Chương I : Sử dụng phần mềm để tạo và phân vùng ổ cứng . T 3
Chương II : Cài 2 hệ điều hành song song T 11
Chương III : Sao lưu dữ liệu với ghost T 28
Chương IV : Xử lý virus, sự cố và bảo trì T 47
Chương V : Phụ lục
a. Hướng dẫn sao lưu bằng Acronis True Image Home 2010. .T 51
b. Hướng dẫn ghost đa cấu hình nhận driver tự động .T 70
c. Hướng dẫn tạo WINPE để khôi phục dữ liệu T 76
82 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiểu luận bác sỹ máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ bạn muốn cài
đặt thêm Vista thì công việc cài đặt thêm không có gì khác biệt lắm so với
các hệ điều hành trước đó của Microsoft. Chỉ có một chút khác với Win XP
là phân vùng cài đặt Vista buộc phải là NTFS. Sau khi quá trình cài đặt Win
Vista hoàn tất, bạn restart lại máy là sẽ có thêm menu Dual boot để chọn
Win Vista hay hệ điều hành ban đầu (để có menu Dual boot thì Win Vista
phải là hệ điều hành cài đặt sau cùng trong máy tính). Có thể cài đặt Vista
theo 2 cách ( nếu bạn không có đĩa CD )
- Dùng WinRAR để giải nén bộ nguồn cài Vista vào một thư mục nào đó,
như C:\Vista chẳng hạn, sau đó chạy file setup.exe để cài đặt.
- Dùng một chương trình tạo ổ đĩa ảo như Daemon Tools, Alcohol hay Nero
ImageDrive và thực hiện thao tác “chèn” file iso Vista vào ổ đĩa ảo để cài
đặt trong Windows.
Cách cài đặt này có một điểm cần chú ý là trong quá trình extract file, máy
sẽ tự động restart lại khi được 27%, sau đó tiếp tục chạy như bình thường.
2. Cài Vista làm hệ điều hành duy nhất
Nếu muốn Win Vista là hệ điều hành duy nhất trên chiếc PC hiện đại của
mình thì ngoài cách format lại đĩa cứng và cài Vista, bạn cũng có thể nâng
cấp (với điều kiện như đã nói trên là phân vùng chứa Vista phải có định
dạng NTFS) từ Win XP SP2, Win Vista beta 2 hoặc các phiên bản thử
nghiệm mới hơn để nó trở thành Vista bản chính thức bằng tùy chọn In-
place Upgrade. Tuy nhiên để nâng cấp lên được Vista bản chính thức thì bạn
phải thực hiện quá trình upgrade ngay trong hệ điều hành hiện tại (XP SP2
hay Vista beta 2) mà không thể làm bằng cách boot máy từ CD/DVD được.
Một lưu ý khác là quá trình cái đặt Vista không yêu cầu phải điền CD Key
bắt buộc như với các hệ điều hành trước đây, nếu bạn cài đặt mà không có
key thì chỉ dùng được 30 ngày mà thôi.
3. Đã cài Vista nay cài thêm XP
Bạn đã cài đặt Vista mới hoàn toàn, nay muốn cài đặt thêm lại Win XP do
nhu cầu công việc hoặc do các thiết bị của mình hoàn toàn bị “tê liệt” trong
Vista thì có thể làm theo các bước sau:
- Dùng một chương trình tạo phân vùng mới để cài XP bằng các công cụ như
Parttion Magic, hay cũng có thể dùng chính công cụ Disk Management của
Windows để tạo phân vùng mới nếu đĩa cứng của bạn có phân vùng
Unallocated Space.
- Sau khi đã có phân vùng cài Win XP (giả sử là D), bạn sử dụng đĩa CD
Win XP, chọn boot từ CD/DVD rồi tiến hành cài đặt XP như bình thường.
Sau khi quá trình cài đặt XP hoàn tất, bạn sẽ không vào lại đựơc Vista
(nhưng đây chỉ là tạm thời).
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 26
- Bước tiếp theo là tạo Vista Dual Boot menu: tải phần mềm VistaBootPRO
3.1.0 từ và download .Net Framework 2.00 (nếu máy
bạn chưa có) tại
- Khởi động chương trình, bỏ qua hộp thoại backup BCD. Chọn tab
Bootloader và chọn Reinstall the Vista bootloader, chọn tiếp menu
Diagnostics và chọn Run Diagnostics, trang Dual boot menu sẽ tự động khôi
phục lại và bạn sẽ nhìn thấy các hệ điều hành xuất hiện trong menu Dual
boot khi khởi động máy. Sau khi restart, bạn sẽ có menu Dual boot bình
thường để chọn vào Vista hay XP.
4. Đã cài Vista và XP nay cần cài lại XP
Bạn cài đặt Win XP ở ổ C và Vista ở ổ D. Một ngày nào đó, bạn không vào
Windows XP được, hoặc máy bị lỗi phải ghost hay cài đặt lại. Tất nhiên, nếu
như làm theo kiểu thông thường thì Vista sẽ “biến” luôn. Để có thể chạy
Vista và XP bình thường sau khi cài mới lại XP, bạn làm như sau:
- Copy folder Boot trên ổ C đến 1 folder tạm ở ổ đĩa khác C (ổ đĩa chứa
Vista D chẳng hạn) và làm tương tự cho file bootmgr.
- Cài đặt phần mềm VistaBootPRO như đã nói trên, khi khởi động chọn tab
Backup/Restore Center, chọn Backup Center, chọn ổ đĩa cài đặt Vista (ở đây
là D) để tạo một bản sao của BCD Store (chứa đựng trình quản lý menu
Dual boot của Vista).
- Sau đó uninstall Vistabootloader từ tab Bootloader, qua tab Manage OS
Entries và xóa hết các hệ điều hành có trong list (bấm chọn > chọn biểu
tượng có dấu X).
- Sau đó khởi động lại máy bằng CD cài XP và cài bình thường. Sau khi cài
đặt xong XP bạn cũng sẽ chưa vào được Vista.
- Hãy đăng nhập vào XP cài đặt lại VistaBootPRO. Tiến hành copy folder
Boot và file bootmgr trở lại ổ đĩa C. Chọn tab Bootloader của
VistaBootPRO, bấm chọn lại Reinstall the Vista bootloader > Apply. Tiến
hành khởi động lại máy, bạn sẽ thấy lại menu Dual Boot giúp bạn boot vào
Vista hoặc XP như trước.
5. Tháo gỡ Vista, để lại các hệ điều hành khác
Sau một thời gian sử dụng bạn không muốn dùng Vista nữa bạn có thể xóa
nó đi mà không hề ảnh hưởng đến các hệ điều hành khác có trên máy bằng
cách thực hiện như sau:
- Mở VistaBootPRO, chọn tab Bootloader, chọn tùy chọn Uninstall the Vista
bootloader > Apply.
- Sau đó tiến hành format lại ổ đĩa cài Vista.
- Trong ổ C chứa XP bạn tìm xóa các file $recycle.bin, Boot.bak,
Boosect.bak (các file này có tính ẩn - file hệ thống, nên bạn phải bật chức
năng hiển thị file hệ thống trong menu Tools > Forder Options, bỏ dấu chọn
Hide Protect oprerating… và chọn Show hidden files… > OK). Ngoài các
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 27
file trên, còn có folder Boot và file bootmgr, để xóa chúng bạn cần phải có
quyền admin.
