Đề tài Tổng quan về nội dung và nguyên nhân của truyền thông - Roumeen Islam

(Roumeen Islam là người Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế và Khắc phục đói nghèo tại Học viện Ngân hàng thế giới.) Truyền thông đại chúng, dù là truyền thông nhà nước hay tư nhân, đều đóng vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế nào. Chính truyền thông sẽ thể hiện sự ủng hộ hay chống đối những người đang điều hành chính phủ bằng việc nêu bật những thành công hay thất bại khi đưa ra những đánh giá tổng quan về nền công nghiệp, bằng việc có phản ánh nguyện vọng của người dân hay không, hay đơn thuần chỉ là đưa các tin tức về kinh tế. Vì sự sống còn của mình, truyền thông đại chúng phụ thuộc vào cơ quan quản lý, vào những công ty thường xuyên trả tiền quảng cáo qua các phương tiện truyền thông và những khách hàng mà chúng phục vụ. Duy trì sự cân bằng giữa những nhóm lợi ích khác nhau là một nhiệm vụ khó khăn. Quyết định của ngành truyền thông không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của nó mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế. Cuốn sách này đề cập đến việc truyền thông có thể hỗ trợ phát triển kinh tế hay không và nếu có thì bằng cách nào. Rõ ràng là với tư cách là những nguồn cung cấp thông tin quan trọng, truyền thông có xu hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế khi chúng thoả mãn được 3 điều kiện: truyền thông hoạt động độc lập, cung cấp thông tin có chất lượng, và có phạm vi ảnh hưởng rộng. Điều này xảy ra khi giảm bớt sự mất cân đối trong việc cung cấp thông tin như Joseph Stiglitz đề cập ở chương 2. Nếu truyền thông làm được như vậy thì nó có thể nâng cao trách nhiệm giải trình của cả những doanh nhân và chính phủ qua việc kiểm tra và xác định hình phạt song song với việc tăng quyền tự quyết của các khách hàng.

doc36 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về nội dung và nguyên nhân của truyền thông - Roumeen Islam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi. Sự tư nhân hóa, cho dù còn có những nhược điểm, vẫn được coi là một giải pháp khả thi để đảm bảo sự sâu sát của tin tức truyền thông. Ở Mexico, việc tư nhân hóa hệ thống phát thanh năm 1989 đã khiến các vụ bê bôi trong chính phủ bị đưa ra công luận nhiều hơn. Các hãng truyền hình tư nhân tăng tỷ lệ phát tin thêm 20% khiến các hãng truyền hình thuộc sở hữu nhà nước cũng buộc phải đề cập đến các vấn đề này. Ở các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi, quá trình tư nhân hóa các hãng truyền thông thuộc sở hữu nhà nước được hỗ trợ bởi chủ trương mở cửa thị trường và việc chuyển giao kinh nghiệm làm báo từ những nhà sở hữu nước ngoài, nhờ đó đã tạo nên sự gia tăng đáng kể lượng tin tức về kinh tế và tài chính (Nelson 1999).Trong chương 9, Bruce Owen chỉ ra rằng nói chung, tư nhân hóa và việc bãi bỏ những quy định về truyền thông điện tử đã làm gia tăng sự cạnh tranh và làm giảm sự tập trung. Có thể nói gì về việc lựa chọn giữa tư nhân hóa và thành lập các hãng tự trị thuộc nhà nước? Tư nhân hóa có thể khiến chính phủ gặp khó khăn trong việc kiểm soát thông tin, nhưng tư nhân hóa và những quy định đi kèm cần phải được tiếp cận một cách cẩn trọng nhằm tránh tình trạng độc quyền thông tin. Các hãng tự trị thuộc nhà nước sẽ bị suy yếu khi quyền tự trị bị xói mòn. Trong nhiều trường hợp, vai trò thống trị của nhà nước lại khó mà thanh minh. Cấu trúc kinh tế và tài chính: Các ngành công nghiệp phi truyền thông được kết cấu như thế nào và toàn bộ chính sách kinh tế của chính phủ tạo ra hiệu quả quan trọng ảnh hưởng đến tính độc lập và cách thể hiện của truyền thông ra sao. Truyền thông tư nhân Nga bị chính phủ chỉ trích là luôn gây phiền nhiễu, và họ đưa ra ví dụ về công ty khí gas Gazprom, một công ty mà chính phủ có số vốn đóng góp khá lớn và có quyền kiểm soát. Ở đâu sở hữu nhà nước thống trị nền kinh tế thì ở đó, ngay cả truyền thông tư nhân cũng khó mà tồn tại nếu thiếu sự trợ giúp từ phía nhà nước. Khi tái hiện lịch sử truyền thông Bangladesh, Mahfuz Anam (chương 15) chỉ ra rằng thậm chí cả việc tư nhân hóa công nghiệp truyền thông cũng không giải quyết nổi những khó khăn cố hữu nếu chỉ dựa vào các nhà quảng cáo, vì vậy mà cần sự phối hợp của các chuyên gia tài chính, các hãng sản xuất thuộc sở hữu nhà nước, hoặc thậm chí là một nhóm có chọn lọc các hãng tư nhân. Như vậy, trong một số quốc gia thì sự lựa chọn này được coi là đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại. Như Bruce Owen (chương 9) và Tim Carrington cùng Mark Nelson (chương 12) đã chỉ ra rằng: sự tồn tại của truyền thông đại chúng với tư cách là một hoạt động kinh doanh – trong những điều kiện kinh tế bất lợi – lại có những ưu thế riêng. Nếu việc kinh doanh không trụ được thì khi đó chất lượng không còn là vấn đề phải bàn. Trong nhiều bản tin kinh tế hời hợt, các công ty nhỏ có thể cung cấp đủ tin tức tài chính cho truyền thông, giống như trường hợp của TV2 ở Tomsk, được Victor và Yulia Muchnik mô tả trong chương 19. Nói chung các chính sách kinh tế sẽ quyết định cách thức và sự tồn tại của các công ty như vậy. Sự liên kết và mạng lưới cũng có thể trở nên quan trọng. Trong trường hợp của TV2, giá khởi điểm được tài trợ bởi một khoản vay từ ngân hàng trong nước. Các nhà doanh nghiệp đã tiếp cận được khoản tín dụng bởi số vay nợ của họ được chủ tịch hội đồng thành phố Tomsk đứng ra đảm bảo, với tư cách là một người bạn. Carrington và Nelson đã chỉ ra tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với các công ty truyền thông non trẻ trong việc giúp các công ty này trụ được ở các nước đang phát triển. Dưới chế độ mới năm 1991, tờ báo chính phủ Rzeczpospolita ở Ba Lan đang trong tình cảnh thiếu tiền thì được phép ra hoạt động độc lập, và nó lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế. Nó tồn tại được chính là nhờ vào đầu tư nước ngoài: tập đoàn báo chí Pháp là Hersant đã mua 49% công ty và giúp nâng cấp công nghệ và kĩ thuật in. Tương tự như vậy, ở nước cộng hoà Slovak, Quỹ tín dụng phát triển truyền thông đã cấp tiền cho một tờ báo tư nhân. Khi khu vực tư nhân phát triển mạnh, nó cũng có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của công nghiệp truyền thông nói chung. Cấu trúc kinh tế thị trường cạnh tranh (cũng như tất cả các nguồn tài chính) thúc đẩy sự đa dạng và kiểm soát cặn kẽ chất lượng. Theo Stightz thì mấu chốt của việc kiểm tra là để chống lại việc giới báo chí lợi dụng cạnh tranh để phản ánh những mối quan tâm khác nhau. Owen cũng đã chỉ ra rằng: đối với những người sở hữu truyền thông – những người mà đích nhắm đến của họ là quyền lực và ảnh hưởng – thì họ không quan tâm đến những nội dung mà các