Đối với các giờ luyện tập khác
Nếu như trong các giờ luyện tập về các thao tác lập luận, để hướng đến hình thành năng
lực phản biện cho người học, chúng tôi chú trọng đến việc sử dụng hệ thống bài tập để
rèn cho các em nhuần nhuyễn kĩ năng lập luận – một kĩ năng quan trọng để góp phần
xây dựng những phản biện có giá trị thì ở các tiết thực hành còn lại, chúng tôi chú trọng
đến việc làm thế nào tạo cho các em điều kiện để vừa thông qua thực hành bài tập vừa
có thể thực hành phản biện.
Điều này có thể thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như, chúng
ta có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức luyện tập cho học sinh. Thay vì thực hành
theo các bước quen thuộc, có thể thay đổi hình thức luyện tập sao cho phong phú hơn.
Ví dụ như khi dạy học bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, giáo viên có thể tổ
chức trò chơi cho học sinh đóng vai để phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Hình thức này
vừa giúp các em thực hành những kiến thức đã học, vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng
đặt câu hỏi cũng như kĩ năng phản biện. Đây cũng là một cách thức luyện tập mà học
sinh rất thích thú.
Hoặc như khi dạy học bài Luyện tập viết bản tin, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi
ai đặt tiêu đề bản tin hay nhất. Bằng việc cho học sinh một hoặc một số bản tin chưa có
tiêu đề, giáo viên có thể cho học sinh tham gia thi đặt tiêu đề cho các bản tin đó, tất nhiên,
các em phải nêu ra được những lập luận để chứng minh tiêu đề mình đặt là phù hợp và lập
luận để chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong cách đặt tiêu đề của các bạn khác.
Có thể nói, với những cách tổ chức luyện tập đa dạng như vậy sẽ tạo được cho học sinh
hứng thú học tập. Các em cũng mạnh dạn phát biểu những quan điểm riêng của cá nhân.
Khi tổ chức các hình thức luyện tập này, giáo viên cần đóng vai trò như là người tư vấn,
kết nối những học sinh với nhau, khuyến khích các em tham gia đối thoại.
3. KẾT LUẬN
Nội dung làm văn ở chương trình Ngữ văn lớp 11 có hệ thống các bài học về thao tác
lập luận đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để giáo viên rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng cần có trong phản biện. Hi vọng rằng, những đề xuất trong bài viết sẽ là những gợi
ý để mỗi giáo viên có thể vận dụng vào thực tế dạy học nhằm phát huy hết giá trị giáo
dục của các bài học này mang lại
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học các bài thực hành làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng hình thành năng lực phản biện cho học sinh - Nguyễn Thị Trúc Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 53-61
Ngày nhận bài: 14/3/2017; Hoàn thành phản biện: 21/3/2017; Ngày nhận đăng: 30/3/2017
DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH
NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH 1 - TRẦN HỮU PHONG 2
1Trường THPT Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu
2 Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Việc hình thành năng lực phản biện cho học sinh thông qua dạy
học làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 là một việc làm hữu ích, phù
hợp với xu thế dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của
giáo dục hiện nay. Dựa vào đặc điểm của loại bài thực hành làm văn ở lớp
11, có thể phát triển năng lực phản biện cho học sinh bằng nhiều hình thức
như: xây dựng hệ thống bài tập hướng đến rèn cho học sinh các kĩ năng cần
thiết cho hoạt động phản biện, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
phản biện gắn với nội dung giờ thực hành... Như vậy, qua giờ học, học sinh
không chỉ được trau dồi về kiến thức mà còn có thể hình thành được năng
lực phản biện.
