Đề cương ôn tập Luật Dân sự - Modul 1

KHÁI QUÁT CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ 1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật dân sự nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác. 1.2 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự 1.2.1 Các quan hệ tài sản Quan hệ tài sản hay còn gọi là quan hệ xã hội về tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Tài sản này có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình, tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai. Quan hệ tài sản được hình thành một cách khách quan với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau: - Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. - Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh được xác lập bởi các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự với các điều kiện do pháp luật qui định. - Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước: + Chủ thể tham gia quan hệ tài sản có toàn quyền định đoạt trong các quan hệ mà mình tham gia. Tuy nhiên, ý chí của chủ thể đó khi tham gia quan hệ phải phù hợp với ý chí của nhà nước. + Nhà nước đưa ra các qui định xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể, đó là những qui định mang tính nguyên tắc chung, những qui định mang tính chất cấm đoán và bắt buộc nhất định. - Trong quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh, có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia – đây là yếu tố đặc trưng của các quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh. Tính đền bù ngang giá có thể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như tình cảm, phong tục tập quán. 1.1.2 Các quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân được hiểu là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể dân sự liên quan đến một lợi ích tinh thần. Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là không thể thực hiện được. * Nhóm quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản: là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế, không thể chuyển giao trong giao lưu dân sự (không thể là đối tượng của giao dịch dân sự). - Các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình. - Quyền nhân thân liên quan đến việc cá biệt hóa cá nhân: Quyền đối với họ tên - Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội - Quyền nhân thân liên quan đến thân thể con người - Các quyền nhân thân liên quan đến sự tự do của cá nhân - Các quyền nhân thân liên quan đến hoạt động lao động, sáng tạo của cá nhân

doc111 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4141 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Luật Dân sự - Modul 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do pháp luật qui định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản sẽ chấm dứt 4.2.2 Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu - Quyền sở hữu phát sinh đối với chủ thể này có thể là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với chủ thể khác - Quyền sở hữu có thế chấm dứt trong trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, tài sản bị xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu, tài sản bị tiêu hủy. 5. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU 5.1 Khái niệm Bảo vệ quyền sở hữu được hiểulà những biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện được các quyền năng của quyền sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình. Có 3 phương thức bảo vệ quyền sở hữu là: - Kiện đòi lại tài sản - Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại - Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện các quyền năng của mình. 5.2 Đặc điểm của các phương thức kiện dân sự bảo vệ quyền sở hữu - Phương thức kiện dân sự mang tính thực tế và được áp dụng rộng rãi - Phương thức kiện dân sự tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho mọi chủ thể có quyền sở hữu bị xâm phậm tự mình chủ động thức hiện phương thức này. - Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong dân sự là phương thức mang lại hiệu quả cao nhất cho người bị thiệt hại bởi lẽ nó tạo khả năng khôi phục là những thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu và đặc biệt là khôi phục là những thiệt hại đó như chưa bị xâm phạm. 5.3 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu 5.3.1 Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu trái pháp luật phải trả lại tài sản cho mình. * Khi áp dụng phương thức này đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Chủ thể có quyền yêu cầu (nguyên đơn): là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó và chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với tài sản hoặc phải chứng minh được mình là người có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản - Người bị khởi kiện (bị đơn): phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản đang chiếm hữu. - Tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp. - Không rơi vào các trường hợp pháp luật qui định không phải trả lại tài sản được qui định ở Điều 257, 258 BLDS ( đòi động sản không có đăng ký quyền sở hữ từ người chiếm hữu ngay tình, …) * Hậu quả của việc áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản: - Đối với người chiếm hữu, sử dụng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: không phải trả lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó. - Đối với người