* Lưu ý:
- Do Vista là một hệ điều hành quá mới trong khi chiếc PC của bạn mua từ 1
- 2 năm trở lại đây chỉ có đĩa driver hỗ trợ cho Win XP, các thiết bị của bạn
có thể không hoạt động tốt với driver do Vista cấp. Nếu bạn dùng đĩa driver
này để cài đặt thì rất có thể sẽ nhận được một cảnh báo về sự không tương
thích. Tuy nhiên trong Vista có chế độ Compatibility, cho phép hệ điều hành
tạo được sự tương thích tốt với các driver vốn chỉ được hỗ trợ bởi Win XP
SP2 hay 2K3 (SP1) mà thôi. Cách thực hiện như sau:
Copy file driver vào trong một folder tạm nào đó, bấm phải chọn Properties,
chọn tab Compatibility, chọn “Run this program in compability mode for”,
chọn Windows XP SP2 hoặc Win 2K3 và có thể chọn thêm tùy chọn “Run
as Administrator” nếu bạn đăng nhập với quyền admin, xong bấm Apply >
OK và tiến hành cài đặt driver bình thường, khởi động lại máy để hoàn tất
quá trình cài đặt. Thiết bị của bạn có nhiều khả năng sẽ làm việc “trơn tru”
như khi sử dụng trên Win XP.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 28
CHƯƠNG III
SAO LƯU DỮ LIỆU
VỚI GHOST
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 29
IV. HƯỚNG DẪN SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI Ổ ĐĨA BẰNG CHƯƠNG
TRÌNH NORTON GHOST
a/ Công dụng : Để sao lưu và phục hồi hệ điều hành ( Thay cho việc cài đặt HĐH
thông thường sẽ rất mất thời gian )
b/ Chức năng : Phần mềm Norton ghost 11.5 trên DOS
Để sử dụng Ghost trong nền MS-DOS thực, bạn cần khởi động máy tính bằng đĩa
Hiren’s Boot CD. Từ menu chính, thực hiện theo các bước sau:
· Vào phần Backup Tools…
* Vào phần Norton Ghost 11.5. (Phiên bản 11.5 là phù hợp với đĩa Hiren’s Boot
CD 9.9, các phiên bản đĩa khác có thể có con số khác.)
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 30
* Trong phần Norton Ghost này có nhiều lựa chọn khác nhau:
* Ghost with USB support: Trường hợp này là bạn thực hiện hành động ghost
đối với các USB flash, các ổ cứng gắn ngoài thông qua giao tiếp USB của máy
tính…
* Ghost with SCSI support: Lựa chọn này nếu như máy tính của bạn sử dụng các
ổ cứng giao tiếp nhanh – cụ thể là giao tiếp SCSI thường dành cho các máy chủ.
Nếu như bạn sử dụng máy tính không có các ổ SCSI thì bạn không sử dụng lựa
chọn này.
* Ghost with network support: Hỗ trợ ghost thông qua mạng, khá phức tạp, có lẽ
chỉ phù hợp với những người quản trị hệ thống mạng cần sửa chữa các máy tính
client.
* Ghost (-FFX…)
* Ghost (-Z9 -Span…)
* Ghost (-Z9 – Auto – Split=700…): Nếu như bạn muốn ghi ra đĩa CD-ROM ảnh
ghost thì bạn sử dụng lựa chọn này, khi đó quá trình ghost sẽ tự động cắt tập tin
ảnh ghost ra thành các tập tin có dung lượng 700 MB để phù hợp với dung lượng
đĩa CD-ROM. Quá trình restore sẽ đơn giản chỉ việc thực hiện đối với tập tin đầu
tiên, sau đó đưa liên tiếp các đĩa tiếp theo từng số khi mà phần mềm yêu cầu.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 31
* Ghost (Normal): Bạn lựa chọn chế độ này, nó phù hợp với phần hướng dẫn ở
phía dưới đây.
Phiên bản giới thiệu ở đây là bản 11.5 hoạt động trên nền MS-DOS, có lẽ đây là
phiên bản mới nhất cho đến thời điểm cuối năm 2008 của hãng này. Hãy xem hình
minh hoạ giao diện chính của Norton Ghost trên nền MS-DOS như hình minh hoạ
phía dưới:
Bảng Menu có vẻ giống như của hệ điều hành Windows quen thuộc của Microsoft,
các menu của phần mềm chứa các lựa chọn rất rõ ràng đối với những người đã
hiểu biết đôi chút. Đối với những người bình thường lần đầu tiên sử dụng Ghost
thì nó cũng dễ để suy luận ra: Quit dùng để thoát khỏi phẩn mềm; Help chứa các
hỗ trợ đơn giản sử dụng phần mềm, Options chứa các lựa chọn chế độ làm việc…
Phần mà chúng ta làm cần thực hiện đối với chúng là Local, có nghĩa là những gì
đang ở trên máy tính đang chạy phần mềm Norton Ghost. Ở đây có hai sự lựa
chọn mà nếu như nhầm lẫn sẽ khiến cho bạn làm mất hoàn toàn dữ liệu của một ổ
cứng trong một số trường hợp, hoặc có thể tạo ra các bản ghost kích thước lớn
hoặc lỗi không thực hiện được. Xin được trình bày cụ thể về hai lựa chọn Local ->
Disk và Local -> Partition như sau:
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 32
Local Disk sẽ thao tác với sự ghost đối với chủ thể là toàn bộ ổ cứng nào đó.
Trong đó bao gồm:
Disk To Disk: Tạo ra một sự sao chép giống nhau y hệt từ một đĩa cứng tới một
đĩa cứng khác: hành động này nếu bạn muốn sao lưu mang tính chất nhân bản
(giống như kiểu bạn sao một đĩa quang sang một đĩa quang vậy). Có thể so sánh
hành động ghost disk-to-disk này giống như việc trên đĩa cứng thứ hai được quy
hoạch hoàn toàn giống như đĩa cứng thứ nhất về kích thước phân vùng, rồi copy
toàn bộ các thư mục/tập tin trong từng phân vùng tương ứng sang nhau.
Nếu như bạn thắc mắc rằng một công việc đơn giản như vậy thì cần gì đến phần
mềm hỗ trợ chúng? Thực ra thì việc sử dụng Norton Ghost trong môi trường MS-
DOS với sự đọc từ cấu trúc của ổ cứng ở mức tiếp cận tốt hơn sẽ thực hiện nhanh,
chính xác và an toàn hơn là bạn sử dụng lệnh copy trong hệ điều hành. Tổng thời
gian sử dụng Norton Ghost để hoàn tất việc sao chép một ổ cứng chắc chắn rằng
sẽ nhanh hơn so với copy trong các hệ điều hành Windows.
Rất nhiều kỹ thuật viên tại các cửa hàng/công ty máy tính đã thực hiện phương
pháp này cho việc “tặng không” một hệ điều hành cùng nhiều phần mềm cài đặt
khi người sử dụng mua một bộ máy tính lắp ráp hoặc tự lựa chọn cấu hình.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 33
Disk To Image: Là lựa chọn cho việc tạo ra một tập tin ảnh chứa thông tin của
toàn bộ một đĩa cứng nào đó. Như vậy là lựa chọn này cho phép bạn sao lưu toàn
bộ một ổ cứng trở thành một vài tập tin ghost duy nhất. Có một điều thuận tiện
rằng nếu như toàn bộ đĩa cứng có dung lượng tuy rất lớn, nhưng tập tin ghost được
tạo ra thì chỉ có dung lượng nhỏ hơn so với chúng, nguyên nhân do Norton Ghost
chỉ ghi tập tin ghost của mình theo những dung lượng dữ liệu.
Lựa chọn Disk to Image cũng thường được sử dụng cho việc tạo ra bộ đĩa quang
khôi phục hệ thống giống như các bộ đĩa đi kèm với máy tính khi mua (còn gọi là
bộ đĩa Rescue hoặc Restore) mà có thể bạn sẽ thấy ở các hàng IBM, Compaq,
Acer…Khi thực hiện việc ghost với các lựa chọn phụ thêm về phân chia kích
thước mỗi tập tin ghost, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được điều đó.
