Đề tài Khoa học xã hội truyền thông đại chúng

XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Trang Bài giới thiệu . 3 Tài liệu tham khảo 6 Bài 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thông . 8 Truyền thông 9 Truyền thông đại chúng . 10 Đại chúng . 12 Quá trình truyền thông . 14 Truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng . 19 Bài 2. Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng. Một định chế xã hội mới 24 Những phương tiện truyền thông cổ truyền 24 Kỹ thuật ấn loát 25 Những tờ báo đầu tiên . 28 Các kỹ thuật truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng 30 Định chế truyền thông đại chúng . 33 Xã hội học về truyền thông đại chúng . 36 Bài 3. Các lý thuyết về truyền thông đại chúng . 40 Hướng tiếp cận theo quan điểm chức năng luận . 43 Các lý thuyết phê phán 50 Một vài hướng tiếp cận khác . 53 Bài 4. Nghiên cứu công chúng . 57 Những đặc điểm của công chúng 59 Ứng xử truyền thông của công chúng . 61 Cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi các tầng lớp công chúng . 64 Bài 5. Nghiên cứu các nhà truyền thông . 71 Các nhà truyền thông 71 Nghề làm báo 73 Lao động của nhà báo . 75 Bộ máy tòa soạn . 75 Những áp lực trong nghề nghiệp 76 Bài 6. Nghiên cứu nội dung truyền thông . 85 Văn phong báo chí 85 Phân tích nội dung truyền thông . 88 Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm . 89 Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học 92 Bài 7. Những tác động xã hội của truyền thông đại chúng . 99 Quá trình nghiên cứu 100 Phổ biến thông tin và kiến thức 102 Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” 103 Lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” . 106 Truyền thông và bạo lực . 108 Vai trò của báo in 111 Tóm tắt nội dung môn học 119 Một số câu hỏi chung cho môn học 121 Một số đề tài gợi ý làm bài tiểu luận cuối môn học . 122 Mục lục

pdf132 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 8927 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khoa học xã hội truyền thông đại chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lại hay được phép đi tiếp khi chúng ta chạy xe tới một ngã tư nào đó. Có một điều mà người ta thường lầm tưởng, đó là nghĩ rằng nếu chúng ta so sánh các hệ thống ngôn ngữ của các xã hội khác nhau, thì chúng ta thấy chỉ khác nhau về “cái biểu hiện”, chứ không khác nhau về “cái được biểu hiện”. Thực ra không phải như thế. Lấy thí dụ về ngôn ngữ: một người mới học được một thứ tiếng nước ngoài, nhưng chưa chắc người này đã thực sự hiểu thấu ý nghĩa sâu xa của các từ ngữ và hình tượng trong ngôn ngữ của người dân nước này. Chẳng hạn chữ “con bò”, mặc dù chúng ta có thể biết người Ấn Độ dùng chữ gì để chỉ “con bò”, nhưng chắc chắn là hình tượng con bò trong tâm thức của người Ấn Độ hoàn toàn rất khác với hình tượng và quan niệm của người Việt Nam chúng ta về con bò. Như vậy, không phải chỉ tiếng nói (cái biểu hiện), mà cả ý nghĩa của tiếng nói (cái được biểu hiện) cũng là sản phẩm của văn hóa. Chúng ta cũng có thể liên tưởng tới nhiều thí dụ khác, như động tác gật đầu hay lắc đầu có thể mang ý nghĩa đồng ý hay không đồng ý đối với dân tộc này, nhưng lại ngược lại đối với một dân tộc khác; hay động tác vẫy tay để chia tay với ai, hoặc động tác ngoắc tay để gọi ai, cũng có thể có những ý nghĩa khác biệt tương tự. Nhà phê bình văn học Roland Barthes đã bổ sung cho quan niệm trên đây của Saussure. Barthes gọi mối quan hệ giữa hai yếu tố của tín hiệu là cái biểu hiện và cái được biểu hiện (mà Saussure đã phân biệt) là “ý nghĩa trực chỉ” (denotation) (tức là một sự mô tả trung tính, khách quan). Chúng ta có một tấm ảnh chụp một con đường: tấm ảnh này cho thấy một con đường cụ thể nào đó (ý nghĩa trực chỉ). Nhưng người ta có thể chụp tấm ảnh đó bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, người ta có thể chụp bằng phim màu hoặc bằng phim đen trắng, hoặc chụp bằng ống kính lọc phủ màu xanh hay màu xám... để tạo ra 98 cảm giác rằng đây là một con đường tươi vui, hoặc ngược lại, đây là một con đường u ám, buồn bã... Tuy hai bức ảnh này có cùng một ý nghĩa trực chỉ như nhau (đó là một con đường nào đó), nhưng Barthes cho rằng chúng có “ý nghĩa biểu cảm” khác nhau (connotation) (con đường tươi vui, hay con đường u ám, buồn bã) (hai tấm ảnh cho thấy có thêm yếu tố cảm nhận chủ quan của người chụp). Theo Barthes, trong quá trình tri giác một tín hiệu hay một thông điệp, con người thường nhận ra ý nghĩa biểu cảm bằng trực giác và cảm tính, hơn là bằng lý trí. Và điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chủ quan của chủ thể ; loại kinh nghiệm này thiên về cảm xúc trước những giá trị văn hóa hơn là do kỹ năng suy lý của trí tuệ. Như vậy, trong quá trình phân tích về tín hiệu, bên cạnh sự phân biệt giữa “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện” do Saussure đề xướng, Roland Barthes đã tiến xa hơn bằng cách phân biệt thêm một cấp độ nữa, đó là “ý nghĩa biểu cảm” (connotation) – ngoài “ý nghĩa trực chỉ” (denotation) theo cách phân biệt của Saussure. Phương pháp phân tích tín hiệu học giúp chúng ta đi tìm “ý nghĩa văn hóa” của nội dung truyền thông đại chúng, “giải mã” và khám phá ra những khía cạnh tiềm ẩn và những ý nghĩa sâu xa đằng sau bức thông điệp công khai mà nhà truyền thông cho đăng tải. Sở dĩ đây là một phương pháp hữu hiệu là vì chúng ta thường thấy “văn bản” của phần lớn các phương tiện truyền thông đều không chỉ có một hệ thống tín hiệu (ngôn ngữ), mà còn kết hợp đồng thời nhiều hệ thống tín hiệu khác nhau, như trong lĩnh vực các phương tiện thính-thị (truyền hình, phát thanh, điện ảnh...). Cuối thập niên 1960, một nhóm nghiên cứu thuộc Trường Truyền thông Annenberg (Annenberg School of Communication) (Mỹ) đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung khi tiến hành một công trình điều tra khá qui mô về “thế giới truyền hình”. Họ cho rằng tác động 99 của truyền hình đối với công chúng không phải chỉ thông qua một vài chương trình cụ thể, mà là thông qua toàn bộ các thể loại chương trình khác nhau, kể cả các chương trình thời sự lẫn các chương trình chiếu phim. Vì thế họ đã sử dụng kỹ thuật viđêô để thu lại trong vòng 13 năm (từ 1967 tới 1979) 1.491 chương trình để đưa vào phân tích. Kết luận của nhóm nghiên cứu này là các chương trình truyền hình đã đưa ra một cơ cấu nhân khẩu rất sai lạc so với cơ cấu thực tế của dân cư Mỹ. Trong thế giới của truyền hình, nam giới chiếm tỷ lệ đông hơn nữ giới (tỷ lệ 3 trên 