Câu hỏi 1.1: Phân biệt Tagcode, Postcode, Barcode ? Hiện nay các loại mã này đã áp dụng trong Bưu chính Việt nam chưa, cụ thể là cho bưu gửi nào ?
- Barcode: Mã vạch (hay còn gọi là Barcode) là bộ ký hiệu được sử dụng trên sản phẩm để nhận biết sản phẩm, nó thể hiện trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra.
- Postcodet hay mã bưu chính là một tập hợp các chữ cái hoặc số dùng để thể hiện một địa chỉ hoặc một cụm địa chỉ theo những nguyên tắc xác định nhằm giúp cho việc khai thác, chia chọn, phân phát thư từ, bưu gửi được thuận lợi, nhanh chóng v à chính xác. (Trg 120)
Mỗi quốc gia có một hệ thống ký hiệu mã bưu chính riêng. Mỗi mã bưu chính trong một quốc gia, ký hiệu cho một địa phận duy nhất. Địa phận bưu điện có thể là một làng nhỏ, một thành phố nhỏ, một quận của một thành phố lớn
- Tagcode: Mã để nhận địa chỉ của hàng hóa. Mã ở dạng mã vạch hay mã hàng hóa điện tử. Mã này chỉ cần 2 hoặc 3 trong bộ mã đầy đủ 6 số thì máy đọc cũng có thể nhận được và có thể tiến hành chia bưu kiện.
*/ Hiện nay ở VN đã áp dụng hai loại mã là mã bưu chính và mã vạch, còn mã bưu gửi chưa được áp dụng.
19 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn công nghệ bưu chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đã được chấp nhận và xử lý tự động qua hệ thống, Bưu chính Mỹ tiến hành in thiệp và gửi cho khách hàng theo đương thư bưu chính tới địa chỉ mà khách hàng đã đăng kí, hàng phí chuyển khoán đã được thành toán trực tuyến.
*/ Để sử dụng dịch vụ tem chơi: Khách hàng lựa chọn mục Postage Option. Tại đây Khách hàng có thể đặt mua bộ tem hoạc tem đơn, tem chết với nhiều chủ đề khác nhau ngoài ra còn có bộ tem Go green cực cool thu hút được sự quan tâm của nhiều khách. Nếu muốn tự thiết kế những con tem cho riêng mình KH có thể vào mục Customized Postage, có 4 trang web để bạn lựa chọn cho việc thiết kế tem của mình: ; ; ;
Các bước thực hiện như sau:
b1: Thiết kế com tem theo ý muốn của bạn
b2: lựa chọn mệnh giá và kich cỡ cho con tem tương ứng với mỗi loại giá và kích cỡ là các mức chi phí khác nhau.
b3 Tiến thành thủ tục thanh toán qua hệ thông thanh toán trực tuyến của bưu chính Mỹ. Bạn có thể thanh toán bằng 3 loại thẻ Visa, Master Card hoặc American Express
b4: BC Mỹ tiến hành in tem và gửi tới địa chỉ người nhận theo đường bưu chính
Ngoải ra, khách hàng còn có thể mở một gian hàng trên trang để có thể trực tiếp bán những con tem do mình tự thiết kế.
Bưu chính Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ này:
Về mặt công nghệ: Vì là nước đi sau nên Việt Nam có thể mua lại công nghệ từ các nước đã áp dụng hoặc có thể nghiên cứu xây dựng phần mềm. Bên cạnh đó sự phát triển hệ thống thành toán điện tử cũng như môi trường internet ở Việt Nam hiện này cũng góp phần lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dịch vụ
Về mặt pháp luật: Việc in ấn tem hiện nay đang do Công ty Tem Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đảm nhiệm từ khâu xây dựng kế hoạch phát hành tới khâu in ấn. Vì vậy, bản thân công ty Tem Việt Nam có thể triển khai dịch vụ này song cần có sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung để không ảnh hưởng tới thuần phong mĩ tục cũng như quan điểm chính trị.
Về mặt văn hóa tiêu dùng:
Theo đánh giá của các chuyên gia thì nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ ở khu vực kinh doanh các mặt hàng sưu tập, kỉ niệm, trong đó có tem chơi và bưu thiếp phát triển theo hai giai đoạn: (i) khi mức thu nhập thấp, nhu cầu mua các sản phẩm này tăng rất ít; và (ii) khi thu nhập thực sự trên mức trung bình, thì nhu cầu về các sản phẩm này sẽ tăng theo cấp số nhân. Theo thống kê của Cơ quan Liên hợp quốc, trong vòng 40 năm qua, mức thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần và năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.160 USD (mức trung bình), dự kiến mức thu nhập bình quân dự kiến trong năm 2011 là khoảng 1300 USD. GDP được dự kiến tăng nhiều trong những năm tiếp theo bình quân 7% - 8%. Như vậy với mức độ tăng trưởng này thì dịch vụ tem chơi và bưu thiệp cá biệt hóa hoàn toàn có cơ sơ phát triển tại Việt Nam.
Câu hỏi 3.1: Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ và trình bày quy trình hoạt động của một hệ thống công nghệ chia chọn bưu kiện tại một trung tâm khai thác vùng?
Trang 214: hình 4.23 sơ đồ tổng thể của hệ thống chia bưu kiện
Quy trình hoạt động trang 208
Câu hỏi 4.1: Có ý kiến cho rằng “Hiện đại hóa công nghệ có một ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đổi mới của ngành bưu chính Việt Nam nói chung và VNPost nói riêng…" Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình đối với nhận định trên và giải thích lý do?
Câu hỏi 5.1: Có ý kiến cho rằng: “Vấn đề sản lượng bưu gửi thấp và sự yếu kém về nguồn nhân lực là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lạc hậu, nghèo nàn về trang thiết bị, máy móc trong ngành bưu chính việt nam hiện nay”. Hãy cho biết nhận định của anh (chị) về ý kiến này và đề nghị trình bày rõ quan điểm của mình?
Câu hỏi 2.2 : Phân tích lợi thế của Bưu chính Việt nam trong việc phát triển bưu chính điện tử ở Việt Nam hiện nay?
Cơ sở hạ tầng công nghệ
Máy tính:
Tối thiểu mỗi tỉnh được trang bị 2 máy chủ và khá nhiều máy vi tính cho điều hành và khai thác
Các bưu điện tỉnh, thành phố, các bưu cục cấp 2,3 cũng được trang bị máy tính.
Phần mềm: Đã có nhiều dự án phần mềm phục vụ công tác quản lý và khai thác các dịch vụ bưu chính :
phần mềm định vị và truy tìm bưu gửi EMS,
quản lý và khai thác dịch vụ phát hành báo chí,
quản lý và khai thác dịch vụ chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện,
quản lý túi gói, chuyến thư, tự động hóa giao dịch, quản lý danh bạ bưu cục...
Các thiết bị mạng và phương thức kết nối mạng: Đi kèm với server và máy tính, các bưu điện tỉnh, thành phố cũng đã được trang bị các thiết bị mạng và các thiết bị hỗ trợ khác.
Một số bưu điện tỉnh, thành phố kết nối dữ liệu về trung tâm dữ liệu Postnet thông qua mạng điều hành sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Một số các tỉnh khác kết nối với trung tâm thông qua đường megawan.
Hầu hết các bưu điện, tỉnh thành phố kết nối dữ liệu các bưu cục cấp 3 lên bưu cục cấp 2 và từ các bưu cục cấp 2 kết nối với trung tâm dữ liệu của tỉnh (cấp 1) được thực hiện thông qua mạng cáp quang nội tỉnh,
một số nơi do địa hình không thuận lợi (như các vùng sâu, vùng xa) thì kết nối qua đường điện thoại (dial-up) hoặc bằng các kết nối khác về trung tâm.
