Câu 1: Thu nhập trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ ttck Việt Nam 1
Câu 2: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ VN 3
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa sinh lời và rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam 4
Câu 4: Các phương thức đầu tư chứng khoán 5
Câu 5 : Các loại chỉ số chứng khoán (theo thầy là ko có). 7
Câu 6 Bình luận chỉ số VN index, ưu nhược điểm 7
Câu 7: lý thuyết thị trường hiệu quả .9
Câu 8: Nội dung lý thuyết Markowitz .11
Câu 9:Ứng dụng của các mô hình trên trong phân tích đtck: .12
Câu 10: Định giá chứng khoán: 13
Câu 11: Phân tích mối quan hệ thị trường chứng khoán
Với thị trường vàng 15
Với thị trườgn bất động sản 17
Câu 12: PT ngành 5 nhân tố .17
Ngành thép 19
Ngành điện 21
Ngành thuỷ sản .22
Câu 13: Quản lý danh mục đt: .23
Câu 14: các pp định giá trái phiếu, nêu thêm ưu nhược điểm từng phương pháp 24
Câu 15: phân tích kĩ thuật: ưu nhược điểm của phân tích kĩ thuật, ở việt nam thì có áp dụng được ko? 26
33 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn phân tích và đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư đều có lợi. Đơn giản, trên thực tế, điều này không thể đúng!Ba là, theo EMH, không một nhà đầu tư nào có thể đánh bại được thị trường hay vượt qua được mức lợi nhuận trung bình năm mà tất cả các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư đạt được với sự nỗ lực hết mình. Giống như nhiều chuyên gia thị trường thường nhấn mạnh, điều này ẩn ý rằng một chiến lược đầu tư hoàn hảo tuyệt đối đơn giản là hãy đặt toàn bộ ngân quỹ bạn có vào một quỹ đầu tư về chỉ số (index fund - quỹ đầu tư có danh mục gắn liền với các chỉ số có tầm rộng như S&P 500…). Một quỹ đầu tư như thế này sẽ lên xuống theo đúng mức độ lợi nhuận hay thua lỗ chung của các doanh nghiệp. Thế nhưng trên thực tế, luôn có hàng loạt những ví dụ về các nhà đầu tư đã đánh bại thị trường.
Thực tiễn lý thuyết thị trường hiệu quả ở Việt Nam
Từ trước đến nay, để phân tích đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư (NĐT) thường sử dụng 2 học thuyết phân tích thông dụng là: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Đây là 2 học thuyết phân tích có từ những ngày đầu tiên trong lịch sử TTCK thế giới. Một học thuyết phân tích được ra đời muộn hơn, phủ định lại 2 học thuyết kia, đó là học thuyết thị trường hiệu quả (efficient market theory).trên TTCK Việt Nam có thời gian xuất hiện những hiện tượng mang tính quy luật như hiện tượng đầu tuần (giá cả đầu tuần luôn đi ngược lại giá cuối tuần trước, cuối tuần giá tăng thì đầu tuần sẽ giảm hoặc ngược lại); hiện tượng mỗi lần phát hành thêm hoặc thưởng cổ phiếu thì thị giá sẽ tăng trước ngày chốt danh sách; giá cổ phiếu trên thị trường OTC (over the counter) thường rẻ hơn trước khi được niêm yết, nên có thời gian khi thông tin DN sắp sửa được niêm yết thì NĐT sẽ mua gom loại cổ phiếu này đợi ngày lên sàn... Những dạng thị trường như thế được xem là thị trường kém hiệu quả.
Tuy nhiên, giống như hiện tượng "nước chảy chỗ trũng", khi thị trường trở nên kém hiệu quả, quy luật cung cầu trên thị trường do NĐT cạnh tranh lẫn nhau khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lợi nhuận. Và chính điều này sẽ đưa thị giá trở về trạng thái cân bằng, đồng thời xóa bỏ hiện tượng đó. Thị trường khi đó sẽ bắt đầu phát sinh những hiện tượng mới và trở thành thị trường hiệu quả ở hình thái mạnh bởi những hiện tượng, quy luật mới chưa được NĐT nhận biết. Đối với nhiều NĐT chuyên nghiệp thì TTCK không bao giờ có quá khứ, nghĩa là những hiện tượng không bao giờ lặp lại giống nhau, vì thế khó mà dự đoán được.
Việc nắm bắt được những hình thái thị trường ở các mức độ hình thái hiệu quả yếu (weak form) và mạnh (strong form) sẽ giúp NĐT có thêm cơ hội đánh giá danh mục đầu tư của mình, giúp NĐT tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, trong quá khứ, có thời điểm mà đi đâu bạn cũng nghe thấy, ai cũng "trúng" chứng khoán, cứ ai tham gia là thắng, sự tin tưởng tràn ngập. Hoặc khi thị trường đi xuống, không khí trầm lắng, thị trường ảm đạm, bạn nghe được nhiều người phải bán tài sản của mình để trả nợ, niềm tin bị đẩy xuống. Những lúc như thế, thị trường đã trở thành thị trường kém hiệu quả.
Bởi vì tất cả thông tin cảnh báo khi thị trường tăng nóng, chứng khoán vượt quá giá trị thật đã được NĐT nhận biết và sự cạnh tranh của họ đã đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng. Ngược lại, khi thị trường giá lên là do NĐT nhận thấy, chứng khoán trở nên rẻ hơn so với giá trị nội tại, đồng thời những thông tin về DN, về thị trường nói chung đã làm NĐT bắt đầu mua vào và cũng chính sự cạnh tranh của NĐT đã hình thành thị trường hiệu quả mạnh (strong form) thoát khỏi hình thái thị trường hiệu quả yếu (weak form). Chính điều này đã mang lại sự hấp dẫn của TTCK. Tóm lại, thị trường mà ở đó giá thay đổi ngẫu nhiên, không có quy luật về sự thay đổi và không thể dự đoán được, đồng thời do có sự cạnh tranh giữa các NĐT dẫn đến một thị trường hiệu quả.
Nhìn lại quá khứ, tại thời điểm năm 2001 khi mà thị trường đang ở giai đoạn cao trào (chỉ có mấy loại chứng khoán trên sàn giao dịch) cầu nhiều hơn cung, lẽ ra nên bơm thêm hàng vào thị trường nhưng cơ quan quản lý thị trường khi đó quyết định mỗi lệnh mua chỉ được phép mua 2.000 chứng khoán và thế là thị trường lao xuống, VN-Index từ 571 điểm còn 130 điểm trong thời gian ngắn và mãi đến 4 năm sau thị trường mới lên thêm được 100 điểm nữa và 5 năm sau mới lên lại được giá trị cũ. Hay mới đây là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán được đưa ra khá bất ngờ làm cho NĐT, cộng đồng tài chính và thị trường phản ứng. Với học thuyết thị trường hiệu quả thì những thông tin này đã ảnh hưởng gì đến tâm lý hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, đến quy luật thị trường, đồng thời phản ánh vào giá chứng khoán. Những NĐT vận dụng học thuyết thị trường hiệu quả khi đó sẽ xác định chiến lược đầu tư phù hợp.
