Đây là Kỷ yếu tập hợp các bài nghiên cứu tại Hội thảo Ngày Công tác xã hội năm 2009 tại Đại học Đồng Tháp
Nội dung kỷ yếu:
1. Công tác xã hội-tác nhân cho sự phát triển, ThS Lê Chí An, Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
2. Vai trò của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hội nhập cuộc sống, TS. Vũ Nhi Công, Giảng viên Khoa XHH Trường ĐHXH-NV, ĐHQGTPHCM
3. Nghiên cứu xã hội trong công tác xã hội, ThS. Đỗ Văn Bình, Trung tâm tư vấn – nghiên cứu CTXH & PTCĐ
4. Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế, ThS. Trần Ban Hùng, Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam
5. Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo, ThS. Lê Thị Mỹ Hiền, Phó Trưởng Khoa Xã Hội học, GĐ Trung tâm Thực hành CTXH – ĐH Mở TP Hồ Chí Minh
6. Tư vấn trẻ em qua quan điểm trị liệu hệ thống, ThS. Thạch Ngọc Yến, CVTV-TLTL, VP. Tư vấn trẻ em TPHCM
7. Hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có khó khăn về tâm lý, TS. Mai Thị Kim Thanh Bộ môn CTXH- Khoa Xã hội học ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội
8. Công tác xã hội: Một khoa học-một nghề chuyên môn, ThS. Trần Kim Ngọc, Giảng viên CTXH, Khoa GDCT, Trường ĐHĐT
9. Nhân viên công tác xã hội-tác nhân sự thay đổi, CN. Nguyễn Thanh Nguyên, Giảng viên Khoa Vật lý – Trường ĐHĐT
10. Sơ lược về lịch sử phát triển của CTXH trên thế giới và Việt Nam, CN. Kiều Văn Tu, Giảng viên tổ CTXH, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp
11. Đào tạo ngành công tác xã hội ở trường Đại học Khoa học Huế: Những vấn đề đặt ra, ThS. Huỳnh Thị Ánh Phương, Bộ môn Nhân học & CTXH, Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Khoa học Huế
12. Những mâu thuẫn trong đào tạo ngành công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay, TS. Lê Hải Thanh, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
13. Vai trò của sinh viên công tác xã hội trong việc thành lập Câu lạc bộ Chung Sức, trường Đại học Đồng Tháp, Nguyễn Quốc Giang, Sinh viên CTXH, Khoa GDCT–Trường ĐHĐT
14. Hoạt động của đội công tác xã hội trường đại học Đồng Tháp, Phạm Trọng Nhân – Mai Thị Hồng Xuân, sinh viên CTXH, Khoa GDCT, Trường ĐHĐT
15. Một số hoạt động trong công tác xã hội với người khuyết tật, Nguyễn Văn Cử, Training Officer, Disability Resource and Development (DRD)
16. DRD Và Thực hành công tác xã hội, Tác giả: Christiane Merz, Cố vân công tác xã hội của DRD và VSO và Lưu Thị Ánh Loan, Điều phối viên mạng lưới của DRD
95 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỷ yếu ngày công tác xã hội năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và triển vọng”, 2008)
. Thứ nhất, về phía cơ quan nhà nước, vì chưa có mã nghề cho ngành CTXH nên mặc dù nhiều tỉnh, thành có triển khai thi tuyển công chức, nhưng không có chỉ tiêu cho ngành công tác xã hội. Do đó, sinh viên không thể được nộp hồ sơ tuyển dụng chính thức. Thứ hai, về phía các tổ chức, cơ quan khác, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài họ đều yêu cầu ứng viên có trình độ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất đối với sinh viên ngành công tác xã hội tại trường ĐH Khoa học Huế. Hơn 70% sinh viên khi được hỏi về các tổ chức, cơ quan mà họ có thể nộp đơn xin việc sau khi ra trường đều có chung một câu trả lời rằng đó là các sở, ban ngành, đoàn thể…, 20% sinh viên trả lời không biết, số ít còn lại mới đề cập đến các chương trình, dự án nước ngoài. Có phải vì thế mà sinh viên chúng ta ít chú trọng đến vấn đề về trình độ ngoại ngữ và tin học khi còn ngồi trên ghế nhà trường không? Hơn nữa, nội dung đào tạo tại trường vẫn chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên. Thứ ba, một số sinh viên còn rất thụ động trong tìm kiếm thông tin việc làm và đánh giá nhu cầu của xã hội về ngành nghề mình đang theo học. Thậm chí, đối với sinh viên năm thứ 4 vẫn còn mơ hồ về định nghĩa ngành nghề và không biết sau khi ra trường mình có thể nộp đơn xin việc vào các cơ quan, tổ chức nào.
Trên đây là một số vấn đề đang đặt ra trong đào tạo ngành công tác xã hội tại trường đại học Khoa học Huế. Làm thế nào để giải quyết những vấn đề này và cải thiện chất lượng đào tạo ngành học này để sinh viên có thể yên tâm học tập, xã hội có thể sử dụng hiệu quả nguồn lực, và các đơn vị đào tạo có thể thu hút ngày càng đông sinh viên đầu vào? Đó là những câu hỏi mà câu trả lời không đến từ một phía – nhà nước, xã hội, đơn vị đào tạo, hay sinh viên; mà cần sự hiểu rõ và hợp tác của tất cả các bên liên quan - những người mong muốn phát triển ngành học này vì một Việt Nam phát triển công bằng và bền vững.
NHỮNG MÂU THUẪN TRONG ĐÀO TẠO
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Lê Hải Thanh
Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Công tác xã hội vừa là một khoa học vừa là một nghề chuyên môn của thế giới hiện đại.
Công tác xã hội ra đời từ giữa thế kỷ 19, trước hết là ở Anh, Mỹ, Thụy Diển và phát triển rất nhanh trên toàn cầu. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có trường, khoa đào tạo Công tác xã hội ở nhiều trình độ khác nhau. Các nước ở châu Á như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông…, đều có trường chuyên ngành công tác xã hội và đào tạo cả trình độ tiến sĩ khoa học.
Trên thế giới đã hình thành từ lâu hai tổ chức quốc tế lớn nhất của ngành công tác xã hội, đó là Hiệp hội quốc tế các trường công tác xã hội và Hiệp hội quốc tế nhân viên công tác xã hội. Tại Đại hội lần thứ 32 của ngành công tác xã hội thế giới vào tháng 10/2004 tại Adelaide (Australia) đã ra lời kêu gọi toàn thế giới hãy phát triển nhanh, mạnh ngành công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Trước sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hiện đại, sự phát triển cũng như khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong việc tạo dựng, ổn định và phát triển xã hội bền vững. Nguồn nhân lực về công tác xã hội đang trở thành vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia hiện nay.
Vài nét về đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam
Công tác xã hội đã du nhập vào Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19 dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đào tạo nguồn nhân lực chính quy cho ngành khoa học này thì mãi đến giữa thế kỷ 20 mới được tổ chức với sự ra đời của trường cán sự xã hội Caritas (1947) và sau đó là Trường công tác xã hội quốc gia (1969). Sau 1975, việc đào tạo công tác xã hội bị gián đọan. Thập niên 90 của thế kỷ trước, các trường đi tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực cho công tác xã hội được biết đến như Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh, Đại học Công đoàn, Đại học Lao động-Xã hội, Đại học Đà Lạt và phải lấy các tên gọi khác nhau như Phụ nữ học, Phát triển cộng đồng, và phải mượn mã số của ngành Xã hội học
Một sự kiện mang tính pháp lý cho việc đào tạo ngành công tác xã hội ở Việt Nam là ngày 11/10/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định và Khung chương trình cũng như mã ngành đào tạo cho công tác xã hội. Qua 5 năm thực thi Quyết định số 35/2004-QĐ-BGD&ĐT, việc đào tạo ngành công tác xã hội tại Việt Nam đã có bước phát triển “đột biến”. Hiện nay có 281 trường đại học và cao đẳng trong cả nước tiến hành đào tạo cử nhân công tác xã hội, với số lượng sinh viên đang theo học khoảng 5.000 người.
