. - Có nghĩa vụ lao động công ích và được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân trong các cơ quan nhà nước thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được hưởng các khoản trợ cấp như công nhân viên chức Việt Nam; ------------------------------------------------------ CÂU HỎI 1. Cơ sở để xác định công dân Việt nam? ở nước ta có thừa nhận một người có từ hai quốc tịch trở lên hay không? 2. Cơ sở lý luận của qui chế pháp lý hành chính công dân ở nước ta? Theo anh (chị) cơ sở lý luận này có được thực hiện tốt trên thực tế chưa? Tại sao? 3. Nói công dân là "chủ thể của quản lý cơ bản nhất" có đúng không? Nêu mục đích của quan hệ pháp luật hành chính tư? 1. QL nhà nước và HC nhà nước là một. Có thể hiểu theo nghĩa rộng & nghĩa hẹp, theo nghĩa rộng bao gồm tư pháp, hành pháp, lập pháp. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ -> nhà nước quản lý theo nghĩa rộng từ cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, quản lý nhà nước bao gồm cả hành chính nhà nước. Chức năng chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước là thực thi quyền hành pháp. Do đó nếu xét ở nghĩa hẹp thì cả hai là một tuy nhiên nghĩa rộng thì sai. QL nhà nước và HC nhà nước theo nghĩa hẹp là một -> đúng. 2. HC nhà nước là hoạt động điều hành được tiến hành chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Sai, HC nhà nước bao gồm cả chấp hành và điều hành, điều hành trên cơ sở của chấp hành, giải quyết trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước. HC nhà nước là hoạt động chấp hành & điều hành được tiến hành chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước -> đúng. 3. Hoạt động hành chính nhà nước mang tính tổ chức - điều chỉnh tích cực là chủ yếu, do vậy nó không bao gồm các hoạt động có tính bảo vệ pháp luật. P.58 Đề ra các biện pháp chỉ đạo trực tiếp thực hiện các mục tiêu a,b,c... Ví dụ như việc tổ chức phân loại di tích, đề ra mục tiêu bảo vệ di tích -> tổ chức - điều chỉnh tích cực. Ngoài ra còn tính bảo vệ pháp luật, bảo vê lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân. Cụ thể đối với đối tượng viện kiểm sát, tòa án -> chức năng bảo vệ là chủ yếu rõ ràng. Tuy nhiên cô quan hành chính nhà nước, trong quá trình điều hành quản lý, thì các cơ quan nhà nước đối diện với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính nhà nước, thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền phải xử lý các vi phạm pháp luật -> mang tính tiêu cực. Hoạt động bảo vệ pháp luật là thứ yếu chứ không phải không có. Ví dụ như giải quyết khiếu nại tố cái, khi CQNN ra quyết định nhằm bảo vệ pháp luật. 4. Hoạt động hành chính nn mang tính chủ động, sáng tạo tuyệt đối Sai, => "không thể chủ động, sáng tạo ra ngoài phạm vi, khuôn khổ pháp luật". 5. Luật HC chỉ sử dụng phương pháp mệnh lệnh để điều chỉnh các QHXH phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều hành. (P.106) ngoài ra còn phương pháp thỏa thuận. Chủ yếu thì luật HC sử dụng chủ yếu pp quyền uy, phục tùng trong các quan hệ từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cơ quan quan lý với đối tượng bị quản lý... PP thỏa thuận -> nhưng trong hành chính thì thỏa thuận tương đối. 6. Tất cả các QHPL hành chính đều mang tính bất bình đẳng. Sai -> có phương pháp thỏa thuận 7. Các bên tham gia QHPL hành chính bao giờ cũng có sự lệ thuộc về mặt tổ chức. Không phải bao giờ cũng có sự lệ thuộc về mặt tổ chức ví dụ như anh cảnh sát giao thông với người có hành vi vi phạm pháp luật, bởi 2 bên không hề quen biết với nhau, nhưng anh ta có quyền ra quyết định xử phạt,.. Thí dụ thanh tra sở y tế có quyền thanh tra kiểm sát người kinh doanh thực phẩm, sở ý tế là chủ thể quản lý đối tượng là người kinh doanh thực phẩm. -> một bên mang quyền lực nhà nước và một bên phải tùng quyền lực nhà nước -> nhưng không cần phụ thuộc vào tổ chức 8. Luật HC điều chỉnh cả các QHXH phát sinh trong hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội. S, các tổ chức xã hội không mang trong mình quản lý nhà nước, chỉ quản lý nội bộ, xã hội mà thôi. 9. Các tổ chức xã hội có thể trở thành chủ thể của QHPL hành chính. Đúng, khi họ được trao quyền thì họ trở thành chủ thể quản lý. 10. Quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành bao giờ cũng có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Sai, đạo luật thủ đô hoặc pháp lệnh thủ đô chỉ có hiệu lực với thủ đô mà thôi. Nghị định của chính phủ chỉ hiệu chỉnh địa giới một xã nào đó... 11. Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam là nguồn của Luật hành chính. Sai, bám vào khái niệm nguồn -> các văn bản qui phạm luật hành chính, còn nghị quyết của đảng là do tổ chức chính trị xã hội. 12. Chủ thể của Luật hành chính bao giờ cũng là chủ thể của QHPL hành chính. Sai. các cơ quan quản lý nhà nước -> trở thành chủ thể khi có năng lực chủ thể (pl & hành vi) và tham gia vào quan hệ xã hội. 13. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều là nguồn của Luật hành chính. Sai, VBQP PL phải chức đựng QPPL hành chính. Tất cả hoặc mọi -> sai, nêu ra một ngoại lệ là có ý nghĩa ngay, càng nhiều ngoại lệ càng tốt. 14. Không phải tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hai chiều trực thuộc. Cùng một lúc trực thuộc 2 chiều dọc và ngang. Chính phủ là cơ quan cháp hành của quốc hội -> cùng cấp theo chiều ngang. Chính phủ không thuộc ai. Sai 15. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính là hình thức hoạt động hành chính nhà nước chủ yếu nhưng chỉ được thực hiện bởi một số chủ thể quản lý mà thôi. Ban hành văn bản QPPL chỉ một số chủ thể quản lý mà thôi: chính phủ, thủ tướng chính phủ, bộ trưởng hay các cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp,... Giám đốc sở không có quyền bàn hành văn bản QPPL 16. Mọi hình thức hoạt động hành chính nhà nước mang tính pháp lý đều thể hiện bằng văn bản. Sai, các hình thức quản lý: 3 loại : mang tính pháp lý (ban hành VBQPPL và áp dụng QPPL), ít mang tính pháp lý (mang tính pháp lý nhưng không cao -> không kết thúc bằng việc dừng phương tiện để kiểm tra phương tiện... 17. Phương pháp hành chính là pp đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước. Đúng, nội dung của pp hành chính là việc đưa ra các mệnh lệnh hành chính trực tiếp -> tác động trực tiếp và áp đặt ý chí lên... 18. Chỉ có các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động hành chính nhà nước. Sai, ngoài ra các cơ quan nhà nước khác : tiến hành quản lý nội bộ, tổ chức cá nhân trao quyền cũng có hoạt động hành chính ... 19. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ngoài cơ quan hành chính nhà ứước cũng có các cơ sở trực thuộc, ví dụ : trường bồi dưỡng .. trực thuộc viện kiểm sát tối cao 20. Bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành được giao trong phạm vị cả nước. Sai, bộ quản lý ngành và bộ quản lý lĩnh vực Đề thi môn Luật Tố tụng hành chính Lớp : TM31A Thời gian: 60' sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật  Câu 1: (3đ) Trình bày cơ sở của quyền khợi kiện, từ đó chỉ ra sự khác biệt về nghĩa vụ chứng minh khi người khởi kiện khiếu kiện quyết định hành chính áp dụng đối với họ và khi người khởi kiện khiếu kiện quyết định hành chính áp dụng đối với người khác. Câu 2: (4đ) các nhận định trên đúng or sai? giải thích? a. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính có thể được giải quyết trước khi thụ lý vụ án. b. VKS ko có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đối với quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong TH quyết định đình chỉ vụ án đó được tòa án đưa ra trong giai đoạn phúc thẩm. c. Chỉ tòa án nào đang giải quyết vụ án hành chính mới có quyền xác minh thu thập chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án đó. d. Người khởi kiện chỉ có thể khởi kiện quyết định hành chính áp dụng đối với chính họ. Câu 3: (3đ) Bà R có hộ khẩu thường trú tại quận C tp H, là chủ doanh nghiệp tư nhân M có trụ sở đặt tại quận D, tp H. Ngày 1/3/2K8 doanh nghiệp M bị chi cục trưởng chi cục thuế quận D xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. Bà R đã khiếu nại vào ngày 25/5/2K8. Việc khiếu nại đã được thụ lý vào ngày 10/6/2K8 nhưng đến ngày 10/7/2K8 khiếu nại vẫn ko được giải quyết. Bà R khởi kiện vụ án hành chính tại TAND quận D vào ngày 11/6/2K8. a. Phân tích cơ sở pháp lý của việc thụ lý (hoặc ko thụ lý) vụ án. B. giả sử sau khi thụ lý nhưng chưa đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, người bị kiện ra quyết định rút lại toàn bộ quyết định xử phạt bị khiếu kiện để xử lý lại vụ việc theo đúng thủ tục xử phạt. Hỏi trong TH này, tòa án xử lý như thế nào thì đúng pháp luật. Đề thi môn Luật tố tụng hành chính lớp QT31B Lớp QT31B Thời gian: 75 phút Được use tài liệu I. Lý thuyết: 1. Phân tích thủ tục “tiền tố tụng”. Cho một ví dụ về việc tòa án đã thụ lý vụ án sai do việc khởi kiện không đáp ứng điều kiện tố tụng. 2. Câu hỏi nhận định đúng hay sai. Giải thích. A. Tòa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. B. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm. C. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể được quyết định áp dụng trước khi thụ lý vụ án. D. Nếu không đồng ý với quyết đinh trả lại đơn kiện của Tòa án, người khởi kiện có thể kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. E. Tòa án chỉ áp dụng các quy định pháp luật đang có hiệu lực để giải quyuết vụ án. F. Trong mọi trường hợp, người tiến hành tố tụng bị thay đổi tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa để chờ chánh án tòa án hoặc viện trưởng viện kiểm sát cử người thay thế. II. Bài tập: 1. Ông A là trưởng phòng văn hóa thông tin huyện, nhận được quyết định kỷ luât số 023/KL-VHTT buộc thôi việc đối với ông ngày 15/6/2006. Ngày 20/6/2006 ông khiếu nại. Ngày 28/6/2006 ông nhận được quyết định trả lời là giữ nguyên quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Ngày 20/7/2006 ông A khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án đã thụ lý ngày 25/7/2006. Ngày 30/7/2006 người bị kiện ra quyết định hủy bỏ quyết định số 023/KL-VHTT. Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì đối tượng khiếu kiện không còn. Sau đó, ông A đã kháng cáo,. Trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào? Vì sao? 2. Anh Nguyễn Văn Hoằng làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được thay đổi tên. Yêu cầu của anh Hoằng bị từ chối. Anh Hoằng đã khởi kiện vụ án hành chính theo đúng thủ tục. Sau khi vụ án được thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm, anh Hoằng qua đời. Bố của anh Hoằng làm đơn gửi tòa án yêu cầu được kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Tòa án sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên. Vì sao. . Khi xét xử ST, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn phiên tòa. S/ vẫn có các trhợp đương sự vắng mặt ,TA vẫn tiến hành XX ,theo điểm a,b,c K5Đ43PL.  2. Hành vi HC là đối tượng xét xử HC của TAND không phải chỉ được thực hiện bởi cơ quan HC nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan HC nhà nước. S/ HVHC phải do cơ quan NN ,K2Đ4 PL (?).Tuy có thể có trong qui định khác ,K22 Đ11PL. 3. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định HC, hành vi HC. S/ có các trhợp người KK ,kg hề bị xâm hại ,vì họ chỉ là đại diện ,Đ19-21PL. 4. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở giai đoạn xét xử ST. S/ việc kế thừa ở bât kỳ giai đoạn nào ,K3Đ28PL.  5. Khi được TA yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án, cá nhân, tổ chức được yêu cầu dù cung cấp hay không cũng phải trả lời TA bằng văn bản và nêu rõ lý do. S/ phải nộp cho TA văn bản về ý kiến, K3Đ37PL. Đây cũng là nghiã vụ, điểm A K3Đ20PL. 6. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án HC. Đ/ HTND là thành viên HĐXX, kg có HTND thì phiên toà kg có hoặc phải hoãn, K2Đ45PL. 7. Mọi vụ án HC đều phải qua hai cấp xét xử vì đây là nguyên tắc của TTHC. S/ tuy là nguyên tắc, K1Đ11 luật TCTAND, nhưng kg có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì kg cần qua cấp xét xử phúc thẩm. 8. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, TA bắt buộc phải mở phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm. S/ còn tuỳ thuộc vào các đkiện trong Đ61PL. 9. TA có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án HC. Đ/ trong một số trưòng hợp có thể dùng PL khác, thí dụ luật DS( bồi thường ngoài HĐ), luật đất đai ?( đền bù giải toả). (xem sách GiáoTrình trang 38 ). 10. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi kiện nộp đơn kiện. S/ thời điểm theo từng trường hợp cụ thể, K2Đ30PL. 11. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong 1 vụ án. Đ/ theo K2Đ23PL, miễn là quyền lợi kg đối lập nhau. 12. TAND cấp Tỉnh không có quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm. S/ vẫn có quyền XX , K2 Đ70PL. 13. TAND cấp Tỉnh phải thụ lý xét xử theo trình tự phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm của TAND cấp Huyện bị kháng cáo, kháng nghị. S/ TA cấp trên trực tiếp xử lại VA ST của cấp dưới ,nhưng phải tuân thủ các đkiện theo Đ61PL. 14. Trong vụ án HC người khởi kiện có thể không phải là đối tượng áp dụng QĐHC bị khiếu kiện. Đ/ do người KK bị ảnh hưởng quyền lợi dù kg bị áp dụng QĐHC. Thí dụ:QĐ đặt tên DN bị trùng lắp hoặc giấy phép xây dựng lấn kg gian xung quanh. 15. Viện kiểm sát khởi tố vụ án HC không phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, phúc thẩm. Đ/ tiền tạm ứng án phí do người KK nộp, Đ32PL.VKS chỉ thực hiện thủ tục khởi tố(kg khởi kiện). 16. Cán bộ công chức nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khởi kiện tại tòa hành chính. S/ chỉ CBCCNN bị kỷ luật buộc thôi việc, từ vụ trưởng trở xuống, mới có quyền KK tại THC, K4Đ2PL hoặc Đ55LKNTC. 17. Chuẩn bị xét xử là giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa. Đ/ đây là phần quang trọng của TT giải quyết vụ án tại TA cấp sơ thẩm(ĐC248) để chuẩn bị xét xử, chương VII PL( xem sách ĐềCương trang 249). 18. Nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm, các bêncó quyền kháng cáo để yêu cầu xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. S/ theo đkiện của Đ67PL. 19. Đối với mọi phiên tòa HC sơ thẩm thì phải có mặt đương sự. S/ có thể vắng mặt, Đ43PL( xem ĐC259) 20. TA phải đình chỉ vụ án nếu đương sự đã được triệu tập 3 lần đều không có mặt. S/ chỉ đính chỉ VA theo K4Đ43PL, triệu tập lần 2 21. Các vụ án HC mà đối tượng áp dụng QĐHC là người chưa thành niên đều phải có luật sư tham gia. S/ theo K2Đ21PL: thông qua người đại diện theo PL hay TA cử, kg bắt buộc là luật sư( ngươ bảo vệ quyền , lợi ích của đương sự)  22. Chánh tòa HC đã tham gia xét xử vụ án HC ở cấp phúc thẩm thì không được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm. S/ theo điểm c K2Đ16PL thì thành viênHĐTP được tham gia 23. VKSND có quyền tham gia ở bất kỳ giai đoạn nào của việc xét xử vụ án HC. Đ/ VKS cùng cấp phải tham gia phiên toà, Đ18PL. Tuy nhiên KSV có thể bỉ từ chối hay bị thay đổi, KĐ16PL 24. Người nước ngoài không được là người đại diện tham gia trong vụ án HC. S/ theoK1Đ22 có thể uỷ quyền cho người đại diện nếu thuộc trường hợp PL quy định khác (điểm a K1Đ22PL): người nứơc ngoài có thể tham gia , Đ73PL. 25. Quan hệ giữa các chủ thể trong TTHC là quan hệ bất bình đẳng. S/ ngoài quan hệ PĐ( giữa TA và ng bị xét xử)còn có quan hệ bình đẳng(giưã các cá nhân về quyền, nghĩa vụ trong quá trình giải quyết VAHC), Đ6PL 26. TAND cấp Tỉnh không chỉ giải quyết theo thủ tục ST những khiếu kiện về QĐHC, HVHC của các cơ quan nhà nước cấp Tỉnh trên cùng lãnh thổ. Đ/ cón có các trường hợp khác: điểm a,b,d,e,g K2Đ12PL 27. Xác minh, thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà Tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện HC nào. S / chỉ thực hiện khi cần thiết K1Đ38PL. 28. Việc cung cấp bản sao các QĐHC, QĐKLBTV, QĐ giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có) và các chứng cứ khác (nếu có) là nghĩa vụ của cả người khởi kiện lẫn người bị kiện. Đ/ đây là nghĩa vụ của đương sự , điểm a K3Đ20PL 29. Tại phiên tòa, Chánh án TAND có quyền quyết định việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm ND và thư ký tòa án. S/ phải do HĐXX, K2Đ17PL.Chánh án chỉ đc thay đổi trước khi mở phiên toà,K1Đ17PL 30. Trong vụ án HC, người khởi kiện luôn là đối tượng áp dụng của QĐHC. S/ = câu 14. 31. Người nước ngoài không được tham gia TTHC với tư cách là luật sư. S/ vẫn đc tham gia do Đ23PL kg quy định rõ (?) 32. Xét xử ST là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án HC. Đ/ theo nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp XX, trong đó ST là tiền đề PT có thể kg(ĐC2240 33. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án. Đ/ theo K2Đ33PL 34. Đối tượng XX của THC là mọi quyết định HC bị coi là trái pháp luật. S/ kg phải bất kì QĐHC cũng là đối tượng XX của toà HC.Thí dụ: các QĐ về điều động, về khen thưởng. Mặc khác khi QĐHC đc đưa ra XX có kết luận cuối cùng chưa hẳn là trái PL (?) 35. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC của cơ quan HC nhà nước đều là người khởi kiện. S/ ng KK có thể chỉ là ng đại diện, K2Đ19PL 36. TA sẽ trả lại đơn kiện nếu tại phiên tòa người khởi kiện xin rút đơn khởi kiện. Đ/ theo điểmb Đ41PL và K3Đ41PL, Đ48PL tại phiên toà ST 37. Việc thi hành án HC chỉ tiến hành khi người thắng kiện yêu cầu. S/ tuỳ theo người thua kiện ( xem ĐC t.270). Tuy nhiên người thắng kiện vẫn có thể phải thi hành án theo phần ,nếu trong bản án có qui định. 38. Mọi trường hợp khởi kiện HC tại TAND đều phải qua giai đoạn khiếu nại và đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. S/ có 16 trường hợp có thể có quyết định lần 2(xem ĐC242) 39. Đương sự có quyền đề nghị kháng cáo bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực PL theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. S/ chỉ Chánh Án TA,Viện trưởng VKS , Đ68PL. 40. Trong quá trình giải quyết 1 vụ án HC, nếu không có giai đoạn xét xử phúc thẩm thì sẽ không có giai đoạn xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. S/ trong gđoạn ST cũng đc xem xét (xem ĐC 265) 41. Trong mọi trường hợp, người thua kiện phải chịu chi phí phiên dịch. S/ theo K3Đ46, người thua kiện chịu chi phí phiên dịch.Nhưng khi phiên toà bị đình chỉ ,tuỳ tình hình thực tế sẽ quyết định. 42. Trong một số trường hợp đặc biệt, một người có thể đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người khởi kiện và người bị kiện trong cùng 1 vụ án. S/ về cơ bản quyền lợi là đối lập nhau vì thế kh có trường hợp này, K2Đ23PL 43. Đương sự có thể ủy quyền cho bất cứ người nào tham gia TTHC. S/ có các trường hợp kg đc tham gia, K1Đ22PL. 44. Người nào trưng cầu giám định thì người đó phải chịu chi phí giám định. S/ tuỳ vào ý nghĩa của kết quả giám định, K3Đ25PL 45. Nếu đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng thì Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. S/ trường hợp này chỉ có thể tam đình chỉ, điểm b K1Đ40PL 46. Nếu người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì người đó có nghĩa vụ thuê người phiên dịch. S/ toà sẽ thuê, K1Đ26PL  47. Thời hạn khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với QĐHC, HVHC không phải bao giờ cũng là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo qui định của Luật KNTC mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được QĐGQKN lần đầu mà không đồng ý với QĐGQKN đó và cũng không tiếp tục khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Đ/ 45 ngày cho vùng sâu, xa, K3Đ30PL 48. Trong bất cứ trường hợp