Đề tài Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học

Chất lượng phục vụ, hỗtrợtrong nhà trường 1.1. Sửdụng những ưu thếchuyên môn trong quá trình liên kết đào tạo 1.2. Chi phí quản lý trên sinh viên. 1.3. Chi phí thưviện trên sinh viên. 1.4. Chi phí cho thểthao và giải trí văn hoá trên sinh viên 1.5. Sốlượng sách, báo, tạp chí trên sinh viên trong thưviện 1.6. Sốlượng và giá trịcác phần mềm (đầu video, caxet, đĩa hình v.v.) trên sinh viên trong trung tâm nghe nhìn 1.7. Diện tích phòng học, thưviện, ký túc xá, khuôn viên trên sinh viên 1.8. Diện tích phòng làm việc, thưviện trên một giảng viên 1.9. Phục vụy tế, bảo đảm sức khoẻhọc đường, chi phí cho y tếhọc đườ

pdf11 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Error! Reference source not found. HAI CÁCH TIẾP CẬN TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TS Phạm Xuân Thanh Trưởng Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo (Được trình bày Hội thảo khoa học “Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học”, ngày 18/3/2005 tại Hà Nội và in trong cuốn “Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá”, trang 337-356) Chất lượng giáo dục đại học đang được quan tâm. Nhiều nhà giáo, nhà quản lý và xã hội đang mong muốn có những công cụ để đo đếm chính xác chất lượng đào tạo, để có thể so sánh giữa các trường đại học. Nhưng điều đó không dễ. Khác với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học đa dạng về chuyên môn, tính khoa học cao và tính tự chủ đặc thù của bậc học nên không thể đánh giá chất lượng giáo dục đại học bằng việc đo lường kiến thức và kỹ năng của sinh viên thông qua một kỳ thi tốt nghiệp thống nhất trong cả nước. Cũng có những ý kiến cho rằng, có thể thiết kế những kỳ thi để đánh giá năng lực chung của người học, nhưng thực tế, mỗi kỳ thi đó chỉ có thể dùng để đánh giá trong từng lĩnh vực (ví dụ: kinh tế), và khó có thể có một kỳ thi dùng chung cho các lĩnh vực rất khác nhau như giữa xã hội-nhân văn và kỹ thuật. Hơn nữa, các kỳ thi đánh giá năng lực chung sẽ làm cho nhà trường ít chú ý đến đào tạo chuyên môn, trái với mục tiêu đào tạo chuyên môn hoá của giáo dục đại học. Trên thế giới, tuỳ theo từng mô hình giáo dục đại học của từng nước mà áp dụng các phương thức đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục khác nhau. Hai cách tiếp cận đánh giá chất lượng giáo dục đại học được sử dụng rộng rãi trên thế giới là đánh giá đồng nghiệp (peer review) và đánh giá sản phẩm (outcome assessment) được trình bày ở dưới đây. Đánh giá đồng nghiệp: Ở những nước chịu ảnh hưởng của mô hình Newman, giáo dục đại học có tính tự chủ cao, thì đánh giá đồng nghiệp là phương thức đánh giá thông dụng nhất để giúp các trường đại học cải tiến chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu học 2 thuật của nhà trường và định hướng phát triển cá nhân của người học (Westerheijden, 2002). Sở dĩ gọi là đánh giá đồng nghiệp vì do chính các đồng nghiệp (có cùng chuyên môn) thực hiện đánh giá. Đánh giá đồng nghiệp chú trọng đánh giá đầu vào và quá trình đào tạo, thông thường được tiến hành sau khi nhà trường đã thực hiện tự đánh giá trên cơ sở một hệ thống tiêu chí được đặt ra. Đánh giá đồng nghiệp và tự đánh giá là những hoạt động tự nguyện của các trường đại học. Nhưng với sự tăng cường ảnh hưởng của Nhà nước đến các trường đại học trong những năm cuối 1980, thông qua chính sách hỗ trợ tài chính, các trường đại học đã chấp nhận các hoạt động đánh giá bên ngoài do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện (như QAA, HEFCE). Đánh giá đồng nghiệp là tiền đề cho các hoạt động đánh giá bên ngoài như