Đề tài Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới

Khái niệm tái sử dụng rác thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm.

pdf53 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bón hữu cơ tốt nhất bằng công nghệ ủ tháp, sản xuất các chủng loại nhiên liệu dạng viên, thanh từ hỗn hợp nhiều thành phần có trong chất thải (cháy được), sản xuất các chủng loại gạch xây dựng từ rác vô cơ (không cháy), tận thu các vật chất còn giá trị tái tạo bán thương mại, tăng nguồn thu cho nhà máy XLR và không gây phát sinh ô nhiễm ngay tại nơi xử lý So sánh với các công nghệ khác với định hướng sản xuất phân vi sinh thì lượng mùn hữu cơ thu được khoảng 25 - 30% , rất thiếu thị trường tiêu thụ và giá thành phân mùn hữu cơ quá thấp không đủ chi phí vận hành nhà máy. Bằng giải pháp mới này, rác gần như tái chế triệt để. Theo công nghệ MBTCD. 08 rác cháy được chiếm khoảng 60 - 72% được sản xuất viên nhiên liệu, rác vô cơ không cháy chiếm khoảng 15 - 20% , rác cá biệt và độc hại chiếm 1 - 3% còn lại là hơi nước bốc hơi qua quá trình xử lý phân hủy. Như vậy, công nghệ đã xử lý và tái chế hầu hết rác thải mà không còn để chôn lấp. Theo kiểm định của các trung tâm kiểm định quốc gia (QUATEC1-QUATEC- 2, Trung tâm Kiểm định môi trường - Bộ Quốc phòng), các kết quả phân tích khí thải lò đốt sử dụng viên nhiên liệu cho thấy các thông số bụi khói : SO2,, CO, HCl, H2SO4, H2S, Clo, Pb, Cd, asen, Cu, Zn, Atimon... đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép theo TCVN 5939-2005 đối với các nhà máy, cơ sở đang hoạt động và nhà máy, cơ sở xây dựng mới. Hiện nay, công nghệ MBT-CD.08 đã nhận được khá nhiều đơn xin chuyển giao, ứng dụng. Nam Phi và Ấn Độ đề nghị đặt mua công nghệ này .Trong điều kiện các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu tăng cao, đây được coi là giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên hóa rác thải, bảo vệ môi trường cần được nhân rộng. Việc sử dụng công Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 18/53 nghệ MBT-CD.08 sẽ giống như một dự án CDM, giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính (trong đó chủ yếu là khí CH4). II.1.3. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ GIẤY. (*) II.1.3.1. KHÁI NIỆM VỀ GIẤY. Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng nghìn năm. Thành phần chính của giấy là xelluloz, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ, nằm bên trong lõi cây. Trong gỗ, xelluloz được bao quanh bởi một màng lignin cũng là polyme. Để tách xelluloz ra khỏi màng polymer, người ta phải sử dụng phương pháp nghiền, sau đó sử dụng hóa chất để xử lý. Giấy đã qua sử dụng nếu không được đem tái sản xuất sẽ rất lãng phí. Không phải nguồn nguyên liệu lúc nào cũng sẵn có trong tự nhiên, sau một thời gian sẽ không còn đủ cho sản xuất giấy nữa, và không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do vậy chúng ta phải tìm ra một phương pháp hay một hướng đi mới cho ngành giấy, và phương pháp sản xuất giấy từ giấy đã qua sử dụng là một hướng đi mới cho ngành giấy. II.1.3.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. 1.Khâu chế biến nguyên liệu Như ta đã biết nguyên liệu cho sản xuất giấy tái chế là giấy đã qua sử dụng. Nguyên liệu sẽ được thu gom và tập kết, sau đó được đem đến cơ sở chế biến. Tại cơ sở chế biến, nguyên liệu được đem sàng để loại bỏ bông, vải và cả giấy không thể tái chế có lẫn trong đó. Mọi công việc này được làm bằng tay, sau đó giấy sẽ được cho vào bể để ngâm cho bã ra. Tại đây ta cũng loại được đất, cát có lẫn trong giấy. Bông vải và giấy đã loại ở trên sẽ được đem chôn lấp hoặc đem đốt làm nhiên liệu cho công đoạn tạo hơi nước phục vụ cho công đoạn tiếp theo. 2. Quá trình sàng rửa Ban đầu nguyên liệu được đánh tơi,sau đó đưa tới 4 máy lọc chân không.tại đây nguyên liệu được rửa sạch,dịch hoá chất thu hồi có nồng độ 13%, loại dịch này được đưa đến hệ thống chưng lọc. Sau đó được đưa qua hệ thống sàng gồm 2 áp lực: 1 sàng thô và 3 giai đoạn lọc cái. Các phần không cần thiết thì được loại bỏ ra ngoài Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 19/53 3. Quá trình khử mực in. Phương pháp khử mực in giấy loại ngày nay được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế giới thông qua phương pháp tuyển nổi với mục đích chính nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độc, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi. Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và phụ gia có kích thước tư 10×10-6 đến 250×10-6m. Phương pháp tuyển nổi sử dụng nguyên lý bám dính của các hạt vật chất vào bong bóng khí để loại bỏ mực in và các chất phụ gia của giấy loại như chất độc, các hạt mang màu Có thể chia ra các công đoạn chính trong quá trình tuyển nổi như sau: 3.1 Quá trình tách mực ra khỏi xơ sợi Mực được in vào bề mặt của sơ xợi bằng nhiều phương pháp khác nhau và trong giai đoạn đầu tiên của phương pháp khử mực, người ta phải tách các hạt mực in này cùng với các hạt phụ gia ra khỏi bề mặt của sơ xợi. Giai đoạn này trong sản xuất được thực hiện ở máy nghiền thủy lực với sự hỗ trợ của một số chất khử mực như NaOH, Na2CO3, H2O2, các chất hoạt tính bề mặtDưới tác dụng của các hóa chất khử mực, mối liên kết giữa mực in và sơ xợi bị lỏng đi, trở nên kém bền vững đồng thời các hạt mực cũng trở nên kỵ nước, bị xé nhỏ và tách ra khỏi sơ xợi dưới tác dụng của các dao trong quá trình nghiền thủy lực. 3.2 Giai đoạn loại bỏ mực ra khỏi sơ xợi trong quá trình tuyển nổi Sau khi mực và các hạt phụ gia được tách ra khỏi bề mặt sơ xợi, chúng ta sẽ phải loại bỏ chúng để thu được sơ xợi “sạch” để sản xuất giấy. Như đã trình bày ở trên, phương pháp tuyển nổi dùng các bọt khí để loại bỏ các hạt mực và các hạt phụ gia. Về lý thuyết có thể ứng dụng với các hạt chất rắn có kích thước từ 10×10-6 đến 500×10-6m nhưng