Đề kiểm tra môn: Kinh tế và quản lý môi trường
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây
1. Môi trường theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam:
a. Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
b. Bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài tác động đến một đối tượng hay sự vật
c. Bao gồm yếu tố tự nhiên, nhân tạo và xã hội
2. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành:
a. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo
b. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
c. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
d. Môi trường nhân tạo, môi trường xã hội
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: Kinh tế và quản lý môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRAMÔN: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGCâu 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây1. Môi trường theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam:a. Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạob. Bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài tác động đến một đối tượng hay sự vậtc. Bao gồm yếu tố tự nhiên, nhân tạo và xã hội2. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành:a. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạob. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạoc. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hộid. Môi trường nhân tạo, môi trường xã hội3. Môi trường gồm các chức năng cơ bảna. Là không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên và chứa đựng chất thảib. Chỉ là không gian sống của con ngườic. Nơi giảm nhẹ các tác động của tự nhiên đến con người và sinh vậtd. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con ngườie. Cả a, c, d 4. Theo quan điểm hệ thống, môi trường bao gồm các đặc trưng:a. Tính cơ cấu, tính động, tính mởb. Tính cơ cấu, tính độngc. Tính mởd. Tính cơ cấu, tính động, tính mở và khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh5. Trong 4 đặc trưng cơ bản của môi trường, đặc trưng quan trọng nhất làa. Tính cơ cấu phức tạpb. Tính độngc. Tính mởd. Khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh.6. Tính cơ cấu phức tạp của hệ thống môi trường được hiểua. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử hợp thànhb. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử có thể được phân chia theo chức năng và theo thang cấpc. Là hệ thống của nhiều phần tử có mối liên hệ đan xen nhiều chiều7. Tính động của hệ thống môi trường nói lêna. Sự vận động của các phần tử trong hệ thống môi trườngb. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống môi trườngc. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử để thiết lập một trạng thái cân bằng8. Ô nhiễm môi trường là:a. Sự làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường b. Sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trườngc. Sự di chuyển các chất độc hại hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và sinh vậtd. Cả b và c.9. Sự cố môi trường doa. Tác động bất thường của tự nhiên: bão, lũ, hạn hán, động đất, núi lửa…b. Tác động tiêu cực của con người: hỏa hoạn, sự cố trong tìm kiếm thăm dò vận chuyển và khai thác dầu khí, khoáng sản; sự cố trong các nhà máy nguyên tử.c. Chủ yếu do con người gây ra d. Cả a và b10. Tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm của kinh tế môi trường được phân loại gồm:a. tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vậtb. tài nguyên vô hạn và tài nguyên hữu hạnc. tài nguyên có khả năng tái tạo và tài nguyên không có khả năng tái tạod. Không có ý nào đúng11. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triểna. Là đối lập nhau theo kiểu loại trừb. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi môi trườngc. Phát triển chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trườngd. Là mối quan hệ qua lại hai chiều và muốn có được sự phát triển bền vững thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển và môi trường.12. Phát triển bền vữnga. Là sự phát triển cân đối giữa ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trườngb. Là sự phát triển mà khía cạnh kinh tế luôn được coi trọngc. Là mong muốn của các quốc gia song không thể thực hiện được vì phát triển và môi trường luôn đối kháng nhaud. Là sự phát triển có tính đến công bằng giữa các thế hệe. Cả a và d13. Chất lượng môi trường được coi là hàng hóa khia. Sản xuất phát triển ở trình độ cao và tái sản xuất chất lượng môi trường được đặt ra như một yếu tố khách quan để cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục.b. Chất lượng môi trường được mua – bán trong nền kinh tế thị trườngc. Kinh tế hàng hóa phát triển, có thể tiền tệ hóa được các chi phí khắc phục môi trường.d. Cả a và ce. Cả a và b.14. Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai) trong kinh tế được hiểua. là sự tác động lên đối tượng khác b. là hiện tượng không thể tránh được trong nền kinh tế thị trườngc. là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính vào hệ thống kinh tếd. là những tác động lên đối tượng khác tạo ra lợi ích hoặc tổn thất cho họ nhưng xét trên quan điểm xã hội thì ngoại ứng không gây tổn thất phúc lợi xã hội.15. Thất bại thị trường do Ngoại ứng gây ra làa. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hộib. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hộic. Luôn tạo ra động cơ để người sản xuất/ tiêu dùng đẩy chi phí cho xã hộid. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực và Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tích cực.16. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cựca. Chi phí biên xã hội lớn hơn chi phí biên của cá nhân do xã hội phải chịu thêm chi phí ngoại ứngb. Chi phí biên cá nhân cũng là chi phí biên xã hộic. Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng cho xã hội17. Tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp xảy ra ngoại ứng tiêu cựca. Là không có vì thiệt hại của người này là lợi ích của người khácb. Là do có sự chênh lệch giữa mức hoạt động tối ưu cá nhân và mức hoạt động tối ưu xã hộic. Thể hiện sự chênh lệch giữa chi phí của xã hội với chi phí của cá nhân18. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cựca. Cần có chính sách trợ cấp đối với người sản xuất/tiêu dùng để họ hoạt động ở mức tối ưu xã hộib. Cần áp dụng chính sách thuế để điều tiết hoạt động sản xuất/tiêu dùng về mức tối ưu xã hộic. Cần có chính sách để người gây ra ngoại ứng phải khắc phục ngoại ứngd. Cả b và c19. Khi xảy ra ngoại ứng tích cựca. Lợi ích xã hội luôn lớn hơn lợi ích của cá nhân do xã hội nhận được thêm lợi ích ngoại ứngb. Lợi ích xã hội không thay đổic. Chi phí của xã hội nhỏ hơn chi phí của cá nhân do xã hội nhận được lợi ích ngoại ứng20. Hàng hóa công cộnga. Là hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người trong cùng một thời điểmb. Là hàng hóa mà việc tiêu dùng của người này không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác.c. Là hàng hóa không loại trừ và không thể loại trừ một cá nhân nào ra khỏi việc tiêu dùngd. Cả a và ce. Cả a và b21. Hàng hóa công cộng có thể gây thất bại thị trường doa. Xu hướng tiêu dùng quá mứcb. Không có kinh phí để tiếp tục sản xuất hàng hóa công cộng do tất cả đều được tiêu dùng miễn phí.c. Xuất hiện hiện tượng “người ăn theo” khi hàng hóa này được cung cấp ra thị trường.22. Giải pháp thuế ô nhiễma. Không điều tiết được mức sản xuất/ tiêu dùng về mức tối ưu mà chỉ làm tăng chi phí sản xuấtb. Là công cụ kinh tế giúp điều tiết mức sản xuất/tiêu dùng về mức tối ưu xã hội.c. Được đánh cố định tại mọi mức sản lượngd. Làm cho đường chi phí cá nhân biên và chi phí xã hội biên trùng nhau23. Thuế ô nhiễm tối ưu (t* = MEC(Q*)) có ưu điểma. Tạo động cơ kinh tế để đạt được mức sản xuất hiệu quả xã hộib. Giảm chi phí sản xuất c. Tạo nguồn thu để đầu tư cho bảo vệ môi trườngd. Cả a và be. Cả a và c24. Thuế ô nhiễm tối ưu (t* = MEC(Q*)) có nhược điểma. Khó xác định vì chi phí ngoại ứng không thể tính đượcb. Không tạo động cơ kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải vì việc đánh thuế không quan tâm đến mức thải của doanh nghiệpc. Mức