nào, quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án HC cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị. S/ trừ trường hợp quy định theo điểm b K1Đ41PL 49. Không phải trong mọi trường hợp, người thua kiện đều phải chịu chi phí phiên dịch. Đ/ theo K3Đ25PL  50. QĐHC là đối tượng xét xử HC của TAND không chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan HC nhà nước. S/ QĐHC phải do cơ quan NN, K1Đ4PL. Tuy có thể áp dụng quy định khác, K22Đ11PL 51. Việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc thẩm quyền của VKS, luật sư. S/ thuộc về TA, K2Đ33PL 52. Người tiến hành TTHC bao gồm Thẩm phán, Hội thẩm ND, Thư ký tòa và Luật sư. S/ bao gồm CATA,TP,HTND,TKTA,VTVKS,KSV. Luật sư chỉ là người bảo vệ quyền,lợi ích của đương sự khi có yêu cầu ,Đ19 ,23PL.Lưu ý HTND chỉ có tại Toà ST ,K1Đ15PL. 53. Trong mọi trường hợp, đương sự phải tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giai đoạn giải quyết vụ án HC. S/ có thể đc uỷ quyền, K1Đ22PL 54. Không phải chỉ TAND mới có quyền xét xử các vụ khiếu kiện HC của cá nhân, tổ chức. Đ/ trong trường hợp tranh chấp đất đai sẽ giải quyết tại cơ quan HC, K2Đ136 luật ĐĐ 2003, dù đã có quyết định HC (GT84) 55. QĐKLBTV là đối tượng xét xử của TAND là kết quả của việc áp dụng các chế tài kỷ luật đối với các CB-CC nhà nước. S/ đây chỉ là chế tài duy nhất KLCBCC được TAND XX ,khi có khiếu kiện ,K4Đ2PL. 56. Trong bất cứ trường hợp nào, hội đồng xét xử cũng không có quyền hoãn phiên tòa HC. S/ theo Đ45PL. 57. Người khởi kiện không phải bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các QĐHC, HCHC. Đ/ ng KK còn có thể do cơ quan tổ chức cử làm đại diện, K3Đ19PL. =câu 14  58. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ TT chỉ được TA chấp nhận ở giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án HC. S/ bất kì giai đoạn nào, K3Đ28PL. =câu 4 cho có ý kiến! 3. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định HC, hành vi HC. S/ có các trhợp người KK ,kg hề bị xâm hại ,vì họ chỉ là đại diện ,Đ19-21PL. Theo quan điểm cá nhân thì người đại diện không phải là người khởi kiện mà họ chỉ là người nộp đơn khởi kiện, trong pháp lệnh cũng có nói là người đại diện theo pháp luật phải ký tên vào đơn khởi kiện và giáo trình trang 100 (nếu nhớ không lầm) có đề cập đến vấn đền này. 27. Xác minh, thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà Tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện HC nào. S / chỉ thực hiện khi cần thiết K1Đ38PL. Câu này là đúng vì xác minh thu thập chứng cứ là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của tòa án và hoạt động này được bắt đầu ngay từ khi có đơn khởi kiện cho đến khi tòa án có đủ căn cứ để trả lại đơn khơi kiện hoăc ra các quyết định giải quyết vụ án (giáo trình trang 155). Việc "khi cần thiết" theo điều 38 là vấn đề về ủy thác việc xác minh thu thập chứng cứ cho tòa án. 31. Người nc ngoài không được tham gia với tư cách luật sư. Câu này đúng. Căn cứ theo luật luật sư thì người nc ngoài không đủ điều kiện để trở thành luật sư (điều 10 - công dân Việt nam trung thành tổ quốc...) 35. Dẫn chiếu đến khoản 2 điều 19 là sai. Vì không thể ủy quyền khởi kiện nhưng có thể ủy quyền tiền tố tụng (điều 17 luật khiếu nại tố cáo). 41. Trong mọi trường hợp, người thua kiện phải chịu chi phí phiên dịch. S/ theo K3Đ46, người thua kiện chịu chi phí phiên dịch.Nhưng khi phiên toà bị đình chỉ ,tuỳ tình hình thực tế sẽ quyết định. Phiên tòa đình chỉ thì tùy tình hình??? điều luật nào. Theo quan điểm cá nhân thì phiên tòa đình chỉ thì không có thắng thua vậy làm sao biết ai thua kiện mà chi trả tiền này. Câu trên dẫn chiếu điều luật sai. khoản 3 điều 26 PL. 49. Không phải trong mọi trường hợp, người thua kiện đều phải chịu chi phí phiên dịch. Đ/ theo K3Đ25PL. Điều 25 nói về giám định. Câu hỏi có vấn đề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề thi môn Luật Hành chính.docx