hiệu quả nhất với tuyển nổi giấy tái chế là từ 10×10-6 đến 250×10-6m. Do tác dụng của hóa chất (các chất lựa chọn) và đặc biệt là sự có mặt của các ion canxi mang điện dương 2+ trong nước, các phân tử của xà phòng kết hợp với các ion Canxi này tạo ra các hạt vật chất nhỏ điện tích mang điện dương, qua đó dễ dàng đính với các hạt mực (điện âm). Bởi vì các chất lựa chọn như sáp là một chuỗi hydrocacbon gồm cả phần kỵ nước và háo nước (ví dụ như stearic acid) nên các hạt mực được đính kèm với các hạt vật chất nhỏ mang điện dương (sản phẩm của soap collector và calcium có trong nước), rồi qua đó tiếp tục đính với các hạt mực khác Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 20/53 (cũng đã được đính với các hạt mang điện dương) và tạo thành các cụm mực nhỏ và các cụm mực nhỏ này tiếp tục được đính vào các bong bóng khí nhờ tính kỵ nước và háo nước của soap collector. 4. Gia công nguyên liệu sau chế biến Như ta đã biết nguyên liệu sau công đoạn trên đã được ngâm trong bể. Trong công đoạn này hơi nước được sử dụng bằng cách sục hơi nước từ đáy bể để đẩy mực ra khỏi nhờ áp lực của dòng hơi nước sục từ đáy bể. Có thể coi đây là công đoạn làm sạch bột, vì hơi nước không thể đẩy hết mực trong giấy nên hóa chất cũng sẽ được sử dụng trong công đoạn này. Hóa chất sử dụng thường là: -Dung dịch nước Javen ( NaCl + NaOCl ): -Dung dịch nước Clo ( Cl2 ): -Dung dịch xút NaOH: Trong ba dung dịch trên thường sử dụng nhất là nước Javen vì lý do dung dịch nước Javen dễ sản xuất ( chỉ cần điện phân dung dịch không màng ngăn muối ăn ). Nếu sử dụng dung dịch nước Clo thì phải kết hợp cả dung dịch NaOH để trung hòa lượng Clo dư trước khi nước thải được thải ra môi trường. Sau khi đã được tách mực, bột giấy sẽ được đem đi nghiền thủy lực, mục đích là tạo độ mịn cho bột, sau đó bột sẽ được trộn thêm phụ gia và sau đó được đem đi tách nước, mục đích là tạo cho bột có độ đặc sệt đáp ứng yêu cầu cho công đoạn tiếp theo. Nước thải trong công đoạn tách mực sẽ được đem đi xử lý trước khi thải ra môi trường. Bột giấy trước khi đem xeo cần bổ xung một vài phụ gia khác nhau tùy thuộc loại giấy. Phụ gia thường sử dụng là: Cao lanh ( CaO.SiO2 ), thạch cao ( CaSO4.Al2O3 ) hoặc bột nhũ ( CaCO3 ). Do sản phẩm giấy tái chế của Việt Nam đa phần là giấy vệ sinh và giấy vàng mã, giấy ăn nên phụ gia sử dụng chủ yếu là bột nhũ ( CaCO3 ), do nguồn nhiên liệu rất dễ tạo được ( dung dịch nước vôi trong dược sục khí CO2 ) và lượng tạp chất có trong đó ít. Mục đích cho thêm phụ gia vào thường tạo độ kết dính cho 5.Quá trình nghiền gia keo và nhuộm. Nghiền: Bột giấy được đưa qua hệ thống nghiền để làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng khả năng liên kết giữa các thớ sợi với nhau, tạo điều kiện cho khả năng kiên kết giữa các thớ Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 21/53 sợi với nhau, tạo điều kiện cho khả năng hình thành tờ giấy tốt hơn. Làm cho các sợi được hidrat hóa, tăng sự dẻo dai và tăng bề mặt hoạt tính của các vi sơ.Quá trình nghiền tiến hành với nồng độ giấy trong dung dịch 2% đến 8%. Gia keo: Nhằm tạo cho giấy một số tính chất đặc biệt như không thấm nước, không bị nhòe khi in, viết. Bột được pha trộn với các hóa chất dùng để gia keo: nhựa thông, phèn chua trong bể chứa. Công đoạn này thường chỉ có ở các nhà máy giấy quy mô vừa phát triển dùng cho giấy tốt, để in hoặc viết. pH tốt cho quá trình gia keo 4,5 đến 5.5, thường tỷ lệ nhựa thông/phèn chua: 3/1. Nhuộm: Gia keo và nhuộm có thể tiến hành chung trong bể nghiền. Công đoạn nhuộm sử dụng các hóa chất tạo màu nghiền cùng bột giấy. 6.Hệ thống tạo tờ giấy Bột giấy sau khi được làm trắng và làm đặc sẽ được đem đi xeo. Tùy từng loại giấy và công nghệ sản xuất mà người ta có phương pháp xeo giấy khác nhau. Có thể xeo giấy bằng tay ( ví dụ như giấy dó) hoặc xeo bằng máy như giấy vệ sinh, giấy vàng mã và giấy ăn. Một máy xeo thường có dạng: Bột giấy hệ thống phên lô sấy ép giấy Cuốn Sau sấy hút chân không Sơ đồ một máy xeo giấy Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 22/53 Bột giấy sẽ được phun đều trên phên băng tải, sau đó được đem sấy, vừa sấy vừa ép cho có độ mỏng theo yêu cầu. Tiếp đó đưa qua hệ thống hút chân không để làm khô giấy. Giấy sau sấy sẽ được cuộn thành cuộn lớn. tùy thuộc chất lượng của giấy theo yêu cầu mà giấy được xeo khác nhau ( một mặt hay cả hai mặt ). Sau khi qua hệ thống hút chân không lượng nước thải còn lại trong bột sẽ được đem đi xử lý. 7. Bộ phận ép Ép có nghĩa là tờ giấy được nén bằng cơ học để đạt trên bão hoà. ở phần này nước cũng tách được càng nhiều ra khỏi tờ giấy càng tốt. Sau công đoạn hình thành, tờ giấy còn khoảng 80% nước (độ khô = 20 %). ở công đoạn ép độ khô sẽ tăng lên từ 20  40 % . Nhiệm vụ chính của bộ phận ép là tách nước ra khỏi tờ giấy, tăng độ bền và độ nhẵn của tờ giấy đồng thời bộ phận ép còn có nhiệm vụ dẫn tờ giấy đến bộ phận sấy. Bộ phận ép có số lượng cặp ép và cấu trúc khác nhau. Một cặp ép bao gồm giá đỡ và 2 hoặc 3 lô. Lô dưới thường được lắp trên một ổ đỡ cố định và lô dẫn động. Sự ép xảy ra ở khoảng giữa lô trong khe ép và tờ giấy được chăn dẫn qua khe ép. Tờ giấy ướt được chuyển trực tiếp từ lưới tới trục ép chân không được lọc chặn của tổ ép 1. Chức năng quan trọng của lưới ép là chống tạo vết trên tờ giấy.Từ tổ ép 1 tờ giấy được chuyển tới bộ phận ép lưới ở tổ 2.Tổ 2 gồm một lưới nhựa giữa chăn ép và một trục ép phía dưới nhằm giảm áp suất thuỷ tĩnh trong tuyến ép.Từ chăn 2 tờ giấy được chuyển tới tổ ép nhẵn 3 qua một khoảng cách kéo hở. Tổ ép này không có chăn nên không có nhiệm vụ tách nước mà chỉ có làm cho tổ giấy nhẵn và phẳng hơn. 8. Bộ phận sấy Khi tờ giấy ra khỏi bộ phận ép, có độ khô khoảng 40 % và nhiệt độ từ 25 30 C. Trong bộ phận sấy, lượng nước còn lại sẽ được tách ra bằng cách bốc hơi. Sấy là cách vận chuyển nhiệt và