Câu 8: Nội dung lý thuyết Markowitz
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục
E(p)= ∑ni=1wiE(Ri)
Trong đó, wi : tỷ trọng tài sản thứ i trong danh mục
E(Ri): tỷ suất sinh lợi của tài sản thứ i
Phương sai của một danh mục đầu tư
Phương sai của danh mục đầu tư gồm 2 chứng khoán
trong đó cov(r1,2)= ρ1,2 σ1 σ2
ρ1,2= Hệ số tương quan
σ1= Độ lệch chuẩn CK1
σ2= Độ lệch chuẩn CK2
+ Khoảng giá trị của ρ1,2
1>= ρ >= -1
Nếu ρ =1 các CK có mối tương quan tuyệt đối dương
Nếu ρ==1 các CK có mối tương quan tuyệt đối âm
Phương sai của danh mục đầu tư gồm n chứng khoán
Tuy nhiên với một số lượng lớn tài sản trong danh mục thì số lượng tính toán là rất lớn. Đây là nhược điểm cơ bản của mô hình Markowitz. Nhưng sự phát triển của công nghệ ngày nay chúng ta có thể tính toán dễ dàng nhờ các môi trường tính toán cực mạnh
Markowit cho rằng nhà đầu tư không nên chọn các DMĐT tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng vì bản thân tiêu chí này đã bỏ qua nguyên tắc đa dạng hóa, mà thay vào đó xem xét phương sai của lợi nhuận để lựa chọn danh mục vốn đầu tư có lợi nhuận kỳ vọng cao nhất với phương sai cho trước
Các bước
1 Nhà đầu tư xác định rõ tập hợp các tài sản rủi ro và phi rủi ro muốn xem xét cũng như thời gian đầu tư
2 Thực hiện việc phân tích chứng khoán, cụ thể là xác định lợi nhuận kỳ vọng, mức độ rủi ro và mối tương quan giữa các tài sản
3 Tính toán tập hợp đầu tư hiệu quả, sử dụng các dữ liệu đã tính toán ở bước 2, nếu tài sản phi rủi ro được sử dụng , tập hợp hiệu quả sẽ là đường thẳng, nếu không nó sẽ là đường cong
4 Xác định DMĐT tối ưu thỏa mãn từng nhà đầu tư cụ thể
Ưu điểm của phương pháp này là bước 1 đến 3 độc lập với nhà đầu tư và chỉ cần làm 1 lần, bước 4 xem xét cho từng nhà đầu tư
Câu 10: Định giá doanh nghiệp. Nêu thêm ưu nhược điểm từng phương pháp. Tập trung vào DCF.
Trả lời:
Định giá DN là xác định giá trị ước tính của DN theo giá cả thị trường.
Các phương pháp định giá DN gồm:
Giá trị tài sản thuần.
Tỷ lệ so sánh (P/E, P/B, EV/EBITDA)
Chiết khấu dòng tiền (DCF)
Nội dung cụ thể:
1. Phương pháp giá trị tài sản thuần
+ Giá trị thực tế của DN CPH là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà ngưofi mua, người bán cổ phần đều chấp nhận đc. Cần chú ý đến các xung đột lợi ích trong định giá, Xác định giá trị lợi thế kinh doanh, Giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN, Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, Khấu hao TSCD.
+ Ưu điểm:
Thống kê rõ đc các tài sản cụ thể cấu thành doanh nghiệp.
Có tính pháp lí rõ ràng.
+ nhược điểm:
Giá trị DN xác định ở trạng thái tĩnh.
Không đánh giá đc triển vọng sinh lời của DN.
Không xem xét phần lớn các yếu tố phi vật chất.
Phức tạp trong tính toán đối với các DN đặc thù.
2. Phương pháp so sánh
* Phương pháp hệ só P/E (tỉ số giá/ lợi nhuân)
Trailing P/E = Giá thị trường của 1 CP/EPS của 12 tháng trước
= Po/Eo=(Do/Eo)*(1+g)/(k-g) =(1-b)*(1-g)/(k-g)
Leading P/E =Po/E1=(D1/E1)/(k-g)=(1-b)/(k-g)
b : tỉ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
g: tỉ lệ tăng trưởng.
P/E không dự đoán giá cổ phiếu trong ngắn hạn, nó giúp hình dung giá CP trong dài hạn.
P/E cao(giá đắt) nhưng giá CP vẫn có thể tiếp tục tăng và ngược lại, tuy nhiên P/E giúp NDT xác định giá CP đang ở mức nào để đưa ra chiến thuật đầu tư hợp lí.
Không nên sử dụng P/E như một tiêu chí để quyêast định việc mua hay bán CP.
*hệ số PEG
*P/B(giá/giá trị sổ sach): sử dụng khi EPS âm, lúc đó việc sử dụng hệ số P/E không còn ý nghĩa. Giá trị sổ sách thường ổn định hơn EPS nên khi có sự đột biến về EPS cần sử dụng P/B. Sử dụng phù hợp với các DN ngành dịch vụ (đối với Dn này giá trị sổ sách tương đối sát với giá trị thị trương). Sử dụng đối với DN ko thể duy trì sự tăng trưởng.
*P/S (giá/Doanh thu): Sử dụng khi EPS âm. Sử dụng khi EPS tăng hoặc giảm 1 cách đột biến. Sử dụng phù hợp khi định giá các chứng khoán ở trong giai đoạn bão hòa, biến động mạnh hoặc thu nhập của công ty =0.
Lưu ý: P/S không phản ánh sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty. Doanh thu dễ bị bóp méo.
*P/CF (giá/dòng tiền)....
3. Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
DCF được ứng dụng rất rộng rãi:
-Định giá TS hữu hình và TS tài chính để ra quyết định nên mua hay bán TS đó.
-Phân tích, ra quyết định nên mua hay thuê mua 1 TSCD
-Đánh giá tính hiệu quả của 1 dự án để ra quyết định có đầu tư vào dự án đó hay ko
-Phân tích, đánh giá và ra quyết định nên hay ko nên mua 1 DN
DDM
FCFE
FCFF
Nguyên lí
Giá trị Dn đc xác định bằng cách hiện tại hóa các luồng tiền tự do mà DN dự kiến thu đc trong tương lai theo 1` tỉ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro mà DN fai gánh chịu.