Sự phát triển rất nhanh chóng này là chỉ báo cho biết nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội ở nước ta là rất lớn và thể hiện sự cố gắng, nổ lực của các trường cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nhưng cũng từ đây đã đặt ra nhiều vấn đề bất cập trong hệ thống đào tạo ngành công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Những mâu thuẫn chủ yếu trong đào tạo ngành công tác xã hội hiện nay.
1. Mâu thuẫn trong nhận thức với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của thế giới.
Thứ nhất, không nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của khoa học công tác xã hội. Coi công tác xã hội như một hành vi từ thiện tự phát.
Thứ hai, trong khi các nước trên thế giới và khu vực đã tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho công tác xã hội cả trăm năm nay thì nước ta mới chính thức đào tạo được 5 năm. Sự chậm trễ này là do yếu tố nhận thức không theo kịp với sự phát triển xã hội.
Thứ ba, khi nhận thức ra, cho phép và cấp mã ngành đào tạo, nhưng lại không cấp mã nghề công tác xã hội. Vậy mở ngành đào tạo công tác xã hội để làm gì? Tư cách pháp nhân của nhân viên công tác xã hội ở đâu? (cũng tương tự như cho phép đẻ con nhưng không công nhận sự tồn tại của đứa con).
Thứ tư, khi nhận thức ra nhu cầu to lớn của xã hội về công tác xã hội lại không nhận thức được con đường, bước đi và các phương thức, biện pháp để tổ chức và quản lý đào tạo.
2. Mâu thuẫn giữa nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của các trường đại học và cao đẳng
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước đã làm bùng nổ các vấn đề xã hội. Đó là sự thay đổi trong cấu trúc xã hội, là sự khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu nghèo, trẻ em cơ nhở, người già neo đơn, là những căn bệnh thế kỷ, là mại dâm, ma túy,… Những vấn đề này hiện hữu trong đời sống và tạo nên nhu cầu cần phải giải quyết cấp bách. Theo số liệu thông kê cùa Nguyễn Thị Oanh, một nhà công tác xã hội, thì trong các cơ quan Nhà nước của Việt Nam, như Bộ LĐTB&XH, Hội liên hiệp Phụ nữ VN, Đoàn TNCS- HCM, Mặt trận Tổ quốc,vv… đang cần khoảng 40.000 đến 50.000 nhân viên công tác xã hội2. Mặt khác, khi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao, vấn đề an sinh xã hội. dịch vụ xã hội và những yêu cầu về giải trí, văn hoá càng được nâng lên, do đó, hoạt động của công tác xã hội ngày càng là một nhu cầu cấp bách, đòi hỏi một số lượng lớn nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
Theo tính toán của trường Đại học Lao động – Xã hội3, chỉ riêng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi xã, phường cần 01 NVXH, quân, huyện cần 02 NVXH, sở cần 2 NVXH và mỗi trung tâm cần 04 NVXH có trình độ đại học và số NVXH này được bố trí tại 9.976 xã phường, 625 quận huyện, 64 tỉnh thành và hàng trăm trung tâm thì chúng ta cần có 12.000 NVXH có trình độ đại học. Đó là chưa kể các ngành, các lĩnh vực khác trong cả nước. Điều đó cho thấy nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực công tác xã hội là rất lớn.
Trong khi đó, trong tổng số 28 trường đai học và cao đẳng có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội chỉ có 01 tiến sĩ, 30 thạc sĩ đúng chuyên ngành CTXH, trung bình một cơ sở đào tạo chỉ có 01 thạc sĩ. Với số lượng giảng viên này không thể nào đáp ứng được nhu cầu to lớn nói trên.
Điều cốt tử trong đào tạo sinh viên CTXH là thực hành, trong đó kiểm huấn viên giữ vai trò quyết định. Hiện nay, đội ngũ kiểm huấn viên đúng nghĩa trên cả nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chúng ta thiếu trầm trọng kiểm huấn viên trường học và kiểm huấn viên cơ sở xã hội, do vậy việc thực hành CTXH không được lượng giá chính xác và nếu có cũng chỉ mang tính hình thức.
Việc thiết lập mạng lưới cơ sở để tổ chức thực hành vẫn còn nhiều lúng túng và chưa đáp ứng được yêu cầu. Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có trên 200 cơ sở xã hội, nhưng việc thực hành nghề CTXH cho sinh viên của một số trường cũng chỉ loanh quanh những cơ sở lớn khá nổi tiếng.
Cơ sở vật chất, đặc biệt là nguồn tài chính cho đào tạo ngành CTXH là vô cùng hạn chế. Nguồn tài chính có được của các cơ sở đào tạo chủ yếu là từ ngân sách ít ỏi của Nhà nước. Trong khi đó, nguyên tắc hoạt động của ngành CTXH là phi lợi nhuận, vì vậy, mọi chi phí cho quá trình hoạt động đó phải dựa vào ngân sách và quy định tài chính của trường. Ví dụ ở trường ĐHKHXH&NV TP. HCM: Học phần thực hành CTXH với cá nhân có 04 tín chỉ (quy về lý thuyết) cho 01 lớp 70 sinh viên với 04 giáo viên hướng dẫn thực hành tại cơ sở, theo quy định là 12 tín chỉ và phải làm việc với số tiết là 180 tiết = 10 ngày x 04 giáo viên = 40 ngày. Nhưng khi Nhà trường chi trả thù lao giảng dạy lại quy về 4 tín chỉ lý thuyết = 60 tiết x 25.000/tiết = 1.500.000 cho cả 04 giáo viên.
Đó là chưa kể các phòng thí nghiệm, các trang thiết bị công nghệ thực hành CTXH hiện đại thì chưa có một cơ sở đào tạo nào ở Việt Nam có được.
3. Mâu thuẫn giữa chương trình đào tạo với đòi hỏi của thực tiễn xã hội
Chương trình đào tạo ngành CTXH của các trường hiện nay bắt buộc phải dựa vào Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2004, trong đó 70% số tín chỉ do Bộ GD&ĐT thiết kế (phần cứng), còn lại 30% (phần mềm) do các cơ sở đào tạo thiết kế sao cho phù hợp với đặc thù của lĩnh vực chuyên ngành của trường mình và đặc điểm vùng miền. Nhìn chung, nội dung chương trình đào tạo CTXH ở nước ta khá hiện đại, có sự tiếp thu và hội nhập với nội dung chương trình đào tạo CTXH trên thế giới. Tuy nhiên, ở vấn đề này có những bất cập:
Thứ nhất, với 70% phần cứng do Bộ GD&ĐT áp đặt, chỉ còn 30% cho cơ sở đào tạo, về thực chất, việc đào tạo CTXH là theo một khuôn mẫu chung, cứng nhắc trong cả nước.
Thứ hai, chương trình đào tạo này chỉ nặng về lý thuyết, ít thực hành và hầu như không có đào tạo kỹ năng.
Thứ ba, chương trình đào tạo chưa xuất phát từ thực tiễn và chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển xã hội.
4. Mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng đào tạo
Thứ nhất, số lượng người theo học ngành CTXH ngày càng tăng. Ước tính hiện có khoảng 5.000 người đang theo học bậc cử nhân (ĐH&CĐ), và tương lai còn tăng lên rất nhiều lần. Trong khi đó số lượng giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH chỉ có khoảng 30 người. Điều này dẫn đến hệ quả của chất lượng đào tạo là vô cùng quan ngại.
Thứ hai, số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành CTXH bằng tiếng Việt là vô cùng ít ỏi, đó là chưa nói đến chất lượng của giáo trình.
