Đề thi bảo hiểm trong kinh doanh

Đề thi bảo hiểm trong kinh doanh gồm tự luận và trắc nghiệm. Demo I/ Phần tự luận: 3 câu 1. Cho một ví dụ trong thực tế cuộc sống để phân biệt giữa tổn thất, nguy cơ, hiểm họa? . II/ Phần xử lý tình huống: Lựa chọn câu đúng nhất và đánh dấu X vào câu đã chọn: 1. Ông A mua xe hơi vào đầu tháng 4/2006, đến ngày 14/07/2007, ông A mua bảo hiểm vật chất xe với số tiền là 314,5 triệu đồng. Công ty bảo hiểm ước tính tỷ lệ khấu hao xe là 12%/năm. Ngày 10/12/2007 xe ông A đụng phải xe tải B bị hư hỏng khoảng 40% giá trị xe, lỗi cùa ông A là 20% và của xe tải B là 80%. Xe tải đã mua bảo hiểm trách nhiệm với số tiền là 40 triệu đồng. 1.1. Giá trị xe của ông A ban đầu khi ký hợp đồng là: (đã làm tròn số) a. 366 triệu đồng. b. 370 triệu đồng. c. 374 triệu đồng. 1.2. Công ty bảo hiểm xác định giá trị thực tế của xe ông A khi gặp tai nạn là: a. 296 triệu đồng. b. 299 triệu đồng. c. Các câu trên đều sai mà =

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi bảo hiểm trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Phần tự luận: 1. Cho một ví dụ trong thực tế cuộc sống để phân biệt giữa tổn thất, nguy cơ, hiểm họa? 2. Vì sao khi hủy HĐBHNT trước 2 năm, người tham gia bảo hiểm sẽ không được nhận lại toàn bộ số phí đã đóng? 3. Hãy nêu các thành phần tham gia trong hợp đồng BHNT. Cho các ví dụ để chứng minh trong một số trường hợp có thể có sự trùng lắp giữa các thành phần đã nêu ở trên? II/ Phần xử lý tình huống: Lựa chọn câu đúng nhất và đánh dấu X vào câu đã chọn: 1. Ông A mua xe hơi vào đầu tháng 4/2006, đến ngày 14/07/2007, ông A mua bảo hiểm vật chất xe với số tiền là 314,5 triệu đồng. Công ty bảo hiểm ước tính tỷ lệ khấu hao xe là 12%/năm. Ngày 10/12/2007 xe ông A đụng phải xe tải B bị hư hỏng khoảng 40% giá trị xe, lỗi cùa ông A là 20% và của xe tải B là 80%. Xe tải đã mua bảo hiểm trách nhiệm với số tiền là 40 triệu đồng. 1.1. Giá trị xe của ông A ban đầu khi ký hợp đồng là: (đã làm tròn số) a. 366 triệu đồng. b. 370 triệu đồng. c. 374 triệu đồng. 1.2. Công ty bảo hiểm xác định giá trị thực tế của xe ông A khi gặp tai nạn là: a. 296 triệu đồng. b. 299 triệu đồng. c. Các câu trên đều sai mà = …………………….. 1.3. Công ty bảo hiểm của B sẽ phải chi trả số tiền là: a. 80% giá trị thiệt hại thực tế và = ……………….. triệu đồng. b. 100% số tiền bảo hiểm trách nhiệm và = ……….. triệu đồng. c. 80% số tiền bảo hiểm trách nhiệm và = ……………. triệu đồng. 1.4. Số tiền công ty bảo hiểm của ông A thực sự phải chi trả là: a. 20% giá trị thiệt hại và = ………….. triệu đồng. b. Chênh lệch của giá trị thiệt hại và số tiền công ty bảo hiểm của B trả và = ………… triệu đồng. c. Các câu trên đều sai mà = …………….. triệu đồng. 2. Ông A cách đây 5 năm có mua một sản phẩm nhân thọ trọn đời trên tính mạng của bản thân, trị giá 300 triệu đồng. Cuối năm 2007 ông A bị tử vong do tai nạn giao thông, lỗi 80% do lái xe tải B gây ra. Xe tải đã mua bảo hiểm trách nhiệm với số tiền 30 triệu đồng. 2.1. Công ty bảo hiểm của B sẽ chi trả: a. 24 triệu đồng cho phía gia đình ông A. b. 30 triệu đồng cho B và kết thúc hợp đồng với B. c. Các câu trên đều sai. 2.2. Phía gia đình ông A sẽ nhận được từ cty BHNT: a. Số tiền 300 triệu đồng. b. Số tiền chênh lệch giữa 300 triệu đồng và mức bồi thường 30 triệu đồng từ cty bảo hiểm của B. c. Các câu trên đều sai mà = …….. triệu đồng. Chọn câu trả lời đúng nhất: (Có thể chọn nhiều hơn 1 câu) Câu 1: Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ là: a. Bảo hiểm tài sản b. Bảo hiểm con người phi nhân thọ c. Bảo hiểm nhân thọ d. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Câu 2: Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích là: a. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự b. Bảo hiểm tai nạn con người c. Bảo hiểm xe cơ giới d. Bảo hiểm nhân thọ Câu 3: Kỹ thuật phân bổ trong bảo hiểm thương mại là: a. Phân bổ phí thu được cho người được bảo hiểm b. Phân bổ số tiền bồi thường cho năm tài chính sau c. Phân bổ phí thu được cho trách nhiệm chưa hoàn thành của nhà bảo hiểm cho năm tài chính sau. d. Phân bổ trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc cho các công ty tái bảo hiểm. Câu 4: Kỹ thuật dồn tích trong bảo hiểm thương mại là: a. Dồn tích số phí thu được để trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra b. Dồn tích trách nhiệm của công ty bảo hiểm c. Dồn tích số phí thu được đều đặn hàng năm d. Dồn tích số phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm còn nợ công ty bảo hiểm. Câu 5: Tổn thất có thể xác định được là: a. Tổn thất tài sản b. Tổn thất con người c. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d. Tổn thất do người thứ ba gây ra Câu 6: Tổn thất không xác định được là: a. Tổn thất tinh thần b. Tổn thất tài sản c. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d. Tổn thất do người thứ ba gây ra Câu 7: Tính tin tưởng tuyệt đối của HĐBH là: a. Người được bảo hiểm tin tưởng công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm b. Công ty bảo hiểm tin tưởng người được bảo hiểm đóng đầy đủ phí bảo hiểm c. Công ty bảo hiểm tin tưởng rủi ro chắc chắm xảy ra d. Người được bảo hiểm đã khai báo đầy đủ rủi ro của mình Câu 8: Chế độ miễn thường là: a. Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm b. Công ty bảo hiểm sẽ không thu phí của người được bảo hiểm c. Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường khi tổn thất ở dưới 1 mức nào đó d. Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 9: Phí bảo hiểm là: a. Số tiền trả khi rủi ro xảy ra b. Giá thành sản phẩm bảo hiểm c. Giá cả sản phẩm bảo hiểm d. Số tiền công ty bảo hiểm sẽ trả lại cho người được bảo hiểm khi rủi ro không xảy ra. Câu 10: Nguyên tắc dàn trải trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: Phân chia địa bàn hoạt động của công ty bảo hiểm Tránh tích tụ số người tham gia bảo hiểm Tránh tập trung tất cả hợp đồng trong một thời điểm Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 11: Nguyên tắc phân chia trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Phân chia rủi ro lớn ra nhiều rủi ro nhỏ Phân chia trách nhiệm giữa các công ty bảo hiểm đối với cùng một rủi ro Phân chia phí bảo hiểm gốc cho các công ty bảo hiểm khác Phân chia số người tham gia bảo hiểm ra làm nhiều nhóm nhỏ hơn Câu 12: Tổn thất có thể lường trước được là: Tổn thất có thể biết trước được mức độ xảy ra nhiều hay ít Tổn thất con người Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự Tổn thất có thể biết trước được tổn thất lớn nhất Câu 13: Tổn thất không thể lường trước được: Tổn thất con người Tổn thất tài sản Tổn thất không biết trước mức độ cao nhất Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự Câu 14: Công ty bảo hiểm tương hổ là: Công ty hoạt động mục đích vì lợi nhuận Công ty hoạt động với mục đích không vì lợi nhuận Khi các thành viên đều là người bảo hiểm Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 15: Việt Nam đã có công ty bảo hiểm tương hổ chưa: Rồi Chưa Sắp có Không bao giờ có Câu 16: Lãi suất kỹ thuật của cty BH nhân thọ là: Lãi suất đầu tư thực tế của Cty BH nhân thọ Lãi suất dùng tính phí của Cty BH nhân thọ Lãi suất trả lãi của ngân hàng Lãi suất Cty BH nhân thọ vay của ngân hàng Câu 17: Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm đảm bảo: Tài sản của người được bảo hiểm Thân thể người được bảo hiểm Tính mạng người được bảo hiểm Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 18: Xác suất tử vong khi tính phí bảo hiểm nhân thọ là: Xác suất tử vong thực tế khi điều tra dân số Xác suất tử vong thực tế khi điều tra dân số đã điều chỉnh tăng Xác suất tử vong thực tế khi điều tra dân số đã điều chỉnh giảm Xác suất khác (cho câu trả lời) Câu 19: Bảo hiểm có vai trò thúc đẩy mọi người có ý thức đề phòng hạn chế tổn thất. Mọi người ở đây là: Tất cả những người tham gia bảo hiểm Tất cả người