Đề tài Cácác trường các khoa sư phạm cần thay đổi cách đào tạo

Chuẩn bị môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho sinh viên tự học và chủ động trong học tập, nghiên cứu. Trong học chế tín chỉ, sinh viên phải tự học rất nhiều, vì vậy môi trường học tập là một trong các điều kiện quan trọng trong quá trình đổi mới đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Môi trường học tập tích cực sẽ là những tác động tích cực từ bên ngoài vào quá trình tự đào tạo của sinh viên, chẳng hạn như: truyền thống, văn hóa nhà trường; cơ sở vật chất phục vụ học tập

docx8 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cácác trường các khoa sư phạm cần thay đổi cách đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các Các trường, khoa sư pần thay đổi cách đào tạo CÁCÁC TRƯỜNG CÁC KHOA SƯ PHẠM CẦN THAY ĐỔI CÁCH ĐÀO TẠO sư phạm cần thay đổi cách đào tạo Yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra cho các trường, khoa sư phạm cần thiết phải thay đổi cách đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho người giáo viên tương lai. Việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đối với sinh viên sư phạm sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của cả hệ thống giáo dục nói chung. Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp xung quanh vấn đề này. PV. Theo ông, đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong các trường, khoa sư phạm hiện nay cần tập trung vào nội dung chính nào? TS. Nguyễn Văn Đệ: Để phù hợp cơ chế mới trong bối cảnh hội nhập, tinh thần chung là các trường, khoa sư phạm phải quán triệt quan điểm: nhà trường dạy những điều người học cần, xã hội cần, nền kinh tế cần, chứ không chỉ dạy cái giáo viên có; đồng thời, cần làm sáng tỏ: cái gì cần dạy ở phổ thông và dạy như thế nào? Trên tinh thần như vậy, điều đầu tiên là trường, khoa sư phạm hiện nay cần đưa giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để đưa môn học giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường phổ thông; do vậy, sinh viên các trường (khoa) sư phạm cũng cần được giáo dục kỹ năng sống - một sự chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cấp thiết để họ tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông sau này.  Cùng với đó là đào tạo cách dạy phương pháp học. Đã có một thời gian dài, chương trình đào tạo của các trường sư phạm tập trung vào chuẩn bị cho người giáo viên tương lai nắm vững hoạt động dạy, những phương pháp, kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động dạy. Ngày nay, theo chúng tôi, vấn đề quan trọng nhất để những giáo viên phổ thông tương lai biết dạy cách học là mỗi giảng viên sư phạm phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tự học thông qua bộ môn mình phụ trách.  Điều tiếp theo cần làm là đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Các trường, khoa sư phạm cần chủ động chuyển hướng từ tập trung vào đào tạo kiến thức chuyên môn thuộc môn học sẽ phải dạy khi ra trường là chủ yếu sang tập trung đào tạo các năng lực nghề nghiệp, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp biết hành động có hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp.  Việc bồi dưỡng kỹ năng giải quyết vấn đề cũng phải được quan tâm. Ngoài ra, trường sư phạm cần hình thành kỹ năng hợp tác cho sinh viên sư phạm. Những kỹ năng hợp tác cụ thể mà các trường sư phạm cần quan tâm rèn luyện cho sinh viên là kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp, hợp tác với học sinh và hợp tác với các lực lượng giáo dục khác...  PV. Trước xu thế đổi mới nền giáo dục và trong bối cảnh hội nhập, các trường sư phạm cần quan tâm bồi dưỡng nhiều hơn nữa các năng lực cơ bản cho sinh viên như: năng lực khoa học, năng lực hiểu trình độ học sinh, năng lực thiết kế tài liệu học tập, năng lực ngôn ngữ, năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học. Ý kiến của ông trước vấn đề này thế nào? TS. Nguyễn Văn Đệ: Đúng vậy, để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động dạy học ở trường phổ thông, ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học,  đòi hỏi sinh viên sư phạm cần được trang bị nhiều năng lực khác nhau.  Một yêu cầu đặt ra đối với sinh viên sư phạm là cần phải có khả năng hiểu biết về đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt là sự hiểu biết về trình độ của học sinh trong quá trình dạy học. Đây là một năng lực mang tính nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, hiện nay do tính tích cực học tập của sinh viên sư phạm chưa cao, mối liên hệ giữa trường sư phạm và trường phổ thông chưa chặt chẽ, các hoạt động thăm lớp, dự giờ của sinh viên sư phạm chưa nhiều. Đây là một trong những nguyên do khiến cho khả năng hiểu tâm lí học sinh của sinh viên sư phạm còn nhiều hạn chế.  Năng lực thiết kế tài liệu học tập là khả năng làm cho tài liệu học tập phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Năng lực này biểu hiện ở khả năng gia công và sáng tạo kiến thức bài giảng của giáo viên, tài liệu học tập trở nên phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, và đảm bảo logic sư phạm.  Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của người giáo viên, vì ngôn ngữ là “phương tiện” chính trong dạy học và giáo dục. Thực tế hiện nay cho thấy sau 12 năm học Tiếng Việt ở trường phổ thông, số đông các sinh viên đại học vẫn chưa thật sự tinh thông tiếng mẹ đẻ. Nguyên nhân của thực trạng này một phần có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ bộ môn, chương trình, sách giáo khoa và năng lực của giáo viên ở bậc học phổ thông. Sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều sự bất cập khác trong chất lượng đào tạo.  