1); những người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thực tế (xem biểu đồ 1); những người làm nghề tự do và các nhà kinh doanh xuất hiện nhiều hơn so với tầng lớp nhân viên và những người lao động chân tay. Biểu đồ 1. Tuổi tác của dân cư nước Mỹ, so sánh với tuổi tác của những nhân vật xuất hiện trên truyền hình vào giờ cao điểm Tuoåi Tyû leä phaàn tr aêm 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 0 5 10 15 20 Nhöõng nhaân vaät xuaát hieän tr eân tr uyeàn hình vaøo giôø cao ñieåm Daân cö Myõ Nguồn: Judith Lazar, sách đã dẫn, tr. 141. Nhóm nghiên cứu nói trên nhận định rằng thực ra màn ảnh vô 100 tuyến truyền hình đã đưa ra cho công chúng một thế giới thần tiên, trong đó phần lớn những người xuất hiện trên màn ảnh đều là những người khỏe mạnh, xinh đẹp, tốt bụng... Theo họ, thế giới truyền hình chỉ là một thế giới ảo, bị bóp méo, xa lạ với thực tại xã hội. Đặc điểm của công trình nghiên cứu này là làm cho người ta chú ý không phải chỉ về sự bất tương xứng giữa thế giới truyền hình với thế giới thực tại, mà còn về ý nghĩa sâu xa đằng sau sự bất tương xứng đó. Một số điểm cần lưu ý và ghi nhớ trong Chương 6: - Sự khác biệt giữa báo chí với văn học. - Mục đích của phương pháp phân tích nội dung. - Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm. - “Ý nghĩa trực chỉ” và “ý nghĩa biểu cảm” theo quan niệm của Roland Barthes. - Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học. Câu hỏi ôn tập: 1. Đâu là những khác biệt giữa báo chí với văn học? 2. Cho biết vài đặc điểm của văn phong báo chí. 3. Hãy trình bày vắn tắt phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm. 4. Thế nào là một “tín hiệu” (sign) theo quan niệm của Saussure? 5. Hãy phân biệt giữa “ý nghĩa trực chỉ” (denotation) và “ý nghĩa biểu cảm” (connotation) theo quan niệm của Roland Barthes. 101 Câu hỏi thảo luận nhóm: (hoặc tự mình trả lời bằng suy nghĩ cá nhân) 1. Hãy thử phân tích và so sánh hiệu quả của thông tin qua chữ viết (báo in) với thông tin qua hình ảnh và âm thanh (truyền hình). 2. (Chỉ xét riêng lĩnh vực tin tức và thời sự:) So sánh thông tin trên truyền hình với thông tin trên báo in, cái nào mang hàm lượng thông tin nhiều hơn ? Và cái nào khách quan hơn và gần với sự thật hơn? 102 Bài 7 NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Giới thiệu khái quát: Chương này trình bày kết quả nghiên cứu của một số tác giả về hiệu quả và tác động của truyền thông đại chúng đối với xã hội, từ giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” ngày càng lớn do truyền thông đại chúng gây ra, hay giả thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự”, cho tới những luận điểm liên quan tới mối quan hệ giữa truyền thông và tình trạng bạo lực trong xã hội. Cuối cùng là vai trò của báo in trong bối cảnh phát triển ngày càng mạnh của các phương tiện truyền thông điện tử, nhất là Internet. 103 Mục tiêu của chương này: Tìm hiểu những lối nhìn và lối giải thích khác nhau của nhiều trường phái lý thuyết đối với hiệu quả và tác động xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ xưa tới nay, giới nghiên cứu về truyền thông vẫn không ngừng tập trung sự chú ý tới chủ đề ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với người dân và đối với xã hội. Mặc dù về sau, người ta có chú trọng nhiều hơn tới những đề tài nghiên cứu về giới làm công tác truyền thông, hoặc về các tổ chức truyền thông, nhưng cho tới nay, mức độ tác động xã hội của truyền thông đại chúng vẫn luôn luôn là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất. Tính chất phức tạp ở đây là người ta khó lòng mà đo lường được một cách chính xác là truyền thông đại chúng ảnh hưởng tới mức nào đối với dư luận hay tâm tư suy nghĩ của người dân, đối với ứng xử và tập quán của họ. Đơn giản là bởi vì trong thực tế, bất cứ một sự kiện xã hội nào cũng đều chịu tác động của nhiều nhân tố xã hội khác nhau, chứ không phải chỉ riêng của lĩnh vực truyền thông đại chúng. Bernard R. Berelson đã viết như sau khi nói về tác động của truyền thông đại chúng: “Nhiều loại truyền thông khác nhau về nhiều đề tài khác nhau, vốn được theo dõi bởi nhiều loại người dân khác nhau, trong bối cảnh của nhiều loại điều kiện khác nhau, đã có nhiều loại tác động khác nhau” [xem Alphons Silbermann, Communication de masse, Paris, Hachette, 1981, tr. 48]. Câu phát biểu này chứng tỏ một thái độ thận trọng của nhà nghiên cứu khi đứng trước vấn đề phức tạp này mà ông ta không dám quả quyết. Quả vậy, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc tiếp nhận thông điệp truyền thông nơi người dân, như : khả năng tri giác chọn lọc, khả năng ghi nhớ chọn lọc, những nhân tố thuộc về các nhóm xã hội (các “nhóm qui chiếu” theo 104 quan niệm của Robert Merton chẳng hạn) và các tầng lớp xã hội, vai trò của những người có uy tín ("hướng dẫn dư luận")... Chính tính chất phức tạp này đã thu hút sự chú ý của các giới nghiên cứu nhằm đưa ra nhiều giả thuyết lý giải khác nhau. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Xét về chủ đề ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng, trong giới nghiên cứu ở phương Tây, người ta có thể phân biệt ba giai đoạn chính như sau trong lịch sử nghiên cứu. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1910 cho tới Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, mang đặc điểm là hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có một sức mạnh “vạn năng". Người ta đặc biệt chú trọng tới những tác động của các đài phát thanh và điện ảnh (lúc ấy chưa có truyền hình). Người ta cho rằng người dân bị tác động trực tiếp của truyền thông đại chúng, giống trong qui luật phản xạ có điều kiện. (Về sau, giới nghiên cứu thường gọi khuynh hướng này là lý thuyết “mũi kim chích", hoặc lý thuyết “viên đạn thần kỳ") Giai đoạn thứ hai là thời kỳ mà người ta nhận diện ra tính tương đối của sự tác động của truyền thông đại chúng, và bác bỏ ý tưởng cho rằng truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên trên suy nghĩ và ứng xử của người dân. Giai đoạn này kéo dài từ khoảng những năm 1930 cho tới thập niên 1960. Nhờ những công trình điều tra thực nghiệm và có hệ thống, người ta khám phá ra là thông tin đại chúng chỉ là một trong số nhiều nhân tố xã hội, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng tới thái độ và ứng xử của người dân. Và lúc này, người ta chú trọng nhiều hơn vào bối cảnh xã hội, cũng như vai trò của các 105 nhóm xã hội và các tầng lớp xã hội. Nhận định về đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu này, Joseph Klapper viết như sau: “Nói chung, truyền thông đại chúng không phải là một nguyên nhân cần và đủ để gây ra những tác động vào công chúng; thực ra, nó ảnh hưởng thông qua sự kết hợp của nhiều nhân tố trung gian khác.” [xem Judith Lazar, sách đã dẫn, tr. 144] Thế nhưng sang giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ giữa thập niên 1960 cho tới ngày nay, thì người ta lại có xu hướng đặt lại vấn đề và nghi ngờ rằng có lẽ ảnh hưởng của truyền thông đại chúng không phải là yếu ớt và ít ỏi như người ta vẫn nghĩ. Đặc biệt là với sự ra đời và phát triển của vô tuyến truyền hình, người ta nhận thấy phương tiện truyền thông này vừa có một sức hấp dẫn mãnh liệt hơn so với các phương tiện truyền thông có trước, vừa có những tác động rất đáng lưu tâm về mặt xã hội. Đây là giai đoạn diễn ra rất nhiều công trình nghiên cứu cụ thể và nảy sinh nhiều giả thuyết cũng như tranh luận khá gay gắt. PHỔ BIẾN THÔNG TIN VÀ KIẾN THỨC Chức năng đầu tiên, và cũng là tác dụng đầu tiên thường được nhắc tới của các phương tiện truyền thông đại chúng, đó là cung cấp thông tin và kiến thức cho người dân. Quả vậy, qua các cuộc điều tra, phần lớn người dân thường trả lời là mình biết tin tức, thời sự nhờ theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong các cuộc điều tra xã hội học, người ta thường dùng những chỉ tiêu sau đây để khảo sát về tính chất và mức độ theo dõi truyền thông đại chúng của công chúng: - Số người biết một tin tức cụ thể nào đó, - Tầm quan trọng của tin ấy đối với người dân (hay mức độ chú 106 ý), - Nguồn tin là từ đâu (người dân biết tin ấy từ phương tiện truyền thông đại chúng hay là do nghe người khác nói lại), - Người dân hiểu tin ấy như thế nào, - Và sau một thời gian nhất định, họ có còn nhớ tin ấy hay không, và nếu còn thì nhớ thế nào. Điều cần lưu ý ở đây là công chúng thường tiếp nhận thông tin và kiến thức không phải chỉ nhờ theo dõi các chương trình tin tức, thời sự, mà kể cả thông qua các chương trình giải trí trong truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát và phân tích nhà nghiên cứu thường khó mà xác định được một cách chính xác đâu là phần đóng góp của các phương tiện truyền thông vào sự hiểu biết tin tức, thời sự của người dân, bởi lẽ họ cũng còn có nhiều nguồn khác để thu nhận thông tin. Chẳng hạn, qua các cuộc điều tra khảo sát về mối quan hệ giữa mức độ theo dõi thông tin đại chúng với kiến thức chính trị, người ta chưa bao giờ đi đến được một kết luận rõ ràng về mối liên hệ tương quan có ý nghĩa giữa hai biến số này. Người ta nhận xét thấy là : mặc dù vô tuyến truyền hình là phương tiện được công chúng xem nhiều nhất, nhưng chính những người đọc báo in thường xuyên mới là những người nắm vững kiến thức thời sự hơn so với những người chỉ theo dõi tin tức thời sự qua ti-vi. Người ta nhận thấy những người có đọc báo in, thì khi coi ti-vi, họ thường ghi nhớ các sự kiện tốt hơn là những người chỉ coi ti-vi mà thôi. Năm 1978, Stauffer đã tiến hành một công trình nghiên cứu đối chiếu về khả năng ghi nhớ các tin tức sau 30 phút xem ti-vi, nơi hai nhóm thanh niên Mỹ – một nhóm gồm những thanh niên 19 tuổi đang còn đi học, và một nhóm là những thanh niên bị mù chữ “chức năng” (tức là đã từng đi học để biết đọc biết viết, nhưng sau một thời gian 107 không sử dụng nữa nên đã quên luôn). Nhóm thứ nhất ghi nhớ các yếu tố của các tin tức đã xem tốt hơn nhiều so với nhóm thanh niên thứ hai. Nhà nghiên cứu kết luận: “Quá trình giáo dục vốn đã phát triển khả năng đọc và viết, cũng đồng thời hoàn thiện kỹ năng giải mã hình ảnh (décodage visuel) và kỹ năng phát biểu bằng lời nói”. [xem Judith Lazar, sách đã dẫn, tr.147-148] GIẢ THUYẾT VỀ “HỐ CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC" Một trong hậu quả xã hội có thể có của truyền thông đại chúng là sự cách biệt ngày càng tăng về kiến thức- đó là giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” (gap hypothesis) do Tichenor và các đồng nghiệp đề xướng. Họ cho rằng những tầng lớp xã hội có vị trí kinh tế- xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn so với các tầng lớp ở những vị trí kinh tế-xã hội thấp, do đó, khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng giãn rộng ra. Chúng ta cần lưu ý là họ không nói rằng các tầng lớp xã hội thấp hoàn toàn không có thông tin, mà nói rằng vốn kiến thức nơi các tầng lớp xã hội thấp gia tăng kém hơn nhiều so với những tầng lớp trên. Nhiều cuộc điều tra khác cũng khẳng định rằng có một mối liên hệ tương quan rất chặt giữa việc thuộc về một tầng lớp kinh tế-xã hội cao với mức độ chú ý tới các vấn đề chính trị, xã hội hoặc kinh tế. Năm 1965-1966, Michel Souchon đã tiến hành một công trình nghiên cứu khá qui mô về vai trò của vô tuyến truyền hình trong cuộc sống của giới trẻ. Ông đã tiến hành điều tra với tổng số mẫu là 1.445 học sinh từ 16 tới 18 tuổi trong các trường ở thị trấn Saint-Etienne (vùng Loire, Pháp), bằng phương pháp trắc nghiệm khả năng tiếp nhận và khả năng hiểu các chương trình truyền hình [Michel Souchon, La télévision des adolescents, Paris, Ed. Ouvrières, 1969. Dẫn lại theo 108 Judith Lazar, sách đã dẫn, tr. 148-149.]. Souchon rút ra những kết luận sau đây. Trước hết, ông khẳng định rằng truyền hình quả là một phương tiện “đồng nhất hóa văn hóa” (homogénéisation culturelle), bởi vì nó có khả năng cung cấp cho tất cả mọi người rất nhiều thông tin mới mẻ. Tuy nhiên trong thực tế, người ta lại nhận thấy có những khác biệt rất lớn trong cách “tiêu thụ” (consommation) các chương trình truyền hình (thí dụ, người xem nhiều, người xem ít; người thì thích coi mục này, người khác lại thích coi chương trình kia...). Vả lại, giả sử là mọi người đều tiêu thụ như nhau, thì cách tiếp nhận (réception) cũng lại rất khác nhau giữa các tầng lớp văn hóa-xã hội. “Dù họ có coi cùng một chương trình truyền hình, thì những khán giả có vốn liếng trí tuệ và văn hóa khác nhau sẽ không tiếp nhận những thông điệp giống nhau, và sẽ không ghi nhớ những yếu tố như nhau”. Souchon cho rằng truyền hình không phải là một phương tiện đương nhiên làm giàu về mặt văn hóa cho mọi người, mà ngược lại, nó rất có thể chỉ làm giàu cho người giàu hơn là người nghèo, và là nguồn gốc của một hiện tượng nếu không phải là “bần cùng hóa tuyệt đối”, thì cũng là “bần cùng hóa tương đối”. Ở Mỹ, vì không có trường mẫu giáo nên trẻ em khi vào lớp 1 thường bị chênh lệch nhau rất nhiều về trình độ, do thuộc