Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học “phương pháp dạy học hóa học Phổ thông” - Phan Đồng Châu Thủy
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIÚP THỰC HIỆN DHDA CÓ HIỆU QUẢ
Để triển khai DHDA hiệu quả trong môn học Phương pháp dạy học hóa học phổ thông
nói riêng và trong dạy học nói chung, theo chúng tôi cần chú ý các yêu cầu sau:
• Đối với giảng viên
- Quan sát các hoạt động của SV trực tiếp hoặc gián tiếp và chỉ đưa ra ý kiến tư vấn
khi cần thiết, không can thiệp và ép buộc SV thực hiện các công việc theo ý kiến
chủ quan của mình.
- Cần sẵn sàng thay đổi vai trò để trở thành người học trong một số trường hợp để
lắng nghe ý kiến của SV.
- Chọn những tình huống giả thực tế định phù hợp với tâm sinh lý và sở thích, sở
trường của người học để xây dựng ý tưởng dự án.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá hợp lý với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
• Đối với SV
- Trong hợp tác nhóm, cần biết nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng.
- Phân công công việc hợp lý và có thời hạn hoàn thành cụ thể.
- Sáng tạo trong công việc và cách giải quyết vấn đề.
- Bám sát mục tiêu dự án, bộ câu hỏi định hướng và các tiêu chí đánh giá của giảng
viên.
5. KẾT LUẬN
DHDA giúp cho người học hiểu sâu hơn về kiến thức bộ môn thông qua những hoạt
động mang tính thực tế. Mặt khác, DHDA còn làm phong phú, mở rộng kiến thức của
môn học và đặc biệt là tăng thêm tính thực tiễn, tính hiệu quả của giáo dục. Vì vậy, việc
sử dụng DHDA để tích hợp giáo dục môi trường là một sự lựa chọn phù hợp thực tế.
DHDA cho SV sư phạm có tích hợp giáo dục môi trường không những có tác dụng giáo
dục môi trường cho những giáo viên trong tương lai mà còn hướng dẫn các em biết tích
hợp giáo dục môi trường trong các bài dạy về hóa học cho học sinh sau này.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học “phương pháp dạy học hóa học Phổ thông” - Phan Đồng Châu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 31-38
DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG
MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG”
PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY
Trường Ðại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học (PPDH) dựa trên
những dự án có liên quan đến các vấn đề thực tế cuộc sống. DHDA tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo dục môi trường - một nội dung không kém phần quan
trọng trong nhà trường. Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc thiết kế và ví
dụ dự án dạy học môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” có
tích hợp giáo dục môi trường.
Từ khóa: Dạy học dự án, giáo dục môi trường, phương pháp dạy học hóa
học phổ thông
1. GIỚI THIỆU
Giáo dục môi trường là giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như người lớn để họ có hiểu biết,
trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” [1], [3].
DHDA là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với
thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết
quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể
giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ
thể Cốt lõi của phương pháp DHDA là xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ tình huống
thực tiễn có vấn đề.
Môn học Phương pháp dạy học hóa học phổ thông là một môn học quan trọng trong
chương trình đào đạo giáo viên hóa học phổ thông. Mục đích của môn học là [4]:
- Giúp sinh viên (SV) biết và hiểu rõ nội dung và cấu trúc chương trình hóa học phổ
thông. Từ đó, SV có một cách nhìn bao quát toàn bộ chương trình, thấy được sự
liên quan giữa các nội dung, các chương, các bài trước khi tìm hiểu các dạng bài
cụ thể.
- Giúp SV hiểu và biết cách vận dụng hợp lí các nguyên tắc cơ bản và các PPDH
được sử dụng trong các dạng bài lên lớp.
- Hướng dẫn SV biết cách chọn lọc các kiến thức chuyên ngành phù hợp để giảng
dạy các nội dung khó trong chương trình hóa học phổ thông ở mức độ cơ bản và
nâng cao.
32 PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY
- Cung cấp một số kiến thức cơ bản ban đầu, tạo điều kiện cho SV vận dụng các kỹ
năng nghiệp vụ sư phạm vào tập giảng, chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm đợt 1
tại các trường phổ thông trước mắt cũng như việc dạy học ở trường THPT sau khi
tốt nghiệp.