dân, chủ thể, tổ chức trong xã hội Tất cả các công ty bảo hiểm Tất cả những người bị rủi ro Câu 20: Vai trò trung gian tài chính của BH là: Vai trò chỉ có trong điều kiện nền kinh tế thị trường Vai trò vốn có của hoạt động kinh doanh BH Vai trò chỉ có trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp Vai trò chỉ có của bảo hiểm Việt Nam Câu 21: Thế quyền trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: Người được bảo hiểm được thay thế công ty bảo hiểm yêu cầu người khác bồi thường cho mình Cty BH được thay thế người được BH yêu cầu người khác bồi thường cho mình Người được bảo hiểm thay thế công ty bảo hiểm bồi thường cho người thứ ba Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 22: Thế quyền được áp dụng trong: Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm con người Bảo hiểm tai nạn Câu 23: Tái bảo hiểm là: Công ty bảo hiểm giữ lại toàn bộ rủi ro Công ty bảo hiểm chuyển đi toàn bộ rủi ro Công ty bảo hiểm yêu cầu các Cty BH khác cùng đảm bảo rủi ro với mình Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 24: Nguy cơ là: Một sự việc tốt sắp xảy ra Một sự việc xấu không thể xảy ra Một sự việc xấu sắp xảy ra Một sự việc vừa tốt vừa xấu sắp xảy ra Câu 25: Hiểm họa là: Viết tắt của từ nguy hiểm và tai họa Một rủi ro cụ thể nào đó Một nhóm rủi ro không có liên quan nhau Một nhóm rủi ro xấu có thể xảy ra Câu 26: Bảo hiểm là: Báo cho biết có nguy hiểm xảy ra Đóng góp số đông vào bất hạnh số ít Hoán chuyển rủi ro Gia tăng khả năng xảy ra Câu 27: Hoán chuyển rủi ro bằng phương pháp “nghịch hành” là: Di chuyển ngược chiều nhau Tham gia vào 2 chiều song song Tham gia vào 2 chiều trái nhau của một sự việc Không cho rủi ro xảy ra Câu 28: Người được bảo hiểm là: Ký kết hợp đồng bảo hiểm Được nhận số tiền bảo hiểm Bị rủi ro đe dọa Người thứ 3 Câu 29: Bảo hiểm trùng là: Bảo hiểm nhiều lần ở một công ty bảo hiểm Bảo hiểm 1 lần ở nhiều công ty bảo hiểm Bảo hiểm nhiều lần ở nhiều công ty bảo hiểm Bảo hiểm 1 lần ở nhiều công ty bảo hiểm Câu 30: Tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm là: Hợp đồng có thể được thực hiện hoặc không được thực hiện Rủi ro không biết có xảy ra hay không Công ty bảo hiểm có trả tiền bảo hiểm hay không Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 31: Tính gia nhập (tính tán thành) của hợp đồng bảo hiểm là: Người tham gia bảo hiểm có quyền thay đổi phí bảo hiểm Hợp đồng BH do công ty BH soạn sẳn và NTGBH chỉ cần ký tên vào Người tham gia bảo hiểm được quyền chỉ định người thụ hưởng Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 32: Nguyên tắc bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo chi phí thực tế phát sinh Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo quy định trước trên HĐBH Công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ bồi thường khi tổn thất xảy ra Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 33: Nguyên tắc khoán trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo chi phí thực tế phát sinh Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo quy định trước trên HĐBH Công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ bồi thường khi tổn thất xảy ra Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 34: Thời gian Bộ Tài chính xét cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm là: 90 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ 60 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ 30 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ Một số khác Câu 35: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là: Khả năng trả các khoản tiền vay của ngân hàng Khả năng chi trả cho những khiếu nại phát sinh từ những hợp đồng đã ký kết Khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Khả năng chi trả cho các khoản vay của các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế Câu 36: Nguyên tắc nào được xem là quan trọng hàng đầu trong đầu tư quỹ bảo