Từ khóa: thực hành, bài tập làm văn, năng lực phản biện, học sinh, kĩ năng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định hướng đổi mới chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của giáo
dục Việt Nam hiện nay, phản biện là một trong những năng lực cần thiết phải trang bị
cho học sinh [1]. Trong nhà trường, năng lực phản biện có thể được hình thành qua một
số môn học nhưng chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua môn Ngữ văn. Bởi
vì, những kĩ năng cơ bản phục vụ cho giao tiếp như nghe, nói, đọc viết được hình thành
và rèn luyện thông qua môn học này là nền tảng, điều kiện không thể thiếu được cho
việc tiếp nhận, phân tích thông tin cũng như việc tranh luận, biểu đạt quan điểm của học
sinh. Tuy nhiên, mỗi phân môn trong môn Ngữ văn lại có vị trí, vai trò riêng trong việc
hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh. Nếu phân môn Đọc hiểu hình
thành cho học sinh hứng thú và động cơ phản biện, phân môn Tiếng Việt giúp cho
người học biết cách sử dụng ngôn ngữ để thực hiện hoạt động phản biện thì phân môn
Làm văn, với tính tổng hợp cao, sẽ trang bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng để hiện
thực hoá quá trình phản biện. Nói cách khác, nếu phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt tạo ra
những điều kiện cần thì phân môn Làm văn cung cấp cho học sinh những điều kiện đủ
để hình thành năng lực phản biện. Đặc biệt, ở phân môn Làm văn trong chương trình
Ngữ văn 11, các bài về thao tác lập luận như thao tác so sánh, bình luận, bác bỏ, phân
tích là những nội dung rất giàu tiềm năng để hình thành và phát triển năng lực phản
biện cho học sinh. Bởi vì, các bài học này không chỉ giúp học sinh hiện thực hoá nhu
cầu và động cơ phản biện mà còn giúp các em biết cách sử dụng các thao tác của tư duy
phù hợp, sáng tạo trong quá trình phản biện.
54 NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH
Tuy có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực phản biện nhưng
việc dạy học làm văn nói chung và dạy học làm văn cho học sinh lớp 11 nói riêng vẫn
chưa thực sự chú trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh. Có
lẽ vì vậy, qua bài học, các em chỉ mới nắm được các thao tác lập luận một cách rời rạc
chứ chưa có năng lực kết hợp các thao tác này một cách hợp lí để bày tỏ quan điểm một
cách chặt chẽ, thuyết phục.
Bài viết nhằm đề xuất một số biện pháp dạy học các tiết thực hành làm văn trong
chương trình Ngữ văn 11 theo hướng hình thành và phát triển năng lực phản biện cho
học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Phản biện là việc làm rất cần thiết khi tiếp nhận, đánh giá một ý kiến, quan điểm
hay một vấn đề lí luận hay thực tiễn nào đó. Để phản biện, người ta phải đưa ra những
lập luận, lý lẽ, bằng chứng nhằm làm sáng tỏ những phương diện khác nhau của vấn đề:
tốt/xấu, đúng/sai, hay/dở, tích cực/tiêu cực...
Về khái niệm năng lực phản biện, có thể hiểu đó là “năng lực nắm bắt, khai minh chân
lí, chỉ ra các ngụy biện/ ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, các nguy cơ (nếu có). Nó làm
xuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc nhận thức lại các đối tượng, vấn đề trong chuyên
môn. Năng lực phản biện là năng lực phát hiện ra những bất cập, bất hợp lí... để có thể
nhận thức lại một cách đúng đắn hơn” [8, tr. 393].
Nội hàm của khái niệm năng lực phản biện được hình thành từ 3 yếu tố: tư duy phản
biện, kĩ năng phản biện và thái độ công tâm, rõ ràng trong tranh biện. Trong đó, yếu tố
kiến thức đóng vai trò nền tảng cho năng lực phản biện chính là tư duy phản biện. Với
học sinh, năng lực phản biện thể hiện qua việc vận dụng tri thức đã học để giải quyết
một vấn đề cụ thể; biết phân tích, chứng minh, luận giải, tổng hợp đánh giá vấn đề; biết
phân loại, đặt ra các giả thuyết hoặc tìm ra các luận điểm, luận cứ khác nhau trong sự so
sánh, kiểm tra và tìm cách thuyết phục nhất khi nêu được chính kiến của mình [6].