công ty thương mại quan tâm, và có lẽ vì vậy mới tồn tại được trong một môi trường mang đầy tính cạnh tranh. Điều này có thể được giải thích rằng: môi trường càng có tính cạnh tranh cao thì càng hạn chế được sự lạm dụng quyền lực của các nhà sở hữu truyền thông. Cấp giấy phép cho các công ty truyền thông có thể là một cách hiệu quả để kiểm soát nội dung cũng như hạn chế cạnh tranh4 Đối với truyền hình, một số hình thức cấp giấy phép cho các phát thanh viên là cần thiết nhằm xác định rõ mối liên hệ giữa các quyền sở hữu tài sản với việc hạn chế tần số xuất hiện các chương trình phát thanh; tuy nhiên, nhiều chính phủ mở rộng hệ thống cấp giấy phép không ngoại trừ những đòi hỏi của lý do mang tính kỹ thuật, bao gồm cả những hạn chế ngặt nghèo về nội dung các chương trình phát thanh. . Việc cấp phép hạn chế giới hạn có thể là một cách ngăn cấm cụ thể, rõ ràng đối với các chương trình phát thanh, truyền hình, hoặc là một cách ngấm ngầm khi chính phủ không tiếp tục cấp phép nếu nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình không như chính phủ mong đợi. Đối với ngành công nghiệp báo chí, không như truyền hình và phát thanh, việc cấp phép không cần cho bất cứ lí do kĩ thuật nào. Mục đích quan trọng nhất của việc cấp phép đối với báo chí là cho phép các chính phủ tác động đến luồng thông tin bằng cách hạn chế đường vào5 Một số người cho rằng việc cấp giấy phép có tác dụng khuyến khích các nhà báo đề cao tính trách nhiệm và tính tiêu chuẩn trong việc đưa tin. Những người phản đối quan điểm này lại cho rằng chính giấy phép đã tạo điều kiện cho những người đóng vai trò điều phối ngăn cản các phóng viên đưa những tin tức bất lợi cho chính phủ. Toà án quốc tế ủng hộ quan điểm thứ hai. Năm 1985, một trường hợp được xem như một bước ngoặt lớn liên quan đến một người không được xác nhận là nhà báo ở Costa Rica. Toà án quốc tế Mĩ về nhân quyền đã phát hiện ra rằng nhận ra việc cấp phép cho một nhà báo là trái với những qui ước của Mĩ về quyền con người. . Trong trường hợp của Hàn Quốc, chẳng bao lâu sau khi quy định về việc cấp phép được mở rộng, số lượng báo hàng ngày ở Seoul tăng từ 6 lên 17 tờ, và hàng tá tờ báo khác vươn tới mọi miền đất nước. Hơn thế, còn là sự đa dạng của các phong cách diễn đạt, với những quan điểm đối lập, những quan điểm ủng hộ chính phủ, các vấn đề kinh doanh, thể thao, và các thể loại báo chí nhà thờ cạnh tranh với nhau (Heo,Uhm, và Chang 2000, Webster 1991/2). Ở rất nhiều nước như Etiopia, việc tiếp tục cấp giấy phép cho các tờ báo căn cứ vào việc thanh toán phí cấp phép. Việc cấp giấy phép phụ thuộc vào những bằng chứng về khả năng thanh toán. Theo đó, tất cả những tờ báo đang và sẽ hoạt động phải đảm bảo duy trì được số dư trong ngân hàng là 10.000 Br (tương đương với 1.250 USD) để hỗ trợ cho việc chống lại bất kì sự tấn công mà các phóng viên của họ có thể gặp phải. Nếu việc xuất bản thất bại chứng tỏ họ không có khả năng thanh toán vào đầu năm hay bất cứ thời điểm nào mà Bộ Văn hoá – Thông tin yêu cầu, tức là họ mất quyền được cấp giấy phép (theo Uỷ ban bảo vệ các nhà báo). Một vài hình thức hạn chế khác cũng như vậy. Như Kassem cho biết, việc tăng thêm nội dung của sự hạn chế với với đặc điểm rất dễ thay đổi khiến các nhà báo ở Ai Cập phải xây dựng toà soạn của họ ở ngoài khơi. Hơn nữa, các phóng viên không được phép tham gia các câu lạc bộ, các hiệp hội, vì vậy họ chỉ có thể được quan tâm, chăm sóc về sức khoẻ nếu họ làm việc cho một tờ báo của chính phủ. Hơn 1/3 các quốc gia châu Mỹ latinh quản lý các phóng viên thông qua việc cấp giấy phép hoặc công nhận các thủ tục (xem thêm cơ sở dữ liệu của Hiệp hội xuất bản Mỹ và quốc tế tại Ngoài cấu trúc mang tính quy định, ngành truyền thông phải đối diện với rất nhiều sức ép: một mặt là yêu cầu phải đáp ứng được các đòi hỏi về sự độc quyền, mặt khác là việc thoả mãn yêu cầu đa dạng của nhà sản xuất, như Owen đã mô tả. Trước tiên, sản phẩm của truyền thông đại chúng có nội dung phục vụ cho nền kinh tế khổng lồ, có xu hướng thoả mãn các hãng lớn. Thứ hai, việc quảng cáo trên những tờ báo có lượng phát hành lớn thì hiệu quả hơn nhiều so với việc quảng cáo ở những tờ báo lượng phát hành thấp. Tuy nhiên, một đặc tính cơ bản thứ ba là số lượng phát hành lại không đồng nhất: dấu hiệu cho thấy các hãng cạnh tranh với nhau chính là số lượng phát hành, bởi vì những người khác nhau có nhu cầu, thị hiếu khác nhau. Điều này có nghĩa là các công ty nhỏ hơn có thể tạm bằng lòng và tìm được chỗ đứng thích hợp. Những công ty nhỏ, mới thành lập có nhiều khả năng tìm được chỗ đứng của mình hơn là những công ty lớn, lâu đời6 Owen đã nhấn mạnh rằng các công ty độc quyền luôn chú ý đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đảm bảo sự sống còn của họ. . Ví dụ như các tờ báo địa phương có thể chuyên về những thông tin địa phương (điều này cũng có nghĩa là họ không thể cạnh tranh có hiệu quả với các địa phương khác). Owen bổ sung một ví dụ về Ulaanbaator ở Mông Cổ đã không ủng hộ 18 tờ báo cơ bản vào năm 1994 nếu những tờ báo này không phân biệt rạch ròi khuynh hướng chính trị với các khuynh hướng khác. Công nghệ, cơ sở hạ tầng và điều kiện địa lý cũng hạn chế đến quy mô của báo chí và ảnh hưởng đến bản chất của thị trường cạnh tranh, bởi vì chúng ảnh hưởng đến chi phí giao thông và làm cho việc phát hành bị chậm trễ. Những rào cản này dễ dàng bị phá vỡ nhờ hệ thống phát thanh, vì vậy mà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có đài phát thành quốc gia và mạng lưới truyền hình từ rất lâu trước khi có hệ thống báo chí quốc gia. Ở châu Phi, nơi khoa học kỹ thuật của nhiều quốc gia còn kém phát triển và tỷ lệ người biết chữ thấp, các đài phát thanh tư nhân dường như có đất để phát triển (Nhà kinh tế học 2002b). Chẳng hạn như ở Uganda, vào năm 1985 mới có 10 trạm phát thanh thì đến nay đã có 300 trạm và thậm chí là hơn thế nữa. Một điều bất lợi mà chính phủ các nước đang phát triển đang phải đối mặt là họ không đủ khả năng để buộc các chính sách cạnh tranh được thực hiện ở những nơi mà sự bảo vệ là cần thiết. Một số quốc gia, cả những nước công nghiệp và những nước đang phát triển, việc ngăn cấm hoặc hạn chế những người sở hữu cạnh tranh trong hoạt động truyền thông là một nỗ lực nhằm đảm bảo sự đa dạng về nguồn tin và quan điểm. Như Owen đã phát biểu, sự tập trung truyền thông làm cho những mối lo ngại tăng lên, nếu nó đưa tới kết quả là sự độc quyền hay tạo điều kiện cho việc thông đồng với nhau để tăng giá bán và giảm số lượng phát hành. Ngoài việc cạnh tranh và đa dạng hóa về nội dung, sự tập trung truyền thông trong một thành phố có thể thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế. Các