Đề cương môn học dẫn nhập phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu dàn bài của một báo cáo nghiên cứu khoa
học.
Cách trình bày dữ liệu trong báo cáo nghiên cứu.
Những sai lệch (biases) và mối đe dọa (threats) đối
với độ tin cậy (reliability) và độ xác thực (validity)
của nghiên cứu
- Sai lệch do khái niệm hóa, sai lệch do chọn mẫu, sai
lệch do đo đạc, sai lệch do người tiến hành, sai lệch do
đối tượng tham gia nghiên cứu, sai lệch do phân tích, sai
lệch trong khái quát hóa.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học
- Những ví dụ kinh điển về việc vi phạm đạo đức trong
nghiên cứu khoa học
- Giới thiệu một số chuẩn mực đạo đức phổ biến trong
nghiên cứu khoa học
- Giới thiệu quy trình đảm bảo tính đạo đức trong nghiên
cứu khoa học
8 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn học dẫn nhập phương pháp nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
DẪN NHẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(Introduction to Research Methods)
MSMH: DC203DV01
(Phiên bản: ngày 20 tháng 07 năm 2011)
A. Quy cách môn học (course specification)
1. Tên môn học: Dẫn nhập Phương Pháp Nghiên Cứu
(Introduction to Research Methods)
2. Mã số môn học: DC203DV01
3. Tổng số tiết : 42 tiết,
Trong đó :
Lý thuyết : 28 tiết
Thực hành trong lớp: 14 tiết
4. Số tín chỉ : 03
5. Số tiết tự học : 60 tiết
B. Liên hệ với môn học khác
- Môn tiên quyết: Không có
- Môn song hành: Không có
C. Tóm tắt nội dung môn học (course description)
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành
một nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Sinh viên sẽ được giới thiệu về
các bước thực hiện một nghiên cứu, từ đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, thu thập thông tin, cho
đến hoàn thành và báo cáo đề án nghiên cứu. Sinh viên sẽ được giới thiệu về những thiết kế
nghiên cứu khác nhau, về cách chọn mẫu, cách đo đạc, và cách thức tổ chức nghiên cứu để có
thể tự mình áp dụng vào các đề án nghiên cứu của mình sau này.
D. Mục tiêu của môn học (course objectives)
1. Sinh viên hiểu được các khái niệm, thuật ngữ và phương pháp nghiên cứu thường
dùng.
2. Biết những lợi ích nghiên cứu khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
tìm hiểu vấn đề một cách có hệ thống và có phương pháp.
3. Sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học để xây dựng một đề cương nghiên cứu.
Cụ thể là:
a. Có khả năng đưa ra câu hỏi nghiên cứu xác đáng đối với vấn đề cần nghiên cứu
b. Có khả năng chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp
c. Có khả năng lập kế hoạch thu thập thông tin tương ứng để đảm bảo độ tin cậy và độ
xác thực của thông tin
d. Ý thức được tính đạo đức (ethics) của vấn đề cần nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu đã chọn
e. Có khả năng viết theo văn phong khoa học (academic/scientific writing)
2
E. Phương thức tiến hành môn học (how to study this course?)
Giảng trên lớp
1. 42 tiết học
2. 3 tiết/ buổi
3. Học tại phòng lý thuyết
F. Tài liệu học tập
1. Tài liệu bắt buộc
1. Dawson, Catherine. (2002). Practical Research Methods: Howtobooks, Oxford, UK.
2. Nguyễn Bảo Vệ. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học:
2. Tài liệu không bắt buộc
3. Lê Huy Bá. (2007). Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học: Nhà xuất bản Giáo dục,
Tp. Hồ Chí Minh.
4. Dương Thiệu Tống. (2005). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Vũ Cao Đàm. (1997). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Nhà xuất bản Khoa
học &Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Dương Văn Tiển. (2005). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
7. Hoàng Văn Châu. Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học:
8. Lê Tử Thành. (1993). Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học: Nhà xuất bản
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Phần mềm sử dụng gợi ý:
- Viết đề cương nghiên cứu hoặc báo cáo nghiên cứu: MS Word
- Thống kê: SPSS
- Quản lý tài liệu tham khảo: EndNote
G. Đánh giá kết quả học tập môn này (Assessment)
Sinh viên học môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học sẽ được đánh giá trên các loại hình sau:
1) Các hoạt động và các bài tập trong lớp (10%): Sinh viên sẽ được đánh giá qua sự tích
cực đóng góp ý kiến và tham gia các hoạt động trong lớp.