Trong dạy học ở nhà trường phổ thông, việc trang bị cho học sinh năng lực phản biện là
một việc làm cần thiết và hữu ích. Trước hết, khi có năng lực phản biện, học sinh sẽ biết
đặt ra được những câu hỏi, nêu ra những vấn đề một cách thích đáng, rõ ràng; đưa ra
được những kết luận và những giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, năng lực phản biện sẽ
giúp các em học sinh vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu có sẵn, biết soi xét
mọi việc dưới góc nhìn phản biện, loại bỏ được việc tiếp nhận thông tin một cách thụ
động đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác trong lúc tranh luận. Rèn
luyện năng lực phản biện không chỉ giúp học sinh biết cách phản biện người khác mà
quan trọng hơn giúp các em biết cách phản biện chính bản thân mình. Qua đó, các em sẽ
tự nhận ra những chỗ còn hạn chế của bản thân để khắc phục. Không những thế, quá
trình tranh luận trong phản biện sẽ giúp học sinh hoàn thiện thêm kĩ năng nói trước đám
đông, kĩ năng thu hút người nghe, kĩ năng trình bày vấn đề khoa học...
2.2. Trong dạy học làm văn, khâu luyện tập thực hành được xem là khâu then chốt quan
trọng. Kết quả của quá trình luyện tập thực hành sẽ phản ánh chân thực việc thu nhận
DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11... 55
kiến thức lí thuyết cũng như thể hiện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của các
em. Bên cạnh đó, khâu thực hành luyện tập chính là một đòi hỏi bắt buộc để qua đó học
sinh hình thành và phát triển năng lực, trong đó có năng lực phản biện.
Nội dung thực hành làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 bao gồm các bài học sau:
Tên bài Thời lượng học
Luyện tập thao tác lập luận phân tích 1 tiết
Luyện tập thao tác lập luận so sánh 1 tiết
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh 1 tiết
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 1 tiết
Luyện tập viết bản tin 1 tiết
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận 1 tiết
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 1 tiết
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt 1 tiết
Để hình thành năng lực phản biện cho học sinh, điều quan trọng là thông qua dạy học
chúng ta không chỉ cần cung cấp cho các em tri thức về lập luận mà còn phải dành thời
gian để các em được luyện tập, thực hành theo một quy trình và nội dung phù hợp. Theo
như nội dung bài học và phân phối thời gian dạy học cũng như luyện tập trong chương trình
sách giáo khoa Ngữ văn 11, có thể thấy thời gian ở cả hai khâu là cân bằng nhau. Sau mỗi bài
lí thuyết, các em được dành 1 tiết để thực hành [4]. Tuy nhiên, trong một phân môn mà việc
luyện tập thực hành đóng vai trò quan trọng then chốt thì thời lượng như vậy cũng
tương đối ít ỏi. Không chỉ vậy, dạy học giờ thực hành làm văn còn đứng trước một số
hạn chế cần tìm hướng khắc phục. Chẳng hạn như, ở các bài thực hành làm văn trong
chương trình Ngữ văn 11, chúng tôi nhận thấy người biên soạn chủ yếu nêu ra từ 2 đến
4 bài tập để giáo viên dựa vào đó tiến hành cho học sinh luyện tập[3]. Đây là nguồn bài
tập gợi ý để giáo viên tiến hành giờ luyện tập. Tuy nhiên, một hạn chế thường thấy đó
là, với những bài tập trong sách giáo khoa cho sẵn, học sinh thường tham khảo tài liệu
và chuẩn bị sẵn ở nhà nên quá trình làm việc trên lớp chưa thực sự phát huy được hết
năng lực của học sinh. Đồng thời, giáo viên qua bài làm của học sinh cũng chưa đủ cơ
sở để đánh giá năng lực của các em... Do vậy, bản thân mỗi giáo viên cũng cần phải có
những định hướng dạy học các tiết thực hành sao cho phát huy hiệu quả tối ưu của giờ
học để đạt được mục đích bài học đặt ra, đồng thời, song song với đó là thông qua luyện
tập thực hành mà phát huy năng lực phản biện của học sinh.
2.3. Bài viết đề xuất một số giải pháp tiến hành dạy học thực hành làm văn trong
chương trình Ngữ văn 11 theo hướng hình thành năng lực phản biện cho học sinh. Cụ
thể chú trọng đến hai vấn đề: Yêu cầu của giờ thực hành làm văn theo hướng hình thành
năng lực phản biện và Đề xuất một số dạng bài tập hướng đến hình thành năng lực phản
biện cho người học.