Với mục đích như trên, nội dung của môn học bao gồm phần tìm hiểu nội dung và cấu
trúc chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông và các chương, mục liên quan đến
việc tổ chức, giảng dạy các loại bài về thuyết, định luật, các chất và nguyên tố hóa học,
các bài về hữu cơ, sản xuất hóa học [2] Các nội dung này liên quan đến thực tế dạy
học của SV sư phạm và ít nhiều liên quan đến vấn đề môi trường nên rất dễ dàng tích
hợp giáo dục môi trường bằng phương pháp DHDA.
2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
DHDA rất phù hợp để tích hợp giáo dục môi trường - một lĩnh vực giáo dục liên ngành
mang tính thực tế. Nội dung giáo dục môi trường cần được tích hợp trong các môn học
thông qua các chương, bài cụ thể. Tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình giảng
dạy theo phương pháp DHDA cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn nội dung bài học liên quan đến vấn đề môi trường để xây dựng dự án.
SV thực hiện dự án để tìm hiểu kiến thức bài học thì đồng thời cũng được giáo
dục về môi trường. Nhất thiết không được làm thay đổi tính đặc trưng môn học,
không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường.
- Xác định mục tiêu dự án cần chú ý khai thác nội dung giáo dục môi trường có
chọn lọc, không nên quá chú trọng làm mất tính trọng tâm của kiến thức bài học.
- Khi xây dựng ý tưởng dự án nên yêu cầu người học liên hệ với các vấn đề môi
trường thực tế ở địa phương hoặc nơi SV ở, học tập, làm việc.
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án cần có mục đánh giá về ý nghĩa
giáo dục môi trường của dự án.
3. THIẾT KẾ DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN
HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG” TẠI TRƯỜNG
ĐHSP TP.HCM
Dự án “Nguyên tố, chất hóa học và sự sống con người”
Nguyên tố, chất hóa học là những thành phần không thể thiếu trong sự sống của con
người. Những bài dạy về nguyên tố và chất hóa học luôn gắn liền với môi trường và
thực tiễn cuộc sống xung quanh ta. Do đó, thật hợp lý và thuận lợi khi giảng viên tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi dạy học chương Phương pháp giảng dạy về nguyên
tố và các chất hóa học, đồng thời hướng dẫn cho SV biết cách sử dụng DHDA có tích
hợp giáo dục môi trường.
3.1. Ý tưởng dự án
Hưởng ứng phong trào đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phong trào “Học
DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 33
sinh với môi trường” của Sở Tài nguyên và môi trường thành phố. Sở Giáo dục và Đào
tạo TP.HCM phát động cuộc thi với chủ đề: “Nguyên tố, chất hóa học và sự sống con
người”. Đối tượng tham gia dự thi: giáo viên THCS, THPT. Thể lệ cuộc thi: mỗi giáo
viên xây dựng một dự án để dạy học một bài hay một phần của bài liên quan đến
nguyên tố hay chất hóa học và thiết kế một bài trình diễn để giới thiệu dự án đó với
ban giám khảo. Với vai trò là một giáo viên hóa học tại trường “ABC”- một trong
những trường phổ thông đi đầu trong công cuộc đổi mới PPDH, hãy chọn một bài về
nguyên tố hoặc chất hóa học để thiết kế dự án và tham gia cuộc thi trên. Dự án được
giới thiệu với ban giám khảo thông qua bài trình diễn powerpoint.
3.2. Mục tiêu dự án
Kiến thức
- Biết và vận dụng những yêu cầu, PPDH các bài về nguyên tố và chất hóa học.
- Biết một số kiến thức về môi trường liên quan.
Kỹ năng
- Phát triển các năng lực sư phạm của giáo viên hóa học.
- Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin.
Thái độ
- Thấy được tầm quan trọng của các bài nguyên tố và chất hóa học.
- Giáo dục lòng yêu nghề cho SV sư phạm.
- Giáo dục môi trường.
3.3. Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Để đất nước phát triển, chúng ta phải làm gì?
Câu hỏi bài học:
- Làm thế nào để dạy học có hiệu quả các bài về nguyên tố và chất hóa học?
- Các nguyên tố và chất hóa học liên quan tới môi trường sống quanh ta như thế
nào?
Câu hỏi nội dung:
- Vị trí, ý nghĩa của các bài về nguyên tố và chất hóa học?