Công thức
Tổng quát: Po= ∑(t=1:n)(DIVt/(1+ke)^t)
Mô hình tăng trưởng đều:
Po=DIVo*(1+g)/(k-g)
Tổng quát: Po=∑(t=1:n)(FCFEt/(1+k)^t)
Mô hình tăng trưởng đều:
Po=FCFEo*(1+g)/(ke-g)
Tổng quát: Po=∑(t=1:n)(FCFFt/(1+WACC)^t)
Mô hình tăng trưởng đều
Po=FCFFo*(1+g)/(WACC-g)
Dòng tiền
DIV: cổ tức
FCFE = Thu nhập ròng – (chi tiêu vốn – khấu hao)*(1- tỷ lệ nợ) – Nhu cầu VLD ròng*(1-tỷ lệ nợ)
FCFF=EBIT*(1-T) – (chi tiêu vốn – khấu hao) – nhu cầu VLD ròng
Tỉ lệ chiết khấu
Ke=rf +β(rm-rf)
Ke=rf +β(rm-rf)
WACC=Ke*E/(D+E) + Kd*(1-T)*D/(E+D)
Tốc độ tăng trưởng
g=ROE*(1-b)
b: tỉ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
g=ROE*tỷ lệ tái đầu tư vốn cổ phần
g=ROC*tỷ lệ tái đầu tư vốn
ROC=EBIT*(1-T)/Vốn đầu tư
Ưu nhược điểm
TH1: cổ tức công ty không đổi hoặc cổ tức tăng trưởng hàng năm theo 1 tỉ lệ g ko đổi.
Ưu: tính toán dễ dàng
Nhược:ko sử dụng cho các cty ko trả cổ tức/ko áp dụng khi g>k/nhạy cảm với sự lựa chọn g và k/khó khăn khi ước lượng k và g/ko có ý nghĩa thực tiễn
Th2: mô hình tăng trưởng cổ tức 2 giai đoạn(tự ghi công thức)
Ưu: áp dụng cho 2 gd tăng trưởng khác nhau/g có thể >k trong gd 1(tăng trưởng)
Nhược: ko sử dụng cho dN ko trả cổ tức/nhạy cảm với g và k/khó khăn khi ước lượng k và g
Ý nghĩa: Xác định giá trị thực của 1 cổ phiếu.
Ưu: khắc phục được các nhược điểm của mô hình DDM/kết quả khá chính xác.
Nhược: vẫn chưa đề cập hết các dòng tiền trong công ty như các khonar nợ
Ý nghĩa: xác định giá trị thực của hãng
Ưu: ước lượng được đầy đủ các dòng tiền trong DN.
Tính đến các khoản nợ phải trả(chiếm phần rất lớn trong tổng giá trị DN)
Nhược: Do các khoản nợ phát sinh ko ổn định nên dễ dẫn tới ước lượng ko chính xác.
Câu 11: Liên hệ thị trường chứng khoán và thị trường vàng
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau, nghĩa là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán, hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời. Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiều cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầu tư vào vàng.Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều: (i) Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn cho nhau, nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinh doanh này hơn; (ii) Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tài chính. Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhà đầu tư sự phấn khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia.
Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanh nghiệp phá sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị. Đầu tư vào vàng có thể lãi, có thể lỗ, nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị nội tại của nó. Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn chia sẻ rủi ro bằng cách trong khi đầu tư chứng khoán thì vẫn đầu tư vàng.
Tóm lại, khi chứng khoán lên, có thể một số nhà đầu tư sẽ dồn vốn đầu tư sang kênh này, nhưng điều này không hẳn dẫn tới sự trầm lắng của thị trường vàng.
Liên hệ thị trường chứng khoán với thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản thường có tin công bố hàng tháng về doanh số nhà xây mới, doanh số nhà chờ bán, hoặc giấy phép xây dựng. Các thông tin này được xem như yếu tố chủ đạo, vì thị trường nhà đất ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực.
Khi thị trường nhà đất có thông tin bất lợi sẽ dẫn đến tác động làm giảm điểm TTCK và ngược lại.
Bất động sản gần như mối quan tâm thường trực của cá nhân mỗi khi tiềm lực tài chính được cải thiện hoặc vào lúc cần sắp xếp lại cơ cấu tài sản nắm giữ. Ngay trong thập kỷ 1990, đã có thể ghi nhận việc xã hội xem bất động sản như một phương tiện lưu trữ giá trị ưa thích bên cạnh vàng và ngoại tệ mạnh (phổ biến là đô-la Mỹ). Xu hướng tăng giá bất động sản cũng là động lực quan trọng khiến thị trường này ngày một sôi động và lấn át các hình thức đầu tư và tiết kiệm truyền thống.
Ra đời từ giữa năm 2000, thị trường chứng khoán mang lại một phương thức mới để sử dụng nguồn vốn thặng dư trong xã hội, không chỉ lưu trữ giá trị mà còn có khả năng mang lại nguồn lợi đáng kể trong thời gian ngắn. tại nhiều thời điểm cao trào, tập trung tài lực cho kinh doanh chứng khoán còn là lý do để rời bỏ tài sản nhà đất đang nắm giữ (đặc biệt với các quyết định cá nhân).
Quí I năm 2007 ghi nhận mức cầu bất động sản tăng vọt của những nhà đầu tư thắng lợi trên mặt trận chứng khoán. Lượng tiền mặt thu được từ các khoản lợi nhuận đầu tư chứng khoán không chỉ góp phần gia tăng số lượng giao dịch bất động sản mà còn tạo tính thanh khoản rất cao cho thị trường này. Chính điều này, có lẽ, là lý do trực tiếp nhất dẫn tới cơn sốt bất động sản trong quãng thời gian còn lại của năm 2007.
Giá nhà đất trong quí II năm 2007 tăng chóng mặt. Tác động tâm lý thể hiện khá rõ trong hành vi vội vã tham gia thị trường bất động sản. Những người thực sự có nhu cầu sử dụng cố gắng tìm và sở hữu món bất động sản phù hợp với nguyện vọng và khả năng tài chính trước khi giá leo thang. Một nhóm khác, chiếm từ 50%-60% người mua vào bất động sản, nhanh chân thực hiện các giao dịch để đầu cơ, chờ giá lên.
Sụt giảm của thị trường chứng khoán từ sau tháng 4-2007 phần nào buộc công chúng điều chỉnh mức kỳ vọng lợi nhuận đầu tư và xem xét lại tiềm lực tài chính, cân nhắc một trong hai lựa chọn: bất động sản hay chứng khoán. Sang đầu quý III năm 2008, giá nhà đất bình ổn hơn. Và rồi, trước những biến động khó lường của tài sản tài chính, nguồn lực đầu tư một lần nữa được quả quyết tập trung vào bất động sản với những tài sản thực. Giá bất động sản không tăng đột ngột nhưng duy trì liên tục xu thế đi lên, tập trung vào khu vực căn hộ chung cư cao cấp.