nhà quảng cáo hoàn toàn có thể hi vọng vì còn có nhiều các phương tiện biểu lộ khác như truyền hình, báo, tạp chí và các dịch vụ trực tuyến có sẵn để chuyển tải các ý tưởng, bao gồm cả những bất đồng về chính trị. Chống cạnh tranh luôn luôn là một nhiệm vụ rất khó khăn, và các hãng thích hợp ở các nước đang phát triển lại thường thiếu những kĩ năng cần thiết và thiếu nguồn lực để thực hiện. *Cấu trúc hợp pháp Hai dạng thể chế hợp pháp thường bị chỉ trích về cách thể hiện của truyền thông là: (a) cách tiếp cận thông tin, và (b), cách ép buộc truyền thông sử dụng thông tin mà chúng có được. Khả năng đưa tin của ngành truyền thông chịu sức ép của số lượng và thể loại thông tin – do các hãng tư nhân hay nhà nước và trong điều kiện kinh tế nói chung – đối với những gì mà nó có được cả bằng con đường chính thống và không chính thống. Như Dyck và Zingales đã chỉ ra, thông tin do chính phủ cho phép công khai là thông tin đáng tin cậy nhất, bởi vì nó không phải là thông tin được lựa chọn để công bố, và nó cũng không nhằm để đổi chác lấy điều gì. Những cách không chính thống hoặc bất thường trong việc lấy tin bao gồm cả việc liên lạc để phỏng vấn hay lấy tin từ những người muốn xuất hiện trong một thời điểm cụ thể trước công chúng. Ở đây tôi muốn giới hạn bình luận của mình đối với việc lấy tin theo con đường chính thống. Thông tin được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, vì vậy mà có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin bị chỉ trích một cách rộng rãi. Nội dung điều chỉnh của các luật này cho phép tiếp cận các tài khoản của các công ty hoặc lịch sử giao dịch tín dụng cá nhân. Điều này giúp cho truyền thông có thể dễ dàng và thường xuyên có được những thông tin “chính thống” về các vấn đề tương tự. Phạm vi điều chỉnh của các luật cũng bao trùm cả khu vực tư nhân. Việc ban hành các luật này nhằm duy trì hoạt động ổn định của thị trường và tăng tính cưỡng chế của việc làm luật, nhưng thị trường cũng phản ứng lại dựa trên những thông tin then chốt có sẵn trong khu vực nhà nước. Stightz tranh luận rằng những thông tin do các viên chức nhà nước thu thập phải thuộc sở hữu nhà nước, và rằng việc sử dụng trí tuệ cho mục đích riêng tư cũng là chống lại nhà nước và tội đó cũng nghiêm trọng như việc chiếm đoạt của công làm tài sản riêng. Bắt đầu bằng một hiến pháp, một vài sự dàn xếp hợp pháp sẽ quyết định các điều kiện để cho phép các hãng tin tư nhân và các cá nhân, hoặc các hãng tin thuộc sở hữu nhà nước tiếp cận được với các thông tin “do chính quyền cung cấp”. Ở rất nhiều quốc gia, hiến pháp của họ về đại thể chỉ đề cập đến những quyền cơ bản của các cá nhân trong tự do phát ngôn và tiếp cận thông tin. Việc ủng hộ có thể theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của từng nước. Nhưng ngay cả khi các quyền cơ bản đã được chỉ rõ thì trên thực tế, việc có được thông tin đúng lúc (trong một thời gian đủ ngắn để vẫn còn hữu ích với người có nhu cầu) là hết sức khó khăn, bởi vì luật pháp chỉ là công cụ, con người phải được huấn luyện về phản xạ có điều kiện để có phản ứng nhanh, và thông tin phải có sẵn, dễ tiếp cận và dưới dạng dễ hiểu. Một số quốc gia đã thông qua luật tự do thông tin và nhiều quốc gia khác cũng đang trong quá trình thực hiện điều này. Mục đích của những luật này đưa ra một khuôn khổ giúp xác định các mức độ tiếp cận thông tin của chính quyền và quyền của các cá nhân và tổ chức khi có được các thông tin đó. Việc thông qua luật tự do thông tin có thể coi là một tín hiệu cam kết của chính phủ về sự minh bạch. Nó cũng khuyến khích các hãng tin tư nhân mạnh dạn đòi hỏi chính phủ phải cung cấp nhiều thông tin hơn, như Chongkittavorn đã giải thích về trường hợp của Thái Lan. Hiện có khoảng 46 quốc gia áp dụng luật tự do thông tin, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng ngày; tuy nhiên, một số nước nghèo cũng có luật như vậy, trong khi đó thật đáng ngạc nhiên là chỉ có khoảng 54% các nước có thu nhập cao có luật này (Islam, sắp xuất bản)7 Ở đây tôi sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới để xác định các quốc gia có thu nhập cao, đó là các nước có thu nhập bình quân đầu người từ 9.266 USD trở lên. . Bảng 1.1 cho thấy một số nét tương quan đơn giản giữa tự do báo chí với việc lạm dụng nhà báo và việc việc thực thi luật tự do về thông tin. Thi hành luật tự do thông tin không liên quan tới việc lạm dụng các nhà báo của những người sở hữu truyền thông, và liên quan chặt chẽ với tự do báo chí8 Xin lưu ý rằng mối liên hệ này không mang tính nhân quả. Ở những quốc gia mà báo chí đã có quyền tự do từ rất sớm thì việc thông qua luật tự do thông tin chính là để hợp pháp hóa quyền tự do đã có đó. . Trong khi thông qua luật tự do thông tin được coi là một sáng kiến quan trọng thì câu hỏi đặt ra là một quốc gia sẽ thực thi luật đó như thế nào? Câu trả lời là có thể lập nên một công ty độc lập chỉ quan tâm đến một việc duy nhất là đối phó với những đòi hỏi rất đa dạng của thông tin, hoặc chọn lấy một bộ của chính phủ, hoặc chọn một hãng có khả năng vạch ra những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể có liên quan đến các đặc thù của thông tin. Khi một hãng nào đó hoặc cá nhân nào đó được lựa chọn, cần phải xây dựng luật để đảm bảo đáp ứng thông tin một cách kịp thời. Thêm vào đó cũng phải quan tâm tới việc cung cấp thông tin theo cách thức nào, thu lệ phí cung cấp thông tin ra sao. Ở Bồ Đào Nha, Uỷ ban thông tin hành chính chính phủ chịu trách nhiệm trong việc quyết định có cung cấp thông tin liên quan đến các văn kiện chính thức của nhà nước hay không, cũng như có quyền quyết định văn kiện nào có thể công khai cho các ban ngành khác của chính phủ, tiếp nhận các yêu cầu, ban hành một hệ thống phân loại tư liệu, và giám sát việc thi hành Luật tiếp cận thông tin chính phủ và các luật tương tự (xem Ở Latvia, mỗi hãng hay một cơ quan chính phủ đều được yêu cầu nêu lên một bản tóm tắt tất cả những thông tin tổng quát có sẵn trên sách báo đại chúng. Không một cơ quan nào giám sát việc thực thi Luật tự do thông tin, và quá trình tiếp cận thông tin chịu ảnh hưởng của luật pháp, được mô tả như các thủ tục nêu kiến nghị, đơn kiện, phục tùng. Từ chối cung cấp thông tin là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và nó phải do Giám đốc của cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp thông tin thông báo (xem ln2.htm). Tuy nhiên, khu vực nhà nước có một lượng lớn thông tin có giá trị có thể công bố mà không cần Luật tự do thông tin. Tất cả các quốc gia đều có một số thông tin cơ bản về các tác động kinh tế; tuy nhiên, nó có thể khác nhau về số lượng, chất lượng, tần số và dễ tiếp