;Để tồn tại và phát triển, cá nhân hay tổ chức đều phải tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xã hội.
Song, việc chuyển giao các lợi ích này không phải tự nhiên thiết lập mà chỉ được hình thành khi có hành vi có ý chí của của chủ thể, như C. Mác đã từng nói: "Tự chúng, hàng hoá không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó"[1]. Theo đó, chỉ khi có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành và được gọi là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của xã hội, của việc giao lưu, buôn bán, hợp tác kinh tế, thương mại, đã dẫn đến việc hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể khác nhau như hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động . Theo đó, hợp đồng theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
Trong pháp luật tư sản, chế định hợp đồng tồn tại trong lĩnh vực công pháp và tư pháp, song đặc biệt phát triển trong lĩnh vực tư pháp. Điều 1101 Bộ luật Dân sự Napoleon quy định, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó.[2] Trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý, khoa học của khái niệm này, tại Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp hiện hành cũng đưa ra định nghĩa tương tự như vậy về hợp đồng.[3]
11 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân loại hợp đồng và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG VÀ NGUYÊN TẮC KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Cập Nhật Lúc: 05:35 PM, 27/03/2010 Để tồn tại và phát triển, cá nhân hay tổ chức đều phải tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xã hội.
Song, việc chuyển giao các lợi ích này không phải tự nhiên thiết lập mà chỉ được hình thành khi có hành vi có ý chí của của chủ thể, như C. Mác đã từng nói: "Tự chúng, hàng hoá không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó"[1]. Theo đó, chỉ khi có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành và được gọi là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của xã hội, của việc giao lưu, buôn bán, hợp tác kinh tế, thương mại, đã dẫn đến việc hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể khác nhau như hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động... Theo đó, hợp đồng theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
Trong pháp luật tư sản, chế định hợp đồng tồn tại trong lĩnh vực công pháp và tư pháp, song đặc biệt phát triển trong lĩnh vực tư pháp. Điều 1101 Bộ luật Dân sự Napoleon quy định, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó.[2] Trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý, khoa học của khái niệm này, tại Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp hiện hành cũng đưa ra định nghĩa tương tự như vậy về hợp đồng.[3]
Trước hết, theo PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, thì cần phải phân biệt hai loại hợp đồng là hợp đồng hành chính và hợp đồng dân sự. Bởi hai loại hợp đồng phải tuân theo chế độ pháp lý khác nhau và khi có tranh chấp xảy ra cũng được giải quyết ở hai loại toà án khác nhau. Cơ sở để phân biệt hai loại hợp đồng này là có hay không có sự bình đẳng giữa các chủ thể pháp luật. Cụ thể, trong hợp đồng dân sự, các chủ thể luôn có quan hệ bình đẳng; còn trong hợp đồng hành chính một bên luôn là pháp nhân công quyền tham gia vì lợi chung, còn bên kia có thể là pháp nhân công hoặc tư hoặc là cá nhân và vì lợi ích của mình, vì thế vấn đề bình đẳng giữa các chủ thể khó có thể đạt được.[4]
Dựa trên những căn cứ khác nhau, Bộ luật Dân sự hiện hành của Cộng hoà Pháp phân chia hợp đồng thành 8 loại sau:
- Hợp đồng song vụ - Điều 1102 ;
- Hợp đồng đơn vụ - Điều 1103;
- Hợp đồng ngang giá - Điều 1104;
- Hợp đồng không ngang giá - Điều 1104;
- Hợp đồng không có đền bù - Điều 1105;
- Hợp đồng có đền bù - Điều 1106;
- Hợp đồng có tên - khoản 1 Điều 1107;
- Hợp đồng không có tên - khoản 1 Điều 1107.
Ngoài cách phân chia hợp đồng theoBộ luật Dân sự hiện hành của Pháp nói trên, hợp đồng còn có thể được phân loại theo quan điểm khoa học khi nghiên cứu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Theo quan điểm của nhà luật học người Pháp Corinne Renault-Brahinsky thì hợp đồng được phân thành các loại sau;
- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm thoả thuận và hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm thoả thuận. Trong đó, loại hợp đồng chưa có hiệu lực từ thời điểm thoả thuận lại được chia thành hai nhóm là nhóm các hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên phải tuân thủ những thủ tục chặt chẽ được quy định từ trước và nhóm các hợp đồng thực tế;
- Hợp đồng thực hiện ngay và hợp đồng thực hiện theo định kỳ;
- Hợp đồng cá thể và hợp đồng tập thể;
- Hợp đồng chủ thể đơn và hợp đồng chủ thể kép.[5]
Ở nước ta, chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 chỉ tập trung điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng dân sự với cách hiểu là hợp đồng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo đó, căn cứ vào mục đích, chủ thể, nội dung và một số yếu tố khác, pháp luật phân biệt hợp đồng thành ba loại chủ yếu là hợp đồng dân sự (do Bộ luật Dân sự điều chỉnh), hợp đồng kinh tế (do Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Luật Thương mại điều chỉnh) và hợp đồng lao động nhằm xác định chính xác việc áp dụng văn bản pháp luật có liên quan, cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sự phân biệt trên đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và gây chậm trễ trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, không bảo vệ được tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Khắc phục nhược điểm trên, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, tinh hoa của các nước trên thế giới để có thể tham khảo có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế – văn hoá - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hoọi nhập với các nước, Bộ luật Dân sự năm 2005 (từ Điều 388 đến Điều 427) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh trên quán triệt quan điểm xây dựng các quy định về hợp đồng dân sự thành nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, thành các quy định gốc về hợp đồng, thống nhất pháp luật về vấn đề này. Từ đây, tạo cơ sở cho các loại hợp đồng nói chung, không phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại; các văn bản pháp luật khác chỉ quy định các đặc thù trong các hợp đồng chuyên biệt, nếu có hay nói cách khác trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có uy định cụ thể về hợp đồng thì ưu tiên áp dụng các quy định riêng về hợp đồng đó. Cũng chính vì lẽ đó, mà trong bài viết này, chúng tôi xin tập trung vào việc phân loại hợp đồng cũng như phân tích các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng dựa trên cơ sở các quy định pháp luật dân sự, mà cụ thể là trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
1. Phân loại hợp đồng
Điều 338 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".
