I ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khoảng hơn mười năm nay, phát triển bền vững đã trở thành một khỏi niệm vụ cựng phổ thụng. Núi tới phỏt triển kinh tế và phỏt triển xó hội, phỏt triển quốc gia hay phỏt triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, v.v. , “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”.
Phát triển bền vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, v.v. đó tỏn đồng và ủng hộ. Các nước giầu cũng như các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ trương Phát triển bền vững, soạn thảo các chương trỡnh và kế hoạch kinh tế-xó hội theo hướng và trong tinh thần của sự Phát triển bền vững.
“ Phỏt triển bền vững là sự phỏt triển nhằm thỏa món cỏc yờu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”
Một chớnh sỏch phỏt triển bền vững thể hiện tớnh bền vững về cỏc mặt xó hội, kinh tế, mụi trường và chính trị :
- Về mặt xó hội, bền vững cú nghĩa là xó hội cụng bằng, cuộc sống an bỡnh. Sự Phỏt triển bền vững khụng để có người sống ngoài lề xó hội hoặc bị xó hội ruồng bỏ. Xó hội một nước không thể Phát triển bền vững nếu có một tầng lớp xó hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ không có Phát triển bền vững về mặt xó hội nếu cuộc sống hoặc tớnh mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vỡ bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v.v. Phát triển bền vững về mặt xó hội cũn cú nghĩa con người có môi trường sống hài hũa, cụng bằng và cú an sinh.
- Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển bền vững kinh tế đũi hỏi phải cõn nhắc ảnh hưởng trước mắt hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất tới chất lượng cuộc sống.
- Phát triển bền vững về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Yêu cầu bền vững về môi trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo vệ môi trường-môi sinh.
- Về phương diện chính trị, Phát triển bền vững có nghĩa là kết hợp và dung hũa cỏc vấn đề xó hội, kinh tế và mụi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có sự căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu phải được xóa bỏ vỡ nó trói buộc con người, đè nén xó hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ.
Giỏo dục cú vai trũ quan trọng trong việc giỳp người học hỡnh thành hành vi và thỏi độ cần thiết cho phát triển bền vững đồng thời có được năng lực và hành động cụ thể vỡ một xó hội bền vững cả về kinh tế, môi trường, một lối sống hài hoà với việc sử dụng bền vững và công bằng các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên cũng như chuẩn bị cho cá nhân để đối phó với những khó khăn và thách thức, tăng cường khả năng thích nghi, dạy cho người học tôn trọng và bảo vệ môi trường, chấp nhận các phương thức sản xuất và các kiểu tiêu dùng lành mạnh, hài hoà giữa các nhu cầu cơ bản trực tiếp và các quyền lợi dài hạn.
Giỏo dục vỡ phỏt triển bền vững “mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và giá trị cũng như học được các phương thức hành vi và phong cách sống cần thiết cho một tương lai bền vững và sự thay đổi xó hội một cỏch tớch cực” (UNESCO 2005).
Giỏo dục vỡ phỏt triển bền vững về cơ bản là quá trỡnh thúc đẩy các giá trị mà trong đó sự tôn trọng được đặt ở vị trí trung tâm:
- Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người và cam kết tạo sự công bằng về kinh tế, xó hội cho tất cả mọi người;
- Tôn trọng các quyền con người của thế hệ mai sau và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các thế hệ;
- Tôn trọng và quan tâm tới môi trường sống đa dạng của con người và thiên nhiên, trong đó không thể tách rời việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái của trái đất;
- Tôn trọng tính đa dạng của văn hoá và cam kết xây dựng một nền văn hoá hoà bỡnh, khụng bạo lực và khoan dung ngay tại mỗi địa phương và trên toàn thế giới.
Giỏo dục vỡ phỏt triển bền vững bao gồm tất cả 3 trụ cột chớnh của phỏt triển bền vững: xó hội, mụi trường, kinh tế với văn hóa là thành tố quan trọng bên trong.
16 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng tài liệu các nghiên cứu điển hình về giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X©y dùng tµi liÖu “ C¸c nghiªn cøu ®iÓn h×nh
vÒ Gi¸o dôc v× sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ViÖt Nam ”
PGS.TS.NguyÔn Dôc Quang
ViÖn Khoa häc gi¸o dôc ViÖt Nam
I..§Æt vÊn ®Ò
Tõ kho¶ng h¬n mêi n¨m nay, ph¸t triÓn bÒn v÷ng ®· trë thµnh mét khái niệm vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, v.v. , “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”.
Phát triển bền vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, v.v. đã tán đồng và ủng hộ. Các nước giầu cũng như các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ trương Phát triển bền vững, soạn thảo các chương trình và kế hoạch kinh tế-xã hội theo hướng và trong tinh thần của sự Phát triển bền vững.
“ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”
Một chính sách phát triển bền vững thể hiện tính bền vững về các mặt xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị :
- Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa lµ xã hội công bằng, cuộc sống an bình. Sự Phát triển bền vững không để có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội một nước không thể Phát triển bền vững nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ không có Phát triển bền vững về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v.v. Phát triển bền vững về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.
- Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển bền vững kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng tríc m¾t hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất tíi chất lượng cuộc sống.