kiểm toán chất lượng (quality audit) được sử dụng ở UK, Australia, New Zealand hay kiểm định chất lượng (quality accreditation) được sử dụng nhiều ở Mỹ, Bắc Mỹ và gần đây được sử dụng nhiều ở châu Âu, châu Á. Kiểm định chất lượng khác với kiểm toán chất lượng ở chỗ sau mỗi đợt đánh giá đều có sự công nhận chính thức trường đại học hay chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định. Ngược lại, kiểm toán chất lượng không chỉ dừng lại ở chỗ xem xét có đạt được các chuẩn mực hay không mà còn xem xét các biện pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường có hiệu quả hay không. Ví dụ ở Hoa Kỳ, nơi chịu ảnh hưởng của hai mô hình giáo dục đại học Newman + Humboldt (Westerheijden, 2002), đánh giá đồng nghiệp được sử dụng như một hình thức đánh giá bên ngoài để công nhận các trường đại học đạt các chuẩn mực qui định. Quá trình này được gọi là kiểm định. Công cụ được sử dụng trong quá trình kiểm định là bộ tiêu chuẩn kiểm định, gồm các tiêu chí, là những yêu cầu và đòi hỏi trong từng lĩnh vực mà nhà trường phải đáp ứng. Vì thế bộ tiêu chuẩn kiểm định thường thiên về định tính vì nó đòi hỏi nhà trường phải có những qui trình và điều kiện thích hợp hơn là những con số đơn điệu. Hoạt động kiểm định đòi hỏi các trường đại học phải chi phí khá nhiều thời gian để tự đánh giá (từ 6 tháng đến 18 tháng), chi phí nhiều công sức và tài chính. Vì thế kiểm định chỉ được thực hiện định kỳ 4-6 3 năm một lần, có khi 10 năm 1 lần. Nhược điểm lớn nhất của kiểm định là không thể triển khai thực hiện kiểm định đồng loạt các trường trong một thời gian ngắn. Nhược điểm thứ hai là còn có nhiều ý kiến chưa tin tưởng vào tính khách quan của các chuyên gia đánh giá đồng nghiệp. Hai nhược điểm này là những trở ngại lớn để triển khai kiểm định ở nước ta hiện nay. Nhiều người cho rằng cần tăng yếu tố định lượng trong các tiêu chuẩn / tiêu chí kiểm định. Điều này trái với bản chất của quá trình đánh giá đồng nghiệp là sử dụng những hiểu biết của các chuyên gia trong cùng lĩnh vực để đưa ra những nhận định về chuyên môn. Đánh giá sản phẩm: Một phương thức đánh giá chất lượng khác được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu là đánh giá sản phẩm giáo dục đại học thông qua bộ chỉ số thực hiện. Khác với bộ tiêu chuẩn kiểm định, bộ chỉ số thực hiện chủ yếu bao gồm các yếu tố định lượng, có thể thu thập qua công tác thống kê. Các yếu tố định tính (như thái độ, sự hài lòng) sẽ được đo đếm bằng các phương pháp định lượng (điều tra, quan sát). Bộ chỉ số thực hiện cho phép giám sát chất lượng giáo dục đại học hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên qui mô cả nước. Với những thuật toán hiện đại như mô hình Rasch, phân tích yếu tố (factor analysis), mô hình cấu trúc (structural modeling), phân tích phân tầng (multi-level analysis), các số liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được xử lý và đưa ra những nhận định bổ ích cho công tác quản lý chất lượng giáo dục đại học. Bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học là công cụ đánh giá theo chuẩn mực, còn bộ chỉ số thực hiện là công cụ để theo dõi kết quả đạt được và có thể xếp hạng hơn kém giữa các trường đại học. Kết hợp với các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học, các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được lý giải đầy đủ hơn. Ngược lại, các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp khẳng định tính hợp lý của các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng giáo dục đại học bằng bộ 4 chỉ số thực hiện còn bị phê phán là các con số đơn điệu không phản ánh đầy đủ bản chất của giáo dục đại