56 NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH
2.3.1. Yêu cầu của giờ thực hành làm văn theo hướng hình thành năng lực phản biện
Thông thường, quy trình chung của một giờ luyện tập thực hành làm văn hay nói cách
khác là quy trình tổ chức cho học sinh thực hiện các bài luyện tập gồm các bước sau đây :
Bước 1: Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhớ lại các kiến thức lí thuyết có liên quan và các kĩ năng
cần thiết để thực hiện yêu cầu của bài tập.
Bước 3: Học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập.
Bước 4: Học sinh trình bày kết quả của mình, học sinh khác nhận xét, góp ý, giáo viên
tổng kết, cho điểm và sửa chữa và đưa ra đáp án đúng [7].
Đây là quy trình chung có thể áp dụng cho tất cả các bài tập luyện tập làm văn, nhưng
nếu tất cả các bài tập giáo viên đều áp dụng quy trình này vô hình chung sẽ làm cho học
sinh rơi vào tình trạng nhàm chán. Vì thế, các em thường có xu hướng tìm trong sách
tham khảo đáp án có sẵn chứ không chịu tìm tòi, suy nghĩ về vấn đề mà bài tập nêu ra.
Và nếu như thế thì việc đạt được mục đích bài tập đặt ra đã là rất khó, mục đích hình
thành năng lực phản biện cho học sinh thông qua dạy học thực hành làm văn lại càng
khó hơn. Do vậy, ở đây, chúng tôi đề xuất một số yêu cầu để cho quy trình tiến hành
một giờ luyện tập thực hành như trên trở nên sinh động hơn, thu hút hứng thú học tập
của học sinh cũng như phát huy tốt hơn nữa năng lực của các em. Trong đó, chúng tôi
chú trọng trình bày rõ các yêu cầu cụ thể đặt ra cho các bài tập được sử dụng trong giờ
thực hành luyện tập nhằm hướng đến hình thành năng lực phản biện cho học sinh. Cụ
thể như sau:
Đầu tiên, chúng tôi cho rằng các hình thức bài tập cần có sự đa dạng. Bên cạnh các bài
tập có sẵn trong sách giáo khoa, giáo viên có thể lựa chọn thêm một số bài tập khác từ
bên ngoài với các hình thức phong phú như: trắc nghiệm, bài tập đóng vai, trình bày...
Đặc biệt, với định hướng hình thành năng lực phản biện cho học sinh, các hình thức bài
tập mở, vừa hướng đến mục tiêu bài học vừa tạo được không khí tranh biện cho người
học cần được chú trọng. Chẳng hạn như, trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11,
có một số bài thực hành làm văn hướng đến rèn cho học sinh kĩ năng lập luận như:
Luyện tập thao tác lập luận bình luận, Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.... Ở các bài
thực hành này, bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh thuần thục các thao tác lập luận
dựa vào các bài tập mà sách giáo khoa cho sẵn, để hình thành năng lực phản biện cho
học sinh, chúng tôi đề xuất thêm một số bài tập khác như: bài tập nhận diện lập luận, bài
tập xây dựng lập luận, bài tập sửa lỗi lập luận và bài tập phản biện luận chứng... Các bài
tập đó sẽ luyện cho các em kĩ năng xem xét, đánh giá các ý kiến khác nhau, tìm kiếm
các bằng chứng, tranh luận và giải quyết các vấn đề trong học tập, luyện kĩ năng xem
xét tính đầy đủ và có căn cứ trong lập luận, phát triển tư duy, khả năng suy luận cho các
em. Tất nhiên, các bài tập này không phải đặt ra một cách tùy tiện mà phải tuân theo
một số yêu cầu. Cụ thể yêu cầu đặt ra với các bài tập này là phải đảm bảo tính vừa sức,
có tính hệ thống, khoa học, tích hợp kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh cũng như hướng đến rèn cho các em kĩ năng lập luận trong phản biện.
DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11... 57
Thứ hai là, trong giờ luyện tập thực hành, giáo viên cần phát huy vai trò của các thiết bị
công nghệ thông tin như: máy chiếu, projector, giáo án điện tử... để tiết kiệm thời gian ở
một số khâu như: chiếu đề bài trên bảng, chiếu đáp án... Thay vào đó, học sinh sẽ có
nhiều thời gian hơn để làm bài và trình bày kết quả của mình.