- Phát triển bền vững về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Yêu cầu bền vững về môi trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triÓn kinh tế phải bảo vệ môi trường-môi sinh.
- Về phương diện chính trị, Phát triển bền vững có nghĩa lµ kết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có sù căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xã hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giúp người học hình thành hành vi và thái độ cần thiết cho phát triển bền vững đồng thời có được năng lực và hành động cụ thể vì một xã hội bền vững c¶ về kinh tế, môi trường, một lối sống hài hoà với việc sử dụng bền vững và công bằng các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên cũng như chuẩn bị cho cá nhân để đối phó với những khó khăn và thách thức, tăng cường khả năng thích nghi, dạy cho người học tôn trọng và bảo vệ môi trường, chấp nhận các phương thức sản xuất và các kiểu tiêu dïng lành mạnh, hài hoà giữa các nhu cầu cơ bản trực tiếp và các quyền lợi dài hạn.
Giáo dục vì phát triển bền vững “mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và giá trị cũng như học được các phương thức hành vi và phong cách sống cần thiết cho một tương lai bền vững và sự thay đổi xã hội một cách tích cực” (UNESCO 2005).
Giáo dục vì phát triển bền vững về cơ bản là quá trình thóc đẩy các giá trị mà trong đó sự tôn trọng được đặt ở vị trí trung tâm:
- Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người và cam kết tạo sự công bằng về kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người;
- Tôn trọng các quyền con người của thế hệ mai sau và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các thế hệ;
- Tôn trọng và quan tâm tới môi trường sống đa dạng của con người và thiên nhiên, trong đó không thể tách rời việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái của trái đất;
- Tôn trọng tính đa dạng của văn hoá và cam kết xây dựng một nền văn hoá hoà bình, không bạo lực và khoan dung ngay tại mỗi địa phương và trên toàn thế giới.
Giáo dục vì phát triển bền vững bao gồm tất cả 3 trụ cột chính của phát triển bền vững: xã hội, môi trường, kinh tế với văn hóa là thành tố quan trọng bên trong.
2.C¸c chñ ®Ò vÒ ph¸t triÓn bÒn v÷ng
2.1.B×nh ®¼ng giíi
Bình đẳng giới là mục đích và cũng là tiền đề cho phát triển bền vững và đã được nêu trong một số sáng kiến của LHQ như giáo dục cho trẻ em gái (UNGEI) và giáo dục cho mọi người (EFA).
2.2.Søc kháe
Phát triển, môi trường và sức khỏe có quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình có tác động lẫn nhau.
Có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, ở khía cạnh giáo dục việc tạo ra môi trường học đường an toàn và lành mạnh. Trường học không chỉ giáo dục sức khỏe mà còn cần phối hợp với gia đình và nhà trường để thực hiện nhiệm vụ này.Ngoài ra, đại dịch AIDS cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội trong đó có thái độ kỳ thị và xa lánh.
2.3.M«i trêng
Các vấn đề chính về môi trường bao gồm: Tài nguyên nước, Thay đổi khí hậu, Đa dạng sinh học, Phòng ngừa và giảm thiểu thảm họa.
Giáo dục cần giúp cho mọi người nhận thức được mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên từ đó có ý thức gìn giữ tài nguyên thiên nhiên. Năm ưu tiên chính là nước, năng lượng, chỗ ở, nông nghiệp và đa dạng sinh học.
2.4.Ph¸t triÓn n«ng th«n
Phát triển nông thôn cần giải quyết nhiều vấn đề như đói nghèo, di dân ra thành thị, thất học, chênh lệch trình độ giáo dục, kỹ năng cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống trong đó giáo dục được sử dụng làm phương tiện để đảm bảo phát triển bền vững tại vùng nông thôn.
Giáo dục và đào tạo cần giúp người dân và thế hệ sau của họ có được cơ hội tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và kỹ năng cơ bản có chất lượng.
2.5.§a d¹ng v¨n hãa
Có nhiều cơ hội để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực bền vững cùng kết hợp với nhau như xây dựng lòng khoan dung, hiểu biết đa văn hóa, giáo dục vì hòa bình, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người dạy và người học đồng thời chú trọng đến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Các khía cạnh khác có thể là:tôn trọng sự đa dạng, tăng cường năng lực, tăng thu nhập qua các hoạt động văn hóa như du lịch, lễ hội…
2.6.Hßa b×nh vµ an ninh
Học cách cùng chung sống và giải quyết các xung đột/tranh chấp xây dựng tinh thần trách nhiệm công dân để cùng chính quyền xử lý các vấn đề phức tạp trong cuộc sống.
2.7.§« thÞ hãa bÒn v÷ng
Thay đổi kinh tế -xã hội dẫn đến rất nhiều vấn đề cho các thành phố: cả ở mặt tích cực và mặt tiêu cực, giáo dục cần giúp mọi người cùng hiểu và xây dựng ý thức công dân trong thời đại toàn cầu hóa.
2.8.Tiªu dïng bÒn v÷ng
Cần xây dựng lối sống và phong cách làm việc bền vững, giảm thiểu gây ô nhiễm và rác thải. ác phong cách và lối sống này nhằm tạo ra người công dân có trách nhiệm .