đang chiếm hữu tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì người đó luôn luôn phải trả lại tài sản và cả hoa lợi, lợi tức có được trong thời gian chiếm hữu tài sản. 5.3.2 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) Kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải bồi thường thiệt hại cho mình. * Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đặt ra đối với trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. - Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: các bên có thể thỏa thuận về điều kiện bồi thường, mức bồi thường, phương thức bồi thường … trong hợp đồng & khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan nhà nước có thảm quyền sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận trong hợp đồng của các bên để giải quyết. - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: thì điều kiện để có thể áp dụng biện pháp khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm hại là: + Có thiệt hại xảy ra + Có hành vi trái pháp luật: nếu hành vi gây thiệt hại được coi là hợp pháp thì người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. + Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra + Có lỗi của người gây thiệt hại * Hậu quả của việc áp dụng phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại: Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác về mức bồi thường, phương thức bồi thường thì thiệt hại về tài sản được bồi thường toàn bộ theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu và có thể gồm những thiệt hại sau: - Thiệt hại do tài sản bị mất - Thiệt hại do tài sản bị hủy hoặc bị hư hỏng - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản - Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại 5.3.3 Kiện yêu cầu ngăn ngừa hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sỏ hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp. Khi phát hiện hành vi xâm phạm tới việc thực hiện các quyền năng của mình thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có một trong hai quyền sau: - Tự mình yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó. - Yêu cầu tòa án, cơ quan tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi đó. Hậu quả pháp lý của phương thức này là người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm pham. 6. CÁC QUI ĐỊNH KHÁC VỀ QUYỀN SỞ HỮU Những qui định khác về quyền sở hữu được hiểu là những qui định liên quan đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản. 6.1 Nghĩa vụ của chủ sở hữu * Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết: không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra. * Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thực hiện quyền sở hữu liên quan đến bảo vệ môi trường, tôn trọng, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. * Nghĩa vụ liên quan đến việc tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản liên quan đến qui tắc xây dựng, đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề. 6.2 Quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu đối với tài sản không thuộc sở hữu của mình Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, bao gồm: - Quyền về lối đi qua bất động sản liền kế - Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề - Quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề - Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề sẽ chấm dứt khi các chủ thể không phải chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nữa. Chương 7: THỪA KẾ 1. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ 1.1 Khái niệm quyền thừa kế và những nguyên tắc chung của quyền thừa kế 1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế * Thừa kế: là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống * Quyền thừa kế: - Theo nghĩa rộng: quyền thừa kế là một chế định pháp lý bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các qui phạm pháp luật. - Theo nghĩa hẹp: quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo qui định của pháp luật. - Dưới góc độ khoa học pháp lý: quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế được các qui phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ này cũng bao gồm: Chủ thể, khách thể và nội dung. 1.1.2 Các nguyên tắc của quyền thừa kế (Có 4 nguyên tắc cơ bản) * Nguyên tắc bảo hộ về quyền thừa kế của cá nhân. - Cá nhân có quyền thừa kế được thể hiện trên cả hai khía cạnh là quyền để lại di sản và quyền hưởng di sản thừa kế. - Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân khẳng định pháp luật tôn trọng việc cá nhân có thể định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo pháp luật - Quyền hưởng di sản thừa kế, nguyên tắc này cũng đảm bảo cho cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật. * Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế - Theo qui định của pháp luật thì mọi cá nhân với tư các là chủ sở hữu đều có quyền định đoạt tài sản theo ý chí của mình. - Đối với thừa kế theo di chúc thì bất kì ai được chỉ định trong di chúc đều có thể trở thành người thừa kế của người chết. - Còn đối với thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế là con trai hay con gái, con đẻ hay con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú … đều được hưởng thùa kế ngang nhau. => Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế của pháp luật Việt Nam thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so vơi qui