Thứ ba là, giáo viên nên có thái độ cởi mở với các ý kiến khác nhau trong phần trình
bày của học sinh. Giáo viên chỉ nên đóng vai trò định hướng cho học sinh cách trình bày
hợp lí chứ không nên áp đặt các em phải tuân theo tuyệt đối một cách nào đó mà mình
đề xuất. Có như vậy, các em mới có cơ hội trau dồi kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng
bác bỏ, thái độ mạnh dạn trong tranh luận... Qua đó, năng lực phản biện của các em
cũng được hình thành và phát triển.
2.3.2. Đề xuất một số dạng bài tập thực hành làm văn nhằm hình thành năng lực
phản biện
Đối với các giờ thực hành luyện tập các thao tác lập luận
Trong chương trình Ngữ văn 11, các thao tác lập luận được triển khai thành một hệ
thống bài học nhằm hướng đến rèn cho học sinh kĩ năng lập luận. Đây cũng là một kĩ
năng quan trọng trong phản biện. Do vậy, có thể nói, hệ thống bài tập trong các giờ thực
hành luyện tập các thao tác lập luận chính là môi trường giao tiếp cụ thể tạo điều kiện
để học sinh rèn luyện và thể hiện năng lực phản biện của mình. Ở đây, chúng tôi đề xuất
một số dạng bài tập để thông qua các giờ luyện tập về các thao tác lập luận có thể đồng
thời hình thành năng lực phản biện cho học sinh. Cụ thể, chúng tôi trình bày các bài tập
này theo ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Bài tập nhận biết
Để có những phản biện giá trị, học sinh cần nắm rõ các thao tác lập luận. Trong đó, kĩ
năng quan trọng đầu tiên các em cần có đó là kĩ năng nhận biết các thao tác lập luận. Do
vậy, kiểu bài tập nhận diện các thao tác lập luận là một kiểu bài tập quan trọng cần
hướng đến để rèn luyện cho học sinh.
Bài tập nhận diện các thao tác lập luận thường cho sẵn nội dung ngữ liệu và yêu cầu học
sinh nhận diện, phát hiện được những biểu hiện về đặc điểm của thao tác lập luận hay
cách thực hiện thao tác lập luận sử dụng trong ngữ liệu ấy. Thực hiện loại bài tập này sẽ
giúp học sinh có củng cố tri thức về các thao tác lập luận đã học như thao tác lập luận
bác bỏ, thao tác lập luận chứng minh, thao tác lập luận bình luận...Với mục đích hình
thành năng lực phản biện cho học sinh, có thể thấy, kiểu bài tập nhận diện các thao tác
lập luận có ý nghĩa góp phần củng cố và nâng cao tri thức nền tảng cho phản biện. Bên
cạnh đó, nếu biết chọn lọc thêm các nguồn ngữ liệu phù hợp, qua hình thức bài tập này,
giáo viên cũng có thể tạo cơ hội cho các em thị phạm phản biện, từ đó góp phần khơi
gợi động cơ, nhu cầu phản biện ở học sinh.
Ví dụ về kiểu bài tập này như:
Mỗi đoạn trích sau đây đã sử dụng những thao tác lập luận nào trong bốn thao tác:
phân tích, so sánh, bác bỏ, chứng minh?
58 NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH
(1) Tô Tần sang nước Sở, chầu chực suốt ba ngày mới được vào yết kiến vua Sở. Đến
khi được yết kiến, Tô Tần nói xong câu chuyện là xin cáo biệt ngay.
Vua Sở bảo: - Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc cổ nhân. Nay
tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao?
Tô Tần đáp: - Tôi xem bên nước Sở đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được
trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nhà vua nay muốn bắt tôi ăn ngọc,
thổi quế, nhờ ma để thấy trời sao ?
Vua Sở nói: - Xin mời tiên sinh cứ ở lại. Quả nhân nghe đã hiểu ra rồi.
(Chiến quốc sách, dẫn theo [2, tr.253])
(2) Một vấn đề nữa là: có nên gây ra những cuộc phê bình, luận chiến trong lúc này
không?
