Đề cương môn học phân tích thiết kế hệ thống

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔN HỌC: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN 1. Họ tên - học hàm - học vị : Trần Thành Trai - PGS – Tiến sĩ 2. Địa chỉ liên lạc : 20 Ngô Đức Kế, P.12, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM 3. Điện thoại : 8414574 - 0903831052 II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC 1. Tên Môn học : Phân tích và thiết kế hệ thông tin quản lý 2. Mục tiêu yêu cầu môn học : a. Mục tiêu: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về cách tiếp cận phân tích một hệ thống thông tin tin học hóa, các giai đoạn triển khai, phương pháp luận và công cụ để thực hiện thiết kế và hiện thực một hệ thông tin quản lý tin học hóa. b. Yêu cầu: – Nắm được các khái niệm cơ bản về một hệ thống thông tin, hệ thống thông tin tin học hóa, phương pháp luận để tiến hành thiết kế, hiện thực một hệ thống thông tin quản lý tin học hóa. Các giai đoạn cơ bản của quá trình xác định hiện trạng phân tíc, thiết kế và hiện thực hệ thống. – Sinh viên sau khi học môn học xong cần nhận thức rõ quá trình thiết kế và hiện thực hệ thống các công cụ và phương pháp cơ bản cần biết, và có thể thực hành thiết kế, hiện thực một hệ thống đơn giản.

doc12 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn học phân tích thiết kế hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN --------------------------------------- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔN HỌC: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN 1. Họ tên - học hàm - học vị : Trần Thành Trai - PGS – Tiến sĩ 2. Địa chỉ liên lạc : 20 Ngô Đức Kế, P.12, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM 3. Điện thoại : 8414574 - 0903831052 II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC 1. Tên Môn học : Phân tích và thiết kế hệ thông tin quản lý 2. Mục tiêu yêu cầu môn học : a. Mục tiêu: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về cách tiếp cận phân tích một hệ thống thông tin tin học hóa, các giai đoạn triển khai, phương pháp luận và công cụ để thực hiện thiết kế và hiện thực một hệ thông tin quản lý tin học hóa. b. Yêu cầu: Nắm được các khái niệm cơ bản về một hệ thống thông tin, hệ thống thông tin tin học hóa, phương pháp luận để tiến hành thiết kế, hiện thực một hệ thống thông tin quản lý tin học hóa. Các giai đoạn cơ bản của quá trình xác định hiện trạng phân tíc, thiết kế và hiện thực hệ thống. Sinh viên sau khi học môn học xong cần nhận thức rõ quá trình thiết kế và hiện thực hệ thống các công cụ và phương pháp cơ bản cần biết, và có thể thực hành thiết kế, hiện thực một hệ thống đơn giản. 3. Số đơn vị học trình : 5đvht (75 tiết lý thuyết) 4. Phân bố thời gian : 60.15.00 5. Các kiến thức căn bản cần học trước : Cơ sở lập trình Kỹ thuật lập trình Cấu trúc dữ liệu Ngôn ngữ lập trình Cơ sở dữ liệu 6. Hình thức giảng dạy chính : Giảng lý thuyết kết hợp tổ chức các nhóm sinh viên để làm các bài tập có hướng dẫn. Tổ chức cho các nhóm trình bày giải pháp và thảo luận. 7. Giáo trình, tài liệu : a. Giáo trình: [1] - Trần Thành Trai: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý. Nhà xuất bản trẻ: năm xuất bản 1996. [2]- Dominique Nancie, Bernard Espinasse. Ingénierie des systems d’ information MERISE Ed. SYBEX, Paris 1999. Tài liệu tham khảo: [1]- Mokzane Bouzeghoub, Arnold Rochfeld OOM La conception object des systemes d’information. Hermès Science Publication Paris 2000 [2]- Jean Patzick Matheron Comprendre MERISE outils conceptuels et organisationels. Ed. Erolles, Paris 1998. 