Hiện tại trên thế giới cũng như tại Việt Nam, biodiesel thương
phẩm được sản xuất bằng quá trình chuyển ester hoá
(transeterification), với methanol hoặc ethanol, sử dụng xúc
tác acid hoặc base, và thường được sản suất theo dạng mẽ. Với
kiểu sản xuất này thì có rất nhiều nhược điểm dẫn đến hiệu
suất cũng như chất lượng sản xuất biodiesel không được cao.
{ sẽ được phân tích ở phần sau}
42 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương xây dựng quy trình công nghệ sản xuất liên tục biodiesel, sử dụng xúc tác dị thể, trên cơ sở kỹ thuật tạo bong bóng hơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Company
LOGO
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
xây dựng quy trình công nghệ sản xuất liên tục biodiesel,
sử dụng xúc tác dị thể, trên cơ sở kỹ thuật tạo bong bóng
hơi
GVHD: TS.Nguyễn Vĩnh Khanh
HVTH : Nguyễn Đình Phúc
Nội Dung
V.Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
IV.Mục tiêu và luận giải về việc đặt ra mục tiêu
III.Tính cấp thiết
II.Tổng quan mỡ cá và biodiesel
I.Đặt vấn đề
V.Kết Quả Nghiên Cứu Trên Thế Giới Và Việt Nam
I.Đặt Vấn Đề
Đặt vấn đề
Đặt Vấn Đề
Nguồn nhiên liệu cung cấp cho động cơ diesel ngày càng
khan hiếm, các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhu cầu năng
lượng tăng, giá dầu mỏ biến động…
Sử dụng biodiesel.
Biodiesel được sản xuất từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật.
Ở Việt Nam cá tra, cá basa là 2 giống cá được nuôi rất
nhiều ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với trữ lượng
khá lớn, hàng năm lượng mỡ cá thải ra là rất lớn
Sử dụng mỡ cá để sản xuất biodiesel hướng giải quyết
phù hợp và cấp thiết theo tình hình thực tế ở Việt Nam
Đặt Vấn Đề
Hiện tại trên thế giới cũng như tại Việt Nam, biodiesel thương
phẩm được sản xuất bằng quá trình chuyển ester hoá
(transeterification), với methanol hoặc ethanol, sử dụng xúc
tác acid hoặc base, và thường được sản suất theo dạng mẽ. Với
kiểu sản xuất này thì có rất nhiều nhược điểm dẫn đến hiệu
suất cũng như chất lượng sản xuất biodiesel không được cao.
{ sẽ được phân tích ở phần sau}
Để khác phục những vấn đề đó, đề tài này xin xây dựng
quy trình công nghệ sản xuất liên tục biodiesel, sử dụng xúc
tác dị thể, trên cơ sở kỹ thuật tạo bong bóng hơi ( vấn đề này
cũng đã được nghiên cứu ở nhiều nước Mỹ, Pháp, Nhật, Úc,
Đài Loan, …)
Tổng Quan Về Mỡ Cá, Biodiesel
Biodiesel
Mỡ cá
www.themegallery.com
Mỡ cá
•Cá tra, cá basa là 2 giống cá
được nuôi rất nhiều ở các tỉnh
đồng bằng Sông Cửu Long với
trữ lượng khá lớn. Cá basa có
trọng lượng tương đối lớn
(khoảng 2 – 3 kg/con), trong
đó mỡ cá chiếm 15,7 – 23,9%
khối lượng cá.
•Năm 2006, công suất chế biến
cá ở vào khoảng 800.000 tấn,
sinh ra khoảng 150.000 tấn mỡ
cá, năm 2008 đạt 1,8 triệu tấn,
tương ứng với lượng mỡ cá
khoảng 300.000 tấn. Đến 2010
con số này còn tăng thêm 25%.
Tại sao
chọn mỡ cá?
•Nếu ta tận dụng tốt nguồn mỡ cá này
vào việc sản xuất biodiesel thì sẽ
không lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu
ban đầu.
•Việc tận thu mỡ cá còn góp phần
giảm ô nhiễm môi trường nguồn
nước ở khu vực chế biến cá xuất
khẩu.
Như vậy, chuyển mỡ cá thành
biodiesel thì nâng cao hẳn giá trị kinh
tế của giống cá này, ngoài ra giá
thành của biodiesel cũng giảm đáng
kể.