Tới thời điểm cuối năm 2007, đầu 2008, những kết quả thất vọng trên thị trường chứng khoán càng như cổ vũ nhiều tay chơi chứng khoán tìm đến bất động sản. Giá nhà đất bước vào vòng xoáy tăng cao mới.
Quan hệ tương quan giữa bất động sản và chứng khoán rất rõ ràng. Các tác động có khi cùng chiều, lúc lại ngược chiều do chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Khi thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái giảm sâu như thời gian qua, cả lượng giao dịch và mức giá trên thị trường bất động sản đều suy giảm mạnh. Hiện tượng này phần nào phản ánh tính bầy đàn của công chúng đầu tư Việt Nam, đặc biệt trong tình huống bất lợi của thị trường, đã được chứng minh bằng dữ liệu thống kê của TTCK Việt Nam.
Câu 12:
Phân tích môi trường ngành với mô hình 5 áp lực
Michael Porter đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh.
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ
+Nhà phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành
+ Quy mô
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn .
Kỹ thuật
Vốn
Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...
Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .... 4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
Chi phí chuyển đổi cũng ảnh hưởng tới áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
Ràng buộc với người lao động
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Ngành điện:
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Thủy điện - Yếu tố thời tiết khách quan quyết định
Nhìn vào cơ cấu đóng góp trong ngành điện thì Thủy điện đóng góp tới 37% tổng nguồn điện cung cấp, có thể nói đây là tỷ trọng rất lớn. Đối với các nhà máy thủy điện, sản lượng điện sản xuất phụ thuộc vào lượng nước đổ vào các hồ chứa, do đó do yếu tố thời tiết khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp nguồn điện năng. Hơn nữa, do những tác động xấu của môi trường dẫn đến biến đổi về khí hậu trên phạm vi toàn cầu, mùa mưa và mùa khô của Việt Nam cũng diễn ra phức tạp hơn. Năm nay, nếu như cuối tháng 9, các nhà máy thủy điện gặp khó khăn lớn khi khô hạn chưa từng thấy trong vòng 100 năm qua. Các hồ thủy điện đều gần như cạn kiệt, nước ở gần mực nước chết. Tổng lượng nước về các hồ thủy điện cả nước đã hụt 33,3 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm, tương ứng sản lượng thủy điện thiếu hụt khoảng 5,94 tỷ kWh. Nhưng vào thời điểm giữa tháng 10, trận bão lịch sử đổ bộ vào miền Trung đã khiến gần như cả khu vực ngập trong nước.
Trữ lượng than dần cạn kiệt, giá thành tăng tạo ra áp lực tăng giá điện
Đối với các nhà máy nhiệt điện, áp lực từ phía nhà cung cấp là chi phí sản xuất đầu vào tăng, mà cụ thể là giá than. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), đơn vị duy nhất được phép khai thác than Việt Nam đã đề nghị tăng giá than theo lộ trình 2 bước trong năm 2010. Theo đó, giá than đã tăng 28% lần thứ nhất vào ngày 01/03/2010 khiến giá điện cũng tăng 6.8%. Tuy nhiên, theo TKV mặc dù tăng nhưng giá than hiện tại vẫn chỉ bằng 36-40% giá than xuất khẩu cùng chất lượng và đang tiếp tục đề xuất đợt tăng giá mới. Mặt khác, sản lượng than khai thác cũng đang dần cạn kiệt và dự kiến sẽ nhập khẩu than từ năm 2012. Với việc giá than nhập khẩu hiện đắt hơn khoảng 50% giá than trong nước, trong tương lai, chi phí sản xuất điện từ than sẽ tăng lên rất nhiều và khả năng áp đặt giá là rất lớn.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khả năng áp đặt giá lớn của EVN và các công ty phân phối điện
EVN hoạt động với vai trò vừa là nhà đầu tư, nhà sản xuất và phân phối. Do đó,khách hàng của các công ty sản xuất điện cũng chính là EVN. Chính cơ chế vừa sản xuất vừa kinh doanh khiến cho EVN vừa tạo ra được áp lực từ phía cung cấp và áp lực từ phía khách hàng.Với tư cách là khách hàng của các công ty sản xuất điện, EVN có khả năng áp đặt giá do bất kỳ thay đổi nâng giá điện nào cũng phải được các công ty sản xuất trình công văn lên EVN. Sau đó, với vai trò là bình ổn giá điện trên thị trường, EVN và các công ty sản xuất sẽ thương lượng giá điện nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về EVN. Chính cơ chế độc quyền này đang là vấn đề nan giải khi một số các dự án không thể đi đến thống nhất về giá của sản phẩm và do đó làm
chậm tiến trình thực hiện.
3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Công ty mới gia nhập ngành sẽ chịu áp lực lớn
Khả năng gia nhập ngành Điện không dễ dàng khi áp lực lên các doanh nghiệp này rất lớn. Một công ty trước khi tham gia vào ngành, cần phải xác định rõ tiềmlực tài chính của mình và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư lớn. Chi phí đầutư cho công nghệ cao, lựa chọn vị trí địa lý cũng như tìm kiếm nguồn nhiên liệu đáp ứng đòi hỏi khắt khe của ngành Điện là rất khó khăn. Mặt khác, thời gian hoàn thành một nhà máy đến khi đi vào hoạt động thường kéo dài vài năm, do đó, thời gian thu hồi chi phí sẽ lâu hơn các hoạt động thông thường. Liên quan tới pháp luật, các thủ tục hành lang pháp lý gia nhập ngành vẫn tạo ra một rào cản đối với các công ty. Một khi đã gia nhập ngành, với cơ chế hoạt động như hiện nay, các công ty còn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của EVN về cả sản lượng lẫn giá thành.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Các nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong tương lai
Với chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ứng dụng năng lượng đã và sẽ được chú trọng phát triển nhằm từng bước thay thế dần các nguốn năng lượng truyền thống, một số nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió đã được áp dụng tại Việt Nam hay điện nguyên tử, mặc dù còn sơ khai, song áp lực từ sản phẩm thay thế trong tương lai của thủy điện và nhiệt điện khá cao.
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Không có áp lực cạnh tranh từ công ty trong ngành
Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Điện Việt Nam không thật sự mạnh mẽ do hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là do nhu cầu về điện luôn lớn hơn cung, khiến sản lượng tiêu thụ điện luôn thiếu và dẫn đến tình trạng cắt điện trong những ngày cao điểm. Do đó, các công ty trong ngành không phải lo ngại về cầu tiêu thụ. Thứ hai đó là các công ty trong ngành chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng giá, nhưng giá lại không do chính công ty này quyết định mà là EVN. Tính độc quyền đang hạn chế sự cạnh tranh vốn rất yếu tại Việt Nam.