Chúng tôi trả lời: có [...]. Không có phê bình, không có luận chiến, phong trào văn
nghệ nước ta êm đềm, trầm mặc quá! Nó khác nào con ngựa đi bước một, cổ rũ xuống
đất, thiếu một cái roi phê bình quất cho nó lồng lên.
Có người sợ phê bình có hại cho đoàn kết. Chúng tôi tưởng hại hay không là tại cách
phê bình chứ không phải tại phê bình hay không phê bình. Phê bình có hại cho đoàn kết
là phê bình vụng, không chân thành đó thôi. Phê bình với thái độ phụ trách, với ý định
chân thành, với lời lẽ khiêm tốn thì chẳng những không có hại mà giúp cho nhau tiến bộ
và hiểu nhau thêm. Đứng trước quân thù dân tộc, đoàn kết là cần, nhưng đoàn kết
không phải là bất cứ cái gì cũng chín bỏ làm mười cho qua chuyện. Như thế là đoàn kết
một chiều. Xuất phát từ đoàn kết mà phê bình để tăng cường đoàn kết, như thế mới thật
là đoàn kết chân chính.
(Trường Chinh, Về văn hóa nghệ thuật, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Bài tập thông hiểu
Đây là các bài tập xây dựng ở mức độ đánh giá khả năng suy diễn, đánh giá, kết nối các
thông tin, vận dụng kiến thức theo cách tương tự của học sinh.
Ở bài tập thông hiểu, có thể cụ thể hóa thành các dạng bài tập như tìm hiểu cách tổ chức
phản biện của người nói, người viết; bài tập đánh giá, so sánh cách phản biện; bài tập
sửa lỗi lập luận. Với các dạng bài tập này, học sinh được rèn luyện về các kĩ năng lập
luận cần thiết sử dụng trong khi phản biện.
Một số hình thức bài tập ở mức độ này như: bài tập phân tích, đánh giá; bài tập so sánh,
đối chiếu; bài tập phát hiện, sửa lỗi lập luận...
Ví dụ như về bài tập sửa lỗi lập luận. Đây là kiểu bài tập tổ chức cho học sinh phân tích
để phát hiện những sai sót trong cách vận dụng và thể hiện các thao tác lập luận. Thông
qua việc phân tích lỗi, xác định nguyên nhân và sửa lỗi, học sinh sẽ rút ra được những
nhận xét cụ thể về cách sử dụng các thao tác lập luận trong khi trình bày vấn đề.
DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11... 59
Với dạng bài tập này, đề thường nêu ra một ngữ liệu có lỗi trong lập luận và yêu cầu
học sinh chỉ ra những điểm chưa hợp lí, chưa thuyết phục trong ngữ liệu đó. Có thể đề
sẽ yêu cầu học sinh tìm ra nguyên nhân sửa chữa lại các điểm sai sao cho phù hợp.
Luyện tập kiểu bài tập này sẽ giúp cho học sinh kĩ năng phát hiện lỗ hổng trong lập luận
của người khác khi tranh biện, rèn kĩ năng lập luận sao cho hiệu quả, thuyết phục.
Ví dụ như ở bài tập sau:
“(1) Do bị bóc lột, tâm hồn, tích cách lương thiện của Chí Phèo bị mất đi, trở thành một
người bất lương, bị xã hội khinh rẻ. (2) Chí rạch mặt ăn vạ chửi bới nên bị mọi người
coi thường. (3) Chí cũng muốn làm người lương thiện, may thay, nhờ gặp thị Nở nên
Chí không bị khinh rẻ nữa. (4) Chí khao khát sống hiền lành, thế rồi do căm tức bọn
người bóc lột, Chí Phèo đến nhà bá Kiến đâm hắn và tự đâm mình. (5) Chí chết đi càng
khẳng định bi kịch của một người bị xã hội khinh rẻ. (6) Chí Phèo tiêu biểu cho người
cố nông bị bần cùng hóa, lưu manh hóa.
Em hãy chỉ ra chỗ không phù hợp giữa luận cứ và kết luận trong đoạn lập luận trên, nói
rõ tại sao?
Chữa lại thành lập luận hoàn chỉnh” [5, tr.103].