học. Phương pháp nào cũng có hai mặt của nó. Việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp sẽ khắc phục được nhược điểm của chúng. Đầu tháng 12/2004, Bộ GD-ĐT đã ban hành bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học. Theo yêu cầu của Chính phủ, trong năm học 2005-2006 sẽ tiến hành kiểm định 20% số trường đại học; trong 2-3 năm tiếp theo sẽ hoàn thành đợt 1 việc kiểm định các trường đại học theo hai nhóm tiêu chí chủ yếu là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Song song với bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học, để khắc phục những nhược điểm đã nói ở trên, cần xây dựng và ban hành bộ chỉ số thực hiện giáo dục đại học để làm công cụ đánh giá thường xuyên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tìm hiểu trong những năm qua, có tham khảo các bộ chỉ số thực hiện của Australia, Anh, Hà Lan tác giả bài báo này đề xuất bộ chỉ số thực hiện giáo dục đại học Việt Nam gồm 3 phần với 20 tiêu chí, mỗi tiêu chí có một số chỉ số như sau: CHỈ SỐ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Phần 1: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1. Chất lượng sinh viên tuyển mới 1.1. Tổng số sinh viên tuyển mới vào trường các hệ tập trung, không tập trung Trong đó: Tổng số sinh viên tuyển mới vào các đơn vị trực thuộc trường Tổng số sinh viên tuyển mới vào các ngành Tỷ lệ đăng ký dự tuyển trên số sinh viên tuyển mới 1.2. Cơ cấu tuổi của sinh viên 1.3. Cơ cấu giới tính của sinh viên. 1.4. Khu vực lưu trú của sinh viên (thành phố, nông thôn; đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo) và các đặc điểm kinh tế – xã hội khác của sinh vỉên 1.5. Điểm trung bình của các môn thi tốt nghiệp phổ thông trung học 1.6. Học lực ở bậc phổ thông trung học 1.7. Điểm trung bình thi tuyển đại học, cao đẳng và điểm xét tuyển của trường 1.8. Động cơ của của sinh viên vào học đại học, cao đẳng 1.9. Số lượng sinh viên cử tuyển 1.10. Số lượng sinh viên tuyển thẳng 1.11. Quy trình tuyển sinh của nhà trường. 2. Chất lượng sinh viên đang học tập 5 2.1. Kết quả học tập của sinh viên (tỷ lệ trung bình, khá, giỏi) Trong đó: Kết quả học tập của sinh viên theo khoa (tỷ lệ trung bình, khá, giỏi) Kết quả học tập của sinh viên theo ngành (tỷ lệ trung bình, khá, giỏi) Tỷ lệ sinh viên thi lại, lưu ban 2.2. Kết quả tu dưỡng rèn luyện đạo đức 2.3. Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và các giải thưởng đạt được 2.4. Tỷ lệ sinh viên đến lớp 2.5. Tỷ lệ sinh viên bỏ học 2.6. Các lý do bỏ học 3. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp 3.1. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên (điểm tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp) 3.2. Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên năm cuối, tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên nhập học từ năm thứ nhất, tỷ lệ tốt nghiệp đúng thời hạn, thời gian hoàn thành khoá học) 3.3. Phẩm chất chính trị đạo đức của sinh viên tốt nghiệp 3.4. Năng lực chung của sinh viên tốt nghiệp (khả năng tư duy sáng tạo, sự tự tin, kiến thức liên quan, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tiếp nhận những tư tưởng mới, tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng, khả năng phân tích và đánh giá, biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, khả năng tiếp tục học cao hơn) 3.5. Kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề về chuyên môn tương xứng với trình độ được đào tạo 3.6. Sự liên quan giữa đào tạo và việc làm chuyên môn sau khi tốt nghiệp 1 năm, 5 năm và 10 năm 3.7. Thời gian trung bình tìm được việc làm đầu tiên phù hợp với chuyên môn được đào tạo kể từ khi tốt nghiệp. 