2) Bài tập cá nhân (20%): Đặt vấn đề, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Thời
gian thực hiện trong khoảng từ tuần 3-5, sẽ được giảng viên thông báo cụ thể tại lớp.
Ở bài tập này, mỗi sinh viên sẽ tự chọn một lĩnh vực mà mình thích hoặc muốn nghiên
cứu. Sinh viên sẽ tập cách đặt ra câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, và giả thiết
nghiên cứu. Tùy theo đặc điểm của mỗi lớp, giảng viên có thể sẽ quy định thêm một
hoặc vài phần cần có trong bài tập này (ví dụ: tầm quan trọng của nghiên cứu).
3
3) Bài kiểm tra cá nhân tại lớp (30%): Phân tích và phản biện một báo cáo nghiên cứu
khoa học.
Ở phần kiểm tra này, sinh viên sẽ đọc một bài báo cáo nghiên cứu khoa học (được đăng
trên một tạp chí nghiên cứu khoa học hoặc được trình bày tại một hội nghị khoa học).
Sinh viên có nhiệm vụ (1) phân tích các thiết kế, phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu đó và (2) phản biện phương pháp nghiên cứu thông qua việc chỉ ra các sai
lệch (biases) có thể có trong cách tiến hành nghiên cứu. Thời gian làm bài kiểm tra tại
lớp là 60 phút. Bài báo cáo nghiên cứu khoa học sử dụng cho bài kiểm tra sẽ được phát
cho sinh viên một tuần trước ngày kiểm tra.
4) Xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học (theo nhóm 3-5 sinh viên) (30%):
Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm để viết một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh.
Sinh viên nên thảo luận với giảng viên trong việc chọn đề tài và xác định mục tiêu
nghiên cứu. Đề cương nên được xây dựng với phương pháp nghiên cứu chặt chẽ, có hệ
thống, đảm bảo tính khoa học. Đề cương được nộp vào buổi học cuối cùng, bao gồm cả
bản in (hard copy) và bản điện tử (electronic file).
Đề cương nghiên cứu không dài quá 10 trang, không bao gồm trang bìa (title page), ghi
chú (footnotes), lời cảm ơn (acknowledgement), và tài liệu tham khảo (references).
Trang bìa bao gồm tên đề tài nghiên cứu và tên các thành viên trong nhóm. Đề cương
nên được trình bày với font chữ Times New Roman, size 12, cách dòng đôi (double
spaced).
Tùy vào mỗi loại nghiên cứu mà dàn đề cương có thể khác nhau. Đề cương có thể bao
gồm những điểm gợi ý sau:
- Đặt vấn đề, nền tảng vấn đề, tầm quan trọng nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
- Dân số (đối tượng) đích, dân số chọn mẫu, dân số nghiên cứu
- Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Tiêu chuẩn nhận vào và tiêu chuẩn loại trừ (nếu cần)
- Tiến trình thu thập thông tin dự kiến
- Công cụ thu thập thông tin, các biến số chính và cách đo đạc
- Thế mạnh và hạn chế của nghiên cứu
- Các phần khác (ví dụ: kinh phí, nhân sự đối với đề cương nghiên cứu; kết
quả và bàn luận đối với báo cáo nghiên cứu; vấn đề đạo đức; tài liệu tham
khảo;).
5) Trình bày đề cương nghiên cứu trước lớp (theo nhóm 3-5 sinh viên) (10%): Các
nhóm sinh viên sẽ trình bày tóm tắt đề cương nghiên cứu của nhóm mình trước lớp vào
các buổi học cuối. Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để trình bày và 10 phút để các nhóm khác
phản biện.
4
BẢNG TÓM TẮT CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng
số
Thời điểm
Các hoạt động
trong lớp
-Tích cực tham gia thảo luận, lắng
nghe và đóng góp ý kiến trong giờ
học.