cận9 Các số liệu này do do Quỹ tiền tệ quốc tế cung cấp qua Số liệu tài chính quốc tế, các website của các chính phủ, các ấn phẩm của các chính phủ, hoặc Chỉ số phát triển thế giới do Ngân hàng thế giới cung cấp. Xin lưu ý rằng các nguồn tài liệu này không dễ tiếp cận, cũng không thể trao đổi hay mua bán được, các website cũng có thể không truy cập được. . Bảng 1.1 Tương quan tự do giữa các loại hình truyền thông Tiêu chí Tự do báo chí Quyền sở hữu báo chí Tự do hoạt động thông tin Lạm dụng quyền phóng viên Tự do báo chí 1 Sở hữu báo chía - 0,64 (0) 1 Tự do hoạt động thông tin 0,36 (0) - 0,49 (0) 1 Lạm dụng quyền phóng viênb 0,5 (0) 0,157 (0,163) -0,2 (0,03) 1 Chú ý: Các số trong dấu ngoặc đơn là giá trị của hệ số tương quan (giá trị này càng thấp mối liên hệ giữa hai yếu tố càng mạnh) Đây là giá trị trung bình của biến số về quyền sở hữu được thiết lập bởi Djankov và những thành viên khác (2001). Sự nghiêm trọng của danh sách các nhà báo bị giết hoặc phải chịu áp lực do hoạt động truyền thông Nguồn: Tự do báo chí: Freedom House (n.d); đạo luật tự do thông tin mang tính hình thức: được tác giả tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau; sở hữu nhà nước về báo chí: Djankov và những thành viên khác(2001); Lạm dụng quyền nhà báo: Phóng viên Sans Frontiéres(2000). Cameroon thậm chí còn cung cấp những tài liệu cơ bản như là về tổng thu nhập quốc nội (GDP), đầu tư nước ngoài, thống kê mậu dịch ngoại thương và tình hình tài chính của chính phủ trước đó vài năm. Trái ngược với Armenia, cũng là một nước có thu nhập bình quân thấp nhưng nước này cung cấp thường xuyên những thông tin cập nhật với số liệu về các vấn đề chủ yếu kinh tế, tài chính, cho dù việc thu thập và phổ biến thông tin như vậy không thật sự cần thiết để tạo ra lợi nhuận. Hơn 200 quốc gia trên khắp thế giới, ngân hàng trung tâm của khoảng 100 quốc gia có trang web cung cấp thông tin, mặc dù chất lượng và tính cập nhật của các trang web này có những thay đổi đáng kể. Các luật cấm việc sử dụng thông tin khác cũng được áp dụng. Mục đích của luật chống lăng mạ, phỉ báng, như Peter Krug và Monroe Price đã trình bày trong chương 10 và Ruth Walden trong chương 11, là để bảo vệ các cá nhân không bị các phương tiện truyền thông đại chúng lạm dụng. Một vài nội dung của các luật này là thực sự cần thiết để bảo vệ danh tiếng của cá nhân và đảm bảo tính chính xác của thông tin được công bố, song chúng cũng có thể được sử dụng để cản trở hoạt động của các nhà báo, bằng cách đó khuyến khích các cơ quan truyền thông tự kiểm duyệt (Walden 2000). Với mong muốn xây dựng được các luật như vậy, có ba vấn đề chính nổi lên: (a). Khi bôi nhọ bị coi là một tội chứ không đơn thuần là hành vi xâm phạm mang tính dân sự, nhà báo cũng có trách nhiệm tự kiểm duyệt. (b). Khi sự thật không phải là lời biện hộ cho những bài viết có tính chất bôi nhọ, nhà báo cũng có động cơ để hạn chế việc điều tra của họ. (c). Và khi luật pháp đề ra những biện pháp bảo vệ để chống lại những bài viết mang tính chất bôi nhọ về những vấn đề mà công chúng quan tâm và yêu cầu các cá nhân chứng tỏ rằng những bài viết có tính bôi nhọ đó là có chủ ý hoặc do thiếu thận trọng và được công bố với ý đồ làm hại, đây đều là những biện pháp để đảm bảo tự do báo chí. Chính phủ cũng có thể kiểm duyệt được thông tin qua các hãng tin chính phủ với những quy định mang tính pháp lý đối với thông tin trước khi chúng được phát hành hoặc công bố công khai. Trong những tình huống tương tự thì phản xạ tự nhiên của nhà báo là cam kết tự kiểm duyệt như là một cách để tránh bị đình chỉ công tác. *Những chính sách quản lí công nghiệp liên quan đến truyền thông Những ngành công nghiệp có mối liên hệ trực tiếp tới truyền thông là ngành giấy và công nghiệp phân phối. Ngay cả với truyền thông tự do và độc lập, nếu việc phân phối do chính phủ hoàn toàn kiểm soát thì tính độc lập của truyền thông có thể bị ảnh hưởng. Chính phủ cũng có thể áp dụng việc kiểm soát giá cả và thuế đầu vào để can thiệp vào quy trình hoạt động của truyền thông, và việc điều chỉnh quy trình hoạt động cũng như các điều kiện của cơ sở hạ tầng có thể hạn chế các hoạt động truyền thông. Chẳng hạn internet là nguồn cung cấp thông tin thường xuyên trong cuộc chạy đua truyền thông nội địa, nó cho phép dễ dàng truy cập tới truyền thông toàn cầu; tuy nhiên, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, việc kết nối internet là rất khó khăn và tốn kém vì khu vực viễn thông này không phát triển. Hơn nữa, mặc dù thiết bị khoa học đang ngày càng trở nên phổ biến hơn thì ở rất nhiều quốc gia, việc sử dụng máy vi tính vẫn còn hạn chế. * Việc đào tạo và khả năng của các nhân viên truyền thông Ở rất nhiều nước đang phát triển, các nhân viên truyền thông không được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, do đó họ gặp hạn chế khi đưa tin về các vấn đề kinh tế, chính trị. Hạn chế này bao gồm cả những kỹ năng có liên quan trực tiếp đến việc tìm kiếm, phân tích, sắp xếp và viết cũng như phát tin tức và cả những kỹ năng quản lý cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là một cơ sở kinh doanh hoạt động có lời. Giống như trong các doanh nghiệp khác, các kĩ năng quản lí có thể được tích lũy theo thời gian, nhưng việc đào tạo có thể giúp các nhà quản lý, cụ thể là định hướng cho họ trong việc ra quyết định và lựa chọn sản phẩm kỹ thuật áp dụng ở các nước khác. Theo Muchnik và Muchnik, trong trường hợp của đài truyền hình Tomsk, sự xuất hiện của chuyên gia nước ngoài ở Nga vào đầu những năm 1990 là thực sự hữu ích, và những lời khuyên của các chuyên gia trong việc quản lý quảng cáo và sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với những thành công của đài truyền hình. Tương tự như vậy, ở Ba Lan, đầu tư nước ngoài là cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách giữa quản lí và những kĩ năng yếu kém. Người ta có thể cho rằng việc đưa tin về các vấn đề kinh tế và tài chính có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Một vài khóa đào tạo có thể giúp các phóng viên tăng cường đáng kể khả năng phân tích các vấn đề thuộc chủ đề này. Những phân tích nghèo nàn sẽ không hấp dẫn được những độc giả có trình độ và có thể định hướng sai cho những độc giả kém hiểu biết hơn. Thậm chí ngay cả khi có thể thuê các nhân viên truyền thông với những kỹ năng phù hợp cũng không thể khiến việc kinh doanh thu được lợi nhuận, trừ phi có một lượng lớn khán giả có hiểu biết. Có một thực tế là các nhà báo vạch trần những việc làm sai trái và những bê bối, nhưng lại không hiểu tường tận về các chi tiết có liên quan. Chẳng hạn như, họ vạch trần việc nhận hối lộ của quan chức nhà nước mà không