Một số phương pháp giáo dục vì phát triển bền vững
3.1. Phương pháp tổ chức Câu lạc bộ
CLB là một hình thức hoạt động theo lứa tuổi. CLB không những đem lại quyền hưởng thụ văn hóa văn nghệ, quyền nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tích cực cho mọi đối tượng mà còn giáo dục, động viên họ tham gia tự giác vào quá trình quản lý, sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, giúp nâng cao kiến thức trong học tập, lao động, công tác và trong giao tiếp hàng ngày.
CLB là nơi cã những hoạt động phong phú, phù hợp với các nhu cầu lợi ích của người học, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng của họ được bộc lộ, phát triển.
* CLB được lập ra nhằm mục đích:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cho người học.
- Tạo điều kiện cho người học giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong công tác và cuộc sống.
- Giúp họ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày.
3.2. Phương ph¸p thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp tổ chức cho người học cùng nhau trao đổi, tranh luận về một chủ đề đó được xác định nhằm giúp cho họ đạt được một sự hiểu biết chung và có được những thái độ phù hợp với những vấn đề đó.
Thảo luận có một số đặc trưng sau đây:
- Có những vấn đề hay chủ đề phù hợp với hứng thú và trình độ nhận thức chung của học sinh.
- Có môi trường thuận lợi, an toàn để tất cả học sinh đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình.
- Có sự tương tác giữa các nhóm học sinh trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề một cách thiện chí và dân chủ.
- Mọi ý kiến của cá nhân đều được chấp nhận và tôn trọng.
- Có người điều khiển.
* Mục đích
- Giúp học sinh có cơ hội được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn về những vấn đề được thảo luận.
- Giúp cho học sinh có cơ hội được bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh.
- Hình thành và phá triển cho học sinh kỹ năng trình bày trước tập thể, biết thuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác.
3.3. Phương pháp đóng vai
Ðóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển "kỹ năng giao tiếp" của học sinh. Ðóng vai là phương pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Nó mang đến cho học sinh cơ hội luyện tập kỹ năng trong một môi trường được đảm bảo. Ðóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Ðây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng hơn là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như: học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực.
3.4. Phương pháp giải quyết vấn đề
Thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nẩy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. Ðối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi cho việc giáo dục học sinh.
3.5. Phương pháp trò chơi
Sử dụng trò chơi như một phương pháp tổ chức hoạt động giúp học sinh có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trường cũng như ở cộng đồng. Trò chơi cũng là dịp để học sinh tập xử lý những tình huống nảy sinh trong cuộc sống đời thường, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống.
Phương pháp trò chơi có ưu điểm là: học sinh có cơ hội thể nghiệm những hành vi, thái độ, hình thầnh niềm tin, tạo động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống; rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi; tăng cường khả năng giao tiếp.
3.6. Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay Nghiên cứu các trường hợp điển hình)
Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống "thật" để minh chững một vấn đề hay loạt vấn đề. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực nên nó phải tương đối phức tạp với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau mà không phải là một câu chuyện đơn giản.
* Yêu cầu sư phạm
-Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy theo từng nội dung vấn đề.
-Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi.
-Cách giải quyết tình huống đưa ra phải được dùng để giải quyết cho tình huống có tính khái quát hơn.
4.C¸c t×nh huèng nghiªn cøu ®iÓn h×nh
Tài liệu “Giáo dục vì phát triển bền vững ở Việt Nam – các tình huống điển hình” được xây dựng bởi tập thể các cán bộ khoa học của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trường Đại học sư phạm Hà Nội đề cập đến một số tình huống nghiên cứu điển hình về Giáo dục vì sự phát triển bền vững theo tám chủ đề đã nêu ở trên. Tài liệu gồm ba phần: Phần thứ nhất giới thiệu chung về bộ tài liệu, phần thứ hai hướng dẫn chi tiết các điển cứu, phần thứ ba là những thông tin bổ trợ và tài liệu tham khảo.
Các tác giả đã tập trung trình bày phần thứ hai là phần chính của tài liệu. Với tám chủ đề ở trên, tài liệu đã giới thiệu một số tình huống nghiên cứu điển hình theo mộ cấu trúc như sau: Tên chủ đề, giới thiệu chung về chủ đề, các nội dung cụ thể của chủ đề, hướng dẫn chi tiết các chủ điểm của chủ đề ( tên chủ điểm, mục tiêu của chủ điểm, tình huống nghiên cứu của chủ điểm, những vấn đề cần suy nghĩ, hành động của chúng ta, thông điệp). Sau đây là giới thiệu sơ lược về tám chủ đề đã được trình bày trong tài liệu.
A. Chủ đề: Bình đẳng giới
Bình đẳng và công bằng giữa nam và nữ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển tốt ở bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng KHKT đang diễn ra mạnh và hội nhập quốc tế xu thế tất yếu, vai trò quan trọng của giáo dục đối với phát triển của mỗi quốc gia ngày càng được khẳng định. Bình đẳng giới trong giáo dục đã trở thành mục tiêu được khẳng định trong các cam kết quốc tế như Mục tiêu 3 và Mục tiêu 5 trong Kế hoạch giáo dục cho mọi người (EFA) và Mục tiêu 3 trong các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ trong tiến trình phát triển đất nớc và thực hiện các cam kết quốc tế về bình đẳng giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến đến bình đẳng giới ở Việt Nam.