Internet:
Dự án Internet nông thôn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã được triển khai thí điểm
một số điểm bưu điện văn hóa xã cũng đã có máy vi tính nối mạng internet phục vụ nhân dân. An toàn và bảo mật:
ban Postnet quản lý vấn đề an toàn và bảo mật
hệ thống Firewall (tường lửa) xây dựng trên bộ chuyển mạch trung tâm Post*Net cung cấp bức tường lửa bảo đảm an ninh mạng đã được xây dựng từ năm 2004à hạn chế tấn công mạng
hệ thống cấp phép xác thực cung cấp cơ sở dữ liệu định danh truy nhập hệ thống tập trung giúp cho khả năng quản lý người truy nhập chặt chẽ
Hệ thống giám sát mạng để bảo mật dữ liệu trên mạng trước virusVới tốc độ phát triển mạnh như hiện nay, vấn đề công nghệ không là trở ngại đối với phát triển bưu chính điện tử.
b. Cơ sở hạ tầng pháp lý : Năm 2006 có các văn bản pháp lý có các khoản quan trọng liên quan đến thương mại điện tử :
Luật giao dịch điện tử
Pháp lệnh Quảng cáo thừa nhận quảng cáo điện tử,
Luật Thương mại Việt Nam với các quy định về giao dịch điện tử,
Luật Kế toán thừa nhận các hóa đơn, chứng từ điện tử,…
Nghị định về chữ kí số và dịch vụ chứng thực điện tử,…
Nhìn chung, để thương mại điện tử nói chung, bưu chính điện tử nói riêng đi vào cuộc sống, cần có một hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.
c. Cơ sở hạ tầng thanh toán
Ở Việt Nam, hoạt động thanh toán điện tử chưa phát triển, chủ yếu vẫn dựa trên tiền mặt và chứng từ bằng giấy ở các ngân hàng
một lợi thế của bưu chính, đó là việc cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ từ chuyển phát đến tài chính, nên khi triển khai bưu chính điện tử, có thể phối hợp các dịch vụ lại với nhau thành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh mà không phải đầu tư quá lớn.
các dịch vụ tài chính bưu chính hỗ trợ cho bưu chính điện tử : dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm bưu điện và dịch vụ tài khoản cá nhân
d. Cơ sở hạ tầng chuyển phát
Bưu chính Việt Nam có một mạng lưới bưu cục phục vụ rộng khắpà tính kinh tế theo quy mô
Phương tiện vận chuyển rất đa dạng và linh hoạt trên mọi địa hình địa lý
à bưu chính được coi là nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng tốt nhất cho thương mại điện tử, đồng thời là lợi thế nổi trội của bưu chính điện tử.
e. Cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực
Ở Việt Nam, bưu chính điện tử là một dịch vụ khá mới mẻ. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào bưu chính đã và đang dần tạo ra nền tảng vững chắc về cả mặt công nghệ và nhận thức cho tất cả nhân viên Bưu chính Việt Nam.
Câu hỏi 3.2 : Hãy trình bày sự hiểu biết của anh chị về dịch vụ trọn gói của các doanh nghiệp bưu chính (vẽ sơ đồ và mô tả)? Cho ví dụ minh hoạ? Theo nhận định của anh chị, dịch vụ này có thể triển khai ở Việt Nam không? Tại sao?
** dịch vụ bưu chính trọn gói
Sơ đồ : Khách hàng đặt hàng tại địa chỉà trung tâm bưu chínhà khoà vận chuyểnà bưu cục gần nhấtà giao phát cho khách hàng.
Mô tả : sau khi nhận được thông tin quảng cáo dịch vụ thì khách hàng sẽ tiến hành đặt hàng, các thông tin về đặt hàng của khách hàng sẽ được chuyển đến trung tâm bưu chính. Sau đó sẽ qua hệ thống kho và đường thư bưu chính sẽ vận chuyển đến bưu cục gần khách hàng nhất. Có thể thỏa thuận với khách hàng phát tại địa chỉ hoặc khách hàng đến bưu cục đó để nhận. sẽ có hai hoạt động diễn ra đó là phát hàng và thu tiền.
Ví dụ : postshop của bưu chính úc : khi khách hàng đặt hàng mua bộ sách giáo khoa tại địa chỉ khách hàngà truyền dữ liệu đến trung tâm bưu chínhà khó hàng hóa của công ty sáchà vận chuyên theo đường thưà bưu cục gần nhất với khách hàng (thỏa thuận phát tại địa chỉ hoặc khách hàng đến bưu cục nhận).
Việt nam hiện nay với mạng lưới bưu chính rộng khắp và nguồn nhân lực dào, cơ sở hạ tầng công nghệ đang phát triển,thương mại điện tử đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng chuyển phát cạnh tranh nên hoàn toàn có thể triển khai được dịch vụ trọn gói.
Ví dụ : với dịch vụ chuyển phát hộ chiếu tại Việt Nam : là dịch vụ trọn gói, cung cấp trên cơ sở hai dịch vụ bưu chính là dịch vụ bưu phẩm ghi số 2 chiều và dịch vụ thư chuyển tiền, có sử dụng dịch vụ cộng thêm : phát nhanh tại địa chỉ, báo phát ghi số, cung cấp phong bì đặc thù, được bảo đảm đặc biệt và được khai thác vận chuyển. nội dung cụ thể chỉ cấp đổi hộ chiếu đã hết hạn không quá 1 năm hoặc hộ chiếu sắp hết hạn
15/8/2006, tập đoàn BCVTVN triển khai dịch vụ « chuyển phát hồ sơ cấp đổi hộ chiếu ». bưu điện nhận, chuyển phát bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi hộ chiếu kèm theo lệ phí cấp đổi từ khách hàng để chuyển đến trụ sở của cục quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời nhận các kết quả (hộ chiếu mới hoặc các thông báo lý do chưa cấp đổi) từ cục QLXNC để chuyển trả cho khách hàng.
Câu hỏi 4.2: Anh (chị) hãy cho biết sự khác biệt giữa giao diện và tính năng của hệ thống truy tìm định vị của một Tập đoàn chuyển phát quốc tế (như UPS) với Bưu chính trực thuộc chính phủ của các nước hiện nay? Thông qua đó, hãy đề xuất hướng cải tiến chất lượng hệ thống của Tổng công ty Bưu chính Việt nam nhằm nân cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mở cửa thì trường chuyển phát hiện nay?
** sự khác biệt
UPS :
Phần inquiry number : chỉ dùng 1 số duy nhất để tìm một bưu kiện
Track by tracking number : cho biết thông tin chi tiết về thời gian vận chuyển và các yếu tố khác liên quan như chậm trễ, sự cố xảy ra, lỗi chia chọn,…kết quả tracking ở phần bên dưới, do được kết nối với hệ thống toàn cầu nên thông tin đầy đủ.
Chăm sóc khách hàng tốt
Vnpost :
- Phần inquiry number : truy tìm nhiều bưu kiện
- track by tracking number : không kết nối với hệ thống toàn cầu như : hàng không nên không thể biết thông tin chi tiết, hàng hóa đang ở đâu và thông tin đi kèm bưu gửi không cụ thể và không chính xác.