hiểm: Sinh lợi Thanh khoản An toàn Dài hạn Câu 37: Có số liệu về một nghiệp vụ trong năm như sau: Hợp đồng gốc STBH Phí gốc Trị giá thiệt hại 1 2 3 4 5 10.000.000 20.000.000 15.000.000 8.000.000 9.000.000 20.000 35.000 7.000 5.000 11.000 8.000.000 6.000.000 7.000.000 3.000.000 - Hợp đồng tái BH là hợp đồng tái BH thặng dư, mức giữ lại của từng hợp đồng như sau: (1) 2.500.000; (2) 1.000.000; (3) 800.000; (4) 4.000.000; (5) 2.500.000 Trách nhiệm nhà nhận tái là 5 lần mức giữ lại. Tổng trách nhiệm (số tiền bồi thường theo trách nhiệm) của nhà nhận tái là: 2.500.000 3.700.000 4.125.000 Một số khác (cho kết quả) Câu 38: Với dữ kiện của câu 37, trường hợp mức giữ lại của nhà bảo hiểm gốc cho tất cả rủi ro là 2.000.000, trách nhiệm của người nhận tái là 5 lần mức giữ lại thì phí bảo hiểm mà người nhận tái được nhận là: 100.000 187.500 237.800 Một số khác (cho kết quả) Câu 39: Đặc thù “ đảo ngược chu trình sản xuất” trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: Giá thành sản phẩm xác định trước, giá bán sản phẩm xác định sau Tổn thất được xác định trên cơ sở phí bảo hiểm đã thu Phí bảo hiểm được thu trước, chi bồi thường tổn thất sau Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 40: Lợi nhuận của công ty bảo hiểm nhân thọ là: Chênh lệch dương giữa xác suất tử vong thực tế với xác suất tử vong tính phí Chênh lệch dương giữa lãi suất kỹ thuật khi tính phí với lãi suất đầu tư thực tế Chênh lệch âm giữa xác suất tử vong thực tế với xác suất tử vong tính phí Trường hợp khác (cho câu trả lời) Câu 41: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau: Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong 30 31 32 33 97.935 - - - 90 95 105 121 34 35 36 37 - - - - 138 158 183 210 Hoàn thiện các số liệu còn thiếu trong bảng tử vong trên. Sau đó tính phí mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho các hợp đồng sau đây, cho biết thời hạn của hợp đồng là 5 năm bắt đầu từ năm 31 tuổi, lãi suất kỹ thuật là 5%, trường hợp tử vong xảy ra vào cuối năm, số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng (sử dụng cho các câu hỏi từ 42 đến 46) Câu 42: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng sinh kỳ, phí đóng duy nhất một lần 66,7 53,2 67,3 Một số khác (cho kết quả) Câu 43: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng sinh kỳ, phí đóng san bằng đều mỗi năm 6,5 7,8 5,3 Một số khác (cho kết quả) Câu 44: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng duy nhất một lần 0,95 0,15 0,125 Một số khác (cho kết quả) Câu 45: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng san bằng đều mỗi năm 0,11 0,12 0,125 Một số khác (cho kết quả) Câu 46: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng tương ứng cho rủi ro mỗi năm. Kết quả là: Câu 47: Quỹ dự phòng bồi thường cho những tổn thất chưa giải quyết của công ty bảo hiểm phi nhân thọ là quỹ: Dùng chi trả cho những rủi ro xảy ra trong năm trước nhưng bồi thường ở năm tài chính sau Dùng chi trả cho những tổn thất xảy ra cho những hợp đồng ký kết trong năm tài chính sau Dùng chi trả cho những hợp đồng ký ở năm trước nhưng rủi ro tổn thất xảy ra trong năm tài chính sau Dùng chi trả cho những tổn thất sẽ xảy ra trong năm tài chính sau Câu 48: Quỹ dự phòng phí cho trách nhiệm chưa hoàn thành của công ty bảo hiểm phi nhân thọ là quỹ: Dùng chi trả cho những tổn thất sẽ xảy ra ở năm tài chính sau Dùng chi trả cho những hợp đồng ký ở năm trước nhưng rủi ro tổn thất xảy ra trong năm tài chính sau Dùng chi trả cho những rủi ro xảy ra trong năm trước nhưng bồi thường ở năm tài chính sau Dùng chi trả cho những hợp đồng ký kết trong năm tài chính sau Câu 49: Bảo hiểm an sinh giáo dục là loại hình bảo hiểm: Sinh kỳ Tử kỳ Hỗn hợp Trọn đời Câu 50: Bảo hiểm niên kim nhân thọ là loại hình bảo hiểm: Sinh kỳ Tử kỳ Hỗn hợp Trọn đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề thi bảo hiểm trong kinh doanh.doc
Tài liệu liên quan