hiểu nó có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Marquez đã nhấn mạnh rằng những người tự học có khuynh hướng tham lam, học rất nhanh, và rằng bất kỳ một loại hình giáo dục đào tạo dành cho phóng viên báo chí cũng nên tuân theo 3 tiêu chí cơ bản sau: Xác định khả năng và thiên hướng nghề nghiệp, định hướng cho nghề báo và nhấn mạnh tầm quan trọng của những tiêu chuẩn đạo đức. * Kiểm tra và duy trì sự cân bằng Khi khu vực truyền thông độc lập đạt được những kết quả đáng trân trọng, mỗi hãng hoặc mỗi tổ chức đều cần tiến hành một số kiểm tra và đảm bảo sự cân bằng. Trong nhiều hãng truyền thông, người ta coi vai trò của truyền thông như người bảo vệ sự thật và nói lên tiếng nói của người dân. Marquez (chương 13) và Adam Michnik (chương 18) đều đề cập đến những vinh dự của nghề báo, và những phẩm chất không thể thiếu đối với một nhà báo: sự liêm khiết, trung thực, khách quan. Thật đáng tiếc, bản chất của con người khó thay đổi, chúng ta đôi khi vẫn thất bại khi cố duy trì những chuẩn mực cao như chúng ta hằng khao khát đạt được. Nếu không thường xuyên kiểm tra và duy trì sự cân bằng để đảm bảo trách nhiệm giải trình và ý thức trách nhiệm, truyền thông có thể lạm dụng quyền lực của chúng. Như Muchnik và Muchnik đã chỉ ra, sự lạm dụng quyền lực có thể khiến cho những điều khó hiểu mà báo chí định đề cập lại xoay chuyển một cách bất ngờ. Họ tranh luận xung quanh việc họ tự do tham gia chính trị như thế nào, tham gia các phe phái ra sao, cho đến khi họ nhận ra sự khác biệt giữa việc cống hiến cho những ý đồ và liên minh chính trị với những cá nhân cụ thể, và rằng làm báo có chất lượng đồng nghĩa với việc duy trì một khoảng cách với các chính khách. Như Robert Shiller (chương 5) và Timothy Besley, Robin Burgess, và Andrea Prat (chương 3) đã chỉ rõ, truyền thông không chỉ phổ biến thông tin mà còn có thể định hướng dư luận xã hội và nâng vấn đề lên tầm quan trọng chưa từng thấy hoặc khiến cho nó “nổi bật” trong con mắt công chúng. Họ cũng có thể thúc đẩy tốc độ truyền tin, gây ảnh hưởng đến những người tiếp nhận tin tức, và tác động đến cách cư xử trong những tình huống cụ thể. Họ có thể không đề cập đến tất cả khía cạnh của vấn đề. Đôi khi các hoạt động truyền thông khuyến khích việc đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhưng cũng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tự động làm như vậy. Mong muốn cung cấp những tin tức mới và lý thú có thể lấn át mong muốn “phản ánh đúng sự thực”. Đáng tiếc là xu hướng gây giật gân vẫn tồn tại trên tất cả các thể loại của tin tức truyền thông. Nếu tình trạng lạm dụng vẫn kéo dài thì cơ chế tự động kiểm tra lạm dụng quyền lực sẽ mất tác dụng. Một hệ thống luật lệ thích hợp sẽ đảm bảo duy trì sự cân bằng giữa tự do ngôn luận và việc chống lạm dụng truyền thông. Một giải pháp khác là thành lập những hội đồng tự trị. Các thiết chế tự trị kiểu này đã được thành lập và hoạt động tốt ở một số nước công nghiệp, nhưng chúng mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu hình thành ở các nước đang phát triển. Về sau, Guyana và Tanzania thành lập các toà báo tự trị với những bộ quy tắc nêu yêu cầu về tính trung thực, thẳng thắn, tôn trọng những bí mật riêng tư và các chuẩn mực chung khác. Các hội đồng căn cứ vào các bộ quy tắc này để đưa ra quyết định khi xử lý các đơn kiện các cơ quan truyền thông. Trong nhiều trường hợp, các hội đồng thay thế các thủ tục pháp lý truyền thống của toà án. Chẳng hạn như ở Ôxtrâylia, người đi thưa kiện được yêu cầu ký vào một tờ cam kết sẽ không đưa đơn kiện của họ ra toà nếu họ không thoả mãn với những phán quyết của hội đồng. Các nhân tố cụ thể cho thấy thành công của những hội đồng kiểu này. Thứ nhất, quyết định thành lập các hội đồng kiểu này bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của báo chí và là mong muốn của chính những người làm báo. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ hoặc các đảng phái khác có thể khuyến khích việc thành lập những hội đồng như vậy. Chính phủ có thể làm điều này bằng cách hứa giảm bớt các quy định. Việc ủng hộ các thể chế, chẳng hạn như các tổ chức xã hội dân sự để đảm bảo tự do và trách nhiệm truyền thông, có thể làm tăng thêm sức mạnh cho các hội đồng. Thứ hai, các hội đồng phải có đủ thẩm quyền với các tổ chức truyền thông tư nhân để khiến chúng cảm nhận được sức ép phải tuân theo những quyết định của họ (Trung tâm quốc tế chống kiểm duyệt 1993, chương 19). Điều này có thể đạt được bằng nhiều cách, chẳng hạn như các thành viên hội đồng có thể công khai tẩy chay những người không tuân theo các quyết định của hội đồng. Thứ ba, những hội đồng như vậy đòi hỏi một tập thể lãnh đạo tốt và phải là mong muốn thực sự của những người trong giới truyền thông để cải thiện công việc của họ. Thứ tư, việc đề ra những chuẩn mực đạo đức để đảm bảo sự cân bằng giữa tự do truyền thông và trách nhiệm có ý nghĩa quyết định. Thứ năm, để duy trì tính hợp pháp, các tiêu chuẩn phải được áp dụng một cách nhất quán. Các hệ thống pháp luật độc lập, có hiệu quả và những cơ chế khác để trừng trị những hành vi không mong muốn có thể giúp tăng cường vai trò của truyền thông trong cải tiến chính phủ, mặc dù một bộ máy tư pháp độc lập không đủ để ngăn cản những hành vi chuyên quyền của nhà nước. Một bộ máy tư pháp độc lập có thể giúp bảo vệ các quyền của nhà báo, giúp đảm bảo rằng các hoạt động được tiến hành là để truyền thông vạch trần những sai trái, và có thể bảo vệ các cá nhân không bị truyền thông lạm dụng. Ví dụ như ở Zimbabwe, các toàn án đã đạt được một số thành công khi bảo vệ các quyền phóng viên như Chavunduka đã mô tả. Ở Philippnes, truyền thông đã phanh phui việc các lực lượng quân sự nước ngoài đổ các chất thải độc hại. Vụ việc này dẫn tới một cuộc điều tra của quốc hội, tiếp đó là một cuộc điều tra của chính quyền địa phương, và cuối cùng là lệnh của chính phủ cấm vứt rác thải. *Quy mô Quy mô truyền thông là khái niệm để chỉ khán giả: có bao nhiêu cơ hội để mọi người tiếp cận với báo in, phát thanh, truyền hình? Quy mô truyền thông đã giúp cung cấp thông tin cho phần lớn dân số. Hiệu quả về mặt xã hội của truyền thông phụ thuộc vào phạm vi đối tượng mà chúng hướng đến. Quy mô báo chí, phát thanh và truyền hình làm thay đổi khá nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở những nơi mức thu nhập gắn liền với việc thâm nhập của các phương tiện truyền thông. Dyck và Zingales nhấn mạnh rằng số lượng độc giả báo chí quan tâm đến cả những tờ báo phổ biến thông tin thông thường và một số tờ báo có uy tín chất lượng. Điều đó có nghĩa là nếu báo chí không có uy tín, thì độc giả sẽ không đọc. Họ nhận ra rằng sở hữu tập