Disk From Image: Là lựa chọn phục hồi lại toàn bộ một ổ cứng từ một tập tin đã
được ghost lại trước đó (như đã thực hiện ở Disk-To-Image).
Phần trên thì tôi cảm thấy có ít người sử dụng, nguyên nhân rằng đa số các máy
tính đều chỉ được trang bị một ổ cứng duy nhất, số ít còn lại có thể có hai hoặc
nhiều hơn ổ cứng, việc thực hiện theo theo phần Disk thì chỉ có thể xảy ra đối với
máy tính có hai ổ cứng trở lên. Một lý do quan trọng hơn nữa là sự cần thiết của
việc thao tác với toàn bộ các phân vùng trên ổ cứng thì ít có ứng dụng hơn: Giả sử
muốn sao lưu như vậy đối với hệ điều hành + dữ liệu thì ta nên tiến hành ghost
phân vùng chứa hệ điều hành, sau đó copy dữ liệu (hoặc ghost phân vùng chứa dữ
liệu) sẽ chủ động hơn trong các thời điểm và chu kỳ ghost khác nhau. Các trường
hợp khác như đối với các máy tính nguyên chiếc thường sử dụng chỉ duy nhất một
phân vùng, tức là ta coi là toàn bộ đĩa cứng, việc quy hoạch bộ nhớ như vậy sẽ
không được tối ưu trong sử dụng và tăng hiệu quả làm việc khi chia ra các phân
vùng riêng cho hệ điều hành và chứa dữ liệu (hình như cho tới thời điểm hiện tại
thì tôi chưa viết điều này ở đâu trên các entry của blog mình, có lẽ phải nhét nó
vào đâu đó cho hợp lý về kinh nghiệm này ).
Trên thực tế thì hành động ghost đối với các phân vùng thì thường được sử dụng
nhiều hơn, và phần dưới đây xin trình bày về cách thức ghost đối với các phân
vùng của đĩa cứng.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 34
Đối với thao tác với các phân vùng (partition) bạn có thể thấy rằng chúng gần như
tương đương với việc thao tác với toàn bộ ổ cứng (disk) về mặt ý nghĩa. Xin tóm
lược lại những ý chính như sau:
Local/Partition
Partition To Partition: Ghost từ một phân vùng đến một phân vùng. Hành động
này tương tự như việc tạo ra một phân vùng sao lưu hoàn toàn một phân vùng sang
một phân vùng khác để tạo ra một sự copy giống y hệt về mặt nội dung (không
quan trọng về mặt cỡ dung lượng của phân vùng).
Partition To Image: Ghost từ một phân vùng trở thành một ảnh ghost. Lựa chọn
này thường xuyên được sử dụng để sao lưu. Lựa chọn này thường xuyên sử dụng
nên tôi sẽ giới thiệu chi tiết về nó ở mục phía dưới.
Partition From Image: Phục hồi một phân vùng từ một ảnh ghost đã thực hiện ở
bước trên (Partition To Image). Lựa chọn này cũng thường được sử dụng cho
trường hợp phân vùng cài đặt hệ điều hành bị lỗi, hư hỏng hoặc virus phá hoại,
bạn cần khôi phục lại một hệ thống sạch. Lựa chọn này bạn có thể xem thêm
hướng dẫn ở mục Xem thêm (Hướng dẫn Ghost Win) tại cuối bài để có thể thấy
hình ảnh minh hoạ trực quan hơn khi thành viên diễn đàn này sử dụng máy ảnh để
chụp màn hình các thao tác.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 35
Sau phần chính này bạn có thể thao tác đối với Ghost như sau:
Thực hiện sao lưu một phân vùng tới một ảnh ghost
Việc thực hiện sao lưu một phân vùng tạo ra một ảnh ghost tương ứng với lựa
chọn Partition To Image đã được liệt kê ở phần trên. Đây là lựa chọn thường được
sử dụng nhiều nhất bởi chúng tạo ra một bản sao lưu của hệ điều hành nhằm làm
tăng khả năng khôi phục dữ liệu nếu như hệ điều hành gặp lỗi.
Ngay sau khi lựa chọn từ Local, sang Partition, sang To Image như ở bên trên, bạn
sẽ thấy một giao diện lựa chọn các ổ đĩa cứng vật lý có trong máy tính của bạn
như hình dưới đây:
Hình này cho thấy các ổ cứng vật lý (tức là nguyên một chiếc ổ cứng của bạn), nếu
như bạn có hai ổ cứng thì chúng sẽ có hai dòng, và tương tự – nếu có 3 ổ cứng, 4 ổ
cứng thì chúng đều liệt kê hết thành một hàng dọc ở đây. Bạn muốn ghost một
phân vùng nào thì bạn chọn ổ cứng đó.
Trong hình trên thì chiếc máy tính mà tôi đang sử dụng để viết bài này chỉ có một
ổ cứng, do đó chỉ có một lựa chọn, và tất nhiên là tôi bấm chuột vào đó, ổ cứng
được chọn sẽ chuyển sang màu xanh.
Phần tiếp theo sẽ hiển thị toàn bộ các phân vùng đã có trong ổ cứng đã được lựa
chọn như bước trên. Ví dụ với trường hợp cụ thể của chiếc máy tính tôi dùng thì
nó hiển thị như hình dưới đây.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 36
Trong phần này bạn chỉ việc tìm đến phân vùng mà bạn định ghost thành tập tin
ảnh để lựa chọn vào chúng bằng cách bấm chuột cho dòng phân vùng đó chuyển
sang màu xanh. Ở đây có một số thông tin có thể khiến bạn nhận ra phân vùng
đang cài đặt hệ điều hành (nếu bạn muốn ghost lại phân vùng đó), ví dụ như ký tự
gán tên cho phân vùng ở cột Letter, tên của phân vùng ở cột Volume Label…
Sau khi lựa chọn xong, bạn bấm OK. (Nút OK này không hiển thị rõ thành chữ
nếu bạn chưa lựa chọn).
Tiếp đến là bạn cần chỉ ra nơi chứa tập tin ảnh ghost của bạn. Lúc này thì bạn sẽ
nhìn thấy một hộp có tựa đề File name to copy image to như ở hình dưới đây.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 37
Ở đây việc đầu tiên là bạn cần chọn phân vùng dự định chứa tập tin ảnh ghost.
Phần Look in (xem hình) sẽ có dạng xổ xuống để bạn chọn phân vùng nào và bạn
có nhận thấy rằng các phân vùng này bị biến mất phân vùng đã cần tạo ảnh ghost
không? Tất nhiên là thế rồi, bởi không thể lưu được chính phân vùng cần ghost.
Trong hình trên thì tôi đang chọn phân vùng được ghi là 1:5 có tên là SET (mà tôi
viết tắt là SETUP – nếu bạn muốn hiểu ý nghĩa), tôi chọn phân vùng đó ô cụm này
sẽ cho tôi nhìn thấy toàn bộ các thư mục, tập tin được chứa trên phân vùng này.
Nếu như bạn muốn tạo ra một thư mục mới trong phân vùng này, bạn bấm vào nút
có hình icon thư mục và có dấu * ở bên trên (xem hình). Bạn nên đặt tập tin ghost
của bạn vào một thư mục, đừng đặt tại phân vùng chính (tức là không nằm trong
thư mục nào cả, nó chỉ là E không thôi chẳng hạn). Điều này sẽ thu gọn các tập tin
khác có thể tạo ra bởi quá trình Ghost (bởi vì các tập tin chứa trên các phân vùng
có định dạng khác nhau thì sẽ được phân tách ra khác nhau đấy. Trong hình này
tôi giả sử đặt vào một thư mục có tên là GHOST như hình trên.