định của pháp luật trước kia. * Nguyên tắc tôn trọn quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản. - Nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thì việc thừa kế sẽ tiễn hành theo di chúc. Tuy nhiên việc định đoạt của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp qui định tại Điều 669 BLDS. - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản với người khác. Khi nhân di sản người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trong phạm vi di sản đã nhận. * Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. - Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự , đó là: Việc xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị cao đẹp cảu các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. - Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. 1.2 Thời điểm và địa điểm mở thừa kế 1.2.1 Thời điểm mở thừa kế Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được tòa án xác định trong quyết định tuyên bố một người là đã chết. Việc xác định chính xác thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa: - Trong việc xác định được chính xác di sản thừa kế bao gồm những gì, giá trị bao nhiêu để giải quyết việc phân chia di sản sau này - Trong việc xác định những người có quyền hưởng di sản thừa kế: phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế. - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm là phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. - Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định hiệu lực của di chúc: di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế, di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết. - Việc xác định thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa trong việc xác định thời hạn thời hiệu: + Thời hạn từ chối hưởng di sản của người thừa kế là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. + Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. + Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 1.2.2 Địa điểm mở thừa kế Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản, nếu tài sản của người đó ở nhiều nơi thì đó là nơi có phần lớn di sản. Xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trong vì : - Địa điểm mở thừa kế là nơi thực hiện việc quản lý, thanh toán và phân chia di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu tán hoặc chiếm đoạt di sản. - Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế. 1.3 Di sản Di sản được hiểu là toàn bộ tài sản do người chết để lại - Di sản là tài sản riêng của người chết: là tài sản mà người đó có được từ các căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp. - Di sản là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác 1.4 Người thừa kế 1.4.1 Khái niệm người thừa kế Người thừa kế là người được thừa hưởng di sản của người chết để lại theo chỉ định trong di chúc hoặc theo qui định của pháp luật Người thừa kế theo di chúc là người di sản theo di chúc do người lập di chúc chỉ định, định đoạt trước khi chết. Do đó người này có thể là bất kì ai. Người thừa kế theo pháp luật là người thừa kế theo hàng thừa kế và trình tự thừa kế do pháp luật qui định. Những người này chỉ có thể là cá nhân và phải có mối quan hệ gần gũi thân thiết với người chết thuộc một trong ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, thừa kế là một quan hệ pháp luật, do đó người thừa kế phải là chủ thể của quan hệ pháp luật tức là phải là cá nhân hoặc tổ chức. 1.4.2 Điều kiện của người thừa kế * Đối với người thừa kế là cá nhân: Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế (người đã sinh ra và chưa chết vào thời điểm mở thừa kế, thành thai trước thời điểm mở thừa kế và phải sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế). * Đối với người thừa kế là tổ chức: cơ quan, tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế ( tức là vào thời điểm người để lại di sản chết, cơ quan tổ chức được thành lập và chưa chấm dứt hoạt động. 1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 1.5 Người quản lý di sản Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử ra được người quản lý di sản/. 1.5.1 Nghĩa vụ của người quản lý di sản Người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hay người quản lý di sản là cơ quan tổ chức có nghĩa vụ sau: - Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ các trường hợp pháp luật có qui định khác. - Bảo quản di sản; không định đoạt tài sản thuộc khối di sản như bán, trao đổi , tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác. - Thông báo về di sản cho những người thừa kế. - Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại. - Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản có nghĩa vụ như người quản lý di sản trừ nghĩa vụ lập danh mục di sản và thu hồi di sản mà người khác đang chiếm hữu. 1.5.2 Quyền của người quản lý di sản Người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hay người quản lý di sản là cơ quan tổ chức có quyền sau: - Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với những người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế. - Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với người thừa kế Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản có quyền tiếp tục sử dụng di sản theo hỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế, và những người này cũng được hưởng thù lao quản lý di sản nếu những người thừa kế có thỏa thuận. 