Huyện Bắc Quang trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả nhất định về phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn
còn những tồn tại, nhiều tiềm năng nông,
lâm nghiệp chưa được khai thác, hiệu quả
sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của
nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều
khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất đã có nhưng còn chậm so với
yêu cầu, nhiều tiến bộ khoa học đưa vào
chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Mặt
khác trình độ thâm canh đang còn thấp, các
loại sâu bệnh hại chưa có biện pháp phòng
trừ thích hợp. Vốn đầu tư cho sản xuất còn
thiếu và hiệu quả đầu tư còn thấp. Chưa làm
tốt khâu tiêu thụ các sản phẩm nông sản
hàng hoá Để phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang
cần phải thực hiện các giải pháp theo đề xuất
của tác giả. Với những giải pháp trên đây,
nếu được thực hiện đồng bộ và tính toán cụ
thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai
thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng
vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện
hội nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc
Quang - tỉnh Hà Giang.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quang – Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
109
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG – HÀ GIANG
Trần Đình Tuấn1, Nguyễn Thị Châu2, Lê Thị Thu Hương3
1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên
3Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bắc Quang là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn
quả và cây công nghiệp dài ngày. Trong thời gian qua Bắc Quang đã đạt được những kết quả
nhất định về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên sản xuất vẫn mang
tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang tính thương
hiệu chưa được coi trọng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Qua
nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 4 định hướng và 7 giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang. Những giải pháp trên đây, nếu được thực hiện đồng
bộ và tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của
từng vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện hội
nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; sản xuất nông sản hàng hóa;
sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp
nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức
quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và
khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đã đặt ra cho sản xuất nông nghiệp
nước ta những thời cơ và thách thức mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Hiện nay và
trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân vẫn có tầm chiến
lược đặc biệt quan trọng... Thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản
xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao Xây dựng các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung, gắn với việc chuyển giao
công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục
tình trạng sản xuất manh mún, tự phát”.
Bắc Quang là một huyện vùng thấp của tỉnh
Hà Giang, có vị trí là cửa ngõ với các địa
phương ở khu vực phía Nam của tỉnh. Bắc
Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả
*
Tel: 0912 039920
và cây công nghiệp dài ngày. Mặc dù trong
những năm vừa qua, huyện đã có chủ trương
đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản
xuất, chuyển dần sang hướng sản xuất hàng
hóa. Tuy nhiên trên thực tế, sản xuất vẫn
mang tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn
đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang
tính thương hiệu chưa được coi trọng, nhất là
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới
Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra hướng đi và giải
pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang, Hà
Giang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn cho mục tiêu giải quyết các vấn đề
nêu trên.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG
HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG
Theo số liệu thống kê năm 2010, Bắc Quang
có tổng diện tích tự nhiên là 83,951.6ha, trong
đó đất nông nghiệp là 17.068,1ha (chiếm
20,33% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là
66.305,5ha (chiếm 78,98%). Dân số của huyện
năm 2010 là 109.734 người, với 48.268 lao
động, trong đó lao động nông nghiệp là 32.352
người, chiếm 67,0% tổng lao động của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
110
Hiện nay ở Bắc Quang có 19 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân
tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh. Về hành chính,
toàn huyện có 02 thị trấn và 21 xã. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 17,5%. Sản
lượng lương thực bình quân/người/năm đạt
453kg. Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm thủy
sản chiếm 34,44%, ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm 29,53% và ngành thương mại -
dịch vụ chiếm 36,03% trong tổng cơ cấu kinh
tế của huyện. Như vậy, cơ cấu kinh tế trong
giai đoạn 2008-2010 của huyện Bắc Quang có
xu hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất nông lâm
nghiệp và thương mại - dịch vụ , giảm dần tỷ
trọng ngành công nghiệp & xây dựng.
Với điều kiện về đất đai, lao động, tập quán
canh tác, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, ... của
huyện thì phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá là hướng đi tất yếu. Trong những
năm qua cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển
dịch theo hướng tăng dần diện tích, sản
lượng, giá trị và giá trị hàng hóa các loại cây
có giá trị kinh tế cao.
Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ
cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi
và dần trở thành tập quán sản xuất. Đến nay ở
huyện Bắc Quang đã xuất hiện một số mô hình
sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều
tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp
thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản
sau thu hoạch được áp dụng đã nâng cao
hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa
với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như
rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn
gia súc, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và
dài ngày Nhiều mô hình trang trại chuyên
canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được
hình thành và phát triển.
