Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II năm học 2012-2013 môn Lịch sử Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Cần Thơ
Giáo viên chấm cần lƣu ý:
- Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, tổ chấm cần trao đổi bàn bạc kĩ để
thống nhất cách đánh gía cho điểm. Tổ chấm có thể cụ thể hóa một số nội dung, mức
điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án,
biểu điểm.
- Căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh để chấm, cần trân trọng, chắt chiu những ý kiến,
những lập luận, tìm tòi sáng tạo khác nhau của học sinh trong các câu hỏi mang tính vận
dụng, liên hệ, nếu đúng thì vẫn có thể cho điểm
4 trang |
Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì II năm học 2012-2013 môn Lịch sử Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG GIỮA HỌC KÌ II
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC: 2012 – 2013
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 - GDPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (4,0 điểm)
Vì sao sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nước ta bị chia cắt làm
hai miền? Em hãy nêu nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương. Phân tích mối quan hệ của cách mạng hai miền.
Câu 2. (3,0 điểm)
Mĩ đã tiến hành chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế
nào? Trình bày làm nổi bật những thắng lợi của quân và dân miền Nam chống chiến lược
“ Chiến tranh đặc biệt”.
II/ PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ đƣợc làm một trong hai câu (câu 3a hoặc 3b).
Câu 3.a. Theo chƣơng trình Chuẩn (3,0 điểm)
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
(1965- 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 -1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam
Câu 3.b. Theo chƣơng trình Nâng cao ( 3,0 điểm)
Em hãy phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
Đảng ta trong những năm (1946- 1950)
---------------Hết----------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh...Số báo danh............................
Chữ ký giám thị 1..Chữ ký giám thị 2..
HƢỚNG DẪN CHẤM
(Hƣớng dẫn có 3 trang)
Câu Nội dung Điểm
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 ĐIỂM)
Câu1.
(4,0
điểm)
Vì sao sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nước ta bị chia cắt làm hai
miền? Em hãy nêu nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương. Phân tích mối quan hệ của cách mạng hai miền
Vì
Ta nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định Giơnevơ
- 10/10/1954 ta tiếp quản thủ đô Hà Nội
- 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân
dân thủ đô.
0,5
Pháp
- Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn
toàn được giải phóng.
-Tháng 5/1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương
tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc.
0,75
Mĩ : - Ở miền Nam, Mĩ thay chân Pháp và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính
quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam
thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.
0,75
Nhiệm vụ cách mạng của hai miền:
- Miền Bắc: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH,
- Miền Nam: Tiếp tục cuộc CMDCDCND, thực hiện thống nhất nước nhà.
- Nhiệm vụ chung: Đánh Mĩ và tay sai,giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất
nước, tạo điều kiện cả nước đi lên CNXH.
1,0
Mối quan hệ của cách mạng hai miền:
- Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, còn miền Nam là tiền
tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, trước
hết là đánh bại đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam.
- Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp nhau, tạo điều kiện
cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến.
1,0
Câu2
. (3,0
điểm)
Mĩ đã tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào?
Trình bày làm nổi bật những thắng lợi của quân và dân miền Nam chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”.
Âm mưu :
- “CTĐB” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành
bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào
vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực
lượng cách mạng và nhân dân ta.
- Âm mưu của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người
Việt”.
0,5
Thủ đoạn:
- Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18
tháng.
- Mĩ tăng nhanh viện trợ quân sự, cố vấn quân sự.Thành lập bộ chỉ huy quân sự
Mĩ ở miền Nam.Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Dồn dân lập “ấp chiến
lược”.
- Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới: “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực
lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.
0,5
Những thắng lợi của quân và dân miền Nam chống chiến lược “ Chiến tranh đặc
biệt”.
- Từ 1961 đến 1962 đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch
- Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra rất gay go, quyết liệt giữa
ta và địch. Đến cuối 1962, cách mạng đã kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần
70% nông dân .
0,5
- Trên mặt trận quân sự, quân và dân miền Nam đã giành thắng lợi to lớn trong
trận Ấp Bắc – Mĩ Tho (2/ 1 /1963). Chiến thắng này chứng minh quân và dân
miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ngụy
mở ra phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.
0,5
- Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có
bước phát triển, nổi bật là đấu tranh của “Đội quân tóc dài”.
0,25
- Phong trào đấu tranh của quân và dân miền Nam đã làm suy yếu chính quyền
Ngô Đình Diệm Mĩ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (11/1963).
0,25
- Đông xuân 1964 - 1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó, giành
thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình
Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
0,25
- Đây là thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải
chuyển sang chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham
chiến ở miền Nam.
0,25
II/ PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ đƣợc làm một trong hai câu (câu 3a hoặc 3b).
Câu
3.a.
(3,0
điểm)
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-
1968) và “ Việt Nam hóa chiến tranh” ( 1969 -1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam
- Giống nhau:
+ Về tính chất: Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất giành
dân, đặt ách thống trị thực dân kiểu mới.
+ Về thủ đoạn: Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, có hoạt
động phá hoại miền Bắc, phối hợp hoạt động quân sự với hoạt động chính trị,
ngoại giao.
1,0
- Khác nhau về lực lượng tham gia chiến tranh:
+ “Chiến tranh cục bộ” là được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một
một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn ,trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan
trọng, lúc cao nhất lên gần 1, 5 triệu tên,trang bị phương tiện ,vũ khí chiến tranh
của Mĩ.
+“Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn
là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ
huy.
1,0
- So với “Chiến tranh cục bộ”, “ Việt Nam hóa chiến tranh” toàn diện hơn, quy
mô hơn, mở rộng ra cả Đông Dương bằng chiến tranh phá hoại, mở rộng ra thế
giới bằng thủ đoạn ngoại giao.
1,0
Câu
3.b. (
3,0
điểm)
Em hãy phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
ta trong những năm (1946- 1950)
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong
các văn kiện sau:
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của BTV TW Đảng (12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh
(9/1947).
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là cuộc kháng chiến
toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc
tế.
0,25
- Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc
ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác –
Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Có lực
lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực
cánh sinh
0,75
- Kháng chiến toàn diện: Do địch dánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng
toàn diện. cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt
trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhằm tạo ra sức mạnh tổng
hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ
mới nên phải kháng chiến toàn diện.
0,75
- Kháng chiến lâu dài: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch,
địch
mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do
đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển
lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.
0,75
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Mặc dù rất
coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ bên ngoài, nhưng bao giờ cũng đúng
phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh
nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ
là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
0,5
Giáo viên chấm cần lƣu ý:
- Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, tổ chấm cần trao đổi bàn bạc kĩ để
thống nhất cách đánh gía cho điểm. Tổ chấm có thể cụ thể hóa một số nội dung, mức
điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án,
biểu điểm.
- Căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh để chấm, cần trân trọng, chắt chiu những ý kiến,
những lập luận, tìm tòi sáng tạo khác nhau của học sinh trong các câu hỏi mang tính vận
dụng, liên hệ, nếu đúng thì vẫn có thể cho điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 770_1361930199_dgkii_su_pt_397.pdf