1.6 Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không xác định được người nào chết trước thì họ không được hưởng di sản thừa kế của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị (Điều 641). 1.7 Từ chối nhận di sản Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản cũng phải biểu lộ ý chí công khai của mình thể hiện ở việc phải thông báo cho những người thừa kế khác biết, thông báo cho người có nhiệm vụ phân chia di sản, cho công chứng nhà nước hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế. Việc từ chối quyền hưởng di sản phải được bày tỏ trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. 1.8 Người không được quyền hưởng di sản Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọn, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người đó. Lưu ý: người thừa kế phải bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật về một trong những hành vi trên, lỗi của người thừa kế là lỗi cố ý. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản, đây là nghĩa vụ về mặt pháp lý chứ không đơn thuần là nghĩa vụ đạo đức. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người có di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. *** Lưu ý: Những người rơi vào một trong bốn trường hợp nói trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của nguời đó những vẫn cho họ hưởng theo di chúc. 1.9 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Các trường hợp quá thời hiệu khởi kiện vì lí do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng, trường hợp người khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện … thì khoảng thời gian đó sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện. 2. THỪA KẾ THEO DI CHÚC 2.1 Khái niệm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nếu di chúc không đề cập đến việc chuyển tài sản này thì di chúc cũng không tồn tại giá trị pháp lý dưới góc độ pháp luật dân sự. Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc nhưng ý chí này phải phù hợp với qui định của pháp luật thể hiện qua các qui định liên quan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc. Di chúc chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và người lập di chúc chết. Trong di chúc, người lập di chúc có toàn quyền trong việc định đoạt tài sản cũng như đưa ra các điều kiện nhất định cho người thừa kế. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển tài sản của người đã chết cho những người thừa kế theo ý chí tự nguyện của người để lại di sản thể hiện trong di chúc. 2.2 Điều kiện có hiệu lực của di chúc và di chúc vô hiệu 2.2.1 Điều kiện có hiệu lực của di chúc Điều kiện có hiệu lực của di chúc là những qui định của pháp luật, theo đó di chúc chỉ có thể phát sinh hiệu lực pháp lý khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện này. Các điều kiện đó là: 2.2.1.1 Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể trong việc lập di chúc Pháp luật cho phép bất cứ cá nhân nào cũng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản (năng lực pháp luật), tuy nhiên cá nhân đó cũng phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Năng lực chủ thể trong việc lập di chúc được xác định như sau: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc lập di chúc - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nhưng di chúc nhưng di chúc đó phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. (đồng ý cho lập di chúc chứ không phải đồng ý với nội dung di chúc) - Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ cũng có quyền lập di chúc nhưng di chúc đó phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 2.2.1.2 Người lập di chúc phải tự nguyện Ý chí của người lập di chúc là chuyển tài sản của mình cho những người khác sau khi người lập di chúc chết. Do đó ý chí này phải là ý chí đích thực. Sự thể hiện ý chí của người lập di chúc phải được kiểm soát bởi lí trí của họ. Trong khi lập di chúc người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép. Những trường hợp sau không có sự tự nguyện của người lập di chúc: - Di chúc giả mạo - Người lập di chúc có sự nhầm lẫn trong khi lập di chúc - Người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong khi lập di chúc - Người để lại di sản lập di chúc vào thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. 2.2.1.3 Nội dung của di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội Người lập di chúc không thể định đoạt vật mà nhà nước cấm lưu thông, định đoạt tài sảm cho tổ chức phản động, đưa ra những điều kiện trái pháp luật cho người thừa kế. 2.2.1.4 Hình thức của di chúc không trái pháp luật Nếu pháp luật qui định hình thức của di chúc phải được thể hiện dưới những hình thức nhất định hoặc phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể thì người lập di chúc phải thỏa mãn những điều kiện, hình thức đó, nếu không thỏa mãn thì di chúc vô hiệu. Hình thức bắt buộc của di chúc phải bằng văn bản, việc lập di chúc miệng phải theo các điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật qui định. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình 2.2.2 Di chúc vô hiệu và hiệu lực pháp luật của di chúc 2.2.2.1 Di chúc vô hiệu Di chúc vô hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật qui định hoặc các qui định khác của pháp luật không liên quan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: - Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc - Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người được thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế - Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế - Di chúc có thể vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ có phần đó không có hiệu lực pháp luật. 2.2.2.2 Hiệu lực pháp luật của di chúc Để di chúc có hiệu lực pháp luật thì cần phải thỏa mãn 2 điều kiện: - Người lập di chúc chết - Di chúc phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Lưu ý: + Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản, thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật + Đối với di chúc chung của vợ chồng: di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. 2.3 Gửi giữ, công bố và giải thích di chúc 2.3.1 Gửi giữ di chúc Trường hợp di chúc được lưu giữ tại cơ quan công chứng thi khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc. Người lập di chúc phải nộp phí lưu giữ di chúc theo qui định của pháp luật. Đối với cá nhân giữ di chúc có thể là bất cứ ai có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau: - Giữ bí mật nội dung di chúc. - Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc. - Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ kí của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng. 2.3.2 Công bố di chúc Công bố di chúc là hành vi công khai thể hiện nội dung của di chúc cho những người thừa kế và những người có liên quan được biết. Cần lưu ý: - Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. - Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc. Về thủ tục công bố di chúc: sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Trong trương hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch sang tiếng Việt và phải có công chứng. 2.3.3 Giải thích nội dung di chúc Nếu nội dung di chúc không người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung thì “ … coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo qui định về thừa kế theo pháp luật.” Điều 673 BLDS. Qui định này cũng có sự hạn chế trong trường hợp có một người trong những người thừa kế cố tình không nhất trí với cách hiểu nội dung của di chúc. Di chúc không giải thích được cũng đồng nghĩa với di chúc vô hiệu, do vậy nếu có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được là không có hiệu lực. 2.4 Quyền của người lập di chúc 2.4.1 Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế Việc chỉ định người thừa kế hoàn toàn do người lập di chúc quyết định. Người lập di chúc có quyền “truất quyền” thừa kế của người thừa kế. Việc truất quyền thừa kế được áp dụng đối với các cá nhân thuộc ba hàng thừa kế. 2.4.2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế Thực hiện bằng hai cách: - Phân định phần di sản là hiện vật trực tiếp cho người thừa kế. - Phân định di sản cho người thừa kế theo tỉ lệ giá trị di sản nhất định tính trên tổng số giá trị di sản. Nếu trong di chúc người lập di chúc không phân chia phần di sản cho những người thừa kế mà chỉ liệt kê những người thừa kế theo di chúc thì những người thừa kế sẽ được hưởng phần bằng nhau. 2.4.3 Dành một phần tài sản trong khổi di sản để di tặng thờ cúng 2.4.4 Giao nghĩa vụ cho người thừa kế Pháp luật còn cho phép người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Cần lưu ý: - Chỉ những nghĩa vụ không gắn liền với nhân thân, những nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới được giao cho người thùa kế - Người thừa kế chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ mà người để lại di sản giao cho trong phạm vi di sản mà họ được hưởng - Nếu trong di chúc, người để lại di sản không phân định rõ phần nghĩa vụ cho những người thừa kế thì những người này phải chịu phần nghĩa vụ về tài sản tương ứng với di sản thừa kế mà họ được hưởng - Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc cũng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại 2.4.5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản,người công bố di chúc Người lập di chúc có thể chỉ định bất cứ ai giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản và công bố di chúc. Người được chỉ định này có thể là người không được người để lại di sản cho hưởng di sản. Tuy nhiên, người được chỉ định có quyền từ chối việc chấp nhận là người giữ di chúc, người quản lí tài sản, người phân chia di sản, người công bố di chúc. 2.4.6 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc Sửa đổi di chúc là sự hiện ý chí của người lập di chúc, theo đo họ thay đổi một hoặc một số nội dung trong di chúc mà họ đã lập trước đó. Bổ sung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc, theo đó họ đưa vào di chúc đã lập trước đó một số nội dung mới. Khi người lập di chúc bổ sung vào di chúc một số nội dung mới thì về nguyên tắc cả di chúc đã lập và di chúc bổ sung đều có hiệu lực pháp lý. “ … nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật” Nếu vợ chồng lập di chúc chung thì vợ, chồng có quyền sủa đổi, bổ sung di chúc chung Cần lưu ý: nếu di chúc trước đó được lập theo hình thức nào thì việc sửa đổi, bổ sung di chúc cũng phải tuân theo hình thức đó. 2.4.7 Định ra một thời hạn nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế mới được phân chia di sản Thông thường, sau khi người lập di chúc chết thì di chúc phát sinh hiệu lực pháp lý và những người thừa kế có thể tự thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc hoặc yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền định ra một thời hạn nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế chỉ được phân chia di sản kể từ thời điểm đó. 2.4.8 Lựa chọn hình thức của di chúc Trừ hình thức của di chúc miệng phải tuân theo điều kiện do pháp luật qui định, trong các hình thức của di chúc còn lại thì người lập di chúc có thể lực chọn cho mình một trong các hình thức đó. 2.5 Hình thức của di chúc và thủ tục lập di chúc Hình thức của di chúc là nguồn chứng cứ được sử dụng để chứng minh ý chí đích thực của người lập di chúc về việc định đoạt di sản. Hình thức của di chúc có hai loại là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. 