Các t×nh huèng cụ thể của chủ đề :
1.T×nh huèng 1: Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiẻu số
1.1. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức về quyền được học tập của trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vùng dân tộc.
- Tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ em gái
- Đề xuất các giải pháp tạo cơ hội cho trẻ em gái dân tộc thiểu số được tiếp cận giáo dục.
1.2. Thông điệp
- Tất cả trẻ em trai và gái đều có quyền được học tập. Mọi hành vi vi phạm, gây cản trở đến việc học tập của các em đều là những hành vi vi phạm quyền của trẻ em, cần bị lên án và ngăn cấm.
- Cần nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong cuộc sống gia đình và phát triển của xã hội. "Loài người như đôi cánh chim: một cánh là đàn bà, một cánh là đàn ông. Nếu như cả 2 cánh đều không được phát triển bình thường, thì loài người không thể bay được" (B.Boutros Ghali)
- Tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái là một yêu cầu cấp thiết, là mục tiêu quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước.
2.T×nh huèng 2: Cơ hội chọn ngành nghề của học sinh nữ
2.1. Mục tiêu:
- Thay đổi nhận thức về quan niệm cho rằng nữ giới chỉ thích hợp với các ngành xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa.
- Định hướng chọn nghề trong các lĩnh vực công nghệ và máy tính cho nữ giới
- Tạo cơ hội để nữ giới được đào tạo và làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin
- Với ý chí học hỏi vươn lên, nữ giới có thể đảm nhiệm những vị trí quản lý quan trọng và có cơ hội hưởng mức lương cao.Làm thế nào để các em học sinh và toàn xã hội thay đổi định kiến về những nghề truyển thống của phụ nữ là nội trợ, sư phạm, dịch vụ…
2.2.Thông điệp
Cần thay đổi nhận thức của xã hội về những nghề phù hợp đối với nữ giới và xóa bỏ định kiến giới trong xã hội, tạo cơ hội cho nữ giới trong việc lựa chọn nghề, tiến đến bình đẳng giới trong lao động việc làm.
B. Chủ đề: Søc kháe
Chủ đề sức khoẻ bao gồm những vấn đề về sự tác động qua lại giữa các nhân tố kinh tế, môi trường và văn hoá xã hội đối với sức khoẻ với các nội dung đa dạng như sau:
Quan hệ/ tác động giữa phát triển công nông nghiệp bền vững và sức khoẻ: phát triển kinh tế quan tâm ( hoặc không) đến bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân sẽ tác động tích cực ( hoặc tiêu cực) đến sự bảo tồn và phát triển môi trường và sức khoẻ người dân
Quan hệ/ tác động giữa phát triển đô thị bền vững và sức khoẻ: đô thị hoá (hoặc không) theo quy hoạch trong xây dựng, phát triển giao thông ,vệ sinh môi trường sống, mật độ dân số trong các khu đô thị, diện tích cây xanh,... sẽ tác động tích cực (hoặc tiêu cực) đến môi trường và sức khoẻ người dân
Quan hệ/ tác động giữa phát triển nông thôn bền vững và sức khoẻ: phát triển nông thôn như phát triển nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp, chế biên nông sản quan tâm (hoặc không) đến bảo vệ môi trường đất nước, không khí,... nông thôn sẽ gây tác động tích cực (hay tiêu cực) đến môi trường và sức khoẻ người dân
Quan hệ/ tác động giữa nhận thức và hành vi của con người và và sức khoẻ: con người hiểu rõ (hoặc không ) và thực hiện (hoặc không) các hành vi liên quan đến cuộc sống lành mạnh, bảo vệ môi trường,.. sẽ có tác động tích cực/tiêu cực đến sức khoẻ của bản thân và cộng đồng
Quan hệ/ tác động giữa không công bằng và bất bình đẳng xã hội và sức khoẻ: cư xử không công bằng và bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, người giàu và người nghèo, thành thị và nông thôn,... sẽ gây hậu quả xấu cho sức khoẻ
Quan hệ/ tác động giữa môi trường học đường lành mạnh và an toàn đối với sức khoẻ học sinh và giáo viên: đảm bảo ( hoặc không ) một môi trường học đường đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, tránh xa các tệ nạn xã hội, quan hệ thân thiện giữa các thành viên sẽ tác động tích cực ( hoặc tiêu cực) tới sức khoẻ
Quan hệ/ tác động giữa tệ nạn xã hội và sức khoẻ : các tệ nạn xã hội ma tuý, bạo lực, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, lạm dụng lao động trẻ em,... sẽ tác động xấu tới sức khoẻ.
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống 1:
1.1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế cần quan tâm đến bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân
Phê phán những hành động vì lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng
Xác định giải pháp phát triển sản xuất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ người dân, đảm bảo phát triển bền vững
1.2. Thông điệp
Phát triển kinh tế phải quan tâm đến bảo vệ môi trường và an toàn và sức khoẻ cho người dân thì phát triển kinh tế mới bền vững và hướng tới phát triển bền vững.
