Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Đánh giácao kết quảhoạt động của Trung tâm Quốc tếAPEC vềPhát triển Du lịch Bền vững (AICST), một trung tâm được thành lập sau Hội nghịBộtrưởng Du lịch APEC lần thứ2 tại Mêhicô, trong đó có những nghiên cứu vềxửlý các tình huống rủi ro trong du lịch, khuyến khích áp dụng các mô hình quản lý tiêu biểu vềdu lịch bền vững, hình thành cơ chếđối tác với các tổchức du lịch khu vực và thếgiới nhằm đạt đến các mục tiêu chung và nhất quán, phù hợp với Hiế n chương Du lịch APEC. 18. Ghi nhận và đánh giá caosựhỗtrợquý báu của các tổchức khu vực và quốc tế, đặc biệt là các tổchức chuyên ngành du lịch, đồng thời kêu gọi các tổchức này tăng cường hỗtrợkỹthuật vì sựnghiệp phát triển du lịch của các nền kinh tế thành viên APEC. Chúng ta vui mừng và nồng nhiệt hoan nghênh sựtham gia và đóng góp tích cực của đại diện các tổchức du lịch khu vực và quốc tếtại Hội nghịBộtrưởng Du lịch APEC lần thứ4, gồm:

pdf74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch bổ trợ). Thực hiện liên kết ngang, đại lý đặc quyền với các hãng lữ hành nổi tiếng thế giới. Kinh doanh trực tuyến và bán tour qua mạng. e. lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách phối thức tiếp thị (Marketing Mix), phối thức khuyến mại (Promotion Mix) phù hợp với từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. f. Tuân thủ các nguyên tắc trong cạnh tranh: Để thành công trong cạnh tranh thu hút khách du lịch, ba nguyên tắc trong cạnh tranh doanh nghiÖp lữ hành quốc tế cÇn phải tuân thủ thực hiện là: Tác động lên hình ảnh điểm đến, phối hợp chÆt chÏ với lĩnh vực công vµ kiểm soát quy trình cung cấp dịch vụ cho kh¸ch du lÞch. 51 3.2.3.2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành N©ng cao chÊt l­îng s¶n phÈm vµ dÞch vô lữ hành lµ ch×a kho¸ ®Ó t¨ng c­êng n¨ng lùc c¹nh tranh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành, các doanh nghiệp LHQT cần thực hiện các giải pháp sau: a. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt. - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong khu vực do thị trường sẵn sàng chấp nhận giá cao đối với sản phẩm độc đáo, chất lượng. - Để phát triển sản phẩm mới, độc đáo, hấp dẫn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc tạo ra thị trường mới, các doanh nghiệp LHQT phải đảm bảo: Đầu tư vốn dựa trên nhu cầu thị trường, phát triển dựa trên sự dẫn dắt của cầu du lịch, sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao, ®ầu tư tập trung vào kinh doanh hiện tại để tăng trưởng bền vững về dài hạn, tất cả hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững. - §ầu tư và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù riêng có của Việt Nam về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam, sinh thái,...Các loại hình du lịch như du lịch tàu biển, du lịch đường sông, du lịch dã ngoại, đi bộ, leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch dã ngoại ở nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch xe đạp, xe máy,...cũng sẽ hÊp dẫn và thu hút khách du lịch. b. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch giữa Việt Nam và các nước trong khu vực: Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ lữ hành. Chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch để đảm bảo tăng chi tiêu của khách du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch liên quốc gia. Chú trọng tổ chức khai thác loại hình du lịch MICE. Tăng cường tổ chức tour theo chủ đề như tour ngắm chim, khám phá hang động,.... c. Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng như tiêu chuẩn ISO đối với các dịch vụ du lịch và lữ hành. Đây là cơ sở để khẳng định thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành. 52 3.2.3.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động lữ hành. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du lịch toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ đặt chỗ và dịch vụ lữ hành qua mạng Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet (trang web, email,...) trong quảng cáo, chào bán tour,... Chủ động xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và thanh toán quốc tế để kinh doanh lữ hành trên mạng. Huy động những nguồn vốn đủ để hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ LHQT. 3.2.3.4. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng thay đổi tiêu dùng du lÞch. Thực hiện đăng ký bản quyền các sản phẩm lữ hành mới của doanh nghiệp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển sản phẩm của doanh nghiệp LHQT. Ngoài đào tạo lý thuyết, cần tăng cường cho nhân viên đi khảo sát các tuyến điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch do Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch địa phương tổ chức. Tiến hành quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời điểm. 3.2.3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực LHQT - Tăng cường đầu tư cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, trình độ cho nguồn nhân lực làm công tác lữ hành từ quản lý, marketing, kinh doanh tour đến điều hành, hướng dẫn viên. Trang bị cho họ một cách bài bản nhất những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học văn phòng, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế,... Điều đặc biệt quan trọng là phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm việc thoả đáng để hạn chÕ nguy cơ “chảy máu chất xám” sang các công ty lữ hành nước ngoài,... - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lữ hành. Mỗi doanh nghiệp lữ hành cần có bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh, tuyển chọn và sử dụng người lao động đúng người, đúng việc, trung thành với doanh nghiệp. 53 - Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh - cạnh tranh của doanh nghiệp theo nội dung chủ yếu sau: Xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn nhân sự để đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo... 3.2.3.6. Giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp LHQT. Nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách hàng,... Xây dựng chương trình quản trị chiến lược ở cả ba cấp. Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên/ văn phòng điều hành dịch vụ ở những cửa ngõ du lịch vào Việt Nam, một số thành phố, trung tâm du lịch chính của Việt Nam vµ ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia,...tôn trọng pháp luật và giữ chữ tín trong kinh doanh. Tăng cường liªn kÕt, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh lữ hành. 3.2.3.7. Giải pháp khác: - Các doanh nghiệp lữ hành lớn phát hành cổ phiếu trªn thị trường chứng khoán Hà Nội, §µ N½ng và thành phố Hồ Chí Minh để huy động vốn. - H×nh thµnh ng©n hµng ®Çu t­ du lÞch, cã c¬ chÕ l·i suÊt thÝch hîp cho c¸c doanh nghiÖp LHQT, t¹o ®iÒu kiÖn cho doanh nghiÖp tiÕp cËn nguån vèn dÔ dµng. - Hoàn thiện hệ thống thèng kª du lÞch vµ hÖ thèng các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định kinh doanh của lãnh đạo và các cấp quản lý. 54 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, cạnh tranh quốc gia là yếu tố thực sự quan trọng trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô. Một số nước đã thành công trong cạnh tranh về du lịch với các nước khác, trở thành những điểm đến du lịch lớn trong khu vực như Trung Quốc, Thái lan, Malaysia, Singapore. Tại các nước này, việc phối hợp giữa các ngành Ngoại giao, Công an, Thương mại, Hải quan, Du lịch khá chặt chẽ trong thực thi các chính sách về du lịch trên cơ sở chỉ đạo thống nhất của Chính phủ đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển mạnh mẽ.Vì vậy, để thực hiện tốt các giải pháp trên nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhãm nghiªn cøu ®Ò tµi khuyến nghị: 1. Chính phủ: - Tiếp tục tạo môi trường vĩ mô ổn định, ban hành các cơ chế, chính sách, luật pháp về du lịch và liên quan đến du lịch phù hợp với tiÕn tr×nh đổi mới và hội nhập 55 quốc tế cña ®Êt n­íc, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch nãi chung, c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh quèc tÕ nãi riªng thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh vµ c¹nh tranh lành mạnh, bình đẳng. - Trước mắt, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan ®Èy nhanh tiÕn ®é xây dựng kết cấu hạ tầng, ®Æc biÖt lµ t¹i c¸c cöa khÈu, s©n bay, bÕn c¶ng, nhµ ga, c¸c tuyÕn ®­êng huyÕt m¹ch trong nÒn kinh tÕ; chØ ®¹o Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch xây dựng dù th¶o Luật đầu tư du lịch để trình Quốc hội ban hành, tạo động lực thu hút đầu tư vµo du lịch, các cơ sở lưu trú, khu du lịch, khu vui chơi giải trí có quy mô lớn, chất lượng cao, đẹp và hấp dẫn, đầu tư vào công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vùc. - Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành giao thông vận tải sớm có kế hoạch đẩy nhanh cạnh tranh trong lĩnh vực Hàng không. Để khắc phục tình trạng thiếu các chuyến bay trong nước, đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng cho các thành phần kinh tế tham gia lập hãng hàng không trong nước một cách độc lập, bình đẳng với nhau trong kinh doanh, thực hiện chính sách mở cửa bầu trời, tạo điều kiện cho nhiều hãng hàng không nước ngoài bay đến Việt Nam, đặc biệt là các chuyến bay thuê bao. Làm được điều này sẽ phá bỏ tình trạng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, hạ giá vé, nâng cao được chất lượng dịch vụ, tăng cường và mở rộng tần suất các chuyến bay trong nước để thúc đẩy giao lưu đi lại bằng đường hàng không, mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng và khách du lịch, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, du lÞch nói chung và l÷ hµnh quèc tÕ nói riêng. - Đề nghị Chính phủ chØ ®¹o Bé C«ng Th­¬ng nghiªn cøu cho phép áp dụng chính sách giá điện theo giá sản xuất trong các cơ sở lưu trú du lịch, chỉ đạo ngành bưu chính viễn thông tiếp tục mở rộng cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông để giảm cước phí dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện giảm các chi phí đầu vào trong kinh doanh du lÞch vµ l÷ hµnh. - Đề nghị Chính phủ giao Bé C«ng Thương có kế hoạch xây dựng các trung tâm shopping, các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop) giành cho khách du lịch t¹i c¸c thµnh phè, trung t©m du lÞch lín, cho phép áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng 56 cho khách du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy công nghệ mua sắm ở Việt Nam từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực. - Đề nghị Chính phủ chØ ®¹o Bé Tµi chÝnh nghiªn cøu ®Ò xuÊt cho miễn thuế nhập khẩu các xe ô tô vận chuyển khách du lịch cỡ lớn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành quèc tÕ hạ giá thành tour, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. - Đề nghị ChÝnh phñ chØ ®¹o c¸c bé ngµnh liªn quan x©y dùng, ban hµnh các chương trình hành động không nên chỉ của ngành Du lịch mà nên là chương trình quốc gia, huy động tất cả cộng đồng tham gia để hoạt động du lịch và lữ hành có sức cạnh tranh với nước khác. 2. Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch: - Nâng cao vai trò của cơ quan qu¶n lý nhµ n­íc vÒ du lịch ë trung ­¬ng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về du lịch vµ l÷ hµnh quèc tÕ phù hợp với tiÕn trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch nãi chung vµ lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ nãi riªng phát triển nhanh và bền vững theo đúng định hướng chiến lược phát triển du lịch của đất nước. - ChØ ®¹o triển khai Luật Du lịch vµ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai Luật Du lịch nhằm đưa Luật Du lịch vào thực tế cuộc sống. - ChØ ®¹o Tæng côc Du lÞch tập trung xây dựng chiến lược cạnh tranh và chiến lược marketing, xúc tiến du lịch quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế nhằm marketing thµnh c«ng ViÖt Nam nh­ mét ®iÓm ®Õn du lÞch quèc tÕ trên thị trường du lịch quốc tế, gãp phÇn hç trî doanh nghiÖp l÷ hµnh quèc tÕ t¨ng c­êng vÞ thÕ c¹nh tranh thu hót kh¸ch quèc tÕ vµo ViÖt Nam ngµy cµng t¨ng trong thêi gian tíi. - Nhanh chóng sắp xếp ổn định, kiện toàn bộ máy