- chăm sóc khách hàng kém hơn
** đề xuất :
tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến hệ thống, cung cấp các thông tin đa dạng hơn
từng đơn vị, DN phải triển khai ứng dụng hiệu quả hệ thống phần mềm định vị bưu phẩm, bưu kiện
chỉ cần người lao động trên mạng lưới bỏ qua thao tác cập nhật thông tin về tình trạng bưu gửi hoặc nhập dữ liệu không chính xác cũng sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng không thể định vị được bưu gửi hoặc thông tin định vị không đúngà cần quan tâm giải quyết chính là ý thức và trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ lao động bưu chính
Câu hỏi 5.2: Đề xuất một ứng dụng công nghệ để phát triển một/ một nhóm dịch vụ bưu chính mới. Chứng minh tính khả thi của dịch vụ ?
Dịch vụ bưu thiệp cá biệt hóa : là dịch vụ mà khách hàng có thể tự thiết kế bưu thiệp trên trang web của Vnpost theo ý muốn của mình bằng cách đưa thêm thông tin hoặc hình ảnh họ mong muốn.
Nhận đơn hàng => Thanh toán=> In ấn => Giao sản phẩm.
Bước1: Khách hàng truy cập vào website của vnpost để sử dụng dịch vụ
Bước 2: Khách hàng lập tài khoản và đăng nhập.
Bước 3: Lựa chọn dịch vụ: khách hàng có thể tạo bưu thiệp cá biệt hóa theo ý của mình và ghi địa chỉ để thanh toán.
** tính khả thi của dịch vụ
ngày nay, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ :
+ nhu cầu của con người ngày càng cao và càng có mong muốn được đáp ứng tối đa nhu cầu của mình một cách tốt nhất. Ví dụ khi khách hàng gửi một bức thiệp cho người thân của họ, họ sẽ có mong muốn đưa cả hình ảnh hiện tại của mình lên bức thiệp đóà tạo điều kiện cho dịch vụ bưu thiệp cá biệt hóa phát triển
+ tình hình kinh tế phát triển, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ bưu thiệp cá biệt hóa của bưu chính thì các doanh nghiệp có thể đưa hình ảnh của doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh khi vào các ngày lễ, dịp đặc biệt, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này để chăm sóc khách hàng, nhân viên trong công ty, đối tác,…à nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu thiệp cá biệt hóa tăng.
cơ sở hạ tầng công nghệ đang trên đà phát triển mạnh, trình độ dân trí tăng lên, số người sử dụng internet tăng nhanhà dịch vụ phát triển.
hạ tầng cho thương mại điện tử đang hoàn thiện và chú trọng : công nghệ, pháp lý,thanh toán điện tử, an toàn và bảo mật.
mạng vận chuyển bưu chính rộng khắpà có tính kinh tế theo quy môà khả năng vận chuyển cho khách hàng nhanh nhấtà dịch vụ phát triển
với những điều kiện nêu trên mà ta có thể thấy, dịch vụ bưu thiệp cá biệt hóa hoàn toàn có khả thi khi. Tuy nhiên, để nâng cao tính khả thi của dịch vụ, Vnpost cần có một nguồn nhân lực có trình độ cao, hiểu biết về công nghệ thông tinà chú trọng xây dựng đội ngũ nhân lực.
Câu hỏi 2.3 : Mô tả hoạt động cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử của Bưu chính? Tổng công ty Bưu chính Việt nam có thể cung câp dịch vụ này được không? Tại sao?
- Khái niệm: Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn thuế giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm...
Muốn hóa đơn điện tử phát triển thì buộc phải sử dụng chữ ký số. Vì vậy, các công ty cung cấp hóa đơn điện tử thường đi kèm với cung cấp chữ kí số.
"Chữ ký số là những thông tin đi kèm dữ liệu nhằm xác định người chủ của dữ liệu đó. Khi sử dụng hình thức giao dịch điện tử, người ta không gửi các văn bản giấy mà gửi bằng file điện tử PDF hoặc Excel, trong đó phải dùng chữ ký số để cơ quan thuế khi nhận sẽ kiểm tra, xác thực tính hợp lệ của văn bản rồi mới chấp nhận hay không"
Để có Chữ ký số, KH chỉ cần truy cập website của các nhà cung cấp được nhà nước cấp phép chứng thực chữ kí số hoặc liên hệ trực tiếp để đặt mua. Nhà cung cấp hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ đăng kí, nhận hồ sơ và trao thiết bị chứa chữ ký số cho KH.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới khách hàng:
+ Nhà cung cấp gửi hóa đơn tới khách hàng thông qua internet
+ Khi tới hạn thanh toán, thư điện tử sẽ được gửi tới khách hàng với một Weblink bao gồm thong tin về hóa đơn và các dịch vụ hỗ trợ thanh toán.
+ Khách hàng chỉ cần vào mục thanh toán hóa đơn thông qua web dịch vụ thanh toán mà họ đã đăng kí
Tính năng của E-billing
- Thanh toán trực tiếp từ các hóa đơn
- Chuyển những thông báo tới điện thoại di động
- Chuyển những văn bản điện tử đảm bảo bằng Email
- Dưa ra các hợp đồng như các văn bản bảo đảm và có giá trị pháp lý
- Cung cấp các bản kê kế toán hợp nhất ở các mức đa dạng
- Dưa ra thông tin trực tuyến về việc chấp nhận hoặc hủy bỏ của người nhận
- Cung cấp các báo cáo về hóa đơn thanh toán và các dịch vụ khách hàng trong một website an toàn
(vẽ hình trong slide trang_ VNpost 106)
Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn điện tử phải được cơ quan cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế xác nhận việc đánh số thứ tự của hoá đơn điện tử trong phần mềm sử dụng là đúng quy định, không thể xoá bỏ, không thể đánh trùng.
Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế chứng thực số thứ tự hoá đơn điện tử được thu phí chứng thực theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa hai bên. Cơ quan cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế chịu trách nhiệm về những sai phạm trong việc sử dụng số thứ tự hoá đơn điện tử của đơn vị đã được chứng thực và phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế khi phát hiện dấu hiệu của những vi phạm này. Cơ quan cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế có trách nhiệm bảo mật các nội dung dữ liệu số về hoá đơn điện tử đã được cơ quan chứng thực đánh số thứ tự cho tổ chức, cá nhân được chứng thực theo quy định của pháp luật.
*/ Tổng công ty bưu chính Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ này:
Tổng công ty bưu chính VN hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ này được, do VN có những nguồn lực phù hợp với việc phát triển dịch vụ này như mạng lưới rộng, lực lượng vận chuyển và phương tiện vận chuyển. Thương mại đt của VN càng ngày càng phát triển, thói quen mua bán qua mạng ngày càng tăng cũng như rào càn về thiết bị đầu cuối ngày càng được xóa bỏ.
Câu hỏi 3.3: Anh chị hãy vẽ sơ đồ và giải thích ngắn gọn quá trình xử lý thư của thiết bị Phân loại - Lật mặt - Huỷ tem? Việc lắp đặt hệ thống này có cần thiết đối với bưu chính Việt Nam không? Tại sao?
Vẽ sơ đồ trg 180 sách công nghệ bưu chính
Quá trình xử lý thư của thiết bị phân loại- lật mặt- chia chọn
Module phân loại: hoạt động dựa trên tiêu chuẩn của thư tín đầu vào về mặt kích thước và khối lượng để thực hiện phân loại : bưu gửi đạt tiêu chuẩn, bưu gửi quá khổ, bưu gửi cuộn, đính, bưu gửi cứng hay các vật không phải bưu gửi
Module lật mặt: thực hiện theo nhiều nguyên lý khác nhau theo yêu cầu. Tại một số trung tâm module này được thực hiện thủ công để tiết kiệm chi phí. Nếu thực hiện tự động, module được thực hiện như sau : các thư tín được đưa vào hệ thống và hệ thống nhận dạng và kiểm tra thư tín xem mặt nào là mặt có điền địa chỉ hay dán tem. Từ đó máy sẽ phân chia thư tín thành 02 phần đúng mặt và cần lật mặt. Module này cũng có khả năng lật mặt và xoay chiều thư tín cho đúng chiều.
