Đề cương ngữ văn

Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là : 1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu: - Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học. - Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc - Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng. 2. Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học. VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động + Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng

pdf68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳ tiện tuỳ hứng, bảo thủ tự ti. Cùng với những điều nói trên trước mắt cần giỏi về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để mở rộng con đường giao lưu, hội nhập, nắm bắt kịp thời những bước tiến mới của thành tựu khoa học - kĩ thuật, không để tụt hậu. Câu83: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam: A- Mở bài: Nước ta là nước có nền văn hiến, lịch sử lâu đời. Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc ta đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống có từ lâu đời, chúng ta nên trân trọng và phát huy nó. B- thân bài: 1. Giải thích truyền thống tôn sư trọng đạo: - Tôn sư là gì? §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 46 Kính trọng thầy, quý mến thầy. Theo quan niệm xưa: nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy, chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời. Thầy ở đây trước hết là thầy dạy chữ, dạy ở lời hay lẽ phải, sâu xa hơn là dạy cách làm người. - Đạo là gì? Trước hết là đạo Nho, mở rộng hơn là việc học hành, là kiến thức. Đạo còn là đạo đức, đạo lí. - Vì sao phải trọng đạo? Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang được tâm hồn trí tuệ. Có trọng đạo con người mới trở nên tốt đẹp, xã hội ổn định, đất nước trở nên hưng thich hơn. Không trọng đạo, con người trở nên ích kỷ, xã hội suy đoạ, đất nước suy vong. - Tôn sư và trọng đạo. Muốn trọng đạo thì phải tôn sư, đó là lòng biết ơn với người có công với sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy ông cha ta đã thể hiện tấm lòng của mình bằng câu ca dao: “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.” Thầy không chỉ dạy chữ nghĩa, kiến thức mà còn dạy đạo lí. Thầy cô giáo là người mẫu mực về đạo đức (thầy Chu Văn Ant, thầy Nuyễn Trãi…) Tôn sư thì phải trọng đạo: thể hiện lòng biết ơn thầy thông qua việc học hành, ứng xử hàng ngày, giữ lấy đạo thầy dạy 2. Bình luận: - Tôn sư trọng đạo là một truyền thống: từ xưa nhân dân ta đã rất quí trọng việc học hành. Đi học để tự khẳng định bản thân mình. Thầy cô giáo được cả xã hội quí trọng, được đặt vào những vị trí cao nhất. Qua các thời kì lịch sử, nhân dân ta có lúc phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn một lòng muốn được đi học. - Truyền thống ấy cần phải giữ gìn và phát huy: tầm quan trọng của kiến thức và đạo lí đối với tổ quốc, nhân dân. Trọng đạo lí phải biết nắm vững kiến hức đồng thời tu dưỡng đạo đức để phục vụ tổ quốc nhân dân. Truyền thống quí báu ấy cần được quan tâm đặc biệt, cần được đề cao hơn nữa. C- Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của truyền thống quí báu này, có tác động thúc đẩy sự phát triển của đất nước, mỗi người phải luôn có ý thức tôn kính với những người đang chèo lái con thuyền tri thức. Câu 84. Nếu cuộc sống loài người thiếu sách : Mở bài : Luận đề bàn về tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con người . - Một số dẫn chứng : - “ Không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản” ( Lê Nin) - “ Sách là ngọn đèn bất diệt của sự thông thái tích lũy lại” (Cur_TIx) - “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” (M.Gorki) Thân Bài : 1, Sách là nguồn kiến thức của nhân loại §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 47 + Sách là kho tàng tri thức của nhân loại được tập hợp lại, được lưu lại trên suốt trường kì tiến hóa của nhân loại. + Sách cung cấp cho ta kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Nếu không có kiến thức con người làm sao có thể tồn tại và phát triển như ngày nay, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được tốt hơn, đẹp hơn ( vì từ những kinh nghiệp được ghi lại cho ta kế thừa, chọn lọc, bổ sung hoàn thiện -> tạo bước phát triển mới ) . 2, Lợi ích của việc đọc sách + Sách thỏa mãn yêu cầu hưởng thụ ( tiếp thu) và phát triển của trí thức và tâm hồn con người. + Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày . + Sách đưa ta trở về quá khứ và hướng ta tới tương lai . Sách là bó đuốc soi đường cho cuộc sống. + Sách giúp ta những phút giây thư giãn trong cuộc đời lao động, chiến đấuđầy căng thẳng, vất vả.....sách cho con người hoàn thiện tài năng và nhân cách của mình, để con người được là người hơn. Kết bài : Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Hãy biết yêu quý sách và hãy lựa chọn sách mà đọcđể mở rộng tầm mắt và mở rộng tâm hồn. “ Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng Chẳng bằng kinh sử một vài pho” . ( Lê Quý Đôn ) Câu 85: Đức tính mà em quý nhất : Mở bài: - Người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ - Mỗi người Việt Nam đều tự hào về những phẩm chất này và một trong những phẩm chất đán quý nhất là tính trung thực Thân bài:-Trung thực là ngay thẳng, that thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí lẽ phải, không làm sai lêch sự thật -Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng +Thật thà, thẳng thắn khi mắc lỗi +Không tham lam, gian gian dối +Học sinh cần phát huy: không quay cóp, chep bài, không chạy điểm, không dùng bằng giả - Trung thực là đức tình cần thiết, quý báu của mỗi người + Có tính trung thực nhân cách con người được hoàn thiện + Người trung thực sẽ được người khác kính trọng, yêu mến, sẽ xây dựng được