nước, trong đó nhiệt độ được chuyển qua vùng bay hơi và hơi nước bốc lên đi qua bề mặt của tờ giấy vào luồng khí thông gió. Các biện pháp sấy được sử dụng là : - Sấy trực tiếp: tờ giấy tiếp xúc với lô sấy máy. - Sâý đối lưu: nhiệt độ được cung cấp bởi không khí trong một cái chụp xung quanh lò sấy. - Sấy tự do: sấy trong khoảng không có sức căng hoặc giữa các lô sấy. ở giai đoạn này, tờ giấy được sấy khô tới 94%. Sau đó, tờ giấy đi qua bộ phận ép gia nhựa(ép keo). ở đây, nước Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 23/53 cùng hoá chất được tờ giấy hấp thụ và lượng nước này được làm bay hơi ở bộ phận sấy thứ 2 (bộ phận sấy nhựa). Bộ phận sấy bao gồm 34 lô sấy (24 lô ở bộ phận sấy chính và 10 lô ở bộ phận sấy nhựa). Giấy đã sấy khô được làm nguội trên 2 lô làm lạnh.Tất cả các lô đều có đường kính là 1500 mm, chiều dài của giấy có thay đổi trong quá trình sấy. Sau các lô ép tờ giấy được căng ra. Trong suốt quá trình nó được gia nhiệt ở cả 2 quá trình sấy chính và sấy nhựa (ép keo). Điều đó thường gây ra sự cố của tờ giấy. Để khắc phục những sự cố và những biến đổi của tờ giấy, các lô được bố trí thành các nhóm dẫn động khác nhau. Trong đó, tất cả các lô trong một nhóm có cùng tốc độ. Sự chênh lệch tốc độ giữa các nhóm dẫn động sẽ được hiệu chỉnh theo độ kéo căng và sự cố cuả tờ giấy. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 24/53 Nguyên liệu (Vỏ gió,bìa carton,giấy loại,báo loại) Đánh tơi Chuẩn bị hóa chất (NaO,javen) Rửa sàng Tẩy trắng (khử mực in) Tiếng ồn Bụi Kim loại,hơi dung môi Hơi hóa chất Nước thải Hơi hóa chất Nước thải Khí Cl 2 Chuẩn bị hóa chất Hơi nước Khí thải lò hơi Nghiền Gia keo Nhuộm Xeo Sản phẩm Hơi hóa chất Tiếng ồn Nước thải Bột rơi vãi Nước thải Bột rơi vãi Hơi hóa chất Nước thải Sơ đồ công nghệ quy trình tái chế giấy Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 25/53 II.1.3.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN. Trong tổng số giấy sản xuất trong nước, có tới 70% là nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế, nhưng hiện chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng được thu hồi. Hơn nữa, lượng giấy đã qua sử dụng này cũng chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp giấy trong nước cần. Như vậy, hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong khi đó, Việt Nam phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vì vậy, cần có thêm nhiều nỗ lực từ các doanh nghiệp, Nhà nước và các cơ quan có liên quan để có thể xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tái chế bao bì giấy Việt Nam. Bên cạnh việc lãng phí giấy thì trong khâu xử lý giấy tái chế cũng gặp những bất lợi vì sử dụng quá nhiều hóa chất, điều đó lâu dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe công nhân cũng như người sử dụng, mặc khác nhằm sử dụng triệt để các loại giấy thải các nhà khoa học Thái Lan đã nghiên cứu trong nhiều năm để tạo ra một loạt loại enzyme được pha trộn đặc biệt có thể phân hủy và tái chế các loại giấy ép và nhựa thông thường. Trong quy trình này, đầu tiên một enzyme sẽ tấn công vào lớp hóa chất chống thấm nước phủ trên bề mặt của giấy hoặc nhựa, sau đó các loại enzyme khác sẽ tiếp tục phản ứng với các lớp giấy và keo dính bên trong. Do vậy, công nghệ này có thể phục hồi sợi hoặc bột giấy từ giấy ép trong các gói thuốc lá, giấy dán tường hoặc hộp sữa... một cách hiệu quả mà trước đây khó hoặc không thể tái chế. Sản phẩm thu được có thể được sử dụng để làm các sản phẩm giấy mới, tái chế và sản xuất các loại nhựa sạch, giảm chặt phá rừng hay đốt giấy xả khí độc ra môi trường. Đặc biệt, chúng có thể đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng thay thế cho amiăng - một loại vật liệu gây hại cho sức khỏe con người. II.1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU THẢI. II.1.4.1. KHÁI NIỆM VỀ DẦU DIESEL SINH HỌC. Dầu diesel sinh học là hợp chất ester của một axit béo có nguồn gốc từ dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ, dầu hoa hướng dương,) hoặc mỡ động vật với một rượu mạch ngắn (methanol, ethanol hoặc propanol). Phản ứng tạo dầu diesel sinh học là giữa axít béo và methanol. II.1.4.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 26/53 Hệ thống được được nhập liệu gián đoạn và được tháo liệu liên tục. Sơ đồ quy trình công nghệ Metanol , xúc tác H2SO4 Dầu có chỉ số FFA < 2% Este hóa bằng acid Dầu thải Tách pha Biodiesel Este hóa bằng base Tách pha Metyl este Trung hòa base dư Rửa (khuấy, tách) Làm khan ( khuấy) T = 45 0C,  = 30 T = 50 0C,  = 30 Pha nhiều Glyxerin Pha nhiều Glyxerin Metanol, xúc tác NaOH Nước nóng, T= 70 0C Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 27/53 Sơ đồ thiết bị vận hành Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 28/53 - Giai đoạn 1:  Dầu hạt cao su và Methanol ở nhiệt độ 25 0C được dẫn vào bình 5.  Tiến hành khuấy sơ bộ (nhờ bơm 3) để hỗn hợp đạt độ đồng nhất tương đối (thời gian khuấy khoảng 1 phút).  Bật điện trở để nâng nhiệt độ hỗn hợp lên 50 0C, lúc này phản ứng đã diễn ra một phần. Nhiệt lượng cần cung cấp cho giai đoạn này tương đối lớn.  Giữ nhiệt độ ổn định trong thiết bị 5 và khuấy trong vòng 20 – 30 phút ở áp suất thường, nhằm giúp phản ứng xảy ra triệt để hơn.  Nhiệt độ được giữ ổn định bằng hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động.  Trong bình 5, nồng độ metanol khoảng 18% - 24%, do đó trong thành phần pha hơi, nồng độ metanol chiếm khoảng 60%. Metanol là một chất rất độc đối với cơ thể con người, vì thế ta dùng sinh hàn để hồi lưu hơi metanol. Nhiệt độ hơi bão hòa Metanol duới áp suất khí quyển dưới 650C, do đó dùng sinh hàn nước thích hợp.  Thực hiện quá trình tách pha trong thiết bị tách pha 6.  