1. Hiện thực và tưởng tượng trong truyện cổ tích
Nếu tưởng tượng trong thần thoại và truyền thuyết gắn liền với niềm tin của người kể và người nghe thì tưởng tượng trong cổ tích là một sự hư cấu nghệ thuật có chủ tâm, trong tiếng Nga, từ cổ tích được gọi là Xkazka đồng nghĩa với bịa đặt. Theo Nguyễn Xuân Đức thì “Người kể, nhất là cổ tích thần kỳ, không có ý thức tác động vào lòng tin người nghe đối với điều được kể ra mà cuốn hút họ vào câu chuyện bằng tính chất ly kỳ, làm cho họ cảm, họ xúc động, từ đó tìm ra bài học nhân sinh hướng đến điều thiện. Người nghe cổ tích đã được đặt trong trường cổ tích nên đã không có sự liên hệ gì giữa chuyện kể và thực tại. Cổ tích thực hiện chức năng giáo dục thông qua cảm hứng nghệ thuật chứ không qua niềm tin như truyền thuyết, chính điều này đã khiến cho cổ tích được xem là nghệ thuật đích thực, trong khi truyền thuyết trước hết là dã sử”, (Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, tr.28). Nhân vật thần linh trong cổ tích thần kỳ và sự biến hoá của nó bắt nguồn từ các phép ma thuật có nguồn gốc sâu xa trong thần thoại và các nghi lễ tôn giáo. Thực ra thì cổ tích thần kỳ đem đến cho người đọc một kiểu niềm tin khác với thần thoại và truyền thuyết, đó là niềm tin vào lẽ công bằng ở đời thông qua triết lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Người ta tin có một thế giới khác bên cạnh thế giới trần thế có một lẽ công bằng, đặc biệt là thế giới ông bà tổ tiên và cha mẹ của người chết ngầm đi theo giúp đỡ con cháu họ. Cổ tích thần kỳ đã gần đến một kiểu hiện thực điển hình, đó là nhân vật được tô điểm, khái quát hoá mà khi gặp một nhân vật bất hạnh nào cũng có nét chung giống nhau nên chỉ cần một nhân vật bất hạnh là có thể khái quát lên đặc điểm của nhân vật bất hạnh nói chung. Hiện thực trong cổ tích thần kỳ là bức tranh cuộc sống xã hội thời phong kiến cùng với sự đối lập hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người giàu có, người bất hạnh và kẻ quyền thế, người lương thiện và kẻ độc ác. Dù là có sự can thiệp của lực lượng thần kỳ nhưng sự đổi đời của nhân vật lương thiện vẫn có cơ sở trong cuộc sống đời thường với những tấm gương con nhà nghèo học giỏi đỗ đạt cao rồi được làm quan và đổi đời. Những cô gái nết na, hiếu thảo, chăm chỉ, đảm đang, khéo léo thường vẫn có nhiều trong các gia đình nghèo và nhờ vậy mà
22 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 20018 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thì thấy có người ngốc hơn chồng mình như có người lấy sàng múc nước, tìm kim dưới đáy sông, mang giỏ thủng đựng cá nên bỏ ý định tự tử, về nhà dạy dỗ chồng. Có truyện ngốc nhờ vợ dạy mà đỗ Trạng nguyên. - Hướng thứ ba, người vợ thấy lấy phải chồng ngốc liền bỏ chồng lấy người khác giàu có, quyền thế hơn. Ngốc đi theo thầy học khôn nhưng tình cờ bước vào đám cưới vợ mình, tình cờ nói vài câu, đọc ít câu vần vè học lõm được nhưng ngẫu nhiênlại có nghĩa lý. Từ đó vợ thấy chồng mình không ngu dốt nữa, bố mẹ vợ cũng do mặc cảm tội lỗi mà chạy ra xin lỗi chàng ngốc và xin theo chàng về. Đặc điểm của kết cấu chuyện loại này là kết cấu chuỗi. Trong 20 chuyện kiểu chàng ngốc thì truyện Làm theo lời vợ dặn là truyện tiêu biểu cho kết cấu chuỗi này. Kết thúc kiểu truyện này có 3 hướng:- Kết thúc bằng cái chết của nhân vật Ngốc do trâu húc, ngã lộn cổ trên cây.- Kết thúc không có sự tiến triển so với đầu truyện: vợ Ngốc buồn bã, sống âm thầm đau khổ vì không thay đổi được sự ngốc nghếch của chồng.- Kết thúc Ngốc gặp may nhờ hàng loạt yếu tố ngẫu nhiên. (Tự sự học. Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Sđd, tr.238-241). c) Cốt truyện cổ tích động vậtÐây là loại cốt truyện nhằm lý giải đặc điểm các con vật. Cốt truyện dẫn dắt người nghe đi đến nhận thức về nguồn gốc và đặc điểm của các con vật. Nhân vật là các con vật. Cốt truyện loại này không bị chi phối bởi cái thần kì. Cốt truyện cổ tích loài vật thường ít sự kiện, qui mô ngắn. Phổ biến là môtip về sự gặp gỡ giữa các con vật, có cuộc gặp tay đôi giữa hai con vật như khỉ gặp hổ (Khỉ và hổ), có cuộc gặp tay ba trở lên (Làm thế nào để thỏ cứu voi khỏi bị hổ ăn thịt). Trong các cuộc gặp gỡ, cách kể phổ biến là để cho các con vật đối thoại với nhau nên cốt truyện thể hiện kết cấu: gặp gỡ - sự kiện - đối thoại - hành động - kết quả. Theo Lê Trường Phát, có ba hình thức kết cấu truyện cổ tích loài vật. Loại thứ nhất là kết cấu đơn tình tình tiết như truyện Thằn lằn trộm chân. Loại thứ hai là kết cấu đa tình tiết, gồm hai tình tiết trở lên, điển hình cho loại này là truyện Con thỏ, con gà và con hổ. Truyện này có những tình tiết sau: Ba con vật cùng làm, cùng ở với nhau – Lần đi cắt tranh đầu tiên gà ở nhà nấu ăn - Gà đẻ trứng vào nồi làm thành một món ngon – Lần cắt tranh thứ hai, thỏ ở nhà nấu ăn – Thỏ bắt chước gà nhưng không ra gì – Thỏ bị hổ đánh cho một trận – Lúc mang tranh về lợp, thỏ lừa chất tranh lên lưng hổ rồi đốt lửa –Hổ tìm thỏ để đánh nhưng thỏ đã trốn thoát. Loại thứ ba là loại có kết cấu xâu chuỗi gồm nhiều truyện ngắn liên kết thành chuỗi xung quanh nhân vật chính, ví như truyện về con thỏ thông minh.Thường có hai kiểu kết thúc. Kiểu kết thúc thứ nhất là nêu lên đặc điểm sinh học nào đó của con vật. Kiểu này thường thấy ở những chuyện về “sự tích” nhằm lý giải một đặc điểm nào đó của sự vật. Ví dụ truyện Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công: “Cũng vì thế mà ngày nay dòng dõi loài công có bộ cánh rất sặc sỡ. Đi đâu nó cũng ưỡn ẹo và luôn miệng khoe khoang. Trái lại dòng dõi nhà quạ thì có bộ cánh đen thui như mực, trong đó có quạ khoang đặc biệt có một cái ngấn trắng ở xung quanh cổ. Vì phải bộ cánh xấu quá nên quạ rất thẹn thò, đi đâu cũng than thở: “Qụa xấu hổ!Qụa xấu hổ!”. Kiểu thư hai là kết thúc bằng một câu nói vần vè phổ biến trong dân gian, thường là các câu tục ngữ:- Con Vạc bán ruộng cho CòCho nên Vạc phải ăm mò cả đêm- Vạc sao Vạc chẳn biết loBán ruộng cho Cò, Vạc phải ăn đêmCách kết thúc này có ý nghĩa giáo dục về một bài học nhân sinh nên gần với thể loại ngụ ngôn. (Thi pháp văn học dân gian, Sđd, tr.65-66).d) Cốt truyện cổ tích về sự tíchĐây là loại truyện lý giải nguồn gốc, đặc điểm của các con vật, các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Điểm chung của loại cốt truyện này nhằm dẫn dắt người nghe nhânû thức về nguồn gốc và đặc điểm của sự vật. Kết thúc loại truyện này có dạng câu kết luận: “Từ đó dân ta có tục...” hoặc “Từ đó nhìn xuống hoặc trông lên người ta thường thấy...”