Kết quả thử nghiệm cho thấy với
khoảng 1 kg mỡ cá sẽ tạo thành được
1 lít biodiesel
MỠ CÁ
Thành phần acid béo
trong các loại nguyên
liệu (%)
www.themegallery.com
Tính Chất
Chỉ số Giá trị
Hàm lượng nước (%) 0.33
Chỉ số axit (mg KOH/g mỡ) 4.2725
Chỉ số xà phòng hóa (mg
KOH/g mỡ)
192.3
Chỉ số Iod (g I2/100g mỡ) 51.12
Tỷ trọng (g/ml) 0.9043
Độ nhớt (cSt) 4.27
Nguyên
liệu
Hàm
lượng
chất
béo
Acid
béo loại
một nối
đôi
Acid
béo loại
nhiều
nối đôi
Acid
béo
bão
hòa
Dầu dừa 47.6 5.00 1.00 94.00
Dầu cọ 44.63 40.00 10.00 50.00
Bơ 83.5 30.00 4.00 66.00
Mỡ heo 20 – 30 50.00 3.00 47.00
Mỡ bò 10 – 20 43.00 12.60 44.40
Mỡ cá
basa
25 31.52 12.72 44.35
Tính chất hóa lý
Mỡ Cá
Biodiesel (Diesel sinh học) là một loại nhiên liệu có tính
chất giống với dầu diesel hóa thạch nhưng được sản xuất
từ nguồn nguyên liệu dầu thực vật và mỡ động vật, và
thường được ký hiệu B100.
9
Khái Niệm Biodiesel
Ưu Nhược Điểm Của Biodiesel
ƯU ĐIỂM
Giảm ô nhiễm môi trường;
Không độc, dễ phân hủy;
Chỉ số Cetan cao hơn;
Giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và thúc đẩy nông
nghiệp phát triển.
NHƯỢC ĐIỂM
Nhiệt trị thấp hơn tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn;
Độ ổn định oxy hóa thấp;
Điểm đông đặc cao;
Nguồn nguyên liệu hạn chế.
10
Chỉ Tiêu Chất Lượng Của Biodiesel
Chỉ tiêu Phương pháp thử Giới hạn Đơn vị
Nhiệt độ chớp cháy cốc kín ASTM D 93 130 min 0C
Hàm lượng methanol EN 14110 0,2 max % kl
Hàm lượng nước và cặn ASTM D 2709 0,05 max % tt
Hàm lượng cặn cacbon (100% mẫu) ASTM D 4530 0,05 max % kl
Hàm lượng tro sunphat ASTM D 874 0,02 max % kl
Độ nhớt động học ở 400C ASTM D 445 1,9 – 6,0 cSt (mm2/s)
Hàm lượng lưu huỳnh
S500 Grade
S15 Grade
ASTM D 5453 500 max
15 max
mg/kg
Ăn mòn mảnh đồng ASTM D 130 No. 3 max
Trị số axit ASTM D 664 0,5 max mgKOH/g
Hàm lượng glycerin tự do ASTM D 6854 0,02 max % kl
Tổng hàm lượng glycerin ASTM D 6854 0,24 max % kl
Trị số cetane ASTM D 613 47 min
Điểm vẩn đục ASTM D 2500 báo cáo 0C
Nhiệt độ cất, 90 % thể tích ASTM D 1160 360 max 0C
Hàm lượng P ASTM D 4951 10 max mg/kg
Tổng hàm lượng Ca, Mg EN 14538 5 max mg/kg
Tổng hàm lượng Na, K EN 14538 5 max mg/kg
Độ ổn định oxy hóa EN 14112 3 min hrs
III.Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Tính cấp thiết
Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Hiện tại, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, biodiesel thương
phẩm được sản xuất từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật, bằng
quá trình chuyển ester hoá (transeterification), với methanol
hoặc ethanol, sử dụng xúc tác acid hoặc base. Trong quá trình
sản xuất này, còn tồn tại những vấn đề như sau:
Tốc độ phản ứng bị giới hạn bởi quá trình truyền khối giữa
pha dầu và pha rượu, bởi vì chúng không hoà tan lẫn nhau.
Quá trình chuyển este hoá là phản ứng thuận nghịch, vì vậy
nếu không liên tục tách sản phẩm ra khỏi hỗn hợp phản
ứng, độ chuyển hoá sẽ bị giới hạn.