Thứ ba, số lượng sinh viên biết ngoại ngữ để đọc tài liệu nước ngoài là rất hiếm hoi. (Trắc nghiệm với 94 sinh viên trúng tuyển vào ngành CTXH của trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM năm 2009, chỉ có 01 em đạt yêu cầu).
Chỉ với những lý do trên, chất lượng đào tạo ngành CTXH ở Việt Nam đang ở mức báo động cao nhất.
Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn ?
Phải khẳng định rằng, không có phép màu nào để có thể giải quyết ngay lập tức các mâu thuẫn nói trên của hệ thống đào tạo ngành CTXH, mà phải tìm ra mâu thuẫn chủ yếu, từng bước tạo ra đột phá để giải quyết vấn đề, bằng trách nhiệm, nổ lực của nhiều phía, nhiều cấp độ trong hệ thống. Theo chúng tôi, cần phải giải quyết ngay các vấn đề sau:
Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo mở ngay 02 lớp đào tạo thạc sĩ ngành công tác xã hội trong năm 2010, 01 lớp tại Hà Nội, 01 lớp tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng mỗi lớp 30 học viên. Đội ngũ giảng dạy cho các lớp này là những chuyên gia CTXH ở trong nước và đặc biệt là những chuyên gia CTXH nước ngoài mà bấy lâu nay có quan hệ với chúng ta. Mặt khác Bộ cũng ưu tiên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ theo Chương trình 322 và các chương trình hợp tác đào tạo khác với nước ngoài.
Làm được việc này là bước đầu giải quyết mâu thuẫn thứ 2 và thứ 4.
Thứ hai, thành lập một Hội đồng quốc gia biên soạn, dịch thuật giáo trình và tài liệu ngành CTXH. Thực hiện vấn đề này sẽ góp phần giải quyết mâu thuẫn thứ 4.
Thứ ba, Bộ GD&ĐT nên trao quyền chủ động, quyền được chịu trách nhiệm hơn nữa cho các cơ sở đào tạo về việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, theo tỷ lệ ngược lại: 30/70. Làm được việc này sẽ góp phần giải quyết mâu thuẫn 3.
Thứ tư, các trường phải chủ động liên kết, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, tài nguyên học tập, kinh nghiệm, vv…
Thứ năm, các trường tuyển sinh đầu vào ngành CTXH bắt buộc thí sinh phải thi khối D, hoặc xét tuyển phải ưu tiên về ngoại ngữ.
Cuối cùng, Chính phủ nên ban hành ngay mã nghề công tác xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nghề CTXH, như tất cả các nghề trong xã hội.
VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN CTXH
VỚI VIỆC THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ “CHUNG SỨC”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Nguyễn Quốc Giang
Sinh viên CTXH, Khoa GDCT–Trường ĐHĐT
Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế thì những chủ trương chính sách phát triển xã hội thông qua các chính sách đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân cũng được chú trọng. Có nhiều lĩnh vực mà những chương trình, chính sách an sinh xã hội hướng đến: xóa đói giảm nghèo, những ảnh hưởng của biến đối khí hậu, các vấn đề xã hội: mại dâm, nghiện ma túy, tội phạm, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các vấn đề liên quan đế gia đình: ly hôn, bạo lực gia đình,… Và một trong những lĩnh vực rất cần được quan tâm là lĩnh vực khuyết tật, những động thái tạo điều kiện cho sự hòa nhập, nâng cao năng lực cho người khuyết tật (NKT).
Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết hiện nay ở Việt Nam có trên 5,1 triệu người tàn tật và trẻ mồ côi, chiếm 7% dân số, con số này thật sự không nhỏ.
Theo ThS. Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc chương trình khuyết tật và phát triển thuộc trường ĐH Mở TP HCM thì người khuyết tật có thể là:
1. Những người bị khiếm khuyết từ nhỏ do bẩm sinh, do di truyền, hay do bị tổn thương do sơ xuất lúc sinh nở.
2. Những người trở nên khiếm khuyết sau những cơn bệnh nặng hoặc chấn động thí dụ như bị đột quị, bệnh tim, ung thư, tiểu đường, tâm thần phân liệt, v.v…
3. Những người trở nên khiếm khuyết sau khi bị tai nạn, có thể là thương tích trong chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn do bất cẩn, do bạo hành.
Những người nhiễm HIV.
5. Những người già với sự suy giảm hoặc đôi khi mất hẳn một số chức năng của cơ thể.
Pháp Lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PL-UBTVQH10 ngày 30-07-1998 về Người Tàn Tật định nghĩa NKT không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên (được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định) khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế).
Qua khái niệm chúng ta cũng thấy rằng được NKT gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp cận các hoạt động, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập cuộc sống cộng đồng. Bản thân NKT không thể hội nhập vào cuộc sống cộng đồng nếu đó chỉ là sự nổ lực của bản thân mà còn cần được sự quan tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ gia đình, cộng đồng xã hội. Trong những năm gần đây hàng loạt các chương trình, hội nhóm người khuyết tật ra đời cũng là vì mục đích vừa nêu: Chương trình khuyết tật và phát triển gọi tắt là DRD thuộc ĐH Mở TP HCM, nhóm phụ nữ khuyết tật TP HCM, các hội nhóm khác của NKT thuộc khu vực TP HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bảo Lộc, Đức Trọng, Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, Cần Thơ,… Và còn rất nhiều hội nhóm khác được thành lập. Sự ra đời của các hội nhóm, tổ chức ấy chứng minh một điều: việc thành lập các hội nhóm dành cho NKT là rất cần thiết. Trước tiên, thể hiện được nhu cầu của NKT. Thứ hai, thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng đối với NKT. Thứ ba, các hội nhóm NKT đều nhấn mạnh đến yếu tố tham gia. Đây là một điều làm nền tảng cho NKT hội nhập, nâng cao năng lực, kỹ năng của chính mình.
Hội nhập chung với xu thế đó, Trường ĐH Đồng Tháp một trong những trường ở khu vực Miền Tây Nam Bộ có đào tạo ngành công tác xã hội cũng tạo điều kiện để cho các sinh viên chuyên ngành công tác xã hội (CTXH) thành lập nên câu lạc bộ sinh viên khuyết tật với tên gọi “Chung Sức”.
CLB “Chung Sức” được hình thành bởi các sinh viên CTXH khoá 2006, 2007 và 2008 của trường.
“Chung sức” là tên của CLB được các thành viên thống nhất và được lý giải: chỉ có sự đoàn kết, chung sức lại với nhau thì chúng ta mới có thể hình thành được CLB. Và muốn hội nhập cho các bạn sinh viên khuyết tật hoà nhập, tham gia từ đó nâng cao năng lực thì không thể một hay hai thành viên có thể là được mà đòi hỏi phải có sự cộng tác của tất cả mọi người. “Chung Sức” còn thể hiện được không có sự phân cách giữa sinh viên khuyết tật và sinh viên không khuyết tật trong cùng một nhóm.
Với mục đích: nâng cao năng lực cho sinh viên khuyết tật tại trường, tạo điều kiện, cơ hội cho các bạn được tham gia, giao lưu học hỏi từ đó làm giảm đi sự mặc cảm bởi những khiếm khuyết trên cơ thể, tạo nên sự tự tin hơn. CLB cũng chính là mô hình để sinh viên ngành CTXH thực hành, áp dụng các kiến thức, kỹ năng của lĩnh vực CTXH với người khuyết tật vào trong quá trình hình thành, hoạt động của CLB.
Hiện nay CLB có được 35 thành viên tham gia trong đó có 17 thành viên là sinh viên khuyết tật, có nguyên tắc hoạt động, có Ban chủ nhiệm. Tuy chỉ mới thành lập với khoảng thời gian tròn 4 tháng, nhưng chúng tôi những sinh viên CTXH sau này là những nhân viên xã hội tương lai cũng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự hình thành và hoạt động của CLB.