Ngành thép:
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu ( phôi thép, than đá..) cho ngành thép đồng thời nhà nước có nhiều chính sách bảo hộ do đó các nhà cung cấp khó có thể liên kết nâng giá phôi thép và giá than cho ngành thép. Tuy nhiên giá thép trong nước lại phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thế giới do lượng phôi thép nhập khẩu chiếm hơn 60% lượng phôi dùng trong sản xuất thép. Nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép chủ yếu là than, quặng sắt, dầu khí đang trong tình trạng giá cả tăng nhanh và tương lai sẽ xảy ra khan hiếm dẫn đến giá thép trong nước sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên vật liệu trên thế giới. Đồng thời giá điện đang tăng sẽ làm tăng chi phí cho ngành.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Sản phẩm của ngành là thép do đó đối tượng dịch vụ của ngành thép khá đa dạng. Đồng thời sản phẩm của ngành đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của các ngành khác nên khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu. Khách hàng của ngành phân tán lớn, do đó các đại lý phân phối dễ dàng tăng giá bán trong trường hợp khan hiếm thép và giá nguyên liệu thế giới tăng.
3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Ngành thép đang được sự bảo hộ của nhà nước bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan do đó các doanh nghiệp trong nước có được lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Đồng thời nhà nước cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công nghiệp nói chung và ngành thép nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phụ thuộc vào lượng phôi thép nhập khẩu rất lớn ( chiếm khoảng 60%), tuy các doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro tỷ giá rất lớn, nhưng các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp liên doanh lại có cơ hội tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, chính phủ đang có nhiều dự án cũng như chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi để tham gia luyện phôi để hạn chế sự khan hiếm phôi và sự phụ thuộc vào giá phôi thế giới. Tuy có những ưu đãi từ chính sách nhà nước, nhưng các dự án sản xuất thép đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư cho công nghệ do đó sẽ ra đời nhiều doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Nhu cầu về thép rất khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế và thị trường xây dựng. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới và các nhà đầu tư nước ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng dư thừa thép.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Với đặc tính chịu lực, chịu nhiệt cao, kết cấu bền vững nên sắt thép ngày càng được ưa chuộng trên thị trường do đó các nguyên liệu thay thế khác như gỗ, nhựa sẽ khó thay thế được cho thép.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng mạnh do đó tốc độ phát triển của ngành cao, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Được sự bảo hộ của nhà nước nên rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nên nhiều doanh nghiệp tuy hiệu quả sản xuất thấp nhưng vẫn tồn tại. Là ngành mới đồng thời sự phân tán cao nên sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành. Thị phần tiêu thụ sẽ dễ bị mất trong tay các đối thủ trong ngành.
Ngành thủy sản
Câu 13: Quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thịHYPERLINK "" HYPERLINK ""trường như cổ phiếu, trái phiếu, hay các giấy tờ sở hữu bất động sản...Quy trình quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm 4 bước:- Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.
Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư.
- Thứ ba, giámHYPERLINK "" HYPERLINK ""sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thịHYPERLINK "" HYPERLINK ""trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.- Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thịHYPERLINK "" HYPERLINK ""trường và mục tiêu của người đầu tư.
Một nguyên tắc nữa của danh mục là chính sách đầu tư được viết ra bằng văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư. Điều này rất cần thiết vì nó đảm bảo tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan điểm ngắn hạn của chủ đầu tư.
Quản lý danh mục đầu tư một cách chủ động, thụ động hay bán chủ động
Thụ động:
Quản lý thụ động là chiến lược mua và nắm giữ chưngs khoán trong thời gian dài, chỉ quan tâm đến dự tăng trưởng dài hạn của công ty mà khoogn quan tâm đến những biến động ngắn hạn trên thị trường. Ưu điểm nổi bật của chiến lược này là sự ổn định và triển vọng lâu dài, nhưng nhược điểm là thiếu linh hoạt, chậm thích ứng với những biến động của thị trường.
Các bước tiến hành:
Lựa chọn chỉ số trái phiếu
Phương pháp đầu tư
Mua tất cả các trái phiếu có trong chỉ số chuẩn dự kiến đã chọn với tỷ trọng đầu tư vào mỗi chứng khoán bằng tỷ trọng trong chỉ số chuẩn
Chỉ mua chọn lọc một số lượng nhất định chứng khoán có trong chỉ số.
Bán chủ động:
Quản lý thụ động đơn thuần chỉ có tác dụng đa dạng háo danh mục, giúp giảm thiểu phần rủi ro không hệ thống của danh mục và đạt được kết quả tương tự mức bình quân của thị trường mà không có tác dụng phòng tránh rủi ro hệ thống.
Để danh mục đạt được các mục tiêu đề ra và phòng tránh được cả rủi ro hệ thống , các nhà quản lý danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụ động, một mặt quản lý danh mục mang tính chủ động. Phương pháp này được gọi là quản lý bán chủ động.
Một số phương pháp quản lý bán chủ động :
Trung hòa rủi ro
Loại bỏ rủi ro
Cho từng danh mục đầu tư
Cho toàn bộ tổng tài sản quản lý
Chủ động:
Quản lý chủ động là phương pháp nhà quản lý danh mục sử dụng khả năng dự đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng các danh mục đầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời của thị trường.
Các yếu tố chủ yếu mà nhà quản lý danh mục phải theo dõi và dự đoán là:
Thay đổi mặt bằng lãi suất.
Thay đổi cơ cấu ký hạn lãi suất( hay đường cong lãi suất).
Thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau.
Câu 14: Phương pháp định giá trái phiếu.
- Khái niệm về trái phiếu: là một chứng nhận nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể bao gồm cả lãi và gốc theo các điều khoản cụ thể ghi trên trái phiếu.
- Trái phiếu bapo gồm các loại:
TP coupon
TP chiết khấu
TP hoàn trả theo niên kim cố định
TP consol
- Giá trị trái phiếu: là giá trị của những dòng thu nhập trong tương lai dự tính được từ việc nắm giữ TP, được chiết khấu về thời điểm hiện tại theo tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT.
- Định giá TP chính là việc xác định giá trị của TP.
- Phương pháp Định giá trái phiếu là phương pháp chiết khấu các dòng tiền kỳ vọng của TP đem lại về thời điểm hiện tại theo tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT. Phương pháp này được thực hiện theo 3 bước:
1. Ước lượng độ lớn và thời điểm của những luồng tiền dự tính thu đc từ TP và đánh giá mức độ rủi ro của dòng tiền.
2. Xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT, tỷ lệ này cho biết thái độ của NĐT trong việc dự đoán rủi ro và nhận biết mức độ rủi ro của TP.
Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT được xác định bằng 2 phương pháp:
- Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT = lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro cần thiết cho việc nắm giữ TP.
- Theo mô hình CAPM, xác định mức lợi tức yêu cầu của NĐT
Ks = krf + b*(krm – krf)
Trong đó là krflãi suất phi rủi ro
krmLà lãi suất danh mục thị trường
b Là hệ số rủi ro
Ks Là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT
3. Chiết khấu dòng tiền dự tính về thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT là tỷ lệ chiết khấu.
PV=å Ct/(1+k)^t
Trong đó Ct là dòng tiền dự tính nhận đc tại thời điểm t
K là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT
PV là giá trị TP
- Từ quy trình trên, ta có thể áp dụng định giá cho từng loại TP
PV= åLãi trong năm t/(1+k)^t + Mệnh giá/(1+k)^n.
Trong các mô hình định giá trái phiếu trình bày ở các phần trước chúng ta thấy rằng giá trái
phiếu là một hàm số phụ thuộc các biến sau đây:
• lãi cố định được hưởng từ trái phiếu (I)
• tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư k
• mệnh giá trái phiếu C
• số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn n
Trong đó các biến I và C không thay đổi sau khi trái phiếu được phát hành, trong khi các biến n và k thường xuyên thay đổi theo thời gian và tình hình biến động lãi suất trên thị trường. Ta có mối quan hệ giữa lãi suất trái phiếu và giá trái phiếu:
1. Khi lãi suất trên thị trường bằng lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu bằng mệnh giá của nó.
2. Khi lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ cao hơn mệnh giá của nó.
3. Khi lãi suất trên thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá của nó.
4. Lãi suất gia tăng làm cho giá trái phiếu giảm trong khi lãi suất giảm sẽ làm cho giá trái phiếu gia tăng.
5. Thị giá trái phiếu tiến dần đến mệnh giá của nó khi thời gian tiến dần đến ngày đáo hạn.
Ưu điểm của pp chiết khấu dòng tiền để định giá trái phiếu là tương đối đơn giản, dễ dàng áp dụng đối với tất cả các loại trái phiếu. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp chính là giá trị TP phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu. Tỷ suất chiết khấu dựa vào tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT, trên thị trường mỗi NĐT lại đưa ra 1 tỷ lệ lợi tức yêu cầu riêng. Vì thế để đo lường tỷ lệ lợi tức yêu cầu đó không đơn giản.
Câu 15: phân tích kĩ thuật: ưu nhược điểm của phân tích kĩ thuật, ở việt nam thì có áp dụng được ko?
Ưu điểm
Tính linh hoạt và tính thích dụng của Phân tích kỹ thuật
Một trong những thế mạnh lớn của Phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào với bất kì khoản thời gian giao dịch nào. Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phái sinh mà Phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được.
Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kì và bao nhiêu thị trường tùy thích, nhưng điều này là không thể với một người sử dụng Phân tích cơ bản. Điều này là do với mỗi thị trường một người áp dụng Phân tích cơ bản sẽ phải xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người Phân tích cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định - những ưu thế này của Phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua.
Mỗi thị trường đều phải trải qua những thời kỳ thị trường biến động mạnh và những thời kỳ trầm lắng, những giai đoạn mà giá biến động theo những xu thế rõ ràng và những giai đoạn mà xu thế của giá rất mờ nhạt thậm chí là không có một xu thế cụ thể nào. Khi đó những nhà Phân tích kỹ thuật có thể tập trung sự quan tâm cũng như những nguồn lực của mình vào những thị trường có cu thế vận động rõ ràng hơn và bỏ qua những thị trường loại kia. Điều này có nghĩa là họ có thể chuyển hướng đầu tư để tận dụng tính luân phiên tự nhiên của các thị trường. Vào những thời điểm khác nhau có những thị trường trởi lên “nóng”, có xu thế rõ ràng. Thông thường, tiếp theo những thời kỳ có xu thế giá cụ thể ấy là những thời kỳ giá biến động khá trầm và hầu như không có xu thế nào rõ rệt, trong khi đó ở một hay một nhóm thị trường khác lại có những dấu hiệu biến động nóng. Tóm lại, một nhà Phân tích kỹ thuật có thể tìm và tham gia những thị trường mà họ thấy có khả năng kiếm lời nhanh chóng, còn những nhà Phân tích cơ bản thì không có tính linh họat ấy do tính chuyên sâu vào một loại thị trường như đã nói ở trên. Mặc dù họ hoàn toàn có quyền chuyển hướng quan tâm của mình vào một thị trường khác, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là họ phải đối mặt với việc xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu của thị trường mới này và rõ ràng là họ sẽ mất rất nhiều thời gian.
Một lợi thế khác của các chuyên gia Phân tích kỹ thuật là họ có “bức tranh tổng thể về thị trường”. Bởi vì họ theo dõi và nghiên cứu nhiều loại thị trường khác nhau nên họ luôn có được cảm nhận rất tôt về những biến động chung nhất của toàn thị trường, tránh được rơi vào tình trạng có những cái nhìn bó hẹp về thị trường - điều rất dễ xảy ra nếu chỉ chú trọng vào một hay một nhóm nhỏ thị trường nhất định. Đồng thời bởi vì mỗi thị trường đều xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế và cùng phản ứng lại những nhân tố kinh tế theo cách tương tự nhau cho nên biến động giá ở một hay một nhóm thị trường này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một số thị trường khác.
Ứng dụng Phân tích kỹ thuật vào các hình thức giao dịch khác nhau
Các nguyên lý của phân tích kĩ thuật có thể áp dụng trên thị trường chứng khoán cũng như trên thị trường tương lai. Các hợp đồng tài chính, bao gồm cả các hợp đồng về lãi suất và ngoại tệ trở nên vô cùng phổ biến trong những thập kỉ gần đây và đã chứng minh chúng là những đối tượng cần quan tâm mới cho phân tích biểu đồ. Trong giao dịch Options các nguyên lý của Phân tích kỹ thuật đóng vai trò rất lớn, rồi trong các giao dịch mang tính phòng vệ đầu tư (hedging) việc áp dụng Phân tích kỹ thuật cũng mang lại những lợi thế rất lớn.
