Đề tài Ý chí và phương pháp tự học của bác

Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong tu dưỡng và rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

docx7 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ý chí và phương pháp tự học của bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA BÁC Bác Hồ là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, tư tưởng sáng suốt của Bác trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để giành độc lập cho dân tộc có thể nói đó là một quá trình lao động, sáng tạo vĩ đại của một con người mà thế hệ tiếp sau học tập và noi theo. Trong bài viết này, xin chia sẽ với các bạn đọc về “Ý chí và phương pháp tự học của Bác”. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947, Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Hai mươi mốt tuổi, ra đi với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chỉ có một khát vọng cháy bỏng là tìm đường giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã tạo cho người một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Khi tới thăm Việt Nam, danh họa người Pháp Picaso đã trao cho chúng ta những bản ký họa của Nguyễn Ái Quốc hồi còn ở Pa-ri và nhận xét: “Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!”. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, tiêu biểu là tập thơ Nhật ký trong tù. Nhà Việt Nam học người Nga N.Phêđôrencô nhận xét: “Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm thấy Nhật ký trong tù – một thi phẩm bằng chữ Hán có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp điệu phong cách rất riêng”.Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự học thì sẽ không làm được điều đó. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương Đông (năm 1923), Đại học Quốc tế Lênin (năm 1934), nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (năm 1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông nam Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: Tự học. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm In-đô-nê-xi-a năm 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi.Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Sự thật về vấn đề Việt Nam (sách tiếng anh). Cuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Bác đã ghi: “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do “thiên bẩm” mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Mát-xcơ-va vào tháng 8 năm 1935, Bác đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Còn trong tập Nhật ký trong tù của Bác có bài Nghe tiếng giã gạo hết sức độc đáo: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”. Đó chính là ý chí tự học, tự rèn, tự phấn đấu không mệt mỏi. Người dạy: “Không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập!”. Người nói với cán bộ, chiến sĩ: “Muốn trở nên người quân nhân mới, xứng đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội cách mạng thì từ trên đến dưới, các cấp đều phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến bộ”. Bác nói về mục đích của học tập: “Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học”. Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: “Học ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân”. Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung kinh nghiệm và đúc kết kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh: “Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm”. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay Mỗi cán bộ, đảng viên đều có vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, do đó phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác. Học tập là “suốt đời” chứ không phải chỉ là lớp học, khoá học ngắn hạn mang tính “thời vụ”; Cán bộ, đảng viên phải “ham học tập để nâng cao trình độ của mình” và coi đây là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Phải rèn luyện như thế nào để Học tập phải trở thành nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày của cán bộ, đảng viên. Cán bộ nào lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức. Cán bộ, đảng viên phải tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở nhân dân. Và chính thông qua học tập, tiếp xúc với nhân dân mà cán bộ, đảng viên có điều kiện gần gũi, nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tổng kết được tình hình, nguyện vọng của dân. Từ đó, tham mưu, đề xuất tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo niềm tin, đồng thuận trong nhân dân. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Từng cán bộ, Đảng viên cần ghi sâu những lời dạy của Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân. Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong tu dưỡng và rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Hoàng Tây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxy_chi_va_phuong_phap_tu_hoc_cua_bac_6711.docx
Tài liệu liên quan