tæ chøc cña Tæng côc Du lÞch đủ mạnh theo hướng tiêu chuẩn hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, chuyên viên hoạch định chính sách về du lịch vµ l÷ hµnh ở trung ương và đội ngũ triển khai thực hiện chính sách, luật pháp về du lịch vµ l÷ hµnh ở địa phương. Tăng cường năng lực hoạt động của Tæng côc Du lịch để phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia. 57 - ChØ ®¹o c¸c ®¬n vÞ qu¶n lý v¨n ho¸ phối hợp chặt chẽ với Tæng côc Du lÞch trong việc quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, vật thể và phi vật thể, đồng thời khai thác các giá trị đó cho phát triển du lịch. Lựa chọn các lễ hội dân gian độc đáo, đặc sắc để phối hợp cùng ngành du lịch tổ chức thành những sự kiện du lịch văn hoá hấp dẫn để thu hút khách du lịch nhằm biến du lịch văn hoá trở thành một thế mạnh đặc biệt, tạo sức cạnh tranh cao cho Du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. - ChØ ®¹o Tæng côc ThÓ dôc thÓ thao t¨ng c­êng phèi hîp víi Tæng côc Du lÞch trong viÖc x©y dùng chiÕn l­îc g¾n ho¹t ®éng du lÞch víi c¸c sù kiÖn thÓ thao, t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh quèc tÕ ®Ó ®a d¹ng ho¸ s¶n phÈm du lÞch ®Ó thu hót kh¸ch du lÞch tíi ViÖt Nam. - Có chính sách đột phá về đầu tư và thu hút đầu tư vào các điểm du lịch ®Ó h×nh thµnh mét sè ®iÓm du lÞch cã quy m« lín, ®¹t ®¼ng cÊp quèc tÕ ®Ó t¹o søc m¹nh canh tranh vÒ s¶n phÈm du lÞch víi c¸c n­íc trong khu vùc. - Chỉ đạo Tổng cục Du lịch cần đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại những thị trường trong điểm và truyền thống, cung cấp thông tin về các thị trường thế giới cũng như các đối thủ cạnh tranh chính, dự báo chính xác và sớm về tình hình phát triển du lịch và thị trường khách, phải có chiến lược phối hợp liên ngành để giảm giá tour trọn gói, thực hiện liên kết và hợp tác giữa các công ty lữ hành trong nước để tránh độc quyền và phá giá trong kinh doanh LHQT, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới trong thời gian tới nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế. - Tăng cường công tác thẩm định điều kiện và thanh kiểm tra hoạt động lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới thành lập. - Chỉ đạo Tổng cục Du lịch quan tâm, coi trọng hơn tới công tác dự báo khoa học và chính xác về nguồn khách quốc tế để đưa ra những khuyến cáo kịp thời trong việc triển khai thu hút khách phù hợp với khả năng tiếp đón và cung ứng dịch vụ chất lượng cao. 3. Các bộ, ngành liên quan: 58 - Bộ Ngoại giao: Thông qua mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, hỗ trợ Tæng côc Du lịch vµ c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh quèc tÕ trong công tác nghiên cứu thị trường, thiÕt lËp ®èi t¸c l÷ hµnh, xúc tiến thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam, thiết lập văn phòng đại diện và quảng bá du lịch ở nước ngoài, hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý của các nước phát triển du lịch, tài trợ của các tổ chức quốc tế cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và các dự án phát triển du lịch của các địa phương. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng lộ trình cụ thể cho việc miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm và tiềm năng của Du lịch Việt Nam. - Bộ Quốc phòng: Tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị và nâng cao trình độ, thái độ phục vụ của bộ đội biên phòng cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục cho khách du lịch nhập, xuất cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong định hướng phát triển du lịch ở những khu vực có gắn với quốc phòng, an ninh như biên giới, hải đảo,…để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, du lịch, vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nước. - Bộ Công an: Tăng cường øng dông c«ng nghÖ th«ng tin ®Ó cải tiến thủ tục XNC, bố trí lực lượng, phương tiện và địa điểm để thực hiện việc cấp thị thực tại cửa khẩu thuận lợi hơn. Tæ chøc c¸c kho¸ båi d­ìng nâng cao trình độ và thái độ phục vụ kh¸ch du lÞch của cảnh sát giao thông theo hướng văn minh, hiện đại trên cơ sở tăng cường vai trò hướng dẫn giao thông, chỉ đường, hỗ trợ khách du lịch các thông tin cần thiết về luật lệ giao thông, đường xá ở Việt Nam, hướng dẫn, bảo vệ và bảo đảm an toàn cho khách du lịch nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về người cảnh sát giao thông Việt Nam trong con mắt của khách du lịch. - Bộ Giao thông vận tải: chØ ®¹o đẩy mạnh tiến độ đầu tư, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường không và đường sắt, hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tiềm năng, hạ tầng giao thông tuyến hành lang đông tây. Sớm lập quy hoạch xây dựng hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông bằng tiếng Việt, tiếng Anh vµ tiÕng Trung tại các đô thị và các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường vào các điểm du lịch, khu du lÞch. Nghiên cứu ban hành Quy định cho phép xe ô tô tay lái bên phải của khách du lịch nước thứ ba được vào Việt Nam tham quan du lịch. 59 Trong thời đại kinh tế thị trường, cung không đáp ứng đủ cầu, trong khi đó các yếu tố tạo cung hoàn toàn có là điều bất bình thường. Độc quyền hàng không không những làm chậm sự phát triển của ngành hàng không mà còn tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế và du lịch. V× vËy, ®Ò nghÞ Bé Giao th«ng vËn t¶i sím tr×nh Chính phủ quy ®Þnh cho phÐp các thành phần kinh tế trong nước thành lập các hãng hàng không nhằm tăng tính cạnh tranh trong dịch vụ hàng không nội địa, đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế. - Hàng không Việt Nam: nghiên cứu, mở đường bay trực tiếp tới những nước là thị trường gửi khách lớn hiện nay chưa có đường bay thẳng tới Việt Nam như Anh, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thuỵ Sĩ vµ ®Õn c¸c thµnh phè lín cña c¸c n­íc ®· cã ®­êng bay tíi mét hoÆc hai thµnh phè. Cho phép các chuyến bay thuê bao (charter flight) tõ n­íc ngoµi tới Việt Nam. T¨ng c­êng phèi hîp víi ICAO, thực hiện chính sách mở cửa bầu trời để thu hút các hãng Hàng