Phân tích kỹ thuật áp dụng vào những khoảng thời gian có độ dài khác nhauĐây là một trong những sức mạnh của Phân tích kỹ thuật. Cho dù nhà đầu tư tham gia vào những giao dịch ngắn chỉ trong một ngày trong đó quan tâm đến từng biến động nhỏ hay đầu tư theo phân tích xu thế giá thì những nguyên lý chung chưa bao giờ tỏ ra vô giá trị. Ý tưởng cho rằng biểu đồ chỉ hữu ích cho phân tích trong ngắn hạn là sai bởi người ta luôn nói đến những khoảng thời gian dài trong dự báo của Phân tích kỹ thuật. Cho dù người ta luôn nói rằng để phân tích trong dài hạn thì nên áp dụng phân tích cơ bản nhưng thực tế cho thấy những dự báo sử dụng Phân tích kỹ thuật trong các biểu đồ tuần, tháng, năm có giá trị không kém chút nào. Một người khi đã nắm vững Phân tích kỹ thuật thì hoàn toàn có thể áp dụng rất đa dạng và linh hoạt trên bất cứ thị trường hay lĩnh vực đầu tư nào. Phân tích kỹ thuật có thể dùng không chỉ để dự báo giá chứng khoán mà có thể áp dụng dự đoán biến động của các loại hàng hóa, các biến động của nền kinh tế, của lạm phát, lãi suất….
Nhược điểm
Lỗi phổ biến là sử dụng quá nhiều chỉ báo kỹ thuật một cách rắc rối không cần thiết, trong khi phần lớn các chỉ báo này lại cho tín hiệu khác nhau.
Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật đọc biểu đồ giá và hiểu ý nghĩa của các chỉ báo kỹ thuật. Do đó tính chủ quan trong phân tích kỹ thuật là khá cao. Việc sử dụng các hệ thống phát tín hiệu giao dịch tự động một cách máy móc chỉ hợp lý trong quá khứ chứ không có ý nghĩa sẽ đúng trong tương lai.
Mặt khác, các chỉ báo kỹ thuật luôn luôn chậm hơn diễn biến thực tế. Phân tích kỹ thuật chỉ là một công cụ, còn công cụ đó hoạt động có hiệu quả không, phải hiệu chỉnh những yếu tố nào là do từng cá nhân sử dụng.
Liên hệ
Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp phân tích dựa vào các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật trong quá khứ để xác định xu hướng giá, những điểm giá đảo chiều, và những “mốc giá tâm lý” quan trọng của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp.
Đây là phương pháp phân tích rất được ưa thích trên các thị trường tài chính thế giới, và trong vài năm trở lại đây đã trở thành một mối quan tâm của giới đầu tư tài chính ở Việt Nam. Thời gian qua, các nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật gặp phải nhiều thất bại trong dự đoán thị trường. Nhiều người thậm chí còn cho rằng phân tích kỹ thuật không áp dụng được ở Việt Nam.
Nguyên nhân của những thất bại này : đó là nền tảng của phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, sự chậm trễ của các chỉ số và sự áp dụng máy móc của người sử dụng.
Chúng ta sẽ xem xét các vấn đề cơ bản của phân tích kỹ thuật và cách sử dụng thường thấy của các nhà đầu tư.
Giá chưa phản ánh hết hành động của thị trường
Giá chứng khoán tại mỗi thời điểm phản ánh một tập hợp tâm lý của rất nhiều các nhà đầu tư trên thị trường. Tại thị trường Việt Nam, có hai vấn đề làm giá chứng khoán trong nhiều trường hợp đã không phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa cung và cầu. Ng nhân:
Thứ nhất, quy mô giao dịch chưa lớn đủ để luôn tồn tại nhiều nhà đầu tư với các quyền lợi trái ngược nhau cần được đảm bảo.
Thứ hai là biên độ ngăn cản sự thể hiện giá. Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn. Do giới hạn giá trần, các nhà đầu tư không thể tăng giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên bán, xuất hiện tình trạng dư cầu và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.
Khi cung áp đảo cầu, áp lực giảm giá lớn. Do giới hạn giá sàn, các nhà đầu tư không thể giảm giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên mua, xuất hiện tình trạng dư cung và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.
Việc đưa ra các bằng chứng cụ thể là một điều không có gì khó khăn. Trong đợt tăng giá từ 11/6/2008 đến 25/7/2008, thị trường đã trải qua cả hai thái cực: tranh bán và tranh mua.
Với các đặc trưng này của thị trường, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán và quy mô giao dịch nhỏ, giá không phản ánh đầy đủ mối quan hệ cung - cầu. Cũng có nghĩa là: giá không phải lúc nào phản ánh tất cả các hành động của thị trường. Nền tảng của phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng ở Việt Nam.
Sự chậm trễ quá mức của các chỉ số kỹ thuật
Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như là các công cụ hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Chúng không phải là chủ đề chính của phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là các chỉ số kỹ thuật thường chậm hơn sự biến động giá.
Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi giá không phản ánh hết các hành động của thị trường, các chỉ số bị ảnh hưởng và còn tỏ ra chậm chạp hơn. Sự ảnh hưởng thể hiện qua các vấn đề sau: vấn đề khối lượng giao dịch: theo phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch tăng sẽ củng cố cho xu hướng hiện tại (giá tăng hoặc giảm mạnh do các nhà đầu tư hoạt động mạnh hơn (mua, bán nhiều hơn) kéo theo khối lượng giao dịch tăng).
Khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh thường là thời điểm tranh mua hoặc tranh bán, khối lượng giao dịch có xu hướng thu hẹp. Sau đó, khi khối lượng giao dịch tăng mạnh thường là thời điểm phân phối (xả hoặc gom hàng), nó đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại của xu hướng trước đó (liệu có một sự đảo chiều chăng?), chưa cho thấy ý nghĩa của sự củng cố xu hướng.
Hậu quả của tình trạng này là các chỉ số kỹ thuật xây dựng dựa trên sự kết hợp giá và khối lượng giao dịch đều bị biến dạng. Các chỉ số On Balance Volume, Money Flow Index,... không đáng tin cậy trong nhiều trường hợp.
Khi áp dụng ở Việt Nam các tín hiệu bán (sell signal), tín hiệu mua (buy signal) mà nhiều nhà giao dịch thường thực hiện theo phân tích kỹ thuật, trong một số trường hợp, đã là quá trễ để thực hiện mua/bán. Thị trường tranh mua hoặc tranh bán và không còn cơ hội cho nhà đầu tư theo sau.
Sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam
Do tính chất phân tích sự kỳ vọng/thất vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn, phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải hiểu rõ và áp dụng hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén với thông tin. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm.
Thế nhưng, với nhiều người Việt Nam, việc sử dụng phân tích kỹ thuật dường như là một câu chuyện hết sức đơn giản: sử dụng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua (buy signal), tín hiệu bán (sell signal). Nghi ngờ khi giá chứng khoán đi vào vùng mua quá mức (overbought), bán quá mức (oversold).
phân tích kỹ thuật có thể hiệu quả tại Việt Nam
Từ thực tế phát triển các thị trường, chúng ta sẽ càng thấy cơ hội để phân tích kỹ thuật phát triển rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn.