. Loại này có ba dạng. Dạng thứ nhất có sự tham gia của yếu tố thần kì như truyện: “Sự tích cây nêu ngày tết ”. Dạng thứ hai cốt truyện xây dựng theo kiểu biến hình như truyện “Sự tích trầu cau”, “Sự tích ông bình vôi”...Dạng thứ ba cốt truyện cổ tích hiện thực, không có yếu tố kì diệu như : “Sự tích dưa hấu”, “Sự tích bánh chưng bánh giày” (Hai truyện này gần đây được xếp vào truyền thuyết vì có dính đến vua Hùng, tuy nhiên đặc trưng thi pháp cổ tích là khá rõ).Cùng giống nhau ở cách lý giải sự vật nhưng loại truyện sự tích lại có cách lý giải khác loại truyện động vật. Bên trong cách lý giải sự vật, tác giả dân gian lại lý giải các mối quan hệ nhân sinh. Nhân dân không muốn những người tốt phải chết một cách oan uổng nên đã để cho họ hóa thân vào thiên nhiên, sự vật như các truyện: “Sự tích trầu cau”, “Sự tích ông bình vôi”, “Sự tích con sam”...Còn những kẻ sống phụ bạc như người vợ trong “Sự tích con muỗi” thì biến thành con muỗi. Đấy cũng là một kiểu “kết thúc có hậu” của loại truyện này.Loại cốt truyện xây dựng trên mối quan hệ bộ ba: Cốt truyện loại này thể hiện vai trò và thân phận của nhân vật thứ ba. Môtip cốt truyện đầu tiên là xây dựng trên mối quan hệ giữa một người đàn bà với hai người đàn ông. Trong truyện Trầu, cau và vôi là mối quan hệ giữa một người con gái họ Lưu với hai anh em Tân Lang. Nhân vật người em xen giữa đôi vợ chồng. Sự ôm nhầm của chị dâu vì hai người hai anh em giống nhau như đúc nhưng còn một lẽ khác nữa là cô đã yêu quý hai người như nhau, một dấu tích của chế độ mẫu quyền thị tộc mà hai anh em trai là đối tượng hôn nhân của người phụ nữ. Giải pháp nào để cả ba người cùng ở với nhau như những ngày êm đềm đã qua, không thể bởi vì anh có tìm được em thì quan hệ giữa chị dâu em chồng cũng ngượng ngùng, tình cảm anh em không còn như trước. Nhưng dân gian lại muốn họ vẫn sống bên nhau hạnh phúc như xưa nên đành để cho họ cùng chết bên nhau để được gần nhau mãi mãi. Sự hoá thân của họ trở thành biểu tượng cho tình cảm nồng thắm của anh em, vợ chồng. Một dị bản Trầu, cau và vôi ở Nghệ An được xây dựng từ mối quan hệ giữa người vợ với hai người chồng, người chồng trước tên là Ngược, người chồng sau là Nước. Nàng Khăm Xuân vô tình thui cháy người chồng cũ, nàng thấy chồng chết thương quá nhảy vào lửa cháy luôn, người chồng sau không biết chuyện gì, thấy người vợ trong lửa cũng nhảy vào luôn. Kiểu chết của ba nhân vật này giống với truyện Ông đầu rau do người Sơn Tây kể. Truyện cũng xây dựng trên mối quan hệ giữa một người đàn bà với hai người chồng. Người đàn bà vì thương chồng cũ mà vô tình làm cho chồng chết cháy bèn nhảy vào lửa chết theo, người chồng mới không biết chuyện gì, thấy vợ thế cũng nhảy vào lửa. Một dị bản của người Sơn Tây kể về Thần bếp thì ngoài 3 người chết cháy còn có thêm một người đầy tớ cũng chết theo. Diêm Vương cho 3 người hoá thành 3 ông đầu rau, con đứa đầy tớ tên là Lốc cũng được hoá thành cái dùng để chặn đống nhấm. Còn theo bản của Nguyễn Đổng Chi thì ba người có ba cái chết khác nhau: người chồng cũ treo cổ chết, người vợ trầm mình chết, người chồng mới uống thuốc độc chết. Truyện Sự tích ông đầu rau nói về người vợ với người chồng cũ và người chồng mới. Người chồng cũ vì đói kém mà đi làm ăn xa, còn người vợ ở nhà đi làm thuê cho một ông chủ không giàu có gì nhưng đã cưu mang nàng. Người chồng đã 3 năm không tin tức, nghĩ rằng người chồng đã chết trong nạn đói nên người chủ sẵn có mối cảm tình đã ngỏ lời lấy nàng. Nàng khó từ chối, trong lòng vẫn hy vọng chồng trở về nên hẹn với ông chủ sau 3 năm để tang chồng xong sẽ ưng thuận. Rồi 3 năm cũng qua chóng vánh vẫn biệt tăm chồng nhưng vẫn xin ông chủ rốn chờ thêm năm nữa. Một năm nữa cũng trôi qua, nàng đành chấp nhận lấy chồng mới, đột nhiên sau đó 3 tháng, người chồng cũ trở về. Thật là khó xử, anh chồng cũ chấp nhận bỏ đi vì không nỡ phá bỏ hạnh phúc của họ nhưng buồn đau quá nên treo cổ lên cây đa đầu làng tự tử. Người vợ thấy chồng cũ chết, đau đớn quá cũng trầm mình chết ở cái ao cạnh nhà. Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ cũng vô cùng đau khổ, uống thuốc độc tự tử. Sau khi chết, cả 3 người xuống âm phủ, nghe lời khai của 3 người Diêm Vương rất cảm động nên cho 3 người hoá thành 3 ông đầu rau để họ không lìa nhau. Các truyện trên đều nói về sự xuất hiện của người chồng cũ đã làm cho người vợ khó xử và vì người vợ cũng yêu hai người chồng như nhau. Giải pháp bắt buộc phải lựa chọn một trong hai người đã không thực hiện được và chọn cả hai càng khó nên cả ba cùng chết để họ được sống bên nhau. Ba cái chết này lại trở thành biểu tượng cho sự nhân hậu, bao dung của tình chồng nghĩa vợ. Truyện Sự tích con muỗi xây dựng trên mối quan hệ giữa người đàn bà với hai người đàn ông, một người là chồng, người thứ hai là tình nhân, bà vợ bội bạc với chồng nên chết đi biến thành con muỗi. Cũng là quan hệ bộ ba nhưng người vợ bội bạc nên mình cô ta bị chết. Đối lập với người vợ có nghĩa ở các truyện trên thì đây là người vợ bất nghĩa. Truyện Sự tích chim quốc lại xây dựng trên mối quan hệ giữa người vợ với người chồng và người bạn thân của chồng. Quắc và Nhân là hai người bạn thân, Nhân đưa bạn về nhà ở nhưng vợ Nhân đối xử tệ nên Quắc bỏ đi, Nhân đi tìm bạn, cứ gọi tên bạn rồi chết hóa thành chim quốc, cũng gọi là đỗ quyên, kêu quắc quắc. Truyện này lại nói về sự xuất hiện của người bạn chồng đã làm xáo trộn tình cảm giữa đôi vợ chồng. Tuy nhiên, chỉ có người chồng thương bạn mà chết thành chim quốc như một biểu tượng đẹp của sự hy sinh vì tình bạn.Môtíp cốt truyện thứ hai được xây dựng trên mối quan hệ giữa người mẹ ghẻ hay bố ghẻ đối với con ghẻ hoặc con nuôi. Sự tích chim đa đa xây dựng trên mối quan hệ giữa bố ghẻ với con riêng của vợ. Bố ghẻ tìm cách hại con riêng của vợ chết hoá thành chim đa đa. Dị bản truyện Sự tích chim đa đa lại xây dựng trên mối quan hệ giữa người người đàn bà với con chồng và chồng. Gì ghẻ đối xử với con chồng tên là Đa Đa một cách thậm tệ, lại còn xúc xiểm cho người bố chém chết con, người con biến thành chim đa đa kêu “Bát cơm cát trả cho cha, đánh chác đầu ra, bạc ác đa đa”. Dị bản Sự tích chim quốc thể hiện trên mối quan hệ giữa người mẹ với con chung và con chồng. Mẹ ghẻ ghét con chồng tìm cách làm cho chết nhưng không ngờ lại hại con mình chết, hóa thành chim đỗ quyên kêu “Khổ quá, khổ quá! Mẹ đồ chín vừng làm hại con”. Nhân vật thứ ba xen vào ở loại truyện này là người bố ghẻ hay người dì ghẻ. Kết cục là người con riêng hay chính đứa con đẻ của mình bị chết biến thành chim. Người bố hoặc mẹ ghẻ hại con riêng của vợ hoặc chồng đều phải chết mất xác. Riêng dị bản Sự tích chim quốc thì chính đứa con đẻ của mình bị chết là một sự trừng phạt đau đớn và nặng nề cho người mẹ. Dị bản truyện Năm- trâu - sáu cột và chim Bắt cô trói cột của đồng bào thiểu số vùng Hà Giang thể hiện mối quan hệ giữa người mẹ với hai đứa con nuôi, một trai một gái, hai người yêu nhau nhưng