2.Tình huống 2: Nam giới hãy là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ
2.1. Mục tiêu
-Xác định được trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng tránh HIV/AIDS
-Nhận biết được lợi ích của việc nam giới tham gia vào chăm sóc sức khoẻ sinh sản
-Xoá bỏ định kiến giới trong quan niệm về vai trò của nam và nữ trong tình yêu, tình dục
-Nam giới luôn là người chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản
2.2.Thông điệp
Nam giới cần nâng cao ý thức trách nhiệm, và tham gia tích cực vào trách nhiệm làm cha mẹ; trong hành vi tình dục và SKSS, bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc thai sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em; phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục; phòng, chống việc có thai ngoài ý muốn và các trường hợp mang thai có nguy cơ cao; cùng nhau kiểm soát và đóng góp vào thu nhập của gia đình; giáo dục, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em; giáo dục nhận thức và khuyến khích việc nêu cao các giá trị về bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
C.Chủ đề: Môi trường
Môi trường đang là vấn đề quan tâm chung không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước trên toàn thế giới. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang bị suy thoái. Nhiều nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái cùng với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên đã làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức và thái độ của con người đối với môi trường còn hạn chế. Từ đó một vấn đề đặt ra là: Cần thiết phải tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển và các thủy vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là ở các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường.
Sự gia tăng dân số
Con người là chủ của trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số quá nhanh ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.
Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất
Đa dạng sinh học được chia thành 3 dạng: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái. Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng, năng lượng, … và nhiều mục đích khác. Mất đa dạng sinh học chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên là: bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hòa khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ chất ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai. Theo tính toán, trên thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính di truyền độc đáo đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sự đe dọa không chỉ riêng đối với động thực vật hoang dại mà còn cả với nhiều giống loài địa phương quý hiếm. Nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là:
Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
Săn bắt quá mức để buôn bán
Ô nhiễm đất, nước và không khí
Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học.
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống 1: Bảo vệ đa dạng sinh học
1.1. Mục tiêu
-Biết được một số nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là các nguyên nhân làm suy giảm các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.
- Nâng cao nhận thức về tác hại của suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là suy giảm các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.
-Biết phê phán những hành động có ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học ở Việt Nam.
-Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.
1.2. Thông điệp
Khi chúng ta có luật pháp nghiêm minh, có tinh thần đoàn kết và tự giác không sử dụng các sản phẩm từ động thực vật hoang dã cũng như không có các hành vi gây hại đến đa dạng sinh học thì chắc chắn đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái được bảo tồn và phát triển.
2.Tình huống 2: Nâng cao nhận thức về hiểm họa thiên tai và ý thức đối phó
2.1. Mục tiêu
-Hiểu được những hậu quả và khó khăn do thiên tai gây ra.
-Biết được một số biện pháp đối phó khắc phục hậu quả thiên tai.
-Có hành động thiết thực ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
-Có ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm nước và chấp hành những quy định của các cấp quản lý có liên quan khi có thiên tai xảy ra.
2.2. Thông điệp
Chủ động bảo vệ rừng; tích trữ và sử dụng tiết kiệm nước trong mùa hạn hán là giải pháp chống hạn tốt nhất đối với mọi người dân sống ở vùng hạn hán.
D.Chủ đề: Phát triển nông thôn bền vững
Những chủ điểm trong phát triển bền vững nông thôn bao gồm các nội dung: bảo vệ & quản lý tài nguyên thiên nhiên, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nghề truyền thống, nâng cao mức sống, khả năng tiếp cận với các nhu cầu cả về vật chất, tinh thần như: y tế, giáo dục và các nhu cầu xã hội khác. Ở đây, các chủ điểm chủ yếu được quan tâm bao gồm:
-Bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên:
Việc bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên được thể hiện dưới nhiều hoạt động khác nhau như: các hoạt động sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài mà không gây ô nhiễm môi trường; những phương thức, sáng kiến sử dụng hợp lý, bảo vệ và quản lý tài nguyên đất, nước, rừng, nguồn lợi thuỷ sản; xử lý, tái chế rác và chất thải đảm bảo sạch về môi trường, phục vụ cho sản xuất và cho cuộc sống, sinh hoạt của dân cư.
-Xóa đói, giảm nghèo:
Nội dung của chủ điểm này bao hàm nhiều khía cạnh như: các nỗ lực để tạo cơ hội thoát nghèo của cộng đồng và của cá nhân những người nghèo (các chương trình hỗ trợ người nghèo như: hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi, dạy nghề, phổ biến kiến thức, kỹ thuật để phát triển kinh tế, sự giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng hoặc các tấm gương vượt khó của cá nhân...).
-Phát triển nghề truyền thống: Phát triển nghề truyền thống ở các vùng nông thôn là việc tạo lập mới, khôi phục và mở rộng các làng nghề đã và đang phát triển ở một vùng có những điều kiện phù hợp. Lĩnh vực này còn có thể là những hoạt động mở rộng hơn như việc tìm thị trường mới cho sản phẩm, cải tiến các sản phẩm đã có và sử dụng bền vững tài nguyên để phát triển nghề truyền thống nhằm mang lại lợi ích cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
-Tiếp cận cơ hội giáo dục: Những nỗ lực của các cá nhân hoặc của cộng đồng nói chung để tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt là cho trẻ em ở nông thôn có cơ hội tiếp cận được với giáo dục là đáng khích lệ. Điều đó góp phần vào việc làm giảm tỉ lệ mù chữ, nâng cao trình độ giáo dục ở nông thôn, một khía cạnh của mục tiêu phát triển bền vững nông thôn.