Nguyên nhân vì... đây là phương pháp phân tích khá dễ học và dễ dùng. Nhà đầu tư không cần phải mất nhiều năm học những chỉ số phân tích phức tạp, không cần học cách “đọc” các thông tin tài chính từ các báo cáo tài chính, không cần hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư, không cần biết về chiết khấu dòng tiền... Những gì họ học là các kiểu mẫu hình đồ thị trực quan, dễ nhớ, những chỉ số có phần mềm tính sẵn, họ chỉ cần nhớ cách sử dụng khá đơn giản.
Khi có nhiều người dùng phân tích kỹ thuật sẽ tạo thành một quá trình tạm gọi là “tự mình khen mình”, nghĩa là khi nhiều người biết phân tích kỹ thuật, khi mẫu hình đồ thị tạo ra một tín hiệu giá tăng, và ai học phân tích kỹ thuật cũng biết được điều này, ai cũng đổ đi mua, cuối cùng... giá tăng thật. Thế là mọi người lại bảo nhau “phân tích kỹ thuật” đúng thật!
Đây là một thực tế của nhiều thị trường tài chính lớn trên thế giới khi chính phân tích kỹ thuật được xem là nhân tố chính dẫn dắt giá chạy trong ngắn hạn (đặc biệt là thị trường ngoại hối, điều này được nhiều nghiên cứu thừa nhận). Dù điều này là tốt hay xấu, người ta lại cũng đổ xô đi học phân tích kỹ thuật, vì nó trở thành một nhân tố ảnh hưởng thị trường. Thế là nhiều người biết phân tích kỹ thuật thì lại càng nhiều người hơn đi học phân tích kỹ thuật. Ngay cả những người không tin vào nó cũng sẽ đi học, vì “ai cũng dùng thì mình cũng nên biết ”.
Như vậy, nhìn về khía cạnh phát triển, xem ra phân tích kỹ thuật có nhiều cơ hội để “phát huy” ở Việt Nam, một phần do nó thật sự hữu ích, mặt khác, do nó dễ học. Nhưng, nếu lạm dụng phân tích kỹ thuật, cho rằng nó tốt hơn các kỹ thuật khác, có thể giúp dự đoán trước được thị trường thì rất nguy hiểm.
Thật ra vì thị trường thường xuyên thay đổi các điều kiện về giao dịch, về kỹ thuật, về công cụ mới, những mẫu hình quá khứ sẽ bắt đầu sai lệch. Nếu nhà đầu tư không nhận ra điều này, họ sẽ dễ thất bại. Ngay bản thân các tài liệu về phân tích kỹ thuật mới hiện nay trên thế giới đang có những điều chỉnh đáng kể so với các phương pháp truyền thống, vì sự xuất hiện của nhiều công cụ như option, futures, các kỹ thuật giao dịch mới của các quỹ đầu tư đang tạo ra các dạng nhiễu và lực thị trường mới.
Thị trường Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, và vì vậy, chỉ nên nhìn nhận phân tích kỹ thuật như nhiều phương pháp phân tích khác, sẽ bổ trợ lẫn nhau, và nên hiểu rằng, phân tích kỹ thuật có thể chỉ làm cho quyết định đầu tư trở nên dễ dàng hơn, không phải luôn luôn tốt hơn.
Câu 9:Ứng dụng của các mô hình trên trong phân tích đtckcâu này phải là trình bày những ứng dụng của mô hình định giá tài sản tài chính – CAPM trong phân tích và đầu tư chứng khoán.
xem xét các chứng khoán đang được định giá cao hay thấp,
tìm anpha,
tính return,
chiết khấu trong định giá)
Trả lời:
Nội dung mô hình CAPM xem trong tập lý thuyết
*Xem xét các chứng khoán đang được định giá cao hay thấp và xác định hệ số Alpha
Đường SML tạo ra một mức chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của một loại chứng khoán. Với mức rủi ro xác định của một tài sản đầu tư (được đo bằng beta của tài sản đó), đường SML đưa ra mức lợi nhuận kỳ vọng yêu cầu đối với tài sản đó để bù đắp cho mức rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận cũng như cho giá trị của tiền đầu tư theo thời gian.
Trong điều kiện cân bằng giá cả trên thị trường, tất cả các chứng khoán đều phải nằm trên đường SML. Khi đó, để phân tích xem một chứng khoán nào đó có phải là một khoản đầu tư tốt (bị định giá quá thấp) hay không, ta phải xác định được chứng khoán đó đem lại một mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng cân bằng xác định theo mô hình CAPM. Như vậy, các chứng khoán bị định giá quá thấp sẽ nằm phía trên đường SML. Ngược lại các chứng khoán bị định giá quá cao sẽ nằm phía dưới đường SML. Khoản chênh lệch giữa mức giá cân bằng hợp lý theo CAPM và mức lợi nhuận thực của chứng khoán được gọi là hệ số alpha của chứng khoán, ký hiệu là α. Đối với bất kì hệ số alpha nào khác 0, nhà đầu tư sẽ coi là chứng khoán đó đang chưa được định giá đúng. Anh ta sẽ mua những CK nào có alpha >0 và bán những chứng khoán nào có alpha < 0.
Chứng khoán bị định giá quá cao hoặc quá thấp
Như trong hình trên, chứng khoán A bị định giá thấp trong khi chứng khoán B bị định giá cao hơn so với giá trị cân bằng theo mô hình CAPM.
Mô hình CAPM còn hữu dụng trong việc lựa chọn các quyết định tài trợ vốn của công ty. Đối với một công ty đang xem xét một dự án mới, mô hình CAPM đưa ra mức lợi nhuận yêu cầu mà dự án cần phải đạt được và nhà đầu tư yêu cầu, dựa vào hệ số beta. Các nhà quản
lý có thể sử dụng CAPM để xác định mức tỷ lệ nội hoàn (internal rate of return– IRR) đối với dự án.
Tính tỷ lệ sinh lợi của 1 tài sản rủi ro
Lợi nhuận kỳ vọng của 1 chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao có lợi và ngược lại. Hay nói khác đi, nhà đầu tư quan tâm giữ chứng khoán có rủi ro cao chỉ khi nào lợi nhuận kỳ vọng đủ lớn để bù đắp rủi ro. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có quan hệ đồng biến với hệ số của nó.
Giả sử rằng thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư sao cho rủi ro phi hệ thống không đáng kể. Như vậy, chỉ còn rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu. Cổ phiếu có Beta càng lớn thì rủi ro càng cao, do đó đòi hỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi ro. Theo mô hình capm, mối quan hệ giữa rro và LN đc diễn tả bởi công thức: E(R) = beta*(Rm-Rf) +Rf.
Chiết khấu trong định giá ( cái này các bạn tự chém nhá, cũng đơn giản thôi mà ^^)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương ôn tập môn phân tích và đầu tư chứng khoán.doc