3.8. Thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm, 5 năm và 10 năm công tác trong ngành được đào tạo. 3.9. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm theo ngành được đào tạo (sau 1 năm, 5 năm) 3.10. Tỷ số sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học cao hơn: chuyển tiếp sinh, tiếp tục theo học bậc cao hơn sau 1 năm, 5 năm và 10 năm tốt nghiệp 3.11. Mức độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao động. 3.12. Mối quan hệ giữa khả năng đào tạo của trường và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động 4. Chất lượng đội ngũ giảng viên 4.1. Cơ cấu tuổi và giới tính của đội ngũ giảng viên 4.2. Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên 4.3. Số giờ giảng dạy của giảng viên trong 1 năm 6 4.4. Tỷ lệ đội ngũ giảng viên trên tổng số cán bộ cơ hữu của trường / khoa / bộ môn 4.5. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên (tỷ lệ giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, kinh nghiệm công tác) 4.6. Tỷ lệ giảng viên được đào tạo và đi thực tập ở nước ngoài 4.7. Tuổi trung bình của đội ngũ giảng viên có học vị, học hàm 4.8. Động lực và tâm huyết giảng dạy của đội ngũ giảng viên 4.9. Số giảng viên của trường / khoa / bộ môn được mời tham dự, được mời báo cáo tại hội thảo trong và ngoài nước. 4.10. Số công trình (bài báo, sách) đã công bố của của trường / khoa / bộ môn 4.11. Số giảng viên của trường / khoa / bộ môn tham gia các đề tài, đề án cấp trường, cấp Bộ-Ngành, cấp nhà nước, liên kết với nước ngoài 4.12. Số sinh viên đã được các giảng viên của trường / khoa / bộ môn hướng dẫn bảo vệ thành công luận văn, luận án tốt nghiệp 4.13. Chính sách tuyển dụng, duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên 4.14. Chính sách thu hút đội ngũ các nhà khoa học bên ngoài trường (đội ngũ cộng tác viên) 5. Chất lượng chương trình đào tạo 5.1. Quy trình sửa đổi / cập nhật các chương trình hiện có hoặc xây dựng những chương trình mới, cơ sở để sửa đổi hoặc xây dựng mới 5.2. Mức độ phù hợp của mục tiêu chương trình đào tạo với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước; mức độ liên quan và phù hợp với yêu cầu chuyên môn của lĩnh vực được đào tạo 5.3. Mức độ phù hợp giữa mục tiêu với nội dung chương trình đào tạo. Mức độ hợp lý và tính hệ thống của cấu trúc chương trình 5.4. Mức độ phù hợp giữa phương pháp giảng dạy và các điều kiện hỗ trợ dạy – học với yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần có khi tốt nghiệp; trang thiết bị của trường / khoa / bộ môn hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình đào tạo 5.5. Độ tin cậy và tính giá trị của kiểm tra đánh giá; quy trình kiểm tra đánh giá của khoa / trường thành viên. 5.6. Sự kết hợp giữa giáo trình, tài liệu, trang thiết bị hiện có với các hoạt động đào tạo 5.7. Sự phân phối thời gian hợp lý để giảng dạy lý thuyết, thực hành và nghiên cứu 5.8. Những phương pháp giảng dạy và những phương pháp kiểm tra đánh giá đang được áp dụng 5.9. Số lượng sinh viên trung bình của mỗi lớp học 5.10. Sự minh bạch và tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức đào tạo của nhà trường 6. Chất lượng môi trường giáo dục 6.1. Sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn của nhà trường 6.2. Tính hợp lý của cơ cấu tổ chức quản lý nhà trường 6.3. Sự đảm bảo tự do học thuật cho mọi thành viên trong nhà trường 7 6.4. Cơ sở khoa học của việc xác định mục đích đào tạo và cấu trúc tổ chức quản lý của nhà trường. 