những tầng lớp kinh tế-xã hội khác nhau. Vì thế, vào năm 1969, nhiều cơ quan nghiên cứu, đại học và đài truyền hình đã hợp tác với nhau để cho ra đời một chương trình mang tên “Sesame Street” dành cho trẻ em từ 3 tới 5 tuổi, đặc biệt chú ý tới trẻ em thuộc các tầng lớp yếu kém trong xã hội. Chương trình này được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, chăm chút, làm sao thu hút được số khán giả nhỏ tuổi này, kể cả trường hợp chúng có thể xem một mình mà không cần người lớn ngồi bên cạnh giải thích thêm. Nội dung nhằm mục tiêu làm cho trẻ em chưa đi học được làm quen dần với các mẫu tự và các con số, những cách tính toán 109 và những cách lập luận sơ đẳng, những nguyên tắc vệ sinh và giáo dục công dân cơ bản, làm sao cho các em bắt đầu có được ý thức về cơ thể của mình và về môi trường xung quanh. Chương trình được phát trên hơn 200 đài truyền hình, mỗi ngày một tiếng, và đã được hàng triệu trẻ em theo dõi. Sau vài tháng phát sóng chương trình trên đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thẩm định hiệu quả, và nhận thấy như sau: - Những đứa trẻ nào theo dõi các chương trình đều đặn nhất thì học hỏi được nhiều nhất. - Nhưng cũng xuất hiện tình hình là những đứa trẻ thuộc những gia đình có đời sống văn hóa khá giả hơn thì tận dụng được chương trình này nhiều hơn. Rõ ràng là nếu đứa trẻ có môi trường tốt, nếu nó có điều kiện trao đổi, hỏi han cha mẹ hay người lớn trong nhà thì hiệu quả của chương trình sẽ đạt cao hơn- trong khi đó, mục đích chính của chương trình thực ra lại nhằm vào chính những đứa trẻ thuộc các gia đình thiệt thòi và yếu kém nhất, và vào những đứa trẻ phải ở nhà coi ti-vi một mình. LÝ THUYẾT VỀ CHỨC NĂNG “THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ” Một lý thuyết thường được gọi là lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự" (“agenda-setting”) được McCombs và Shaw đề xướng vào năm 1972. Các tác giả này cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng thu hút sự chú ý của công luận vào một số vấn đề thời sự nhất định. Giả thuyết của họ là có một mối liên hệ tương quan chặt chẽ giữa thứ tự ưu tiên của các biến cố được trình bầy bởi các phương tiện truyền thông, với thứ tự ưu tiên quan tâm tới những biến cố đó nơi công chúng và kể cả nơi các nhà 110 làm chính trị. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội dung truyền thông đại chúng và mối quan tâm của cử tri trong quá trình vận động bầu cử, hai tác giả này nhận thấy hầu hết những vấn đề mà cử tri đang tỏ ra quan tâm chú ý đều là những vấn đề đã được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông. Từ đó, họ kết luận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng chính là người “thiết lập chương trình nghị sự”, nghĩa là xác định trật tự những vấn đề để công chúng chú ý theo dõi và bình luận. Chức năng này hết sức quan trọng bởi lẽ nó đi đến chỗ có thể lèo lái người dân phải quan tâm tới một số vấn đề nào đó, và đồng thời tránh né (hay che giấu) một số vấn đề khác. Bảng 6. Thứ tự các vấn đề được đề cập trên các tuần báo từ 1960 đến 1970, và thứ tự “các vấn đề quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đương đầu” (theo sự trả lời của người dân) trong cùng khoảng thời gian này Các vấn đề Số lượng bài báo Thứ tự quan trọng của các vấn đề trên các tuần báo Thứ tự quan trọng của các vấn đề, theo người dân Chiến tranh Việt Nam 861 1 1 Vấn đề chủng tộc 687 2 2 Sự phản kháng của sinh viên 267 3 4 Lạm phát 234 4 5 Ti-vi và các phương tiện truyền thông 218 5 12 Tội ác 208 6 3 Ma túy 173 7 9 Môi trường 109 8 6 Hút thuốc lá 99 9 12 111 Nghèo đói 74 10 7 Tình dục 62 11 8 Quyền của nữ giới 47 12 12 Khoa học và xã hội 37 13 12 Dân số 36 14 12 Nguồn: xem Judith Lazar, sách đã dẫn, tr. 152. Giả thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” về sau được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng nhằm đo lường khả năng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đối với tâm tư và suy nghĩ của người dân về các vấn đề khác nhau trong xã hội. Lazarsfeld đã từng nhấn mạnh rằng các phương tiện thông tin đại chúng có khả năng không những thu hút sự quan tâm của người dân, mà còn có thể huy động công luận tập trung vào những vấn đề thời sự nào đó. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là: ý kiến hay quan điểm của người dân đối với một vấn đề nào đó có thể không thay đổi (vì truyền thông đại chúng chưa chắc đã có thể thay đổi được ý kiến và suy nghĩ của người dân trong ngày một ngày hai), nhưng dù sao vấn đề đó có thể trở thành một đề tài thời sự quan trọng đối với họ – do tác động của truyền thông đại chúng. G. R. Funkhauser đã tiến hành một cuộc nghiên cứu đối chiếu giữa những vấn đề được công chúng Mỹ quan tâm nhất và những vấn đề được đăng tải nhiều nhất trên báo chí (trên ba tờ tuần báo Time, Newsweek và U.S. News) trong thời gian từ năm 1960 tới 1970 (xem bảng 6). Tác giả nhận xét là kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng dư luận công chúng thực ra chỉ phản ánh lại quan điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mối liên hệ tương 112 quan giữa hai biến số trên đây không phải lúc nào cũng chặt chẽ. Người ta nhận thấy cũng có những vấn đề được nhấn mạnh rất nhiều trên các phương tiện thông tin, nhưng vẫn không nhất thiết trở thành “vấn đề quan trọng” dưới con mắt của công chúng. TRUYỀN THÔNG VÀ BẠO LỰC Vào những năm 1960, ở Mỹ và Tây Âu, người ta chứng kiến một sự gia tăng đáng lo ngại về những làn sóng bạo lực trong xã hội như nổi loạn của giới trẻ, biểu tình, ám sát, tội phạm... Thập niên này cũng là thời gian mà vô tuyến truyền hình đã trở thành một phương tiện thông tin phổ biến trong dân cư. Nhiều người đã vội vàng kết luận rằng nguồn gốc của các phong trào phản kháng và tâm lý hiếu chiếu nơi thanh niên chính là những chương trình mang nhiều hình ảnh bạo lực trên đài truyền hình. Nhưng thực tế có phải như vậy hay không ? Các giới nghiên cứu đã tiến hành rất nhiều cuộc điều tra để tìm hiểu sâu xa hơn vào vấn đề này, kể cả dưới những góc độ tâm lý học, tâm lý-xã hội, và xã hội học. Nói chung, người ta có thể xếp các công trình nghiên cứu về vấn đề này theo ba quan điểm chính sau đây. Quan điểm thứ nhất cho rằng tác dụng của những loại phim truyền hình có nhiều hình ảnh bạo lực là giải tỏa những ức chế của người dân (hay nói một cách nôm na là một thứ “xả xú-bắp"). Người ta gọi tác dụng này là “tác dụng giải tỏa” (cathartic effect, bắt nguồn từ chữ catharsis trong tiếng Hy Lạp, vốn đã được dùng từ thời Cổ đại để nói tới tác dụng giải tỏa tâm lý khi xem những vở kịch cổ). Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp những hoàn cảnh bị ấm ức, bị ức chế, dễ dẫn tới những hành vi khiêu khích hoặc bạo 113 động. Tác dụng catharsis của truyền hình là giúp người ta giải tỏa những ức chế đó bằng cách tham gia bằng óc tưởng tượng vào những cảnh bạo lực diễn ra trong những cuốn phim được chiếu trên màn ảnh. Tác dụng giải tỏa của truyền hình này có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các tầng lớp xã hội bên dưới, so với những tầng lớp trung lưu và thượng lưu, bởi vì những tầng lớp trên có nhiều điều kiện hơn để xử lý các ức chế và kiểm soát các cảm xúc hiếu chiến của mình. Đối lập với quan điểm trên là quan điểm của những người cho rằng chính các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn gốc phát sinh các hành vi bạo động, có khả năng làm gia tăng thêm kiểu ứng xử bạo lực nơi người dân. Càng xem nhiều cảnh bạo lực trên truyền hình, người ta càng gia tăng mức độ cảm xúc, và điều này sẽ dẫn đến chỗ càng dễ dàng ứng xử với người khác trong cuộc sống theo chiều hướng bạo lực. Một khi những cảnh bạo lực đã được “bình thường hóa” trên truyền hình (vì xuất hiện thường xuyên trên màn ảnh), và hơn nữa có khi còn được “hợp pháp hóa” (chẳng hạn trong những tình huống tự vệ chính đáng), thì khán giả, nhất là khán giả nhỏ tuổi, dễ bắt chước theo những kiểu phản ứng bằng hành vi bạo lực tương tự. Vì thế, những người theo quan điểm này thường kêu gọi các nhà làm truyền hình hết sức thận trọng và cân nhắc khi trình chiếu những cảnh bạo lực trên màn ảnh, và họ cho rằng nếu đưa ra những nhân vật ít bạo động hơn thì sẽ góp phần làm giảm kiểu ứng xử bạo lực nơi người xem. Quan điểm thứ ba cho rằng: thực ra, cảnh bạo lực xuất hiện trên truyền hình không phải là thủ phạm của hành vi bạo lực của người xem, mà chỉ có tác dụng củng cố thêm cho những mô hình ứng xử bạo động vốn đã có sẵn nơi họ. Những người theo quan điểm này lập luận rằng việc tiếp nhận và tiêu hóa những thông điệp xuất hiện trên truyền hình còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn và giá trị đạo đức có sẵn nơi 114 khán giả, phụ thuộc vào vị trí và vai trò xã hội cũng vào những đặc điểm tâm lý và xã hội của khán giả. Nếu một người có một cuộc sống lành mạnh, có những quan hệ hòa hợp với những người xung quanh, thì những cảnh bạo động trên truyền hình khó lòng mà làm thay đổi được kiểu ứng xử bình thường của anh ta trong cuộc sống. Nhưng ngược lại, nếu gặp một người vốn ở vào hoàn cảnh đã có những bất ổn và trục trặc trong các mối quan hệ với người khác, thì bạo lực trên truyền hình rất có thể tác động thêm vào lối ứng xử khiêu khích hoặc hiếu chiến của anh ta. Vì thế, các nhà nghiên cứu theo quan điểm này cho rằng không phải cứ xóa bỏ những cảnh bạo lực trên truyền hình thì tự khắc sẽ xóa bỏ được các hiện tượng bạo lực trong xã hội. VAI TRÒ CỦA BÁO IN Trong bối cảnh phát triển ngày càng mạnh các phương tiện truyền thông điện tử như hiện nay, có một số câu hỏi mà chúng ta có thể đặt ra để suy nghĩ đối với lĩnh vực báo in: a. Khi các phương tiện truyền thông thính thị (audio-visual) và Internet ngày càng phổ biến, phải chăng báo in rồi sẽ tới hồi cáo chung sứ mạng lịch sử của mình? b. Và có phải người ta sẽ không còn cần tới giấy tờ hay sách vở bằng giấy nữa? c. Có thực sự là trong tương lai người ta sẽ không cần phải đọc nữa? Đối với câu hỏi b, cho đến nay (nghĩa là trong bối cảnh của các điều kiện hiện tại), chưa có ai dám hoàn toàn phủ nhận vai trò của 115 giấy bút hay của sách báo bằng giấy. Đối với câu hỏi c, cũng không ai dám nói rằng con người sẽ không cần phải đọc nữa! Còn đối với câu hỏi a, chúng ta có thể suy nghĩ như sau. Bên cạnh chức năng xã hội thiết yếu của mình là nối kết con người với nhau, ngôn ngữ còn là một công cụ thiết yếu của tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy. Con người tư duy bằng ngôn ngữ, chứ không phải bằng hình ảnh. Vì thế, rèn luyện khả năng ngôn ngữ là một trong những biện pháp chủ yếu để phát triển năng lực tư duy. Trường hợp đứa bé-sói là một trường hợp cực đoan nhưng cũng có thể minh họa thêm phần nào cho nhận định này: người ta kể rằng ở một vài ngôi làng tại Ấn Độ, đã từng xảy ra trường hợp một vài đứa bé sơ sinh bị thất lạc và được những bầy sói cứu sống và đưa về ổ của chúng để nuôi nấng giống như những con sói con, nhưng sau đó vài năm, khi người ta tìm thấy và đưa những đứa bé này trở lại xã hội con người, chúng nó không thể trở thành người được nữa. Và chỉ vài tháng sau thì chúng chết. Một mặt, vì đã qua khỏi giai đoạn 4-5 năm đầu sau khi lọt lòng vốn là giai đoạn hết sức căn bản về mặt tâm sinh lý để một đứa trẻ có thể bắt đầu học được, mặt khác, vì không biết nói, tức là không có ngôn ngữ (điều mà những đứa trẻ bình thường học được từ cha mẹ, ông bà, anh em... trong gia đình), nên chúng không còn khả năng sống được với xã hội loài người nữa. Như vậy, để có thể hiểu được, “giải mã” được một cách trọn vẹn một nội dung thông điệp nào đó, hay là một “hệ thống ý nghĩa” nào đó, hiển nhiên người ta buộc phải được trang bị một “bộ khóa mã” tương ứng, hay nói cách khác phải tích lũy được một cái “vốn” văn hóa nhất định. Vốn liếng văn hóa này được tích tụ chủ yếu trong thời kỳ còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng đồng thời cũng được bồi bổ qua kinh nghiệm sống trong cuộc đời ngoài xã hội. Lẽ tất nhiên, cả ba phương tiện truyền thông là báo in, truyền 116 hình và phát thanh đều là những phương tiện có thể giúp người dân rèn luyện và bồi bổ khả năng giải mã, hay là cái vốn liếng văn hóa ấy. Nhưng qua nhiều cuộc điều tra, người ta đã tổng kết rằng kênh thông tin bằng chữ viết thường có tác dụng hữu hiệu và sâu xa hơn so với các loại kênh thông tin bằng hình ảnh và âm thanh (mặc dù chúng ta biết trên truyền hình hay đài phát thanh, vẫn có ngôn ngữ, nhưng lại biểu hiện chủ yếu bằng lời nói). Về mặt định lượng, so sánh giữa truyền hình với báo in, người ta ước tính là lượng thông tin trong một giờ đồng hồ của truyền hình chỉ bằng lượng thông tin của một trang nhật báo (khổ giấy báo lớn) mà thôi. Theo Loic Hervouet, toàn bộ nội dung bản tin thời sự phát vào 8 giờ tối mỗi ngày trên vô tuyến truyền hình Pháp (thường khoảng 20 phút) chỉ lấp kín được nửa trang tờ nhật báo Le Monde. Thậm chí ông còn nhận xét rằng “tất nhiên là 20 phút của bản tin thời sự (1.700 từ) không có giá trị bằng 5 phút đọc