chữ tín trong lòng mọi người §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 48 + Học sinh có tính trung thực sẽ có kiến thức thực - Thiếu trung thực trong công việc sẽ gây ra nững hậu quả xấu + Đánh mất niếm tin và sự tôn trọng của mọi người + Người kinh doanh không trung thực sẽ đánh mất chữ tín trong mắt đối tác->mất đi những cơ hội làm ăn + Sản phẩm thiếu trung thực ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng + Học tập thiếu trung thực sẽ rỗng kiến thức => thiếu trung thực làm xuống cấp đạo đức xã hội - Mỗi người cần phải có hành động, việc làm cụ thể nhằm giúp đất nước không còn những hành vi thếu trung thực + Tự xây dựng ý thức trung thực trong từng công việc + Biểu dương những tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực, lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gấy nên nhất là bệnh thành tích + Vận động mọi người tham gia giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp ày của người Việt Nam Kết bài: -Trung thực là đức tính cần thiết trong cuộc sống -Mỗi chúng ta cần phát huy đức tính trung thực để hoàn thiện nhân cách bản thân và được mọi người tin yêu, quý mến Câu 86. Suy nghĩ của em về bệnh “Vô cảm” trong đời sống hiện nay. Mở bài: - Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là thương người như thẻ thương thân - Một căn bệnh hiện nay đang gặm nhấm truyền thống ấy-bệnh vô cảm Thân bài:- Vô cảm là sự đảngửng sưng, không rung động, không xúc cản. Vô cảm là vô tâm, vô tình, không đoái hoaifddeens chuyện đời, chuyện người, chỉ lo nghĩ cho bản thân mình - Nguyên nhân + Tác động của nền kinh tế thị trường với những bon chen, ganh đua + Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ có đạo đức, phẩm chất tốt. Môn giáo dục công dân trong nhà trường bị xem nhẹ. Thậm chí những người lớn, những bậc phụ huynh đã vô tình có những hánh vi xấu trở thành tấm gương không tốt cho các em + Tư tưởng, nhạn thức ngại va chạm, quan niêm đèn nhà ai nhà nấy dạng - Sống vô cảm làm mất đi tính người + Dửng dưng với người tàn tật, người già gặp khó khăn trên đường phố + Thầy thuốc vô cảm gây ra những cái chết thương tâm + Ủy ban nhân dân xã lạnh lung ăn bớt tiền hỗ trợ ăn tết cho người nghèo - Bệnh vô cảm đe doa sự phát triển của loài người, giá trị tinh thần của mỗi đất nước §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 49 - Bệnh vô cảm không phải không có cách chữa + Giáo dục một cách toàn diện về tầm hồn, nhân cách, phẩm chất + Mỗi người là một tâm gương tốt về long nhân ái cho giới trẻ noi theo Kết bài: - Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm - Loài người phải bắt tay đẩy lúi căn bệnh này Câu 87 “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” . Em hãy bàn luận ý kiến đó. Mở bài:-“Nơi nào lạnh nhất?” câu trả lời “đó là Bắc Cực”. Đó là câu trả lời đúng nhưng chưa phải là hoàn toàn chính xác. Bởi nơi không có tình thương mới chính là nơi băng giá và lạnh lẽo nhất - Câu nói đã khơi dậy nhận thức tâm hồn của chúng ta Thân bài:- Cái lạnh của Bắc Cực là sự giá rét của đất trời, cái khắc nghiêt của thiên nhiên - Sử dụng phép chuyển nghĩa của từ “lạnh”, mượn cái “lạnh” của tự nhiên để so sánh với cái lạnh trong lòng người - Tình thương là một thứ tình cảm không thể cân đo, đong đếm, mua bán được. Đó là sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm chăm sóc, chở che mà người này dành cho người khác. Nó là thứ tình cảm không biên giới, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, màu da, giới tính. Khi có tình thương, tâm hồn ta sẽ được sưởi ấm Ấm áp không phải là khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người mà bạn thương yêu... Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo. Mà khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo... Ấm áp không phải khi bạn nói "ấm quá". Mà khi có người thì thầm với bạn "Có lạnh không?"... Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa. Mà khi có tay ai kia khẽ nắm bàn tay bạn... Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len. Mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy... - Con người không thể sống một mình vì chúng ta đều có nhu cầu trao đổi tâm tư tình cảm. - Tình thương được thể hiện dưới vô vàn hành động, la nhu cầu cấp thiết với con người như ăn ngủ, truyền cảm hứng, đem lại hanjhk phúc cho mọi người. + Trong gia đình, các thành viên yêu thương lẫn nhau, truyền cho nhau hơi ấm tình người tạo nên một ngọn lửa. Nhiều ngọn lửa như vậy sẽ tạo nên một xã hội tràn đầy yêu thương, hạnh phúc, sưởi ấm một cộng đồng + Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt; ủng hộ, giúp đỡ gia đình ngheo, gia đình có công với cách mạng... + Biết cảm thông, chia sẻ khi bắt gặp hình ảnh những cụ già tóc bạc trắng, những đứa trẻ lấm lem, thiếu ăn thiếu mặc phải đi ăn xin - Tình thương là tất cả. Không có tình thương con người sẽ trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, thế giới sẽ trở nên lạnh lẽo, tàn nhẫn §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 50 + Những đứa trẻ mắc bệnh tự kỉ ngày càng gia tăng là hậu quả của việu thiếu tình thương, tình cảm từ gia đình, bố mẹ. - Cuộc sống thiếu tình thương sẽ hủy diệt mạng sống và nhân cách con người + Sống trong một xã hội toàn bọn mặt người dạ thú như Bá Kiến, Chí Phèo bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính của một con người “Đói rét và bệnh tật lúc này không có nghĩa lí gì hết, hắn không sợ mà hắn sợ nhất là cô độc” + Trong chuyện cô bé bán diêm của An-đéc-xen, sự ghẻ lạnh của người cha, sự thờ ơ của người qua đường chính là thủ phạm cướp đi sự sống của en chứ không phải giá lạnh - Tình thương có thể san sẻ mọi khó khăn, tạo ra sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi gian lao, trở ngại, vững niềm tin yêu