Hỗn hợp sau phản ứng cần được bơm lên bình cao vị để thực hiện quá trình tách pha. Nếu đặt bơm ngay phía sau thiết bị 6, khi lượng lỏng còn lại trong thiết bị 6 càng ít, khả năng bơm hút khí càng nhiều, dẫn đến va đập thủy lực trong bơm (hiện tượng xâm thực) . Điều này ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của bơm. Do đó, ta cần đặt bình chứa 8 sau thiết bị 6.  Hoạt động của bơm được điều khiển bằng tín hiệu điện.  Tín hiệu được truyền liên tục từ bộ phận lấy tín hiệu mức lỏng trong thiết bị 11. Tín hiệu này được chuyển hóa thành tín hiệu điện ở hộp chuyển đổi tín hiệu. Khi mức lỏng trong bơm thấp hơn 1 giới hạn nào đó (do ta cài đặt), bơm sẽ ở chế độ ON để cung cấp lỏng cho thiết bi 11. Ngược lại, khi mức lỏng trong bình 11 quá cao (cao hơn 1 giới hạn nào đĩ do ta cài đặt), bơm sẽ ở chế độ OFF. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 29/53  Bình 8 chứa hỗn hợp của mẻ thứ i, thiết bị 6 chứa hỗn hợp của mẻ thứ i + 1.Sau khi thực hiện xong quá trình tách pha ở thiết bị 6, hỗn hợp i+1 được chuyển dần sang bình 8, đồng thời hỗn hợp ở 8 cũng được bơm chuyển lên bình cao vị 11.  Thời gian tiến hành phản ứng và thời gian xúc rửa thiết bị 5 khoảng 40 phút, trong khi thời gian tách pha khoảng 4 giờ . Do đó ta cần thiết bị tách pha( mỗi bình có thể tích sử dụng bằng thể tích của hỗn hợp cần tách pha trong 1 mẻ). Thời gian rửa tùy thuộc vào thành phần của dung dịch rửa, độ sạch của thiết bị sau khi rửa Tùy thuộc vào thời gian rửa thiết bị mà ta xác định được số thiết bị tách pha cần thiết tương ứng.  Sau quá trình tách pha ta thu được:  Pha A ở phía trên: gồm rượu dư, acid sunfuric và tạp chất.  Pha B ở phía dưới: chứa chủ yếu là Biodesel , lượng dầu hạt cao su chưa được chuyển hóa. Hỗn hợp này được phân tách và sử dụng cho quá trình phía sau (chuyển vị ester bằng kiềm). - Giai đoạn 2:  Hỗn hợp ở pha B được chứa trong bình 11. Từ đây, hỗn hợp được dẫn đến thiết bị phản ứng 13. Metanol và xúc tác bazơ cũng được dẫn vào thiết bị 13 trong thời gian này.  Khuấy trộn và gia nhiệt hỗn hợp đến 45 0C. Thời gian lưu trung bình của hỗn hợp ở thiết bị này là 30 phút. Sau khoảng thời gian trên, ta cũng tiến hành thực hiện quá trình phân pha như ở giai đoạn 1.Lớp dưới, chủ yếu chứa tạp chất và glixerin, được lấy ra trước ( chứa trong bình 16); Ester vẫn còn nằm ở lớp trên.  Lớp trên chứa Methyl ester (chủ yếu) được dẫn vào bình 15 để rửa nhằm loại bỏ tạp chất và glixerin còn sót lại. Nước nóng (khoảng 10% thể tích) được xịt lên bề mặt của lớp ester và khuấy nhẹ. Lớp dưới được bỏ, còn lớp màu vàng ở phía trên (thành phần chính là biodiesel) được giữ lại trong thiết bị. Tiến hành gia nhiệt để làm khan nước còn sót lại ( lượng nước còn lại trong biodiesl phải thỏa tiêu chuẩn về biodisel). Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 30/53  Do nước bay lên có khả năng lôi kéo theo các chất như Metanol, Biodiesel, các chất trong dung dịch rửa, dù lượng rất thấp nhưng vẫn có, vì thế ta cần dùng sinh hàn ngưng tụ để thu hồi hơi bay lên. II.1.4.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN. Hiện nay công nghệ nổi bật nhất và có nhiều ưu điểm nhất chính là công nghệ HTPM, tính năng nổi bật của công nghệ này là nó không gây ô nhiễm liên quan tới nguồn nguyên liệu đầu vào, hơn nữa không cần tinh lọc hay este hóa axit trong quá trình xử lý sơ bộ. Các phế thải động, thực vật và rau quả hoàn toàn có thể dùng làm nguyên liệu đầu vào. Nhờ quy trình xử lý liên tục nên diện tích lắp đặt thiết bị gọn hơn nhiều so sánh với công nghệ truyền thống đang thịnh hành. Một trạm sản xuất công suất 1000lit/giờ chỉ cần một mặt bằng khoảng 200m2 (không kể diện tích đặt các container chứa nguyên liệu). Do vậy việc lắp đặt thiết bị chỉ chiếm một tuần lễ. Ngoài ra có thể nâng công suất bằng cách lắp thêm các modul và rõ ràng có thể khởi đầu việc sản xuất ở quy mô và chi phí khiêm tốn. Các ưu điểm kể trên khiến công và suất đầu tư ban đầu thấp, đủ để cạnh tranh với các nhà sản xuất lớn đang sử dụng công nghệ truyền thống . Nói tóm lại những đặc điểm sau đây đã khiến cho nhu cầu trên thị trường đối với công nghệ mới này ngày một gia tăng: • Sản xuất dầu diesel sinh học rất hiệu quả từ dầu, mỡ hữu cơ (triglycerides). • Có thể sử dụng dầu mỡ chưa tinh chế và phế thải cũng như FFA dễ sử dụng, độ bền cao, hoạt động không cần chất xúc tác thuần nhất đắt tiền • Cho sản phẩm phụ glycerol chất lượng cao. • Mức đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành không cao so với công nghệ truyền thống. Trong điều kiện của Bỉ chi phí sản xuất 1lit dầu diesel sinh học là 0,08 Euro). • Có thể lắp đặt trạm sản xuất quy mô trung bình 10.000- 25.000 tấn/năm. • Có khả năng lắp ráp thêm modul sản xuất khi có nhu cầu . II.1.5. TÁI CHẾ RÁC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI MỸ. II.1.5.1. GIỚI THIỆU CHUNG. Charlestown, Massachusetts, Mỹ là nơi đặt trung tâm tái chế đơn dòng (không phân loại chất thải khi tái chế) của hãng Casella Waste Services. Cơ sở được khai trương vào năm 2009 và từ đó đến nay vẫn phát triển với lượng khách hàng và tỷ lệ tái chế ngày một tăng Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 31/53 cao. Theo đó, với công nghệ này, người ta cho tất cả chất thải vào một công ten nơ duy nhất và sử dụng hệ thống tự động tách 75% vật liệu nhờ các kỹ thuật hỗn hợp. II.1.5.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. *Công đoạn 1: Vật liệu tái chế chưa được phân loại sẽ được đưa qua một băng chuyền để tách bìa các tông và các vật liệu có giá trị ra khỏi phần còn lại. Những thứ chưa được phân loại sẽ bị chuyển đến công đoạn tiếp theo. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 32/53 *Công đoạn 2: Tại đây, những người công nhân sẽ tiếp tục phân loại vật liệu và loại bỏ những thứ không phù hợp, chẳng hạn như túi ni lông bởi loại này có thể gây hỏng các quy trình. Theo đó, những nhà tái chế sẽ bán vật liệu đã được xử lý của họ cho các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nếu lô hàng chứa quá nhiều chất gây ô nhiễm, khả năng từ chối sẽ rất lớn. Đây là những nguyên liệu không phù hợp và bị loại bỏ. Chúng sẽ được đem chôn hoặc mang đi làm phế liệu. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 33/53 *Công đoạn 3: Chiếc trống này để loại bỏ thủy tinh ra khỏi quy trình. Khi trống quay, thủy tinh bị vỡ và rơi vào máy thu gom đặt bên dưới. *Công đoạn 4: Phân loại sợi từ bìa các tông và giấy báo. Các sợi sẽ mỏng đi sau mỗi lần tái chế nên bìa các tông có giá trị hơn đối với các nhà sản xuất giấy. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 34/53 *Công đoạn 5: Nhựa và nhôm rớt xuống ở công đoạn đầu tiên sẽ được vận chuyển nhanh chóng qua các bộ truyền để đến vị trí phân loại bằng quang học. Ở công đoạn này, máy quang học sẽ đo đạc hơn 100 thông số bao gồm màu sắc, hình dạng và mật độ phân bố của nhựa để có thể phân loại chính xác vật liệu. Khi nhận ra một loại nhựa cụ thể, máy sẽ “thổi” vật thể xuống một thùng riêng biệt. Bởi có trọng lượng riêng lớn hơn nên khi người ta sử dụng thiết bị tạo ra từ trường xoáy, nhôm sẽ bị rơi đi xa hơn các loại nhựa và được đựng vào hộp riêng. Đối với thiếc, quy trình phân loại cũng diễn ra tương tự. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 35/53 Công đoạn cuối : nhựa tái chế được sử dụng để làm các loại quần áo hay thảm, nhờ có chúng mà con người tiêu hao ít năng lượng hơn và cũng hạn chế việc khai thác tài nguyên. II.1.6. TÁI CHẾ BỌC NYLON THÀNH VẬT DỤNG HẰNG NGÀY. II.1.6.1. BỌC NYLON VÀ THỜI TRANG. (*) Những mẫu áo rất thời trang và sang trọng được may từ túi nhựa. Trong tương lai , nhựa sẽ là một đối thủ cạnh tranh của các chất liệu như tơ lụa hay sa-lanh.Những người thợ thủ công đã làm bằng tay những vật dụng từ áo mưa đến dép xăng đan phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên toài thế giới. Tuy quần áo làm bằng nhựa không được thoải mái và dễ thở như các chất liệu khác, nhưng một ưu điểm rõ ràng của nó là dễ lau những vết bẩn dính lên áo, quần. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 36/53 Những sản phẩm làm từ túi nhựa. Với một bàn tay khéo léo của những người đam mê đan lát mà những chiếc túi nhựa đã trở nên tinh tế và đẹp mắt hơn rất nhiều. Có thể với ai đó túi nhựa là rác, nhưng với nhiều người khác đó thực sự là một kho báu. Một điểm đáng chú ý là sợi len cũ đã lạc hậu so với sợi nhựa hay plarn, là những chất liệu mà người thợ đan sử dụng để tạo những sản phẩm có độ bóng cao hơn. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 37/53 II.1.6.2. BỌC NYLON VÀ ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. Nghệ thuật luôn là mảnh đất cho sự sáng tạo không tưởng của con người. Rất nhiều họa sĩ sơn dầu đã làm mới những tác phẩm của mình bằng những ý tưởng độc đáo. Ngày nay những phương pháp truyền thống đã bị quên lãng, họ sử dụng những vật liệu nghệ thuật đặc biệt hơn, chẳng hạn như túi nhựa. Chính sự đặc biệt của nguyên liệu túi nhựa là một thách thức cho người nghệ sĩ khi muốn biến chúng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.Với trẻ em, thì việc tạo ra những vật như con gà, con chó, hay ngôi nhà từ những chiếc túi nhựa vừa giáo dục chúng về sự tiết kiệm, lại vừa mang lại cơ hội để phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. II.1.6.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN. Việc tái chế bọc nylon thành các sản phẩm thời trang và đồ dùng mỹ nghệ chỉ áp dụng cho quy mô nhỏ vì đòi hỏi độ thẩm mỹ cao, bọc nylon dùng để tái chế phải qua công đoạn rửa sạch và phơi ráo nên nó chỉ áp dụng được khi kết hợp với việc phân loại rác tại nguồn, với việc tái chế này đòi hỏi đội ngũ có tay nghề cao về mặt thẩm mỹ và tính sáng tạo. Mặc dù không thể áp dụng trên quy mô công nghiệp nhưng việc tái chế như thế sẽ góp phần làm giảm lượng rác thải lãng phí, mặc khác nó cũng góp phần giáo dục ý thức bảo vệ và gìn Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 38/53 giữ môi trường của người dân. Hiện nay ở Việt Nam việc tái chế này chỉ thực hiện dưới hình thức giáo dục ý thức chứ chưa áp dụng thực tiển, trong tương lai mô hình này sẽ được áp dụng và nhân rộng khắp cả nước. II.1.7. CÔNG NGHỆ SERAPHIN. II.1.7.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ. Qua nhiều năm nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm, nhóm nghiên cứu thuộc Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin đã hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện đô thị Việt Nam, đó là công nghệ Seraphin. Một trong những đặc điểm của công nghệ Seraphin là có thể áp dụng tại các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam. Đây là công nghệ do người Việt Nam đề xuất, phát triển và chủ động chế tạo thiết bị nhằm phục vụ nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế. Với công nghệ Seraphin, các đô thị Việt Nam có thể xử lý đến 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Chỉ còn 10% khối lượng rác là sạn sỏi, tro xỉ... phải chôn lấp nên có thể tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp rác thải vốn đang là vấn đề bức xúc ở các đô thị lớn. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý rác thu gom hàng ngày (rác tươi), công nghệ Seraphin còn có thể xử lý được rác đã chôn tại bãi chôn lấp (rác khô). II.1.7.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. Công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình: Đầu tiên, rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học để cho ra các nhóm nguyên liệu (nhựa để tái chế, chất thải hữu cơ, vô cơ). Chất thải nguy hại được thu gom riêng. Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển đến nhà máy tái chế tập trung có đủ kỹ thuật và năng lực sản xuất cao hơn. Các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ compost, xử lý khí thải bằng biofilter trong nhà kín để cho ra sản phẩm là phân bón hữu cơ sinh học và khoáng ép viên sử dụng thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp. Một số thành phần vô cơ khó phân hủy còn lại được cắt đồng nhất tương đối về thành phần, kích thước sau đó đem tới lò đốt để thu năng lượng và tro, sau công đoạn hóa rắn sẽ tạo thành cốt liệu, phối trộn làm nguyên liệu cho sản xuất gạch block. Các sơ đồ quy trình từng công đoạn: Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 39/53 Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 40/53 Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 41/53 Quy trình công nghệ đốt Quy trình công nghệ đóng rắn II.1.7.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN. (2) Khí nóng sử dụng để sấy nguyên liệu và cung cấp nhiệt cho các quá trình khác. (3) Điện sử dụng trong nhà máy và hòa vào lưới điện quốc gia Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 42/53 Quy trình xử lý chất thải rắn đô thị không chôn lấp theo công nghệ Seraphin mà Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây đang áp dụng là quy trình được nghiên cứu trong nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Công nghệ này thích hợp với điều kiện xử lý rác tươi chưa phân loại nguồn. Hiện tại, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, có thể xử lý cả chất thải công nghiệp và sinh hoạt, để cho ra sản phẩm là hạt nhựa (1.800 tấn/năm), phân hữu cơ (18.000 tấn/năm), gạch block không nung (10.800 tấn/năm). So với các công nghệ đã và đang được áp dụng tại một số nhà máy xử lý chất thải, công nghệ Seraphin có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn áp dụng công nghệ Tây Ban Nha có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng đấu giá năm 2007), công suất xử lý 140 tấn/ngày; sản phẩm sử dụng lại chỉ là phân hữu cơ, lượng chất thải còn lại sau xử lý cần phải chôn lấp chiếm trên 50%. Nhà máy xử lý rác Nam Định áp dụng công nghệ Cộng hòa Pháp có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, công suất đạt 250 tấn/ngày, nhưng lượng chất thải sau khi xử lý vẫn lên đến trên 50%. Trong khi đó, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây áp dụng công nghệ Seraphin với công suất 200 tấn/ngày, mức đầu tư 45 tỷ đồng, nhưng sản phẩm thu được ngoài phân hữu cơ còn có vật liệu xây dựng, năng lượng... Do đó lượng chất thải sau xử lý chỉ còn dưới 10%. Hiện nay cả nước có trên 700 đô thị (từ loại V trở lên) đang có nhu cầu rất bức xúc về xử lý chất thải rắn đô thị. Từ thực tế đó, hiện nay Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây tiếp tục bổ sung hoàn thiện công nghệ để làm nhà máy mẫu cho các địa phương tham quan, khảo sát nhân rộng và áp dụng trong cả nước. II.2. TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI SINH HOẠT. II.2.1. TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÒ HƠI TẦNG SÔI. II.2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ LÒ HƠI TẦNG SÔI. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB (Circulating Fluidizing Bed ) là công nghê lò hơi tiên tiến nhất hiện nay, lò hơi này có thể đốt được rất nhiều các loại nhiên liệu khác nhau như than nâu, than Anthracite, than non, cốc dầu, vỏ trấu, gỗ vụn, phế thải nhà máy giấy, nhà máy đường, rác thải, lốp ô tôVì lò hơi đốt các nhiên liệu ở nhiệt độ dưới 9250C, do vậy lượng khí thải NOX do nhiệt rất thấp, cùng với công nghệ xử lý SOX bằng đá vôi được đốt Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 43/53 cùng do vậy các nhà máy nhiệt điện đốt than nếu dùng lò hơi CFB không cần hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) trong khói thải. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) được chia ra làm 2 loại chính. 1. Lò hơi có bộ phân ly bên trong (Compact) 2. Lò hơi có bô phân ly ngoài (Separator Cyclone).Với lò hơi phân ly ngoài có 2 loại cấu trúc: a. Lò hơi có bộ phân ly nóng (Hot cyclone Separator). b. Lò hơi làm mát bộ phân ly bằng nước (water cool cyclone separator). II.2.1.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG. - Quạt gió cấp 1 của lò sẽ đưa gió vào lò để làm tầng liệu ban đầu sôi lên (Fluidizing) (sôi giả), hệ thống đốt dầu được đốt trước, đến 1 nhiệt độ và áp suất nhất định trong buồng đốt, chúng ta phun than vào, kích thước các hạt than từ 0-12mm (tùy vào các loại than và các loại nhiên liệu đốt kèm). - Khi các hạt than cháy và tỏa nhiệt làm cho nước ở các vách lò hóa hơi, các hạt than cháy sẽ mất dần khối lượng để bay lên cùng với khói thải, đến bộ phân ly, những hạt nặng hơn sẽ được bộ phân ly tách xuống, những hạt nhẹ không được tách thì theo khói thoát khỏi buồng đốt. - Các hạt nặng được tách bởi bộ phân lý rơi xuống dưới và được cấp thêm gió để bay trở lại buồng đốt để đốt lại. * Phản ứng khử SOX Bước 1: S cháy trong buồng đốt tạo ra SO2. S + O2 ----- > SO2 (Với nhiệt độ cao cần đủ). Bước 2: Các Phản ứng khử SO2. CaCO3 (Đá vôi) -----> CaO (Vôi sống) + CO2. SO2 + 1/2 O2 + CaO -----> CaSO4. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 44/53 Bảng vẽ thiết bị vận hành II.1.2.