Tiếp đến là bạn cần đặt tên cho tập tin ghost của bạn. Bạn có thể đặt tên gì là tuỳ ý
bạn. Theo tôi nên đặt là LUUGHOST sẽ dễ nhớ hơn. Việc đặt tên tập tin này
không nhất thiết phải đặt phần mở rộng (*.GHO), bởi vì tập tin sẽ tự động được
gắn phần mở rộng này.
Tiếp đến là bạn bấm nút Save.
Ghost sẽ tiếp tục thực hiện với một câu hỏi gì đó đối với bạn với lựa chọn No, Fast
và High. Với tôi thì câu hỏi là Not enough space – use compression ? (Không đủ
khoảng trống dung lượng? Sử dụng nén nhé ?). Ba lựa chọn ở đây là:
* No: Không nén. Khi đó tập tin ảnh ghost tạo ra sẽ có dung lượng bằng với dung
lượng chứa dữ liệu của phân vùng nguồn – tức là phân vùng mà bạn đã chọn ở
phần trên. Lựa chọn này tuy an toàn nhất về mặt nén, nhưng chúng là chiếm nhiều
dung lượng đĩa cứng của bạn, bởi vì rất nhiều tập tin trong hệ điều hành đã thuộc
dạng được giải nén từ bộ cài đặt hệ điều hành. Lựa chọn này bạn chỉ nên sử dụng
nó khi mà bạn cần nén một phân vùng chứa các tập tin multimedia (chúng thì
thường đã được nén tối đa rồi) mà thôi, không nên sử dụng với việc ghost các hệ
điều hành.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 38
* Fast: Nén, nhưng với chế độ nén nhanh, tức là không nén triệt để. Tôi thì
thường dùng lựa chọn này, chúng nén cũng khá tốt, vả lại còn tạo cho tôi cảm giác
an toàn về tập tin ghost đã được nén nữa.
* High: Nén hết cỡ thì thôi. Đây không phải là lựa chọn an toàn đối với việc nén
các tập tin của hệ điều hành, dù tôi chưa thường hay sử dụng lựa chọn này và tất
nhiên cũng chưa thể biết rằng chúng có thể tạo ra nguy cơ gây lỗi cao hơn (bởi
chưa sử dụng mà), nhưng tôi có cảm giác rằng nén quá nhiều như vậy sẽ không ổn
định bằng mức nén vừa phải như lựa chọn Fast.
Bạn có thể lựa chọn nào là tuỳ bạn, nhưng nếu bạn muốn một lời khuyên thì tất
nhiên là tôi khuyên bạn nên chọn lựa chọn Fast rồi!
Sau các lựa chọn ở phía trên bằng cách bấm vào một trong các nút No/Fast/High
thì một bảng sau sẽ xuất hiện trước khi phần mềm tiến hành Ghost. Tất nhiên là
bạn sẽ hiểu ngay ý nghĩa rằng nó hỏi bạn có chắc chắn tạo ra ảnh của phân vùng
đó không. Nếu như đến giờ phút này bạn đổi ý, không muốn ghost nữa thì chọn
No, còn muốn tiếp tục thì tất nhiên là phải chọn Yes rồi!.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 39
Sau khi bấm nút Yes ở trên, việc bạn cần làm có lẽ không còn gì nữa. Bạn có thể
kiên nhẫn ngồi chờ phần mềm thực hiện theo số % mà nó đạt được. Kết thúc quá
trình ghost này bạn có thể bấm nút Quit để thoạt khỏi phần mềm.
c/ Hướng dẫn thực hành :
Trước tiên ta bỏ đĩa Hiren Boot vào ổ CD chọn Backup Tools
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 40
Ta chọn Norton Ghost 11.5 như hình
Sau đó ta vào chương trình ghost
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 41
Đây là giao diện của chương trình ghost mà chúng ta sử dụng để sao lưu và phục
hồi lại hệ điều hành. ( Công việc này sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc chúng ta
phải cài lại bộ win từ đầu sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức ).
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 42
Để sao lưu ổ đĩa sau khi đã cài thì ta sẽ chọn mục To Image như hình vẽ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 43
Ta chọn phân vùng cần sao lưu, thông thường là phân vùng C. Ở đây tôi cài hệ
điều hành của mình vào phân vùng C, nên tôi sẽ chọn như trên.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 44
Ta sẽ lưu vào phân vùng khác với phân vùng mà ta đã cài hệ điều hành để sau này
khi bị lỗi ta sẽ vào để phục hồi trở lại và để dễ nhớ thì tôi khuyên các bạn nên lưu
lại là file ghost và nó sẽ có đuôi . GHO (Vd : ghost.Gho ).
Ta chọn chế độ nén hình ảnh tốt nhất. Theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta
nên chọn High như hình trên.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 45
Khi sao lưu hệ điều hành ta sẽ có giao diện như trên.
Ta nhấn vào nút Continue . Như vậy tôi đã hướng dẫn xong các bạn sao lưu hệ
điều hành bằng chương trình Norton Ghost. Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn các bạn
phục hồi lại hệ điều hành của mình khi đã bị lỗi.
Trước hết, ta cũng dùng lại chương trình Norton Ghost
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 46
Nhưng khi phục hồi lại thì phải chọn From Image như hình trên
Ta chọn lại file ghost mà ta đã lưu trước đó.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 47
CHƯƠNG IV
XỬ LÝ VIRUS, SỰ CỐ
VÀ BẢO TRÌ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 48
I. XỬ LÝ SỰ CỐ VIRUS :
1) Khi khởi động máy tính, nguồn điện có nhưng màn hình không có động
tĩnh gì cả.
a) Power hỏng,giắc cắm không chắc,hoăc không đủ công suất, thông thường rất
nhiều cây máy là power
đi kèm với vỏ khi mua,những power loại này thường là không đủ công suất lúc
đầu dùng ok nhưng sau 1 thời gian thì khởi động máy sẽ có vấn đề, cho nên nếu
gặp trường hợp này rất có thể là do nguồng hỏng
hoăc không đủ công suất ( 300W trở lên ) nếu xác định nguồn không có vấn đề thì
hãy kiểm tra bước tiếp
theo
b) ram cắm lỏng hoặc hỏng ram.hãy thử cắm lại ram, dùng cục tẩy bút chì cọ sạch
chân cắm của ram,nếu bạn dùng 2 thanh ram thì thử từng cái một,xem có thanh
ram nào hỏng không.cũng có thể 2 thanh ram không hợp nhau dẫn đến tình trạng
xung đột ram,bạn nên dùng ram của cùng một hãng,và đừng tiếc tiền khi mua ram
( namnam dùng ram kingston ) ngoài ra namnam góp ý thêm nếu main của bạn là
thông đạo kép thì bạn khỏi động chức năng này và thay vì 1 thanh ram 1g bạn hãy
chọn 2 thanh 512 như vậy máy tính của bạn sẽ chạy nhanh hơn đó
c) CPU hỏng,quá nóng hoặc tần số làm việc sai (namnam sẽ có bài viết riêng về
cách tăng giảm Hz của CPU ) nếu bạn chỉnh tấn số làm viêc lên quá cao sẽ dấn
đến tình trạng máy bị đơ, không hiển thị màn hình(namnam đã thử với cpu 2.0Ghz
đưa lên 2.4Ghz và chạy cpu100% liên tục 48 tiếng ok, đưa lên 2.6Ghz thì không
khỏi động máy được) bạn có thể Cleaner CMOS ( tắt máy rút điện và tháo pin của
main để khoảng 30 phút sau đó khỏi động lại ) để CMOS trở về trạng thái ban đầu,
nếu cpu chết thì không còn cách nào khác là thay con cpu khác
chú ý: khi mua máy tính, bạn muốn kiểm tra CPU, nếu bạn vào Mycomputer-
>chuột phải và xem thì bạn có thể bị lừa rồi trị số Ghz của CPU chủ của hàng có
thể tăng lên để đánh lừa bạn (ví dụ P4-1.6GHZ có thể chỉnh thànhP4-2.0GHZ
b) card màn hình hỏng,quá nóng hoặc không cắm chặt ( bạn có thể làm sạch chân
cắm và cắm lại thử )nhiều bạn dùng card màn hình NVIDIA và vào regedit kích
hoạt cho card chạy hết công suất để chơi game, làm như vậy sẽ khiến cho ảnh 3D
bị vỡ,treo hình và quá nóng nhưng vậy cũng là nguyên nhân làm cho nó dễ chết,
để cho nó nguội và khởi động lại, nếu hỏng rồi thì hê hê...$$$
c) màn hình hỏng @@ màn hình hỏng thì hết cách.lại phải $$$ thôi
d) nếu các nguyên nhân trên đều không phải thì kiểm tra tiếp main, kiểm tra các
con tụ ở trên main xem có con nào bị nổ hoặc bung đít không, cắm sang máy khác
thủ xem main của bạn còn ok không.rất có thể main dùng lâu ngày bụi bám( đây là
trường hợp namnam đã gặp.hịc mất oan cái main xịn ).kiểm tra lại các jiack cắm
xem có bị lỏng không.