Trong kiểu bài tập sửa lỗi lập luận, chúng tôi chú trọng đến kiểu bài tập phản biện luận
chứng. Đây là kiểu bài tập hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng phản biện cho học sinh rõ
ràng nhất. Ở kiểu bài tập này, thường ở đề bài sẽ nêu ra một ngữ liệu với luận điểm và
hệ thống các luận chứng, luận cứ. Nhiệm vụ của người học là chỉ ra những sai sót trong
lập luận ở đề bài và lập luận để nêu ra quan điểm của cá nhân mình về vấn đề được nêu
ra trong đề. Ưu điểm của kiểu bài tập này là làm nảy sinh nhu cầu phản biện. Vì nếu
như không phát hiện được sai sót trong lập luận của người khác thì các em sẽ mặc nhiên
thừa nhận quan điểm của họ. Dạng bài tập này rèn cho học sinh kĩ năng tìm kiếm và
phát hiện những sai sót trong lập luận để từ đó có những tranh luận, phản biện có giá trị.
Ví dụ về hình thức bài tập này như:
Với đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã chứng tỏ là bậc thầy về miêu tả
tâm lí nhân vật. Nguyễn Du cho ta thấy nỗi buồn, niềm lo âu, phấp phỏng mỗi lúc mỗi
xoáy sâu hơn. Hình ảnh cánh buồm cô đơn thấp thoáng, hoa trôi man mác vô định là
tượng trưng cho nỗi buồn, cho thân phận nàng. Còn khi Hoạn Thư, Tú Bà hành hạ nàng
tủi nhục “một mình năm canh”, và khi đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến thì nỗi đau của nàng
rỏ máu năm đầu ngón tay. Rõ ràng qua một vài nét chấm phá ở một số câu thơ, tác giả
lột tả được tâm trạng nhân vật và chứng tỏ ông là bậc thầy về miêu tả tâm lí nhân vật.
Vì sao đoạn văn trên chưa thuyết phục người ta tin rằng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích” đã chứng tỏ Nguyễn Du là bậc thầy về miêu tả tâm lí nhân vật? [5,tr.100].
Bài tập vận dụng mức độ thấp
Ở mức độ này, học sinh cần phải tạo ra sự liên kết, kết nối giữa các đơn vị tri thức và vận
dụng để thực hiện các yêu cầu tương tự. Tiêu biểu đó là dạng bài tập xây dựng lập luận.
60 NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH
Ở kiểu bài tập này, đề bài thường nêu ra một luận điểm và yêu cầu học sinh xây dựng hệ
thống luận chứng và luận cứ để làm sáng rõ luận điểm đó. Tùy theo bài học mà chúng ta
có thể yêu cầu học sinh xây dựng lập luận theo kiểu phân tích, chứng minh, bác bỏ...
hoặc kết hợp các thao tác lập luận. Hướng đến mục đích hình thành năng lực phản biện
cho học sinh, có thể xây dựng kiểu bài tập yêu cầu học sinh viết đoạn có sử dụng thao
tác lập luận gắn với yêu cầu phản biện. Kiểu bài tập này sẽ giúp học sinh rèn kĩ năng
xây dựng lập luận một cách logic, khoa học, thuyết phục.
Ví dụ một số bài tập ở dạng này như:
Bài tập 1:
Cho trước kết luận: “Chí Phèo có một tính cách đa dạng, nhiều mâu thuẫn”.
Em hãy viết thành một lập luận theo kiểu chứng minh hoặc bình luận.
Bài tập 2:
Hãy xây dựng một lập luận bác bỏ quan điểm sau: Một cuộc sống cá nhân gặp quá
nhiều đau khổ, bất hạnh là một cuộc sống vô nghĩa.
Bài tập 3: Viết đoạn văn với tiêu đề: “Tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi”.
Bên cạnh kiểu bài tập vận dụng ở mức độ thấp còn có kiểu bài tập vận dụng ở mức độ
cao nhưng mức độ này thường gắn với việc ra đề kiểm tra đánh giá.