Cùng với sản xuất ngành trồng trọt, những
năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện
phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất
lượng, đây là một trong những hướng mũi
nhọn mà huyện Bắc Quang đã xác định nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.
Từ năm 2008 đến năm 2010, huyện đã triển
khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn
lợn, bò thịt. Thực hiện trợ giá giống lợn
ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo
cho đàn lợn và bò thịt, hỗ trợ lãi suất cho
nông dân đầu tư mua lợn giống Kết quả
giai đoạn 2008 – 2010, giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi tăng bình quân 24,2 % năm 2009 so
với năm 2008 và 22,5% năm 2010 so với năm
2009. Số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, đàn
lợn đạt mức tăng trưởng 10,6% năm 2010 so
với năm 2009.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn,
thú y và các phương thức chăn nuôi mới được
ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia
súc, gia cầm được nâng lên. Nhiều giống gia
súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao
được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã
hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt
hướng nạc, gia cầm, thủy cầm với quy mô
khá lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và
bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa
đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn,
áp dụng tiêu chí trang trại mới sửa đổi năm
2003, thì số lượng mô hình kinh tế trang trại
hiện nay của huyện là 82 trang trại. Tỷ lệ
trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm
32/82 trang trại. Trang trại chuyên chăn nuôi
còn ít chiếm 14/82 trang trại. Việc phát triển
mô hình kinh tế trang trại là tất yếu của nền
sản xuất hàng hóa của huyện Bắc Quang, đặc
biệt là hướng phát triển trang trại chăn nuôi.
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của Bắc
Quang. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm
tới 79% so với tổng diện tích tự nhiên, trong
những năm qua huyện đã tổ chức khoanh nuôi
bảo vệ rừng tự nhiên và đẩy mạnh công tác
trồng rừng mới theo hướng sản xuất hàng
hóa. Việc khai thác cũng được quản lý để
nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế với bảo
vệ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
111
Bảng 1. Tình hình sản xuất hàng hóa một số cây trồng chính ở Bắc Quang
TT Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 So sánh (%)
09/08 10/09
I Cây Lúa
1 Diện tích ha 7.675 7.670 7.696 99,93 100,34
2 Giá trị sản xuất tr.đ 98.285 104.297 108.249 106,10 103,80
3 Tỷ suất hàng hóa % 11,03 12,5 15,6 113,30 124,80
II Cây củ có bột
1 Diện tích ha 630,0 1052,0 1645,0 167,0 156,4
2 Giá trị sản xuất tr.đ 7.510,7 15.026,3 26.737,2 100,1 177,9
3 Tỷ suất hàng hóa % 51,2 58,0 67,9 113,3 117,0
III Đậu các loại
1 Diện tích ha 174 159,9 188 91,9 117,6
2 Giá trị sản xuất tr.đ 290,4 326,7 392,16 112,5 120,0
3 Tỷ suất hàng hóa % 43,2 53,8 59,7 124,5 111,0
IV Cây chè
1 Diện tích ha 2438 2783 3050 114,2 109,6
2 Giá trị sản xuất tr.đ 27.547,5 36.372 43.215 132,0 118,8
3 Tỷ suất hàng hóa % 81,24 84,57 90,2 104,1 106,7
V
1 Diện tích ha 2.102,0 2.288,0 2.040,0 108,8 89,2
2 Giá trị sản xuất tr.đ 33.630,0 39.321,0 47.136,0 116,9 119,9
3 Tỷ suất hàng hóa % 60,2 64,5 66,8 107,1 103,6
Nguồn: Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê huyện Bắc Quang
Bảng 2. Tình hình sản xuất một số vật nuôi chính huyện Bắc Quang
TT Chỉ tiêu Đvt
Năm So sánh (%)
2008 2009 2010 09/08 10/09
I Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi tr.đ 22.304 27.704 33.936 124,2 122,5
1 Chăn nuôi gia súc tr.đ 16.678 20.158 24.643 120,9 122,2
Tỷ suất hàng hóa % 70,01 65,82 70,89 -6,0 107,7
2 Chăn nuôi gia cầm tr.đ 2.017 2.120 2.535 105,1 119,6
Tỷ suất hàng hóa % 52,2 58,9 62,08 112,8 105,4
3 Chăn nuôi khác tr.đ 638 850 1.057 133,2 124,4