vào cuộc sống + Các anh chiến sĩ ngày đêm bảo vệ tổ quốc. Họ hướng về đất nước-nơi có biết bao tình thương gửi gắm qua những bức thư. Họ mỉm cười và hiều rằng họ cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình + Bộ phim titanic: khi con tàu khổng lồ bị chìm dưới lòng Đại Tây Dương, đôi tình nhân trẻ chơi vơi lạc lõng giữa biển, chàng trai đã chết song cô gái vẫn vượt qua cái đêm kinh hoàng ấy và sống một cuộc sống tốt đẹp nhờ những lời an ủi và tình yêu của chàng trai Kết bài:- Câu nói hàm chứa tính nhân văn, tính thẩm mĩ và tính triết lí cao cả - Cuộc sống là nhà trường lớn nhất, nơi mà bài học tình thương vô giá đi thẳng vào tim Câu 88. Có người từng nói: “Có 3 điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Em suy nghĩ gì về câu nói đó Mở bài: Có ba điều quý gia nhất trong cuộc đời là thời gian, lời nói và cơ hội vì một khi chúng qua đi thf không thể nào lấy lại được Thân bài:-Thời gian không tuần hoàn, một đi khong trở lại (trích dẫn quan niệm của Xuân Diệu) + Những gì xảy ra trong quá khứ không thể thay đổi được + Phải biết trân trọng những day phút hiện tại. Đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa + ”Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy làm tất cả những gì hôn nay bạn có thể làm. Hãy tận dụng tối da thời gian mầ bạn có để dành thời gian của ngày mai cho những việc mới - Lời nói như bát nước đổ đi không lấy lại được + Lời nói là phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống + Mỗi lời nói khác nhau có tác động khác nhau (1 lời vô lí là một xung đột hiểm họa, 1 lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả cuộc đời, 1 lời nói yêu thương có thể xoa dịu mọi nỗi đau, có thể làm cho con người ta trở nên hạnh phúc) §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 51 + Nói được và được nói là một niềm hạnh phúc. Hãy dành những lowifnois tốt đẹp, chân thành cho mọi người bạn sẽ thấy bạn nhận được rất nhiều - Cơ hội là điều kiện thuận lợi giúp ta thực hiện một công việc nào đó + Cuộc sống không phải toàn màu hồng. Không phải lúc nào cuộc sống cũng dành những cơ họi tốt cho bạn + Cơ hội đến không bao trước mà đi lại rất nhanh. Trước khi nó đi bạn phải nắm bắt lấy nó + Nếu cơ hội không tìm đến bạn thì hãy tự tạo cơ hội cho mình + Biết taan dụng cơ hội sẽ giúp bạn có được thành công.Dừng bao giờ đảngẻ mình phải hối hận khi để cho cơ hội tuột mất khỏi tầm tay Kết bài: - Thời gian, lời nói và cơ hội là ba điều giá trị của cuộc sống mà mỗi chúng đều có thể nhận được. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra chúng là ba thứ quý gia mà đi qua thì sẽ khong lấy lại được. - Mỗi chúng ta hãy tự học cách nắm giữ và tran trọng chúng Câu 89 Bàn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Mở bài : - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là Nhà văn hoá lớn của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn chặt với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản quý báu mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta và bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức. Đó cũng là một trong những cống hiến to lớn của Người trong suốt quá trình hoạt động cách mạng Thân bài : - Trong hệ thống quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng vì dân là kết tinh những giá trị nhân nghĩa của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. - Quan điểm dân là gốc của đất nước được phát triển ở Hồ Chí Minh khi gặp tư tưởng dân chủ, dân quyền của cách mạng tư sản Âu Mỹ và sau đó là lý luận cách mạng vô sản của Mác-Lênin. - Nó trở thành lý tưởng dân chủ, "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách lãnh tụ Đảng và người đứng đầu Nhà nước. - Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể ta là phụng sự nhân dân và chịu trách nhiệm trước dân". Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Quần chúng sẽ là người kiểm soát những chỉ thị đó; phải yêu dân, kính dân, tin dân. => Từ đó người nêu cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết tẩy sạch quan liêu mệnh lệnh, nâng cao đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đó là thứ bệnh Người đã chỉ rõ §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 52 thực chất xa dân, không tin cậy dân, không hiểu dân, không yêu thương dân, miệng thì nói "dân chủ" nhưng việc làm thì lại theo lối "quan chủ". - Với nhân dân, Hồ Chí Minh rất ân cần, gần gũi, khiêm nhường, yêu quý, lắng nghe như người bạn, người anh em, người trong gia đình, đồng chí, đồng bào. Người sống bằng tâm hồn, trí tuệ nhân dân, đau nỗi đau của dân, buồn nỗi buồn của dân, chia vui cùng dân, nhưng bao giờ cũng tự ý thức chịu khổ trước dân, sung sướng sau dân. - Trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng . + Thứ nhất, lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao của mọi việc làm, mọi chính sách "điều gì có lợi cho dân phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh", nói một cách khác nhân dân là đối tượng phục vụ của con người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. + Thứ hai, mọi chủ trương, chính sách đều do nhân dân thực hiện, nói một cách khác, nhân dân là người phải thực hiện chủ trương, chính sách, do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân "nếu ai nói chúng ta không dân chủ thì chúng ta khó chịu, nhưng nếu chúng ta xét cho kỹ thì thật có như thế không. - Tư tưởng của Người không chỉ bằng lời nói mà luôn thể hiện qua những việc làm cụ thể, chính sách cụ thể, bằng tấm lòng tin yêu, nhân ái, chân thành đối với nhân dân. - Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đều vì dân, vì nước, Người không bao giờ hưởng hạnh phúc riêng tư khi nhân dân còn đau khổ. - Tư tưởng đạo đức của người còn được thể hiện trong văn phong : “Tuyên ngôn độc lập là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cũng to lớn nhưng lời lẽ vô cùng giản gị”. * Ý nghĩa tư tưởng của Bác : - Là kim chỉ nam cho xã hội xây dựng nếp sống mới trong mọi thời đại. - Là một tố chất nối tiếp truyền thống dân tộc. Kết bài : - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng tư tưởng đạo đức của Người mãi mãi sưởi ấm lòng mỗi người dân Việt Nam. - Chúng ta cần tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Câu 90 Bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam : + Bản sắc văn hóa Việt Nam là cái riêng ,cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa.Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong lịch sử tồn tai và phát triển lâu đời của một dân tộc. - .Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 53 +Nội lực: Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam → Nếu không có thì nền văn hóa sẽ không có nội lực bền vững. + Ngoại lực:Qúa trình chiếm lĩnh ,đồng hóa các giá trị văn hóa từ bên ngoài,quá trình tích tụ,tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại. Nếu cứ “ bế quan tỏa cảng” thì không thừa hưởng đươc những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại, không thể phát triển, không thể tỏa rạng được giá trị văn hóa vốn có vào đời sông văn hóa rộng lớn của thế giới. *Sự kết hợp, dung hòa giữa cái vốn có của dân tộc với cái tiếp nhận có sàng lọc văn hóa nước ngoài tạo nên bản sắc riêng độc đáo của con người và dân tộc Việt Nam. Đây chính là nét riêng để phân biệt với các dân tộc, quốc gia khác và là điểm hấp dẫn đối vối khách du lịch quốc tế. + Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trở thành nhu cầu tự nhiên. Chưa bao giờ dân tộc ta có cơ hội thuận lợi như thế để xác định bản săc văn hóa của dân tộc mình trên cơ sở so sánh đối chiếu với văn hóa các dân tộc khác. Giữa hai vấn đề hiểu mình và hiểu người có mối quan hệ tương hỗ. - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục nhược điểm cố hữu để tự tin đi lên. - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay cái đẹp của dân tộc để “ góp mặt” cùng năm châu, thúc đẩy sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta không nên tự ti hay tự tôn mặc cảm, mà luôn luôn tự hào về văn hóa của chúng ta và tự tin vào sức sống của dân tộc Việt Nam trên lãnh vực văn hóa. Như vậy, văn hóa sẽ là một yếu tố quan trọng trợ lực cho các giới chính trị, kinh tế trên con đường hội nhập. Và chừng ấy, chúng ta có thể vững lòng hòa nhập với cộng đồng thế giới mà không lo bị hòa tan trong ấy. Câu 91 Suy nghĩ về bệnh thành tích : Mở bài: -Bệnh thành tích là căn bênh thường gặp ở nước ta hiện nay -Bệnh thàh tích gaaytacs hai không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội Thân bài:-Thành tích là nỗ lực đạt được kết quả cao cuả một cá nhân, tập thể. Qua đó người ta có thể đánh giá được nỗ lực của con người, đáng được biều dương và nhân rộng +Nếu mọi người đều làm hết sức mình để đạt được thành tích cao hơn trên mọi lĩnh vực của xã hội thì đất nước sẽ phát triển, cường thịnh -Con người ta không muốn nỗ lực mà vẫn muốn có kết quả cao đảngẫn đến bệnh thành tích +Bệnh thành tích bắt nguồn từ sự thụ độngm cứng nhắc, thích phô trương §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 54 +Ăn sâu trong tư tưởng mỗi người là coi trọng vẻ bề ngoài, cái mà người khác có thể nhìn thấy -Bệnh thành tích khiến nói và làm không xét đến hiệu quả mà chỉ xét đến chỉ tiêu +Giáo viên chạy theo thành tích để mặc học sinh yếu kém lên lớp +Người làm xaay đảngựng chạy theo thành tích về tiến độ và giá trị bỏ thầu đảngẫn đến công trình kém chất lượng +Phụ huynh muốn con em có kết quả học tập tốt, thành tích cao đã không ngại bỏ tiền ra để chạy điểm, mua bằng -Bệnh thành tích không chỉ có một người mà hang triệu người mắc -Hậu quả của bệnh thành tích +Chất lượng công việc giảm sút +Thiệt hại nghiêm trọng về thời gian, tiền bạc +Bệnh thành tích trong giáo dục làm hỏng cả một thế hệ trẻ của đất nước =>Nguy cơ tiềm tàng làm suy thoái đất nước, xẫ hội Kết bài: -Hậu quả của bệnh thành tích không ai có thể lường trước được -Cần có biện pháp đối phó để diệt trừ căn bệnh này Câu 92 Suy nghĩ về tình yêu, tình bạn tuổi học đường Mở bài : - Tình yêu và tình bạn tuổi học trò là hai thứ tình cảm đẹp nhất của tuổi học trò . - Tình yêu học trò là tình yêu đẹp với những ai hiểu và quý trọng nó : yêu hồn nhiên, trong sáng ,thơ ngây .... - Tình bạn sự hợp tác hai hoặc nhiều con người cùng chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Thân bài : Thân bài : - Tình yêu học trò là một tình yêu hồn nhiên, trong sáng ,thơ ngây ....rất chi là học trò tất nhiên là khi học trò là học trò chứ không phải là nhưng anh chàng cô cậu sống bạt mạng ,bất cần đời ,buông thả, thay người yêu như thay áo.Còn nên hay không nên khó quá nên cũng đc mà ko nên cũng đc cả hai đều có những ưu nhược riêng.Nếu có thì đó sẽ là một kí ức vô cùng đẹp đẽ trong thời học sinh ,nếu ko thì cũng không sao vì bạn đã chọn con đg sụ nghiệp lên đầu . - Mà mọi người cũng đã nói tình yêu đẹp nhất là tình yêu thời học trò cũng dễ hiểu vì thời học trò là thời vô tư,chưa phải lo nghĩ nhiều về cuộc sống về tương lai vì vậy một phần nào đó nó giúp cho tình yêu học trò trở §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 55 thành một tình yêu thuần khiết ,tuyệt đẹp. Có điều nếu có tình yêu học trò thì phải biết giữ chừng mực. Tình yêu đẹp hay không, tùy sự chân thành, trong sáng của mỗi người. - Tuổi học trò là những gì thiêng liêng và quý giá nhất - Tình bạn học trò sẽ đi theo ta mãi mãi, và đó chính là kỷ niệm trong đời của nhau, những kỷ niệm vui, buồn, hòn nhiên nhí nhảnh của thời học sinh . Kết bài : - Để tuổi học trò luôn đẹp thì theo mình tránh những yêu đương. Giữ một tình bạn trong trắng để tuổi học trò mãi đẹp. Hãy sống hết mình đến với bạn bè bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất tự nhiên niềm vui cuộc sống sẽ đến với bạn . Câu 93 .Có người yêu thích văn chương, có người say mê khoa học. Hãy tìm nội dung tranh luận cho hai người ấy . Mở bài: -Giới thiệu vai trò, tác dụng của văn chương và khoa học. - Nêu yêu cầu của đề Thân bài:-Lập luận cho người yêu khoa học + Khoa học đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với những phát minh có tính quyết định đưa loài người phát triển  Kĩ thuật in ấn giúp con người không phải viết tay  Phát minh ra đèn điện đưa con người đến kỉ nguyên của anh sang + Hàng trăm phát minh khoa học giúp đấy mạnh mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục  Phát minh ra máy tự động giúp tăng năng suất lao động mà giảm sức lực của con người  Phát minh ra máy tính điện tử và kết nối mạng internet toàn cầu giúp trao đổi, cập nhật thong tin nhanh chóng, trò chuyện, gửi thư…  Phát minh ra những vật liệu mới, tìm kiếm ra nguồn năng lượng mới  Công nghệ lai tạo giống giúp nhân nhanh số luợng mà vẫn đảm bảo chất lượng trong thời gian ngắn góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế +Nhờ khoa học kĩ thuật mà con người khám phá ra được những điều bí ẩn về con người và của thế giới xung quanh  Giúp con người khám phá không gian ngoài vũ trụ, các hành tinh khác ngoài trái đất  Hiểu biết them về những loài sinh vật sống ở độ sâu hàng ki-lô-met dưới long đại dương §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 56 +Trái với khoa học, văn chương không đem lại điều gì cho xã hội, làm lẫn lọn thực hư, chỉ mơ mộng viển vông, chỉ để tiêu khiển, đôi khi còn có hại  Harryposter chỉ là câu chuyện viết về thế giới phù thủy không có thực  Những cuốn truyện tranh viết về các cuộc chiến, những kẻ sát nhân nhiều khi khiến người đọc truyện làm theo những tình tiết trong truyện mà gây hại cho xã hội -Lập luận cho người yêu văn chương +Văn chương hình thành và phát triển đạo đức con người, hướng con người đén nhưng điều chân, thiện, mĩ +Văn chương hun đúc nghị lực, rèn luyện ý chí, bản tính cho ta + Văn chương là vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập dân tộc +Trái với mọi gia trị về tư tưởng, tình cảm mà văn chương hình thành cho con người, khoa học kĩ thuật chỉ mang lại tiện nghi vật chất cho con người mà không chú ý đến đời sống tình cảm làm người sống bang quang, thờ ơ, lạnh lùng. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật có tiến bộ thế nào mà không được soi rọi dưới ánh sang lương tri con người sẽ đẩy nhân loại đến bế tắc Kết bài: -Khẳng định vai trò của khoa học và văn chương. Thiếu một trong hai xã hội sẽ khó hoàn thiện và không phát triển Câu 94 . “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” – Nam Cao - Suy nghĩ về ý kiến : 1. Giải thích ý kiến của Nam Cao Cẩu thả : làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương : không có lương tâm . - Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát ( dùng câu khẳng định) cẩu thả trong viết văn là biểu hiện của thiếu trách nhiệm, của sự bất lương. 2. Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề: Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việclà biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương ? + Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức. + Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến hậu quả khôn lường. 3 . Khẳng định, mở rộng vấn đề : - Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc, coi kết quả là thước đo lương tâm, phẩm giá con người. - Thực chất Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của thái độ sóng thiếu tráhc nhiệm, không có lương tâm nghề §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 57 nghiệp, qua đó tác giả cũng khuyên tất cả mọi người cần có trách nhiệm trong việc của mình làm dù là nhỏ hay là lớn. Câu 95: Luận điểm Luận chứng Luận cứ Khuyng hướng sử thi: Không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận của cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại. - Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. - Cái đẹp của mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Cái riêng phải hoà vào cái chung. - Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp mộy cách tráng lệ. - Nhân vật đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý thức của toàn dân tộc, có tính cách và tình cảm phi thường. “Anh yêu em như yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô cùng Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn” (Nguyễn Đình Thi) “Ôi Việt Nam từ trong biển máu Người vươn lên như một thiên thần” (Tố Hữu) “Còn một giọt máu tươi còn đẹp mãi’ (Tố Hữu) Khuyên hướng lãng mạn: là cách nhìn thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, đầy mơ ước, hướng tới tương lai. - Sự mơ ước, bay bổng hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin, sự lạc quan. - Sự rung động về lí tưởng cao đẹp, khát vọng lớn lao khác thường ở những con người có chì. -Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. “Trán cháy rực suy nghỉ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh” (Nguyễn Đình Thi) “Từ trong đổ nát hôm nay Ngày mai đã đến từng dây từng giờ” (Tố Hữu) Câu 96. Cảm hứng về đất nước là một trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau cách mạng 8- 1945 : Mở bài: Cảm hứng về đất nước là một trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8/1945 Thân bài: -Văn học sau cách mạng tháng 8 đã thể hiện niềm tự hào sâu xa về đất nước, về truyền thống, về lịch sử dựng nước và giữ nước Nước chúng ta … Những buổi ngày xưa vọng nói về +Tự hào về đất nước với lịch sử bốn nghìn năm và cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại đang hiện lên trong lời khẳng định “Nước những người chưa bao giờ khuất” +Đất nước gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với nhiều phong tục tập quán lâu đời Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Tóc mẹ thì bới sau đầu +Những truyền thống đẹp Truyền thống chống giặc ngoại xâm §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 58 Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Truyền thống đạo lí Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn hay Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ -Thể hiện tình yêu quê hương, Tổ quốc +Yêu những truyền thống, những nét thân thuộc của quê hương qua bài “Bên kia sông Đuống” +Yêu quê hương với những đường nét, màu sắc, cảnh đẹp Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung +Tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với tình cảm cách mạng, với niềm vui giải phóng và ý thức tự hào dân tộc Tin vui chiến thắng trăm miền … Gửi ra miền ngược thêm trường các khu Ca ngợi những con người bình dị, vô danh làm nên Đất Nước, đó chính là nhân dân +Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng lưu giữ những dáng hình, lối sống ông cha, là sự kết tinh, hòa thân của con người Những người vội nhớ chồng… ………………………….. Những cuộc đời đã hóa núi sông ta +Những con người cần cù trong lao động, kiên cường bất khuất trước ngoại xâm, những người anh hùng bình dị, không phô trương, không đòi hỏi ghi công Năm tháng nào cùng người người lớp … Nhưng họ đã làm ra đất nước +Đất nước do nhan dân sáng tạo nên và chính nhân dân đã truyền giữ đất nước từ thế hệ này sang thế hệ khác Họ giữ và truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng … Họ đắp đập be bờ cho người say trồng cây hái trái -Khi đất nước có chiến tranh, cảm hứng về đất nước tập trung biểu hiện ở long căm thù giặc, khát vọng độc lập, thong nhất và quyết tâm xả thân vì đất nước +Nỗi đau, nỗi uất ức biến thành sự phẫn nộ Đã có đất này chép tội Chúng ta khoogn biết nguôi hờn §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 59 + Không ngại khó khăn, gian khổ và hi sinh, một lòng ra đi vì đất nước Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ….Sông Mã gầm lên khúc độc hành + Giành lại đất nước tư tay kẻ thù để làm nên một hình tượng đất nước mới Súng nổ rung tời giận giữ …................................... Rũ bùn đứng dậy sáng lòa Kết bài: -Cảm hứng về đất nước là cảm hứng sâu đậm, lâu bềncủa văn học Việt Nam -Văn học sau cách mạng tháng Tám đã tiếp nối mạch cảm hứng ấy và đưa nó phát triển Câu 99 Hình ảnh quê hương đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp : Mở bài: -Tình yêu quê hương đất nước là đề tài lớn trong làng thơ ca Việt Nam nói chung và trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói riêng -Các nhà thơ có điểm gặp nhau trong cái nhìn cề quê hương đất nước Thân bài: -Các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Pháp đều rung động với thiên nhiên tười đẹp thấm đậm chất trữ tình của đất nước +Thiên nhiên mang những vẻ đẹp kì vĩ, phóng khoáng +Đất nước khoác lên mình vẻ đẹp tuyệt vời Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Đấy nước đẹp với những bài mía bờ dâu, ngô khoai xanh biếc, những dòng song đỏ nặng phù sa, những cánh đồng thơm mát, những nẻo đường bát ngát Với Tố Hữu, Việt Bắc đẹp cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi ……… Nhớ ai tiến hát ân tình thủy chung -Bề sâu lịch sử và ruyền thống văn hóa của quê hương, đất nước: Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sang bừng trên giấy điệp §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 60 Đất nước của những truền thống lịch sử Nước chúng ta nước những người chưa bao giờ khuất ……. Những buổ ngày xưa nói vọng về - Cảm hứng về quê hương đất nước mang tính chất chính trị, xã hội + Hình ảnh quê hương đất nước qua những sinh hoạt đời thường của nhân dân Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên dãy bẻ từng bắp ngô Những cô hang xén răng đen, tranh Đông Hồ với đàn lợn âm dương, đám cưới chuột -Hình ảnh quê hương đất nước vận động theo từng bước phát triển của cách mạng, của kháng chiến +Hình ảnh quê hương đau thương, bị tàn phá trong chiến tranh Hình ảnh đất nước đang hoằm lên những vết sâu hoắm khiến Nguyễn Đình Thi phải thốt lên “Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đam nát trời chiều” Nỗi đau xoáy long “xót xa như rụng bàn tay” Quê hương ta từ ngày khủng khiếp ……..................................... Ba giờ tan tác về đâu ……........................................ Chơt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn ……...................................... Vài ba vết máu loang chiều mùa đông” + Hình ảnh quê huương quật khởi, Dân tộc vùng lên dành độc lập, tự do “Súng nổ rung trời giận giữ ……................................ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. “Những đường Việt Bắc của ta …….................................... Đèn pha bật sang như ngày mai lên” +Hình ảnh quê huương sáng đẹp trong một tương lai gần - Đất nước của nhân dân anh hùng, tình nghĩa Những con người Việt Nam không chịu khuất phục trước tọi ác của giặc “Những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 61 Từ gốc lúa bờ re hồn hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn” Những người con quê hương ra đi không ngại hi sinh, gian khổ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …… Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Con người trong thơ là con người hiên ngang, anh dũng, những con người chưa bao giờ khuất “Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng”. Đằng sau những chiến sĩ chiến đấu ở tiền tuyến, có một hậu phương vững chắc cũng tham gia kháng chiến, phục vụ cách mạng “Mẹ vẫn đào hầm