2.5.1 Di chúc có hình thức miệng Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí của cá nhân thông qua lời nói và được những người khác ghi lại bằng văn bản. Việc lập di chúc miệng phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Chỉ có thể lập di chúc miệng nếu cá nhân đang bị đe dọa về tính mạng bởi bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Một người không biết chữ nếu họ trong tình trạng sức khỏe bình thường cũng không thể lập di chúc miệng. Người bị hạn chế về thể chất mà không thuộc trường hợp tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng bởi cái chết do bệnh tật hoặc do nguyên nhân khác cũng không thể lập di chúc miệng. Trong hai trương hợp này thì họ vẫn phải được người làm chứng lập văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. - Việc lập di chúc miệng phải có mặt ít nhất hai người làm chứng. - Sau khi làm chứng cho việc lập di chúc miệng, những người làm chứng phải cùng nhau chép lại nội dung di chúc và cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào di chúc đó. - Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực - Theo qui định của pháp luật, nếu sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, mà người lập di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ. 2.5.2 Di chúc có hình thức bằng văn bản Di chúc có hình thức bằng văn bản là sự thể hiện ý chí của cá nhân dưới hình thức văn bản 2.5.2.1 Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự tay viết và kí vào bản di chúc Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng trong di chúc phải ghi rõ: - Ngày, tháng, năm lập di chúc - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản - Di sản để lại và nơi có di sản - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ Lưu ý: di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc 2.5.2.2 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng - Phải có ít nhất là hai người làm chứng - Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng - Những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. 2.5.2.3 Di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực Công chứng, chứng thực là việc công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của di chúc bằng văn bản và theo qui định của pháp luật di chúc phải được công chứng, chứng thực hoặc người lập di chúc tự nguyện yêu cấu công chứng, chứng thực. * Thủ tục công chứng, chứng thực: - Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn kí vào bản di chúc. - Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không kí hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải kí xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. * Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của UBND cũng không được công chứng, chứng thực nếu họ là người thuộc một trong các trường hợp sau: - Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc - Là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc * Các trường hợp di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực bao gồm: - Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu công nhân không thể công chứng hoặc chứng thực - Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. - Di chúc của người được điều trị tại bệnh việc hoặc cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó - Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò nghiên cứu ở rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị - Di chúc của công nhân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. - Di chú cuả người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính của cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. 2.6 Vấn đề di chúc chung của vợ chồng Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất hợp nhất bao gồm: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận Pháo luật cho phép vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Di chúc chung của vợ chồng chỉ định đoạt tài sản chung, nếu vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì họ có thể lập di chúc để định đoạt tài sản riêng này. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào và phải tuân thủ đầy đủ các qui định về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Di chúc chung của vợ chồng thì chỉ có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Nếu một bên chết trước thì người còn sống vẫn có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. 