Tỷ suất hàng hóa % 51,14 53,76 58,22 105,1 108,3
4 Sản phẩm không qua giết thịt tr.đ 2.850 4.456 5.572 156,4 125,0
Tỷ suất hàng hóa % 58,35 64,34 68,21 110,3 106,0
II Số lượng gia súc, gia cầm
1 Tổng đàn trâu Con 22.918 23.612 24.412 103,0 103,4
2 Tổng đàn bò Con 691 702 743 101,6 105,8
3 Tổng đàn lợn Con 58.609 61.478 68.019 104,9 110,6
4 Tổng đàn gia cầm 1000
con
618 637 695 103,0 109,2
III Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
1 Thịt trâu, bò hơi Tấn 7,5 23,8 223,4 317,3 938,7
2 Thịt lợn hơi Tấn 1.865 2.000 2.308 107,2 115,4
3 Thịt gia cầm Tấn 315 350 395 111,1 112,9
Nguồn: Phòng Kinh tế và Niên giám thống kê huyện Bắc Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
112
Bảng 3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp huyện Bắc Quang
TT Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 So sánh 2010/2009 Số lượng (%)
1. Trồng rừng
1.1 Trồng rừng tập trung ha 5.454 9.686 4.232 77,6
1.2 Trồng cây phân tán Cây 4.093 6.742 2.649 64,7
2. Khai thác rừng
2.1 Khai thác gỗ m3 33.060 13.010 -20.050 -60,6
2.2 Khai thác củi Ste 196.200 201.690 5.490 2,8
2.3 Tre, vầu, hóp 1000cây 21.960 24.356 2.396 10,9
2.4 Nứa 1000cây 68,5 90 21,5 31,4
2.5 Lá dong 1000 tàu 1.740 2.104 364 20,9
2.6 Lá cọ 1000 tàu 4.970 5.870 900 18,1
2.7 Mây m3 7.460 8.016 556 7,5
Nguồn: Phòng Kinh tế và Niên giám thống kê huyện Bắc Quang
Diện tích rừng trồng mới năm 2010 đạt
4.232ha đạt 88,19% kế hoạch, tăng 77,6% so
với năm 2009. Bên cạnh đó, công tác tăng
cường nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng;
quản lý, cấp phép khai thác, vận chuyển lâm
sản trên địa bàn để quản lý và bảo vệ rừng
một cách hữu hiệu hơn. Trong năm 2009 đã
thu hồi hơn 10 nghìn m3 gỗ khai thác và vận
chuyển trái phép, xử lý 45 trường hợp vi
phạm Luật Bảo vệ rừng, tịch thu nộp ngân
sách nhà nước trên 200 triệu đồng.
Ngoài ra, UBND huyện đã cử đoàn cán bộ
của huyện, xã và đại diện một số hộ trồng cây
cao su đi học tập kinh nghiệm trồng cây cao
su ở Trung Quốc và các tỉnh miền Trung để
phát triển cây công nghiệp tại địa phương.
Năm 2010 tiến hành quy hoạch để trồng mới
1.200 ha cao su theo chỉ tiêu tỉnh giao.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở
HUYỆN BẮC QUANG
Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp
theo hướng hàng hóa ở huyện Bắc Quang đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể là:
(1) Tốc độ tăng trưởng của ngành nông
nghiệp liên tục tăng, năm sau cao hơn năm
trước. (2) Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt
giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp tăng mạnh. (3) Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu
cây trồng đã có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng diện tích cây có giá trị kinh tế
cao, giảm diện tích cây có giá trị kinh tế thấp
phù hợp với nhu cầu thị trường. Đã xuất hiện
nhiều mô hình trang trại sản xuất hàng hóa
quy mô vừa và nhỏ, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. (4) Ngành chăn nuôi đang từng bước
phát triển vững chắc, trở thành lĩnh vực mũi
nhọn trong sản xuất nông nghiệp huyện Bắc
Quang. Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục
tăng, chất lượng đàn trâu, bò, đàn lợn đã được
nâng lên. (5) Kinh tế hộ nông dân ở huyện
Bắc Quang không ngừng phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở kết hợp
đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo
yêu cầu của thị trường. Cơ cấu đất trồng cây
công nghiệp và cây ăn quả có xu hướng tăng
sản lượng cây ăn quả là thế mạnh của huyện
như sản phẩm cam sành. UBND huyện tiếp
tục chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tuyển chọn các loại
cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường
như: Chè, na, nhãn, cây cao su để trồng
mới hoặc thay thế. Trong chăn nuôi tiếp tục
đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc ở
các xã vùng cao của huyện, ở xã thấp thì phát
triển tiểu gia súc và gia cầm.
