Đề cương ôn tập Luật hành chính

Luật hành chính Việt Nam – Ngành luật về quản lý hành chính nhà nước I - Luật hành chính – Một ngành luật trong pháp luật Việt Nam 1. Luật hành chính Việt Nam – Ngành luật về quản lý hành chính nhà nước Luật hành chính Việt Nam là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội chủ yếu phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Luật hành chính Việt Nam làm rõ những nội dung cơ bản sau: - Luật hành chính Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước. - Luật hành chính Việt Nam xác định cơ chế quản lý hành chính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Luật hành chính Việt Nam qui định những hành vi nào là vi phạm hành chính, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý những tổ chức và cá nhân thực hiện vi phạm hành chính. - Luật hành chính Việt Nam qui định chế độ công vụ và chế độ cán bộ, công chức, viên chức => Từ những điều đã phân tích trên đây có thể đi đến kết luận Luật hành chính Việt Nam – Ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. a) Quản lý Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người. Chủ thể của quản lý là con người tổ chức của con người Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được qui định bởi nhiều lại qui phạm khác nhau: qui phạm đạo đức, qui phạm chính trị, qui phạm tôn giáo, qui phạm pháp luật,

docx6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Luật hành chính Việt Nam – Ngành luật về quản lý hành chính nhà nước I - Luật hành chính – Một ngành luật trong pháp luật Việt Nam 1. Luật hành chính Việt Nam – Ngành luật về quản lý hành chính nhà nước Luật hành chính Việt Nam là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội chủ yếu phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Luật hành chính Việt Nam làm rõ những nội dung cơ bản sau: - Luật hành chính Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước. - Luật hành chính Việt Nam xác định cơ chế quản lý hành chính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Luật hành chính Việt Nam qui định những hành vi nào là vi phạm hành chính, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý những tổ chức và cá nhân thực hiện vi phạm hành chính. - Luật hành chính Việt Nam qui định chế độ công vụ và chế độ cán bộ, công chức, viên chức => Từ những điều đã phân tích trên đây có thể đi đến kết luận Luật hành chính Việt Nam – Ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. a) Quản lý Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người. Chủ thể của quản lý là con người tổ chức của con người Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được qui định bởi nhiều lại qui phạm khác nhau: qui phạm đạo đức, qui phạm chính trị, qui phạm tôn giáo, qui phạm pháp luật,… Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới ohaan định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Quyền uy là sự áp đặt ý chí của người khác buộc người đó phải phục tùng. Có quyền uy thì mới đảm bảo sự phục tùng của cá nhân với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình. b) Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà nước hay còn gọi là hành chính công. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước. - Tính chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. - Tính điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể. Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính (tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành – điều hành). Trật tự quản lý hành chính do các qui phạm pháp luật hành chính Việt Nam qui định. 2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Nội dun của những quan hệ này thể hiện: - Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước. - Hoạt động quản lý kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành. - Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân. - Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân. - Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính. Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam được chia thành 3 nhóm: a) Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. b) Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. c) Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật qui định. Định nghĩa Luật Hành chính Việt Nam: Luật Hành chính Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn để cụ thể do pháp luật qui định. 3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam Thứ nhất, chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý. - Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các qui định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các qui định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. - Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó. - Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối qui hợp quyết định Thứ hai, một bên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ qui định pháp luật, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó. - Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên các nguyên tắc: + Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước: một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy. + Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội. + Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước. 4. Phân biệt Luật Hành chính Việt Nam với một số ngành luật khác a) Luật Hành chính Việt Nam với Luật Hiến pháp b) Luật Hành chính Việt Nam với Luật Dân sự c) Luật Hành chính Việt Nam với Luật Hình sự d) Luật Hành chính Việt Nam với Luật Tài chính e) Luật Hành chính Việt Nam với Luật Lao động f) Luật Hành chính Việt Nam với Luật Tố tụng hành chính 5. Nguồn của Luật Hành chính a) Văn bản qui phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước b) Văn bản qui phạm pháp luật của Chủ tịch nước c) Văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước d) Văn bản qui phạm pháp luật của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao e) Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch 6. Hệ thống ngành Luật Hành chính Việt Nam II - Khoa học Luật Hành chính III – Môn học Luật Hành chính Chương 2 Qui phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính I – Qui phạm pháp luật hành chính 1. Khái niệm và đặc điểm qui phạm pháp luật hành chính Việt Nam 2. Phân loại qui phạm pháp luật hành chính Việt Nam 3. Thực hiện qui phạm pháp luật hành chính Việt Nam a) Chấp hành qui phạm pháp luật hành chính Việt Nam b) Áp dụng qui phạm pháp luật hành chính Việt Nam II - Quan hệ phạm pháp luật hành chính Việt Nam 1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam 2. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam 3. Chủ thể, khách thể của quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam a) Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam b) Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam 4. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề cương ôn tập Luật hành chính.docx