2.7 Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Thứ nhất, chỉ xác định người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để cho họ hưởng di sản nếu người này không được người để lại di sản cho hưởng di sản hoặc cho hưởng nhưng giá trị phần di sản được hưởng là quá ít Thứ hai, đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm: - Vợ hoặc chồng của người chết - Con chưa thành niên - Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi - Con đã thành niên không có khả năng lao động. Thứ ba, sẽ không cho người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nếu người người thừa kế từ chối hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản. Thứ tư, đối với cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật để cho người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng: KPBB = 2/3 x DS/STK Trong đó: - KPBB là kỷ phần bắt buộc, tức là phần di sản mà người thừa kế được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. - DS là tổng di sản sau khi trừ đi di sản dừng vảo việc thờ cúng, các nghĩa vụ về tài sản và các chi phí khác theo Điều 683. - STK là tổng sổ những người thừa kế được chia di sản để tính một suất thừa kế. Suất thừa kế bao gồm những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất sau khi loại trừ: người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản, người thừa kế không có quyền hường di sản, người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản. Thứ năm: giả thiết có người thừa kế là đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nhưng họ vẫn vi phạm Khoản 1, Điều 643 BLDS 2005. Nếu người lập di chúc không cho người thừa kế hưởn di sản khi họ không được quyền hưởng di sản thì người này luôn luôn không được hưởng. Nếu người lập di chúc cho họ bao nhiêu thì họ cũng chỉ được hưởng bấy nhiêu, kể cả ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. 2.8 Di sản dùng vào việc thờ cúng Di sản dùng vào việc thờ cúng được gọi là hương hỏa và hương hỏa đa phần là ruộng đất. Pháp luật dân sự cho phép người để lại di sản trước khi chết có quyền đề lại di sản dùng vào việc thờ cúng. * Lưu ý: - Chỉ đề cập đến di sản thờ cúng nếu trong di chúc người để lại di sản có ghi rõ di sản dùng vào việc thờ cúng - Không thể giành toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng mà chỉ để một phần nhất định - Di sản thờ cúng không được chi thừa kế, do đó trước khi tiến hành phân chia di sản phải loại trừ di sản thờ cúng ra khỏi số di sản sẽ được chia - Về xác định người quản lý di sản thờ cúng: + Theo ý chí của người để lại di sản ghi rõ trong di chúc + Theo sự thỏa thuận của những người thừa kế nếu người để lại di sản không chỉ định người này + Trong cả hai trường hợp trên đây, nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. * Người quản lý di sản thờ cúng không có quyền sở hữu đối với di sản này, mặc dù họ có thể thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng. Sẽ coi là vi phạm nghĩa vụ thờ cúng nếu người quản lý di sản thờ cúng không thờ cúng hoặc không theo đúng yêu cầu của người để lại di sản, không theo thỏa thuận của những người thừa kế về việc yêu cầu người quản lý di sản thờ cúng phải thờ cúng theo một nghi lễ nhất định. * Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được giành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. 2.9 Di tặng Có những quan hệ xã hội đặc biệt mà bản thân người để lại di sản muốn để lại một phần di sản của mình cho người khác với ý nghĩa là quà kỉ niệm. Người để lại di sản không thể để lại toàn bộ di sản để di tặng. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc là di sản “di tặng”, nếu không ghi rõ di sản di tặng thì sẽ được hiểu là thừa kế theo di chúc. Người được thừa kế theo di chúc phải thực hiện nghĩa vụ do nghĩa vụ chết để lại tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng, còn người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng. 3. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 3.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật Chế định thừa kế pháp luật được coi là “sự phỏng đoán” ý chí của người để lại di sản. Đối với thừa kế theo pháp luật thì chỉ có cá nhân mới được hưởng thừa kế và cá nhân này, có một trong ba mối quan hệ với người được để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ thừa kế; và việc thừa kế được xã định theo hàng. Không phải ai trong các hàng thừa kế cũng được hưởng di sản mà điều này còn phụ thuộc vào nguyên tắc ưu tiên của hàng thừa kế. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định 3.2 Các trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những tình huống sau: - Không có di chúc - Di chúc không hợp pháp - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp này, di chúc sẽ bị coi là vô hiệu và di sản được chia theo pháp luật. - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khôn có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 3.3 Diện và hàng thừa kế theo pháp luật 3.3.1 Diện thừa kế theo pháp luật Diện thừa kế là phạm vi những người có thể được hưởng di sản do người chết để lại được xác định theo một trong ba quan hệ (hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng) với người để lại di sản. - Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn - Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với cháu,…) hoặc bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: anh chị em ruột…) - Quan hệ nuôi dưỡng quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. * Trường hợp ngoại lệ đặc biệt : con riêng đối với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản của nhau. 3.3.2 Hàng thừa kế theo pháp luật Pháp luật qui định những người có thể được hưởng di sản thừa kế của người chết được xếp theo thứ tự các hàng thừa kế theo nguyên tắc ưu tiên và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3.3.2.1 Hàng thừa kế thứ nhất Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại, cần lưu ý: + Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. + Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. + Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. + Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng được pháp luật thừa nhận thì người chồng (vợ) được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất của tất cả những người vợ (chồng) và ngược lại. - Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ, con đẻ và ngược lại - Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi, con nuôi và ngược lại 3.3.2.2 Hàng thừa kế thứ hai Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. 