Những hạn chế, tồn tại:
(1) Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp
đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển
dịch còn chậm, giá trị sản xuất ngành trồng
trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thủy
sản còn rất thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất
của toàn ngành. (2) Quy mô sản xuất còn nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
113
lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô
hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn chưa
nhiều. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn
thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.
Sự đa dạng hóa cây trồng còn chậm. (3) Chưa
chú trọng công tác phát triển thương hiệu cho
các sản phẩm đặc sản vùng miền như cam Hà
Giang. Cho nên sản phẩm vẫn rơi vào tình
trạng được mùa thì mất giá. Giá cả vẫn bị tư
thương thao túng chứ không do thị trường
quyết định. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh diễn
ra phức tạp hiện chưa có giải pháp khắc phục
triệt để. (4) Công nghệ sản xuất còn lạc hậu,
mức độ áp dụng kỹ thuật – công nghệ và cơ
giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất còn hạn
chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật còn chậm, các mô hình sản xuất có hiệu
quả chưa được nhân rộng, nhất là đối với các
xã vùng sâu, xa. (5) Vấn đề bảo quản và chế
biến nông sản, nhất là chế biến cây ăn quả
chưa được chú trọng phát triển, do vậy tình
trạng được mùa rớt giá dẫn đến hiệu quả sản
xuất giảm chưa được khắc phục.
Trước thực trạng và những vấn đề đặt ra trên
đây, để tiếp tục phát triển nông nghiệp huyện
Bắc Quang theo hướng sản xuất hàng hóa,
một vấn đề then chốt là phải xác định đúng
phương hướng phát triển, đồng thời cần có
một hệ thống các giải pháp hữu hiệu để thực
hiện các mục tiêu đề ra.
Các phương án kết hợp tổng hợp
Phương án I (S1O1; O1W1; S1,3T2; T2W1,2):
Phương án này cho thấy có ưu điểm là khắc
phục được sự bất hợp lý hiện nay trong cơ
cấu nội bộ ngành nông nghiệp, qua đó nâng
cao giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, đưa cơ
cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch
theo hướng tiến bộ. Song để có được một có
cấu kinh tế nông thôn hợp lý thì sự chuyển
dịch này là chưa đủ mà cần có một sự
chuyển dịch đồng bộ của tất cả các mặt trong
cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, phương án
này chưa thực sự khả quan.
Phương án II (S5O1; O3W4; S4O3; T3W3 ):
Theo phương án này tỉnh sẽ có định hướng
chiến lược lâu dài, tận dụng được hầu hết các
nguồn lực sẵn có ở địa phương, tranh thủ cơ
hội, khắc phục khó khăn chú trọng vào cơ sở
hạ tầng nông thôn, lấy yếu tố con người làm
trung tâm coi đó là nhân tố quyết định, đưa
công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn
trở thành thế mạnh. Cùng với việc đẩy mạnh
cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông
thôn tiến lên sản xuất hàng hoá lớn. Đây có
thể coi làn một phương án khả thi được dựa
trên những nền tảng cơ bản nhất của nông
thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn ở huyện Bắc Quang - Hà Giang
có hiệu quả.
Phương án III (S2O2; O4W3; S4O4; T4W4):
Theo phương án này, để có thể chuyển dịch
có cấu kinh tế nông thôn huyện Bắc Quang
tỉnh Hà Giang phải dựa chủ yếu vào sự phát
triển của ngành công nghiệp thúc đẩy nông
nghiệp và nông thôn phát triển. Song cũng
theo phương án này sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn sẽ bị thụ động, không bền
vững chịu sự tác động của các nhân tố không
bất định như: đầu tư viện trợ nước ngoài, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của huyện (GDP). Do
đó, phương án III còn nhiều bất cập và cần
được khắc phục, lựa chọn các phương án
khác có hiệu quả hơn.