2) Không cài win được
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 49
a)ram: nên dùng 1 thanh khi cài win bởi rất rễ có khả năng 2 thanh ram của bạn
"đánh nhau" ram cùng hãng cũng có thể đánh nhau đặc biệt la ram của
lemel,Genuine,seagate rất hay có hiện tượng xung đột ram.
b)CD sước,lỗi hoăc ổ CD kén đĩa
3)Không có mic
Hiện nay trên thị trường các main mới ra lò đều là 5.1 như vậy tất nhiên là không
có mic rồi.hãy chỉnh lại 2.1 như ngày trước,như vậy mới có thể vô room ặc ặc
được chứ, còn về cách chỉnh trở về 2.1 như thế nào thì mỗi main có cách chỉnh
không như nhau cho nên bạn cần "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng"
4) Máy tính tự nhiên tự khởi động lại, hoặc đang dùng tự nhên đơ đơ
a)Power không đủ công suất hoặc không ổn định 70% là do power. lúc trước máy
của thằng bạn namnam mỗi khi đưa cd vô hoặc máy chạy căng căng một tí là...xịt
b)lại là ram.có khi cài win không sao nhưng có đang chạy thì máy xịt, màn xanh
chữ trắng 80% do ram
kiểm tra lại ram xem
c)tăng tốc quá mức cho cpu, nếu không biết gì thì đừng có vào BIOS tăng tốc cho
con cpu nhà bạn,việc điều chỉnh không đúng mức xẽ dẫn đến tình trạng máy chạy
không ổn định."đã bảo rồi mà không biết lại còn cứ hay phá" >< không phá thì
làm sao bít
d) máy tính quá nóng. bây giờ core2dual còn đỡ chứ cái thời pentium 4 thì thôi rồi
thằng bạn học của namnam nó còn bảo "để cơm hộp trên cây máy cho đỡ nguội"
hic. xem lại tỏa nhiệt,quạt của cpu chịu khó "tắm" cho nó , có $ lắp tỏa nhiệt cho
ram thì càng tốt.
e) ổ cứng lỗi : kiểm tra jiack cắm.nghe xem ổ cứng của bạn có phái ra âm thanh lạ
không, nếu có âm thanh lạ thì cóp hết XXX ra và mang đi bảo hành nếu hết bảo
hành thì...mua cái mới,ổ cứng bây giờ càng ngày càng rẻ.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 50
CHƯƠNG V
PHỤ LỤC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 51
A. HƯỚNG DẪN SAO LƯU BẰNG CHƯƠNG TRÌNH ACRONIS
TRUE IMAGE HOME 2010 ( không cần phải dung đĩa hiren boot )
a/ Công dụng : Dùng để sao lưu và phục hồi dữ liệu mà không cần dùng đĩa
Hirent Boot
b/ Chức năng : Phần mềm Acronis True Image Home 2010
1.Sao lưu dữ liệu:
Tại giao diện chính của chương trình, bạn chọn thẻ Backup, sẽ thấy có bốn tùy
chọn sao lưu sau:
Disk and Partition Backup: sao lưu toàn bộ ổ cứng hoặc một phân vùng. Quá
trình sao lưu gồm ba bước chính (Required steps). Bước 1, tại cửa sổ Partitions to
back up, bạn đánh dấu chọn các phân vùng cần thực hiện. Bạn có thể quy định sao
lưu toàn bộ phân vùng (kể cả những vùng trống, không chứa dữ liệu) bằng cách
đánh dấu chọn vào dòng Back up sector-by-sector. Bấm Next để qua bước 2 (chọn
nơi chứa file sao lưu), bạn đánh dấu chọn Create new backup archive (tạo file sao
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 52
lưu mới) hoặc Add to existing backup archive (sao lưu đè lên file đã có sẵn), bạn
chọn nơi chứa file bằng cách bấm Browse tại trường Backup Location (file sao lưu
được tạo ra sẽ có định dạng tib). Bấm Next qua bước 3, chương trình sẽ tổng hợp
lại thông tin về phân vùng mà bạn dự định sao lưu, bấm Proceed để chấp nhận và
tiến hành công việc.
Ngoài ba bước chính được liệt kê trong mục Required steps, mục Optional steps
chứa các thiết lập để bạn cấu hình lại file sao lưu, gồm các tùy chọn:
- Scheduling: lên lịch để chương trình tự động sao lưu vào những khoảng thời
gian định trước, bạn chọn Do not schedule (không tự động), Once only (sao lưu
vào một thời điểm nhất định, thực hiện tự động chỉ một lần duy nhất), Upon event
(thực hiện khi khởi động máy, logon, logoff), Periodically (theo giờ), Daily (theo
ngày), Weekly (theo tuần), Monthly (theo tháng). Bạn đánh dấu chọn vào dòng Run
the task only when the computer is idle để quá trình sao lưu chỉ diễn ra khi máy
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 53
tính ở trạng thái rảnh rỗi.
- Backup method: bạn chọn một trong ba chế độ: Full (tạo một bản sao lưu mới
hoàn toàn), Incremental (sau khi tiến hành sao lưu ở chế độ Full, những lần sau
chỉ lưu lại những thay đổi so với bản sao lưu Incremental hoặc Differential trước),
Differential (chỉ lưu lại những thay đổi so với bản sao lưu ở chế độ Full trước).
Chế độ Incremental sẽ có dung lượng thấp nhất, nhưng khi khôi phục lại, bạn phải
chỉ định ra đường dẫn đến bản sao lưu gốc và các bản sao lưu Incremental có liên
quan. Bản Differential sẽ có kích thước nhỏ hơn bản Full nhưng lớn hơn bản
Incremental, nhưng khi cần phục hồi bạn chỉ cần chọn đường dẫn đến file sao lưu
Full.
Lưu ý: Nếu bạn dồn phân mảnh ổ đĩa sau khi sao lưu ở chế độ Full, những bản sao
lưu Incremental tạo ra sau đó sẽ có kích thước lớn như bản Full, do đó bạn nên
dồn phân mảnh trước khi tiến hành sao lưu ở chế độ Full.
- What to exclude: chọn những file không cần sao lưu, bạn đánh dấu chọn vào các
mục: Exclude hidden files and folders (loại trừ file ẩn), Exclude system files and
folders (loại trừ các file hệ thống), Exclude files matching the following criteria
(nhấn Add, thêm vào định dạng các file cần loại trừ, chẳng hạn *.jpg để không sao
lưu các file hình jpg).