Từ định nghĩa trên về hợp đồng dễ nhận thấy, hợp đồng dân sự chính là bản "giao kèo" để ghi nhận những quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Trong sự đa dạng về nội dung của hợp đồng cũng như phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề khác nhau mà hợp đồng có thể được phân hành từng nhóm khác nhau dựa trên những căn cứ, dấu hiệu đặc trưng cụ thể:
- Dựa vào hình thức của hợp đồng, hợp đồng được phân thành hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng có công chứng, chứng thực, phảI đăng ký hoặc xin phép, hợp đồng theo mẫu[6]…
- Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng, thì hợp đồng được chia thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, trong đó:
+ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ trong hợp đồng mua bán tài sản, thì bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Mặc dù trong Bộ luật Dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể nào, song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh; hoặc nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
+ Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản). Do đó, nếu hợp đồng được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.
Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được phân thành hai loại sau:
+ Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thi đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm giao kết.
+ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu muốn có hiệu lực khi có 2 điều kiện sau: thứ nhất, phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng như hình thức của hợp đồng,…; thứ hai, hợp đồng chính có hiệu lực.
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng, hợp đồng được chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù, trong đó:
+ Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích, hay công việc nhất định sẽ nhận lại được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, nhất thiết hai bên đều phải nhận được (được hưởng) lợi ích vật chất thì mới được coi là đền bù tương ứng. Bởi trong cuộc sống, nhu cầu của con người là rất đa dạng, phong phú, cho nên các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận giao kết những hợp đồng mà một bên sẽ được hưởng lợi ích vật chất, còn bên kia sẽ được hưởng lợi ích tinh thần.
+ Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà một bên thực hiện cho bên kia một lợi ích mà không nhận lại từ bên kia một lợi ích nào. Ví dụ, hợp đồng tặng cho không kèm theo bất cứ một điều kiện nào. Trong cuộc sống thường nhất, không phải trong mọi trường hợp các chủ thể đều sử dụng hợp đồng như một phương tiện để trao đổi những lợi ích nhất định, mà đôi khi các chủ thể còn sử dụng hợp đồng làm phương tiện để giúp đỡ lẫn nhau, hay nói khác đi, việc các chủ thể giao kết hợp đồng dựa trên cơ sở tình cảm, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Tiền đề của hợp đồng không có đền bù, do đó là mối quan hệ sẵn có giữa các chủ thể chứ không phải là các lợi ích như trong hợp đồng có đền bù; hay nói khác đi sự chi phối của yếu tố tình cảm đã vượt lên trên tính chất của quy luật giá trị.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp đồng được chia thành hai loại sau:
+ Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết (hay còn được gọi là hợp đồng ưng thuận). Đây là những hợp đồng mà theo quy của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát sinh. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán tài sản[7], thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
+ Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản.
Ngoài các loại hợp đồng trên, theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005 còn phân hợp đồng dân sự thành các loại sau:
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện nhất định được coi là điều kiện để hợp đồng được thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng ba yêu cầu sau:
+ Sự kiện thoả thuận phảI phù hợp với quy định của pháp luật và trong tráI đạo đức xã hội
+ Sự kiện phảI mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm ngoài ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng;
+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì đó phải là những công việc có thể thực hiện được.
Tựu trung lại, dựa vào các tiêu chí khác nhau mà hợp đồng được phân thành nhiều loại khác nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện lý luận khoa học pháp lý. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa nhất định, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định những đặc điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.
2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Về cơ bản, các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 tiếp tục được duy trì tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, nên việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
2.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội[8].
Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luạt, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tư do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ dân luật[9]. Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng dân sự thành phương tiện bóc lột. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội; tự do của mỗi chủ thể không được tráI pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.
2.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối[10] hay bị đe doạ[11] đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Tóm lại, việc phân loại hợp đồng và xác định các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một cách chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể có thể tự bảo đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết hợp đồng.
[1] C. Mác, Tư bản, quyển 1, tập 1, Nxb. Sự thật, H.1973, tr. 163
[2] Điều 1101 Bộ luật Dân sự Napoleon quy định: Le contra est une convention par laquelle une ou plusieurs personness, obligent, envers une ou plusieurs autres, à donnér, à fair ou ne pas fair quelque chose (Code civil, Edition Dalloz 1990-1991, p.708)
[3] Xem Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, 2006, tr.667
[4] Xem PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại – lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2008
[5] Xem PGS. TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2008.
[6] Điều 407 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bờn được đề nghị trả lời chấp nhận thỡ coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đó đưa ra.
2. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rừ ràng thỡ bờn đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
3. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thỡ điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
[7] Điều 428 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cũn bờn mua cú nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bờn bỏn.”
[8] Đạo đức xó hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xó hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
[9] V.I. Lênin toàn tập, tập 36, Nxb.Sự thật, 1959, tr.577
[10] Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bờn hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đó xỏc lập giao dịch đó.
[11] Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bờn hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mỡnh hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mỡnh.
Ths. Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Mai Hạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân loại hợp đồng và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng.doc