Ngay từ khi thành lập chúng tôi xác định mình sẽ là những người có vai trò nồng cốt, từ việc huy động các bạn có cùng mối quan tâm đến lĩnh vực khuyết tật, đến việc thu thập thông tin của các bạn sinh viên khuyết tật của trường, vận động Đoàn trường đưa ra quyết định thành lập CLB, đề ra các kế hoạch hoạt động. Khuyến khích những bạn khuyết tật chưa nhận được trợ cấp xã hội hoàn thành những thủ tục để nhận được trợ cấp xã hội, giúp các bạn thảo luận xác định nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực, liên kế với Chương trình khuyết tật và phát triển TP HCM (DRD) lên kế hoạch tập huấn cho CLB. Tổ chức các buổi sinh hoạt để các bạn cùng nhau chia sẻ những tâm sự, cũng như những mong muốn của mình, những quan điểm về các vấn đề được nêu ra trong các buổi sinh hoạt. Không chỉ vậy, chúng tôi còn viết dự án “NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHUYẾT TẬT TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP” với tổng kinh phí 85.000.000 và đang chờ kết quả tài trợ từ trung tâm DRD.
Từ những việc đã làm, chúng tôi chỉ có chung một mong muốn: đem lại cho các bạn sinh viên khuyết tật những gì tốt đẹp trong khả năng của chúng tôi. Vận dụng những gì đã học vào trong thực tế.
Tất cả các thành viên CLB “Chung Sức” đều tự hào rằng đây là CLB có thể xem là đứng thư 2 sau CLB “Đồng Hành” của sinh viên trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn TP HCM. Mặc dù quy mô của chúng tôi có thể chưa có quy mô bằng các CLB, hội, nhóm khác, tuy nhiên chúng tôi đề có một niềm tin: với sự “Chung Sức” của các thành viên thì sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của CLB là một điều tất yếu, mọi người đều thống nhất với nhau “chúng ta hãy chú trọng đến hiệu quả hoạt động hơn là số lượng tham gia”. Đấy chính là thước đo hiệu quả nhất đối với CLB.
Không dám tự cho mình là “Tác nhân thay đổi của xã hội” nhưng qua những việc mà chúng tôi đã đang và tiếp tục là muốn minh chứng một điều “Học CTXH không phải là nói đến những thay đổi bằng lý thuyết mà hãy tạo ra những thay đồi trong thực tế có ý nghĩa đúng với những gì mà lý thuyết đề cập”.
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Phạm Trọng Nhân - Mai Thị Hồng Xuân
Sinh viên CTXH, Khoa GDCT, Trường ĐHĐT
Năm 2005, trường ĐHSP Đồng Tháp (nay là ĐH Đồng Tháp) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành Công tác xã hội. Trường ĐH Đồng Tháp là trường đầu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đào tạo chuyên ngành này. Cũng trong năm 2005, Hiệu trưởng nhà trường đã ký quyết định thành lập Đội Công tác xã hội. Đội Công tác xã hội (Đội CTXH) hoạt động với nguồn quỹ độc lập do Đội tự túc. Ngoài các sinh viên CTXH còn có đông đảo các thành viên là sinh viên các chuyên ngành khác của trường và có cả các giảng viên.
Mục đích hoạt động của Đội:
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động xã hội ngoài giờ bổ ích và phù hợp với điều kiện thực tế của đội;
- Tạo điều kiện cho các thành viên tham gia có cơ hội thể hiện bản thân, rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng thiết lập quan hệ,… thông qua việc tham gia vào các hoạt động;
- Tăng cường mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên.
Qua 4 năm hoạt động, Đội CTXH đã có những thay đổi và phát triển đáng kể, từ chỗ ban đầu chỉ có 30 thành viên của chuyên ngành CTXH, đến nay Đội đã có gần 150 thành viên, không chỉ là sinh viên của ngành CTXH mà còn có cả sinh viên các ngành khác yêu thích CTXH cũng tham gia vào Đội.
Các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được:
- Thu gom phế liệu là một trong những hoạt động chính nhằm tạo ra nguồn quỹ hoạt động của Đội. Hoạt động được thực hiện hàng tháng (vào ngày 1 và ngày 15 hàng tháng), bằng cách thu gom phế liệu như vỏ chai, sách báo cũ, giấy vụn…từ các phòng ban, trung tâm, các khoa, khu ký túc và nhà trọ của sinh viên. Số tiền thu được được chuyển vào quỹ hoạt động của Đội để thực hiện các hoạt động khác của Đội.
- Tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”, “Thứ bảy tình nguyện” thu hút sự tham gia của đông đảo các thành viên với các hoạt động như nhặt rác, phát hoang, tuyên truyền về bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,… nhằm nâng cao ý thức của các sinh viên khác và người dân trên địa bàn về bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng bệnh.
- Phối hợp Đoàn Phường tổ chức hoạt động “Vui tết Trung thu” hàng năm cho trẻ em nghèo Phường 6 (là Phường mà trường ĐH Đồng Tháp tọa lạc) giúp các em nhỏ có được niềm vui như mọi trẻ em khác.
- Tặng tập sách cho học sinh nghèo tại xã Tịnh Thới, TP. Cao Lãnh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6.
- Thăm và tặng quà cho người già neo đơn trên địa bàn Phường 6, giúp đỡ một phần cuộc sống và động viên các cụ sống khỏe.
- Kết hợp Đoàn phường tổ chức dạy kèm cho học sinh trường THCS Phạm Hữu Lầu, một mặt giúp các em củng có kiến thức ở lớp, kèm các em học yếu, mặt khác giúp các thành viên tham gia (đặc biệt là các sinh viên sư phạm) có điều kiện thực hành, rèn luyện sự tự tin và phương pháp giảng dạy.
- Kết họp tham gia các hoạt động thiết thực cùng Đoàn trường và Hội Sinh viên của trường ĐH Đồng Tháp.
- Thăm và tặng 10 suất quà cho các gia đình có công với cách mạng (mỗi suất 100.000đ) tại các xã thực tập Phát triển Cộng đồng của huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
- Ngoài các hoạt động trên, Đội cũng thường xuyên tổ chức chia sẻ các buổi chia sẻ kinh nghiệm học tập, thực tập cho các sinh viên sắp đến kỳ thực tập; giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao…
Trên đây là những hoạt động và kết quả đạt được của Đội CTXH trường Đại học Đồng Tháp. Tuy những hoạt động còn chưa thực sự rộng khắp chủ yếu trên địa bàn phường 6 và vùng lân cận nhưng cũng đã góp một phần nhỏ vào việc giúp đỡ các đối tượng khó khăn (trẻ em nghèo, người già neo đơn), qua các hoạt động trên giúp cho sinh viên CTXH học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, rèn luyện các kỹ năng CTXH và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đó là niềm vui, niềm động viên khích lệ cho Đội hoạt động ngày càng tốt hơn. Trong quá trình hoạt động do còn thiếu kinh nghiêm nên đôi lúc Đội gặp phải một số vần đề về tổ chức cũng như triển khai, phân công thực hiện, song nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô trong Bộ môn CTXH và sự cố gắng, nhiệt tình của tập thể đội viên nên những khó khăn dần được khắc phục và hoạt động của Đội ngày một hiệu quả.
Phát huy những hoạt động và thành quả đạt được, Đội CTXH trường Đại học Đồng Tháp sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra, không ngừng hoàn thiện và mở rộng hoạt động để góp phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển xã hội.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TÂT
Nguyễn Văn Cử
Training Officer
Disability Resource and Development (DRD)
134/1 Thanh Thai, Ward 12, Dist.10
HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN
I. Sứ mạng của DRD
Chương Trình Khuyết Tật và Phát Triển luôn nỗ lực thúc đẩy bình đẳng cơ hội cho người khuyết tật (NKT), khuyến khích và tạo điều kiện để NKT tham gia vào tất cả các hoạt động giống như những thành viên khác của xã hội.