Quá trình sản xuất được thực hiện theo chế độ mẻ, vì vậy
không có được những ưu điểm của quá trình sản xuất liên
tục
Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Để giải quyết được những tồn đọng trên, công nghệ tại thời
điểm hiện tại phải được thực hiện với thời gian phản ứng dài,
tỷ lệ mol rượu/dầu cao và hàm lượng xúc tác lớn. Điều này
dẫn đến những nhược điểm của quá trình sản xuất bao gồm:
Chi phí và năng lượng tiêu tốn cho quá trình tinh chế sản
phẩm biodiesel và hoàn nguyên xúc tác cũng như lượng
rượu dư là rất cao;
Lượng nước thải độc hại phát sinh lớn;
Thời gian phản ứng và thời gian tinh chế sản phẩm lâu, làm
cho hiệu suất của quá trình là thấp.
Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Những nghiên cứu công nghệ nhằm giải quyết các
nhược điểm trên đã bắt đầu được tiến hành trên thế
giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Úc, Đài Loan, …), chủ yếu tập
trung vào các vấn đề sau:
Nâng cao khả năng hoà trộn, hiệu suất truyền nhiệt và
truyền khối giữa hai pha dầu và rượu;
Phát triển các hệ xúc tác rắn tầng cố định, tầng sôi sử
dụng trong các thiết bị phản ứng được thiết kế đặc
dụng;
Phát triển các hệ thống thiết bị phản ứng – tinh chế
tích hợp
Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Tại Việt Nam, việc sử dụng biodiesel tuy đã được triển khai,
nhưng vẫn ở quy mô nhỏ, và chưa có nhiều nhà máy sản xuất
biodiesel quy mô lớn, chất lượng biodiesel sản xuất được còn
chưa cao.
Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào
công nghệ sản xuất biodiesel theo chế độ mẻ, sử dụng xúc tác
đồng thể. Công nghệ này có nhược điểm là :
Không thu hồi được xúc tác
Việc phân tách và tinh chế sản phẩm chính (biodiesel) và
phụ (glycerin) gặp nhiều khó khăn, do các sản phẩm bị
nhiễm xúc tác, muối, dẫn đến chất lượng sản phẩm không
tốt.
Ngoài ra sản xuất dạng mẻ, khi triển khai ở quy mô lớn, sẽ
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở hiệu suất sử dụng thiết bị
.
Công nghệ sản xuất biodiesel liên tục với xúc tác
rắn giải quyết được triệt để các nhược điểm nêu trên.
Xúc tác không bị mất mát, có thể tái sử dụng
Chất lượng biodiesel đạt chuẩn và độ tinh khiết
của sản phẩm phụ glycerin rất cao (>98%).
Việc nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ
sản xuất liên tục biodiesel sử dụng xúc tác rắn, vì
vậy, có ý nghĩa thực tế và tính cấp thiết rất cao
trong điền kiện hiện tại ở Việt Nam.
IV.Mục Tiêu Và Luận Giải
Tại Sao Chọn Thiết Bị Tạo Nhũ Theo Công Nghệ
Tạo Bong Bóng Hơi?
Tại Sao Chọn Công Nghệ Sản Xuất Liên Tục?
Tại Sao Chọn Hệ Xúc Tác Rắn Dị Thể?
Mục Tiêu Của Đề Tài
Mục Tiêu
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng quy
trình công nghệ sản xuất liên tục biodiesel,
sử dụng xúc tác dị thể, trên cơ sở kỹ thuật
tạo bong bóng hơi (cavitaion)
Mục Tiêu
Điều chế xúc tác rắn dạng viên
trên cơ sở ZnO/MgO/CaO/Al2O3
Khảo sát và đề xuất thông số công nghệ của
quá trình và thiết bị tạo hệ phân tán đồng đều,
dựa trên nguyên tắc tạo bong bóng hơi
Sản xuất thử nghiệm (quy mô PTN)
biodiesel ứng dụng công nghệ nêu trên
Mục tiêu cụ
thểXây dựng,lắp đặt hệ thồng quy
trình thiết bị
Tại Sao Chọn Xúc Tác Rắn Dị Thể?
Để giải quyết những vấn đề khó khăn trong việc điều chế
biodiesel với các lọai xúc tác đã trên, người ta đã tiến hành phản
ứng trên xúc tác rắn dị thể.