thuế thường thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi sản lượng d. Cả b và c25. Chuẩn mức thảia. được xác định dựa trên mức thải trung bình của doanh nghiệpb. được xác định dựa trên mức ô nhiễm tối ưuc. được xác định dựa trên sức chịu tải của môi trườngd. không ý nào đúng26. Phí thảia. Luôn làm tăng chi phí giảm thải của doanh nghiệpb. Tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư giảm thảic. Buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa đầu tư giảm thải hay chấp nhận nộp phíd. Không điều tiết được mức thải về mức ô nhiễm tối ưu do doanh nghiệp luôn chấp nhận nộp phí tại mọi mức thải.e. Cả b và c27. Chuẩn thải nên được sử dụng trong trường hợp sau để đạt hiệu quả kinh tếa. Khi không có đủ thông tin về MAC, MDC và đường MAC dốc hơn đường MDCb. Khi có đủ thông tin về hàm MAC và MDCc. Khi không đủ thông tin về MAC, MDC và đường MAC thoải hơn đường MDCd. Không có trường hợp nào28. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượnga. Là sự kết hợp của công cụ chuẩn thải và phí thảib. Giúp tối thiểu hóa chi phí giảm thải của các doanh nghiệpc. Sẽ không có tác dụng khi có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán giấy phépd. Luôn đạt được mức ô nhiễm tối ưu trong một ngành sản xuất hay một khu vực vì tổng lượng thải không thay đổie. Cả a, b và cf. Cả a, b và d29. Một doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường mua bán giấy phép xả thải khia. chi phí giảm thải biên cao hơn giá giấy phépb. chi phí giảm thải biên thấp hơn mức giá giấy phépc. chi phí giảm thải biên bằng mức giá giấy phépd. Cả a và be. Cả a, b và c30. Thỏa thuận mức ô nhiễm thông qua thị trường chỉ xảy ra khia. Quyền tài sản MT thuộc về cả người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễmb. Quyền tài sản MT thuộc về phía chịu ô nhiễmc. Quyền tài sản MT thuộc phía gây ô nhiễm hoặc phía chịu ô nhiễmCâu 2: Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý. Giả sử họ có đầy đủ thông tin về hàm thiệt hại môi trường MDC = 0,5W song không có đủ thông tin về hàm chi phí giảm thải của doanh nghiệp. Hàm MAC thực tế của doanh nghiệp là MACT = 45 – 0,75W, hàm MAC ước đoán của các nhà quản lý là MACes = 15 – 0,75W (W là lượng thải tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng triệu đồng)a. So sánh mức ô nhiễm tối ưu với mức chuẩn thải mà cơ quan quản lý sẽ áp dụng?b. So sánh mức phí thải cơ quan quản lý áp dụng với mức phí thải tối ưu?c. Xác định chi phí của ô nhiễm gây ra cho xã hội tại mức ô nhiễm tối ưu và mức chuẩn thải được áp dụng?d. So sánh tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng công cụ chuẩn thải với tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng phí thải? Công cụ nào nên được áp dụng trong trường hợp này?e. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thịCâu Trả lời1 A2 A3 E4 D5 D6 B7 C8 D9 D10 C11 D12 E13 D14 C15 D16 A17 B18 D19 A20 E21 C22 B23 E24 D25 B26 E27 C28 F29 E30 C31 B32 C33 C34 F35 CPhần 2:1. Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai) trong kinh tế là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính toán vào hệ thống kinh tế.2. Thất bại thị trường do Ngoại ứng tiêu cực gây ra là Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội3. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng cho xã hội4. Hàng hóa công cộng có thể vừa có tính cạnh tranh vừa có tính loại trừ trong tiêu dùng5. Thuế Pigou tạo ra động cơ kinh tế để điểu tiết mức sản xuất về mức tối ưu xã hội6. Thuế Pigou không gây ra tổn thất vô ích vì không làm thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.7. Áp dụng Phí thải tạo động cơ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư giảm thải8. Mức chuẩn thải được xác định dựa vào sức chịu tải của môi trường9. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng là sự kết hợp giữa công cụ chuẩn thải và công cụ phí thải.10. Động cơ kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giấy phép xả thải là khi tham gia mua bán giấy phép các doanh nghiệp đều có lợi11. Thỏa thuận mức ô nhiễm thông qua thị trường không xảy ra khi quyền tài sản môi trường thuộc bên chịu ô nhiễm.12. Đánh giá tác động môi trường thường được thực hiện khi dự án kết thúc13. Không cần thực hiện quản lý nhà nước về môi trường vì các tổ chức chính trị xã hội khác đã thực hiện việc này.14. Quản lý nhà nước về môi trường là cần thiết vì đó chính là một mặt của đời sống xã hội.15. Quản lý nhà nước về môi trường bắt buộc phải sử dụng tổng hợp nhiều công cụ, chính sách: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công cụ giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.Phần 3: bài tập1. Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý. Giả sử họ có đầy đủ thông tin về hàm thiệt hại môi trường MDC = 0,5W song không có đủ thông tin về hàm chi phí giảm thải của doanh nghiệp. Hàm MAC thực tế của doanh nghiệp là MACT = 45 – 0,75W, hàm MAC ước đoán của các nhà quản lý là MACE = 15 – 0,75W (W là lượng thải tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng triệu đồng)f. So sánh mức ô nhiễm tối ưu với mức chuẩn thải mà cơ quan quản lý sẽ áp dụng?g. So sánh mức phí thải cơ quan quản lý áp dụng với mức phí thải tối ưu?h. So sánh chi phí do ô nhiễm gây ra đối với xã hội tại mức ô nhiễm tối ưu và mức chuẩn thải được áp dụng?i. So sánh tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng công cụ chuẩn thải với tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng phí thải? Công cụ nào nên được áp dụng trong trường hợp này?j. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị2. Một doanh nghiệp sản xuất trước khi áp dụng sản xuất sạch có hàm chi phí phí giảm thải biên MACT = 240 – 2Q. Doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất sạch hơn và hàm chi phí giảm thải biên sau khi áp dụng là MACS = 180 – 2Q. Cơ quan quản lý đang xem xét để áp dụng chính sánh đối với doanh nghiệp. Họ đã biết thông tin về hàm MAC của doanh nghiệp trước khi áp dụng SXSH mà không có thông tin về hàm chi phí giảm thải sau khi áp dụng SXSH. Hàm thiệt hại môi trường được xác định là là MDC = 4Q (Q là lượng chất thải tính bằng tấn và chi phí tính bằng triệu đồng)a. Xác định mức thải tối đa của doanh nghiệp vào môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH.b. Xác định mức chuẩn thải cơ quan quản lý sẽ áp dụng cho doanh nghiệp? Tại mức chuẩn thải đó hãy so sánh chi phí giảm thải của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng SXSH.c. Xác định mức thải tối ưu cần điều chỉnh để đạt hiệu quả xã hội sau khi doanh nghiệp áp dụng SXSH? Tại mức thải đó chi phí giảm thải của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?d. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị?Giải1.a. Mức ô nhiễm tối ưu: MDC = MACT hay 0,5W= 45 – 0,75WWT = 36 tấnMức chuẩn thải cơ quan quản lý áp dụng: MDC = MACE hay 0,5W= 15 – 0,75WWE = 12 tấnb. Phí thải tối ưu fT = 18 triệu đồng/tấnPhí thải cơ quan quản lý áp dụng: fE = 6 triệu đồng/tấn.c. Chi phí của ô nhiễm gây raTại mức ô nhiễm tối ưu: DCT = 0,5.18.36= 324 triệu đồngTại mức chuẩn thải: DCE = 0,5.6.12= 36 triệu đồngd. Tổn thất phúc lợi khi áp dụng chuẩn thảiDWL = 0,5(MACT(WE) – MACE(WE)). (WT - WE) = 0,5. (36 – 6)(36 – 12) = 360 triệu đồngTổn thất phúc lợi khi sử dụng phí thảiDWL = 0,5(MDC(W1) – MACT(W1)). (W1 - WT) = 0,5. (26 – 6)(52 – 36) = 160 triệu( W1 là mức thải mà doanh nghiệp thải vào môi trường nếu CQQL áp dụng mức phí thải fE = 6 triệu đồng/tấn).Tổn thất phúc lợi khi áp dụng chuẩn thải lớn hơn tổn thất khi áp dụng phí thải, do đó CQQL nên chọn phí thải.2. a. Mức thải tối đa- Trước khi áp dụng SXSH: Qm = 120 tấn- Sau khi áp dụng SXSH: Qm = 90 tấnb. Chuẩn thải cơ quan quản lý áp dụng cho DN: QT = 40 tấnChi phí giảm thải:- Trước khi áp dụng SXSH: ACT = 0,5.(120 – 40).160 = 6400 triệu đồng- Sau khi áp dụng SXSH: ACE = 0,5.(90 – 40).100 = 2500 triệu đồngc. Mức thải tối ưu càn điều chỉnh lại sau khi DN áp dụng SXSHQE = 30 tấnChi phí giảm thải của doanh nghiệp: ACE = 0,5(90 – 30).120 = 3600 triệu đồng.d. Thể hiện bằng đồ thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề kiểm tra môn- Kinh tế và quản lý môi trường.doc