- Cấu trúc các bài về nguyên tố và chất hóa học?
- Những yêu cầu cơ bản về phương pháp giảng dạy các bài về nguyên tố và chất
hóa học?
- Các bài về nguyên tố và chất hóa học liên quan đến vấn đề môi trường như thế
nào?
34 PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY
3.4. Tiêu chí đánh giá bài trình diễn powerpoint
Tiêu chí đánh
giá
Mức độ (điểm từ 1-4) Điểm
4 3 2 1
Nội
dung
Bài dạy
Giới thiệu
cụ thể, đầy
đủ.
Giới thiệu
chưa cụ thể.
Giới thiệu
không đủ.
Không giới
thiệu.
Ý
tưởng
dự án
Liên hệ thực
tế hay, nêu
rõ công việc
cần thực
hiện, sản
phẩm có ý
nghĩa thực
tiễn cao.
Liên hệ thực
tế chưa thu
hút, nêu rõ
công việc
cần thực
hiện, sản
phẩm có ý
nghĩa thực
tiễn.
Liên hệ thực tế
chưa lôi cuốn,
chưa nêu rõ
công việc cần
thực hiện, sản
phẩm chưa có ý
nghĩa thực tiễn.
Không liên hệ
thực tế, chưa
nêu rõ công
việc cần thực
hiện, sản
phẩm không
có ý nghĩa
thực tiễn.
Mục
tiêu dự
án
Rõ, đủ các
chuẩn kiến
thức, chuẩn
kỹ năng và
thái độ.
Chưa đủ
chuẩn kiến
thức, chuẩn
kỹ năng và
thái độ.
Chưa chính xác
chuẩn kiến
thức, kỹ năng
và thái độ.
Sai chuẩn kiến
thức, chuẩn kỹ
năng và thái
độ.
Mẫu
sản
phẩm
- Phù hợp ý
tưởng dự án,
thu hút, đạt
yêu cầu mục
tiêu dự án.
-Có liên hệ
và làm nổi
bật vấn đề
về môi
trường.
-Phù hợp ý
tưởng dự án,
đạt yêu cầu
của mục tiêu
dự án.
-Có liên hệ
với vấn đề
môi trường.
-Chưa phù hợp
ý tưởng dự án,
chưa thể hiện
đủ mục tiêu.
-Có đề cập đến
vấn đề môi
trường nhưng
sơ sài.
-Không phù
hợp ý tưởng
dự án, không
đúng mục tiêu
dự án.
-Không liên
hệ với vấn đề
môi trường.
Hình thức
Backgroup
đẹp, phù
hợp với đề
tài, làm nổi
bật được
màu chữ.
Backgroup
đơn giản,
màu nền làm
nổi bật được
màu chữ
giúp dễ đọc.
Backgroup quá
đơn giản, màu
nền không làm
nổi bật được
màu chữ.
Backgroup
không phù
hợp với đề tài,
màu nền chưa
làm nỗi bật
màu chữ.
Chữ vừa
phải, số
dòng trên
một slide
hợp lý, hiệu
ứng hợp lý.
Chữ vừa
phải, một số
slide nhiều
chữ, hiệu
ứng hợp lý.
Slide nhiều chữ,
một vài hiệu
ứng chưa hợp
lý.
Chữ nhỏ, slide
nhiều chữ, sử
dụng các hiệu
ứng lung tung.
DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 35
Không lỗi
chính tả,
trình bày
hợp lý, hình
ảnh minh
họa, đẹp, rõ
nét.
Có một số
lỗi chính tả,
hình ảnh
minh họa
đẹp.
Lỗi chính tả,
trình bày chưa
hợp lý, hình
ảnh minh họa
chưa rõ nét.
Nhiều lỗi
chính tả, các
phần trình bày
chưa hợp lý,
hình ảnh minh
họa mờ.
Tổng điểm
3.5. Gợi ý kế hoạch thực hiện: Các nhóm lên kế hoạch và thời gian thực hiện các công
việc đã được gợi ý với vai trò là giáo viên hóa học ở một trường THPT ở địa phương.
Kế hoạch thực hiện dự án có thể như sau:
Thời gian Công việc SV phụ trách
Tìm hiểu các yêu cầu, PPDH các bài
về nguyên tố và chất hóa học.