báo." [Loic Hervouet, Viết cho độc giả, Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản, 1999, tr. 12]. Giữa báo in, truyền hình và phát thanh, thì báo in thường được đánh giá là đạt được hiệu quả hướng dẫn dư luận cao nhất. Người ta nhận xét thấy là: mặc dù vô tuyến truyền hình là phương tiện được công chúng xem nhiều nhất, nhưng chính những người đọc báo in thường xuyên mới là những người nắm vững kiến thức thời sự hơn so với những người chỉ theo dõi tin tức thời sự qua ti-vi. Báo in, tuy không có lợi thế thông tin nhanh chóng như truyền hình, và tuy không có âm thanh và hình ảnh sống động, nhưng thường được coi là nơi mà người viết (phóng viên) thường có một khoảng thời gian nào đó phải cầm bút ngồi trước mảnh giấy trắng khi viết tin hay bài, và thời gian này thường được coi như một khoảng cách lùi xa cần thiết đối với sự kiện để giữ được thái độ khách quan, và có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc chắt lọc lại thông tin, phối kiểm thêm tin tức 117 hoặc bổ sung tư liệu và bối cảnh, và nếu cần có thể diễn giải hoặc bình luận về sự kiện một cách dài dòng hơn và đầy đủ hơn, và nhất là có thời giờ để chọn lựa một cách nhìn hoặc cách tiếp cận thích đáng. Đối với người đọc : vì được in trên giấy, nên họ có thể cầm tờ báo đọc ở hầu như bất cứ đâu mà mình muốn (trên xe buýt, lúc ngồi chờ...), vả lại mẩu thông tin trên báo có thể được đọc đi, đọc lại, nghiền ngẫm, sau đó còn có thể đưa tờ báo cho người khác xem, và thậm chí cắt lại để lưu giữ, nếu muốn – nghĩa là tờ báo cũng có nhiều khía cạnh tiện dụng khác hơn so với cái ti-vi hay cái rađiô. Chính vì ý thức về vai trò quan trọng của văn hóa chữ viết nói chung, cũng như về nguy cơ mai một của ngành báo in nói riêng trước sức hấp dẫn khó lòng cưỡng lại của truyền hình, mà tại nhiều nước, người ta đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực khác nhau để vận động đọc báo ngay từ tuổi học trò. Một cuộc thí nghiệm của giáo sư Ake Edfeldt, thuộc Đại học Stockholm ở Thụy Điển, đã chứng minh là: trong quá trình tập đọc, những học sinh nào có tập đọc thêm bằng cách đọc báo thì tiến bộ nhanh hơn gấp đôi so với những học sinh chỉ tập đọc bằng phương pháp truyền thống mà thôi, và về sau, những học sinh ấy cũng sẽ đọc báo nhiều hơn so với những bạn học sinh khác cùng trang lứa [xem Jean-Marie Charon (Ed.), L'état des médias, Paris, La Découverte, Médiaspouvoirs, CFPJ, 1991, tr. 211]. Lẽ tất nhiên, mỗi phương tiện truyền thông có những đặc điểm và ưu thế riêng, và vị trí của mỗi phương tiện đều không thể thay thế. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh mà xu thế phát triển của các phương tiện truyền thông thính thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta lại càng cần khẳng định rằng báo in vẫn còn là một phương tiện có vai trò xã hội quan trọng đối với công chúng. Cuối cùng thiết tưởng chúng ta cũng nên xem thêm vài đặc điểm của độc giả báo in. Loic Hervouet cho biết ở Pháp, một độc giả trung 118 bình mỗi ngày dành cho việc đọc báo khoảng 25 phút : nếu tính trung bình một tờ báo ở Pháp có 100.000 từ, thì với tốc độ đọc 200-250 từ/phút (12.000-15.000 từ/giờ), độc giả chỉ đọc khoảng 6.000 từ, tức là chưa tới 10 % tổng số nội dung một tờ báo. Hervouet cho biết thêm là độc giả của tờ báo Bild ở Đức thường chỉ đọc 1/8 nội dung tờ báo, còn đối với tờ Le Monde ở Pháp thì tỷ lệ này là 20 %. Hervouet cho rằng khi đọc báo, độc giả cốt tìm những chi tiết thông tin mà họ cần, do vậy hiếm khi nào họ đọc hết một bài báo từ đầu đến cuối, nhưng họ vẫn thường có ấn tượng là đã xem hết cả tờ báo. “Trên thực tế, khi cầm tờ báo lần đầu tiên, độc giả giở tờ báo xem từng trang một. Họ xem lướt, chỉ dừng lại lâu hơn ở một vài bài, thường là đọc đầu đề bài báo và lời mào đầu (chapeau), xem ảnh và chú thích ảnh.” [xem Loic Hervouet, Viết cho độc giả, Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản, 1999, tr. 12-13] Một cuộc thăm dò thực hiện theo yêu cầu của tờ Ouest France, tờ báo có số lượng ấn bản cao nhất ở Pháp, cho biết trong số 410 chi tiết thông tin có trên mặt báo, độc giả chỉ để mắt tới 39 chi tiết: bao gồm 23 đầu đề và 16 tin hoặc bài báo. Họ chỉ đọc 13 tin hoặc bài báo từ đầu đến cuối, thông thường là các tin hoặc bài báo ngắn [xem Loic Hervouet, sách đã dẫn, tr. 13]. Kết quả cuộc điều tra mẫu điển hình do chúng tôi tiến hành vào tháng 9-1997 tại thành phố Hồ Chí Minh nơi cư dân từ 16 tuổi trở lên cho biết thời lượng đọc báo bình quân mỗi ngày của một người có đọc báo là 26 phút. Trong số những người đọc báo, chỉ có 39 % trả lời là họ “thường đọc hết tờ báo”, 43 % “thường chỉ coi lướt qua, và chỉ dừng lại đọc khi gặp tin nào hấp dẫn”, và 18 % nói rằng “luôn luôn chỉ đọc một số mục quan tâm mà thôi” [xem Trần Hữu Quang, Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), Nxb TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế châu Á-Thái 119 Bình Dương, 2001, tr. 102-105]. Đấy là một vài đặc điểm của người đọc báo. Vậy người viết báo và người làm báo phải làm thế nào? Sau đây là vài đoạn nhận định của Hervouet: “... Có những nguyên tắc và kỹ thuật để lôi cuốn người đọc, nhưng không có cách gì để buộc họ phải đọc bài báo. Độc giả đọc hay không đọc bài báo nào đó, đó là quyền của họ (...). “Không ai khó tính hơn người đọc báo. Đầu đề có thể làm cho họ chú ý, nhưng cần phải thuyết phục họ đọc phần tiếp theo, vì họ rất dễ bỏ qua cả bài báo sau khi đọc vài dòng đầu tiên. Nhưng chớ có ảo tưởng, người đọc có thể bỏ dở bài báo bất kỳ lúc nào. [Vì thế] biên tập viên phải cố gắng từ đầu đến cuối (...). “Nhiệm vụ đầu tiên của phóng viên là phải làm thế nào cho độc giả đọc bài báo (...). Một bài báo chỉ thực sự là bài báo khi được độc giả để mắt tới. Thông tin chỉ tồn tại khi nó được đọc. Đây chính là tiêu chí đầu tiên của truyền thông. Người nhận thông tin cũng quan trọng như người phát ra thông tin. Do vậy cần phải hiểu rõ người sẽ đọc báo của mình, để có thể chọn được nội dung, từ ngữ và cách viết phù hợp. “(...) Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc, cảm nhận những gì người đọc sẽ cảm nhận để có thể có cách viết phù hợp hơn với sự trông đợi của người đọc. Độc giả rất nhạy cảm với thái độ của người viết. Nếu người viết không đến với người đọc, thì không bao giờ người đọc đến với người viết. “Do vậy, người viết phải thường xuyên quan tâm đến người đọc một cách thành thực” [Loic Hervouet, sách đã dẫn, tr. 14-16] (những chỗ in nghiêng là do chúng tôi, T.H.Q.) Một số điểm cần lưu ý và ghi nhớ trong Chương 7: 120 - Ba giai đoạn nghiên cứu chính trong lĩnh vực nghiên cứu về tác động xã hội của truyền thông đại chúng. - Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” do các phương tiện truyền thông đại chúng gây ra trong xã hội. - Lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda-setting) của các phương tiện truyền thông đại chúng. - Những giả thuyết khác nhau trong việc trả lời cho câu hỏi là truyền thông đại chúng có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực trong xã hội hay không. - Vai trò của báo in trong thời đại truyền thông điện tử. 121 Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy trình bầy và diễn giải giả thuyết “hố chênh lệch kiến thức” trong việc phân tích hậu quả của truyền thông đại chúng. 2. Hãy giải thích chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda setting) của các phương tiện truyền thông đại chúng. 3. Truyền thông đại chúng có phải là một nguyên nhân làm gia tăng tình trạng bạo lực trong xã hội như quan niệm của một số tác giả hay không? Câu hỏi thảo luận nhóm: (hoặc tự mình trả lời bằng suy nghĩ cá nhân) 1. Thử tìm vài thí dụ minh họa cho chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda-setting) nơi một vài tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh. 2. Hãy so sánh những đặc điểm và những tác động khác nhau của báo in và vô tuyến truyền hình đối với người dân Việt Nam hiện nay. 3. Theo ý kiến riêng của anh/chị thì vô tuyến truyền hình có những chức năng và tác dụng nào đối với người dân thành phố chúng ta. 4. Anh/chị suy nghĩ thế nào về ảnh hưởng và tác động của các bộ phim truyền hình đang được trình chiếu trên các đài truyền hình Việt Nam hiện nay? 5. Hãy cho biết suy nghĩ riêng của anh/chị về đặc điểm và vai trò 122 của đài phát thanh trong xã hội Việt Nam hiện nay. 123 TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC Truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức xã hội nào. Không có truyền thông thì không thể thiết lập được các mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như không thể hình thành được cộng đồng, không thể có xã hội. Tuy nhiên, truyền thông đại chúng chỉ xuất hiện trên thế giới từ khoảng cuối thế kỷ XIX trở đi, dựa trên cơ sở của nhiều loại tiến bộ kỹ thuật khác nhau trong bối cảnh phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa. Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội trong đó thông tin được truyền đạt một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đặc điểm lớn nhất của đời sống truyền thông đại chúng là nó nhanh chóng dẫn đến hệ quả là hình thành một định chế xã hội mới trong xã hội (định chế truyền thông đại chúng). Định chế này đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ định chế chính trị cho tới định chế kinh tế, định chế văn hóa và định chế gia đình. Truyền thông đại chúng tạo ra một không gian công cộng mới với qui mô chưa từng có trong lịch sử loài người, vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa là một định chế không thể thiếu trong quá trình thực hiện các nguyên tắc dân chủ của một xã hội hiện đại dựa trên cơ sở nhà nước pháp quyền. Trong suốt thế kỷ XX, rất nhiều trường phái lý thuyết đã giành nhiều tâm sức và nỗ lực để nghiên cứu và giải thích mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với xã hội, về vai trò, chức năng và tác động xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng, nghiên cứu về 124 công chúng, về các tổ chức truyền thông và các nhà truyền thông, cũng như về nội dung truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận đôi khi hết sức gay gắt giữa các trường phái lý thuyết khác nhau. Có nhiều vấn đề đã được giải quyết sau những giai đoạn tranh luận ấy, nhưng phải nhìn nhận một thực tế là cho đến nay vẫn còn không ít vấn nạn chưa đạt được sự đồng thuận trong giới nghiên cứu, và cuộc tranh cãi vẫn còn tiếp diễn. Cùng với đà chuyển biến ngày càng biệt dị hóa và ngày càng mang tính chất bất định của các xã hội hiện đại, đồng thời cùng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của các tiến bộ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, thế giới truyền thông cũng không ngừng đối diện với những vấn nạn mới. Chính vì thế, có lẽ nhu cầu nghiên cứu về đời sống truyền thông đại chúng cũng như về mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với xã hội sẽ chẳng bao giờ kết thúc... 125 MỘT SỐ CÂU HỎI CHUNG CHO MÔN HỌC 1. Ý nghĩa của sơ đồ truyền thông của Jakobson đối với người làm báo (phân tích và cho thí dụ để chứng minh). 2. Phân tích mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với truyền thông liên cá nhân trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. 3. Thế nào là mô hình truyền thông tuyến tính, và mô hình truyền thông hai giai đoạn (two-step flow of communication)? 4. Định nghĩa “định chế truyền thông đại chúng”. 5. Hãy trình bày vắn tắt những đặc trưng tổng quát của định chế truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại. 6. Cho biết những lĩnh vực nghiên cứu chính của bộ môn xã hội học về truyền thông đại chúng. 7. Theo trường phái chức năng luận, các phương tiện truyền thông đại chúng có những chức năng xã hội nào? 8. Hãy nêu vắn tắt vài luận điểm của các trường phái theo khuynh hướng phê phán đối với truyền thông đại chúng. 9. Mỗi khi xuất hiện một phương tiện truyền thông đại chúng mới, thái độ của công chúng thường trải qua mấy giai đoạn, và đặc điểm của mỗi giai đoạn? 10. Cho biết đặc điểm của lối tiếp cận “sử dụng và hài lòng”. 11. Những đặc điểm chính của nghề làm báo. 12. Nhà báo thường gặp những áp lực gì trong lao động nghề nghiệp của mình? 13. Đâu là những khác biệt giữa báo chí với văn học? 14. Cho biết vài đặc điểm của văn phong báo chí. 15. Hãy phân biệt giữa “ý nghĩa trực chỉ” (denotation) và “ý nghĩa biểu cảm” (connotation) theo quan niệm của Roland Barthes. 126 16. Trình bầy nội dung của giả thuyết “hố chênh lệch kiến thức” trong việc phân tích hiệu quả của truyền thông đại chúng. 17. Hãy giải thích chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda setting) của các phương tiện truyền thông đại chúng. Đáp án cho các câu hỏi trên đây đều nằm trong nội dung các chương đã trình bày trong tập giáo trình. 