Lựa chọn phương án phù hợp
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
những năm qua, cùng với các điều kiện kinh
tế - xã hội trên địa bàn, cũng như các tiềm
năng, cơ hội và các nguồn lực có thể huy
động được trong những năm tới, đồng thời
căn cứ vào điều kiện thực tế cho thấy trong 3
phương án thì Phương án II có khả năng
đáp ứng được một cách toàn diện và đầy đủ
nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện phương án II (S5O1; O3W4; S4O3;
T3W3 ) cho phép phát triển các ngành công
nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần
nâng cao giá trị hàng hoá nông sản. Xác định
được ngành mũi nhọn ở nông thôn trong
những năm tới phải là công nghiệp chế biến,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
114
tiếp tục duy trì sản xuất và chế biến cam, chè
trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, coi
đây là loại cây mũi nhọn cần được khai thác
có hiệu quả. Đồng thời khai thác triệt để tiềm
năng đất đai. Theo phương án này, cơ sở hạ
tầng nông thôn là yếu tố then chốt mang
nhiều ý nghĩa quyết định trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, thực hiện
phương án này sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư
xây dựng nâng cấp hệ thống hạ tầng nông thôn.
Bảng 4. Phân tích SWOT đối với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
ở huyện Bắc Quang
Các yếu tố môi trường
S. Các điểm mạnh
1. Có vị trí địa lý thuận lợi
2. Có hệ thống giao thông nông
thôn khá đồng bộ.
3. Có sự ổn định về kinh tế,
chính trị - xã hội
4. Có sản phẩm đặc trưng vùng
miền (Cam sành Hà Giang).
W. Các điểm yếu
1. Trong nông thôn sản xuất
nông nghiệp vẫn là chủ yếu,
chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ.
2. Kinh tế hộ chủ yếu vẫn là sản
xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ; kinh
tế hợp tác, HTX, kinh tế trang
trại nhìn chung còn chậm đổi
mới, tiềm lực và hiệu quả sản
xuất thấp.
3. Công nghiệp nông thôn chậm
phát triển, cơ khí hoá nông
nghiệp chưa được đầu tư đúng
mức.
4. Thị trường hàng hoá nông
thôn, dịch vụ nông thôn chưa đa
dạng, chậm phát triển.
O. Các cơ hội
1. Các trong thời kỳ hội nhập,
nhiều nhà đầu tư trong nước và
ngoài nước quan tâm đến tiềm
năng của Hà Giang
2- Thời kỳ của sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật. Áp dụng vào sản
xuất nông nghiệp.
3. Tỉnh định hướng phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm
sản, đặc biệt là công nghiệp chế
biến chè xuất khẩu.
Hướng kết hợp S/O
1. S1O1 đẩy mạnh phát triển
công nghiệp nông thôn, tăng
cường các loại hình dịch vụ và
giao lưu thương mại.
2. S2O2 phát triển giáo dục đào
tạo, nâng cao dân trí, chuyển
dịch cơ cấu lao động.
3. S4O3 Cơ khí hoá nông
nghiệp, sản xuất nông sản hàng
hoá xuất khẩu.
4. S5O1 Có chiến lược về phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn.
Hướng kết hợp O/W
1. O1W1 Cần tạo điều kiện về cơ
chế, chính sách hướng các nhà
đầu tư vào phát triển chăn nuôi.
2. O2W2 khuyến khích sản xuất
lớn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
3. O4W3 Tranh thủ chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật hiện đại,
tìm kiếm nguồn viện trợ cho dự
án có khí hoá và điện khí hoá
nông thôn.
4. S5O1Ưu tiên công nghiệp chế
biến và dịch vụ sau sản phẩm:
Chế biến bột cam khô, tinh dầu
cam, chế biến chè
T. Các thách thức
1. Dân số nông thôn ngày càng
đông.
2. Có xu hướng gia tăng tỷ trọng
ngành trồng trọt và giảm tỷ
trọng ngành chăn nuôi.
3. Cơ sở hạ tầng nông thôn được
xây dựng đã lâu và đang xuống
cấp.
4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh nói chung và ngành
nông nghiệp, nông thôn nói
riêng còn thấp.
Hướng kết hợp S/T
1. S1,3T2 Tăng cường lưu thông
sản phẩm nông sản, nhập và
nhân rộng các loại vật nuôi có
năng suất và chất lượng cao.
2. S2T1 Đào tạo lao động công
nghiệp từ khu vực nông thôn,
nâng cao dân trí, đô thị hoá
nông thôn.
3. S4T4 Lấy công nghiệp làm
động lực cho phát triển kinh tế
chung, thúc đẩy công nghiệp
nông thôn phát triển.