Năng lực truyền đạt tài liệu học tập là khả năng nắm vững cách thức tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh qua bài giảng. Năng lực này là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề. Những năng lực này thường được hình thành thông qua việc sinh viên tích cực luyện tập trong các giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường sư phạm hoặc trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên vẫn chưa dành nhiều thời gian cho công việc này.  Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với sự hiểu biết của giáo viên đòi hỏi sinh viên sư phạm không ngừng học hỏi, tìm tòi để mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, rời trường phổ thông bước vào trường sư phạm, sinh viên mang theo rất ít khả năng tự học và ý thức chủ động. Bên cạnh đó, các trường đại học hiện nay cũng chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để giúp sinh viên nâng cao khả năng và ý thức tự học. Đây là vòng lẩn quẩn khép kín giải thích vì sao học sinh các cấp học và sinh viên hiện nay đều thiếu khả năng tự học và ý thức chủ động trong học tập.  Theo chúng tôi, kết quả của hiện tượng này là do thói quen và kĩ năng tự học của nhiều giáo viên còn hạn chế. Chính vì vậy, ngay khi vào trường sư phạm, nhà trường cần hình thành cho sinh viên sư phạm thói quen và tính tích cực học tập, tư duy sáng tạo trong làm việc để các thầy cô giáo không ngừng hoàn thiện năng lực của bản thân đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp PV.Vậy, Trường ĐH Đồng Tháp đã thực hiện việc đổi mới này như thế nào, thưa ông? TS. Nguyễn Văn Đệ: Thực hiện đổi mới cần những giải pháp toàn diện, học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tôn trọng người học, lấy người học làm trung tâm sẽ là phù hợp nhất nếu biết khai thác các mặt tích cực và khắc phục các nhược điểm của hệ thống này. Triển khai từng bước hệ thống tín chỉ, chọn hướng tiếp cận từ người học, vì người học, theo quan điểm này, Trường Đại học Đồng Tháp thực hiện đổi mới qua các hoạt động cơ bản sau: 1. Thay đổi nhận thức về vai trò của sinh viên trong quá trình đào tạo cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường, đặc biệt là đối với sinh viên. Biện pháp chủ yếu qua các hình thức sinh hoạt đầu khóa học, đầu năm học, sinh hoạt lớp chủ nhiệm. Sinh viên phải nhận thức được vai trò tự chủ trong đào tạo và chủ động trong học tập, nghiên cứu; hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm trong học chế tín chỉ, để từ đó tự chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. Qua những bài học rút ra sau hội nghị tổng kết 4 năm đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhà trường có kế hoạch đưa môn học nhập môn ngành vào chương trình giáo dục để khẳng định rằng đây không chỉ là nhận thức, mà còn là kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình tự đào tạo của sinh viên. Đây có thể ví như điều kiện cần phải có của quá trình đổi mới, nếu không có, nghĩa là sinh viên chưa sẵn sàng đổi mới, thì mọi nỗ lực hỗ trợ khác của nhà trường cũng trở lên vô nghĩa. 2. Đổi mới mục tiêu giáo dục, chuyển từ mục tiêu “dạy” sang mục tiêu “học”, chuyển từ nặng về “kiến thức” sang “cách học và năng lực nghề nghiệp”; xây dựng chuẩn đầu ra và công khai chuẩn đầu ra. 3. Xây dựng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường, từng bước triển khai các chức năng của hệ thống nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm chủ quá trình đào tạo của mình, tiến tới cá nhân hóa quá trình đào tạo. Trong mô hình đào tạo của mình, nhà trường đã xây dựng được mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo hướng tích hợp, cá nhân hóa và có sự tham gia của các trường phổ thông, mầm non. 4. Phát triển chương trình đào tạo được coi là công việc thường xuyên sau mỗi năm học, khóa học. Qua 4 năm đào tạo, nhà trường đã tổ chức 2 lần phát triển chương trình một cách toàn diện, nhằm từng bước cung cấp các môn học đáp ứng nhu cầu học tập và yêu cầu của ngành nghề, của xã hội. Trong hai năm học gần đây, do chưa xây dựng được các môn học về các kỹ năng mềm, nhà trường đã hợp đồng với Công ty CP Quản lý Tri thức Quốc tế G-BI (Hà Nội) hợp tác thực hiện Dự án “Chuyển giao kinh nghiệm và phương pháp làm việc hiệu quả” để trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên. Trong năm học 2012 – 2013, nhà trường đã ký duyệt dự án xây dựng môn học kỹ năng mềm để đưa vào chương trình đào tạo. 5. Chuẩn bị môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho sinh viên tự học và chủ động trong học tập, nghiên cứu. Trong học chế tín chỉ, sinh viên phải tự học rất nhiều, vì vậy môi trường học tập là một trong các điều kiện quan trọng trong quá trình đổi mới đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Môi trường học tập tích cực sẽ là những tác động tích cực từ bên ngoài vào quá trình tự đào tạo của sinh viên, chẳng hạn như: truyền thống, văn hóa nhà trường; cơ sở vật chất phục vụ học tập (đặc biệt là cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin); đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập; chương trình giáo dục... Trong 5 hoạt động trên, nếu coi hoạt động 1 là điều kiện cần, thì bốn hoạt động sau sẽ là điều kiện đủ cho quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Đồng Tháp.  Xin trân trọng cảm ơn ông! Tin: Giáo dục & Thời đại Online

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcac_truong_cac_khoa_su_pham_can_thay_doi_cach_dao_tao_9696.docx
Tài liệu liên quan