127 Một số đề tài gợi ý làm bài tiểu luận cuối môn học Những điểm cần lưu ý : - Sinh viên có thể chọn một trong những đề tài gợi ý dưới đây (có thể điều chỉnh cho phù hợp với ý định và điều kiện của mình), hoặc tự mình xác định một đề tài tương tự trong các lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng. - Yêu cầu là hiểu giáo trình, đọc thêm sách báo và các tài liệu có liên quan, và xuất phát từ thực tế xã hội để phân tích vấn đề. - Thời gian: từ hai tuần tới bốn tuần. - Qui mô: từ 5 đến 10 trang. - Đánh máy và in trên giấy A4. 1. Tập quán đọc báo của sinh viên hiện nay (sinh viên thường đọc báo gì, có đọc thường xuyên hay không, thường đọc mục gì, đọc để làm gì, đọc như thế nào...; những yếu tố tác động tới hành vi đọc báo; hiệu quả của tập quán đọc báo; thử phân loại những tập quán hay những kiểu đọc báo khác nhau...) 2. Phân tích nội dung (một trang mục, hay chủ đề...) / hoặc phân tích cách đưa tin về một sự kiện trên báo chí (có thể chọn một hoặc một vài tờ báo trong một khoảng thời gian nhất định). 3. Nhận xét về ngôn ngữ báo chí hiện nay (có thể chọn một hay một vài tờ báo). 4. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trên báo chí hiện nay. 5. Vai trò xã hội của báo chí qua đợt thông tin về sự kiện học sinh chết đuối ở Nông Sơn (Quảng Nam) (hoặc qua những vụ khác như “cơm tù”, phá rừng, tai nạn giao thông, nạn cúm gà, những vấn đề giáo dục...) 6. Vai trò của đài phát thanh trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã 128 hội của đất nước hiện nay. 7. Đặc điểm và lợi thế của đài phát thanh so với báo in và đài truyền hình. 8. Những chủ đề hay hình tượng thường được sử dụng trên quảng cáo hiện nay (trên truyền hình, phát thanh, hoặc trên một tờ báo in). 9. Phân tích hình tượng người phụ nữ trong quảng cáo hiện nay (trên truyền hình, phát thanh, hoặc trên một tờ báo in). 10. So sánh hiệu quả của truyền hình với hiệu quả của báo in đối với người dân Việt Nam hiện nay. 11. Đạo đức của người làm báo trong môi trường xã hội hiện nay. 12. Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn. 13. Tìm hiểu văn phong báo chí (qua khảo sát một tờ hoặc vài tờ báo cụ thể). 14. Nhận xét về cách đưa tin trên báo in của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 15. Nhận định về các bộ phim truyền hình hiện nay (vai trò và tác dụng đối với công chúng...). 16. Tương lai của báo in trong xã hội. 17. Tương lai của nghề làm báo trong điều kiện phương tiện Internet ngày càng phổ biến và phát triển. 18. Hình ảnh doanh nhân trên báo chí (hoặc trên truyền hình, trong điện ảnh...). 19. Những ảnh hưởng của các loại trò chơi điện tử đối với thanh thiếu niên. 20. Phân tích những đặc điểm và nhu cầu của công chúng của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc (hoặc Trung Quốc...) 21. Chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda setting) của báo chí TPHCM. 129 MỤC LỤC Trang Bài giới thiệu ........................................................................... 3 Tài liệu tham khảo .................................................................... 6 Bài 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thông ............................... 8 Truyền thông .................................................................. 9 Truyền thông đại chúng ................................................. 10 Đại chúng ....................................................................... 12 Quá trình truyền thông ................................................... 14 Truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng . 19 Bài 2. Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng. Một định chế xã hội mới ................................................ 24 Những phương tiện truyền thông cổ truyền .................. 24 Kỹ thuật ấn loát .............................................................. 25 Những tờ báo đầu tiên ................................................... 28 Các kỹ thuật truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng .......................................................................... 30 Định chế truyền thông đại chúng ................................... 33 Xã hội học về truyền thông đại chúng ........................... 36 Bài 3. Các lý thuyết về truyền thông đại chúng ................... 40 Hướng tiếp cận theo quan điểm chức năng luận ........... 43 Các lý thuyết phê phán .................................................. 50 Một vài hướng tiếp cận khác ......................................... 53 Bài 4. Nghiên cứu công chúng ............................................. 57 130 Những đặc điểm của công chúng .................................. 59 Ứng xử truyền thông của công chúng ........................... 61 Cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi các tầng lớp công chúng ................................................... 64 Bài 5. Nghiên cứu các nhà truyền thông ............................. 71 Các nhà truyền thông .................................................... 71 Nghề làm báo ................................................................ 73 Lao động của nhà báo ................................................... 75 Bộ máy tòa soạn ........................................................... 75 Những áp lực trong nghề nghiệp .................................. 76 Bài 6. Nghiên cứu nội dung truyền thông ........................... 85 Văn phong báo chí ........................................................ 85 Phân tích nội dung truyền thông ................................... 88 Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm ............. 89 Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học .............. 92 Bài 7. Những tác động xã hội của truyền thông đại chúng . 99 Quá trình nghiên cứu .................................................... 100 Phổ biến thông tin và kiến thức .................................... 102 Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” ...................... 103 Lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” ......................................................................................................... 106 Truyền thông và bạo lực ............................................... 108 Vai trò của báo in .......................................................... 111 Tóm tắt nội dung môn học ........................................................ 119 Một số câu hỏi chung cho môn học .......................................... 121 Một số đề tài gợi ý làm bài tiểu luận cuối môn học ................. 122 Mục lục 131 132 Biên soạn TS. TRẦN HỮU QUANG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhoa học xã hội truyền thông đại chúng.pdf