người mẹ bắt cô gái phải lấy thổ lang giàu có. Cô ta không chịu bèn lập kế chôn thêm một cọc rồi vu cho cô làm mất trâu, muốn đền được thì phải lấy thổ lang, cô đau khổ quá tự tử chết hóa thành chim kêu “Năm trâu sáu cọc”. Dị bản Sự tích chim Năm- trâu - sáu cột và chim Bắt cô trói cột của đồng bào Việt Bắc thể hiện mối quan hệ giữa bố đẻ với con gái và người yêu của con. Người bố không cho con gái mình yêu người con trai đã cứu con mình, sau hai người chết biến thành hai con chim trống mái, thương ban ngày đi ăn, ban đêm lạc nhau nên gọi nhau ra rả, người ta gọi là chim khảm khắc. Cả hai truyện trên đều nói đến nhân vật thứ ba là người mẹ nuôi hoặc người bố đẻ đã ngăn cấm tình duyên của hai người, kết cục là ngời con gái nuôi chết hoặc cả đôi tình nhân chết thành chim. Tiếng chim như lời trách móc, oán hận của người con, là tiếng xấu cho những người làm cha làm mẹ vì giàu sang mà hại con.Loại cốt truyện xây dựng trên mối quan hệ tay đôi: Truyện nói về mối quan hệ thân thuộc trong nội tộc, gia đình. Sự tích chim hít cô xây dựng trên mối quan hệ giữa hai cô cháu, vào năm đói kém, cháu liều mình đi bứt lúa của chủ ruộng được một ít thóc đêm về giã thành gạo nấu cháo. Lúc cháu đi xin gừng, bà ở nhà gắng gượng dậy nấu cháo rồi ăn, để phần cho cháu nhưng thấy cháu chưa về, tưởng cháu đã ăn ở đâu rồi đành ăn nốt phần của cháu, cháu về đói quá nhưng không còn cháo nữa, giận cô rồi oán cô, nói giọng chua cay: “Đó còn ít nữa, hít nốt đi! Hít đi cô, hít cô…”. Sáng hôm sau, cháu chết rồi từ đó vào khoảng trời khuya, người ta nghe tiếng chim kêu não nùng trong không gian: “Hít cô! Hít cô!”. Cũng truyện này nhưng dị bản vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình thì là nhờ con chuột nhắt mách bảo hít hạt gạo còn sót lại mà sống sót nhưng vì cô (O) hít vô ý tuột tay làm cho hạt gạo rơi tuột vào họng mình, người cháu giục: “O ho” nhưng vẫn không ra, sau đó người cháu chết hóa thành chim hít cô hay chim o ho, thường kêu những tiếng “O ho! O ho!”. Truyện nói về mối quan hệ vợ chồng. Sự tích con sam kể về tình cảm của đôi vợ chồng, chồng làm nghề đánh cá một hôm chẳng may bị tai nạn trong một trận bão, người vợ nghe tin dữ, đi tìm chồng, nhờ có thần cây cho một viên ngọc quý ngậm vào miệng bay qua biển gặp chồng nhưng phải nhắm mắt ngậm miệng kẻo rơi ngọc thì gặp nguy. Nhờ có ngọc, người vợ bay qua biển và gặp được chồng trên một bãi cát. Người chồng ôm ngang lưng vợ. Người vợ nhờ viên ngọc mà cùng chồng bay qua biển nhưng trong lúc đang mừng quá nên quên mất lời thần dặn, miệng nói, viên ngọc văng ra rồi hai người rơi xuống biển và hoá thành đôi sam. Ngày nay những con sam thường đi cặp đôi ở dưới nước, lúc nào con đực cũng ôm lấy con cái như lúc người chồng ôm vợ bay qua biển. Truyện Sự tích con dã tràng gồm nhiều truyện nhỏ, mỗi truyện nhỏ kể về một đôi vợ chồng. Đoạn thứ nhất kể về sự bạc tình của con rắn vợ, con rắn chồng nhờ Dã Tràng mà biết sự bạc bẽo của vợ mình nên cho chàng viên ngọc. Đoạn thứ hai kể Dã Tràng nhờ viên ngọc mà nghe được tiếng chim nhưng cũng vì thế mà bị oan, sau cũng nhờ ngọc mà anh được giải oan. Khi được tha, trên đường ghé vào nhà bạn chơi, bạn định thết đãi bạn bằng thịt ngỗng, nhờ nghe được sự hy sinh thắm thiết của đôi vợ chồng ngỗng, ngỗng chồng muốn mình chết và ngỗng vợ cũng muốn chết thay chồng. Vào sáng sớm, khi người bạn ra chuồng ngỗng, con ngỗng đực xua ngỗng mái chạy và nó thì vươn cổ để cho bắt. Dã tràng thấy và kịp thời can ngăn, con ngỗng đực cám ơn chàng và lại cho một viên ngọc có khả năng đi dưới nước một cách dễ dàng. Long Vương sợ Dã Tràng có viên ngọc sẽ nguy hại về sau nên cho bộ hạ tìm cách dụ dỗ vợ chàng lấy cắp viên ngọc xuống thuỷ cung thì sẽ được làm hoàng hậu. Dã Tràng mất ngọc, mất vợ nên ngày ngày chở cát lấp biển, làm thành con đường xuống thuỷ cung để lấy lại ngọc nhưng vô hiệu và chết hoá thành con còng hay còn gọi là con dã tràng, ngày ngày xe cát lấp biển. Câu chuyện này có 3 cặp vợ chồng thì có hai cặp kể về sự phản bội của người vợ, trong đó Dã Tràng có kết cục đau lòng. Sự tích đá Vọng phu kể về cuộc hôn nhân giữa anh em ruột lấy nhầm thành vợ chồng, người anh nhờ một dịp nào đó mà phát hiện ra em mình, lẳng lặng ra đi biệt tăm với những lý do khác nhau, người em mà nay thành vợ không hề hay biết, cứ nghĩ là chồng nên hàng ngày bồng con ra bờ biển ngóng chồng rồi chết hoá thành đá có hình mẹ bồng con, dân gian gọi là hòn Vọng phu. Truyện Sự tích đá Bà rầu lại nói về sự ghen tuông của người chồng sau một thời gian đi làm ăn xa, người vợ một mực thanh minh nhưng vô hiệu, đành im lặng và nhẫn nhịn trước sự hành hạ của chồng. Người chồng lại bỏ đi làm ăn xa mà không một lời rỉ tai với vợ, người vợ buồn phiền ra biển ngồi ngóng chồng rồi hoá thành hòn đá, dân địa phương gọi tượng Bà rầu. Truyện nói về các mối quan hệ xã hội. Dị bản Sự tích chim quốc xây dựng trên mối quan hệ giữa hai người bạn, một người là La Hoa vì trả thù cho Quốc mà chết biến thành chim quốc hay là đỗ quyên, luôn mồm kêu “Quốc quốc, La Hoa”. Truyện Năm- trâu - sáu cột và chim Bắt cô trói cột thể hiện mối quan hệ với cô chủ tá điền với bác lực điền. Cô chủ thì cho rằng sáu cọc thì sáu trâu nhưng thực tế chỉ năm con, ông tá điền thì nói “Chỉ có bắt cô trói vòa cột thì họa chăng mới thành sáu được” hai người cãi nhau, chết hóa thành chim, hai con ở hai dãy núi, một con kêu “Năm trâu sáu cột”, con kia kêu “Bắt cô trói cột”.Biến thể của mối quan hệ tay đôi là truyện so sánh giữa người tu hành với người không tu hành. Truyện Sự tích cá he kể về một nhà sư trên đường đến đất Phật để được chính quả, trời chiều tối giữa rừng vắng vào trú ngôi nhà mẹ con Ác Lai. Người con trai mụ chuyên đi bắt thú rừng và cả người ăn thịt. Được Ác Lai thuyết pháp, anh ta giác ngộ và không còn muốn ăn thịt người, cải tà, quy thiện và nguyện rạch bụng mình lôi ra bộ ruột gan và nhờ sư dâng lên Phật để tỏ lòng thành. Nhưng dọc đường, qua ngày sau, bộ lòng bốc mùi hôi làm sư không chịu được nên sư vất nó xuống biển. Thấu rõ lòng thành của mẹ con Ác Lai, Phật cho thành chính quả còn sư vì thiếu thành tâm, tận tâm mà không được lên toà sen, đành hổ thẹn quay về lặn xuống biển tìm lại bộ lòng nhưng không tìm được rồi biến thành cá he. Truyện Sự tích ông bình vôi kể về một sư nữ tuy là người tu hành mà vẫn còn tính đố kỵ, ghen ghét, hiếu thắng, tà tâm nên không những không được lên Niết bàn mà còn bị Phật bắt hoá thành bình vôi để cho người đời móc ruột. Loại cốt truyện chỉ có một nhân vật chính: Nhân vật là nhà sư, người tu hành. Truyện Sự tích con nhái kể về một vị hoà thượng trẻ tuổi, vì không kiềm chế nỗi sắc dục nên Phật bà bắt hoá thành con nhái. Truyện này nhưng người miền Bắc có tên là Sự tích