trung không gây được ảnh hưởng nào đáng kể đến việc phổ biến báo chí cũng như đến phản ứng của khu vực tư nhân với những thông tin được giới truyền thông công bố. Bảng 1.2 cho thấy sự đa dạng của quá trình thâm nhập và tỉ lệ phát hành các sản phẩm truyền thông giữa các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Trong khi ở những nước có thu nhập cao như Đan Mạch, Nhật Bản và Mĩ, truyền thông thâm nhập ở mức độ cao thì ở những nước có thu nhập thấp như Chad, Etiopia, Zambia, cách thức thâm nhập của truyền thông có nhiều thay đổi. Bostwana và Thai Lan có cùng mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, nhưng lại khác nhau rõ rệt về việc phân bổ máy thu hình. Bảng 1.2. Sự thâm nhập đa dạng của truyền thông, chọn nghiên cứu ở một số quốc gia. Quốc gia Số máy thu hình/1000 dân (1999) Lượng báo phát hành/1000 dân (1996) GNP tính theo đầu người trung bình 1994 - 1998 (nghìn USD) Bolivia 118 55 2.143 Botswana 21 27 5.486 Chad 1 1 898 Trung Quốc 292 42 2.644 Đan Mạch 772 311 21.376 Ethiopia 6 2 573 Đức 580 311 19.536 Ấn Độ 75 27 1.882 Nhật Bản 719 580 20.952 Hàn Quốc 361 394 12.333 CH Malawi 3 3 614 Nam Phi 128 30 7.943 CH Arap 67 20 3.041 Thái Lan 279 65 5.541 Mỹ 854 212 28.567 Zambia 145 14 659 Nguồn: Phát hành báo chí: UNESCO(1999); Số lượng máy thu hình: Cơ sở dữ liệu liên hiệp viễn thông quốc tế ( và “Báo cáo phát triển viễn thông thế giới” ( Tổng thu nhập quốc dân : Ngân hàng thế giới (2002). Bảng 1.3 Bước thụt lùi trong phát hành báo Tiêu chí 1 2 3 4 GNP bình quân đầu người, trung bình 1991 - 1995 1.12*** (13.6) .80*** (8.24) .76*** (7.58) .64*** (6.89) Tỉ lệ biết chữ, trung bình 1991-1995 -0.3*** (-6.89) -0.3*** (-6.15) -0.2*** (-5.7) Sự đa dạng tôn giáo -.88** (-2.88) -.50* (-1.70) .19 (.75) Châu Phi -.94*** (-5.05) Hằng số -5.17*** (-6.73) -2.11** (-2.46) -1.57* (-1.77) -.70 (-.89) R2 .78 .80 .81 .84 Số lượng các quan sát 96 79 76 76 * Có ý nghĩa ở cấp độ 10%. ** Có ý nghĩa ở cấp độ 5%. *** Có ý nghĩa ở cấp độ 1%. Nguồn: GNP: được thu thập từ cơ sở dữ liệu Ngân hàng thế giới; tỉ lệ mù chữ: UNESCO (1999); Những chỉ số về sự đa dạng tôn giáo: Taylor và Hudson (1972); sở hữu nhà nước về báo chí: Djankov và những thành viên khác (2001). Trung bình, dân cư ở những nước công nghiệp nhận được báo hằng ngày nhiều gấp 25 lần so với những người dân các quốc gia châu Phi; tuy nhiên theo Liên đoàn báo chí thế giới(2001), ở rất nhiều nước châu Phi, trung bình được khoảng 12 người đọc. Nhiều vùng nông thôn của Bangladesh và Nepal báo chí được đọc to lên để gây quỹ bổ sung cho việc đặt mua báo dài hạn. Mặc dù tỉ lệ người biết chữ có vai trò quan trọng trong sự chênh lệch của lượng báo chí phát hành giữa các quốc gia, nó vẫn chỉ là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô báo chí. Cả thu nhập bình quân tính theo đầu người và tỉ lệ người biết chữ ở Ecuador đều thấp hơn ở Panama hay Paragoay, nhưng lượng báo chí phát hành ở Ecuador lại lớn hơn. Truyền thống và văn hóa có thể cũng ảnh hưởng tới cách mà mọi người tiếp nhận những loại hình truyền thông khác nhau: một vài nền văn hóa có thể là được phản ánh trên truyền hình ít hơn các loại hình truyền thông khác hoặc báo in ít hơn những loại hình khác, trong khi tổng thu nhập quốc nội bình quân tính theo đầu người là như nhau. Tình trạng cơ sở hạ tầng cũng có thể coi là nguyên nhân của những khác biệt. Việc phân tích sự sụt giảm lượng phát hành chính thức như ở bảng 1.3 cho thấy lượng phát hành báo chí có quan hệ tỷ lệ nghịch với nạn mù chữ và thu nhập. Quan hệ này đặc biệt quan trọng. Ngay cả khi đã tính đến những khác biệt về thu nhập và tỷ lệ người biết chữ thì các quốc gia châu Phi vẫn có lượng phát hành báo chí thấp hơn đáng kể so với những nơi khác. Cũng giống như sự đa dạng tôn giáo, nạn mù chữ có vẻ không gây ảnh hưởng nhiều đến sự thâm nhập của truyền hình. Người ta hy vọng rằng khi có nhiều ngôn ngữ được sử dụng, có thể những yêu cầu đối với loại hình truyền thông cụ thể sẽ ít đi nếu họ chỉ phục vụ bằng ngôn ngữ chính. Những quốc gia ở châu Âu và những quốc gia trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế có tỉ lệ thâm nhập truyền hình cao hơn ở những nước khác ngay cả khi xét đến sự khác biệt về mức thu nhập và dân tộc (bảng 1.4). Dyck và Zingales phát hiện ra rằng truyền thống văn hóa quốc gia có ảnh hưởng tới quy mô báo chí. Bảng 1.4. Sự suy giảm tỷ lệ thâm nhập của truyền hình Tiêu chí 1 2 3 4 GNP bình quân đầu người, trung bình 1994 - 1998 .07*** (5.43) .13*** (12.41) .09*** (6.12) .08*** (5.66) Tỉ lệ biết chữ, trung bình 1994-1998 -.002*** (-3.12) -0.0003 (-.58) -.0001*** (-2.9) Sự đa dạng tôn giáo -0.8** (-2.46) -.08** (-2.29) -.06* (-1.87) Châu Âua -.09** (2.24) Hằng số -.56*** (-4.10) -.85*** (-9.06) -.56*** (-4.1) -.53*** (-3.88) R2 .58 .69 .58 .61 Số lượng các quan sát 98 135 98 98 * Có ý nghĩa ở cấp độ 10%. ** Có ý nghĩa ở cấp độ 5%. *** Có ý nghĩa ở cấp độ 1%. a. biến số giả Nguồn: GNP: thu thập từ cơ sở dữ liệu Ngân hàng thế giới; tỉ lệ mù chữ: UNESCO (1999); sự thâm nhập của truyền hình: cơ sở dữ liệu viễn thông quốc tế (http:// www.itu.int/ITU-D/ict/publications/world/world.html) và “Báo cáo phát triển viễn thông thế giới” (http:// www.itu.int/ITU-D/ict/publications/wtdr_02/index.html). Khán giả truyền hình không cần phải biết chữ, nhưng họ cần những trang thiết bị kĩ thuật và đồ điện đắt tiền. Điều này đã khiến cho máy truyền hình vượt quá khả năng của người dân ở những nước đang phát triển. Nếu trong cộng đồng dân cư hoặc trong làng chỉ có một người có máy thu hình thì sẽ có rất nhiều người đến để xem. Đài thu thanh thì rẻ hơn, không nhất thiết phải có điện mới hoạt động được và có thể phát sóng đến những vùng xa xôi cho cả những người không biết đọc. Không có gì là đáng ngạc nhiên khi sự thâm nhập của đài phát thanh cao hơn sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông khác ở tất cả các vùng, và truyền thanh là cách chủ yếu để đưa thông tin đến với người dân ở nhiều nước đang phát triển. Theo Stromberg ở chương 6, đài phát thanh đã xoá bỏ sự cách biệt giữa các vùng nông thôn Mỹ và tăng sức mạnh chính trị của các vùng nông thôn. Stromberg cũng chỉ ra rằng phát thanh và truyền hình đã làm thay đổi sức mạnh chính trị của những nhóm người khác nhau bằng cách tác động đến những người được cung cấp thông tin. Những người dân tộc thiểu số và những người ít được học hành nói riêng cũng có được sức mạnh chính trị của mình nhờ những thông tin được cung cấp qua truyền hình ngay từ những năm 1950. Khác biệt giữa quy mô của truyền thanh với những loại hình truyền thông khác ở các nước đang phát triển lớn hơn rất nhiều so với ở các nước công nghiệp, nơi mà thu