không nước ngoài mở đường bay tới Việt Nam. Thùc hiÖn chñ tr­¬ng ®a d¹ng ho¸ thµnh phÇn kinh tÕ theo h­íng khuyÕn khÝch t­ nh©n ®Çu t­ kinh doanh hµng kh«ng trong n­íc. - Bộ Công Thương: Lập quy hoạch, kế hoạch và đưa ra chính sách thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại tại các đô thị lớn và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang, Hạ Long, Cần Thơ và tại các cửa khẩu đường bộ như Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Lao Bảo, Tây Ninh để biến Việt Nam thành một điểm đến mới về mua sắm của khu vực. Hàng hoá bán tại các trung tâm mua sắm này phải đa dạng, chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp và hấp dẫn, nguồn cung cấp luôn sẵn có, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch. Túi đựng hàng hoá cần có logo và slogan của Du lịch Việt Nam. Phối hợp với ngành Du lịch tổ chức các chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm để vừa tăng cường thu hút khách du lịch vừa xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Bộ Tài chính: nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch mua hàng hoá ở Việt Nam, ®Çu t­, hiện đại hoá ngành Hải quan để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hải quan và hành lý của khách du lịch; nghiªn cøu thµnh lËp quỹ xúc tiến du lịch quốc gia vµ ®Ò xuÊt ChÝnh phñ ban hµnh chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch. 60 - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ban hành các chính sách quản lý tài nguyên, môi trường phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của đất nước. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hệ thống xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, cảnh báo kịp thời những điểm du lịch có nguy cơ ô nhiễm và thực hiện các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn ngừa, đình chỉ ngay các dự án đầu tư có nguy cơ huỷ hoại tài nguyên, môi trường du lịch cũng như các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch. Tổ chức hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, ®ưa giáo dục môi trường vào trường phổ thông. - Bộ Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ ngành Du lịch đẩy nhanh việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào phát triển du lịch vµ l÷ hµnh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, tận dụng lợi thế của mạng internet vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch cũng như khai thác, thu thập thông tin, đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên xa lộ thông tin toàn cầu. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy hoạch, phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, đại học, sau đại học về du lịch tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ vµ những khu vực có tiềm năng du lịch như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên. Có biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học, trường đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam với các trường đại học, trường đào tạo nghề du lịch nổi tiếng ở các nước phát triển du lịch như Thuỵ Sĩ, Áo, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Úc để đào tạo nhân lực du lịch và lữ hành cho Việt Nam. - Các cấp chính quyền địa phương: triển khai quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch tại địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn, thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch và bảo vệ môi trường. - Các Sở qu¶n lý du lịch địa phương: chñ ®éng triển khai các chủ trương, chính sách và pháp luật về du lịch vµ l÷ hµnh tại địa phương, tăng cường quản lý và phát triển các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tới khảo sát tuyến điểm du lịch và đưa khách tới tham quan du 61 lịch tại địa phương. T¨ng c­êng hîp t¸c, liên kết vùng trong phát triển du lịch. Phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương tổ chức tốt các sù kiÖn v¨n ho¸, lễ hội. Đẩy mạnh triển khai đào tạo, båi d­ìng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương, đặc biệt là đào tạo nghề cho nhân viên tại các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, l÷ hµnh, vËn chuyÓn kh¸ch du lÞch ở địa phương. - Các doanh nghiệp l÷ hµnh quèc tÕ: chủ động, nhạy bén tiÕp cËn vµ x©m nhËp thÞ tr­êng, nâng cao chất lượng dịch vụ l÷ hµnh, quảng bá thương hiệu công ty ra thị trường thế giới thông qua tham gia hội chợ, sù kiÖn du lÞch quèc tÕ, chiến dịch chăm sóc khách hµng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vµo hoạt động kinh doanh l÷ hµnh, xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp để chủ động hội nhập, kh¼ng ®Þnh vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch quèc tÕ và khu vực ®Ó thu hót kh¸ch du lÞch. Doanh nghiệp l÷ hµnh quèc tÕ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây khi xây dựng chiến lược cạnh tranh để cạnh tranh thành công trên thị trường du lịch quèc tÕ: khách du lịch lµ th­îng ®Õ, coi trọng hàng đầu tới chất lượng, liên tục đổi mới và tăng cường vị thế chiến lược của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành du lÞch. KẾT LUẬN Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT là đòi hỏi khách quan và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới th¸ng 11/2006. Trước yêu cầu bức thiết của ngành Du lịch và của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam, Vụ Lữ hành đã đăng ký lựa chọn đề tài này và đã huy động các chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp lữ hành có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với sự phát triển của ngành Du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành nói riêng tham gia đề tài này. Sau khi được sự phê duyệt của Hội đồng khoa học Tổng cục Du lịch và đơn vị chủ trì đề tài, nhóm nghiên cứu đề tài đã giành thời gian gần 2 năm để tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề được nêu ở phần Mở đầu, có những đóng góp nhất định trong việc tìm tòi nghiên cứu, khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch và lữ hành, 62 phân tích, đánh giá khá toàn diện về thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam và đề ra được định hướng và 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của đất nước trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Cụ thể là, về mặt lý luận, đề tài đã nghiên cứu, khái quát hoá một số quan điểm lý luận của các trường phái kinh tế và các nhà kinh tế nổi tiếng về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh trong ngành lĩnh vực lữ hành nói riêng. Đồng thời, về thực tiễn, đề tài cũng đã tập trung nghiên cứu tình hình du lịch trên thế giới và khu vực, để có cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng phát triển du lịch và lữ hành trên thế giới hiện nay. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của một số nước ở Châu Á như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và một nước Châu Âu là Tây Ban Nha, đề tài đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho việc tham khảo đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách du lịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt hiện nay. Đề tài cũng đã tập trung khái quát quá trình hình thành và phát triển của hoạt động lữ hành trên thế giới làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh lữ hành, làm cơ së cho việc nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài đã trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển hoạt động lữ hành ở Việt Nam, đề cập tới bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, nêu bật những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc phát triển lữ hành trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Bằng kinh nghiệm và tổng kết tình hình thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề tài đã tập trung phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh và cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT hiện nay, đánh giá tổng quan về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Nhóm nghiên cứu đề tài cũng tập trung phân tích, đánh giá khá kỹ, đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng năng lực cạnh tranh 63 trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam từ năng lực cạnh tranh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, sản phẩm và dịch vụ, nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh giá trong lĩnh vực lữ hành quốc tế trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đồng thời, trên cơ sở khái quát thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, thông qua kết quả xếp hạng và đánh giá năng lực cạnh tranh Du lịch và lữ hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới và qua mô hình SWOT, nhóm nghiên cứu đề tài đã đánh giá toàn diện thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam, nêu bật và làm rõ được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong việc thu hút khách quốc tế vào Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở lý luận và từ bức tranh thực tiễn năng lực cạnh tranh LHQT của Việt Nam nêu trên, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra một số định hướng và tập trung đề xuất ba nhóm giải pháp quan trọng là nhóm giải pháp vĩ mô liên quan đến chủ trương chính sách, nhóm giải pháp của Hiệp hội Du lịch và nhóm giải pháp của doanh nghiệp lữ hành khá đồng bộ và toàn diện để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Để thực hiện được các định hướng và giải pháp nêu trên, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương cũng như sự chủ động, tích cực triển khai của các doanh nghiệp LHQT nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị. Trên đây là một số đóng góp chủ yếu của đề tài. * * * ®©y lµ mét ®Ò tµi cã tÝnh thời sự và thực tiễn rất cao ®èi víi lĩnh vực lữ hành nói riêng và ngµnh Du lÞch nói chung nªn nhóm nghiên cứu đề tài đã tập trung mọi nỗ lực giành nhiều thời gian và trí tuệ nghiªn cøu víi mong muốn ®­a ra mét bøc tranh toµn c¶nh vÒ thùc tr¹ng n¨ng lùc c¹nh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam hiÖn nay, trªn c¬ së ®ã ®Ò xuÊt định hướng và gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp quèc tÕ hiÖn nay. Tuy nhiªn, v× thêi gian nghiªn cøu cã h¹n nªn ch¾c ch¾n đề tài cßn nhiÒu hạn chế và thiÕu sãt. Một số 64 vÊn ®Ò nªu ra trong đề tài vÉn cã tÝnh chÊt gîi më, ch­a được ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ kỹ, ®ång thêi, do thời gian và kinh phí có hạn, công tác tæ chøc ®iÒu tra chưa được nhiều và lượng phiếu điều tra khách du lịch còn hạn chế nên những kết luận rút ra từ kết quả điều tra có thể chưa phản ánh chính xác tình hình thực tế. V× vËy, nhóm nghiên cứu đề tài mong muèn đề tài này tiếp tục được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, tham gia để hoàn thiện hơn, biến đề tài này thực sự trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách về du lịch và lữ hành, các nhà nghiên cứu, quản lý và đặc biệt là cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của nước ta. Nhóm nghiên cứu đề tài hy vọng đề tài sẽ thực sự góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khẳng định vị thế cạnh tranh của ngành Du lịch và LHQT của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay./. 65 Tổng kết công tác KH & CN năm 2007, triển khai kế hoạch năm 2008 17/01/2008 Ngày 17/1/2008, Tổng cục Du lịch đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008. Đến dự có Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường; lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Du lịch. Trong năm 2007, nhiệm vụ nghiên cứu KHCN tập trung vào các nội dung: Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; Nghiên cứu đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam đến năm 2015; Tăng cường nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới và nhu cầu hội nhập; Nghiên cứu ứng dụng để khai thác có hiệu quả các khu, tuyến, điểm du lịch, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch; Nghiên cứu ứng dụng các công trình nghiên cứu KHCN trong và ngoài nước đã được đánh giá vào các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, xúc tiến quảng bá du lịch. Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu KHCN cấp Bộ năm 2008: - Nghiên cứu mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá. - Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng kế hoạch KH và CN năm 2008; định hướng nhiệm vụ nghiên cứu KHCN cấp Bộ năm 2008; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010; Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và Chương trình Hành động của ngành về phát triển du lịch bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO, các nhóm đề tài nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn đề xuất để tổ chức lựa chọn theo Quy chế thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Tổng cục Du lịch. Trung tâm Tin học - Tổng Hội thảo xây dựng kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2008 -2015 08/01/2008 Trong khuôn khổ dự án xây dựng kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 do cơ quan Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha tài trợ, ngày 26/12/2007, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015” tại Khách sạn Yasaka Saigon Nha Trang – Khánh Hòa. Tham dự hội thảo có hơn 40 đại biểu là lãnh đạo của các Sở về du lịch, Ban quản lý các khu du lịch, vườn quốc gia và lãnh đạo các khách sạn, đơn vị lữ hành thuộc các 66 tỉnh khu vực Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Vũng Tàu. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Du lịch đã chủ trì hội thảo. Hội thảo đã thu thập, lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch về điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực du lịch, thực trạng khai thác và xác định xu hướng phát triển, các loại hình, sản phẩm du lịch mới cần ưu tiên. Trên cơ sở đó định hướng xây dựng các tuyến, điểm với các sản phẩm du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao của khu vực Nam Trung Bộ và của mỗi địa phương trong khu vực phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đọan 2008 – 2015. Tham luận tại hội thảo, ông Ngô Minh Chính – Giám đốc Sở Du lịch Bình Thuận đã giới thiệu những lợi thế trong phát triển du lịch; thương hiệu Mũi Né-Phan Thiết; các sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo riêng có của Bình Thuận và xác định Du lịch Bình Thuận đang nỗ lực để nâng cao chất lượng hướng đến thị trường khách du lịch cao cấp trong nước và quốc tế. Theo báo Bình Thuận Chương trình phát sóng quảng bá Du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN - Video Clip 10/10/2007 Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã triển khai việc quảng bá du lịch trên kênh truyền hình CNN. Phim quảng bá DLVN dài 30s sẽ được phát sóng định kỳ trên kênh truyền hình quốc tế CNN châu Á (bao gồm cả Nhật Bản) bắt đầu từ 19h45’(giờ Việt Nam) từ ngày 10/10/2007 và kéo dài 3 tháng liên tiếp đến hết ngày13/1/2008. CNN dành giờ vàng buổi sáng và buổi chiều để quảng cáo cho du lịch Việt Nam mỗi ngày 2 lần, tổng cộng 182 lần. Phim quảng bá Du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN do nhóm làm phim chuyên nghiệp của CNN thực hiện với kỹ thuật hiện đại. Hình ảnh đất nước Việt Nam với bề dày văn hoá lịch sử sâu sắc, con người Việt Nam thân thiện và mến khách, nghệ thuật văn hoá, ẩm thực cùng với cảnh quan thiên nhiên phong phú đã được thể hiện trong phim hết sức sống động, đầy màu sắc. Lần đầu tiên hình ảnh du lịch Việt Nam được quảng bá trên kênh truyền hình quốc tế CNN chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Chi tiết Chương trình phát sóng trên kênh truyền hình quốc tế CNN (theo giờ Việt Nam) xem lịch phát sóng tại đây. Thời gian phát sóng có thể sớm hơn hoặc chậm hơn 15 phút. Phim quảng cáo trên kênh truyền hình Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế tại Việt Nam 03/10/2007 67 Sáng 02/10/2007, tại Hà Nội, ông Vũ Thế Bình Vụ trưởng Vụ Lữ hành – Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì cuộc hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế tại Việt Nam”. Tới dự hội thảo có đại diện của một số bộ ngành, nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học và đại diện nhiều hãng lữ hành quốc tế tại Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới từ tháng 1/2007, cùng với sự phát triển mạnh của du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch toàn cầu nói chung trong thời gian gần đây, du lịch phải đối mặt với thực trạng cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên thế giới để thu hút khách quốc tế. Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Theo đánh gia sơ bộ ban đầu của đề tài thì hiện nay các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam còn nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh, do trình độ quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, qui mô doanh nghiệp nhỏ, nhân lực yếu, ngoại ngữ còn nhiều bất cập… Do đó nếu các doanh nghiệp không sớm nhận thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi Việt Nam chính thức mở cửa đối với lĩnh vực du lịch và dịch vụ vào năm 2009. Tại cuộc hội thảo, đại diện của nhiều doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu khoa học đã có những tham luận quí báu, đóng góp cho đề tài và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước sớm hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hy vọng sự thành công của đề tài sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam có được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trung tâm Tin học Hội thảo giới thiệu thang chuẩn tiếng Anh cho 6 nghề trong ngành Du lịch Việt Nam 12/09/2007 Trong khuôn khổ triển khai dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam do Cộng đồng Châu Âu tài trợ, Ban Quản lý Dự án (Dự án EU) đã hoàn thành việc Xây dựng thang chuẩn tiếng Anh cho 6 nghề trong ngành Du lịch Việt Nam bao gồm: Lễ tân, Nhà hàng, Buồng, An ninh khách sạn, Điều hành Tour, và Hướng dẫn du lịch. Trước khi đề xuất Tổng cục Du lịch cho áp dụng thang chuẩn tiếng Anh trong toàn ngành, ngày 12/9/2007 tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án phối hợp với Công ty TOEIC Việt Nam tổ chức Hội thảo Giới thiệu thang chuẩn tiếng Anh cho 6 nghề trong