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, công nghệ lò hơi tầng sôi hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, đốt được nhiều loại nhiên liệu, giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời góp phần làm giảm sức ép tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Công nghệ này có thể sử dụng than cám, các phụ phẩm nông nghiệp, nhiên liệu xấu (cặn bùn thải, lốp xe, nilon thải,) để làm nhiên liệu vận hành. Công nghệ lò hơi tầng sôi đang được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như dệt nhuộm, sản xuất giấy, bột giấy, thực phẩm, dược phẩm Qua khảo sát và đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp đang sử dụng lò hơi công nghệ tầng sôi có thể tiết kiệm nhiên liệu đến 80%. Việc lắp đặt lò hơi công nghệ tầng sôi tuần hoàn công suất 30 tấn hơi/giờ, tiêu hao 4 tấn chất thải và sinh khối biomass/giờ sẽ giúp thay thế được nguồn nhiên liệu dầu FO, khí đốt, tiết kiệm được chi phí năng lượng và giải quyết được vấn đề môi trường liên quan đến các chất thải rắn phát sinh hàng ngày như: Xử lý, tiêu hủy được phần lớn các chất thải rắn thông thường phát sinh từ quá trình Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 45/53 phân loại nguyên liệu là phế liệu giấy đầu vào (nilon, giấy phế liệu không thể tái chế,). Xử lý, tiêu hủy hoàn toàn lượng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy; đồng thời tận dụng được nhiệt năng từ những nguồn chất thải này để cung cấp hơi cho hoạt động sản xuất của nhà máy, Mặt khác, việc xử lý trực tiếp chất thải rắn không phải là chất thải nguy hại có khả năng cháy tại nhà máy thay vì phải chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn bằng giải pháp đốt cũng sẽ tận dụng được năng lượng phát sinh nhiệt từ quá trình đốt, không gây lãng phí tài nguyên đất đai do phải chôn lấp ;Do hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu truyền thống sẽ giúp cho nhà máy kiểm soát, giám sát thuận tiện, chặt chẽ hơn quá trình phát thải của nguồn chất thải này, giúp tiết kiệm chi phí quản lý, xử lý. II.2.2. TÁI SỬ DỤNG BẰNG CÁCH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN. II.2.2.1. YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC PHÂN LOẠI RÁC. Để thực hiện tốt việc phân loại này, cần phải đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu như sau: 1- Từ hộ gia đình đến khu phố, trường học, cơ quan xí nghiệp. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội. Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm thương mại, chợ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình, về cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Và vì đây là một chương trình hoàn toàn mới, một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp, các ngành ở quận/huyện là không thể thiếu được. 2- Thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp Để thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố kỹ thuật ở đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khi thực hiện phân loại chất Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 46/53 thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ. Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án thu gom đầu tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy rác vô cơ). Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển.Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở trong nhà hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị kỹ thuật thu gom. Về mặt kỹ thuật: (1) phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại mà không phải quay vòng xe thêm một lần nữa, (2) phải chứa riêng từng loại rác đã được phân loại, (3) phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom rác trong phạm vi thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt. 3- Phân loại thứ cấp để tách các dòng rác thải thành nguyên liệu tái chế Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của quá trình tái sử dụng tái chế, làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đặt ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có trạm phân loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng rác thải làm nguyên liệu tái chế. II.2.2.2. CÁCH PHÂN LOẠI. 1- Phân biệt 3 loại rác: Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm từ nhà bếp như rau, củ, quả... Rác hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được mang đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn, để chế biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho canh tác và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy việc phân loại rác hữu cơ cẩn thận ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất phân hữu cơ sau này. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 47/53 Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất, cát..Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa, mà chỉ có thể mang đi chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Vì vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng rác vô cơ này. Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp...sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các sản phẩm mới. BẢNG PHÂN LOẠI RÁC Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 48/53 2. Thùng rác hộ gia đình: hữu cơ và vô cơ. Mỗi hộ gia đình cần trang bị 2 thùng rác màu xanh (hữu cơ) và màu da cam (vô cơ). Điều đáng lưu ý là thùng rác hữu cơ có thêm rọ lọc chất lỏng để tách nước ra khỏi phần rác hữu cơ. Thùng xanh để chứa rác hữu cơ Thùng da cam để chứa rác vô cơ 3. Hệ thống thu gom mới. Thông thường, mỗi tổ dân phố sẽ có khoảng 1-2 điểm đặt thùng rác thu gom tập kết. Rác hữu cơ được đổ hằng ngày từ lúc 18h00 đến 20h30, còn rác vô cơ chỉ đổ vào các ngày Thứ 3, Thứ 5, Thứ 7 & Chủ nhật từ lúc 18h đến 20h30. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 49/53 II.2.2.3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN. Việc phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tái sử dụng hiệu quả các phế liệu có trong rác thải, các loại rác thải hữu cơ được xử lý thành phân compost bón cho cây trồng thay thế phân hóa học. Lượng chất thải rắn còn lại phải chôn lấp rất ít, sẽ tiết kiệm được diện tích chôn lấp rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác gây ra. Hiện nay, bình quân mỗi ngày TPHCM thải ra hơn 7.000 tấn rác. Lượng rác này được giao cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước ở huyện Bình Chánh và Phước Hiệp huyện Củ Chi xử lý. Do chưa có phân loại chất thải rắn tại nguồn, nên phần lớn lượng rác thải hiện nay của thành phố đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Hàng năm thành phố dành từ 10 - 15 héc ta đất để thực hiện việc này và gần 1.500 tỉ đồng cho chi phí xử lý rác. Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, Nguyễn Văn Phước, phân loại chất thải rắn tại nguồn là một giải pháp quản lý rác đô thị mang tính định hướng lâu dài đã được nhiều nước áp dụng. Việc phân loại sẽ giúp giảm thiểu được khối lượng rác đưa ra bãi chôn lấp, tiết kiệm đất chôn lấp và chi phí xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyễn Văn Phước, nhấn mạnh: Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình tổ chức và thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên phạm vi toàn thành phố. Phân loại rác tại nguồn là việc nhỏ có ý nghĩa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình tái chế, giúp tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm bớt gánh nặng khai thác tài nguyên thiên nhiên và quan trọng là bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người. Chính vì điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương phải cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn. Hiện ở Hà Nội đang thực hiện một chiến dịch 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) bằng hình thức phân loại rác tại nguồn với sự tham gia tích cực của người dân.Chiến dịch nhằm xây dựng một thủ đô xanh-sạch-đẹp. Trong đó, quan trọng nhất nhưng cũng là khó khăn nhất để thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn là gia đình bạn cần có kiến thức phân loại rác và phải trang bị 2-3 thùng rác riêng biệt để chứa ba loại rác cơ bản, gồm rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Song song đó phải có nơi tập kết, tiếp nhận nguồn rác Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 50/53 sau khi được phân loại này. Ngoài ra, chương trình này còn quy định người dân đổ rác và cơ quan thu gom rác phải thực hiện đúng ngày, đúng giờ và đúng nơi quy định. III. GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG. III.1. QUY ĐỊNH XỬ LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẤT THẢI RẮN. CĂN CỨ ĐIỀU 14 VÀ 15 CỦA NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ SỐ 81/2006/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Điều 14. Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường. 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép. 4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép ảnh hưởng đến con người và sinh vật. 5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra. Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi tr- ường. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 51/53 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại đối với trường hợp đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường. 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép. 7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này gây ra. III.2. GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH. Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình học của THCS. Các trường THCS được xác định khuôn viên; diện tích chi tiết các phòng học, sân chơi, vườn trường; các loại cây cảnh, cây được trồng trong vườn sinh vật để xây dựng nội dung bài giảng và chuyển tải cho phù hợp với các nhóm học sinh. Học sinh tích cực học tập, có ý thức tốt đối với môi trường là một việc rất cần thiết và cấp bách. Việc tiếp thu bài giảng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường phải không làm ảnh hưởng đến các môn học chính của học sinh. Thực tế, nhà trường, nhất là các em học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nhân dịp Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Làm cho thế giới sạch hơn, Ngày thứ bảy xanh làm vệ sinh thu gom rác thải Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 52/53 trên đường phố, trong thôn, xóm; Tết trồng cây mùa xuân. Nhiều trường học nên phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tổ chức hướng dẫn học sinh thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Có làm được như thế thì ý thức về môi trường sẽ phát triển ngày càng sâu rộng không những trong học sinh mà còn cả các bậc phụ huynh và toàn xã hội. III.3 PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG.(*) Thông qua những hoạt động tại trường, lớp, xã, phường, chúng ta sinh hoạt cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường sống dưới hình thức tuyên truyền qua tờ rơi, bày báo cáo, phim ảnhHiện nay trên internet có rất nhiều phim ngắn về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của con người, chúng ta cần vận dụng kho tài liệu ấy vào trong bài giảng trên lớp cũng như bài tuyên truyền trong một cuộc hội thảo, phim ảnh rất xúc tích và khả năng truyền đạt rất nhanh, người xem có thể dễ dàng nắm bắt và học hỏi. Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Trương Trang 53/53 C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Khái niệm tái sử dụng rác thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Việc bảo vệ môi trường sống không phải là trách nhiệm của một riêng ai mà đó là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta, trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ của chúng ta hiện nay chưa phát triển mạnh về khâu tuyên truyền việc bảo vệ môi trường sống, việc xả rác bừa bãi ngoài đường phố còn rất phổ biến, bọc nylon tại những khu chợ sử dụng còn rất lãng phí, Thành Phố Cần Thơ cần đẩy mạnh trong khâu tuyên truyền hơn không những trong trường học mà còn cả trong cộng đồng dân cư. Còn đối với sinh viên Đại Học Cần Thơ, chúng ta cần tích cực hơn trong các phong trào hướng tới việc bảo vệ môi trường sống và giữ gìn vệ sinh tại lớp học và nơi ở. Có làm được như thế thì môi trường của chúng ta mới không bị phá hủy, và cộc sống ngày càng tươi đẹp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_cong_nghe_tai_che_rac_thai_si_2816.pdf