3.3.2.3 Hàng thừa kế thứ ba Gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. *** Lưu ý: - Khi chia thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, do không có quyền hưởng di sản, do bị truất quyền hưởng di sản hoặc do từ chối nhận di sản. - Khi tất cả các hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về nhà nước 3.4 Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hường phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp như sau: Người thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng họ lại không còn sống vào thời điểm phân chia di sản. Giữa thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp khác nhau ở những điểm sau: - Thời điểm chết: Thừa kế thế vị thì người hưởng thừa kế có thể chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản; Thừa kế chuyển tiếp thì người thừa kế sống vào thời điểm mở thừa kể nhưng không còn sống vào thời điểm phân chia di sản. - Thừa kế thế vị chỉ có ở thừa kế theo pháp luật, còn thừa kế chuyển tiếp có thể có ở thừa kế theo pháp luật nhưng cũng có thể ở thừa kế theo di chúc. - Giữa người chết trước, chết cùng thời điểm với người để lại di sản trong thừa kế thế vị phải có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản; còn giữa người không còn sống vào thời điểm phân chia di sản (thừa kế chuyển tiếp) với người để lại di sản có thể là bất cứ ai (hưởng thừa kế theo di chúc hoặc hưởng thừa kế theo pháp luật). - Đối tượng hưởng thừa kế thế vị hẹp hơn đối tượng hưởng thừa kế chuyển tiếp. 4. THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN 4.1 Những thủ tục tiến hành trước khi phân chia di sản Những người thừa kế có thể tiến hành họp mặt để thỏa thuận về việc cử người quản lí di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; thỏa thuận về cách thức phân chia di sản. Việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phân chia di sản tùy từng trường hợp. Thanh toán di sản là việc những người có quyền hưởng di sản thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản cũng như các khoản chi phí liên quan đến thừa kế tron phạm vi di sản mà mình được hưởng theo thứ tự do pháp luật qui định. Nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau: - Chi phí hợp lí theo tập quán cho việc mai tang - Tiền cấp dưỡng còn thiếu - Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ - Tiền công lao động - Tiền bồi thường thiệt hại - Thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước - Tiền phạt - Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác - Chi phí cho việc bảo quản di sản - Các chi phí khác Ngoài các nghĩa vụ và chi phí trên trước khi tiến hành phân chia di sản còn phải trừ đi di sản thờ cúng và di sản di tặng. 4.2 Phân chia di sản 4.2.1 Phân chia di sản theo di chúc Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lơi, lợi tức thu được từ hiện vật đó, hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bọ tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cũng có trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỉ lệ đối với tổng giá trị khối tài sản thì khi chia di sản, tỉ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản để chia cho người thừa kế. * Lưu ý: Những người thừa kế có quyền thỏa thuận về việc phân chia di sản khác với ý chí của người có di sản 4.2.2 Phân chia di sản theo pháp luật Việc phân chia di sản theo pháp luật là phân chia theo ý chí của nhà nước, đồng thời có tính đến sự thỏa thuận của những người thừa kế. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằn nhau. 4.2.3 Phân chia di sản trong trương hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế * Người thừa kế mới được hiểu là sau khi di sản được phân chia mới xuất hiện người thừa kế này. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỉ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. * Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế được hiểu là người sau khi phân chia di sản họ mới được xác định là không có quyền hưởng di sản. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4.3 Hạn chế phân chia di sản Là hạn chế về mặt thời gian phân chia chứ không phải là hạn chế về di sản phân chia hay hạn chế về người thừa kế được phân chia di sản. Khi xác định hạn chế phân chia di sản cần lưu ý: - Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. - Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kế từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do tòa tán xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu toàn án cho chia di sản thừa kế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương ôn tập Luật Dân sự modul 1.doc
Tài liệu liên quan