con ếch kể về một nhà sư sẽ đắc đạo sau dự một cuộc thi trên Thiên đình. Sư chợt nghĩ mình cái gì cũng tinh thông, duy chỉ chưa từng biết cơ thể đàn bà. Nếu lên thiên đường, người ta hỏi, không biết đường nào trả lời nên nhờ thủ tự giúp. Thủ tự tìm nhưng không ai chịu đành về nhà dỗ vợ đến với sư. Từ ngày tìm hiểu được cơ thể người đàn bà, nhà sư đâm ra ngớ ngẩn, kinh kệ, cúng bái không thiết. Phật biết chuyện cho sét đánh chết rồi bắt hoá làm con ếch. Truyện Sự tích chim tu hú dù có nói đến hai nhân vật là Bất Nhẫn và Năng Nhẫn nhưng truyện vẫn chỉ nói về Bất Nhẫn, vì anh ta là người tu hành mà chưa thực tâm và nhẫn nhục nên bị Phật bà Quan âm bắt biến thành một giống chim mà đời sau quen gọi là chim tu hú. 3. Đặc trưng nhân vật cổ tích3.1. Đặc trưng nhân vật cổ tích thần kìNhân vật trong truyện cổ tích phức tạp, đa dạng và mang tính hiện thực rõ nét hơn nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết. Nếu thần thoại là “nghệ thuật vô ý thức” thì cổ tích là “nghệ thuật đích thực”. Kiểu nhân vật cổ tích thần kì có hai loại. Kiểu loại nhân vật có kết thúc có hậu theo lý tưởng đổi đời của nhân vật (có hậu tích cực) và kiểu loại nhân vật hoá thân (có hậu không tích cực). Nhân vật kiểu loại kết thúc có hậu tích cực lại có nhiều kiểu típ nhân vật: - Nhân vật có tài lạ như típ truyện: Bốn anh tài, Ba chàng thiện nghệ…- Nhân vật mồ côi ở với ghì ghẻ và em cùng cha khác mẹ (ngườicon riêng) như kiểu típ truyện Tấm Cám, …- Nhân vật mồ côi ở với anh hoặc chú ( người em út) như típ truyện Cây khế.- Nhân vật nghèo khổ đi làm thuê cho địa chủ phú ông (ngườidi ở) như típ truyện Cây tre trăm đốt, Sự tích con khỉ…- Nhân vật mồ côi là dạng nhân vật tráng sĩ như típ truyện: Thạch sanh, Âm dương giao chiến…- Nhân vật mồ côi có hình dạng xấu xí ( người đội lốt vật) như típ truyện Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dê …Theo Nguyễn Xuân Đức: “Chủ yếu, nhân vật truyện cổ tích thần kì là nhân vật phân tuyến”(3).. Nhân vật được hình thành theo hai tuyến đối lập nhau: Tuyến thiện và tuyến ác, tuyến chính nghĩa và tuyến gian tà, tuyến tốt và tuyến xấu. Tuyến thiện là những nhân vật xuất thân từ nông dân nghèo, những người bất hạnh, thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến. Họ thuộc những người chính nghĩa mang đầy đủ những nét đẹp và đặc tính tốt của con người như đẹp trai, xinh gái (dù đội lốt thú nhưng bên trong là lốt người đẹp), cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, nhân hậu, thông minh, giàu lòng vị tha, hiền lành, không tham lam. Tuyến ác là những con người nắm quyền kinh tế và chính trị thường là từ anh chị cả đến phú nông, vua quan. Họ thuộc những người phi nghĩa, mang đầy đủ những đặc tính xấu từ ngoại hình đến nhân cách: xấu trai, xấu gái hoặc không đẹp bằng nhân vật chính nghĩa, lười nhác, ích kỷ, hẹp hòi, đố kỵ, ngu dốt, hung dữ, tham lam. Nhân vật thiện tốt từ đầu đến cuối, nhân vật ác xấu từ đầu đến cuối, tốt cũng tốt một cách toàn diện và xấu cũng xấu đến tàn tệ. Đây là cách xây dựng nhân vật lý tưởng hóa theo kiểu cực tuyến rõ ràng, không có lẫn lộn tốt xấu. Nhân vật không có chuyển biến tính cách, đạo đức. Nhân vật sinh ra tham lam cứ thế không thay đổi, tuyệt nhiên không có chuyển biến gì. “Truyện cổ tích thần kỳ hầu như không hề biết đến sự thay đổi, sự phát triển tính cách nhân vật...Nhân vật xuất hiện trong cổ tích từ đầu bằng những nhân cách nào thì nó sẽ tồn tại đến cuối truyện với nhân cách đó ”(1). Âàûc âiãøm naìy thãø hiãûn roî trong truyãûn cäø têch tháön kyì kết thúc có hậu tích cực nhưng lại không đúng cho kiểu loại truyện hoá thân (kết thúc có hậu không tích cực).“Nhân vật trong truyện cổ tích không có sức mạnh ma thuật vốn có ở nhân vật huyền thoại. Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của các thần. Về sau, các sức mạnh thần kì đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân vật và ở mức độ nhất định chúng hoạt động thay cho nhân vật”, (Thi pháp của huyền thoại, Sđd, tr.360-361). Nhân vật kì diệu hoặc vật kì diệu thường đứng về phe thiện, giúp đỡ họ những lúc khó khăn, bế tắc trong cuộc sống. Nhân vật kì diệu phần lớn là tiên, bụt (phật). Vật kì diệu bao gồm đủ loại như Rùa thần, Chim thần, cá Bống, chim Vàng anh, cây Xoan đào, quả Thị...Riêng truyện “Thạch Sanh”, yếu tố kì diệu vừa nghiêng về nhân vật thiện như Vua thủy tề, cây đàn, niêu cơm; vừa là vật trung gian như Trăn tinh, Đại bàng...Đây là yếu tố kì diệu thuộc tuyến ác nhưng không nghiêng về phe ác. Nó là lực lượng ác đối với bất cứ ai. Trăn tinh có thể ăn thịt bất cứ ai và Đại bàng có thể cắp bất cứ người con gái đẹp nào. Một vật thần trung gian nữa đó là chim Đại bàng trong truyện “Cây khế”. Chim Đại bàng không thiên vị ai, không giúp ai trong hai phe thiện (người em), ác (người anh). Yếu tố kì diệu dạng này chỉ vì mục đích thử thách, phân định tài năng và bản chất nhân vật chứ không nhằm trợ giúp hay ám hại nhân vật thiện. Trăn tinh và Đại bàng trong truyện “Thạch Sanh” nhằm để thử thách nhân vật còn chim Đại bàng trong truyện “Cây khế” nhằm phân định bản chất nhân vật.Nhân vật truyện cổ tích thần kì thường không rõ tính cách. Tất cả những nhân vật thiện đều có bản chất giống nhau, tính cách hao hao giống nhau, chỉ khác nhau tình huống, hành động nhân vật. Nhân vật ác cũng giống nhau theo khuôn mẫu đã định sẵn. Kết thúc cuối cùng, số phận nhân vật cũng giống nhau. Người lương thiện được giàu sang hạnh phúc, được làm vua, hoàng hậu, được làm quan và lấy vợ đẹp, kẻ gian ác bị trừng trị hoặc là mất hết tài sản, hoặc là chết. Nhân vật cổ tích thần kỳ là nhân vật thuyết minh cho một đặc điểm nhân cách, một nét nhân cách nào đó của phe thiện và phe ác. Một nét nhân cách tương ứng với một nhóm truyện, một hoàn cảnh nhất định hoặc một hành động nhất định. Nhân vật cổ tích thần kì không phải là nhân vật cá nhân, nhân vật cá tính mà là nhân vật chức năng, nhân vật thuyết minh đạo đức. Chính vì đặc điểm này mà V. Ia Prôp đã kết luận rằng: “Cổ tích vấn đề quan trọng không phải hành động do ai thực hiện mà là nó được thực hiện như thế nào”. Người em trong “Cây khế” và “Hà rầm hà rạc” về chức năng và nét nhân cách không khác gì nhau, họ đều không tham lam. Vậy nét tính cách hay chức năng thuyết minh của loại nhân vật này không tham lam để đối lập với loại nhân vật người anh là tham lam. Truyện cổ tích thần kì xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau các nét tính cách theo tiêu chuẩn đạo đức tốt/ xấu, theo bản chất thiện/ ác như: nghĩa tình/ bất nghĩa, siêng năng/ lười biếng, tham lam/ không tham lam, trung thực/ lừa dối, dũng cảm/ hèn nhát, thủy chung/ phụ bạc. Trong truyện cổ tích thần kỳ, mỗi nhân vật chỉ mang một số trong các nét tính cách trên