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống 1: Phát triển nghề truyền thống
1.1. Mục tiêu
-Nâng cao nhận thức về vai trò của việc phát triển nghề truyền thống: đa dạng hoá kinh tế, góp phần xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống.
-Nâng cao kỹ năng vận dụng các kiến thức vào phát triển nghề, kỹ năng tổ chức, phối hợp với các thành phần khác trong các hoạt động kinh tế-xã hội.
-Có thái độ trân trọng những nghề truyền thống của địa phương, đóng góp và ủng hộ những cá nhân.
1.2. Thông điệp
Việc lựa chọn nghề nghiệp có định hướng, xuất phát từ ước mơ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của con người. Thành công là kết quả của ước mơ, của tinh thần vượt khó, những sáng tạo, nhiệt huyết tuổi trẻ. Đồng thời, mục tiêu đúng đắn, dám hy sinh lợi ích cá nhân của mỗi người sẽ đóng góp cho lợi ích chung, vì sự phát triển bền vững của quê hương.
2.Tình huống 2: Cơ hội chọn ngành nghề của học sinh nữ
2.1. Mục tiêu
-Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc tiếp cận với giáo dục, vai trò của các cá nhân, tập thể trong việc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện học tập cho cá nhân và cho cộng đồng ở nông thôn, góp phần phát triển bền vững.
-Rèn luyện kỹ năng tự lập, tự vươn lên và giúp bạn có cơ hội học tập tốt nhất, tổ chức các hoạt động tập thể, tương trợ trong cộng đồng.
-Giúp người học có thái độ kính trọng thầy cô giáo, những người có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Thay đổi thái độ kỳ thị, xa lánh những người tàn tật, nghèo khó, ít có cơ hội học tập.
2.2. Thông điệp
Ở những hoàn cảnh khó khăn, sự nỗ lực, cố gắng, bằng cách này hay cách khác, và tinh thần vì cộng đồng của mỗi con người sẽ là nhân tố quan trọng cho việc nâng cao trình độ văn hoá, giáo dục chung, góp phần phát triển bền vững nông thôn ở nước ta hiện nay.
E.Chủ đề: Ða dạng văn hóa
Trong các chủ đề của giáo dục vì sự phát triển bền vững thì chủ đề Đa dạng văn hóa gồm các chủ điểm sau: Tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế; Du lịch bền vững và gìn giữ các giá trị văn hóa.
Tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế. Giữ gìn, phát huy, làm giàu bản sắc văn hóa địa phương càng ngày càng trở thành nhu cầu, nhiệm vụ của tất cả mọi người. Để làm tốt nhu cầu và nhiệm vụ này, chúng ta cần phải phát triển mạnh mẽ văn hóa các địa phương với bản sắc riêng của chúng, qua đó văn hóa quốc tế mới trở nên phong phú đa dạng. Nếu văn hóa của tất cả các địa phương trên thế giới đều bị mất đi bản sắc riêng, hoặc bị đồng hóa bởi một nền văn hóa nhất định... thì chắc chắn văn hóa quốc tế sẽ nghèo nàn, đơn điệu. Cho nên, văn hóa quốc tế chỉ phong phú khi văn hóa từng địa phương được coi trọng.
Du lịch bền vững và gìn giữ các giá trị văn hóa. Du lịch bền vững gắn liền với gìn giữ các giá trị văn hóa luôn có nhiều thách thức và có những vấn đề phức tạp như: tạo được ý thức cho du khách; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, sinh học, phong tục tập quán; trách nhiệm của người dân trong việc phát triển du lịch cũng như việc gìn giữ giá trị văn hóa địa phương... Thông qua chủ điểm này, chúng ta sẽ hiểu thêm về bản sắc của một số dân tộc trong nước, có ý thức hơn trong du lịch. Các du khách quốc tế cũng hiểu thêm về bản sắc văn hóa đa dạng của người Việt Nam.
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống1: Tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế
1.1. Mục tiêu
-Về kiến thức: từ việc tìm hiểu những chiếc giếng chùa độc đáo tại một số địa phương của Việt Nam, chúng ta có thể ý thức và hiểu được ý nghĩa của giá trị văn hóa địa phương cũng như giá trị văn hóa truyền thống từ các thế hệ trước để lại.
-Về kỹ năng: biết tìm hiểu, tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương mình và ý thức trong việc tiếp thu có chọn lọc những bản sắc văn hóa của địa phương khác.
-Về thái độ: có ý thức gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế.
2.2. Thông điệp
Cần phải tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế.
2.Tình huống 2: Du lịch bền vững và gìn giữ các giá trị văn hóa
2.1.Mục tiêu
-Hiểu được sự cần thiết của du lịch bền vững cùng với trách nhiệm gìn giữ các giá trị văn hóa qua việc tìm hiểu bản sắc và giá trị văn hóa của người Mông.
-Biết cách đấu tranh với những hành động phá hoại của con người đối với môi trường thiên nhiên cũng như những hành động không tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa tại nơi du lịch.
-Luôn có ý thức trong du lịch bền vững và giữ gìn tôn trọng các giá trị văn hóa tại các khu du lịch.