Xúc tác đồng thể Xúc tác enzim
Không sử dụng xúc
tác
Xúc tác bazơ Xúc tác acid
Sử dụng methanol tới
hạn ở áp suất và nhiệt
độ cao /Sử dụng ozon
hoặc sóng cao tần
Phương pháp này có
nhược điểm là dễ tạo
thành xà phòng, tinh chế
sản phẩm khó
Phản ứng cần tỷ lệ
methanol:dầu cao, nhiệt
độ phản ứng tăng, thời
gian phản ứng dài hơn,
hiệu suất của phản ứng
chuyển hóa ester dùng
xúc tác axít thấp hơn so
với dùng xúc tác kiềm.
Ngòai ra, xúc tác axít
thường có giá thành cao
và gây ăn mòn thiết bị
phản ứng
Thời gian phản ứng quá
lâu, chi phí cho xúc tác
enzym quá lớn.
Đặc biệt là phương pháp
này càng không thể áp
dụng ở Việt Nam vì ở
nước ta chưa sản xuất
được enzym
Công nghệ và thiết bị
rất phức tạp và đắt tiền
nên mới chỉ thực hiện ở
quy mô phòng thí
nghiệm
Tại Sao Chọn Xúc Tác Rắn Dị Thể?
Ưu điểm của
việc sử dụng
xúc tác rắn dị thể
Dễ phân
tách hỗn
hợp sản
phẩm
Có thể thu
hồi và tái
sử dụng
xúc tác
Môi
trường
trong
sạch hơn
Hiệu suất
phản ứng
cao, Hàm
lượng ester
thu được
lớn
Tại Sao Chọn Công Nghệ Sản Xuất
Liên Tục?
Ưu điểm của quá trình sản xuất liên tục so
với quá trình sản xuất dạng mẻ:
Độ chuyển hóa cao hơn do sản phẩm được tách ra liên tục(
phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghị ).
Công suất lớn
Dễ tự động toàn bộ qui trình
Dễ triển khai trên quy mô lớn
Hiệu suất sử dụng thiết bị cao hơn
Giảm chi phí sản xuất ( tuy cần chi phí đầu tư cao hơn).
Tại Sao Chọn Thiết Bị Tạo Nhũ Theo
Công Nghệ Tạo Bong Bóng Hơi?
Trong quá trình sản xuất biodiesel từ mỡ cá tốc độ phản ứng bị
giới hạn bởi quá trình truyền khối giữa pha mỡ cá và pha rượu,
bởi vì chúng không hoà tan lẫn nhau.
Công nghệ tạo bong bóng hơi ( theo va đập thủy lực) tạo ra các
hạt nhũ tương với kích thước << 10 mcm( do các vụ nỗ bọt khí
trong chất lỏng tạo nên).
Nâng cao khả năng hoà trộn, hiệu suất truyền nhiệt và truyền
khối giữa hai mỡ cá và rượu.
V.Kết Quả Nghiên Cứu
Việt Nam
Thế Giới
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Nâng cao khả năng hoà trộn, hiệu quả truyền nhiệt/truyền
khối:
Harvey và cộng sự xây dựng hệ thống thiết bị phản ứng dòng
dao động để sản xuất liên tục biodiesel với năng suất 25L/h.
• Thiết bị phản ứng dòng dao động
• Dòng chảy của hỗn hợp phản ứng là dòng chảy dao động được tạo nên
bởi một bơm piston.
• Mức độ khuấy trộn và hiệu quả truyền nhiệt, truyền khối phụ thuộc
chủ yếu vào điều kiện dao động.
• Thời gian lưu của hỗn hợp phản ứng do đó có thể điều khiển được dễ
dàng.
• Với thiết bị phản ứng có đường kính 25mm, chiều dài 1,5m, nhóm tác
giả đã công bố độ chuyển hoá dầu hạt cải lên đến 99%, tại 50oC, thời
gian lưu 30 phút và tỷ lệ mol methanol :dầu = 1,5 :1.
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
• Ưu điểm : tỷ lệ mol rượu :dầu rất thấp, thấp hơn hệ số tỷ lượng lý
thuyết 3 :1, giúp giảm chi phí sản xuất ; và tỷ lệ chiều dài : đường kính
của thiết bị phản ứng cũng thấp, giúp giảm giá thành thiết bị.