II. Giá trị mà DRD tuân thủ
- NKT, giống như các thành viên khác của xã hội, có quyền tham gia tất cả các hoạt động xã hội mà họ yêu thích và có một cuộc sống xứng đáng và được tôn trọng.
- NKT là người hiểu rõ nhất nhu cầu, hạn chế và khả năng của mình.
- Có được cơ hội như các thành viên khác, NKT có thể là những người xây dựng cộng đồng hiệu quả.
III. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của chính NKT và các thành viên khác trong cộng đồng về các vấn đề khuyết tật.
- Xây dựng năng lực cho các cá nhân và các nhóm/ tổ chức của NKT.
- Chuẩn bị cơ sở cho việc phát triển chuyên ngành Công tác Xã hội với NKT tại Đại Học Mở TP.HCM.
- Tăng thu nhập cho NKT
IV. Một số hoạt động và dịch vụ của DRD (tham khảo thêm tại www.drdvietnam.com)
1. Thư viện chuyên về lĩnh vực khuyết tật:
- Đây là điểm truy cập tập hợp hơn 1504 ấn phẩm và tài liệu các loại sẵn sàng hỗ trợ thông tin học tập và nghiên cứu cho bạn đọc.
- Thư viện bao gồm sách tham khảo, tài liệu tập huấn, luận văn, nghiên cứu khoa học, các loại báo và tạp chí… với nội dung liên quan đến các lĩnh vực phát triển cộng đồng, tâm lí giáo dục, sức khỏe, và đặc biệt là người khuyết tật.
- Bên cạnh tài liệu dạng giấy, bạn có thể đọc trực tuyến hoặc tải về các tư liệu dạng PDF hoặc Microsoft Word. (
Tham vấn đồng cảnh
- NKT hoặc gia đình có thể gặp gỡ và trao đổi với các nhân viên DRD lúc gặp khó khăn về các vấn đề liên quan đến khuyết tật
Hỗ trợ về việc làm
- Tư vấn:
Cho NKT những ngành nghề phù hợp với khả năng và thể trạng từng dạng tật, những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp, những kỹ năng cần thiết khi đi xin việc…
Cho Doanh nghiệp cách sắp xếp công việc phù hợp với từng dạng tật của NKT, các chế độ chính sách dành cho lao động khuyết tật…
- Tập huấn:
+ Kỹ năng trình bày một hồ sơ xin việc+ Kỹ năng trả lời phỏng vấn+ Kỹ năng làm việc nhóm+ Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch
+ Những kỹ năng liên quan đến việc phát triển nghề nghiệp
- Giới thiệu việc làm cho NKT:
DRD giúp làm cầu nối giữa NKT và doanh nghiệp, dựa trên cơ sở dữ liệu về NKT có nhu cầu tìm việc, DRD tìm kiếm những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và giới thiệu NKT trực tiếp đến doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chúng tôi đã xây dựng website: www.drdvn.com chuyên về việc làm nhằm giúp cho NKT tìm việc và doanh nghiệp cần tuyển lao động khuyết tật và đầu tư phòng máy vi tính để NKT thực tập những ngành nghề liên quan đến vi tính, kế toán
Hội thảo
Tổ chức các buổi hội thảo theo nhu cầu và mối quan tâm của NKT.
Tập huấn
Các kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, gây quỹ, viết dự án,… cho NKT và các Hội/Nhóm của NKT.
Lĩnh vực Khiếm thính
Là nơi để người khiếm thính sinh hoạt và học tập văn hóa, phát triển kỹ năng, là nơi học ngôn ngữ ký hiệu cho những ai có nhu cầu, …
CLB Phụ Nữ Khuyết Tật
- Trong các buổi hội thảo và thảo luận tập chung ở Chương Trình Khuyết Tật và Phát Triển cho thấy rằng nhu cầu và vấn đề của phụ nữ khuyết tật chưa được quan tâm và đề cập nhiều. Hầu hết họ bị xem là đối tượng cần được giúp đỡ và không có khả năng nuôi dạy con, và cũng là gánh nặng cho xã hội: Vì thế, các thành viên trong gia đình thường yêu cầu họ ở nhà làm công việc nhà. Khi những phụ nữ khuyết tật đi làm, họ thường bị đối xử không bình đẳng trong việc tuyển dụng, cơ hội thăng tiến, cơ hội tập huấn, chế độ lương, và họ cũng hiếm khi tham gia vào việc giải quyết vấn đề.
- Do đó DRD xúc tác thành lập CLB Phụ nữ khuyết tật để thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho phụ nữ khuyết tật Việt Nam bằng cách tạo cơ hội cho họ phát triển kỹ năng và sự tự tin để tham gia vào các hoạt động xã hội giống như bao người khác.
- Hoạt động chính: sinh hoạt định kỳ tháng, là nơi để các bạn nữ khuyết tật gặp gỡ, chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống, giúp nhau phát triển kiến thức và các kỹ năng xã hội cần thiết để có thể bình đẳng hòa nhập xã hội.
Chương trình học bổng “Người Bạn Đồng Hành”
Sinh viên khuyết tật được chọn sẽ nhận học bổng hàng tháng để hoàn tất chương trình đại học, đồng thời trở thành người bạn và người thầy của các trẻ khuyết tật nặng không thể đến trường.
Hoạt động của Chương Trình này sẽ trực tiếp hỗ trợ 2 nhóm thụ hưởng
- Sinh viên khuyết tật: nhận học bổng và đồng thời có được cơ hội để hiểu thêm triết lý sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, được trang bị thêm kiến thức về lĩnh vực khuyết tật và kỹ năng sống thông qua những buổi sinh hoạt với DRD. Sau khi sinh viên ra trường, DRD sẽ giúp sinh viên tiếp cận với các cơ hội việc làm thông qua mạng lứơi mà DRD vẫn đang phát triển.
- Trẻ khuyết tật: dù không thể đến trường vẫn được các anh chị sinh viên KT dạy học và dẫn dắt (mentoring). Trẻ vừa được tiếp cận kiến thức, vừa tin tưởng hơn vào tương lai nhờ nhìn thấy sự thành công của các anh chị đi trước, và hạnh phúc hơn vì biết rằng mình không chỉ trơ trọi một mình mà được sống trong sự quan tâm chia sẻ, nâng đỡ của cộng đồng.
- Đồng thời, Chương Trình còn tác động đến những người khác:
+ Gia đình trẻ khuyết tật: sẽ thay đổi lối suy nghĩ bi quan rằng “Với con em mình, thế là chấm hết!” để rồi cùng với sinh viên khuyết tật và DRD tìm kiếm những khả năng tiềm ẩn của con em mình và tìm phương cách hỗ trợ thích hợp để các em có thể phát huy hết tiềm năng.
+ Các thành viên khác của cộng đồng: vừa phát huy được tinh thần “Lá lành đùm lá rách” vừa thực sự được tham gia vào một chương trình phát triển xã hội (cho cần câu và dạy cách câu) chứ không chỉ đơn thuần là từ thiện (cho con cá). Hiệu quả của chương trình cũng sẽ góp phần củng cố niềm tin của cộng đồng vào khả năng xây dựng cộng đồng của NKT và sự đóng góp tích cực của NKT vào công cuộc phát triển đất nước.
Diễn đàn DRD
- Đây là nơi bạn có thể chia sẻ những mối quan tâm, những khó khăn thách đố của cuộc đời, những trải nghiệm của chính bản thân bạn hay chính bạn chứng kiến…, những chia sẻ trên tinh thần anh em và giúp nhau tiến bộ.
Công tác xã hội với NKT
- Tổ chức các khoá tập huấn về công tác xã hội với NKT cho các tổ chức phi chính phủ, cho giáo viên, sinh viên.
- Giảng dạy cho sinh viên ngành công tác xã hội.