chứ không phải là tất cả các nét trong mỗi tuyến(2). Mỗi nét tính cách trong mỗi tuyến tạo nên một tính cách hoàn chỉnh về người nông dân nghèo trong những hoàn cảnh khác nhau và cũng như vậy đối với những nhân vật thuộc tầng lớp thống trị trong chế độ phong kiến. V. Ia Prốp khi nghiên cứu truyện cổ tích về các cha cố đã nhận xét rằng: “Hàng loạt những cổ tích khác nhau về cha cố đều chỉ sự phản ánh những phương diện khác nhau về nhân vật này, các tổng hợp của những điều được phản ánh đó sẽ cho ta một hình tượng hoàn chỉnh”.Có thể nói rằng nhân vật cổ tích thần kỳ là nhân vật chức năng. Biểu hiện của đặc trưng này, theo Nguyễn Xuân Đức, trước hết là nhân vật hành động theo mạch cốt truyện. V. Ia. Prốp trong Folklore và thực tại cho rằng: “Trong cổ tích thần kỳ, nhân vật tự mình không có sức mạnh, nhưng khi nhân vật không biết đường đi, anh ta bỗng gặp một bà già hay một mụ phù thuỷ (cổ tích thần kỳ người Việt là Tiên, Bụt - LĐL)…người sẽ chỉ cho anh cần đi đâu và giúp đỡ anh ta. Cuộc gặp gỡ đó không có một lý do nào nhưng nó lại quyết định sự tiếp diễn của câu chuyện. Lôgic nghệ thuật của cổ tích là ở chỗ trong tay nhân vật cần có một phương tiện thần kỳ, chính cái đó đã tạo ra cuộc gặp gỡ với nhân vật sẽ cho anh ta phương tiện đó”. Như vậy, cái ngẫu nhiên được sắp xếp theo mạch cốt truyện mà nhân vật như bị lôi theo mà không hề tự ý thức các hành động của mình. Tại sao đại bàng lại cắp Công chúa bay qua đúng gốc cây đa nơi Thạch Sanh nằm? Tại sao Hoàng tử lại vào một hàng nước nghèo hèn, nơi bà chủ quán đang cưu mang Tấm? Tại sao người em trong Hà Rầm Hà Rạc lại nằm ngủ đúng dưới gốc cây đa nơi đàn khỉ thường hay đến chơi? Nguyễn Xuân Đức lý giải rằng cái ngẫu nhiên xảy ra đối với nhân vật lại là cái không ngẫu nhiên đối với ý đồ cốt truyện. Tác giả cho rằng truyện cổ tích người Việt khi tổ chức cốt truyện họ đã đan cài, đặt sẵn các yếu tố, trong đó có cái ngẫu nhiên để nhân vật hành động theo cái khuôn định sẵn đó. Những mưu toan đó thể hiện rõ trong cổ tích người Việt. Trong truyện Thạch Sanh, khi đốt xác trăn tinh cung thần xuất hiện. Thạch Sanh lấy cung thần về làm gì khi anh làm nghề đốn củi. Tuy nhiên chỉ đến khi đại bàng cắp Công chúa bay qua, Thạch Sanh giương cung ra bắn, chúng ta mới nhận ra rằng cái cung thần là để chuẩn bị cho việc bắn đại bàng cứu Công chúa sau này mà nó đã được ngầm đặt trong cốt truyện. Việc trang bị cho Thạch Sanh những trợ thủ thần kỳ mới như đàn thần, niêu cơm thần cũng chỉ được biết nhờ có việc giải oan và đánh bại quân các nước chư hầu về sau mà thôi. Trường hợp đại bàng bắt Hoàng tử con vua Thuỷ tề về nhốt sẵn trong hang cũng nhằm mục đích sau này đưa Thạch Sanh ra khỏi hang. Rõ ràng hành động của nhân vật nhằm thể hiện nhân cách nhưng nó đã được qui định sẵn từ cốt truyện. Biểu hiện thứ hai của nhân vật chức năng là nhân vật có hành vi chức năng. Tấm tin một cách ngờ nghệch về lời mụ dì ghẻ là hành vi có tính chức năng, người em trong truyện Cây khế cam chịu lấy mỗi cây khế khi chia gia tài rồi lại đổi cây khế cho người anh là hành vi có tính chức năng. Thạch Sanh khi nhận đàn thần và niêu cơm thần thì nhân vật đâu đã hiểu công dụng của nó. Nếu không có chi tiết chàng bị Lý Thông hạ ngục và quan quân 18 nước chư hầu đem binh đến đánh thì hai vật báu đó để làm gì. Sau hành động đó là hành vi có tính chức năng. (Nguyễn Xuân Đức, Sđd, tr.79-88). Như vậy, nhân vật làm việc gì, hành vi ra sao không phải là sự thôi thúc của nhân cách của chính bản thân mà bị chi phối bởi cốt truyện có tính chức năng, bởi những ý đồ của tác giả dân gian muốn xây dựng theo một mẫu người nhất định với một nét nhân cách chức năng nổi trội như Thạch Sanh là nghĩa tình, người em trong Cây khế là không tham lam… Cổ tích trung gian không có kiểu xây dựng hai tuyến nhân vật thiện/ ác trong cùng một tác phẩm. Truyện “Cây khế” nằm trung gian giữa truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích hiện thực bởi kết cục của hai nhân vật người anh và người em không phải trực tiếp do sự tác động của yếu tố thần kì. Người anh vì quá tham lam, không nghe lời chim, mang nhiều vàng nặng quá, chim bay không nổi chao cánh nên người anh rơi xuống biển. Một dị bản của truyện “Cây khế ” là truyện “Nhân tham tài nhi tử, Điểu tham thực nhi vong” nhân vật Đại bàng thuộc tuyến xấu, cũng chết do tham ăn nhưng không phải là yếu tố thần kì nghiêng về phe ác hay phe thiện. Nếu nhân vật trong truyện cổ tích thần kì là nhân vật cực tuyến, phân tuyến thì nhân vật trong loại truyện cổ tích trung gian và cổ tích hiện thực là không phân tuyến hoặc phân tuyến không rõ. Loại truyện cổ tích thần kì đích thực, điển hình là yếu tố kì diệu nghiêng về phe thiện, số phận nhân vật được dẫn dắt bởi yếu tố kì diệu, nếu không có yếu tố kì diệu can thiệp, nhân vật không thể nào đổi đời, giải phóng số phận. Cùng dạng với truyện cổ tích “Cây khế ” của người Việt nhưng truyện “Chim Phùng náo” của người Nùng là truyện cổ tích thần kì bởi ở truyện này có sự can thiệp của yếu tố thần kì là thần Mặt trời, người anh bị mặt trời thiêu cháy. Cổ tích không chú ý đến việc miêu tả ngoại hình và tâm trạng nhân vật. V Ia Prốp nhận xét rằng: “Các loại tự sự, sử thi dân gian không biết đến nghệ thuật xây dựng chân dung...Ngoại hình của nhân vật hoặc hoàn toàn không được miêu tả, hoặc chỉ được nhắc tới vài chi tiết nào đó nói lên đặc tính của một loại người nhất định chứ không phải là một cá nhân nhất định”. Truyện cổ tích chú ý miêu tả hành động nhân vật. Người nghe chỉ quan tâm đến các nhân vật hành động ra sao, kết quả thế nào. Hầu hết nhân vật trong truyện cổ tích không có tên, không có lý lịch rõ ràng. Nếu có tên, địa chỉ thì cũng là một cái tên, địa chỉ chung chung, đại khái, không ghi lại một dấu ấn riêng biệt nào.Nhân vật thần kỳ trong truyện cổ tích loại này gồm nhiều loại: Ngọc Hoàng và các thiên thần ở cõi trời; Diêm Vương, các âm binh, âm tướng, thần linh ở cõi âm; Long Vương (vua Thuỷ tề) và các thuỷ thần ở cõi nước; Tiên, Bụt, thần núi, các vị thần siêu nhiên như: Chim thần, Rùa thần, Trăn tinh, Hồ tinh, ma quỷ…Ngoài ra còn có các vật thần như: cung thần, gươm thần, niêu cơm thần,…Lực lượng thần kỳ thực hiện chức năng, nhiệm vụ trợ thủ cho nhân vật chính chiến thắng lực lượng phi nghĩa. Tuy nhiên có loại không làm hại nhưng cũng không trợ giúp mà chỉ là để phân định phẩm chất, thử thách lòng dũng cảm, tài năng của nhân vật chính như: Đại bàng trong Cây khế, Chằn tinh, Đại bàng trong Thạch Sanh. 3.2. Đặc trưng nhân vật truyện cổ tích hiện thực hay còn gọi là cổ tích sinh hoạtNhân vật cổ tích hiện thực hay sinh hoạt có các kiểu loại nhân vật: - Nhân vật tài năng nhưng bất hạnh như típ truyện Trương Chi- Nhân vật đức hạnh có