Kozyuk và cộng sự đã ứng dụng công nghệ tạo bong bóng hơi
(cavitation) trong hệ thống thiết bị phản ứng tổng hợp liên tục
biodiesel từ acid béo và methanol:
• Trong thiết bị phản ứng, dòng chảy của hỗn hợp phản ứng được nén
cục bộ bởi tối thiểu hai tấm chắn dạng miệng phun, tạo thành các
không gian “bong bóng hơi”, là nơi xảy ra hiện tượng tạo bong bóng
hơi.
• Các thông số kiểm soát được trong quá trình tạo bong bóng hơi là kích
thước của miệng phun, tốc độ dòng chảy của hỗn hợp phản ứng.
• Nhóm tác giả đã công bố độ chuyển hoá các acid béo lên đến 99%, tại
60oC, với tỷ lệ methanol:acid béo = 6:1, với thời gian phản ứng trong
khoảng vài sec
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Phát triển các hệ xúc tác rắn dị thể:
Bournay và cộng sự đã nghiên cứu hệ xúc tác là hỗn hợp
ZnO/Al2O3, sử dụng trong hệ thống thiết bị phản ứng liên tục,
để chuyển hoá dầu thực vật thành biodiesel
• Hai thiết bị phản ứng dạng ống với tầng xúc tác cố định được nối liên
tục với nhau, vận hành tại nhiệt độ và áp suất cao hơn một chút so với
khi sử dụng xúc tác đồng thể
• Độ chuyển hoá dầu thực vật đạt được lên đến hơn 95%
• Tính chất của sản phẩm phụ glycerol thu được có độ tinh khiết cao hơn
nhiều so với glycerol thu được từ quá trình chuyển hoá với xúc tác
đồng thể
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Hsieh và cộng sự nghiên cứu hệ xúc tác rắn dị thể
Ca(C3H7O3)2/CaCO3 có cấu trúc vỏ-nhân cho phản ứng tổng
hợp liên tục biodiesel từ dầu đậu nành và methanol
• Xúc tác được giữ ở tầng cố định trong thiết bị phản ứng dạng ống
• Tỷ lệ mol methanol :dầu đậu nành thay đổi từ 6 ~ 36
• Nhiệt độ phản ứng được cài đặt là 60oC
• Nhóm tác giả đã công bố độ chuyển hoá đạt được đến 95%, với thời
gian lưu của phản ứng là 168 phút
• Xúc tác giữ được hoạt tính và có thể thu hồi được dễ dàng từ hỗn hợp
sản phẩm
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Phát triển các hệ thống thiết bị phản ứng – tinh chế
tích hợp:
Dube và cộng sự đã phát triển hệ thống thiết bị phản ứng dạng
màng, sử dụng màng carbon cho tổng hợp biodiesel từ dầu hạt
cải và methanol
• Thiết bị phản ứng này tích hợp thành công quá trình phản
ứng và quá trình phân tách sản phẩm sử dụng màng
• Kích thước mao quản của màng carbon sử dụng là 0,05um
• Kết quả độ chuyển hoá đạt được đến 95%, với các sản
phẩm ester (biodiesel), glycerol và methanol thẩm thấu một
cách chọn lọc qua màng carbon, trong khi đó các glycerid
(dầu hạt cải) không thấm qua được màng.
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
He và cộng sự đã công bố hệ thống thiết bị chưng cất – phản
ứng tích hợp sử dụng trong tổng hợp liên tục biodiesel.
• Hơi methanol bốc lên chính là tác nhân khuấy trộn cho hỗn
hợp phản ứng dạng lỏng trên các đĩa trong tháp chưng cất –
phản ứng.
• Tại đỉnh tháp, hơi methanol được ngưng tụ và hồi lưu một
phần lại tháp, phần còn lại được thu hồi và tái nạp liệu vào
tháp tại mâm nạp liệu.
• Các sản phẩm nặng (biodiesel, glycerol) là sản phẩm của
đáy tháp, sẽ được đưa qua thiết bị phân tách flashing để
loại bỏ hết lượng methanol nhiễm vào.
• Kết quả độ chuyển hoá lên đến 95%, với tỷ lệ mol
methanol : dầu là 4 :1, với thời gian lưu là 3 min, và nhiệt
độ vận hành tháp là 65oC
Tình hình nghiên cứu ở VN
Tại Việt Nam, chưa thấy có những đề tài hoặc công bố nào được
thực hiện liên quan đến hướng nghiên cứu sản xuất biodiesel liên
tục.