Đối với các giờ luyện tập khác
Nếu như trong các giờ luyện tập về các thao tác lập luận, để hướng đến hình thành năng
lực phản biện cho người học, chúng tôi chú trọng đến việc sử dụng hệ thống bài tập để
rèn cho các em nhuần nhuyễn kĩ năng lập luận – một kĩ năng quan trọng để góp phần
xây dựng những phản biện có giá trị thì ở các tiết thực hành còn lại, chúng tôi chú trọng
đến việc làm thế nào tạo cho các em điều kiện để vừa thông qua thực hành bài tập vừa
có thể thực hành phản biện.
Điều này có thể thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như, chúng
ta có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức luyện tập cho học sinh. Thay vì thực hành
theo các bước quen thuộc, có thể thay đổi hình thức luyện tập sao cho phong phú hơn.
Ví dụ như khi dạy học bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, giáo viên có thể tổ
chức trò chơi cho học sinh đóng vai để phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Hình thức này
vừa giúp các em thực hành những kiến thức đã học, vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng
đặt câu hỏi cũng như kĩ năng phản biện. Đây cũng là một cách thức luyện tập mà học
sinh rất thích thú.
Hoặc như khi dạy học bài Luyện tập viết bản tin, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi
ai đặt tiêu đề bản tin hay nhất. Bằng việc cho học sinh một hoặc một số bản tin chưa có
tiêu đề, giáo viên có thể cho học sinh tham gia thi đặt tiêu đề cho các bản tin đó, tất nhiên,
các em phải nêu ra được những lập luận để chứng minh tiêu đề mình đặt là phù hợp và lập
luận để chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong cách đặt tiêu đề của các bạn khác.
DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11... 61
Có thể nói, với những cách tổ chức luyện tập đa dạng như vậy sẽ tạo được cho học sinh
hứng thú học tập. Các em cũng mạnh dạn phát biểu những quan điểm riêng của cá nhân.
Khi tổ chức các hình thức luyện tập này, giáo viên cần đóng vai trò như là người tư vấn,
kết nối những học sinh với nhau, khuyến khích các em tham gia đối thoại.
3. KẾT LUẬN
Nội dung làm văn ở chương trình Ngữ văn lớp 11 có hệ thống các bài học về thao tác
lập luận đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để giáo viên rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng cần có trong phản biện. Hi vọng rằng, những đề xuất trong bài viết sẽ là những gợi
ý để mỗi giáo viên có thể vận dụng vào thực tế dạy học nhằm phát huy hết giá trị giáo
dục của các bài học này mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn,
NXB Giáo dục.
[2] Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (đồng chủ biên) (2007). Ôn tập Ngữ văn 11, NXB Giáo
dục.
[3] Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007). Bài tập Ngữ văn 11, 2 tập, NXB Giáo dục.
[4] Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007). Ngữ văn 11, 2 tập, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000). Luyện cách lập luận
trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
[6] Richard Paul, Linda Elder (2015). Cẩm nang tư duy phản biện, NXB Tổng hợp TP
Hồ Chí Minh.
[7] Trần Hữu Phong (2010). Đổi mới phương pháp dạy học Làm văn, Bài giảng, Trường
ĐHSP Huế.
[8] Nguyễn Thành Thi (2012). Cần rèn luyện năng lực phản biện trong học tập cho học
sinh, sinh viên Ngữ văn, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Nghiên cứu và dạy học Ngữ văn
trong bối cảnh ngày nay, Đại học Huế, tr. 393-397.
Title: TEACHING PRACTICAL WRITING EXERCIRES IN LITERATURE 11 ORIENTED
TO FORM CRITICAL COMPETENCE FOR STUDENTS
Abstract: The formation of critical competence for students through teaching writing in
Literature curriculum grade 11 is very useful and suitable for the trend of teaching oriented
students competence development of current education. Based on the features of writing
exercise in Literature grade 11, critical competence of students can be developed by many
ways: building the system of exercises oriented to practise essential critical skills for students,
let students join critical activities associated with the content of practice lesson. Hence,
through lessons, students are not only cultivated knowledge but also formed critical
competence.
Keywords: practical, exercises in literature, critical capacity, students, skill
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_561_nguyenthitrucquynh_tranhuuphong_10_nguyen_thi_truc_quynh_0734_2020264.pdf