Đầu tư quốc tế – đầu tư quốc tế của Việt Nam

Đầu tư quốc tế là sự di chuyển của vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. Vốn đầu tư quốc tế có thể tồn tại dưới dạng: tiền tệ; hiện vật hữu hình (tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên, ); tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu, phát minh, sáng chế, ,; các phương tiện đầu tư khác (cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý )

ppt72 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư quốc tế – đầu tư quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 9: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ – ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 10.1 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 10.2 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 10.3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 10.4 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 10.5 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA CỦA VIỆT NAM 10.6 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 10.1 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 10.1.1 Khái niệm: Đầu tư quốc tế là sự di chuyển của vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. Vốn đầu tư quốc tế có thể tồn tại dưới dạng: tiền tệ; hiện vật hữu hình (tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên,…); tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu, phát minh, sáng chế, …,; các phương tiện đầu tư khác (cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý…) 10.1.2 Nguyên nhân đầu tư quốc tế: Sử dụng chi phí SX rẻ hơn ở nước ngoài Tỷ suất lợi nhuận thấp hơn ở các nước phát triển Nhu cầu vốn đầu tư trên toàn thế giới rất lớn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu Đa dạng hoá đầu tư nhằm phân tán rủi ro Sự phát triển mạnh mẽ của các cty ĐQG Đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định Vượt qua hàng rào bảo hộ thuế quan 9.1.3 Vai trò của đầu tư quốc tế: a) Đối với nước đầu tư: Tác động tích cực: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực sản xuất Cải thiện cán cân thanh toán trong dài hạn Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định Mở rộng ảnh hưởng kinh tế Phân tán rủi ro Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả Nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia đầu tư trong dài hạn Chuyển các ngành công nghiệp lạc hậu, mất lợi thế cạnh tranh ra nước ngoài Tác động tiêu cực: Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài làm giảm nguồn lực phát triển kinh tế trong nước, gia tăng thất nghiệp Ảnh hưởng tới cán cân thanh toán b) Đối với quốc gia nhận đầu tư: Đối với nước phát triển: Tác động tích cực: Giải quyết khó khăn: tạo việc làm, tăng thu ngân sách Vực dậy doanh nghiệp hiệu quả kém Tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý từ doanh nghiệp nước ngoài Tác động tiêu cực: Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh Có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô: đặc biệt là đầu tư ngắn hạn Đối với các nước đang phát triển: Tác động tích cực: Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế Tạo việc làm, tăng thu nhập Tạo môi trường cạnh tranh, kích thích kinh tế tăng trưởng về lượng và chất Giảm gánh nặng nợ nước ngoài Là kênh tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Tác động tiêu cực: Có thể là nơi tiếp nhận công nghệ lạc hậu Tác động tiêu cực tới môi trường: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên 10.2 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 10.2.1 Đầu tư gián tiếp (Foreign indirect investments): a) Khái niệm: Là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư không trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn nhằm thu lợi nhuận là cổ tức, lợi tức, lãi suất hay gia tăng giá trị tài sản b) Các hình thức đầu tư gián tiếp: Đầu tư chứng khoán: Là hình thức mà chủ đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp (không là đầu tư trực tiếp), trái phiếu chính phủ hay doanh nghiệp, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh… Tín dụng quốc tế: Là hình thức mà nhà đầu tư cung cấp cho đối tác một khoản tín dụng với mục đích thu lợi bằng lãi suất vay. Phân biệt 3 dạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng: Do ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng cung cấp . Tín dụng ngân hàng lớn thường là tín dụng liên kết (với sự tham gia của vài ngân hàng) Theo mục đích: Tín dụng xuất nhập khẩu: Tài trợ dự án: Cho thuê tài chính (leasing) Tài trợ mua bán sát nhập, … Viện trợ phát triển chính thức (official development assistance): Là hình thức tín dụng ưu đãi đặc biệt mà chính phủ các nước phát triển hay các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát triển. Thành phần hỗ trợ (subsidies) phải chiếm ít nhất 25%, được tính trên cơ sở lãi suất vay, thời hạn và thời gian ân hạn. (Viện trợ không hoàn lại – thành phần hỗ trợ 100%). Điều kiện trung bình tín dụng ODA: lãi suất 3%; Thời hạn vay 30 năm; ân hạn 10 năm. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là bộ phận của “Tài chính phát triển chính thức” (official development finance – ODF) ODF là toàn bộ nguồn tài chính mà các nước phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nước phát triển, bao gồm cả các khoản vay với lãi suất gần bằng lãi suất thị trường. ODA chiếm khoảng 80% ODF Phân biệt các dạng ODA: Viện trợ không hoàn lại Tín dụng ưu đãi ODA hỗn hợp: bao gồm vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại; hoặc thêm cả tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường Phân biệt ODA song phương và đa phương 10.2.2 Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investmens – FDI): a) Khái niệm: Là dạng đầu tư mà chủ đầu tư tham gia trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của đối tượng đầu tư b) Các dạng đầu tư trực tiếp (hình thức): Xây dựng chi nhánh, công ty con (liên doanh, hay 100% vốn nước ngoài) Hùn vốn kinh doanh không thành lập pháp nhân (Hợp đồng hợp tác kinh doanh): Các bên tham gia ký kết hợp đồng phân định rõ trách nhiệm, phân chia kết quả kinh doanh Mua cổ phần kiểm soát (từ 10%, tùy quốc gia), hoặc lượng mua thêm cổ phiếu giúp nhà đầu