- Backup Options: các tùy chọn cho file sao lưu như mã hóa file sao lưu bằng mật
khẩu (Archive Protection), cho phép thực thi một tiến trình trước và sau khi sao
lưu (trong mục Pre/Post commands, bạn bấm Edit tại hai dòng Before backup
process và After backup process để chọn đường dẫn đến file cần thực thi), độ nén
file (Compression level), độ ưu tiên của hệ thống cho quá trình sao lưu, ở mức độ
Low, quá trình sao lưu diễn ra chậm nhưng không tốn nhiều tài nguyên hệ thống
(Backup performance), giới hạn dung lượng ổ cứng (trong mục Free space
threshold, bạn đánh dấu vào dòng On insufficient free disk space, điền dung lượng
vào dòng Notify me when free disk space is less than, khi ổ cứng còn trống ít hơn
dung lượng này, bạn sẽ nhận được thông báo), gửi thông báo hoàn thành công việc
thông qua email hoặc qua một máy tính khác trong cùng mạng (Notifications),
chia nhỏ file sao lưu (Archive Splitting), xử lý lỗi trong quá trình sao lưu (trong
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 54
mục Error handling, bạn đánh dấu kiểm vào mục: Ignore bad sectors –bỏ qua các
sector lỗi, Do not show messages and dialogs while processing – sao lưu trong im
lặng, không hiện ra bất kỳ thông báo nào, When do not enough space in ASZ,
delete the oldest archive – nếu phân vùng Secure Zone không đủ dung lượng chứa,
xóa các file sao lưu cũ), kiểm tra tính tương thích của file sao lưu (Archive
validation).
- Automatic consolidation: cho phép bạn thiết lập giới hạn file sao lưu, thông qua
các tùy chọn: Number of backups exceeds (số lượng file sao lưu tối đa), Storage
period of old backups exceeds (“tuổi thọ” file sao lưu, mặc định là 30 ngày), Size
of archive exceeds (dung lượng tối đa, mặc định 500 MB).
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 55
- Comments: bạn đặt tên cho tiến trình trong dòng Task name, điền ghi chú cho
file sao lưu trong khung No comment is provided.
File Backup: sao lưu một khu vực, hoặc một file tùy chọn, gồm các mục sau:
- My Data: trong cửa sổ Files to back up, bạn đánh dấu chọn vào các thư mục cần
sao lưu, nếu muốn thực hiện sao lưu với các định dạng file nhất định từ một
nguồn, bạn bấm Add New Category, tại trường Source location, bạn bấm
Browse… tìm đường dẫn đến nguồn chứa các file cần sao lưu, tại trường Types of
files you want to back up, bạn chọn một trong ba mục: Backup files of all types in
the source (sao lưu toàn bộ các file trong nguồn), Back up files of the following
types only (chỉ sao lưu các định dạng file do bạn chọn), Back up files of all types in
the source except the following (sao lưu tất cả các định dạng, ngoại trừ những định
dạng bạn chọn). Để chọn các định dạng, bạn nhấn Add…, một cửa sổ với đầy đủ
các định dạng (được sắp theo từng nhóm chữ cái), chọn xong bấm OK. Bấm Next
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 56
để qua bước tiếp theo (chọn nơi lưu file), thực hiện tương tự như tùy chọn Disk
and Partition Backup.
- System State: giúp bạn sao lưu lại các thiết lập hệ thống như registry, driver, file
hệ thống,… (không sao lưu lại các dữ liệu mà bạn tạo ra).
- My E-mail: lưu lại toàn bộ email trong các trình duyệt email như Outlook,
Outlook Express,…
- My Application Settings: sao lưu lại các thiết lập của một vài phần mềm mà bạn
cài đặt trên hệ thống.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 57
Nonstop Backup: chế độ này hỗ trợ bạn sao lưu lại tất cả những thay đổi trên một
hoặc nhiều phân vùng, điều kiện để thực hiện là bạn cần một phân vùng khác dung
lượng đủ lớn để chứa file sao lưu. Bấm vào nút Nonstop backup is off để kích hoạt
chức năng, tại cửa sổ Nonstop Backup Options, bạn bấm chọn phân vùng cần sao
lưu rồi bấm Protect (vùng này sẽ có màu xanh). Mặc định chỉ có phân vùng hệ
thống mới được bảo vệ, bạn có thể chọn thêm các phân vùng khác tùy thích. Nếu
muốn loại trừ những thư mục, các định dạng file không cần sao lưu, bạn chọn
Content exclusion, bấm Add Folder hoặc Add File để thêm folder, file vào danh
sách loại trừ. Hoặc chọn Add Mask để điền vào định dạng file (ví dụ *.doc, *.jpg)
Để tắt chức năng này, bạn bấm Remove Protection. Xong, bấm Change, tại cửa sổ
tiếp theo, bạn chọn một phân vùng khác (để chứa file sao lưu), bấm Create
Storage and Make Active. Sau đó, ATI sẽ tiến hành sao lưu 5 phút một lần.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 58
2. Phục hồi dữ liệu:
Tại giao diện chính, bấm Recover để tiến hành khôi phục lại hệ thống. Bạn bấm
Browse for backup… tìm đường dẫn đến file tib cần phục hồi, bấm Recover.
Để xem và khôi phục lại các file trong chế độ Nonstop backup, bạn bấm Recover
data from Nonstop backup, bấm chọn vào ngày và giờ tương ứng bên dưới để xem
lại phân vùng vào thời điểm đó. Bấm phải, chọn Recover để phục hồi lại.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 59
3. Thử nghiệm phần mềm:
Thỉnh thoảng, bạn muốn cài đặt thử một phần mềm, nhưng lại sợ phần mềm này sẽ
gây hại cho máy tính của mình. Chức năng Try & Decide cho phép bạn cài đặt,
sau đó bạn có thể lưu giữ phần mềm lại để sử dụng, hoặc xóa bỏ, khôi phục lại
máy tính về trạng thái ban đầu. Chức năng này cũng rất hữu ích khi bạn truy cập
vào một website, mở một email độc hại. Bấm vào nút Try & Decide is off để bật
chức năng này, sau khi bật, bạn có 10 phút để thực hiện công việc “không an toàn”
của mình. Làm xong, bạn bấm Try & Decide is on để tắt, hộp thoại hiện ra hỏi bạn
cách xử lý phần mềm mà bạn đã cài đặt vào máy, gồm: Apply changes (lưu lại các
thay đổi, không cần khởi động lại máy) Apply changes with reboot (lưu lại các
thiết lập sau khi khởi động máy), Discard changes (xóa bỏ những gì đã cài vào
máy, yêu cầu khởi động lại máy).
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 60
Bấm Change alert settings… để thiết lập lại các tùy chọn: On free disk space
remaining (dung lượng bộ nhớ tối đa được sử dụng để cài thử phần mềm), On time
elapsed since Try&Decide started (thời gian chức năng Try & Decide được kích
hoạt).
4. Các chức năng khác:
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 61
Tại giao diện chính, bấm mục Tools & Utilities để trải nghiệm một vài chức năng
khác thú vị của ATI, với các tiện ích sau:
- Acronis Startup Recovery Manager: bấm Activate để kích hoạt chức năng này.
Mỗi khi khởi động vào Windows, bạn bấm F11 để truy cập vào trình khôi phục dữ
liệu của ATI, giúp bạn có thể phục hồi lại dữ liệu mà không cần vào Windows.
- Create Bootable Rescue Media: tương tự như chức năng Acronis Startup
Recovery Manager, nhưng bạn có thể tạo ra một đĩa CD có chức năng boot. Trong
cửa sổ Acronis Media Builder, bạn bấm Next, đến bước Bootable media type
selection, bạn chọn CD-RW Drive (để ghi ra đĩa), hoặc ISO image (lưu lại thành
file ISO).