ngành Du lịch Việt Nam. Tham dự buổi hội thảo có Phó Giáo sư - Tiến sỹ Vũ Tuấn Cảnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn Văn Lưu, Vụ trưởng vụ Tổ chức Cán bộ; ông Vũ Quốc Trí đồng Giám đốc Dự án; ông Đoàn Hồng Nam, Tổng giám đốc TOEIC Việt Nam; ông Robert E.Woodhead - Chuyên gia chính đồng Giám đốc TOEIC Thái Lan; cùng nhiều đại biểu và đại diện các cơ quan truyền thông và báo chí. Sau phát biểu khai mạc hội thảo của Phó Tổng cục trưởng Vũ Tuấn Cảnh, ông Đoàn Hồng Nam công bố kết quả thực hiện hoạt động Xây dựng thang chuẩn tiếng Anh cho 6 nghề trong ngành Du lịch Việt Nam và đề xuất lộ trình áp dụng thang chuẩn tiếng Anh trong toàn ngành. Theo ông Nam cơ sở chính để xây dựng thang chuẩn tiếng Anh cho từng ngành nghề nói trên được căn cứ vào nhu cầu sử dụng tiếng Anh đối với vị trí của nghề đó. TOEIC Việt Nam đã thực hiện khảo sát và đánh giá yêu cầu của gần 200 khách sạn (từ 3-5 68 sao) và doanh nghiệp lữ hành đại diện trên phạm vi toàn quốc. Hơn 1.000 nhân viên đang làm việc tại các khách sạn và doanh nghiệp lữ hành này đã được lựa chọn thi TOEIC để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh hiện tại. Kết quả khảo sát và thi TOEIC cho thấy hầu hết các đơn vị đều đánh giá vai trò của tiếng Anh đối với ngành Du lịch là hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của đơn vị. Các nhà quản lý nhân sự đều mong muốn ngành du lịch sớm có một thang chuẩn tiếng Anh cho các vị trí công việc để có thể đánh giá chính xác và khách quan trình độ sử dụng tiếng Anh của người lao động và có những quyết định nhân sự hiệu quả, sử dụng đúng người đúng việc. Việc đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh tại các đơn vị được phân chia theo hạng khách sạn, theo khu vực và theo vị trí công tác sẽ giúp ngành có được bức tranh tổng thể về trình độ tiếng Anh của người lao động đồng thời là cơ sở để đơn vị thực hiện hoạt động xây dựng chuẩn và lộ trình áp dụng chuẩn cho các đơn vị trong ngành một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả. Thang chuẩn tiếng Anh cho 6 ngành nghề này được đánh giá bằng thang điểm TOEIC. Thông qua mỗi thang điểm TOEIC, nhà quản trị nhân sự có thể biết nhân viên của mình có khả năng làm được những nhiệm vụ gì bằng tiếng Anh. Khi có thang chuẩn tiếng Anh các đơn vị có thể sử dụng công cụ hữu hiệu này trong việc tuyển dụng, đánh giá định kỳ và sắp xếp nhân sự, không phải lãng phí thời gian và kinh phí cho việc đào tạo lại nhân viên. Ngoài việc giới thiệu thang chuẩn tiếng Anh theo thang điểm TOEIC cho 6 nghề trong ngành Du lịch Việt Nam và lộ trình áp dụng chuẩn cho các đơn vị trong ngành, Hội thảo cũng tạo cơ hội cho các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành và các cơ sở đào tạo trao đổi ý kiến về việc xây dựng một chương trình đào tạo tiếng Anh thống nhất chung cho toàn ngành theo định hướng của thang chuẩn. Trung tâm Tin học TUYÊN BỐ HỘI AN VỀ THÚC ĐẨY HỢP TÁC DU LỊCH APEC Hội An, Quảng Nam, Việt Nam 17/10/2006 ***** 1. Chúng tôi, các Bộ trưởng Du lịch APEC gồm: Australia; Brunei Darussalam; Canada; Chile, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông; Cộng hòa Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Malaysia; Mêhicô; Niu Dilân; Papua Niu Ghi- nê; Pêru; Philipin; Liên bang Nga; Singapore; Đài Loan; Thái Lan; Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, tổ chức tại Hội An, Quảng Nam, Việt Nam từ ngày 15 – 17/10/2006 trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, dưới sự chủ trì của Bà Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng 69 Tổng cục Du lịch với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì Thịnh vượng chung”. 2. Tham dự Hội nghị còn có Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC và Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là quan sát viên. 3. Hội nghị vinh dự được đón Ngài Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ Khai mạc Hội nghị. 4. Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, hữu nghị, trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Hội nghị đã thảo luận những vấn đề ưu tiên hợp tác thiết thực đang đặt ra nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch APEC; và, Các Bộ trưởng: 5. Hoan nghênh quyết định của các nhà lãnh đạo APEC coi du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác khu vực. Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong tôn trọng và bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, tăng cường giao lưu văn hóa và thu hẹp khoảng cách qua việc xây dựng tình hữu nghị giữa các nền kinh tế thành viên APEC và đối tác, phấn đấu vì hòa bình và hài hòa trên thế giới. 6. Công nhận Hiến chương Du lịch APEC thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ nhất tại Seoul, Hàn Quốc năm 2000 là nền tảng vững chắc và định hướng quan trọng cho hợp tác du lịch khu vực. Trong thời gian qua, việc triển khai các dự án trong khuôn khổ 4 mục tiêu chính sách đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên du lịch ở các nền kinh tế thành viên. 70 7. Ghi nhận rằng, trong tình hình hiện nay, chủ đề được lựa chọn tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì Thịnh vượng chung”, là rất phù hợp và thiết thực, góp phần tăng cường hợp tác song phương và đa phương giữa các nền kinh tế thành viên APEC trên các lĩnh vực như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiêu chuẩn hóa dịch vụ và kỹ năng nghề du lịch, tạo thuận lợi đi lại cho khách du lịch, với mục đích sớm thực hiện các mục tiêu chính sách tại Hiến chương Du lịch APEC nói riêng và mục tiêu Bogor nói chung, phấn đấu vì một cộng đồng ổn định, an ninh và thịnh vượng. 8. Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả làm việc của Nhóm Công tác Du lịch APEC thời gian qua trong triển khai thực hiện 4 mục tiêu chính sách của Hiến chương Du lịch APEC. Những nỗ lực đó được thể hiện một cách sinh động và rõ nét qua kết quả thực hiện các dự án đã được triển khai, như: Nghiên cứu những trở ngại đối với du lịch – Giai đoạn 3; Nghiên cứu những mô hình tiêu biểu về quản lý bền vững ngành du lịch trong khuôn khổ hợp tác APEC; Nghiên cứu những mô hình tiêu biểu về tăng cường an ninh, an toàn, chống khủng bố, phục vụ phát triển bền vững ngành du lịch; Áp dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nền kinh tế thành viên APEC; tài khoản vệ tinh du lịch; tiêu chuẩn nghề du lịch APEC. 9. Ghi nhận những tiến triển khả quan của “Đánh giá Độc lập” do Nhóm Công tác Du lịch triển khai, trong đó tập trung xem xét tính tương thích và sự phù hợp của những mục tiêu và hoạt động của Nhóm Công tác; xác định cơ chế nhằm tập trung vào các ưu tiên chiến lược và định hướng trong tương lai của Nhóm Công tác. Ghi nhận ý kiến phản hồi của Nhóm Công tác đối với kết quả của “Bản Đánh giá Độc lập” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhóm. 71 10. Ghi nhận việc Nhóm Công tác Du lịch APEC khẳng định vai trò là một diễn đàn độc lập trong khuôn khổ hợp tác APEC với mục tiêu trọng tâm nhằm thúc đẩy và đưa du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. 11. Đánh giá cao những sáng kiến nhằm triển khai ưu tiên hợp tác du lịch APEC, gồm:  Khuyến khích tổ chức Hội chợ Du lịch APEC trên nguyên tắc tự nguyện, bên lề các sự kiện quan trọng của APEC nhằm xây dựng một thương hiệu du lịch riêng, mang tính đặc thù của APEC, nhằm khai thác tối đa tiềm năng tài nguyên du lịch quý báu và đa dạng của khu vực, góp phần tăng cường du lịch nội khối và thu hút nguồn khách ngoài khu vực, nâng cao thị phần du lịch APEC trên thế giới.  Khuyến khích tổ chức trên nguyên tắc tự nguyện Diễn đàn Du lịch – Đầu tư APEC bên lề Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của các nền kinh tế thành viên APEC, góp phần mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và cộng đồng.  Khuyến khích áp dụng các biện pháp tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho khách du lịch, nghiên cứu khả năng kết nối tour và mở đường bay trực tiếp giữa các di sản văn hóa ở các nền kinh tế thành viên APEC nhằm thúc đẩy lượng khách đi du lịch nhiều hơn nữa trong và ngoài khu vực APEC.  Tổ chức các hoạt động giao lưu thanh niên và giao lưu giữa các thành phố kết nghĩa, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, gìn giữ các giá trị văn hóa, phong tục và truyền thống của các nền kinh tế thành viên, tạo nền tảng và tiền đề thúc đẩy du lịch phát triển. 72 12. Khẳng định ý nghĩa và tính hiệu quả của việc áp dụng Tài khoản Vệ tinh Du lịch (TSA) trong đánh giá vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế quốc dân. Khuyến khích các nền kinh tế thành viên sớm áp dụng TSA, góp phần hài hòa những tiêu chuẩn đánh giá chung trong du lịch APEC, nhằm tạo ra một bức tranh tổng thể, rõ nét hơn về vai trò quan trọng của du lịch đối với sự thịnh vượng chung của APEC. Đồng thời, nhằm sớm đạt được mục tiêu trên, khuyến khích các nền kinh tế thành viên tăng cường trao đổi, cập nhật thông tin về quản lý, phát triển du lịch. 13. Khuyến khích Nhóm Công tác Du lịch xác định những trở ngại đối với lữ hành và du lịch, xây dựng các chính sách thích hợp nhằm tạo môi trường kinh doanh tích cực. 14. Khuyến khích tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhằm đóng góp hơn nữa vào phát triển du lịch bền vững ở mỗi nền kinh tế thành viên cũng như toàn khu vực APEC. 15. Khuyến khích các cơ quan quản lý du lịch của các nền kinh tế thành viên APEC tăng cường chia sẻ thông tin lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan thông tin đại chúng khu vực và quốc tế, đặc biệt là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và khách quan về những sự cố ảnh hưởng đến du lịch như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, v.v. có thể xảy ra tại các nền kinh tế thành viên để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tâm lý lo ngại của du khách, giữ vững hình ảnh và thương hiệu du lịch APEC. 16. Kêu gọi tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Nhóm Công tác Du lịch APEC với các Nhóm Công tác khác như Nhóm Công tác về Doanh nghiệp vừa 73 và nhỏ, Nhóm Công tác về Xúc tiến Thương mại, Nhóm Công tác về Phát triển nguồn nhân lực, Nhóm Công tác về Giao thông, Nhóm Công tác về Hải quan, Nhóm Đặc trách Y tế, Nhóm đặc trách chống khủng bố và các nhóm công tác có liên quan khác, đặc biệt là Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ APEC, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác chung và góp phần tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững trong khu vực. 17. Đánh giá cao kết quả hoạt động của Trung tâm Quốc tế APEC về Phát triển Du lịch Bền vững (AICST), một trung tâm được thành lập sau Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 2 tại Mêhicô, trong đó có những nghiên cứu về xử lý các tình huống rủi ro trong du lịch, khuyến khích áp dụng các mô hình quản lý tiêu biểu về du lịch bền vững, hình thành cơ chế đối tác với các tổ chức du lịch khu vực và thế giới nhằm đạt đến các mục tiêu chung và nhất quán, phù hợp với Hiến chương Du lịch APEC. 18. Ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là các tổ chức chuyên ngành du lịch, đồng thời kêu gọi các tổ chức này tăng cường hỗ trợ kỹ thuật vì sự nghiệp phát triển du lịch của các nền kinh tế thành viên APEC. Chúng ta vui mừng và nồng nhiệt hoan nghênh sự tham gia và đóng góp tích cực của đại diện các tổ chức du lịch khu vực và quốc tế tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, gồm: - Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) - Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC). - Hiệp hội Lữ hành châu Á – Thái Bình Dương (PATA) - Trung tâm Quốc tế APEC về Du lịch bền vững (AICST) 19. Chúng ta chân thành cảm ơn và đánh giá cao những nỗ lực to lớn, sự đón tiếp nồng hậu và lòng mến khách của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Nhân dân thị xã Hội An, cũng như những đóng góp tích 74 cực và nỗ lực của Nhóm Công tác Du lịch APEC, Ban Thư ký APEC, góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị. *****

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ-NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ.pdf
Tài liệu liên quan