6.5. Môi trường bên trong nhà trường: an toàn, lành mạnh và nhân văn 6.6. Sự tham gia của nhà trường vào các hoạt động giáo dục thường xuyên / giáo dục suốt đời. 6.7. Mức độ đổi mới và định hướng đổi mới giáo dục đại học theo thời gian; ý nghĩa và kết quả của những hoạt động đổi mới giáo dục đại học. 7. Các nguồn tài chính 7.1. Quản lý tài chính 7.2. Nguồn tài chính do Nhà nước cấp 7.3. Nguồn tài chính thu được từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ xã hội 7.4. Học phí 7.5. Tỷ lệ chi phí cho nhà cửa 7.6. Tỷ lệ chi phí cho trang thiết bị 7.7. Tỷ lệ chi phí cho thư viện, cho các trung tâm nghe / nhìn 7.8. Tỷ lệ chi phí cho những hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học 7.9. Tỷ lệ chi phí cho những hoạt động đổi mới giáo dục đại học 7.10. Tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục thường xuyên / giáo dục suốt đời 8. Chất lượng của cấu trúc hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ 8.1. Diện tích dành cho các hoạt động đào tạo của khoa / trường thành viên 8.2. Diện tích thư viện, trung tâm nghe-nhìn của khoa / trường thành viên 8.3. Diện tích khuôn viên 8.4. Tính hợp lý của không gian dành cho các hoạt động đào tạo 8.5. Các trung tâm nghe-nhìn, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy 8.6. Tổng giá trị thiết bị của khoa, trường thành viên 8.7. Tổng giá trị phần mềm trong các trung tâm nghe nhìn của các khoa, trường thành viên (chẳng hạn như các chương trình máy tính) 8.8. Số lượng sách, báo, tạp chí (kể cả sách, báo, tạp chí điện tử) trên cán bộ giảng dạy. 9. Chất lượng và hiệu quả của các chủ trương / chính sách giáo dục 9.1. Chủ trương quản lý chất lượng của trường. 9.2. Đảm bảo dân chủ trong nhà trường 10. Chất lượng hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học 10.1. Những thoả thuận, phối hợp đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học khác 10.2. Sự tham gia của các thành viên của nhà trường trong các hoạt động hợp tác 10.3. Sự tận dụng những ưu thế của cơ sở hạ tầng (chẳng hạn như labô, thư viện, v.v...) cho các hoạt động hợp tác 10.4. Trao đổi, chia sẻ những ưu thế trong đào tạo (phần mềm giáo trình, các công cụ giảng dạy v.v...) 8 11. Khả năng đáp ứng các yêu cầu giáo dục 11.1. Khả năng cạnh tranh trong tuyển chọn sinh viên 11.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu học tập: giáo dục thường xuyên, từ xa, tập trung, không tập trung. 11.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu lựa chọn chương trình (các chủ đề, các học trình) trong mối tương quan với cường độ bắt buộc của chương trình đào tạo 11.4. Khả năng đào tạo theo học phần / tín chỉ / module, khả năng đáp ứng các hợp đồng đào tạo. 12. Khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng 12.1. Mức độ sinh viên hài lòng về chất lượng đào tạo và các dịch vụ của nhà trường 12.2. Mức độ các doanh nghiệp hài lòng về chất lượng đào tạo của nhà trường. Phần II. CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1. Các ấn phẩm đã công bố. 1.1. Số sách, giáo trình do đội ngũ giảng viên hoàn thành hàng năm. 1.2. Số chương trong các sách (nếu viết chung sách với người khác ngoài trường) 1.3. Số lượng luận án tiến sĩ hoàn thành trong năm. 1.4. Số lượng các giải thưởng nghiên cứu khoa học, các phát minh sáng chế, các bằng sở hữu trí tuệ 1.5. Số lượng các đề tài, đề án, dự án đã hoàn thành 1.6. Số lượng các đề tài, đề án, dự án có ứng dụng thực tiễn 1.7. Số lượng các bài báo đăng trong các tạp chí trong và ngoài nước 1.8. Số lượng các bài báo đăng kỷ yếu hội nghị / hội thảo. 1.9. Số lượng các công bố nhỏ hàng năm 1.10. Số lượng các báo cáo hàng năm 2. Những giá trị của các kết quả nghiên cứu 2.1. Tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu cho thương