nhập bình quân và tỉ lệ người biết chữ ảnh hưởng đến cả cung và cầu. Để vượt qua sức ép về nhu cầu có liên quan đến thu nhập, ở nước cộng hòa dân chủ Congo và Nigeria, các sạp báo vỉa hè cho phép độc giả được đọc báo tại chỗ và chỉ phải trả một phần tiền trong giá bán báo. Các nhà tài trợ quốc tế có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoàn cảnh này, và họ đã giúp thành lập các trạm truyền hình để tạo điều kiện cho những người dân các vùng xa xôi có thể tiếp cận hàng loạt các phương tiện truyền thông. Sự thâm nhập với mức độ cao hơn của truyền thông cũng khiến các hãng thông tấn của cả nhà nước lẫn tư nhân cũng buộc phải có những thay đổi, điển hình là các hãng Dyck và Zingales cùng Besley, Burgess và Prat. Hãy nhìn lại việc tiếp cận truyền thông ở những khu vực khác nhau của Ấn Độ, đặt trong mối tương quan với những quốc gia đã áp dụng những điều chỉnh có lợi cho hệ thống kinh tế và chính trị, có thể thấy rằng khi xảy ra những thảm họa tự nhiên thì những nơi có tỷ lệ lưu hành báo chí cao thường nhận được nhiều hơn từ các hoạt động cứu trợ của chính phủ, bao gồm cả trợ cấp bằng tiền lẫn lương thực. Phương tiện truyền thông địa phương giúp người dân có tiếng nói chung, và hiệu quả cũng tăng lên khi các tờ báo sử dụng ngôn ngữ địa phương (Besley và Burgess 2000) Ngay cả ở những nước có tỉ lệ thâm nhập truyền thông thấp, các hoạt động truyền thông vẫn rất quan trọng đối với nhiều người. Chẳng hạn, ở Kenya, mặc dù tỉ lệ thâm nhập báo chí còn thấp, chỉ khoảng 9 phần nghìn, nhưng chính báo chí địa phương là tác nhân của cuộc điều tra về tham nhũng mà kết quả là một bộ trưởng phải từ chức. Thêm vào đó, bằng việc tạo lập một liên minh có khả năng tác động đến các chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô, truyền thông cũng có khả năng ảnh hưởng đến đời sống dân chúng nói chung. Các chính sách của chính phủ cũng có thể làm thay đổi việc tiếp cận truyền thông. Gỡ bỏ các rào cản để mở đường cho các hãng truyền thông mới, chẳng hạn như những yêu cầu về giấy phép sẽ là bước đầu tiên. Những đổi mới do nhóm truyền thông và những tổ chức phi lợi nhuận tiến hành cũng đạt được thành công trong việc tăng tỷ lệ thâm nhập truyền thông ở những nước nghèo. Các quỹ phi lợi nhuận cũng giúp làm tăng đáng kể việc tiếp cận đài phát thanh ở những nước đang phát triển dựa trên kỹ thuật vệ tinh. Những dịch vụ này đã chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt của nó trong việc chuyển tải thông tin về các vấn đề sức khoẻ và giáo dục. Nó cũng là một kênh để những người dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh nói lên tiếng nói của mình và chia sẻ thông tin với nhữnng người dân ở các vùng khác.Cuối cùng, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đề ra những quy định phù hợp đảm bảo quyền sử dụng cơ sở hạ tầng có thể là cách lâu dài nhằm để mở rộng quy mô truyền thông. *Thông tin truyền thông nước ngoài Trong một thế giới toàn cầu hóa ngày càng tăng thì truyền thông nước ngoài cũng có thể có ảnh hưởng đến truyền thông trong nước. Ảnh hưởng này thể hiện qua hai con đường: (a) chi phối dư luận và các liên minh trong nước; và (b) chi phối dư luận và các liên minh nước ngoài. Điều này có khả năng gây áp lực đối với các chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế khi tiến hành các hoạt động có ảnh hưởng đất nước. Việc cho phép truyền thông nước ngoài xâm nhập vào thị trường truyền thông nội địa có thể lập tức bắt đầu nhằm giảm bớt tình trạng độc quyền tin tức như là đặc trưng của một vài nền kinh tế. Ví dụ theo tờ Herald Online thuộc sở hữu nhà nước thì những cuộc bầu cử gần đây ở Tanzania là hoà bình, tự do và công bằng. Ngược lại, theo Hiệp hội báo chí thì những quy định của đảng cầm quyền đã xua đuổi các cử tri tránh xa khu vực bầu cử. Khi truyền thông nước ngoài hoạt động trong một nước, nó có vẻ độc lập hơn, nhưng cùng với thời gian, sự độc lập này bị mai một đi trong điều kiện truyền thông nội địa bị kiểm soát khắt khe. Truyền thông nước ngoài có thể bị hạn chế và bị gây khó dễ, nhưng trong một vài trường hợp chúng vẫn có thể bổ sung cho truyền thông nội địa. Chẳng hạn, việc gây khó khăn cho các nhà báo nước ngoài có thể thu hút sự chú ý không mấy thiện cảm của Hiệp hội truyền thông quốc tế. Phóng viên từ những nước có thu nhập cao có thể được đào tạo tốt hơn để thích ứng với những biến động trong nước (ví dụ công ty mẹ có thể hỗ trợ họ vượt qua thời kỳ khó khăn), được quản lý tốt hơn (xem chương 12 và 19) và cạnh tranh mạnh mẽ với truyền thông nội địa. Việc chuyển giao kinh nghiệm báo chí từ những chủ sở hữu là người nước ngoài có thể tạo ra những thay đổi đáng kể về chất lượng và quy mô của tin tức truyền thông. Cuối cùng thì truyền thông nước ngoài hay truyền thông toàn cầu có thể tiếp cận những thông tin mà truyền thông nội địa không công bố, bằng chứng là có vô số người dân nhận được thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị trong nước qua các phương tiện truyền thông nước ngoài. Thật ngạc nhiên, những tin tức địa phương do truyền thông nước ngoài phát để phục vụ cho thị trường địa phương lại bị hạn chế, và một dự án của Ngân hàng thế giới (năm 2001) đã chỉ ra rằng quyền sở hữu nước ngoài còn tương đối thấp. Qua khảo sát ở 97 quốc gia, mặc dù phần lớn các quốc gia cho phép có yếu tố nước ngoài tham gia sở hữu truyền thông, song ở các quốc gia này vẫn chỉ có 10% của 5 tờ báo hàng đầu và 14% của 5 đài truyền hình hàng đầu là do người nước ngoài kiểm soát (chương 8). Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do thị trường nhỏ hẹp nên lợi nhuận từ việc sở hữu truyền thông cũng thấp, và thu nhập từ việc quảng cáo cũng không cao, trong một vài trường hợp lại còn bị chính phủ hạn chế. Xét ở mặt trái của vấn đề, rất nhiều người cảm thấy rằng việc liên kết truyền thông toàn cầu có thể tạo ra một sự cạnh tranh bất bình đẳng và chiếm lĩnh thị trường truyền thông ở những nước đang phát triển. Giống như các công ty xuyên quốc gia trong các nhiều lĩnh vực khác, các hãng truyền thông này bằng việc lợi dụng ưu thế về quy mô và điều kiện tài chính của mình sẽ dễ dàng trở thành người nắm quyền chi phối ở một số thị trường. Điều đó quả thực có thể kiềm chế cạnh tranh và chính phủ có thể cần đến những quy định để hạn chế việc phân chia thị trường. Nhiều người cảm thấy việc xâm nhập của truyền thông nước ngoài có khuynh hướng phá hủy văn hóa bản địa. Như Owen đã chỉ rõ, trong một thế giới cạnh tranh, để đảm bảo tính kinh tế, truyền thông phải đáp ứng thị hiếu của công chúng; truyền thông không thể đưa lên màn ảnh những ngôn ngữ hay nền văn hóa mà công chúng không thích. Điều này đơn giản chỉ là sự phản ánh khả