- Hướng dẫn sinh viên ngành công tác xã hội thực tập về các lĩnh vực liên quan đến khuyết tật.
- Tổ chức lớp Anh văn cho sinh viên ngành công tác xã hội để giúp cải thiện tiếng Anh cho sinh viên.
V. Một số thành quả đạt được
- Thông qua các khóa tập huấn về nâng cao nhận thức cho các Hội/Nhóm của NKT, NKT đã dần không còn mặc cảm tự ty và tham gia vào các hoạt động Hội/Nhóm ngày càng tích cực, ngày càng nhiều các CLB, nhóm, Hội của NKT ở các tỉnh được thành lập.
- DRD đã xây dựng được mạng lưới NKT miền Nam Việt Nam thông qua các hoạt động tập huấn, hội thảo và các sự kiện, họ đã cùng nhau hoạt động, tham gia vào những sự kiện lớn bằng cách sinh hoạt ở những nhóm nhỏ, gần gũi hơn. Cụ thể đã xúc tác thành lập Hội NKT Bình Thạnh, hội NKT Lâm Hà, CLB NKT Bảo Lộc, CLB sinh viên khuyết tật Đồng Tháp.
- Từ 2006 đến nay đã góp phần tăng thu nhập cho NKT bằng việc giới thiệu cho hơn 200 NKT làm việc tại các cơ sở, công ty và các tổ chức xã hội khác
VI. Phương hướng sắp tới
- Thành lập các nhóm cố vấn chuyên môn (việc làm, y tế, pháp luật, tâm lý…) mà NKT và những người quan tâm có thể liên lạc thông qua diễn đàn trang web DRD hoặc email trực tiếp.
- Xây trung tâm sống độc lập cho NKT.
- Tập trung phát triển năng lực tổ chức cho các Hội/Nhóm NKT miền Nam Việt Nam
- Với hai chức năng là trở thành trung tâm nguồn và thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của NKT vào cộng đồng, DRD đang nỗ lực chuẩn bị cho:
+ Việc thành lập hội NKT TP.HCM.
+ Phát triển ngành “Công tác xã hội với NKT” thuộc trường đại học Mở TP.HCM.
- Xây dựng năng lực cho nhân viên DRD: tìm kiếm cơ hội bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thông qua các lớp tập huấn, hội thảo và các chương trình trao đổi.
DRD Và Thực hành công tác xã hội
Tác giả: Christiane Merz, Cố vân công tác xã hội của DRD và VSO
Và Lưu Thị Ánh Loan, Điều phối viên mạng lưới của DRD
Huấn luyện Thực hành Công tác đào tạo và thực tiễn công tác xã hội: sơ lược về một sự hợp tác đầy triển vọng
Cử nhân Công tác xã hội là một chương trình ứng dụng chính quy để chuẩn bị cho sinh viên có kỹ năng và đạo đức cao trong chuyên môn làm việc trong những bối cảnh nhân văn phức tạp và đa dạng. Trong suốt 4 năm học của mình, các sinh viên Công tác xã hội tiếp thu nhiều kiến thức hàn lâm, từ chuyên môn phát triển tâm lý đến phương pháp làm việc theo nhóm và pháp lý. Trước khi tốt nghiệp, các bạn rất cần được áp dụng kiến thức nầy, thực hành các kỹ năng Công tác xã hội, hội nhập các giá trị của Công tác xã hội vào các tình huống của đời thực, trong một tổ chức, cơ quan /chăm sóc xã hội dưới sự giám sát và hướng dẫn của những người đang hành nghề có kinh nghiệm. Đó là lý do các chương trình công tác xã hội đang ngày càng đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tạo môi trường và cơ hội cho các em sinh viên thực tập tại các tổ chức xã hội có cung cấp các dịch vụ cho những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội và cho chính các sinh viên.
Trong bài viết nầy, trước nhất chúng tôi đưa ra các đề xuất phản ảnh một số nguyên nhân vì sao đầu tư cho việc thực tập là thiết yếu cho việc tạo ra một lực lượng nhân viên Công tác xã hội có khả năng và làm việc hiệu quả. Tiếp đó, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào một ví dụ về mối quan hệ đối tác và hợp tác cụ thể trong thực hành học tập và giảng dạy, giữa chương trình Công tác xã hội của Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, và chương trình Khuyết tật và Phát triển (DRD), một tổ chức làm việc chuyên về lãnh vực khuyết tật.
Thực tập là phần không thể thiếu của Cử Nhân Công tác xã hội
Công tác xã hội bắt buộc phải có là điều tiên quyết đối với bất kỳ xã hội nào có cam kết về công bằng xã hội, mong muốn cải thiện cuộc sống con người, phẩm giá và giá trị của từng cá nhân, theo đuổi sự bình đẳng về cơ hội, và tiếp cận nguồn lực xã hội cho tất cả các thành viên trong đó. Nhân viên Công tác xã hội đạt chuẩn sẽ phải đối diện với nhiều thử thách khi họ “nhằm vào việc trợ giúp người dân kiểm soát và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình bằng việc giảm thiểu và ngăn ngừa những bất hạnh và khó khăn của trẻ em , người lớn, gia đình và các nhóm” (IFSW). Sự can thiệp vào cuộc sống của những người mà các cơ hội trong cuộc đời của họ bị ảnh hưởng xấu từ sự nghèo khó, bệnh tật, sức khỏe, phân biệt đối xử hay khuyết tật sẽ được xây dựng gắn kết với mối quan hệ gần gũi và tin cậy với các đối tượng được phục vụ rất đa dạng và những nhà chuyên môn khác trong khuôn khổ pháp quy định, cả trong phạm vi tự nguyện và riêng tư.
Để được trang bị đầy đủ cho trách nhiệm và vai trò chuyên môn của mình, các sinh viên CTXH cần nhiều cơ hội thực hành để nâng cao mức độ tham gia và can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tập và hướng dẫn học tập bằng thực nghiệm cho các em những kinh nghiệm rất cụ thể và cần thiết.
Tất cả các Trường đào tạo CTXH đều xem việc thâm nhập vào thực tế là dấu mốc quan trọng trong quá trình đào tạo, cho phép sinh viên liên hệ giữa lý thuyết hàn lâm, và thực tế cá nhân hay cộng đồng. Mặc dù các mô hình thực hành có khác nhau giữa các quốc gia (về cấu trúc, thời gian và hệ thống đánh giá và giám sát), nhưng tất cả đều nhắm đến trang bị cho sinh viên những kỹ năng tổng quát, kiến thức nền tảng, và để trắc nghiệm giá trị nghề nghiệp của các em. Quan điểm nầy, phương pháp thực tập tại các cơ sở dịch vụ xã hội trong nhiều lãnh vực khác nhau, giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế xã hội và tình huống cá nhân đa dạng, giúp các em thực tập những vai trò là những nhà công tác xã hội, những người hoạch định chính sách, nhà quản lý các dịch vụ hay các nhà nghiên cứu trong tương lai.
Như các thành viên của một cơ quan hay một dự án phát triển cộng đồng, các sinh viên sẽ được tham gia vào trong tổ chức có chức năng và loại hình cung cấp dịch vụ đa dạng , ví dụ đánh giá nhu cầu cá nhân hay các buổi tư vấn cho cá nhân và gia đình, làm việc theo nhóm hay khu dân cư. Trong điều kiện lý tưởng, những hoạt động này được hướng dẫn và thực hiện một cách an toàn với người giám sát có chuyên môn phối hợp cùng giáo viên hướng dẫn.
Trách nhiệm tìm và giàn xếp những cơ hội thực hành có chất lượng phụ thuộc vào ban giảng huấn của chương trình đào tạo. Rất khó cho đa số các chương trình xác định được các cơ quan thực tập nào có thể có một kinh nghiệm làm việc chuyên biệt với một nhóm khách hàng chuyên biệt, cho phép các sinh viên thực hành lần cuối để mở rộng cơ sở thức kiến thức và kỹ năng. Các chương trình công tác xã hội cũng có trách nhiệm chuẩn bị cho các giáo viên/giám sát viên thực tập các công cụ thích hợp trong việc phát triển hệ thống đánh giá và lượng giá thực hành chuyên môn và thái độ của sinh viên.