Module hủy tem : đầu vào của hệ thống là thư đã được phân loại và lật mặt đúng chiều cần thiết. Module này chỉ kéo thư tín vào và xóa tem vào đúng góc quy định của thư tín. Thông thường xóa tem là in bằng mực in phun một số ký hiệu đè lên tem
Cùng với việc hiện đại hóa bưu chính ngày càng cao đặc biệt về mặt công nghệ thì việc sử dụng các máy móc thiết bị phân loại- lật mặt- hủy tem là cần thiết, phục vụ quá trình khai thác một cách nhanh chóng. Nhưng hiện nay, loại phong bì của VN chưa được chuẩn hóa, còn có cả phong bì tự làm. Vì vậy hệ thống phân loại, cũng như lật mặt có thể không áp dụng hiệu quả, nếu như bưu chính VN thực hiện được việc chuẩn hóa thì hệ thống này sẽ thực sự cần thiết
Câu hỏi 4.3: Thuật ngữ Online và Offline được sử dụng trong công nghệ chia chọn tự động của bưu chính có nghĩa là gì? Mô tả hoạt động của hệ thống đọc địa chỉ thư "offline". Trung tâm chia chọn tự động của bưu chính Việt nam hiện nay đang sử dụng công nghệ "Online " hay "Offline"? Tại sao?
Thuật ngữ Online trong công nghệ chia chọn tự động của bưu chính là trực tiếp hay có nghĩa là các mã vạch thư tín được nhận dạng trực tiếp, Offline là chế độ người đọc tự nhận dạng.
Hệ thống đọc địa chỉ thư offline (VCS) hoạt động theo cơ chế nhất định. Mã ID được in cho các thư tín không nhận dạng được thông qua ORC (là chế độ tự nhận dạng), hình ảnh của các thư tín này được lưu trữ trong ISS
Trung tâm chia chọn tự động của bưu chính VN hiện nay đang sử dụng công nghệ Offline do những hạn chế về mặt công nghệ, thư chưa được chuẩn hóa và sử dụng các công nghệ về mã vạch. Vì vậy VN thực hiện đọc thư thủ công
Câu 2.4 So sánh cửa hàng bưu chính (Post shop) với bưu cục truyền thống của bưu điện (Post office)? Kể tên các loại thiết bị bưu chính có thể lắp đặt tại một cửa hàng bưu chính (Post Shop)? Mô hình Post shop có thể triển khai ở Việt Nam không? Loại bưu cục nào có thể chuyển đổi hoặc khu vực nào có thể mở?
1. So sánh Post Shop với Post Office.
Chỉ tiêu so sánh
Postshop
Post office
Bố trí mặt bằng
Tận dụng tối đa diện tích. Không gian được bài trí như 1 cửa hàng tự chọn.
Có khoảng trống lớn tại khu vực dành cho khách hàng.
Sản phẩm, Dịch vụ
Dịch vụ bưu chính và các dịch vụ khác (văn phòng phẩm, đồ lưu niệm,....)
Dịch vụ bưu chính
Nhân viên
Số lượng ít hơn, 1 nhân viên có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau.
Số lượng nhiều hơn, mỗi nhân viên thường đảm nhận 1 công việc tại 1 vị trí nhất định.
Thiết bị
Đa dạng hơn
Ít hơn
2. Các loại thiết bị bưu chính có thể lắp đặt tại Post Shop.
Máy bán báo, tem, bưu thiếp tự động.
Máy nhận gửi tự động.
Máy đổi tiền lẻ.
Máy in cước phí.
Cân điện tử.
Máy in, quét barcode.
Thùng thư.
Máy đếm tiền,...
3. Mô hình Postshop có thể triển khai ở Việt Nam.
Nguyên nhân:
Thị trường bưu chính:
Các doanh nghiệp bưu chính đang cạnh tranh gay gắt. Để tồn tại, các doanh nghiệp phải đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam luôn học hỏi các kinh nghiệm kinh doanh thành công từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Khách hàng: Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Ngoài các nhu cầu cơ bản (ăn uống, nghỉ ngơi) con người còn có các nhu cầu khác như: Giải trí, thư giãn,...
Bản thân doanh nghiệp:
Có nguồn nhân lực dồi dào.
Diện tích mặt bằng chưa được tận dụng triệt để.
Nguồn vốn.
Mạng lưới các bưu cục rộng khắp.
Có khả năng hợp tác, làm đại lý phân phối của một số sản phẩm (VD: Văn phòng phẩm, ...)
Có thể mở Post shop tại các khu vực đông dân cư.
Câu 3.4 Khi phát triển thêm dịch vụ hàng không bưu chính và đường sắt bưu chính, một doanh nghiệp bưu chính có được những lợi ích gì? Mô tả điểm khác biệt bên trong một máy bay chuyên dụng và tàu hỏa chuyên dụng của bưu chính?
Những lợi ích khi phát triển thêm dịch vụ hàng không bưu chính và đường sắt bưu chính.
Đảm bảo tốc độ vận chuyển à Có khả năng cạnh tranh về tốc độ vận chuyển.
Hàng hóa khi vận chuyển được đảm bảo về chất lượng.
Khả năng vận chuyển với khối lượng lớn.
Có độ ổn định cao.
Điểm khác biệt bên trong 1 máy bay chuyên dụng và tàu hỏa chuyên dụng của bưu chính.
Máy bay chuyên dụng: có cấu tạo đặc biệt, với hệ thống ghế ngồi không cố định. Khi không vận chuyển hành khách (Thường vào ban đêm), những hàng ghế này được chuyển ra ngoài qua cửa dưới cánh máy bay tạo ra khoang máy bay rỗng dùng để vận chuyển hàng hóa.
Tàu hỏa chuyên dụng: được thiết kế như 1 trung tâm bưu chính.
Hệ thống chia chọn.
Nhân viên làm việc như 1 nhân viên khai thác trong trung tâm khai thác.
Câu 2.5: Mô tả chức năng của 1 ô tô dưới vai trò chức năng của một bưu cục di động:
*/. Bưu cục di động là: Bưu cục di động sẽ là những xe ôtô được chỉnh sửa ghế bên trong như bàn giao dịch mini, hai bên thùng xe ghi hoặc treo kèm dòng chữ “Bưu cục di động” để khách hàng dễ nhận biết. Mỗi xe được kèm theo một thùng thư nhỏ… Các trình tự, thủ tục dịch vụ cung cấp tương tự như một quầy giao dịch (doanh thác tổng hợp). Bưu cục lưu động được tổ chức để hoạt động SXKD liên tục, chỉ khác bưu cục I, II, III ở chỗ là lưu động, di động trên địa bàn toàn tỉnh
Lĩnh vực bưu chính chuyển phát đang có sự cạnh tranh hết sức quyết liệt, do đó DN bưu chính không thể nào ngồi một chỗ mà chờ khách hàng tìm đến để sử dụng dịch vụ như thời bao cấp mà phải phải tăng cường quảng bá thương hiệu, dịch vụ BC đến với khách hàng. Đây chính là xuất phát điểm để đưa đến sự hình thành ý tưởng, giải pháp thành lập “Bưu cục lưu động”. “Việc thành lập bưu cục lưu động sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ bưu điện một cách tiện lợi nhất và đưa hình ảnh BC Việt Nam đến với người dân. Có thể nói, sự năng động, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường sự gắn bó với khách hàng sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho BC Việt Nam. Thành lập Bưu cục lưu động, DN sẽ tận dụng được những xe hoạt động không hiệu quả trước kia cải tạo lại tổ chức thành Bưu cục lưu động, nhân viên dư thừa sau khi chia tách cũng có việc làm ổn định. Khách hàng biết đến nhiều dịch vụ bưu điện cung cấp nhờ Bưu cục lưu động quảng bá”
Cho biết những yêu cầu cần thiết về công nghệ để loại hình bưu cục này hoạt động có hiệu quả?