10%
Tuần 1 đến
tuần 15
Bài tập cá nhân
Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu.
20%
Tuần 3-5
Bài kiểm tra tại
lớp
60 phút Phân tích và phản biện một báo cáo
nghiên cứu khoa học 30%
Tuần 13
Bài tập nhóm:
viết đề cương
Viết đề cương nghiên cứu (theo
nhóm 3-5 sinh viên) 30%
Nộp vào
tuần 15
Bài tập nhóm:
trình bày
20 phút cho
mỗi nhóm SV
Mỗi nhóm sinh viên trình bày đề
cương nghiên cứu của nhóm mình
trước lớp.
10%
Tuần thứ
14-15
Tổng cộng 100%
* Ghi chú: Sinh viên bị cấm thi cuối học kỳ nếu vắng quá 30%/tổng số tiết tham dự lớp học.
H. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Tính chính trực là một trong những giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen. Để đảm bảo sự chính
trực trong môn học này, sinh viên cần chú ý những điều cụ thể sau:
1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra
cá nhân nhằm đánh giá khả năng riêng rẽ của từng sinh viên. Vì vậy, sinh viên phải
tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh
viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý
của giảng viên. Đối với bài kiểm tra tại lớp, sinh viên không được gian lận dưới bất
cứ hình thức nào.
2. Không đạo văn (plagiarism): Đạo văn là việc vay mượn ý, câu văn, hoặc bài viết
của người khác làm ý/bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Đạo văn bao
gồm cả việc sao chép (cut & paste) những bài viết trực tuyến (online) vào bài viết
của mình mà không trích dẫn nguồn gốc phù hợp. Đối với Bộ môn Kỹ năng và Kiến
thức Tổng quát, sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:
– Sao chép nguyên văn 2 câu liên tiếp mà không có trích dẫn
– Sao chép nguyên văn 3 câu không liên tiếp mà không có trích dẫn
– Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) toàn bộ một ý nào đó của một
người khác (thông thường là một đoạn văn) mà không có trích dẫn phù hợp
– Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng hơn 30% nội dung của một
báo cáo cuối kỳ (final paper/project) do chính mình viết để nộp cho 2 lớp
khác nhau (cùng học kỳ hoặc khác học kỳ) mà không có sự đồng ý của
giảng viên
5
3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo
cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo
cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận (acknowledgement) những đóng góp
cá nhân này.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào
(kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với
phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học, tùy vào mức độ nghiêm trọng. Để
nêu cao và giữ vững tính chính trực, Bộ môn cũng khuyến khích sinh viên báo cáo những
trường hợp gian lận mà mình biết được cho các giảng viên trong Bộ môn.
I. Lịch giảng dạy
Tuần Đề tài bài giảng Tài liệu tham khảo
1
Giới thiệu môn học
- Mục tiêu và lợi ích của môn học
- Cách học và đánh giá kết quả học tập
- Tài liệu sử dụng
Các đặc trưng của nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học là gì?
- Tại sao phải làm nghiên cứu khoa học?
- Nghiên cứu khoa học ở bậc đại học
Lê Tử Thành (tr.13-
20)
Dương Văn Tiển (tr.
22-36, 37-39)
Vũ Cao Đàm (tr. 23-
42)
2
Phương pháp chọn đề tài nghiên cứu
- Làm thế nào để chọn đề tài thích hợp?