dưới gầm đại bác Bao đêm rồi quốc vong năm canh” Những con người chứa chan tình nghĩa “Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” Kết bài: -Những hình ảnh về quê hương đất nước ở trên cũng chính là nét tiêu biểu của thơ kháng chiến chống Pháp -Thơ kháng chiến quả đã đánh dấu bước chuyển của một nền thơ theo hướng gắn bó với dân tộc và cách mạng, nó đậm chất sử thi của thời đại Câu 100 Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp Mở bài : - Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của nhữ-ng chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. - Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng. Thân bài : - Kháng chiến bùng nổ, người trai lên đường ra chiến trận theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch kính yêu – lời kêu gọi của non sông. Lòng người không khỏi luyến tiếc cảnh thanh bình cũ khi §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 62 bước chân lên đường vào mặt trận. Đó là mùa thu Hà Nội đầy lưu luyến : “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi ) - Hay một làng quê Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp, nay đã chìm trong máu lửa của quân thù : “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. ( Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm ) - Quê hương càng tươi đẹp thì lòng người càng xót xa nhớ tiếc và quyết ra đi để dẹp tan kẻ thù giày xéo quê hương. Cảm hứng lãng mạn với khí khái “tráng sĩ” là cảm hứng chủ đạo về hình tượng người lính những ngày đầu cách mạng. Người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa khi bước chân vào mặt trận : - Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi ? Quê hương mong đợi đã bao đời Biên thùy nghe dậy niềm ai oán Gươm hận mài chưa ? Khát máu rồi. ( Biết gửi đưa ai – báo Vệ Quốc ) => Đó là tâm trạng của những ngày đầu xung trận còn vương lại chút mơ mộng của thời thanh bình đã mất: “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa Mái đầu xanh thề mãi đến khi già Phơi nắng gió hoa ngàn cỏ dại.” ( Ngày về – Chính Hữu ) - Họ đi vào chiến trường với những hình ảnh đẹp nhất, anh dũng nhất và cũng đầy chất lãng mạn nhất : “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 63 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” ( Tây Tiến – Quang Dũng ) - Đó là hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân đầy gian khổ : ăn đói, mặc rét, sốt rét đến xanh da trụi tóc. Người chiến sĩ vô danh ấy vẫn tiếp bước trên đường với lòng yêu nước khôn nguôi, cho dù có phải nằm lại nơi chiến trường : “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” ( Tây Tiến – Quang Dũng ) - Nhưng rồi bom đạn, chết chóc, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Hiện thực cuộc sống đã khiến cho họ không còn những mơ mộng của ngày đầu nhập ngũ. Hình tượng thơ có sự vận động đi từ lãng mạn đến hiện thực. Điều đó cũng là điều phù hợp với những vận động biến đổi trong tâm hồn người chiến sĩ. - Như chính Chính Hữu tâm sự : “ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, là chính trị viên, hằng ngày tôi phải chăm nom chôn cất những đồng đội của tôi đã hy sinh và tôi có nhận xét : bạn tôi, không có người nào chết trong động tác nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi. Họ đều hy sinh trong khi đang bắn, hoặc ôm bộc phá xông lên. Nhận xét này đã trở thành sự day dứt, âm ỉ, nó trở thành một vấn đề trách nhiệm. - Và một lúc nào đó, từ trong kỷ niệm, một cách bất ngờ nhất, nó đã hiện lên thành những câu trọn vẹn : “Bạn ta đó chết trên dây thép ba từng Một bàn tay chưa rời báng súng Chân lưng chừng nửa bước xung phong” - Oai những con người mỗi khi nằm xuống vẫn nằm trong tư thế tiến công. Đó là hình ảnh đeo đuổi suốt đời tôi về những cái chết, chỉ có tác dụng thôi thúc chúng ta đứng lên”. - Có lẽ vì vậy mà hình ảnh người chiến sĩ không còn gắn với “bụi trường chinh” và “áo hào hoa” nữa, mà đã trở thành người Vệ quốc quân trong tình đồng chí, đồng đội, cùng chiến đấu vì lòng yêu tổ quốc: “Anh với tôi, đôi người xa lạ Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ Đồng chí ! ( Đồng chí – Chính Hữu ) - Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau trong cuộc kháng chiến gian khổ. Họ là những thanh niên trí thức Hà thành, lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ : “ Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô Lên đường dẻo bước khoác ba lô” ( Tự thuật – Tú Mỡ ) §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 64 Hay những người nông dân chân chất, “chưa biết chữ”, “súng bắn chưa quen”, “quân sự mươi bài”. Tất cả người con đất Việt đã đến và chiến đấu vì đất mẹ yêu thương : “Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến.” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) Phần lớn họ ra đi từ những làng quê nghèo khó : “Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” ( Đồng chí – Chính Hữu ) - Họ bỏ lại đó là cả quãng đời chìm trong đói khổ, là cuộc sống nông thôn đầu tắt mặt tối mà không đủ no :“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” ( Đồng chí – Chính Hữu ) Hay : “Mái lều gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) - Bản thân họ thì thiếu thốn, cực khổ trăm bề, bệnh tật khổ sở : “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán đẫm mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt già Chân không giày” ( Đồng chí – Chính Hữu ) - Ngay cả đến trang bị họ cũng phải “ Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm”. Từ chỗ nghèo khó họ trở §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 65 thành những người tri kỷ, cùng chung chí hướng “cùng nhau chung sống căm thù giết Tây”. Họ chia nhau từng hơi ấm đôi bàn tay ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ) rồi lại : “Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) - Những mất mát của họ thật là to lớn. Không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã lần lượt hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường : “Hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ” ( Viếng bạn – Hoàng Lộc ) - Kể sao cho hết nỗi đau của người chiến sĩ khi hay tin những người thân yêu của mình đã mất dưới bom đạn của kẻ thù. Tuy có bi thảm, đau thương, nhưng chính điều đó lại càng tố cáo mạnh mẽ hơn tội ác của kẻ thù, càng nung nấu mãnh liệt hơn ý chí “căm thù giặc” nơi người Vệ quốc quân. Hình ảnh của những người em gái, những người yêu mãi mãi nằm xuống đi vào thơ ca như những hình ảnh xúc động nhất. Đó là người vợ trẻ nơi hậu phương ngã xuống : “Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người em nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương…tàn lạnh vây quanh.” ( Màu tím hoa sim – Hữu Loan ) - Hay người em gái chết anh dũng nơi quê nhà : “Mới đến đầu ao, tin sét đánh Giặt giết em rồi, dưới gốc thông Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa Em sống trung thành, chết thủy chung” . ( Núi đôi – Vũ Cao ) - Đó là nỗi căm hận họ đành chôn kín vào lòng : “Ai biến tên em thành liệt sĩ Bên những hàng bia trắng giữa đồng Nhớ nhau anh gọi : em, đồng chí Một tấm lòng trong vạn tấm lòng” . ( Núi đôi – Vũ Cao ) §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 66 Những đau thương mất mát đó như tiếp thêm sức mạnh cho họ nơi chiến tuyến để tìm câu trả lời cho những đau thương của họ và cả dân tộc. Họ lao vào chiến dịch với thế tiến công như nước vỡ bờ như Nguyễn Đình Thi kể lại : “Hình ảnh những đoàn dân công tới tấp đến chiến trường, bộ đội ào ào đi vào chiến dịch gợi lên một cái gì rất mạnh mẽ của không khí tức nước tràn bờ “Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ” ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi ) Tôi viết : “Người lên như nước vỡ bờ!” chính là nói đến sức mạnh ấy của quân đội ta, của quần chúng cách mạng”. Đó là khí thế hừng hực đấu tranh của những ngày khói lửa : - “Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chè lưng cứu pháo Nát chân nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi, lăn bom.” - Nhất định, mở đường, cho xe ta lên chiến trường tiếp viện. ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu ) Những ngày chiến đấu anh dũng đã bộc lộ một cách rực rỡ hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ cụ Hồ: kiên trì vượt qua mọi nguy hiểm, anh dũng quên mình vì nhiệm vụ. Càng gian khổ, đau thương càng thắp sáng trong họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi trước mắt của dân tộc. Hình tượng người lính càng về giai đoạn sau càng tỏa sáng vẻ đẹp của một quân đội trưởng thành về việc quân cũng như càng thể hiện tinh thần “vì nước quên thân” của anh bộ đội. Đó là cuộc sống người lính chịu cực khổ nơi chốn rừng sâu vẫn bám trụ với làng bản, với dân, giữ vững tinh thần của người dân sau khi sự tàn phá của giặc đã đi qua : “Có đêm gió bấc lạnh lùng Áo quần rách nát lá dùng che thân ................................................. Kiến thiết lại bản xóm Bị giặc đốt tan tành.” ( Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu ) - Sống kham khổ, bệnh tật nhưng họ vẫn vui, vẫn đem lại nhịp sống mới cho làng bản. Và họ vẫn lạc quan trên đường hành quân : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng Lên đường chân lại nối theo chân Đêm qua đầu chụm, run bên đá Nay lại cùng mây sưởi nắng hừng”. ( Từ đêm 19 – Khương Hữu Dụng ) §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 67 - Họ vẫn cùng nhau vui cười rộn rã khi kể chuyện riêng tư. Sự lạc quan trở thành bản lĩnh Cách mạng giúp người chiến sĩ vượt lên trên tất cả để chiến thắng : “Đằng nớ vợ chưa ! Đằng nớ ? Tớ còn chờ độc lập Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) - Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội thì tình quân dân chính là nguồn nghị lực khiến họ thêm vững bước chiến đấu với quân thù. Hình ảnh người lính trở nên gần gũi với đời sống qua tình quân dân, hoàn thành chiến lược của quân đội ta trong công tác dân vận “đi dân nhớ, ở dân thương”. Người dân đón tiếp Vệ quốc quân như những người thân đi xa trở về “Bóng tre che mát đường làng Một hàng quân bước hai hàng người vui” ( Quân về – Nguyễn Ngọc Tấn ) - Dân làng đón tiếp họ với tấm lòng của người dân nghèo, với “bát nước chè xanh”, đạm bạc, đơn sơ mà thắm đượm nghĩa tình : - Từ tấm lòng bà mẹ chở che cho bộ đội : “Bầm yêu con, bầm yêu đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em.” ( Bầm ơi – Tố Hữu ) - Đến sự yêu quý của cô gái : “Nếu không nhận hết bánh này Các anh cũng nhận một hai cái dùm.” ( Xếp bánh phồng – Nguyễn Hiêm ) Kết bài : - Tất cả tình cảm máu thịt gắn bó đó đã theo các anh trong suốt đường ra mặt trận. Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến thể hiện được vẻ đẹp của cuộc sống Cách mạng đang chuyển biến đi lên. - Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp là một hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Cũng xin mượn hình tượng người lính mà Nguyễn Đình Thi miêu tả làm lời kết cho hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng của dân tộc : “Những người lính trẻ với gương mặt rất tươi sáng nhiều khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vượt lên từ than bụi lấy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới : §Ò c­¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k ♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ Trang 68 Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. “ ( Đất Nước – Nguyễn Đình ¤¯`°•.¸¯`°•.¸♥**♥¸.•°´¯¸.• °´¯¤ *¯`______________¯`*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cương ngữ văn.pdf