người vợ, người chồng tình nghĩa như típ truyện: Gái ngoan dạy chồng, Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, người bạn tốt như típ truyện: Trọng nghĩa khinh tài, Bán tóc đãi bạn…, người dân trung thực như típ truyện: Người ăn mía và người chủ vườn… - Nhân vật xấu xa gồm người chồng hoặc vợ bất nghĩa như típ truyện: Đồng tiền Vạn Lịch, Thịt gà thuốc chồng…, đứa con bất hiếu như típ truyện: Tiếc gà chôn mẹ, kẻ lừa đảo như típ truyện: Dì phải thằng chết trôi tôi phải đôi sấu sành…- Nhân vật chàng ngốc như típ truyện: Làm theo lời vợ dặn, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, Chàng Ngốc đi buôn… Loại nhân vật chàng ngốc cũng có sự đối lập giữa nhân vật vợ và chồng nhưng không phải đối kháng, loại trừ nhau như truyện cổ tích thần kì giữa nhân vật chính diện và phản diện mà là đối lập về tính cách, trí tuệ. Một bên anh chồng thì quá ngờ nghệch, ngốc nghếch còn một bên cô vợ lại quá thông minh nhanh nhẹn. Loại truyện này, nhân vật chính là người chồng và ở Việt Nam, nhân vật người vợ thường xuất hiện trong thế đối sánh với người chồng, thường lý tưởng hoá người vợ và ngu hoá người chồng. Trong khi đó ở truyện cổ tích của Nga, Pháp, Miến Điện…nhân vật đối lậpvới chàng ngốc là người mẹ hoặc người bố. Người mẹ và bố giỏi giang hơn, khôn ngoan hơn con và con trai phải nghe theo lời dặn của cha mẹ là chuyện thường tình đằng này ở Việt Nam chồng thua vợ mọi đường và phải nghe lời vợ trong công việc làm ăn, sinh hoạt là một chuyện không bình thường. Trong thực tế thì cũng không thiếu gì các anh chồng ngốc nhưng ngốc mà ngoan ngoãn làm theo một cách tuyệt đối lời vợ dặn mà không tính đến các tình huống khác nhau thì ngốc hết chỗ nói. Kết thúc có khi chàng ngốc gặp may nhờ các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng thường thì thất bại, trắng tay, thậm chí phải chết do trâu húc, do ngã cây. Có lẽ đây là loại truyện ra đời trong thời kì phục hưng, giai đoạn xã hội phong kiến với vai trò tuyệt đối hoá của người chồng không còn nữa, giai đoạn tinh thần dân chủ cao và người phụ nữ đã được xác lập vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Nhóm truyện thể hiện đề tài đạo đức thường là đưa ra những câu chuyện với những nhân vật hoặc là có đạo đức, tình nghĩa hoặc là bất nhân bất nghĩa. Nhân vật trong truyện không có đối tuyến như nhân vật trong cổ tích thần kỳ. Nhân vật đối lập về đạo đức khi so sánh người đức hạnh với người xấu xa. Nhân vật trong các truyện “Trương Chi”, “Giết chó khuyên chồng”, “Mài dao dạy vợ”, “Gái ngoan dạy chồng”...là nhân vật đời thường, không phải là nhân vật lý tưởng hóa, nhân vật phân tuyến như truyện cổ tích thần kì. Trương Chi và Mỵ Nương không phải là cặp nhân vật đối lập nhau về đạo đức. Người chồng trong “Người thiếu phụ Nam Xương” không phải là người xấu mà là người nhất thời nông nổi và ghen tuông... Loại truyện này đã vắng bóng yếu tố kì diệu mà thay vào đó là chất hiện thực trần trụi, khắc nghiệt của đời sống. Truyện cổ tích hiện thực đã bắt đầu chú ý đến cá tính con người, dần xa phong cách thuyết lý đạo đức mà chú ý đến những tính cách đời thường như ghen tuông, nghi kị trong truyện “Vợ chàng Trương”, yêu đương và thất tình trong truyện “Trương Chi ”.3.3. Đặc trưng nhân vật truyện cổ tích sự tíchTruyện cổ tích sự tích gần giống với cổ tích hiện thực là nêu lên và giải quyết những vấn đề của các mối quan hệ nhân sinh thông qua cách lý giải một hiện tượng tự nhiên. Nhân vật không có kiểu khái quát hoá như cổ tích thần kỳ mà là nhân vật cá thể với những sai lầm đời thường, những sinh hoạt đời tư như trong truyện Sự tích Trầu cau, Sự tích Núi vọng phu, Sự tích Ông bình vôi…Nhân vật đôi vợ chồng trong truyện “Sự tích đá vọng phu ” hay ba anh em trong truyện “Trầu cau” không phải là kiểu nhân vật phân tuyến. Trong loại truyện năy, mỗi nhân vật có một sai lầm, thiếu sót nào đó trong khi ứng xử với nhau nhưng hoàn toàn không phải là kiểu nhân vật tốt xấu như trong truyện cổ tích thần kì. Ba nhân vật trong truyện “Trầu cau” không có ai xấu. Ngay cả người vợ trong “Sự tích con muỗi” trong mối quan hệ với chồng và tình nhân thì cũng không phải là nhân vật phân tuyến rõ ràng. Nhân vật người vợ trong “Sự tích con muỗi” không nhằm mục đích đối kháng với người chồng mà chỉ là nhân vật đối lập với người vợ tốt, thủy chung.Nhân vật trong nhóm Cổ tích này không được xây dựng theo lối lý tưởng hoá như nhóm truyện Cổ tích thần kỳ. Cốt truyện Cổ tích sinh hoạt được lồng vào như một phương tiện, biện pháp nghệ thuật để lý giải sự tích. Bên ngoài, cái tiêu đề và kết thúc truyện thì nhằm nêu lên sự tích về một con vật, một thắng cảnh, một hình ảnh nào đó của thiên nhiên nhưng bên trong lại lý giải về các mối quan hệ xã hội. Nhân vật được xây dựng vừa để ngợi ca, vừa để phê phán. Ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, tình cảm anh em thắm thiết trong các truyện Sự tích trầu cau và vôi, Sự tích con sam…Tình bạn gắn bó trong truyện Sự tích chim quốc. Phê phán những người vợ bạc tình trong truyện Sự tích con muỗi, Sự tích dã tràng…Phê phán những kẻ làm cha làm mẹ bất nhân trong truyện Sự tích chim đa đa, dị bản Sự tích chim quốc… Phê phán những kẻ tu hành nhưng không thiện tâm, không tu tâm trong các truyện Sự tích con nhái, Sự tích cá he, Sự tích chim tu hú… Kết thúc nhân vật chính đều bị chết và hoá thân. Loại nhân vật tốt được tự hoá thân như anh em và người vợ trong Sự tích trầu cau và vôi, nhân vật người chồng và vợ trong Sự tích con sam, nhân vật người vợ trong Sự tích đá Bà rầu, Sự tích đá Vọng phu, nhân vật người chồng trong Sự tích dã tràng, nhân vật người bạn trong Sự tích chim quốc. Loại nhân vật bị hoá thân, nghĩa là bị trừng phạt thường là những nhân vật xấu như người vợ trong Sự tích con muỗi, nhân vật nhà sư trong các truyện Sự tích con nhái, Sự tích cá he, Sự tích chim tu hú…Nhân vật người con gái đối xử tệ với bố đẻ trong dị bản Sự tích chim đa đa. Có loại nhân vật không tốt cũng không xấu mà chỉ là nạn nhân của sự đói kém trong truyện Sự tích chim hít cô. Sự xung đột trên bình diện hiểu nhầm rồi cãi nhau giữa cô chủ với người tá điền rồi cả hai người đều hoá thành chim Năm trâu-sáu cột trong truyện Sự tích bắt cô trói cột. Họ là nạn nhân của sự đối xử bạc bẽo của bố ghẻ và mẹ ghẻ trong Sự tích chim đa đa. Nhân vật tốt và xấu trong nhóm truyện này không phải là nhân vật đối tuyến như trong truyện Cổ tích thần kỳ. Họ là nhân vật tốt hoặc xấu xét trên quan hệ ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức truyền thống chứ không phải là trên phương diện khái quát thành bản chất giai cấp như truyện Cổ tích thần kỳ. Nhân vật tốt hoàn toàn không được lý tưởng hoá, nghĩa là không tốt tuyệt đối và hoàn hảo như nhân vật Cổ tích thần kỳ. Họ có những sự sai lầm nào đó mà chính điều đó lại dẫn đến cái chết thương tâm. Truyện Sự tích trầu cau và vôi là sự ôm nhầm của người chị dâu với em chồng, người anh hiểu nhầm em thiếu trong sáng với vợ mình, người em thì bỏ đi mà không hề nói năng đã làm cho anh và chị dâu phải vì mình mà chết. Truyện Sự tích con sam, người vợ vì vui sướng quá mà quên lời thần dặn, không cứu được chồng mà còn làm cho chồng với mình cùng chết. Sự tích ông đầu rau thì người vợ vì thương chồng cũ mà vô tình làm cho chồng mình chết cháy rồi hối hận mà nhảy vào lửa chết với chồng. Ngay những nhân vật thuộc nhóm xấu thì họ cũng không phải là xấu đến tàn ác. Nhân vật các nhà sư là người tu hành cần mẫn nhưng vì một phút giây không thắng nổi mình mà phải đành bị Phật trừng phạt như nhân vật trong các truyện Sự tích con nhái, Sự tích cá he, Sự tích chim tu hú… 3.4. Đặc trưng nhân vật cổ tích loài vậtNhân vật chính trong cổ tích loài vật đương nhiên là các con vật. Đây là các con vật gắn liền với cuộc sống và sinh hoạt của người nông dân, gồm các gia súc gia cầm nhưng loại nhân vật loài vật tự nhiên chưa qua thuần chủng vẫn chiếm số lượng nhiều hơn. Có các loại động vật sau: Thú như: cọp, voi, chó rừng, hươu, trâu, ngựa, lừa, trăn trút, chó, mèo… (Voi, cọp thi tài; Chó rừng và cọp; Rùa và hươu; Khỉ và hổ; Tại sao trâu không biết nói; Lừa thi tài với ngựa; Loài kiến và những con vật ở trong rừng; Chuột và mèo; Con chó vàng và con chó đen…). Chim như: diều, quạ, cắt, công, gà, vịt, sáo, bồ câu, cò, vạc, đa đa, dủ dỉ…(Gốc tích bộ lông quạ và công, Diều với cắt và quạ, Gà mái gáy, Gà mượn mào vịt, Gà gô và gà cỏ, Nguồn gốc tiếng kêu của vạc, Bồ câu và con sáo, Tình nghĩa gà vịt, Đa đa…). Cá như cá chép, cá rô…(Con lươn và con rô, Cá chép hoá rồng…). Côn trùng như: ốc sên, muỗi, mọt, tò vò, nhện, gián…(Rết và ốc sên, Thỏ bị sên cho một bài học, Tại sao dơi ăn muỗi, Mọt và tò vò, Con gián và con nhện…).Cách miêu tả nhân vật cổ tích động vật là phát hiện và lý giải những đặc điểm sinh vật và thói quen sinh hoạt của chúng, ngay bản thân tên truyện cũng gợi lên mục đích đó như: Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công, Tại sao trâu hay húc cây chuối, Trí khôn của tao đây… Nhưng phần lớn thì đặc tính của loài vật được dân gian nhìn dưới con mắt của một loại người, một quan hệ ứng xử nào đó của xã hội loài người chứ không phải là xã hội loài thú. Bởi thế, theo Lê Trường Phát, hình ảnh các con vật cùng mối quan hệ giữa chúng vừa phải giống chúng tồn tại ngoài đời thực, nghĩa là trong cái thế giới hoang dã của chúng, vừa mang theo đặc tính của con người và mối quan hệ giữa người và người. Bản thân sự tồn tại trong sự đối kháng bên nhau giữa loài cọp với loài thỏ, khỉ, voi là một sự tồn tại tự nhiên, tuân theo luật điều tiết tự nhiên nên không con nào là xấu hay tốt, không con nào tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của thế giới tự nhiên cả. Nhưng đi vào thế giới của cổ tích loài vật, con hổ bỗng trở thành kẻ hung tợn và ngốc nghếch, hay hiếp đáp các loài vật hiền lành, con thỏ bỗng thành vị quan toà xử kiện giỏi, đóng vai là vị cứu tinh của nhiều loài vật thoát khỏi phải nộp mạng cho hổ. Trong các con vật thì Thỏ là con vật được tác giả dân gian gán cho đặc tính tinh khôn, hiểu biết nhiều lĩnh vực, nhất là các truyện của các dân tộc miền núi Trường sơn, các dân tộc Khơme Nam bộ, Chăm. Con thỏ trong truyện cổ tích người Việt là vị quan toà xử kiện giỏi (Thỏ xử kiện, Thỏ nổi tiếng quan toà, Làm thế nào để thỏ cứu voi khỏi bị hổ ăn thịt, Thỏ xử kiện yêu tinh phải thua…), là vị thầy thuốc đầu tiên dạy cho loài người làm thuốc (Con thỏ thầy thuốc), là người anh hùng (Thỏ lừa hổ, Thỏ và cá sấu…). Có khi thỏ vì quá khôn ngoan mà ranh mãnh, chơi khăm bạn bè (Thỏ, gà và hổ; Một số mẹo lừa của thỏ…). Nhân vật chính của truyện cổ tích loài vật vì thế có tính hai mặt: vừa giống chín con vật nguyên mẫu ngoài đời, vừa giống với những hạng người khác nhau. Nguyên tắc thể ấy thể hiện trong việc kết hợp biện pháp nhân cách hoá với biện pháp tả chân. Trong biện pháp nhân cách hoá có biện pháp xã hội hoá. Vì thế dù cho nhân cách hoá với những yếu tố mang dáng dấp con người xã hội thì chúng vẫn phải được bảo lưu một số đặc điểm sinh học cùng lối sống của nó. Đằng sau việc miêu tả loài vật là thể hiện nhận thức và thái độ của tác giả dân gian với từng loài vật. Ở đây, đặc tính chung của loài chứ không phải đặc tính của từng con vật riêng lẻ mặc dù sự xung đột trực tiếp thì vẫn là cá thể loài. Thái độ không giống nhau của tác giả dân gian đối với từng loài vật thể hiện bóng dáng của xung đột giữa con người với loài vật với đủ cả hai mặt biểu hiện của nó: thứ nhất là xung đột chưa điều hoà được giữa người với động vật hoang dã, thứ hai là sự xung đột đã được điều hoà giữa người với động vật đã được thuần hoá. Bắt nguồn từ thần thoại về loài vật với nhu cầu chinh phục tự nhiên, thuần hoá động vật đến cổ tích loài thì sự xung đột giữa con người với tự nhiên đã chuyển hoá thành xung đột có tính xã hội trong quan hệ giữa các loài vật. Trong các mối quan hệ xung đột có tính xã hội thì mối xung đột giữa kẻ yếu với kẻ mạnh được chú trọng. Đó chính là mối quan hệ xung đột có tính giai cấp trong xã hội phong kiến đã được nhân hoá trong mối quan hệ giữa loài thú yếu và loài thú mạnh. Chính từ tính xã hội này mà truyện cổ tích loài vật ngày càng tăng cường yếu tố hiện thực. Biểu hiện rõ nhất là xây dựng nhân vật có tính hai mặt: vừa tích cực vừa tiêu cực trong nhân vật con thỏ. Điều này đã kéo cổ tích loài vật gần với cổ tích sinh hoạt và ngụ ngôn. (Thi pháp văn học dân gian, Sđd, tr. 60-64). 4. Đặc trưng ngôn ngữ thể loại cổ tíchNgôn ngữ cổ tích là ngôn ngữ “kể”, ngôn ngữ trần thuật. Vì mục đích cho dễ nhớ, dễ thuộc, dễ tiếp thu nên đa số câu văn kể cổ tích là câu đơn, câu trần thuật chủ yếu là câu kể mà ít có câu tả và câu đối thoại. Trong truyện cổ tích hiện thực, số lượng câu tả và câu đối thoại đã chú ý nhiều hơn. Cách tả của cổ tích cũng chỉ một vài nét phác họa có tính chất giới thiệu chung chung. Truyện kể rằng cô Tấm xinh đẹp nhưng đẹp ra sao thì truyện cổ tích không nói đến mà người nghe có quyền tưởng tượng ra cho mình một cô Tấm. Như vậy, giữa người kể và người nghe cùng đồng sáng tạo. Người kể chỉ nêu lên cái sườn còn chi tiết cụ thể thì dành cho người nghe tiếp tục sáng tạo. Câu gián tiếp dùng nhiều hơn câu trực tiếp và có sự trộn lẫn câu trực tiếp và câu gián tiếp. Chẳng hạn, đoạn câu sau đây là sự trộn lẫn giữa câu trực tiếp và câu gián tiếp: “Nhưng anh biết thân phận mình nghèo hèn, không thể kết đôi với một người con gái nơi đài các. Anh buồn chán, chẳng thiết làm ăn nữa, mà cũng không thấy sống là