- Đặt câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
Các bước tiến hành một nghiên cứu và dàn đề cương
của một nghiên cứu khoa học
Lê Tử Thành (tr.41-
45)Dương Văn Tiển
(tr. 61-68)
Vũ Cao Đàm (tr. 43-
50, 51-84)
Dawson, C. (2002),
p.55-63
3
Tổng quan tài liệu (literature review)
Giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng dữ liệu
thứ cấp
Tổng quan về phương pháp nghiên cứu sử dụng dữ
liệu sơ cấp
- Tổng quan về phương pháp định tính và định lượng
Lê Tử Thành (tr. 48 –
55)
Vũ Cao Đàm (tr. 85-
90)
4
Giới thiệu một số phương pháp định tính thông dụng
- Quan sát
- Phỏng vấn sâu cá nhân (in-depth interview)
- Phỏng vấn nhóm tiêu điểm (focus groups)
Dawson, C. (2002),
p.64-85
5 Phương pháp định lượng: điều tra cắt ngang (survey, cross-sectional design)
Vũ Cao Đàm (tr. 109-
6
111)
6
Phương pháp định lượng: giới thiệu một số thiết kế
nghiên cứu định lượng khác
- (Gợi ý: cohort, time series, experimental designs,
quasi-experimental designs,)
7
Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định
tính
Cỡ mẫu và các phương pháp chọn mẫu trong nghiên
cứu định lượng
Dawson, C. (2002),
p.47-54
8 (nghỉ; sinh viên thi giữa học kỳ các môn khác)
9
Vấn đề đo đạc (measurements) trong các nghiên cứu
định lượng
- Từ khái niệm đến biến số; các loại biến số
- Các loại thang đo, cách chọn thang đo thích hợp
- Cấu trúc bảng câu hỏi
Dawson, C. (2002),
p.87-100
10 – 12
[Tùy vào đặc điểm của từng lớp, giảng viên có thể
chọn các đề tài sau đây:]
Cách quản lý tài liệu tham khảo và trích dẫn
- Hướng dẫn sử dụng một phần mềm quản lý tài liệu
tham khảo (vd: EndNote)
Cách tổ chức tiến hành thu thập thông tin
- Lập kế hoạch nhân sự, kinh phí và thời gian biểu cho
từng công việc
- Tổ chức thu thập tư liệu
Giới thiệu một số phương pháp phân tích dữ liệu
định tính
- Cách code câu trả lời
- Phương pháp phân tích nội dung theo đề mục
- Giới thiệu một phần mềm phân tích thông tin định tính
Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng
- Cách tạo bảng dữ liệu; cách làm sạch và chuẩn bị dữ
liệu
- Giới thiệu một số phương pháp thống kê mô tả
- Giới thiệu một số phương pháp thống kê phân tích cơ
bản: kiểm tương quan
- Giới thiệu một phần mềm phân tích thông tin định
lượng: SPSS
7
Giới thiệu dàn bài của một báo cáo nghiên cứu khoa
học.
Cách trình bày dữ liệu trong báo cáo nghiên cứu.
Những sai lệch (biases) và mối đe dọa (threats) đối
với độ tin cậy (reliability) và độ xác thực (validity)
của nghiên cứu
- Sai lệch do khái niệm hóa, sai lệch do chọn mẫu, sai
lệch do đo đạc, sai lệch do người tiến hành, sai lệch do
đối tượng tham gia nghiên cứu, sai lệch do phân tích, sai
lệch trong khái quát hóa.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học
- Những ví dụ kinh điển về việc vi phạm đạo đức trong
nghiên cứu khoa học
- Giới thiệu một số chuẩn mực đạo đức phổ biến trong
nghiên cứu khoa học
- Giới thiệu quy trình đảm bảo tính đạo đức trong nghiên
cứu khoa học
Bài tập phản biện các báo cáo nghiên cứu khoa học
có sẵn [thực hiện tại mọi lớp, thời lượng 20 phút]
13
[Tiếp tục những nội dung kể trên]
Bài kiểm tra tại lớp (60 phút): phản biện phương
pháp của một nghiên cứu khoa học đã được báo cáo.
14
Báo cáo đề án nghiên cứu
- Từng nhóm trình bày đề cương/báo cáo nghiên cứu của
nhóm.
SV trình bày đề tài
nghiên cứu của nhóm
trước lớp
15
Báo cáo đề án nghiên cứu
- Từng nhóm trình bày đề cương/báo cáo nghiên cứu của
nhóm.
Nhận xét và đúc kết môn học
SV trình bày đề tài
nghiên cứu của nhóm
trước lớp
Phần dành cho bộ phận quản lý:
Ngày cập nhật lần cuối: 20/07/2011
Người duyệt đề cương
Họ và Tên Chức vụ Chữ ký
TS. BS. Bùi Công Thành Trưởng Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức
Tổng quát
8
Ngày duyệt: ___/___/______
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_dnppnc_110720_3728.pdf