Để tổ chức Bưu cục lưu động, bưu chính có thể thiết kế một xe phù hợp với hoạt động của một ghi sê BC như bán tem, nhận thư thường, ghi số, bưu phẩm… để hàng ngày đi đến những nơi chưa có điều kiện mở bưu cục cố định hoặc có nhu cầu biến động theo thời vụ.
Cụ thể, trên xe Bưu cục lưu động cần có, một quầy giao dịch có chiều dài là 1,5 m, chiều ngang là 0,55 m, mặt bàn trên cách mặt bàn dưới là 15 cm và các dụng cụ cần thiết: cân điện tử loại đến 30 kg, máy in cước thay tem, kìm, kẹp chì niêm phong túi, dây cột, kéo, keo hồ, băng keo, các loại ấn phẩm…
Khi triển khai, bưu cục lưu động sẽ cung cấp một số dịch vụ BC như: nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát EMS trong và ngoài nước, thư chuyển tiền, bán thẻ viễn thông, nhận đặt và bán lẻ các loại báo, mở thêm dịch vụ bán vé tàu, vé máy bay, vé xe buyt, xe đò và bán các loại văn phòng phẩm…
Dự kiến, nhân viên phục vụ tại Bưu cục lưu động sẽ gồm 2 người: một lái xe, sau khi lái xe còn có nhiệm vụ đứng ở bên ngoài ghi sê (bên ngoài xe) giới thiệu các dịch vụ và trợ giúp khách hàng khi cần thiết; một giao dịch viên mặc đồng phục, đeo bảng tên của VNPT có kinh nghiệm và tay nghề giỏi, nhanh nhẹn để phục vụ khách hàng.
Bưu điện Cần Thơ chính thức đưa vào hoạt động thử nghiệm một “bưu cục lưu động” tại TP.Cần Thơ nhằm phục vụ tận tay khách hàng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của DN vào năm 2010. hình thức cung cấp dịch vụ bưu chính trên xe lưu động đã được bưu chính nhiều nước triển khai, tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức này còn khá mới mẻ, do đó khi giải pháp được triển khai trong thực tế, vướng mắc lớn nhất vẫn là thói quen của người dân cũng như nhân viên, giao dịch viên bưu chính. Do đó, vẫn cần có thời gian để “Bưu cục lưu động” được triển khai hiệu quả và trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam.
Câu 3.5: Anh chị hãy mô tả quy trình hoạt động của dịch vụ hậu cần logistic. Cho ví dụ minh họa? Theo nhận định của anh chị, bưu chính của Việt Nam có thể phát triển dịch vụ này hay không
Thuật ngữ “Logistics” nguyên bản được sử dụng trong quân đội với ý nghĩa là quá trình cung cấp các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quân đội. Trên thế giới, dịch vụ Logistics rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ mà thu hút một lượng lớn lực lượng lao động, gia tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Tại Việt Nam, nghiên cứu về dịch vụ Logistics ủy thác mới đang trong giai đoạn triển khai tại các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Quy trình hoạt động của dịch vụ hậu cần logistic:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Khách hàng :
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;- Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;- Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic:
- Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
- Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;- Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật thương mại không còn;
- Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
Ví dụ: Dịch vụ logistic của Singapore
Bưu chính Singapore (SingPost) không chỉ kinh doanh các dịch vụ bưu chính mà còn kinh doanh/cung cấp mạng lưới dịch vụ phân phối “một điểm dừng” và đề nghị tất cả các dịch vụ Logistics đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ nhà kho, hoàn thành và chuyển giao hàng hoá trong nước và quốc tế (SingPost Logistics). Với sự xuất hiện của Thương mại điện tử (TMĐT), việc kinh doanh ngày nay trở nên dễ dàng hơn theo nhiều hướng mới. Chỉ cần một nhấn chuột trên mạng Internet, khách hàng có thể mua được hàng hoá tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, việc bán hàng qua Internet chỉ có thể thực hiện khi có sự trợ giúp của các dịch vụ phụ trợ như: dịch vụ Logistics, mạng lưới chuyển giao trong nước và quốc tế. SingPost đề xuất cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bao gồm:+ Hệ thống nhà kho;
+ Kiểm soát hàng tồn kho;
+ Dịch vụ trợ giúp khách hàng;
+ Dịch vụ nhận và đóng gói hàng hoá;
+ Dịch vụ giao tận nhà (door to door); v.v...
Trợ giúp cho các dịch vụ nói trên, SingPost đề xuất các phương thức/gói dịch vụ đa dạng mà khách hàng có thể lựa chọn như: Speedpost Islandwide; Speedpost Worldwide; SpeedPost; Giải pháp chuyển giao hoàn thiện; Chuyển phát đúng giờ hoặc trả lại tiền....
Các dịch vụ Logistics mà SingPost Logistics cung cấp đề xuất cho khách hàng giải pháp một điểm dừng mà sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các sản phẩm của khách hàng hay chuyển phát logistics, vì vậy khách hàng chỉ phải tập trung vào việc kinh doanh của họ mà thôi. Các dịch vụ kinh doanh này bao gồm:
+ Thiết lập TMĐT;
+ Đặt hàng và xử lý;
+ Tiếp nhận và chuyển phát tận nhà (Door to door);
+ Theo dõi vận chuyển và đặt hàng;
+ Lưu kho hàng hoá;
+ Gửi hoá đơn bán hàng;
+ Các dịch vụ hoàn thiện mạng của SingPost.
Bài học kinh nghiệm cơ bản nhất trong kinh doanh dịch vụ logistics của SingPost là tận dụng ưu thế và kinh nghiệm sẵn có của mạng lưới, nhân lực và cơ sở hạ tầng bưu chính; ứng dụng phương pháp quản lý hiện đại; thiết lập nhiều gói dịch vụ; cạnh tranh bằng giá và chất lượng dịch vụ, lấy phục vụ bưu chính là ưu tiên
Bưu chính VN có thể phát triển dịch vụ này không, tại sao?
Có thể phát triển được vì những lý do sau:
DN Bưu chính có thuận lợi hơn các DN khác khi lựa chọn kinh doanh Logistics là họ đã có các kinh nghiệm sẵn có trong việc khai thác và chuyển phát các dịch vụ bưu chính truyền thống (thư, bưu phẩm bưu kiện (BPBK) trong nước và quốc tế). Các hoạt động nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng đều là loại công việc quen thuộc của DN và nhân viên bưu chính. Việc tận dụng lợi thế sẵn có của mạng lưới các bưu cục, nhân lực, phương tiện, thiết bị, máy móc sẽ giúp cho Bưu chính tận dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư cuả mình. Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong khai thác các dịch vụ bưu chính truyền thống sẽ phục vụ rất nhiều trong kinh doanh logistics, điều mà các DN mới xâm nhập phải học hỏi rất nhiều mới có được.