8. Các công cụ hổ trợ : Overhead, phần mề AMC & Designer, máy tính điện tử. III. NỘI DUNG MÔN HỌC : CHUƠNG 1 : HỆ THỐNG THÔNG TIN Số tiết dự kiến: 10 tiết Mục đích yêu cầu : a. Mục tiêu: Giới thiệu các khái niệm cơ bản của hệ thống thông tin. Cách thức nhận thức hệ thông tin. Vai trò của hệ thông tin trong tổ chức. Quan hệ giữa hệ thống thông tin và các cán bộ tin học. b. Yêu cầu: Sinh viên hiểu được hệ thống thông tin. Nhận biết các thành phần của nó, hình dung được cách tiếp cận , và cách thức vận hành Các mục chính của chương: Khái niệm hệ thống. Nhắc lại Khái niệm hệ thông tin Hành động chương trình hóa được và quyết định Hệ thông tin tự động hóa Hệ thông tin tự động hóa 1. Định nghĩa 2. Các phân hệ chức năng của HTTĐH 3. Hệ thông tin tự động hóa tích hợp 4. Tham số hóa Ba mức trừu tượng hóa hệ thông tin. Mức ý niệm Mức tổ chức Mức tác nghiệp Dòng thông tin Nguyên lý Khái niệm sự kiện Dữ liệu Khái niệm thực thể và kết hợp Khái niệm kết hợp Khái niệm thuộc tính Phân loại các thực thể Phân loại các kết hợp Xử lý Trình bày Phân loại các hành động theo kiểu xử lý Xử lý thủ công và xử lý tự động Sự phù hợp của vận hành của hệ thống Những kiến thức cốt lõi: Hệ thông tin, hệ thông tin - tin học hóa, thành phần cơ bản, chức năng cơ bản. Phương pháp dạy và học: Giảng lý thuyết Tổ chức sinh viên thành nhóm hướng dẫn làm bài tập theo nhóm Tổ chức thảo luận các giải pháp do sinh viên đề xuất. Giáo trình tài liệu: Tham khảo chương 1 giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống và giáo trình [2] trong phần chung Câu hỏi bài tập: Tham khảo các tài liệu: [1] Michel Divine Merise 6.0 affaires classecs Ed Eyrolles Paris 1994. [2] Galacsi Comprendre eas systèms d’ information Ed. Dunod, Paris 1985 Bài tập có hướng dẫn. Xét hệ thống thông tin quản lý khoa mà nhiệm vụ chủ yếu là chuyển các đăng ký môn học của sinh viên, đăng ký giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập sinh viên thành thời khóa biểu, phiếu báo điểm, kết quả học tập của sinh viên khoa. Chứng minh là hệ thống thông tin trên không thể tự động hoàn toàn. Hãy cô lập một phân hệ tự động hóa từ hệ thông tin trên. Lập một danh sách các sự kiện chánh tác động vào phân hệ tự động hóa gây nên các phản xạ của nó. Với mỗi sự kiện hãy xác định nó thuộc loại: Sự kiện ngoại Sự kiện nội, kết quả của một phân hệ khác của hệ thông tin. Hãy xác định các sự kiện nào trong các sự kiện trên mang một phát sinh: Bảo trì các thuộc tính nhận dạng. Tác vụ hiện hành. Mỗi học kỳ phân hệ tự động hóa cần cung cấp (in, hiển thị) tình trạng học tập của sinh viên, tình trạng giảng dạy của giảng viên, tình trạng nộp học phí, …v.v LẬp danh sách các thực thể và kết hợp có trong cơ sở thông tin với mỗi thực thể hay kết hợp trong danh sách trên hãy chỉ ra nó thuộc loại nào (thường trực hay phát sinh), xác