vui” (Trương Chi). Về phương diện cú pháp, câu cổ tích thường có ba loại chủ yếu: Câu tồn tại, câu luận, câu hoạt động. Câu tồn tại nhằm mục đích giới thiệu nhân vật: “Hồi ấy ở gần làng có anh học trò nghèo, bố mẹ chết sớm” (Lấy vợ Cóc). Câu luận nhằm định tính, định danh nhân vật: “Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì, người ta cũng gọi chàng là Tú Uyên” (Tú Uyên). Phổ biến nhất vẫn là câu hoạt động(2). Có một số dạng công thức trần thuật. Công thức miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật: “Nhà nghèo đến nỗi…”, “Tuổi đã cao mà chưa có con…”, “Bố mẹ chẳng may mất sớm, không nơi nương tựa…”. Công thức miêu tả thời gian theo sự kiện, hoạt động của nhân vật: “Một hôm, dì bảo…”, “Thấm thoắt đã đến ngày…”, “Ngày nọ, chàng trai đi vào rừng…”, “Dứt lời, Bụt hiện ra…” v.v…Trong cổ tích, có những môtíp ngôn ngữ như môtip mở đầu và kết thúc. Mở đầu thường có câu: “Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, tại một làng nọ...” hoặc “ Xưa kia tại một làng nọ, có một gia đình...”. Truyện cổ tích Hmông thường mở đầu: “Ngày xưa, cái thuở chiếc bánh giầy còn biết đánh trống thổi kèn…”. Cũng là công thức ấy nhưng lời kể có thể khác nhau theo từng dân tộc nhưng đều giống nhau ở chỗ thường đầy đủ cả không gian và thời gian nhưng đều không xác định: Thời gian quá khứ xa xưa, không gian xa xôi đâu đó. Công thức kết thúc thì tuỳ từng loại cổ tích mà có kiểu lời kết thúc phù hợp. Cổ tích thần kỳ thường có kiểu lý giải, kết luận về sự ứng xử bằng các câu tục ngữ, châm ngôn: “Do truyện này mà đời sau con có câu: Chê ta rồi lại lấy ta, tuy là đứa ở nhưng mà có công” (Cây tre trăm đốt). Còn cổ tích về sự tích thì thường có câu nói về dấu vết để lại trong phong tục, thắng cảnh hay sự vật trong tự nhiên: “Từ đó dân Việt ta mới có tục ăn trầu” (Sự tích trầu, cau, vôi).Ngoài ngôn ngữ văn xuôi là chủ đạo thì cổ tích còn có ngôn ngữ vần vè của tục ngữ, thành ngữ, ca dao nhằm gây ấn tượng mạnh. Những câu thành ngữ, tục ngữ như: Bụng làm dạ chịu, của thiên trả địa, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, nợ như chúa chổm, cờ bạc khát nước, ruộng cò bay thẳng cánh. Những câu ca dao như: - Con vợ khôn lấy thằng chồìng dạiNhư bông hoa lài cắm bãi phân trâu- Con Vạc bán ruộng cho CòCho nên Vạc phải ăn mò cả đêmVạc sao Vạc chẳng biết loBán ruộng cho Cò, Vạc phải ăn đêmĐặc biệt là trong truyện “Tấm Cám”, tác giả dân gian đã sử dụng nhiều câu thoại bằng hình thức vần vè. Lời gọi Bống của Tấm:Cái Bống là cái Bống bang!Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà taChớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà ngườiTiếng Gà: Cục ta cục tác !Cho ta nắm thóc Ta bới xương choLời của mẹ con Cám:Chuông khánh còn chẳng ăn aiNữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bụi treTiếng chim vàng anh:Giặt áo chồng taoThì giặt cho sạchPhơi áo chồng taoThì phơi bằng sàoChớ phơi bờ ràoRách áo chồng taoTiếng khung cửi:Cót ca cót kétLấy tranh chồng chịChị khoét mắt raSo với các thể loại trước đó thì câu văn trong cổ tích đa dạng, phong phú hơn về kiểu câu, phong cách ngôn ngữ. Càng về sau câu văn cổ tích gần với phong cách văn học hơn.5. Không gian cổ tíchLê Trường Phát, trên cơ sở xét về phương diện bản thể, cho không gian cổ tích thần kì có hai dạng: Không gian cuộc sống trần thế và không gian kì ảo phi trần thế. Không gian cuộc sống trần thế chủ yếu là không gian làng quê. Có thể có không gian cung đình trong Tấm Cám, không gian đảo hoang trong Sọ Dừa, không gian biển cùng với đảo vàng trong Cây khế nhưng về cơ bản vẫn là không gian làng quê nơi nhân vật sinh ra và sống phần lớn cuộc đời của mình. Không gian kì ảo thì đa dạng hơn, gồm: Không gian Thiên phủ (cõi tiên, thiên đình) trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên, không gian Âm phủ trong Sự tích sông Nhà Bè, không gian Thuỷ phủ (cõi nước) trong Người thợ mộc Thanh Hoa (Thi pháp Văn học dân gian, Sđd tr.44-45). Tuy nhiên loại không kì ảo ít xuất hiện trong truyện cổ tích, phần lớn là không gian đời thường, không gian sinh hoạt, chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình.Không gian cổ tích bao quanh hoạt động của nhân vật chính. Prốp nhận xét rằng: “Phôn clo chỉ biết đến những không gian nhận biết do kinh nghiệm, tức là không gian bao quanh nhân vật trong thời điểm của hành động. Chỉ có không gian ấy tồn tại mà thôi”. Không gian trong cổ tích là không gian khép kín, không gian chỉ tồn tại xung quanh nhân vật chính mà thôi còn các nhân vật khác làm gì, ở đâu trong khi nhân vật chính hoạt động thì cổ tích không hề quan tâm. Không gian cổ tích khó xác định phạm vi, nơi chốn, đặc điểm. Truyện nào cũng có một không gian hao hao giống nhau mà ta bắt gặp đâu đó trong một truyện cổ tích khác, cổ tích chỉ cần kể đến tên, địa danh không gian đó còn nó ra sao cổ tích không quan tâm.Không gian trong truyện cổ tích loài vật là không gian sinh tồn và hoạt động của loài vật, hợp nhất giữa không gian tự nhiên vốn tự nó như thể tự thuở hồng hoang xa xưa với không gian sinh hoạt của những con vật và không gian sinh hoạt xã hội của con người. Ở đấy con vật biết nói năng, hoạt động và ứng xử như người. Hai thứ không gian tự nhiên và không gian xã hội kết hợp với nhau tạo nên một “thế giới cổ tích” độc đáo riêng của cổ tích loài vật. Phần không gian sinh hoạt xã hội khiến cho người nghe thấy gần gũi bởi hơi thở nhân sinh, còn phần không gian tự nhiên lại mở ra cho người nghe một khoảng bao la cho trí tưởng tượng vỗ cánh. Kết quả là người nghe kể chuyện cổ tích về loài vật đều bị cuốn hút vào thế giới cổ tích loài vật cho dù đó là những người lớn khôn ngoan và tỉnh táo hay những trẻ em ngây thơ và dễ tin. (Lê Trường Phát, Sđd, tr. 66-67). 6. Thời gian cổ tíchThời gian trong cổ tích là thời gian quá khứ vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi. Bất cứ thời điểm nào, cái thời gian quá khứ ấy vẫn duy trì. Thực tại đi vào cổ tích trở thành quá khứ. Thời gian không thể xác định bằng năm tháng. Thời gian của cổ tích kéo dài theo số phận của đời người hơn là cuộc đời con người. Khi nhân vật chính được giải phóng số phận, thời gian cũng dừng lại. Thời gian trong cổ tích không gián đoạn mà diễn biến theo hành động nhân vật. Các từ chỉ thời gian cũng có tính chất ước lệ. Câu chuyện xảy ra từ xa xưa. Thời gian diễn ra tuần tự theo diễn biến sự việc. Sự việc được đo theo đơn vị buổi và ngày các từ chỉ thời gian như: “một hôm”, “nửa đêm”, “một ngày kia”. Thời gian ước định bằng tuần trăng: “Ba tuần trăng...Rồi sáu...rồi chín tuần trăng” (Sự tích đá vọng phu). Nhưng năm nào, đời nào thì cổ tích rất ít đề cập đến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc trưng thi pháp truyện cổ tích.docx