- Lợi thế dịch vụ phục vụ trực tiếp cho BCVT; kinh doanh cho các DN khác:
Không chỉ phục vụ kinh doanh, bản thân các dịch vụ logistics cũng trực tiếp cho các dịch vụ bưu chính truyền thống; tận dụng được mặt bằng, phương tiện, máy móc, trang thiết bị khai thác. Kinh doanh dịch vụ logistics của DN bưu chính cũng phục vụ cho các DN khác khi ma chính các DN này không phải đầu tư quá nhiều tiền vốn vào việc xây dựng nhà kho, mạng lưới phân phối; điều phối mà chi phải tập trung vào các hoạt động kinh doanh cứng của mình. Sự phát triển của TMĐT cũng giúp cho nhiều DN/khách hàng kinh doanh mạng tận dung lợi thế của dịch vụ Logistics cho việc buôn bán trên mạng của mình; DN bưu chính sẽ trợ giúp họ về đặt hàng; đóng gói, chuyển phát tới khách hàng. Thành công của các mạng buôn bán trực tuyến như Ebay.com và Amazon.com là các minh chứng cho vấn đề này.
- Nhân lực và vốn triển khai:
Nhân lực trong mạng lưới bưu chính thường đông, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề về sự phát triển và đổi mới công nghệ khiến dư thừa nhân lực chưa đến tuổi nghỉ hưu. Bên cạnh đó, kinh doanh bưu chính truyền thống thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hoạt động mang tính công ích nhiều hơn (đặc biệt với các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, chưa tư nhân hoá mạnh); trong khi hiệu quả thu hồi đồng vốn không cao, việc kinh doanh dịch vụ logistics sẽ cho phép phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn đầu tư; đội ngũ nhân lực có trình độ và kinh nghiệm sẵn có... Bên cạnh đó, việc đầu tư để kinh doanh dịch vụ logistics đòi hỏi nhiều vốn ban đầu, kinh doanh thu hồi vốn chậm, điều mà không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được, trong khi DN Bưu chính với lợi thế nằm trong mô hình Tập đoàn BCVT - Tập đoàn kinh tế đầu tiên của nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế có thể đáp ứng được về yêu cầu vốn đầu tư này. Bưu chính lại có nguồn nhân lực dồi dào; có kinh nghiệm trong hoạt động khai thác, chuyển phát các sản phẩm bưu chính...Những thách thức của DN bưu chính khai thác dịch vụ logistics:
Thứ nhất, Vốn đầu tư nhiều, khả năng thu hồi vốn chậm; các DN mới đang trong quá trình triển khai nghiên cứu. Hệ thống cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cho các dịch vụ bưu chính truyền thống; đầu tư còn dàn trải;...
Thứ hai, Khai thác dịch vụ logistics đòi hỏi có kinh nghiệm quản lý; ứng dụng các công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại; nhân lực đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng cơ bản...Thứ ba, Trong cơ chế thị trường, khi mà môi trường pháp lý được xây dựng và hoàn thiện (ví dụ: Luật Thương mại năm 2005), việc ra đời dịch vụ logistics sẽ có sự cạnh tranh gay gắt từ các DN khác; đặc biệt là các DN kinh doanh dịch vụ; cạnh tranh từ các nhà cung cấp và khai thác từ nước ngoài với lợi thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics..
Câu 4.5: Trình bày sự hiểu biết của anh chị về các công nghệ hỗ trợ cho việc kiểm tra chất lượng chuyển phát của các doanh nghiệp bưu chính
Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) đã trở thành công nghệ được lựa chọn để tối ưu hoá các hoạt động bưu chính và logistic
RFID làm việc như thế nào
1. Tín hiệu RFID kích hoạt nhãn khi nó đi vào trường RF do anten tạo ra
2. Nhãn RFID sẽ điều chỉnh tín hiệu và gửi dữ liệu trở lại các đầu đọc
3. Dữ liệu sẽ được gửi lại máy tính
Thông thường, một hệ thống RFID gồm ba thành phần: một bộ phát đáp (thường gọi là một cái “thẻ ghi”) để lưu dữ liệu, một máy thu phát (gọi là “đầu đọc”) với một anten và một ứng dụng phần mềm. Anten này sử dụng các sóng tần số vô tuyến để truyền một tín hiệu khởi động thẻ. Khi được khởi động, thẻ sẽ truyền dữ liệu trở lại đầu đọc. Dữ liệu sau đó được gửi tới thiết bị kiểm soát (máy tính).
Hệ thống này cung cấp nhiều ưu điểm so với các hệ thống mã vạch truyền thống. Những chiếc thẻ ghi này được hệ thống RFID sử dụng có thể là các loại khác nhau - thụ động, tích cực hoặc bán tích cực. Các thẻ tích cực có một nguồn cho phép chúng phát tín hiệu. Điều này có nghĩa là chúng có thể được đọc từ xa không giống những nhãn thụ động, được nạp nguồn bởi các đầu đọc vào thời điểm thẩm vấn. Các thẻ này có thể được đọc tự động mà không cần quan sát trực tiếp hoặc quét tầm nhìn thẳng. Điều này làm cho các hoạt động quét nhanh hơn dễ dàng hơn và chính xác hơn. Nhiều thẻ có thể được đọc tức thời thậm chí ở xa (trong phạm vi từ 0.5 đến 80m) của một tín hiệu radio được truyền tải. Điều này có nghĩa là rất nhiều bưu phẩm được quét đồng thời từ xa. Hơn nữa, những thẻ này có khả năng lưu trữ lớn và có thể được dùng để ghi dữ liệu nữa.
Chất lượng dịch vụ và máy đầu cuối
UPU sẽ sử dụng RFID cho hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ toàn cầu mới. Hệ thống này được xây dựng theo Nghị quyết C 46/2004 của Đại hội Bucharest 2004. Hệ thống này sẽ thử nghiệm vào đầu năm 2009, sẽ đánh giá thời gian của nước đến đến việc gửi thư tiếp theo đến điểm chuyển phát cuối. Điều này cho phép một kết nối được thiết lập giữa chất lượng dịch vụ và sự đánh giá của các nước đến. Theo điều phối viên chất lượng dịch vụ của UPU Akio Miyaji: Hệ thống này sẽ chỉ hoạt động với các công cụ theo dõi và định vị thư chính xác và ẩn danh hoàn toàn.
Cuối cùng, bưu chính các nước nên có công nghệ này. Do đó RFID là một lựa chọn hợp lý để đánh giá chất lượng xử lý và chuyển phát bưu phẩm sắp tới. Các nước sẽ được chia thành 5 tiêu chí, theo khối lượng của thư đến. Các tổ chức bưu chính sẽ phải mua thiết bị, nhưng hỗ trợ tài chính sẽ có đặc biệt thông qua quỹ chất lượng dịch vụ của UPU. Chất lượng sẽ được đánh giá bởi các phương tiện thư không dán nhãn, được công ty thứ ba gửi, các công nhân bưu chính không nhận biết được. Từ năm 2005, một hệ thống UPU tương tự, cũng đã sử dụng công nghệ RFID, hiện vẫn đang hoạt động để kiểm tra chất lượng trao đổi thư cho các nước công nghiệp hoá. Đồng thời dự tính thiết bị đầu cuối, hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ toàn cầu được các nhà khai thác sử dụng để cải tiến các luồng thư, nhờ sử dụng dữ liệu được hệ thống cung cấp.
RFID có tiềm năng to lớn. Công nghệ này có thể dự tính khối lượng thư được xử lý hoặc được làm rõ thông qua khách hàng (ví dụ tại các kỳ nghỉ), do vậy cho phép sử dụng tối ưu được các nguồn lực con người và kỹ thuật thực hiện. Và ai biết, có thể một ngày chip RFID sẽ làm cho bưu kiện thông minh để tự đến đích, báo cáo máy móc trên đường đi thông qua văn phòng chia chọn về địa chỉ nơi đến, trọng lượng và bưu phẩm đó là chuyển phát nhanh, ưu tiên hay hạng tiết kiệm, trước khi đi qua không trợ giúp vào khu vực thích hợp.