- Acronis Secure Zone: cho phép bạn biến một phân vùng thành nơi chứa các file
sao lưu. Bạn chọn một phân vùng rồi bấm Next, bạn kéo thanh trượt màu xanh để
quy định dung lượng ổ cứng sử dụng làm Secure Zone, bấm Next, sau cùng bấm
Proceed. Bạn có thể bấm Password > đánh dấu vào dòng Set password để đặt mật
khẩu truy cập vào phân vùng này. Sau khi khởi động lại máy, trong My Computer
sẽ có thêm biểu tượng giúp bạn truy cập nhanh vào Secure Zone, bạn có thể khôi
phục lại các file sao lưu từ menu chuột phải ngay trong phân vùng này.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 62
- Clone Disk: giúp bạn sao chép toàn bộ dữ liệu và cấu trúc từ ổ cứng cũ sang ổ
cứng mới.
- Add New Disk: sử dụng để phân chia phân vùng cho ổ cứng mới lần đầu sử
dụng.
- Acronis DriveCleanser: mã hóa và xóa toàn bộ dữ liệu, bạn không thể khôi
phục lại phân vùng này sau khi thực hiện.
- File Shredder: xóa file vĩnh viễn, không thể phục hồi lại.
- System Clean-up: dọn dẹp rác ổ cứng.
- Convert Windows Backup: chuyển đổi định dạng file sao lưu của Windows
(định dạng vhd) sang file sao lưu dành cho NTI (định dạng tib).
- Convert Acronis Backup: ngược lại với chức năng Convert Windows Backup.
Trong Windows Vista hoặc Windows 7 có chức năng mount file vhd để bạn sử
dụng file này mà không cần NTI.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 63
- Mount Image: hỗ trợ bạn mount file tib thành một ổ đĩa ảo trong My Computer,
từ đó truy cập vào file sao lưu dễ dàng hơn.
- Unmount Image: tắt chức năng Mount Image.
- Search Settings: bấm OK để tiến hành lập chỉ mục (index) cho file tib. Bạn có
thể sử dụng Windows Search hoặc Google Desktop, hoặc nhập nội dung cần tìm
vào hộp Search trên giao diện chương trình để tìm kiếm nội dung trong file tib.
c/ Hướng dẫn sử dụng :
Trước tiên ta cần cài đặt phần mềm ACRONIS TRUE IMAGE HOME 2010 vào
máy tính. Chương trình này sẽ có giao diện như sau :
Sau đó, ta chọn phân vùng để backup dữ liệu vào đó, phân vùng này sẽ chứa hệ
điều hành mà sau này ta muốn phục hồi. Và đặc biệt phân vùng này sẽ được bảo
mật và ẩn khi ta sủ dụng hiren boot do đó nó cũng không hề có virus.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 64
Để chọn phân vùng này ta vào mục Tools & Utilities chọn Manage Acronis Secure
Zone như hình trên.
Lưu ý : Ta phải chọn phân vùng nào trên hệ điều hành mà còn dung lượng trống
nhiều nhất, tất nhiên phân vùng đó không có chứa hệ điều hành. Ở đây tôi chọn
phân vùng D.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 65
Ta nhấn NEXT như hình vẽ
Nếu muốn chọn password ta vào mục Opption vào click vào mục Set password để
chọn . Xong ta nhấn vào nút Procced
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 66
Để chọn phân vùng hệ điều hành cần backup ta vào mục Backup chọn Disk and
Partition Backup
Chọn phân vùng chứa hệ điều hành để sao lưu. Ở đây phân vùng chứa hệ điều
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 67
hành của tôi là ổ C, nhưng chúng ta phải lưu vào phân vùng Zone mà chúng ta đã
tạo ra trước đó.
Ta chọn Browse – Click vào Acronis Secure Zone và ở mục file name : Asz:\ tên (
tùy chúng ta chọn ).Như ở đây tôi chọn là Mybackup.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 68
Ta chọn mục Proceed.
Sau đó ta có thể chọn ngày để backup, hoặc để theo mặc định ngày hiện ta đang
thực hiện phần mềm này.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 69
Để khi khởi động ta có thể backup hệ điều hành được ta phải chọn active phần
mềm. Ta vào Tools & Utilities chọn Acronis Startup Recovery Manager như hình
trên.
Như vậy khi hệ điều hành chúng ta bị lỗi hay bị virus ta có thể backup lai mà
không cần phải sử dụng đến đĩa Hiren Boot, phần mềm này rất thích hợp khi ta sử
dụng máy laptop.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 70
B .HƯỚNG DẪN GHOST ĐA CẤU HÌNH NHẬN DRIVER TỰ ĐỘNG
Trước hết ta phải có các phần mềm sau :
+ Phần mềm SysPacker_2.1_Release
+ Phần mềm DllcacheManager
+ Bộ driver nằm trong thư mục Sysprep
+ Phần mềm Winkeyfinder để lấy số serial của hệ điều hành
Đầu tiên, ta cài hệ điều hành chuẩn, và có thêm 1 số phần mềm hay sủ dụng
như bộ Office, phần mềm Winrar, phần mềm nghe nhạc, diệt virus v.v.. tùy theo
mức độ mà bạn sử dụng. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên cài quá nhiều làm
cho bộ ghost của chúng ta sẽ nặng, chiếm dung lượng nhiều.
Sau đó, ta copy thư mục Sysprep vào ổ C. Dùng phần mềm winkeyfinder
để copy lại số CD Key của hệ điều hành mà ta đang sử dụng .
Sau khi copy xong số CD Key, ta vào thư mục Sysprep.inf trong thư muc
Sysprep tại ổ C mà ta vừa copy vào.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 71
Ta chỉ quan tâm đến số CD Key ( phần in đậm) còn phần Fullname và các mục
còn lại của [ UserData ] ta tùy ý chỉnh sữa. Nếu Key sai thì trong quá trình ghost
sẽ yêu cầu các bạn nhập lại số CD Key, rất mất thời gian và tính tự động cũng sẽ
không còn. Tiếp đến ta chạy phần mềm DllcacheManager để bỏ bớt các mục
không cần thiết để hệ điều hành cảu chúng ta nhẹ hơn.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 72
Bạn nhấn vào mục Backup sau đó chương trình hoạt động đến kết
thúc, bạn chọn OK hoặc YES.
Khi bạn ghost máy nếu muốn có 1 hình nền như ý bạn thì chúng ta hãy tạo
cho mình 1 bức ảnh có kích cỡ 800 x 600 sau đó lưu vào ổ C :\WINDOWS \
System 32\ Setup.bmp.
Setup.bmp
Ta chạy chương trình SysPacker_2.1_Release ( phần mềm này sẽ tự động
tìm kiếm các driver trong thư mục Sysprep.
Ta click vào ô như trên hình vẽ, sẽ xuất hiện các dòng sau
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 73
Tiếp đến ta click vào ô đầu tiên trỏ đường dẫn đến thư mục C:\Sysprep\Driver.exe.
Ổ mục dưới ta cũng làm như vậy và trỏ đường dẫn đến thư mục C:\Sysprep\
DLLCACHE.EXE /restore ( nhớ sau phần đuôi.EXE phải có dấu cách ).
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 74
Ta chỉ con trỏ đến đường dẫn hình ảnh mà ta tạo và click vào nút ( ở góc
phải màn hình như ảnh trên ).