năng của truyền thông trong việc cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu khách hàng với một giá cả hấp dẫn chứ không phải là chủ nghĩa thực dân văn hóa. Bất chấp những lí do đem đến thành công của truyền thông toàn cầu, những người làm truyền thông vẫn phải đối mặt với mối lo ngại về sự suy giảm vai trò quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đối với sự hưng thịnh lâu dài của xã hội khi thực hiện những chương trình mang tính văn hóa; song những mối lo ngại này cần phải được cân nhắc với những nhu cầu của công chúng trên thị trường. Kết luận Bằng những bằng chứng trên khắp thế giới, truyền thông ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và xã hội. Khi gây ảnh hưởng như vậy, những tác động hồ trợ phát triển kinh tế tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố được đề cập trong chương này. Công nghiệp thông tin mà truyền thông đóng vai trò then chốt, có xu hướng phát triển nhanh hơn trong các xã hội dân chủ, nơi các luồng thông tin được thúc đẩy tự do hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, công nghiệp truyền thông cũng có thể thúc đẩy tự do ở mức cao hơn và tăng cường dân chủ. Vì mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng đến các yếu tố khác, vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là cần phải tiến hành những bước đi thận trọng để thiết lập và duy trì sự tự do, độc lập của truyền thông. Đây là mối quan tâm của tất cả các nước trên thế giới, cả nước giàu lẫn nước nghèo. Sự độc quyền của chính phủ là rất đáng lo ngại. Thông tin càng được tự do thì sẽ càng ít gây tác hại hơn. Thậm chí cả truyền thông mới ra đời ở những quốc gia phi dân chủ và các chính phủ độc quyền cũng vẫn có cơ hội. Những tiến bộ có thể xuất hiện trong từng bước tiến nhỏ, và thậm chí có thể đảo ngược lại ngay lập tức, nhưng nếu mọi người đấu tranh cho sự tự do của báo chí thì vẫn có hy vọng. Trong một vài điểm, truyền thông đạt được và duy trì cái gọi là điểm quyết định hoặc ngưỡng của sự tự do khi công chúng bắt đầu quen với tự do và không phải chịu ép buộc tự do nữa. Khi xây dựng đường lối, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện truyền thông đến với quần chúng, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, tìm hiểu và tập hợp dữ liệu phổ thường không được đánh giá đúng mức. Lịch sử phát triển của truyền thông ở nhiều quốc gia cùng với sự độc lập của truyền thông đã cung cấp những điểm mấu chốt về cách thức bố trí và tiến hành hợp tác trên cơ sở pháp luật để đảm bảo thành công trong việc tạo nên những thay đổi ở nhiều nước. Không thể phủ nhận rằng luật pháp đang thúc đẩy vấn đề tự do ngôn luận: bản thân việc thông qua một bộ luật chính là một sự thay đổi về hành vi. Có bao nhiêu bộ luật được thi hành ở các nước khác nhau một phần phụ thuộc vào nền văn hóa mà nó có ảnh hưởng, có nghĩa là phụ thuộc vào mong muốn của dân chúng và những “lệ” đang tồn tại. Do hạn chế của những cách tiếp cận hợp pháp, cần nhấn mạnh việc tạo ra một nền văn hóa mở với giả định rằng công chúng được biết và tham gia vào tất cả những quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Khi một cơ cấu tổ chức hợp pháp xác định những quyền cụ thể, các cấu trúc sở hữu cũng vậy. Những chứng cứ chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu của các hãng truyền thông và bản chất của chủ sở hữu dù là doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước, đều có ảnh hưởng rõ rệt đến cách thức và nội dung thông tin được phổ biến. Những điều kiện kinh tế và toàn bộ cơ cấu nền công nghiệp cũng quyết định cách thức truyền thông. Một chính phủ mong muốn mở rộng quy mô truyền thông có thể tiến xa hơn mục tiêu đề ra, bằng cách tăng cường sự cạnh tranh, giảm bớt những rào cản trong quá trình hội nhập đồng thời thúc đẩy và tham gia vào việc đổi mới cách thức tiếp cận của truyền thông đến người dân. Việc thành lập các trường báo hoặc hợp tác với những hãng nước ngoài để hỗ trợ trong việc đào tạo nhà báo cũng là một cách khác để thực hiện mục tiêu này. Cuối cùng không gì có thể thay thế được tiếng nói của công chúng. Nếu công chúng muốn và làm việc vì một nền kinh tế minh bạch và hiệu quả hơn, họ phải đấu tranh cho sự tự do của những người làm công tác truyền thông. Họ phải đấu tranh cho quyền được biết và được phản ánh sự thật đúng như nó đang tồn tại. Tài liệu tham khảo: Besley, Timothy and Robin Burgess, 2000. “The Political Economy of Government Responsiveness: Theory and Evidence from India.” Working Paper. London School of Economics, Department of Economics, London Committee to Protect Journalists. n.d. Available on: http:// www. cpj.org/attacks00/africa00/Ethiopia.html. Djankov,Simeon,CmcLiesh,T.Nenova, and Shleifer, 2001. “ Who Owns The Media.” Working Paper. National Bureau of Economic Research, Cambridge, Massachusetts. Economist. 2002a. “Free TV – Britain’s Media Bill.” May 11. ---------,2002b. “Media Fressdom in Africa – Whatch What You Say.” May 11. Freedom House. N.d. Freedom of Press Index. Heo, Chul, Ki-Yuh Uhm and Jeong-Heon Chang. 2000. “South Korea.” In Shelton A. Gunaratne, ed., Handbook of the Media in Asia. New Delhi: Sage Publications. International Center against Censorship. 1993. “Article19.” In Press Law and Practice: A Comparative Study of Press Freedom in European and Other Democracies. London: United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization. Islam, Roumeen. Forthcoming. “Do More Transparent Governments Govern Better?”. Nelson, Mark.1999. “After the Fall: Business Reporting in Eastern Europe.” Media Studies Journal 13(5): 150-57. Reporter Sans Frontiéres. 2000. Annual Report 2000. Available online: http:// www.rsf.fr Taylor, Charles Lewis and Michael C.Hudson, with the collaboration of Katherine H.Dolan and others. 1972. World Handbook of Political and Social Indicators. New Heaven, Connecticut: Yale University Press. UNESCO (United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization). 1999. Statistical Yearbook. Paris. Walden, Ruth. 2000. “Insult Laws: An Insult to Press Freedom.” World Press Freedom Committee, Reston, Virginia. Webster, David. 1992. “Building Free and Independent Media.” Freedom Paper no. 1. United States Information Agency, Washington, D.C. World Association of Newspapers. 2001. World Press Trends 2001. Paris: Zenith Media. World Bank. 2001. World Development Report 2002: Building Institutions for Markets. New York: Oxford University Press. ---------. 2002. World Development Indicators 2000. Washington, D.C.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về nội dung và nguyên nhân của truyền thông - Roumeen Islam (tài liệu dịch).doc