Chọn một bài nguyên tố và chất có
liên quan đến vấn đề môi trường
đang được xã hội quan tâm để xây
dựng ý tưởng dự án.
Xác định mục tiêu dự án dựa vào
chuẩn học tập, các kiến thức và kỹ
năng cần thiết để thực hiện dự án.
Xây dựng mẫu sản phẩm.
Thiết kế bài trình diễn giới thiệu dự
án để tham gia cuộc thi.
3.6. Kết quả thực hiện dự án
Chúng tôi xin giới thiệu một số slide trong sản phẩm dự án của nhóm CHALD, lớp hóa
K37 Khoa hóa học – Đại học Sư phạm TP.HCM đã thực hiện trong năm học 2013-
2014.
36 PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY
Mẫu sản phẩm để học sinh tham khảo:
DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 37
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIÚP THỰC HIỆN DHDA CÓ HIỆU QUẢ
Để triển khai DHDA hiệu quả trong môn học Phương pháp dạy học hóa học phổ thông
nói riêng và trong dạy học nói chung, theo chúng tôi cần chú ý các yêu cầu sau:
• Đối với giảng viên
- Quan sát các hoạt động của SV trực tiếp hoặc gián tiếp và chỉ đưa ra ý kiến tư vấn
khi cần thiết, không can thiệp và ép buộc SV thực hiện các công việc theo ý kiến
chủ quan của mình.
- Cần sẵn sàng thay đổi vai trò để trở thành người học trong một số trường hợp để
lắng nghe ý kiến của SV.
- Chọn những tình huống giả thực tế định phù hợp với tâm sinh lý và sở thích, sở
trường của người học để xây dựng ý tưởng dự án.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá hợp lý với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
• Đối với SV
- Trong hợp tác nhóm, cần biết nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng.
- Phân công công việc hợp lý và có thời hạn hoàn thành cụ thể.
- Sáng tạo trong công việc và cách giải quyết vấn đề.
- Bám sát mục tiêu dự án, bộ câu hỏi định hướng và các tiêu chí đánh giá của giảng
viên.
5. KẾT LUẬN
DHDA giúp cho người học hiểu sâu hơn về kiến thức bộ môn thông qua những hoạt
động mang tính thực tế. Mặt khác, DHDA còn làm phong phú, mở rộng kiến thức của
môn học và đặc biệt là tăng thêm tính thực tiễn, tính hiệu quả của giáo dục. Vì vậy, việc
sử dụng DHDA để tích hợp giáo dục môi trường là một sự lựa chọn phù hợp thực tế.
DHDA cho SV sư phạm có tích hợp giáo dục môi trường không những có tác dụng giáo
dục môi trường cho những giáo viên trong tương lai mà còn hướng dẫn các em biết tích
hợp giáo dục môi trường trong các bài dạy về hóa học cho học sinh sau này.
38 PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Khoa học công nghệ (2010). Tài liệu tập huấn Giáo dục
bảo vệ môi trường cho giảng viên hoá học các trường Đại học – Cao đẳng Sư phạm,
Hà Nội.
[2] Trịnh Văn Biều (2003). Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP TP HCM.
[3] Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn
(2008). Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học trung học phổ thông, NXB
Giáo dục.
[4] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006). PPDH các chương mục quan trọng trong
chương trình hóa học phổ thông, ĐHSP Hà Nội.
[5] Lê Xuân Trọng (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2009).
Sách giáo khoa Hoá Học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
Title: INTEGRATING THE PROJECT-BASED-LEARNING (PBL) WITH ENVIRONMENT
EDUCATION IN THE SECTION OF: “TEACHING CHEMISTRY AT HIGH SCHOOL”
Abstract: Project-Based-Learning (PBL) is the teaching method (TM) bases on projects which
related to the practical issues of life. PBL creates favorable conditions for environmental
protection education, one of the most important subjects at high school. This article presents the
design principles and examples of teaching modules project: ”Teaching Chemistry at High
School” that integrates environment education.
Keywords: Project Based Learning, environment education, Teaching Chemistry at High
School
ThS. PHAN ÐỒNG CHÂU THỦY
Khoa Hóa học, Trường Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_353_phandongchauthuy_07_phan_dong_chau_thuy_683_2020416.pdf