Bạn click vào nút OK là xong. Sau đó bạn khởi động lại máy tính của mình. Các
bạn sẽ có giao diện như sau:
Hệ thống đang tự động cập nhật các driver cần thiết cho máy
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 75
Sau đó các bạn bỏ đĩa Hiren Boot vào ghost lại là xong. Thế là từ đây các bạn có
thể tạo đĩa ghost nhận driver tự động.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 76
C. HƯỚNG DẪN TẠO WINPE ĐỂ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU
a/ Công dụng : Dùng để phục hồi dữ liệu khi HĐH bị hỏng
b/ Chức năng : Phần mềm Active Boot Disk Creator
Active@ Boot Disk là một đĩa tổng hợp các tiện ích cần thiết để phục hồi lại hệ
thống khi nó bị lỗi. Bao gồm:
Active@ Disk Image 3 - Tiện ích backup and restore lại dữ liệu.
Active@ File Recovery - Phục hồi dữ liệu đã bị xóa.
Active@ Partition Recovery - Phục hồi lại Partition
Active@ Hex Editor - công cụ edit ổ đĩa với định dạng binary.
Active@ Password Changer - Công cụ thay đổi password của Window (XP +
Vista)
Active@ KillDisk - Tiện ích hủy dữ liệu, phân vùng
Active@ CD/DVD Data Burner - Tiện ích burn CD/DVD
Hướng dẫn sử dụng Active@ Boot Disk
Tạo đĩa khởi động với công cụ Active Boot Disk Creator
Việc tạo đĩa CD/DVD khởi động được Active Boot Disk có thể thực hiện một cách
thủ công bằng cách dùng chương trình ghi đĩa để ghi các file iso trên ra CD/DVD.
Tuy nhiên có thể sử dụng công cụ Active Boot Disk Creator.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 77
Nhắp Start -> Programs -> Active@ Boot Disk Suite -> Active@ Boot Disk
Creator. Giao diện của Active Boot Disk Creator như sau:
Trên cửa sổ của Active Boot Disk Creator trên, chú ý:
- Lựa chọn Boot Disk Win Edition: tạo đĩa khởi động với phiên bản WinPE (sử
dụng file Active-BootDisk.iso).
- Lựa chọn Boot Disk DOS Edition: tạo đĩa khởi động với phiên bản DOS (sử
dụng file Bootdisk_dos.iso )
Các bước tiếp theo của hai lựa chọn trên tương đối giống nhau nên bài viết sẽ tiếp
tục với lựa chọn Boot Disk Win Edition. Khi chọn lựa chọn này, xuất hiện cửa sổ
Boot Disk Win Edition:
Trên cửa sổ Boot Disk Win Edition, chú ý:
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 78
- Lựa chọn Win CD/DVD Boot Disk: tạo đĩa CD/DVD khởi động với Active Boot
Disk (phiên bản WinPE). Khi đó chương trình sẽ chạy công cụ burn đĩa, ghi file
Active-BootDisk.iso ra đĩa CD/DVD.
- Lựa chọn Win USB Flash Boot Disk: tạo đĩa USB khởi động với Active Boot
Disk (phiên bản WinPE).
Trong hướng dẫn này, chọn Win USB Flash Boot Disk, xuất hiện cửa sổ Win
USB Flash Boot Disk:
Trên cửa sổ WinUSB Flash Boot Disk, lựa chọn ổ USB mà bạn muốn tạo trong ô
USB Flash Removable Drive, sau đó nhắp chuột vào nút Create. Khi đó chương
trình sẽ thực hiện các công việc sau: Format ổ USB đã lựa chọn; Copy nội dung
trong file ISO vào ổ USB và tạo boot cho ổ này.
Như vậy trước khi thực hiện việc tạo ổ USB khởi động với Active Boot Disk, cần
phải lưu dữ liệu hiện có trên ổ. Việc tạo đĩa CD/DVD, USB khởi động với phiên
bản DOS được thực hiện tương tự.
Sử dụng Active Boot Disk
Phiên bản WinPE của Active Boot Disk V4.0.9 có khá nhiều thay đổi trong khi đó
bản DOS không thay đổi giao diện. Do đó bài viết sẽ chi tiết vào giao diện mới
của phiên bản WinPE. Phiên bản DOS người đọc có thể tự tìm hiểu.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 79
Khi khởi động máy tính với Active Boot Disk phiên bản WinPE, đợi Active Boot
Disk đến khi xuất hiện hộp thoại lựa chọn dưới:
Trên hộp thoại trên, chú ý lựa chọn Screen resolution phù hợp với màn hình của
bạn. Hiện nay phần lớn các màn hình có thể sử dụng độ phân giải 1024 x 768.
Đánh dấu vào lựa chọn Initialize network interface để Active Boot Disk dò tìm
card mạng. Nhắp nút OK để kết thúc việc chọn. Active Boot Disk sẽ khởi động vào
màn hình với giao diện khá giống Windows thông thường:
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 80
Trên menu chính của Active Boot Disk, trong mục Programs có chứa các
chương trình chính:
- Active Disk Image: công cụ cho phép tạo ảnh cho một partition hoặc ổ đĩa. Tính
năng này là một dạng clone ổ đĩa như các chương trình thông dụng là Ghost,
Acronis True Image.
- Active Data CD/DVD Burn: công cụ ghi đĩa CD/DVD.
- Active Partition Recovery: công cụ cho phép khôi phục partition đã bị xóa. Có
thể tham khảo Hướng dẫn sử dụng Active Partition Recovery
- Active File Recovery: công cụ cho phép khôi phục các file đã bị xóa. Có thể
tham khảo Hướng dẫn sử dụng Active File Recovery
- Active Hex Editor: công cụ cho phép chỉnh sửa các sector của đĩa ở định dạng
thực.
- Active Password Changer: công cụ cho phép thay đổi mật khẩu tài khoản của
Windows.
- Active KillDisk: công cụ cho phép xóa hoàn toàn dữ liệu trên ổ cứng và loại trừ
việc phục hồi các dữ liệu bị xóa.
- Active Partition Manager: công cụ quản lý partition của ổ đĩa, cho phép tạo,
xóa, format nhiều định dạng của hệ thống file (FAT, NTFS).
- Active Disk Monitor: công cụ cho phép kiểm tra, giám sát và theo dõi tình trạng
của ổ cứng dựa trên kỹ thuật S.M.A.R.T.
Ngoài nhóm công cụ trên, đĩa Active Boot Disk còn rất nhiều các công cụ khác
như:
- Mục Network: bao gồm các công cụ như map một ổ đĩa chia sẻ trên mạng; kiểm
tra tình trạng mạng; cấu hình mạng; công cụ Remote Desktop Connection để kết
nối đến một Windows Terminal Server.
- Mục Utilities, System, Internet: bao gồm công cụ của Vista như Explorer ;
Notepad; Registry Editor; DiskPart (quản lý partition); Check Disk; Task
Manager; FTP client, Telnet client.
- Trình duyệt web nhỏ gọn K-Meleon.
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 81
- Tính năng Load Driver cho phép nạp driver cho điều khiển ổ cứng cho Active
Boot Disk. Nó được sử dụng khi Active Boot Disk không nhận diện được ổ cứng do
thiếu driver.
Active Boot Disk cùng với đĩa công cụ DaRTcủa Microsoft là những đĩa công cụ
không thể thiếu cho người dùng khi Windows gặp sự cố.
c/ Hướng dẫn sử dụng :
Ta click vào Boot Disk Win Edition như hình vẽ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GVHD : Đặng Ngọc Sang
SVTH : Ngô Văn Đạt Trang 82
Ta chọn Win USB Flash Boot Disk
Và nhấn Creater để format USB ( lưu ý : trong trường hợp này USB sẽ mất
hết dữ liệu ban đầu để chép vào đó hệ điều hành WINPE ).
Sau đó các bạn khởi động lại máy và vào BIOS chỉnh lại khởi động vào
USB và tất nhiên là không được rút USB ra đâu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài tiểu luận bác sỹ máy tính.pdf