Các nghiên cứu về điều chế nhiên liệu biodiesel từ dầu thực vật phế thải, dầu
thực vật, mỡ cá đã được thực hiện ở Hà Nội (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc Gia) và Tp. Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh).
Các nghiên cứu này chủ yếu đi theo hướng điều chế biodiesel bằng phương
pháp ester hóa, tuy nhiên các kết quả này chủ yếu thu được trên cơ sở công
nghệ sản xuất dạng mẻ.
Từ năm 2000, một số nhóm nghiên cứu ở Viện Hóa Học, Viện Môi Trường
(Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia) và ở Trung tâm Khoa
học Môi trường và Phát triển bền vững thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đại học
Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia Tp. HCM bắt đầu nghiên cứu công nghệ
siêu âm để điều chế nhiên liệu biodiesel , theo chế độ mẻ.
Nói chung các công trình nghiên cứu nước nhà chủ yếu tập trung vào
công nghệ mẻ. Điểm mạnh của các nghiên cứu trước đây là có sự phân tích
kỹ lưỡng và đáng tin cậy về các nguồn nguyên liệu đặc trưng của Việt
Nam, cũng như một số thông số quá trình (nhiệt độ, tỷ lệ rượu:dầu, hàm
lượng xúc tác, …)
VI.Nội Dung, Phương Pháp Nghiên
Cứu
Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 1: Tổng quan tài liệu
Tham khảo, tổng hợp và đánh giá kết quả của các
nghiên cứu mới nhất trên thế giới được công bố trong các
bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế
có uy tín và các bằng sáng chế quốc tế liên quan đến các
vấn đề được nêu
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 2: Khảo sát, thu thập và phân tích
tính chất nguồn nguyên liệu mỡ cá
Khảo sát, lấy số liệu thống kê mỡ cá tại các cơ sở /
doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản;
Phân tích tính chất của nguyên liệu mỡ cá
Nội dung 3: Điều chế, tạo viên và phân tích
tính chất xúc tác rắn dạng viên trên cơ sở
ZnO/MgO/CaO/Al2O3
Điều chế xúc tác.
Tạo viên xúc tác.
Xác định tính chất đặc trưng của xúc tác:
Bằngcác pháp phân tích hiện đại: XRD, BET,
TPR,… với các thiết bị phân tích hiện đại sẵn có
tại PTN trọng điểm về CN Hóa học và CB Dầu khí
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 4: Thiết kế thiết bị và quy trình công nghệ
sản xuất liên tục biodiesel, theo nguyên lý tạo bong
bóng hơi
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 5: Chế tạo thiết bị và lắp đặt dây chuyền
sản xuất:
Chế tạo thiết bị tạo nhũ tương rượu/dầu theo
nguyên tắc tạo bong bóng hơi;
Chế tạo thiết bị phản ứng, thiết bị phân tách
methanol/ethanol, và các thiết bị phụ trợ khác;
Lắp đặt và vận hành thử hệ thống thiết bị
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 6: Thực nghiệm sản xuất biodiesel trong hệ
thống thiết bị chế tạo và hiệu chỉnh thông số công
nghệ
Các thông số quá trình được khảo sát bao gồm:
• kích thước hạt nhũ (pha mỡ cá),
• tốc độ dòng hỗn hợp phản ứng,
• nhiệt độ phản ứng,
• tỷ lệ methanol/ethanol:mỡ cá,
• Tỷ lệ nguyên liệu (hỗn hợp mỡ cá/rượu) : xúc tác rắn
Khảo sát khả năng tạo hệ nhũ tương rượu/dầu
Khảo sát phản ứng chuyển este hoá mỡ cá thành biodiesel
Khảo sát hoạt tính và độ bền xúc tác rắn
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 7: Đánh giá tính chất của sản phẩm
biodiesel và sản phẩm phụ glycerol tạo thành
Tính chất của biodiesel và glycerol được đánh
giá thông qua các phương pháp sắc ký. Tiêu chuẩn
chất lượng cho biodiesel B100 quy định theo ASTM
D6751 được sử dụng để so sánh với các chỉ tiêu chất
lượng của biodiesel thu được.
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nội dung 8 : Viết báo cáo tổng hợp kết quả đề
tài
Company
LOGO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 86_compatibility_mode__6078.pdf