Đề tài Biện pháp tổ chức, kiểm tra và đánh giá quá trình tự học của sinh viên

Mặc dù vất vả trong đánh giá kết quả, nhưng các hoạt động lao động này của giảng viên chưa được ghi nhận thành kết quả lao động, do đó không động viên được giảng viên thực hiện nghiêm túc việc đánh giá này. 3.3. Khó khăn từ phía nhà trường: - Việc tổ chức lớp học quá đông như hiện nay gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

pdf5 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp tổ chức, kiểm tra và đánh giá quá trình tự học của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Lê Việt Phương Bộ môn KHXH&NV, Khoa KH Cơ bản MỞ ĐẦU Dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học đang là xu thế tất yếu của giáo dục đại học Việt Nam. Theo quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, việc đánh giá quá trình là một yếu tố bắt buộc, ngoài thời gian nghiên cứu và học tập trên Trường, sinh viên phải dành một lượng thời gian gấp đôi để tự nghiên cứu và tham gia thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung của môn học. Đa số sinh viên có ý thức tự giác cao trong học tập, tuy nhiên số lượng sinh viên thiếu ý thức tự giác cũng không nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng dẫn sinh viênphương pháp tự nghiên cứu? làm thế nào để kiểm tra đánh giá kết quả tự nghiên cứu của sinh viên? Từ thực tiến giảng dạy môn học Pháp luật đại cương theo học chế tín chỉ cho khóa 52, tác giả trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và đánh giá kết quả tự nghiên cứu của sinh viên. NỘI DUNG 1. Triển khai biện pháp tự nghiên cứu cho sinh viên: Theo quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, để tiếp thu một tiết học trên lớp sinh viên phải dành 2 giờ tự nghiên cứu ở nhà. Muốn vậy, ngay từ buổi học đầu tiên, giảng viên cần dành thời gian để cung cấp đầy đủ thông tin về môn học, tài liệu, phương pháp dạy và phương pháp học, phương pháp tìm tài liệu, phương pháp tự nghiên cứu, yêu cầu trong kiểm tra đánh giá quá trình, cung cấp cho sinh viên địa chỉ email và điện thoại của giảng viên để sinh viên có thể trao đổi khi cần thiết, chia nhóm Tuy những việc trên mất nhiều thời gian, nhưng sẽ rất cần thiết và sinh viên có điều kiện thiết kế cho mình một thời gian biểu thích hợp để học mà không ảnh hưởng đến môn học khác. Để đánh giá kết quả học tập môn học, giảng viên phải đánh giá toàn diện, bao gồm: điểm thi kết thúc môn (chiếm 50%) và điểm quá trình (50%). Trong đó điểm quá trình là sự tổng hợp của các thành phần gồm điểm tự nghiên cứu (chiếm 10%); điểm thảo luận và thuyết trình nhóm (5%), điểm kiểm tra giữa kỳ (10%), điểm kiểm tra cuối kỳ (20%), điểm chuyên cần (5%); ngoài ra nếu sinh viên tích cực trong học tập trên lớp (thường xuyên phát biểu, tranh luận hoặc phản biện) thì giảng viên sẽ có điểm thưởng thỏa đáng và công khai trước lớp. Trong phạm vi báo cáo này, tác giả tập trung vào kinh nghiệm tổ chức và kiểm tra đánh giá quá trình tự học của sinh viên. Quá trình tự học chiếm 10% điểm số của môn học. Với môn Pháp luật đại cương có 2 tín chỉ thì sinh viên có 60 giờ tự nghiên cứu ở nhà. Như vậy, một học kỳ 15 tuần thì mỗi tuần sinh viên dành 4 giờ tự nghiên cứu cho môn Pháp luật đại cương. Để quá trình tự nghiên cứu đạt kết quả, buổi học đầu tiên giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên các vấn đề cần tự nghiên cứu, ngoài ra trong quá trình học giảng viên sẽ tiếp tục đặt ra những vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu giải quyết. Yêu cầu mỗi sinh viên ngoài vở học trên lớp phải có thêm một cuốn vở tự nghiên cứu, lần lượt các tuần sẽ phải dành thời gian để giải quyết các vấn đề có liên quan đến môn học. Hàng tuần thông qua các tiết giảng giảng viên sẽ làm rõ những vấn đề mà sinh viên đã tự nghiên cứu ở nhà, giải đáp các thắc mắc của sinh viên và cnahr báo đối với những sinh viên chưa có ý thưc tự giác trong học tập. 2. Đánh giá quá trình tự nghiên cứu của sinh viên: Việc đánh giá kết quả tự nghiên cứu của sinh viên được chia làm 2 đợt. Đợt thứ nhất vào tuần thứ 7 hoặc 8 giảng viên sẽ yêu cầu tất cả sinh viên mang theo vở tự nghiên cứu để kiểm tra. Giảng viên sẽ đóng dấu vào vở để ghi nhận kết quả đã làm của từng snh viên mà chưa cho điểm chính thức. Việc làm này nhằm tuyên dương, động viên những sinh viên tích cực đồng thời cảnh báo đối với những sinh viên chưa tích cực. Đợt thứ hai vào tuần thứ 13 hoặc 14 giảng viên sẽ yêu cầu tất cả sinh viên các lớp đồng loạt thu vở tự nghiên cứu của sinh viên tập trung về bộ môn để chấm điểm. Tuần 15 tại buổi tổng kết môn học giảng viên sẽ trả vở tự nghiên cứu, kết quả tự nghiên cứu giúp sinh viên có thêm hiểu biết sâu hơn và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điểm số được giảng viên ghi nhận vào danh sách ghi điểm quá trình của sinh viên bằng file exel lấy từ phần mềm quản lý đào tạo của Nhà trường. Cuối học kỳ, sau khi đã tổng hợp các điểm thành phần ra kết quả điểm quá trình, giảng viên sẽ chuyển file điểm cho lớp qua địa chỉ email của lớp. Dưới đây là hình ảnh thực tế việc chấm kết quả tự nghiên cứu môn Pháp luật đại cương của SV năm học 2010-2011: Đánh giá chung, đa số sinh viên có làm bài, tuy nhiên số sinh viên có ý thức hoàn thành tốt các yêu cầu tự nghiên cứu chưa nhiều, đa số làm để đối phó, bên cạnh đó có khoảng 1/3 không làm hoặc chỉ làm vài dòng. Dưới đây là kết quả của việc đánh giá tự nghiên cứu môn Pháp luật đại cương của một số lớp cho thấy: STT Lớp Sĩ số SV không tham gia tự nghiên cứu Điểm tự nghiên cứu dưới 5 Điểm tự nghiên cứu từ 5-7 Điểm tự nghiên cứu từ trên 7 1 52XD 148 15 18 101 14 2 52TC-3 126 14 17 59 36 3 52KT-3 103 10 02 36 55 4 52CDN-2 119 38 30 35 16 5 52KTTT 89 18 4 45 22 3. Một số khó khăn của quá trình triển khai và đánh giá kết quả tự nghiên cứu cho sinh viên. 3.1. Khó khăn từ phía người học: Tác giả đã làm một cuộc khảo sát về phương pháp học của sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Nha Trang, kết quả cho thấy: a) Về năng lực, khả năng học tập: - Chỉ có 15% sinh viên có khả năng hiểu hết nội dung bài học ngay trên lớp. Do vậy, để học và thi tốt, người học cần phải đọc trước giáo trình ở nhà; giải quyết các vấn đề giảng viên yêu cầu; tham gia thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập mà giảng viên đã giao từ trước; lên thư viện hoặc truy cập inernet để tìm kiếm tài liệu; đọc lại những nội dung đã học trên lớp. Tuy nhiên, số sinh viên dành thời gian tự học hàng ngày khi chưa đến mùa ôn thi được thống kê như sau: + Từ 5 giờ trở lên: 14,4% (chỉ có nữ giới, còn nam giới là 0); + Từ 3-5 giờ: 28% (nữ giới chiếm 2/3); + Từ 1-3 giờ: 41% (nữ giới chiếm 2/3); Như vậy, đa phần sinh viên thiếu tự giác trong học tập; chủ yếu đến mùa ôn thi mới lao vào thức ngày thức đêm để nhồi nhét kiến thức. Những bài tập giảng viên giao về nhà tự nghiên cứu nếu không phải thuyết trình hoặc nộp chấm điểm thì sinh viên sẽ không làm. - Về thời gian dành cho đi thư viện trong 1 tuần của sinh viên cho thấy: 44,4% sinh viên chỉ thỉnh thoảng mới lên thư viện; 38% lên thư viện mỗi tuần một lần, số còn lại đi thư viện nhiều hơn. - Về khả năng tự học, tự nghiên cứu: 32% cho rằng khả năng làm việc độc lập, tự học, tư duy sáng tạo và tự nghiên cứu ở mức trung bình; còn lại tự đánh giá không tự tin về khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình. Chỉ có 29% sinh viên được hỏi có đọc giáo trình, tài liệu học tập trước khi lên lớp. - 62% sinh viên không tự tin về khả năng phát hiện vấn đề, phân tích, khái quát hóa vấn đề và giải quyết vấn đề. b) Về chiến lược học tập: - 69% sinh viên được hỏi thường xuyên suy nghĩ để tìm ra cách học phù hợp và hiệu quả cho từng môn học khác nhau cũng như quản lý cách học sao cho hiệu quả. - Tuy nhiên chỉ có 33,3% thường lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng kế hoạch của thời gian biểu. Số còn lại không lập thời gian biểu, việc học mang tính ngẫu hứng. - Chỉ có 14% đã học theo phương pháp khám phá: tự đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm thông tin, bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết đó. - 49% sinh viên trả lời rằng việc học của họ chủ yếu từ giáo trình, bài giảng của giảng viên mà ít tham khảo từ các nguồn tài liệu khác. 3.2. Khó khăn từ phía giảng viên: Việc đánh giá kết quả tự nghiên cứu của sinh viên gây mất nhiều thời gian của giảng viên. Bởi lẽ giữa kỳ giảng viên phải kiểm tra xem sinh viên có tự nghiên cứu hay không, mặc dù không lấy điểm nhưng cũng mất một khoảng thời gian 1 tiết. Cuối kỳ giảng viên phải dành ít nhất 1 ngày để chấm vở tự nghiên cứu của 1 lóp sinh viên. Ngoài ra còn chấm 2 bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ cũng chiếm mất một khoảng thời gian khá lớn của giảng viên. Mặc dù vất vả trong đánh giá kết quả, nhưng các hoạt động lao động này của giảng viên chưa được ghi nhận thành kết quả lao động, do đó không động viên được giảng viên thực hiện nghiêm túc việc đánh giá này. 3.3. Khó khăn từ phía nhà trường: - Việc tổ chức lớp học quá đông như hiện nay gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. - Sinh viên thiếu chỗ để tự nghiên cứu và thảo luận nhóm ngoài giờ học. Các giảng đường chỉ mở cửa nếu có thời khóa biểu, ngoài ra sinh viên không được lên giảng đường tự học. KẾT LUẬN Để nâng cao chất lượng đào tạo thì bên cạnh đổi mới phương pháp giảng dạy phải chú trọng đổi mới phương pháp học cho sinh viên và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Để làm tốt việc này đòi hỏi sự tận tâm, trách nhiệm của giảng viên; tính tự giác và trách nhiệm của sinh viên và sự hỗ trợ của nhà trường. Công sức lao động của giảng viên thực hiện tốt quy chế đào tạo là đáng trân trọng và cần được ghi nhận trong việc quy đổi giờ định mức lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_phap_to_chuc_kiem_tra_va_danh_gia_qua_trinh_tu_hoc_cua_sinh_vien_0186.pdf
Tài liệu liên quan