mại và công nghiệp 2.2. Tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu cho giáo dục 2.3. Các giá trị cho công nghệ 2.4. Những giá trị khoa học: kết quả nghiên cứu tạo ra những hiểu biết mới, giải quyết những vấn đề cơ bản trong khoa học, sự thích ứng của kết quả nghiên cứu với các lĩnh vực liên quan 2.5. Giá trị xã hội của hoạt động nghiên cứu: đóng góp phúc lợi xã hội, cải tiến những hiểu biết quốc tế và hợp tác, làm tăng uy tín quốc gia, sụ tôn vinh của các mức quốc gia và quốc tế 3. Cơ sở vật chất dành cho nghiên cứu 9 3.1. Số lượng những công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được nhận tài trợ của các cơ quan khác ở trong và ngoài nước 3.2. Tỷ lệ chi phí dành cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cơ sở giáo dục đại hoc 3.3. Khoản thu bên ngoài từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 3.4. Trang bị hiện có phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 3.5. Tỷ lệ diện tích mặt bằng phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 3.6. Diện tích trung bình dành cho các trung tâm nghe nhìn và thư viện 3.7. Số lượng sách được sử dụng hàng năm trên số lượng cán bộ. 3.8. Số lượng sách và tạp chí trong thư viện trên số thành viên làm việc toàn thời gian hoặc qui đổi tương đương. 3.9. Số lượng sách và tạp chí mới của các thành viên nhà trường. 4. Chất lượng đội ngũ cán bộ 4.1. Chính sách thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 4.2. Số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu 4.3. Cơ cấu tuổi của cán bộ nghiên cứu. 4.4. Các phẩm chất của cán bộ nghiên cứu: kiến thức chuyên môn và phương pháp nghiên cứu, sự ham mê, giàu ý tưởng và sự táo bạo về trí tuệ 4.5. Số lượng cán bộ có văn bằng thạc sĩ, TS, TSKH, hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư tham gia nghiên cứu 4.6. Khả năng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong việc phát hiện những vấn đề, xây dựng các đề án nghiên cứu 4.7. Tỷ lệ cán bộ có năng lực hướng dẫn nghiên cứu. 4.8. Số lượng nghiên cứu sinh, thực tập sinh từ nơi khác đến thực hiện các nghiên cứu ngắn hạn 4.9. Đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ 4.10. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ và khuyến khích đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu 4.11. Tỷ lệ thời gian dành cho nghiên cứu và công bố các ấn phẩm. 5. Tổ chức và thực hiện / triển khai chương trình nghiên cứu 5.1. Tính thực tiễn của các chương trình nghiên cứu 5.2. Tính thích ứng và tính chính xác của phương pháp nghiên cứu 5.3. Tính điển hình, tính khái quát của các chương trình nghiên cứu 5.4. Tính nhất quán của chương trình nghiên cứu của nhà trường 5.5. Giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu đã đạt được 5.6. Số lượng các đề án nghiên cứu đang triển khai thực hiện 5.7. Tính ưu việt của chương trình nghiên cứu của nhà trường so với những chương trình nghiên cứu tương tự ở trong và ngoài nước 5.8. Khả năng tiếp cận đến những phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật hiện đại để đạt được mục đích nghiên cứu. 10 5.9. Sự gắn kết của các chương trình nghiên cứu với đào tạo đại học, sau đại học, với thực tiễn sản xuất 6. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học 6.1. Những nghiên cứu liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau 6.2. Hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu và các trường ở trong và ngoài nước 6.3. Thực hiện những đề án liên kết quốc gia, quốc tế 6.4. Tổ chức các chuyến đi học tập / nghiên cứu ở nước ngoài và tiếp đón các đoàn của nước ngoài đến học tập, trao đổi kinh nghiệm 6.5. Thực hiện trao đổi học bổng nghiên cứu với nước ngoài 6.6. Tổ chức hoặc tham gia giảng dạy trong các khoá tập huấn, huấn luyện 6.7. Tham gia vào các ban biên tập sách, báo 6.8. Tham gia các hội đồng khoa học Phần III : CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ, HỖ TRỢ 1. Chất lượng phục vụ, hỗ trợ trong nhà trường 1.1. Sử dụng những ưu thế chuyên môn trong quá trình liên kết đào tạo 1.2. Chi phí quản lý trên sinh viên. 1.3. Chi phí thư viện trên sinh viên. 1.4. Chi phí cho thể thao và giải trí văn hoá trên sinh viên 1.5. Số lượng sách, báo, tạp chí trên sinh viên trong thư viện 1.6. Số lượng và giá trị các phần mềm (đầu video, caxet, đĩa hình v.v...) trên sinh viên trong trung tâm nghe nhìn 1.7. Diện tích phòng học, thư viện, ký túc xá, khuôn viên trên sinh viên 1.8. Diện tích phòng làm việc, thư viện trên một giảng viên 1.9. Phục vụ y tế, bảo đảm sức khoẻ học đường, chi phí cho y tế học đường 1.10. Số lượng, thời gian, mức độ sinh viên và các cán bộ, nhân viên nhà trường tham gia vào các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí 1.11. Các hoạt động tư vấn cho sinh viên 2. Chất lượng phục vụ, hỗ trợ xã hội 2.1. Các chi phí cho các hoạt động phục vụ xã hội 2.2. Số lượng cán bộ, nhân viên, giảng viên của nhà trường được mời tư vấn cho các tổ chức ngoài nhà trường (trong và ngoài nước) 2.3. Các nghiên cứu phục vụ lợi ích của nhà nước, của các doanh nghiệp và các hội. 2.4. Những hoạt động văn hoá, giải trí của nhà trường dành cho xã hội bên ngoài trường: số lượng, thời gian, sự tham gia. 2.5. Những hoạt động giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời của nhà trường để phục vụ xã hội: số lượng, thời gian, tham gia. 2.6. Tuyên truyền, phổ biến những kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho cộng đồng 2.7. Các hợp đồng đào tạo và nghiên cứu với các tổ chức bên ngoài. 11 Bộ chỉ số thực hiện trên bao phủ hầu hết các lĩnh vực hoạt động quan trọng của trường đại học được đề cập đến trong bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học đã được ban hành. Hai công cụ đo lường này sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Kết luận: Giáo dục đại học khá phức tạp do tính đa dạng về chuyên môn, tính khoa học cao và tính tự chủ của nó. Không có một công cụ riêng lẻ, không có một phương pháp đơn thuần nào có thể đánh giá đầy đủ bản chất của giáo dục đại học. Hai công cụ đo lường: Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học và bộ chỉ số thực hiện giáo dục đại học với hai cách làm khác nhau, với những ưu điểm khác nhau, sẽ bổ sung cho nhau. Hàng năm có thể triển khai đánh giá các trường đại học trong phạm vi cả nước bằng bộ chỉ số thực hiện và định kỳ đánh giá, công nhận chất lượng trường đại học bằng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Để có thể đưa vào áp dụng cần tiếp tục nghiên cứu và sớm triển khai thí điểm sử dụng bộ chỉ số thực hiện vào việc đánh giá sản phẩm giáo dục đại học. Tài liệu tham khảo: Clark, B. R. (1983). The Higher Education System: Academic Organization in Cross-National Perspective. Berkeley: University of California Press. Mien Segers, Wynand Wijnen, Filip Dochy (1990). Performance Indicators: a New Management Technology for Higher Education? The Case of the United Kingdom, the Netherlands and Australia in Management Information and Performance Indicators in Higher Education: an International Issue. Westerheijden D. F. (2002). Higher Education and Steering: Theory and the Netherlands. SEAMEO Q.A. Training Course.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhai_cach_tiep_can_trong_danh_gia_chat_luong_giao_duc_dai_hoc_293.pdf