Mã vạch
Hầu như tất cả các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, bưu kiện đều ít nhiều ứng dụng công nghệ mã vạch trong mạng lưới của họ để theo dõi quy trình thư, bưu kiện từ khi nhận đến khi giao phát. Thông tin về quy trình hàng hóa, bưu phẩm có giá trị rất lớn với các hãng bưu chính, giúp họ kiểm soát mạng lưới hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh hơn. Tuy nhiên, mã vạch chỉ mới là sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghệ giúp ngành bưu chính nâng cao năng suất.
Hệ thống định vị toàn cầu
Hầu hết laptop, ĐTDĐ ngày nay đều trang bị công cụ GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và điều hướng vệ tinh giúp kiểm soát tốt hơn các chặng đường đi của bưu kiện. Những thiết bị này cũng tích hợp camera, cho phép người dùng chụp lại những hình ảnh bằng chứng về một quá trình giao hàng thành công, hay thất bại. Những thiết bị này giúp các nhân viên bưu chính, nhân viên giao nhận thông báo chính xác với khách hàng về tình trạng hàng hóa, bưu kiện.
Hiện nay, tại Khoa kỹ thuật Điện tử 1 thuộc Học viện Công nghệ BCVT đã bước đầu xây dựng được hệ thống thông tin quản lý và thiết bị thu thập dữ liệu từ GPS đặt trên xe bưu chính phục vụ cho các phương thức quản lý trên. Thiết bị đặt trên xe bưu chính do chúng tôi thiết kế sẽ tích hợp modul GPS và mạch vi xử lý với yêu cầu gọn nhẹ chính xác [5].
Modul GPS Để xây dựng thiết bị đặt trên xe bưu chính ta sẽ sử dụng modul GPS có nhiệm vụ nhận các tín hiệu từ vệ tinh, xử lý tín hiệu đưa ra kết quả bao gồm các thông tin sau [2]:
-Tọa độ kinh tuyến, vĩ tuyến của xe và chiều cao so mặt nước biển.
-Thời gian hiện tại theo giờ GMT.
-Tốc độ và hướng chuyển động của xe.
-Số vệ tinh nhận được tín hiệu.
Các thông số trên được thể hiện dưới dạng các bản tin được định dạng bằng chuẩn
NMEA -183 trên toàn thế giới với các khung bản tin theo vi xử lý chuẩn [4].
Modul GPS sẽ trả về bản tin như sau:
$GPRMC,161229.487,A,3723.2475,N,12158.3416,W,0.13,309.62,120598,,*10
Giải pháp di động trong quy trình chuyển phát
Hãng Hermes, một công ty chuyển phát lớn nhất của Anh, đã triển khai giải pháp di động trong quy trình chuyển phát, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng công việc và dịch vụ khách hàng. Giải pháp di động này đã thay đổi cách công ty theo dõi và báo cáo về tình trạng chuyển phát của tất cả các bưu kiện. Triển khai giải pháp này, 7.500 nhân viên chuyển phát của Hermes đã được trang bị thiết bị di động Intermec CN3 có khả năng kết nối trong môi trường không dây thông qua Internet hoặc một mạng lưới riêng của công ty. Đây là một bộ thiết bị truyền thông không dây, có thể mang theo bên người và sử dụng năng lượng từ pin. Bộ thiết bị này có thể bao gồm các máy móc như laptop, điện thoại thông minh, thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA) được cài đặt phần mềm Delivery Connect để luôn luôn theo dõi một cách chính xác và hiệu quả những dữ liệu về hàng hóa, bưu kiện chuyển phát. Thiết bị này có các chức năng tiên tiến như quét mã vạch, chữ ký điện tử và ghi lại hình ảnh chuyển phát.
Những giải pháp như Hermes triển khai mang lại quy trình chuyển phát hiệu quả hơn, giúp các nhân viên chuyển phát xử lý tình huống tốt hơn và tất nhiên, kết quả nó mang lại là nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Công nghệ từ A đến Z
Hãng bưu chính Italia (Poste Italiane) hiện đang nghiên cứu về một dự án trang bị cho các nhân viên bưu chính máy in và thiết bị di động. Bằng cách này, nhân viên chuyển phát có thể làm được từ A đến Z, nghĩa là đảm đương luôn khâu thanh toán và in hóa đơn khách hàng để xác nhận việc thanh toán và chuyển hàng.
Ngoài ra, với công nghệ di động, các nhân viên bưu chính có thể in nhãn địa chỉ, gắn mã vạch trên bưu kiện ngay khi thu lượm tại nhà khách hàng, đảm bảo hàng hóa được theo dõi ngay lập tức và nhanh chóng xử lý tại các trung tâm phân loại. Theo đó, khi nhân viên bưu chính đến thu gom bưu kiện, thiết bị di động sẽ quét mã vạch, ngay lập tức hiển thị thông tin về hàng hóa mà khách hàng đã nhập trực tuyến, như địa chỉ giao hàng, trọng lượng hàng hóa. Với máy in di động, nhân viên bưu chính sẽ in nhãn địa chỉ có đầy đủ mã vạch để theo dõi bưu kiện, in hóa đơn thu gom bưu kiện cho khách hàng. Thậm chí, nhân viên bưu chính sẽ quét mã vạch nhằm ghi lại ngày, giờ bưu kiện đó được thu gom. Thông tin này ngay lập tức được nhập vào hệ thống theo dõi (tracking) thông qua GPRS.
Thế hệ máy scanner tích hợp mới sẽ không chỉ cho phép lưu hình ảnh giao hàng và mã vạch, mà còn cho phép người dùng quét toàn bộ các trang tài liệu và sử dụng phần mềm nhận dạng ký tự bằng quang học để đọc địa chỉ viết tay. Khả năng tính toán trọng lượng bưu kiện dựa trên bức ảnh cũng đang được tích hợp vào thiết bị. Tuy nhiên, tìm kiếm công nghệ là khâu không quá khó khăn, song thách thức thực sự với các hãng bưu chính là tìm được một nhà cung cấp giải pháp công nghệ di động có thể đảm bảo sự kết hợp hoàn hảo của phần cứng và phần mềm, triển khai giải pháp hiệu quả nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng công việc và công tác chăm sóc khách hàng. Quan trọng hơn nữa, đó là các hãng bưu chính phải tìm được đối tác có thể hỗ trợ, đào tạo, sửa chữa và bảo dưỡng để đảm bảo khoản đầu tư vào công nghệ mang lại lợi nhuận cao.
Bưu chính VN ứng dụng mã vạch: Việc ứng dụng mã vạch cho dịch vụ bưu kiện đi quốc tế (BKQT) giúp nâng chất lượng dịch vụ quốc tế lên nhiều vì thời gian được rút ngắn.Từ ngày 1/3/2007, VNPT đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc ứng dụng mã vạch cho dịch vụ BKQT. Mục đích của ứng dụng mã vạch để tạo thuận lợi cho công tác điều tra khiếu nại bưu chính tại các nước đến. Đây cũng là cơ sở để Bưu chính Việt Nam được hưởng thêm 15% cước bản cảnh bưu kiện hàng năm (là cước mà nước nhận bưu kiện phải trả cho nước đi phát). Mã vạch áp dụng cho BKQT theo tiêu chuẩn Code39 của ISO, gồm 2 phần thông tin: Phần thông tin dưới dạng mã vạch để dùng cho máy đọc mã; phần thông tin dưới dạng ký tự và chữ số tương ứng với phần thể hiện trong mã vạch. Phần thông tin ký tự và chữ số để tạo điều kiện đọc số hiệu bưu kiện bằng mắt thường trong trường hợp không có đầu đọc, các vạch bị nhoè hoặc giấy quá bóng không đọc được bằng thiết bị.