định các thuộc tính của chúng. Với mỗi thuộc tính hãy xác định chúng là nhận dạng hay phát sinh hay tình huống. Với mỗi kiểu sự kiện, hãy chỉ ra phát sinh mà sự kiện mang có các thuộc tính nào. Các phát sinh đã được ghi nhớ / lưu trữ dưới dạng nào (thực thể, kết hợp, với các thuộc tính nào ?) Hãy chỉ ra kết quả học tập của sinh viên của từng môn và của toàn học kỳ là một thuộc tính dẫn xuất (tính toán được) hãy trình bày cách tính toán. 4. a. Xếp loại các truy cập và phân hệ tự động hóa khi: Truy cập vào các dị thường Truy cập các thuộc tính nhận dạng Truy cập vào các kết quả b. Xếp loại các thu thập khi: Thu thập các phát sinh bảo trì các thuộc tính nhận dạng. Thu thập các phát sinh từ các tác vụ hiện hành 5. Xếp loại các xử lý tự động hoàn chỉnh theo: Kiểm soát Nhật tu các thuộc tính nhận dạng Nhật tu các tình huống Hoàn thành các kết quả 6. Giả thiết phân hệ thông tin tự động hóa gồm ba phân hệ: Phân hệ quản lý sinh viên Phân hệ quản lý giảng viên Phân hệ quá trình dạy và học Hãy chỉ ra giao diện cần phải sử dụng để có một phân hệ tự động CHUƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ THỰC HIỆN MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN TIN HỌC HÓA Số tiết dự kiến: 5 tiết Mục đích yêu cầu : a. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng thể về sự phát triển của các phương pháp phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin tin học hóa cùng sự cần thiết phải tiến hành phân tích, thiết kế có cơ sở khoa học thực hiện các đề án tin học hóa một cơ sở. Giới thiệu các giai đoạn cơ bản trong quá trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin tin học hóa dựa theo phương pháp luận MERISE. b. Yêu cầu: Sinh viên nắm được kiến thức đã học và vận dụng khi phải giải quyết các vấn đề thực tiển, áp dụng công nghệ thông tin. Các mục chính của chương: Nhập môn về các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống. Vì sao phải phân tích khi triển khai một áp dụng tin học Yêu cầu đối với một phương pháp phân tích và thiết kế. Giới thiệu sơ lược về một số phương pháp phân tích thiết kế quan trọng, Phân tích thiết kế xuất phát từ cách nhìn hệ thông tin dưới những gốc độ khác nhau. Hệ thông tin nhìn dưới ba gốc độ khác nhau. Các giai đoạn cơ bản của tiến trình phân tích và thiết kế. Các mức bất biến của hệ thống thông tin Các phần tử cơ bản của hệ thông tin. Giới thiệu khái quát các công cụ phân tích và thiết kế khác nhau. Kết luận Những kiến thức cốt lõi: Cần thiết phải phân tích và thiết kế hệ thống thông tin tin học hóa (áp dụng tin học) Yêu cầu của một phương pháp phân tích và thiết kế hiện đại. Đặc trưng của một số phương pháp phân tích và thiết kế điển hình. Các giai đoạn cơ bản của quá trình phân tích và thiết kế , ba mức nhận thức một hệ thống thông tin tin học hóa sự liên hệ với các giai đoạn phân tích và thiết kế. Phương pháp dạy và học: Như chương trước Giáo trình tài liệu: a. Giáo trình: Tham khảo chương 2 Giáo trình [1] trong phần chung b. Tài liệu: Tham khảo chương 2 Tài liệu [2] trong phần chung Câu hỏi bài tập: Tham khảo các tài liệu: [1] Michel Divine Merise 6.0 affaires classecs Ed Eyrolles Paris 1994. [2] Jean Patrick Matheron Exercices et cas pour comprendze MERISE. Ed. Eyrolles Paris 1991 CHUƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG Số tiết dự kiến: 10 tiết Mục đích yêu cầu : a. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên phương pháp và công cụ để tiến hành tìm hiểu hiện trạng của một cơ sở có nhu cầu áp dụng tin học. b. Yêu cầu: Sinh viên có khả năng vận dụng phương pháp và công cụ đã được giới thiệu để tiến hành tìm hiểu một cơ sở muốn áp dụng tin học. Dùng các công cụ đã giới thiệu để hiện thực kết quả của quá trình phân tích hiện trạng thành tài liệu phân tích hiện trạng. Các mục chính của chương: Tìm hiểu hiện trạng 1. Phỏng vấn ban giám đốc 2. Phỏng vấn các vị trí làm Tổng hợp 1. Tổng hợp các xử lý 2. Tổng hợp các dữ liệu Hợp thức hóa 1. Mục tiêu 2. Cách tiến hành 3. Kết quả Những kiến thức cốt lõi: Phương pháp luận và công cụ sử dụng trong khi phân tích hiện trạng. Các khái niệm lưu đồ công việc – hồ sơ, công việc, phân tích gắn với tổ chức, phân tích tách rời khỏi tổ chức, sinh viên biết cách tổ chức một nhóm phân tích hiện trạng và tiến hành phân tích soạn thảo tài liệu phân tích hiện trạng thể hiện kết quả phân tích. Phương pháp dạy và học: Giảng lý thuyết thông qua máy chiếu. Sinh viên sẽ làm các bài tập thực hành, bài tập có hướng dẫn (Nếu có thể bài tập sẽ dựa trên một số cơ sở thực tế nào đó: cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, v.v… Giáo trình tài liệu: a. Giáo trình: Tham khảo chương 3 Giáo trình [1] trong phần chung b. Tài liệu: Tham khảo Tài liệu [2] trong phần chung [1] A. Coppogues, J.Hugues, B.Laroche MERISE methode de conception Ed. Dunod, Paris 1986 Câu hỏi bài tập: Tham khảo các tài liệu: Dựa vào các bài tập trong các tài liệu [1] và [2] đã liệt kê ở phần giới thiệu chương 1. CHUƠNG 4: HỆ THÔNG TIN Ý NIỆM Số tiết dự kiến: 30 tiết Mục đích yêu cầu : a. Mục tiêu: Trình bày cách sử dụng các kiến thức cơ bản của mô hình dữ liệu và của mạng để nhận thức và thiết kế hệ thông tin ở mức ý niệm. Đặc điểm của hệ thông tin ý niệm. Một số phương pháp thiết kế. b. Yêu cầu: Sinh viên cần phải hiểu và thiết kế được hệ thông tin ý niệm. Các mục chính của chương: Mở đầu 1. Nhắc lại một số điểm cơ bản 2. Các liên quan với cách thức tiến hành phân tích 3. Nội dung của hệ thông tin ý niệm Mô hình ý niệm dữ liệu 1. Các khái niệm cơ bản 2. Các cấu trúc kiểu 3. Mô hình đặc biệt: mô hình nhị nguyên 4. Xây dựng mô hình ý niệm dữ liệu bằng mô hình thực thể kết hợp. Mô hình ý niệm xử lý 1. Mở đầu 2. Các khái niệm cơ bản 3. Xây dựng mô hình ý niệm xử lý Ví dụ về trình tự tiến hành và cách thể hiện hệ thông tin ý niệm. Những kiến thức cốt lõi: Mô hình thực thể kết hợp, cấu trúc kiểu, cách hợp thức hóa một mô hình ý niệm dữ liệu, tiến trình mô hình hóa và ý niệm hóa hệ thống thông tin. Phương pháp dạy và học: Phương pháp dạy: Trình bày trên lớp kết hợp với chữa các bài, có hướng dẫn được cho làm theo nhóm. Phương pháp học: Nghe giảng tự tìm hiểu thêm ở các tài liệu tham khảo, tự tìm hiểu một số hệ thống hiện hữu phần ý niệm Giáo trình tài liệu: a. Giáo trình: Tham khảo Giáo trình [1] và [2] trong phần chung b. Tài liệu: Ngoài các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở phần tài liệu tham khảo của mục tổng quát có thể xem thêm: [1] James A.Senn. Analysis and Design of information systems MAGRAW - HILL Câu hỏi bài tập: Tham khảo các tài liệu ở mục 8 chương I và tài liệu tham khảo ở mục 7 của chương này. Ngoài ra cũng có thể tham khảo các bài tập trong : [1] Jean – Patrick Mathezon Exercices et eas pouz compremdre MERISE Ed. Eyrolles Paris 1991 CHUƠNG 5: HỆ THÔNG TIN LOGIC Số tiết dự kiến: 20 tiết Mục đích yêu cầu : a. Mục tiêu: Ý nghĩa của hệ thông tin logic, sự liên hệ của nó với hệ thông tin logic, sự liên hệ của nó với hệ thông tin ý niệm, hiện thực trong các môi trường khác nhau, đặc biệt trong môi trường hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. b. Yêu cầu: Sinh viên hiểu và thiết kế hiện thực hệ thông tin logic. Làm tốt các bài tập thực hành đặc biệt bài tập có hướng dẫn ở chương này, tự thiết kế hệ thông tin logic cho một cơ sở nhỏ, trung bình. Các mục chính của chương: Từ mức ý niệm sang mức logic: những yếu tố của sự lựa chọn 1. Sự thể hiện các cấu trúc dữ liệu. 2. Dung lượng dữ liệu cần xử lý. 3. Khối lượng và độ phức tạp của việc tính toán. 4. Sự thể hiện các qui tắc quản lý. 5. Tính độc lập của các áp dụng. 6. Các kiểu khác nhau của ngôn ngữ. 7. Kết luận. Hệ thông tin logic trong môi trường hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. 1. Mô hình tổ chức dữ liệu. 2. Tạo cơ sở dữ liệu. 3. Mô hình tổ chức xử lý. 4. Tạo các giao diện với người sử dụng. Những kiến thức cốt lõi: Bản chất của hệ thông tin logic . Các tiêu chuân để lựa chọn môi trường phần mềm cho hệ thông tin ý niệm. Qui tắc chuyển đổi từ hệ thông tin ý niệm sang hệ thông tin logic ( trường hợp hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ). Mô hình tổ chức dữ liệu. Mô hình tổ chức xử lý, tạo các giao diện. Phương pháp dạy và học: a. Phương pháp dạy: Giảng lý thuyết trên lớp kết hợp với làm bài tập thực hành từng cá nhân, và bài tập có hướng dẫn cho từng nhóm. b. Phương pháp học: Nghe giảng lý thuyết tham khảo thêm tài liệu, làm bài tập thự hành cá nhân và làm bài tập có hướng dẫn theo nhóm; Trong từng nhóm sinh viên cần tổ chức các buổi trao đổi và tiến hành làm bài tập có hướng dẫn. Trong nhóm có thể tham quan các hệ thông tin tìm hiểu hệ thông tin logic Câu hỏi bài tập: Tham khảo các tài liệu đã liệt kê trong mục này ở các chương I, II, III, IV. Ngoài ra cũng có thể tham khảo các bài tập trong : [1] Mokrane Bouzeghoub, Mireille Jouve, Philippe Pucheral. Systemes de Bases de Données des techniques d’ implantation à la conception de schémas. Ed. Eyrolles Paris 1990 IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Mỗi chương đều có bài tập (thực hành, bài tập có hướng dẫn). Bài tập có hướng dẫn được chấm điểm theo cách sau: điểm sinh viên làm bài tập + 0.5 điểm sinh viên chấm bài nhóm bạn. Đánh giá kết quả học tập: Bài thi dạng tự luận. Kết quả môn học được đánh giá: Điểm bài thi tự luận + S(điểm bài tập có hướng dẫn từng chương) / Số bài tập có hướng dẫn của toàn môn học. Điểm bài thi tự luận chiếm 50-70% điểm kết thúc. Điểm trung bình các bài tập có hướng dẫn chiếm từ 30-50% điểm kết thúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương môn học phân tích thiết kế hệ thống.doc
Tài liệu liên quan