Hướng kết hợp T/W
1. T3W3 Cần tiếp tục đầu tư cơ
sở hạ tầng cho nông thôn.
2. T2W1,2 Khuyến khích phát
triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã
và kinh tế trang trại, hướng các
loại hình kinh tế này cùng kinh
tế hộ phát triển chăn nuôi.
3. T4W4 Cần đầu tư đưa công
nghệ và dịch vụ nông thôn phát
triển gắn liền với việc phát triển
thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
115
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở BẮC
QUANG
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa ở Bắc Quang cần
thực hiện một số định hướng và giải pháp
theo đề xuất như sau:
* Một số định hướng: (1) Phát triển nền
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
một cách bền vững, nhằm khai thác có hiệu
quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên địa
bàn huyện; (2) Phát triển nền nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá phải gắn với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn, với quá trình hội nhập vào
nền kinh tế trong nước và nước ngoài; (3)
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá phải gắn liền với xây dựng nông
thôn mới và bảo vệ môi trường bền vững; (4)
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá phải có sự điều hành, quản lý của
Nhà nước.
* Một số giải pháp chủ yếu: (1) Quy hoạch
sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn
hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá; (2) Hỗ trợ phát triển về số
lượng và quy mô trang trại; (3) Phát huy vai
trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô
hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp hàng
hóa; (4) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật nông nghiệp để năng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông
nghiệp hàng hoá; (5) Đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sản xuất, thị trường tiêu
thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường nông
thôn: (6) Tăng cường vốn đầu tư cho sản
xuất nông nghiệp hàng hóa; (7) Xây dựng
vùng sản xuất an toàn, phát triển thương hiệu
nông sản cam Hà Giang đối với thị trường
trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Huyện Bắc Quang trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả nhất định về phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn
còn những tồn tại, nhiều tiềm năng nông,
lâm nghiệp chưa được khai thác, hiệu quả
sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của
nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều
khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất đã có nhưng còn chậm so với
yêu cầu, nhiều tiến bộ khoa học đưa vào
chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Mặt
khác trình độ thâm canh đang còn thấp, các
loại sâu bệnh hại chưa có biện pháp phòng
trừ thích hợp. Vốn đầu tư cho sản xuất còn
thiếu và hiệu quả đầu tư còn thấp. Chưa làm
tốt khâu tiêu thụ các sản phẩm nông sản
hàng hoá Để phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang
cần phải thực hiện các giải pháp theo đề xuất
của tác giả. Với những giải pháp trên đây,
nếu được thực hiện đồng bộ và tính toán cụ
thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai
thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng
vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện
hội nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc
Quang - tỉnh Hà Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Tổng kết lý
luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[3]. Huyện ủy Bắc Quang (2010), Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XIX.
[4]. Phòng Thống kê huyện Bắc Quang, Niên giám
thống kê 2008-2010
[5]. Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang, Báo cáo
tình hình phát triển kinh tế - xã hội các năm từ
2008 đến 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 109 - 116
116
SUMMARY
PROMOTING AGRICULTURAL DEVELOPMENT TOWARDS GOODS
PRODUCTION IN BAC QUANG - HA GIANG
Tran Dinh Tuan1*, Nguyen Thi Chau2, Le Thi Thu Huong3
1College of Economy and Business Administration – TNU
2College of Agriculture and Forestry – TNU
3Thai Nguyen Electromecanics – Metalurgical Vocation College
Bac Quang has many favorable conditions for developing agriculture and forestry, especially fruit
trees and long-term industrial crops. Through the years, Bac Quang has achieved certain results in
the development towards production of agricultural goods. However, production is
spontaneous, run by market production problem; quality of goods bearing the trademark has not
been taken seriously, especially in terms of integration and region By doing research, the
author has suggested four orientations and seven solutions to agricultural development in the
direction of commodity production in Bac Quang district. If these above solutions are
implemented comprehensively and specifically, it will achieve high efficiency in
exploiting effectively the comparative advantages of each region, promote agricultural
development towards production of goods in the conditions of successful economic integration in
the district of Bac Quang - Ha Giang province.
Key words: Restructure the economy towards commodity production, production of agricultural
products, agricultural production in Bac Quang
*
Tel: 0912 039920
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_manh_phat_trien_nong_nghiep_theo_huong_san_xuat_hang_hoa.pdf