Đề tài Chiến lược mua máy tính mới, khó mà dễ - Phần 2

Những sai lầm thường gặp Một số người dùng thường chọn tăng thêm dung lượng RAM, hoặc mua ổ cứng với nhiều không gian lưu trữ hơn và cả mua thêm pin rời cho laptop, v.v Trong khi đó, tất cả những việc mà bạn cần làm là chọn lựa một bộ xử lý tốt nhất phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Chọn lựa chính xác sẽ đem đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất, đồng thời giảm thiểu chi phí phát sinh cho các thành phần nâng cấp không thực sự cần thiết.

pdf2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược mua máy tính mới, khó mà dễ - Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những sai lầm thường gặp Một số người dùng thường chọn tăng thêm dung lượng RAM, hoặc mua ổ cứng với nhiều không gian lưu trữ hơn và cả mua thêm pin rời cho laptop, v.v.. Trong khi đó, tất cả những việc mà bạn cần làm là chọn lựa một bộ xử lý tốt nhất phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Chọn lựa chính xác sẽ đem đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất, đồng thời giảm thiểu chi phí phát sinh cho các thành phần nâng cấp không thực sự cần thiết. RAM là bộ nhớ ngắn hạn của hệ thống, nơi chứa các dữ liệu mà bộ xử lý yêu cầu. Với hầu hết người dùng, 2GB RAM là lý tưởng cho việc sử dụng hàng ngày. Chỉ với từng ấy, bạn hoàn toàn có thể vừa chơi game, xem phim, lướt web, nghe nhạc, soạn thảo văn bảng, dùng emai,... tất cả cùng một lúc. Những thử nghiệm đã được công bố cho thấy việc nâng cấp từ 2GB RAM lên 4B RAM chỉ cải thiện hiệu năng tổng thể của hệ thống rất hạn chế. Nhưng nếu khoảng chi phí dùng cho 2GB RAM tăng cường thêm được dùng để đầu tư vào bộ vi xử lý, bạn dễ dàng ấn tượng trước những gì mà nó đem đến. Một số người khác vẫn tin tưởng vào câu thần chú "xung cao hơn, bộ vi xử lý đương nhiên mạnh hơn". Mức xung của một bộ vi xử lý được tính theo đơn vị Gigahertz (GHz) và trong quá khứ, số càng lớn đồng nghĩa với việc bộ xử lý càng nhanh. Tại thời điểm hiện tại, câu thần chú đã không còn chính xác, vấn đề đã chuyển từ "xung bao nhiêu?" sang "xử lý xong việc nhanh đến mức nào?". Những công nghệ mới nhất như Turbo Boost cho phép bộ xử lý tự động tăng tốc khi đảm đương các tác vụ nặng nhọc cũng như trở về trạng thái cũ khi nhàn rỗi nhằm cân đối giữa hiệu năng và mức độ tiêu thụ điện. Bộ xử lý Intel Core i5 tốc độ 2.63GHz dễ dàng đạt ngưỡng 3.2GHz nhờ Turbo Boost, tất cả đều hoàn toàn tự động. Thêm một công nghệ khác quen thuộc hơn, Hyper Threading hay còn gọi là Siêu Phân Luồng, cho phép giả lập gấp đôi số nhân thực tế của bộ xử lý đem đến hiệu năng gia tăng thêm từ 20-40%. Trả cho 2 nhưng được 4, trả cho 4 nhưng được 8, đó là lợi ích mà Hyper Threading mang lại. Thử nghiệm thực tế cho thấy, một bộ xử lý 2 nhân Intel với các công nghệ mới có hiệu năng cao hơn 37% so với bộ xử lý 4 nhân của các đối thủ cạnh tranh. Nếu quy thành con số cụ thể chúng ta sẽ có thêm 25 bài nhạc chất lượng MP3 trong 5 phút hoặc xử lý thêm được 42 hình trong một phút. Card đồ họa tích hợp hay card rời Card đồ họa luôn là một vấn đề to lớn khác khi bạn sắm một máy tính mới. Tính đến thời điểm hiện tại, bạn có thể chọn cho hệ thống một chiếc card đồ họa rời hay đơn giản hơn là một chip đồ họa tích hợp ngay trên CPU, bo mạch chủ cho nhu cầu xử lý đồ họa. Một sai lầm thường gặp của những người mua máy ít kinh nghiệm là họ thường trang bị một card đồ họa rời cực mạnh nhưng lại đầu tư ít ỏi cho bộ xử lý. Thật không may, sự kết hợp đó đem lại hiệu năng gia tăng rất hạn chế và dễ dàng khiến người mua thất vọng. Xem video trực tuyến, xem Blu-ray, lướt web và rất nhiều công việc hằng ngày khác không yêu cầu một chiếc card đồ họa rời đắt tiền. Chip đồ họa tích hợp được trang bị trên các hệ thống máy tính mới nhất được thiết kế để đáp ứng hoàn chỉnh các nhu cầu trên. Vậy giải pháp là gì? Các bộ xử lý Intel Core mới nhất được trang bị một chip đồ họa tích hợp được cải tiến để tăng cường khả năng hỗ trợ các chương trình gải trí phổ biến hiện nay. Như vậy, thay cho một chiếc card đồ họa đắt tiền, khoảng đầu tư của bạn nên hướng vào các hệ thống với chip đồ họa có công nghệ tiên tiến nhất. Dĩ nhiên, card đồ họa rời vẫn có đất dụng võ nếu bạn là một tay nghiền game 3D, hay bạn là một kiến trúc sư, kỹ sư chạy các ứng dụng chuyên biệt được thiết kế đặc biệt và cần đến sự hỗ trợ của card đồ họa rời, hãy mua chúng. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, những chương trình đặc biệt như thế cũng "ngốn" khá nhiều khả năng tính toán của bộ vi xử lý. Nếu bạn chỉ trang bị một bộ xử lý yếu, phần nhiều khả năng là cả hệ thống sẽ "đứng sững" lại để chờ đợi nó, mặc cho card đồ họa rời đã hoàn thành xong phần việc của mình. Do đó, bên cạnh card đồ họa rời, bạn cũng cần một bộ vi xử lý mạnh hơn để hưởng thụ những lợi ích đầy đủ nhất mà hệ thống mang lại. Tóm lại, chiến lược mua sắm của bạn sẽ là... ... tập trung vào việc chọn lựa một bộ vi xử lý thật phù hợp. Máy tính đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, nó là nơi giải trí, nơi làm việc, nơi học tập cũng như trao đổi các thông tin giữa bạn và người thân. Chính vì thế, việc một chiếc máy tính "ì ạch" sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý nốt tất cả các việc đang và sẽ làm. Một chiếc máy tính có hiệu suất cao, khả năng xử lý nhiều ứng dụng song song tốt, được trang bị các công nghệ tăng tốc tiên tiến nhất không chỉ đẩy nhanh tiến độ công việc mà còn giúp những giây phút giải trí trong gia đình trở nên hào hứng và thú vị hơn. Hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh bằng các chiến lược mua sắm đúng đắng, tập trung tối đa vào những gì bạn thực sự cần và gạt qua mọi sự nâng cấp không phù hợp. Luôn đảm bảo rằng bộ vi xử lý, "bộ não" của cả hệ thống, là thành phần được ưu ái nhất khi chọn mua máy tính mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChiến lược mua máy tính mới, khó mà dễ (Phần 2).pdf
Tài liệu liên quan