2.2.Thông điệp
Du lịch bền vững và gìn giữ các giá trị văn hóa là trách nhiệm của thế hệ hôm nay giúp phát triển thế hệ mai sau.
F.Chủ đề: Hòa bình
Hoà bình chỉ được xây dựng một cách bền vững nếu hoà bình bắt rễ trong tâm trí con người. Điều này đã được xác nhận trong chương mở đầu của Hiến chương UNESCO như sau :”Vì chiến tranh nảy sinh từ trong tâm trí con người, cho nên phải xây dựng thành luỹ hoà bình ngay từ trong tâm trí của con người”. Hoà bình không chỉ là không có chiến tranh. Hoà bình còn có ý nghĩa là công lý và bình đẳng cho tất cả mọi người, thực sự hiểu biết lẫn nhau, bao dung và cùng chung sống hoà hợp, biết quan tâm và chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau. Với ý nghĩa đó, hoà bình góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội; của mỗi quốc gia nói riêng và của cả nhân loại nói chung.
Chủ đề hoà bình nằm trong tổng thể các chủ đề giáo dục vì sự phát triển bền vững có nội dung rất đa dạng và phong phú liên quan đến các mối quan hệ của con người trong xã hội như :
1/ Quan tâm và chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau.
2/ Đoàn kết, hợp tác để giữ gìn hoà bình.
3/ Tình yêu thương.
4/ Sự khoan dung, vị tha.
5/ Ứng xử có văn hoá giữa con người với con người.
6/ Giải quyết mọi xung đột bằng hoà bình, khước từ bạo lực.
7/ Xoá bỏ văn hoá chiến tranh.
8/ Hiểu biết các giá trị hoà bình và xây dựng văn hoá phi bạo lực.
Dưới đây sẽ trình bày kỹ hai tình huống “Quan tâm và chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau” và “Đoàn kết, hợp tác để giữ gìn hoà bình”. Có thể nói đây là hai nội dung vừa có tính bao quát khá cao, vừa phản ánh tính nhân văn sâu sắc thu hút sự quan tâm và định hướng giáo dục về các giá trị của hoà bình trong thực tiễn cuộc sống hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội và xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho mỗi con người chúng ta.
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống 1: Quan tâm và chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau
1.1. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức về các giá trị của hoà bình trong sự phát triển bền vững, hiểu rõ những tác hại của chiến tranh, của bạo lực, khủng bố và giết chóc.
- Biết thể hiện tình yêu thương, lòng khoan dung, sự quan tâm chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân của những hành động khủng bố và bạo lực.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với người khác có hoàn cảnh khó khăn; không đồng tình với sự thờ ơ, lạnh lùng, độc ác trước nỗi đau của con người.
1.2. Thông điệp
Trong cuộc sống hàng ngày, sự quan tâm, chia sẻ có ý nghĩa hết sức lớn lao, nó là cầu nối giúp mỗi người vượt lên khó khăn, bất trắc và làm cho mối quan hệ giữa con người tốt đẹp hơn. Sự quan tâm, chia sẻ còn có thể vươn lên xa hơn, lớn hơn đó là tình đồng loại, dù ở bất cứ nơi đâu, con người đều cần được tôn trọng, giúp đỡ và được bảo vệ. Hành động của chủ nghĩa khủng bố, dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp, xung đột, lấy tính mạng con người làm phương tiện, thật đáng lên án. Chúng ta phản đối chiến tranh, phản đối bạo lực và khủng bố gây đau thương cho con người, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp của một thể giới đang phát triển trong thời đại ngày nay.
2.Tình huống 2: Đoàn kết, hợp tác để giữ gìn hoà bình
2.1. Mục tiêu
- Hiểu ý nghĩa của sự đoàn kết, hợp tác để giữ gìn hoà bình và an ninh, là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Biết thể hiện sự đoàn kết, hợp tác trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và quan hệ quốc tế bền vững.
- Có ý thức xây dựng tình đoàn kết, hợp tác trong cuộc sống hàng ngày, trong các quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế.
2.2. Thông điệp
Đoàn kết, hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh giúp con người vượt qua mọi thách thức của cuộc sống, đạp qua mọi trở ngại để vươn lên. Do vậy, muốn giữ gìn một nền hoà bình lâu dài và bền vững thì đoàn kết, hợp tác là điều tiên quyết, là nhân tố quyết định. Đoàn kết, hợp tác còn là điều kiện quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội bền vững.
G.Chủ đề: Ðô thị hóa bền vững
Sự thay đổi kinh tế-xã hội mang tính toàn cầu đã làm tăng vị thế của các thành phố trong phát triển bền vững (PTBV). Các thành phố đang phải đối mặt với những thách thức tiềm tàng của PTBV cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chính những thách thức đó cũng tạo cho các thành phố nắm bắt được những cơ hội đầy hứa hẹn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện môi trường ở địa phương, quốc gia và quốc tế.
Nền kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa. Có rất nhiều vấn đề đặt ra cho các thành phố như: sự di dân từ nông thôn ngày càng nhiều khiến dân số của các đô thị ngày càng tăng, tệ nạn xã hội phát triển, trật tự an toàn giao thông không đảm bảo, môi trường bị xáo trộn. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của đô thị. Làm thế nào để cho quá trình đô thị hóa được bền vững? Ðó là câu hỏi mà mỗi người dân phải có trách nhiệm trả lời.