Tóm lại, các sinh viên, giảng viên đại học và các thành viên của các tổ chức xã hội, đều là những nhân tố quan trọng đảm bảo rằng kinh nghiệm thực tập thực sự tăng năng lực cho sinh viên và quyết định chất lượng đào tạo nhân viên CTXH, được đánh giá là những đầu vào đào tạo. Chỉ khi đó các nhân viên CTXH mới có thể tham gia và đem lại những dịch vụ xã hội có hiệu quả với nhiều tối tượng khách hàng đa dạng, với tinh thần tôn trọng, hòa nhập và chấp nhận những khác biệt.
Một ví dụ của sự hợp tác trong thực tế giảng dạy của DRD và Chương trình Công tác xã hội của Trường Đại học Mở.
Chương trình Khuyết tật và Phát triển (DRD) là một tổ chức của người khuyết tật thành lập từ 2005 và trực thuộc Khoa Xã hội học, Trường đại học Mở TP.HCM. Sự phân cấp nầy đã nhanh chóng phát triển thành một sự hợp tác hiệu quả, đặc biệt trong tập huấn CTXH. Đi đầu trong sự hợp tác nầy, người sáng lập và là Giám đốc của DRD đã nhận ra sự quan trọng và cần thiết trong việc đào tạo sinh viên CTXH về lĩnh vực khuyết tật, trang bị cho họ những hiểu biết đúng đắn về những rào cản thuộc về môi trường, xã hội, cấu trúc xã hội đối với cuộc sống của người khuyết tật nhằm giúp sinh viên có cơ hội thực tập và phát triển kỹ năng chuyên môn dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kinh nghiệm. Kết quả là các nhân viên của DRD đã đi đầu trong việc phát triển và dạy khóa “CTXH với người khuyết tật” cho Chương trình CTXH của Trường Đại học Mở. Thêm vào đó các sinh viên CTXH cũng rất thích thú được làm việc với người khuyết tật, gia đình và các tổ chức của người khuyết tật, là phần thực tập cuối mà họ có thể làm trước khi tốt nghiệp tại DRD
Điều gì làm cho DRD trở thành một môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên CTXH?
Những nhận xét sau đây dựa vào sự quan sát trực tiếp của người viết cũng như kinh nghiệm làm việc tại DRD và các phản hồi, khen ngợi từ các sinh viên.
1. Sứ mệnh, giá trị và mục tiêu của DRD liên quan gần gũi với các họat động CTXH sau: Nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của cá nhân, hội nhóm và thay đổi nhận thức xã hội về giá trị nhân phẩm của mỗi con người là mục đích trọng tâm trong các họat động của DRD.
Sứ mệnh của DRD là thúc đẩy sự tham gia đầy đủ mọi lĩnh vực trong xã hội và bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật trong học tập, sức khỏe, việc làm, giải trí. Tầm nhìn nầy bao gồm cả xã hội cùng nhìn vào một giá trị vững chắc mang tính căn bản: Người khuyết tật có các quyền như tất cả các công dân khác để sống một cuộc sống đầy đủ và giá trị; họ phải được ở trong những vị thế tốt nhất để quyết định mục đích sống và nhu cầu của chính họ; nếu được trao những các cơ hội bình đẳng và sự hỗ trợ thích hợp, NKT là những người xây dựng cộng đồng hiệu quả.
Vì thế, mọi họat động của DRD nhằm nâng cao nhận thức sự bình đẳng về khuyết tật của xã hội và của chính người khuyết tật và để xây dựng năng lực cho người khuyết tật và các tổ chức NKT.
2. Các hoạt động của DRD được định hướng từ quan điểm nâng cao năng lực và dựa vào quyền con người, cũng là trọng tâm của CTXH hiện nay.
Vận động xã hội, nâng cao nhận thức và họat động xã hội cho việc tăng sức mạnh cho NKT và cộng đồng NKT là mảng họat động lớn nhất của DRD. Trong mỗi lĩnh vực, như Chương trình hỗ trợ và tư vấn việc làm, CLB Khiếm thính, hoặc Chương trình học bổng Người bạn đồng hành, NKT được tham dự với tư cách là vai trò chính và là người quyết định trong việc nâng cao các mục tiêu của chính họ chứ không đơn giản chỉ là người hưởng các dịch vụ. Các nhân viên thành viên của DRD đang chú trọng vào khả năng và sở trường của NKT bất kể khi nào họ tham gia giải quyết vấn đề. Cung cấp thông tin cần thiết và đúng nhu cầu , hỗ trợ và đào tạo cho NKT, sao cho NKT có thể quyết định chọn lựa cho chính họ và thực hành quyền công dân của họ đầy đủ, là những nỗ lực của đội ngũ nhân viên DRD.
3. Công việc của DRD mở rộng phạm vi của một lĩnh vực họat động chuyên biệt.
Đặc điểm nầy có nghĩa là các sinh viên CTXH với giáo dục hàn lâm tổng thể có khả năng phát triển, áp dụng hoặc chuyển giao hơn nữa các kiến thức, kỹ năng họ đã học ở đại học, phục vụ ở các vị trí chuyên môn đa dạng trong một lĩnh vực rất đặc biệt của CTXH. Các trách nhiệm của DRD mở rộng ra lãnh vực truyền thông, phát triển chính sách, mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, quốc gia, địa phương liên quan đến NKT, và các họat động ngoài tỉnh trong toàn miền Nam Việt Nam để phát huy sức mạnh của các tổ chức NKT. Các họat động nầy cho phép các sinh viên CTXH học và thực hành trong điều kiện chính thống ở mọi cấp độ xã hội, thông qua phát triển cộng đồng, làm việc nhóm, hoặc trọng tâm vào một cá nhân, trong đánh giá nhu cầu và lập kế họach cá nhân để cung cấp dịch vụ.
4. Các thân chủ của DRD thuộc nhiều tầng lớp khác nhau: Là một tổ chức của NKT và phục vụ cho NKT, DRD tham gia cùng với các cá nhân và hội nhóm với nhiều kinh nghiệm khác nhau về khuyết tật, không chỉ dưới dạng khiếm khuyết (các khiếm khuyết về thể chất, giác quan, chậm phát triển, tình cảm) mà cả những khác biệt về xã hội và địa lý. Mỗi cá nhân hoặc nhóm đã diễn tả mối quan tâm, những thách thức, tham vọng, và khả năng riêng của họ. Có thể thấy kinh nghiệm sống trong xã hội đã ảnh hưởng đến họ rất khác nhau, tuy thế xã hôi đó vẫn chưa nhận ra và chấp nhận họ như những thành viên có giá trị. Vì thế các sinh viên có cơ hội biết về các khuyết tật khác nhau trong khi vẫn nhận ra các hòan cảnh riêng biệt của từng trường hợp và vì vậy những ứng xử của họ trong mỗi hoàn cảnh là duy nhất. . Tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích sự chọn lựa của cá nhân là giá trị mà CTXH được xem là quan trọng và cần được đặt trọng tâm trong mỗi trường hợp. Khả năng thực hành hiệu quả và thái độ thấu cảm, của sinh viên có thể thấy rõ qua sự cam kết, và được quan sát, phản ảnh, đánh giá bởi các nhân viên có kinh nghiệm.
