Đề tài Chiến lược mua máy tính mới, khó mà dễ - Phần 1
Đối với hầu hết mọi người, việc mua một chiếc máy tính mới có thể là một kinh nghiệm khó khăn. Intel xin gửi tới bạn đọc bài viết của anh Phạm An Dương, Giám đốc phụ trách Marketing, Intel Việt Nam những gợi ý nhỏ để bạn có thể dễ dàng quyết định đầu tư chiếc máy tính hợp với nhu cầu sử dụng và hợp túi tiền.
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược mua máy tính mới, khó mà dễ - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối với hầu hết mọi người, việc mua một chiếc máy tính mới có thể là một kinh
nghiệm khó khăn. Intel xin gửi tới bạn đọc bài viết của anh Phạm An Dương,
Giám đốc phụ trách Marketing, Intel Việt Nam những gợi ý nhỏ để bạn có thể dễ
dàng quyết định đầu tư chiếc máy tính hợp với nhu cầu sử dụng và hợp túi tiền.
Mặc cho bạn được trang bị rất nhiều thông tin từ bạn bè, từ các tạp chí công
nghệ, v.v... nhưng rốt cuộc, bạn vẫn bị cuốn vào vòng xoáy của các nhân viên tư
vấn tại cửa hàng cùng danh sách linh kiện lên đến hàng ngàn món. Tất cả
những thông tin lượm lặt được đưa đến quyết định mua hàng cuối cùng khiến
chiếc máy tính mới có thể không đáp ứng được nhu cầu mà bạn đề ra ban đầu.
Người đang có nhu cầu sở hữu một chiếc máy tính mới không phải là bạn của
bạn, cũng không phải phóng viên báo chí, lại càng không phải nhân viên bán
hàng... mà đó chính là bạn. Chính vì thế, bạn cần trang bị những kiến thức cơ
bản một cách có hệ thống trước khi tiến ra cửa hàng. Nghe thì có vẻ đơn giản,
nhưng rất nhiều người đã quên đi các nguyên tắc cơ bản nhất khi mua máy tính.
Máy tính của bạn được dùng vào việc gì và dùng như thế nào?
Công việc đầu tiên mà bạn cần làm là xác định rõ "Tôi sử dụng chiếc máy tính
mới như thế nào?". Bạn cần máy tính chỉ để lướt web hay chơi game "đỉnh"
hoặc biên tập phim ảnh? Cường độ sử dụng máy tính của bạn, liệu nó sẽ làm
việc cật lực 24/24 hay được để không cả ngày? Bạn có thực sự cần đến máy để
bàn hay chỉ cần một chiếc laptop linh động hơn? Những thói quen giải trí với
máy tính của bạn là gì, chỉ nghe nhạc hay khoan khoái tận hưởng phim HD?
Chính bạn mới là người hiểu rõ nhất những gì mà bạn cần ở một chiếc máy tính
mới. Một khi bạn đã có câu trả lời, hãy tiếp tục với nguyên tắc tiếp theo.
Bạn cần một chiếc máy tính mạnh đến mức nào?
Bộ vi xử lý trung tâm (CPU), được biết đến như "bộ não" của máy tính, thành
phần ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu năng tổng thể của hệ thống. Vì thế, việc
hiểu được những chức năng của "bộ não" là vô cùng cần thiết. Bộ vi xử lý đóng
vai trò như một chiếc máy siêu nhỏ, một đầu "ngốn" các lệnh được lập trình sẵn
và đầu kia đưa ra kết quả, là những gì bạn nhận được hiển thị thông qua màn
hình. Đồng thời, nó còn điều phối hoạt động của các linh kiện nằm trên cùng hệ
thống.
Khi bạn đặt chân đến cửa hàng, chắc hẳn các nhân viên bán hàng sẽ tư vấn cho
bạn hàng tá chọn lựa nâng cấp đủ các loại phần cứng khác nhau. Từ tăng thêm
dung lượng RAM, mua ổ cứng có dung lượng lớn hơn đến việc mua card đồ họa
rời xịn hơn. Dĩ nhiên, mỗi linh kiện được nâng cấp sẽ đem đến trải nghiệm rất
khác biệt nhưng quan trọng hơn hết, bạn cần một "bộ não" đủ tiêu chuẩn cho
chúng. Với một bộ vi xử lý phù hợp, hiệu suất tổng thể của cả hệ thống sẽ được
tăng cường mạnh mẽ đem đến môi trường làm việc và giải trí thú vị hơn.
Bên cạnh đó, hầu hết người dùng máy tính hiện nay đều có thói quen chạy rất
nhiều chương trình cùng lúc. Bạn có thể vừa đọc e-mail, vừa nghe nhạc trực
tuyến, lướt web và chuyển nhạc CD thành MP3 tại cùng một thời điểm... một bộ
xử lý yếu sẽ không thể đáp ứng được tất cả những nhu cầu trên cùng một lúc.
Các bộ xử lý mới được thiết kế để "nghĩ" và xử lý với tốc độ nhanh hơn cho
phép bạn chạy rất nhiều chương trình song song nhau mà không gặp bất cứ trở
ngại gì.
Tóm lại, một khoảng đầu tư thông minh sẽ hướng đến các bộ xử lý mới hơn,
mạnh hơn, cung cấp đủ khả năng tính toán để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của
bạn tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Hãy "khắc cốt ghi tâm" điều này vì
hầu hết người dùng đều chọn lựa cấu hình máy tính với rất nhiều nâng cấp tốn
kém nhưng lại thiếu sự đầu tư cho bộ vi xử lý, kết quả là họ thất vọng với hiệu
năng ít ỏi mà hệ thống đạt được.
Trong số tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ ra những sai lầm mà người tiêu dùng khi lựa
chọn máy tính thường mắc phải cũng như hướng dẫn bạn đọc cách lựa chọn
thông minh nhất khi mua máy tính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược mua máy tính mới, khó mà dễ (Phần 1).pdf