Theo quy định, mỗi BKQT có 5 nhãn đề can mã vạch giống nhau, 4 nhãn dùng để dán lên 4 niên của phiếu gửi BKQT, 1 nhãn dùng để dán lên bưu kiện thay cho việc dán số hiệu BK2 trước đây. Số hiệu mã vạch do VNPT quy định cho từng tỉnh, các tỉnh tự in mã vạch theo đúng tiêu chuẩn quy định dưới dạng đề can rồi dán lên phiếu gửi có sẵn. Số hiệu được phân cho từng tỉnh, chỉ cần nhìn số mã vạch là biết ngay bưu kiện của tỉnh nào nên rất tiện lợi trong chia chọn.
Câu hỏi 2.6: Mô tả quy trình chứng thực của Bưu chính dưới dạng Dấu bưu chính số PostMark (theo quy trình điển hình do bưu chính Ý cung cấp)? Với năng lực sẵn có hiện nay, Tổng công ty Bưu chính Việt nam có thể triển khai cung cấp dịch vụ này được không? Tại sao?
- Chứng thực chữ ký số là một khái niệm khá mới đối với các doanh nghiệp do mới được triển khai ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chữ ký số lại đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tương lai của TMĐT và chính phủ điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Chữ ký số là công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho giao dịch trên môi trường Internet. Chữ ký số sẽ giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân yên tâm với các giao dịch điện tử của mình trong môi trường Internet. Việc ứng dụng chữ ký số sẽ đem lại cho doanh nghiệp, tổ chức rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, giấy tờ, thư điện tử; giúp đẩy nhanh các giao dịch qua mạng trong khi vẫn đảm bảo độ an toàn và bảo mật thông tin; v.v…
- Quy trình chứng thực của Bưu chính dưới dạng Dấu bưu chính số PostMark (theo quy trình điển hình do bưu chính Ý cung cấp) như sau:
Trước khi sử dụng dịch vụ này máy tính của người dùng cần được cài đặt phần mềm chứng thực chữ ký số. Để sử dụng chữ ký số cần phải đăng ký chứng thư số và tạo khóa bí mật lưu vào trong PKI Token với nhà cung cấp dịch vụ như VNPT-CA. Sau khi cài đặt xong các ứng dụng thông thường trên máy tính của người dùng như Adobe Acrobat, Microsoft Outlook, Outlook Express, Mozilla Thurnderbird, Microsoft Office Word, Excel, PowerPoint... xuất hiện biểu tượng PostMark trên thanh công cụ và người dùng có thể sử dụng ngay.
Sau khi tạo lập văn bản word => Kích bảo biểu tượng chứng thực số, xác định một mã khóa cho văn bản để khóa trái văn bản => Khóa văn bản sẽ xuất hiện trong văn bản đó, văn bản này đã được bảo mật => Sau đó dữ liệu sẽ được chuyển đi => Đầu nhận sẽ tiếp nhận thông tin tại Document => Gõ khóa, để mở văn bản => Đọc tài liệu.
Với năng lực sẵn có hiện nay như cơ sở hạ tầng và mạng lưới rộng khắp toàn quốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam có khả năng triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số này một cách tốt nhất.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có 05 đơn vị gồm: VNPT, Viettel, Bkis, Nacencomm và FPT được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Trong đó VNPT là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đầu tiên của Việt Nam. Dịch vụ chứng thực chữ ký số của VNPT (gọi tắt là dịch vụ VNPT-CA) được xây dựng theo Nghị định 26/2007/NĐ-CP của chính phủ. Theo quy định của Nghị định này thì VNPT-CA là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, có đối tượng khách hàng là người dùng cá nhân (người dân) và các tổ chức, doanh nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp tư nhân đều có thể sử dụng dịch vụ này ngay khi VNPT cung cấp dịch vụ.
Việc đăng ký sử dụng dịch vụ được thực hiện thông qua các kênh bán hàng của VNPT/VDC tại tất cả các tỉnh/thành trên toàn quốc, với các điểm giao dịch khách hàng và đăng ký dịch vụ của Bưu điện 63 tỉnh/thành.
Thủ tục đăng ký tương tự như đăng ký các dịch vụ viễn thông của VNPT. Tuy nhiên do đặc thù quy định pháp lý chữ ký số là tương đương với chữ ký tay nên có thể phải thêm một số giấy tờ xác thực nguồn gốc thông tin của doanh nghiệp hay người dùng chặt chẽ hơn (ví dụ: bản sao có công chứng giấy tờ của doanh nghiệp...).
Câu hỏi 3.6: Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ và trình bày quy trình hoạt động của một hệ thống công nghệ chia chọn thư và bưu thiếp tại một trung tâm khai thác vùng?
Sơ đồ:
Phân loại => Lật mặt => Hủy tem => Đọc địa chỉ => In mã => Đọc mã => Phân hướng.
Quy trình hoạt động của hệ thống công nghệ chia chọn thư và bưu thiếp:
Toàn bộ quy trình được chia làm ba phần chính và sử dụng các thiết bị khác nhau trong hệ thống xử lý:
+ Giai đoạn chuẩn bị (pre-processing) bằng thiết bị Phân loại, Lật mặt, Hủy tem (CFC- Culler- Facer – Canceller)
Thư tín nhận được từ các bưu cục được chuyển đến các thiết bị để chuẩn bị CFC. Tại CFC thư tín được phân loại sơ bộ thành bưu gửi đạt tiêu chuẩn, bưu gửi quá khổ, bưu gửi cuộn dính, bưu gửi cứng và các vật phẩm không là bưu gửi. Đối với thư không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại ra để phân loại thủ công. Thư đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang module lật mặt. Module lật mặt nhằm phát hiện bưu gửi không tem, bưu gửi có tem nhưng không đúng vị trí, tiến hành lật mặt và xoay chiều bưu gửi cho đúng chiều. Sau đó bưu gửi được đưa sang thiết bị hủy tem, phát hiện kim loại, bưu gửi bị rách hoặc bị xé và tiến hành hủy tem. Đầu vào của hệ thống là bưu gửi đã được phân loại, lật mặt đúng chiều cần thiết. Module này chỉ kéo bưu gửi vào và xóa tem vào đúng góc quy định của thư tín. Thông thường tem sau khi hủy thường có dạng sóng mờ trên tem.
+ Sau đó bưu gửi được chuyển sang giai đoạn đọc địa chỉ và mã hóa (Reading and Coding) bằng OCR/VCS:
Bưu gửi sẽ được làm phẳng, tách dính và làm khô thư. Module đọc địa chỉ sẽ thực hiện đọc địa chỉ trực tuyến bằng máy quét hoặc đọc địa chỉ không trực tuyến bằng cách chuyển hình ảnh đến video coding. Sau đó chuyển sang modun mã hóa sẽ nhận dạng địa chỉ tự động, những địa chỉ không nhận dạng được chuyển thực hiện thủ công. Sau đó in mã vạch lên bì thư, chuyển vào khay mang sang máy phân hướng thư.
Máy phân hướng sẽ đọc địa chỉ trên bì thư và phân hướng theo địa chỉ. Các thư tín sau khi được chia sẽ được đóng gói và đưa vào các túi hoặc khay để chuyển thư đi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương môn công nghệ bưu chính.doc