5. Tập thể nhân viên DRD có nhiều kinh nghiệm cá nhân lẫn chuyên môn về lĩnh vực khuyết tật: nhiệt tình, và có tinh thần trách nhiệm cao huớng đến mục tiêu thúc đẩy một xã hội đại đồng hơn. Họ có thể chia sẻ cùng sinh viên về khung pháp lý cơ bản, về những nguồn lực sẵn có và những mạng lưới hữu ích. Không ai có thể tự đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp trong một môi trường chuyên biệt như vậy tốt hơn chính họ. Họ là những người tiêu biểu phản ánh những vấn đề nhạy cảm của NKT và tâm huyết với những vấn đề của khuyết tật. Họ có năng lực và kinh nghiệm để trả lời những thắc mắc, những băn khoăn của sinh viên. Nhờ đội ngũ giàu kinh nghiệm, các nguồn lực tri thức phong phú và nhờ triết lý học tập thoáng, DRD đang trở thành một môi truờng học tập tốt dành cho nhiều chuyên gia và cả những người hoạt động trong các lĩnh vực khác. Các sinh viên ngành công tác xã hội đuợc lợi rất nhiều từ một tổ chức đang ngày một hoàn thiện và phát triển mở rộng như thế.
6. DRD có một thư viện tập hợp nhiều đầu sách nhất miền Nam về lĩnh vực khuyết tật. Hơn 4 năm qua, DRD đã tích lũy một luợng đáng kể các tư liệu, sách chuyên ngành, tài liệu tập huấn và băng đĩa tạo thành nguồn tri thức, tài liệu tham khảo phong phú cho những người đang công tác trong lĩnh vực khuyết tật: thực tập sinh, nhà làm luật hay các nhà nghiên cứu. Thêm vào đó, một thư viện điện tử dễ tiếp cận và trang web không ngừng đuợc cải thiện dần cho phép NKT và cộng đồng nói chung tiếp cận thông tin và kết nối, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm cho nhau. Những nguồn tài nguyên sẵn có như thế, có cả tiếng Anh và tiếng Việt , chính là nguồn tài liệu vô giá cho các sinh viên ngành công tác xã hội chuẩn bị làm luận văn cuối khóa, làm nghiên cứu nhỏ về phân tầng xã hội hay chỉ đơn giản là muốn mở rộng nền tảng tri thức.
Tất cả các yếu tố nêu trên hội tụ ở DRD không chỉ để phục vụ và nâng cao năng lực cho NKT mà còn đưa đến vai trò tiến hành các khóa đào tạo cho các sinh viên ngành CTXH quan tâm đến lĩnh vực khuyết tật. Sự cộng tác trong việc tiến hành các khóa tập huấn giữa trường ĐH Mở và DRD vẫn đang trong buớc đầu phát triển nhưng đã cho thấy những dấu hiệu khả quan và đầy hứa hẹn. Trong tuơng lai, quan hệ hợp tác cần đưa vào thảo luận tỉ mỉ, đồng thời nhất quán trong các hệ thống giám sát, đánh giá sinh viên và trong việc xác định tốt hơn trách nhiệm tương quan của mỗi bên nhằm tạo ra sự công bằng như trách nhiệm đối với sinh viên, với chương trình học, với cơ quan thực tập và với giám sát viên thực tập. Nhân viên DRD cam kết trong công tác tập huấn và tiếp thu chuyên môn hơn nữa trong quá trình giám sát và luợng giá sinh viên. Họ toàn tâm xây dựng năng lực cá nhân để tập huấn cho các đồng nghiệp tuơng lai và chuẩn bị cho họ trở thành những nhân viên công tác xã hội giỏi nghề và đầy sáng tạo.
Kết luận
Tóm lại, chúng ta hãy cùng xem qua những nhận định của 3 sinh viên về những trải nghiệm học tập tại DRD; họ cho biết chính kiến của mình và đại diện cho nhóm sinh viên đã thực tập tại DRD. Rõ ràng, ngay trong những phản hồi tuy còn rất hạn chế cũng có thể rút ra đuợc bài học hay không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với DRD và trường Đại Học Mở (OU) cũng như những người tham gia khóa thực tập. Trong tuơng lai gần, cả OU và DRD đều sẽ nhắm đến tăng cuờng truyền thông, thống nhất hệ thống tiêu chí đánh giá sinh viên, xây dựng năng lực cho nhân viên giám sát thực tập cũng như nhân viên đào tạo nghề, đồng thời khuyến khích sinh viên đưa ra phuơng pháp thực tập mang tính phản ánh và đánh giá.
Chị L, ngành công tác xã hội khóa 05-09
Trong suốt 4 tháng thự tập, tôi nhận đuợc nhiều sự hỗ trợ từ DRD, không chỉ riêng về mặt kiến thức chuyên môn mà còn về mặt tình cảm. Chẳng hạn, truớc khi bắt đầu thực tập làm việc với NKT, tôi thấy lo lắm vì tôi không biết làm sao để hỗ trợ NKT hay NKT tự lo cho cuộc sống của mình như thế nào. Các anh chị ở DRD đã cho tôi những lời khuyên và giúp tôi lấy thông tin: DRD đã cho tôi cơ hội trò chuyện và làm việc với cá nhân và hội/nhóm NKT. Chúng tôi đuợc tham gia các khóa tập huấn kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp với NKT, kỹ năng viết kế hoạch dự án. Đuợc dịp tổ chức tập huấn cho CLB Phụ nữ khuyết tật đã giúp chúng tôi nhận ra những điểm mạnh của mình và biết cách cải thiện những kỹ năng hỗ trợ cho công việc tuơng lai.
Kinh nghiệm làm việc với NKT rất hữu ích. Môi truờng thực tập rất tốt và kiến thức cũng như những kỹ năng của tôi đã cải thiện rõ rệt. Tôi cảm thấy đây chính là nơi giúp tôi trở thành một nhân viên CTXH giỏi hơn trong tuơng lai.
Chị M, ngành CTXH khóa 05-09
Những điều tôi học đuợc từ DRD:
Bản thân tôi cũng như các bạn khác đều cảm thấy các anh chị DRD rất biết cách kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và giúp đỡ tôi rất nhiều. Các anh chị đã cho tôi những kiến thức và thông tin mới mẻ và lúc nào cũng tạo điều kiện tốt để tôi đến thực tập.
Tôi cho rằng các anh chị DRD luôn làm việc bằng cái tâm và làm việc rất nhiệt tình.
Chị N, ngành CTXH khóa 05-09
Các anh chị DRD đưa ra rất nhiều kỹ năng tập huấn hữu ích cho công việc tuơng lai của tôi. Họ giúp tôi nâng cao năng lực và luôn giúp tôi làm tốt nhiệm vụ, giúp tôi năng động hơn.
Các sách tham khảo
Beverley A and Worsley A (2007) Learning and Teaching in Social Work Practice Palgrave Macmillan
Lawson H Ed (1998) Practice Teaching- Changing Social Work Jessica Kingsley Publishers
Shardlow S and Doel M (2005) Modern Social Work Practice: Teaching and Learning in Practice Settings Ashgate
www.drdvietnam.com Disability Resource Development
www.iassw-aiets.org International Association of Schools of Social Work
www.ifsw.org International Federation of Social Workers
Sơ lược tiểu sử của Christiane
- Họ tên: Christiane Marie Jeanne TRINQUES- MERZ- Chức vụ: Cố Vấn Công Tác Xã Hội tại DRD – TNV của VSO từ tháng 10,2008 đến tháng 10,2009 (VSO- Vietnam )
- Công tác chính tại DRD: Xây dựng năng lực cho giảng viên công tác xã hội và kiểm huấn viên cơ sở, phát triển tài liệu về công tác xã hội với người khuyết tật, thiết lập mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực khuyết tật.
Christiane đã tốt nghiệp thạc sĩ Tâm lý trị liệu (Clinical Psychology) và thạc sĩ Nghiên cứu cộng đồng (Community Studies). Cô là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp ở Anh. Sự nghiệp của Christiane bắt đầu từ công tác xã hội thực hành và trong suốt 14 năm cô đã cống hiến cho ngành công tác xã hội ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỷ yếu ngày Công tác xã hội năm 2009.doc