Trong nhiều nội dung của đô thị hóa bền vững, người ta quan tâm đến hai nội dung sau đây:
- Cộng đồng tham gia xây dựng khu dân cư lành mạnh
- Giao thông đô thị an toàn
Xây dựng khu dân cư lành mạnh tập trung vào những nội dung sau: xây dựng nếp sống có văn hóa trong cộng đồng của một tổ dân phố hay một phường hoặc một cụm dân cư, tạo lập những mối quan hệ trên tinh thần "tối lửa tắt đèn có nhau", duy trì và phát triển những nét văn hóa của địa phương...
Giao thông đô thị an toàn đề cập đến tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân trong việc chấp hành Luật an toàn giao thông, liên quan đến hành vi thực hiện luật nhằm đảm bảo đưa Luật an toàn giao thông vào thực tiễn cuộc sống, kĩ năng sử dụng các loại phương tiện giao thông khi đi trên đường, tích cực là một tuyên truyền viên trong cộng đồng với việc thực hiện và chấp hành Luật an toàn giao thông.
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống 1: Ðội mũ bảo hiểm, cần có sự tự giác
1.1. Mục tiêu
- Hiểu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi thực hiện giao thông trên đường. Nắm được cách xử lí các tình huống xảy ra trên đường giao thông. Biết cách sử dụng mũ bảo hiểm các loại khi đi trên đường.
- Tích cực, tự giác đội mũ bảo hiểm.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia đội mũ bảo hiểm khi thực hiện giao thông trên đường.
- Ủng hộ những hành vi tự giác đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường. Không đồng tình với những hành vi chống đối lại chủ trương đội mũ bảo hiểm của nhà nước.
1.1. Thông điệp
Ðội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, góp phần làm cho xã hội ổn định, phát triển cả về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa.
2.Tình huống 2: Những hình ảnh không đẹp bên hồ Trúc Bạch
2.1. Mục tiêu
- Hiểu được tác hại của việc sử dụng tùy tiện hè đường, lòng đường gây cản trở giaothông.Sự cần thiết phải xây dựng trật tự văn minh đường phố.
- Biết đấu tranh với những hiện tượng không chấp hành trật tự văn minh đường phố.
- Biết cùng nhau xây dựng khu dân cư nề nếp, văn minh.
- Có thái độ đồng tình với những hành vi chấp hành quy định của pháp luật.
- Phản đối những thái độ, hành vi thiếu xây dựng trong việc thực hiện trật tự văn minh đô thị.
2.2. Thông điệp
Giữ gìn vỉa hè, lòng đường gọn gàng, sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi người dân đô thị. Nếu giữ gìn sạch sẽ và gọn gàng đường phố thì sẽ làm tăng thêm sự bền vững trong quá trình phát triển đô thị của thời kì mới, thời kì CNH, HÐH đất nước.
H.Chủ đề:Phong cách sống bền vững
Phong cách bao gồm phong độ, phẩm cách của con người. Phong độ là dáng vẻ, sắc thái bề ngoài, phẩm cách là cách thức ứng xử, giao tiếp thể hiện những phẩm chất về tư tưởng, tình cảm bên trong của con người. Phong cách sống bền vững là cách giao tiếp, ứng xử hợp lý của con người với môi trường, với những sự vật hiện tượng trong cuộc sống để đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản của con ngưòi ở hiện tại được đáp ứng mà không làm phương hại đến bất kỳ những gì thuộc về thiên nhiên, không làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Phong cách sống bền vững được biểu hiện ở nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực trong đó phải kể đến việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu gây ô nhiễm và rác thải, việc thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý hay việc áp dụng tri thức để nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện môi trường, ...
Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường là sử dụng các sản phẩm không gây ô nhiễm, độc hại tới môi trường ở cả thời điểm hiện tại và tương lai, không làm ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái hoặc việc sử dụng các sản phẩm nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, khắc phục những hậu quả của ô nhiễm và rác thải.
Thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý là cách sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý, ít tốn kém tài nguyên, tiền bạc, công sức nhất mà thu được hiệu quả cao nhất. Thực hiện lối sống tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn mà là một lối sống hợp lý - đầy đủ, phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội
Các tình huống cụ thể của chủ đề:
1.Tình huống 1: Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
1.1. Mục tiêu
-Giải thích được lợi ích của việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung và ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng túi bao gói thực phẩm thân thiện môi trường nói riêng
- Biết lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường trong đó có túi bao gói thực phẩm
-Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng những sản phẩm thân thiện môi trường
1.2.Thông điệp
Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là góp phần vào việc phát triển một tương lai bền vững
2.Tình huống 2: Thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý
2.1. Mục tiêu
-Hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng, thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý nói chung là một phong cách sống bền vững phù hợp với sự phát triển bền vững.
-Biết thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý, biết cách sử dụng năng lượng (điện) tiết kiệm và hiệu quả
-Ủng hộ, đồng tình với những người có lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý
2.2. Thông điệp
Thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý là một phong cách sống bền vững
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xay dung cac dien cuu GDPTBV.doc