tư trở thành nhà đầu tư trực tiếp Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà họ kiểm soát Lợi nhận tái đầu tư Vay nội bộ mà công ty mẹ cho công ty con, các công ty dưới quyền kiểm soát vay Mua bất động sản c) Đặc điểm của đầu tư trực tiếp: Tỷ lệ góp vốn tối thiểu đảm bảo quyền tham gia trực tiếp quản lý, điều hành đối tượng đầu tư là không giống nhau. Thông thường từ 10% Có thể khống chế tỷ lệ trần nắm giữ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài Lợi nhuận thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và tỷ lệ góp vốn d) Các đặc trưng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới: Dòng vốn đầu tư trực tiếp tập trung chủ yếu giữa các nước phát triển: chiếm tỷ trọng lớn trong dòng vốn đầu tư ra nước ngoài và dòng vốn tiếp nhận (≈70%) Thay đổi lớn trong thành phần các quốc gia đầu tư ra nước ngoài: nổi lên Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, … Có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: Tại các nước phát triển, đầu tư tập trung vào các ngành công nghệ cao và dịch vụ, chủ yếu thông qua mua bán sát nhập Trong đầu tư vào các nước đang phát triển, thì đầu tư hướng vào các ngành: Khai thác tài nguyên thiên nhiên Các ngành thâm dụng lao động Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng được bảo hộ cao Các ngành công nghiệp ô nhiễm: luyện kim, hoá chất, …. Các ngành dịch vụ Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là địa điểm hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp Đầu tư ra nước ngoài của các nước châu Á có xu hướng gia tăng mạnh mẽ Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài e) Tác động của đầu tư trực tiếp: Đối với quốc gia đầu tư: Tác động tích cực: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ, thiết bị; và mở rộng ảnh hưởng kinh tế Giảm chi phí sản xuất: lao động rẻ, tiếp cận cung cấp nguyên liệu Tránh các hàng rào bảo hộ Tác động tiêu cực: Đầu tư ra nước ngoài có thể tăng thất nghiệp, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp có thể chịu rủi ro cao hơn trong nước, đặc biệt các nước bất ổn chính trị Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư: Tác động tích cực: Tăng nguồn vốn từ bên ngoài cho phát triển sản xuất kinh doanh Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của quốc gia Tiếp nhận công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ người lao động (tay nghề, tác phong công nghiệp…) Tạo việc làm, tăng thu nhập Tăng thu ngân sách Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả theo hướng mở hội nhập kinh tế quốc tế Tạo điều kiện tiếp cận thị trường bên ngoài thông qua hệ thống cung cấp, tiêu thụ của các cty đa quốc gia Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Tác động tiêu cực: Cạn kiệt tài nguyên, các vấn đề môi trường Có thể tiếp nhận công nghệ lạc hậu Thiệt hại từ hành động lách thuế Gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai dài hạn: Gia tăng cách biệt phát triển vùng, miền 10.3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 10.3.1 Quá trình hình thành và hoàn thiện chính sách đầu tư: Điều lệ đầu tư nước ngoài (1977): Không triển khai thực hiện: chiến tranh biên giới Tây Nam, phía Bắc, Mỹ cấm vận kinh tế, … Luật đầu tư nước ngoài 1987: Là luật được đánh giá tương đối hấp dẫn và có tính khuyến khích đầu tư lúc đó Còn nhiều hạn chế: Hạn chế các nhà đầu tư trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, văn bản dưới luật không kịp thời, môi trường pháp lý bất cập,… Cấp phép và quản lý hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hết sức chặt chẽ Có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài: Lĩnh vực đầu tư, điều kiện cấp phép (tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu), cơ chế 2 giá, trong quản lý, tiền lương tối thiểu,… Văn bản, thủ tục phức tạp, chồng chéo Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 1990: Mở rộng đối tượng trong nước hợp tác với đầu tư n/n Cam kết hơn nữa trong bảo đảm đầu tư Khuyến khích đầu tư với công nghệ tiên tiến, sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu,.. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 Bổ sung về bảo đảm đầu tư Mở rộng ngành nghề, lĩnh vực thu hút: (lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, kinh tế xã hội,…) Bổ sung các hình thức: BOT, BTO, BT Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất Đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đối xử bình đẳng hơn Luật đầu tư sửa đổi 1996: Hoàn thiện pháp lý trong quản lý, cải cách hành chính Quy định ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào ngành, vùng Phân cấp UBND tỉnh, thành phố, ban quản lí các KCN, KCX cấp phép Tuy nhiên, sửa đổi nhìn chung thu hẹp các ưu đãi, hạn chế đầu tư vào một số lãnh vực, nâng giá thuê đất, đền bù giải toả Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 2000: Cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư thông qua tách hoặc sát nhập, Cho phép chuyển đổi quyền sở hữu vốn Cho phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn Giảm thuế chuyển lợi nhuận còn (3, 5, 7%). Từ đầu 2004 bỏ thuế này Mở rộng ưu đãi với đầu tư vào các ngành, vùng khuyến khích đầu tư Luật đầu tư 2005 có hiệu lực từ 1/7/2006: Thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Xoá bỏ phần lớn phân biệt đối xử trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Chính phủ phân cấp mạnh mẽ hơn nữa trong công tác cấp giấy phép và quản lý đầu tư cho UBND các tỉnh, thành phố, các Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT: 10.3.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Các bên tham gia ký kết phân định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh và không thành lập pháp nhân Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Hình thức đầu tư phát triển kinh doanh: Tăng vốn pháp định mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, …. Đầu tư thông qua mua bán và sát nhập doanh nghiệp Các hình thức đặc biệt khác: Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BOT (Build-Operate-Transfer): Là văn bản ký kết giữa chính phủ và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình cơ sở hạn tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho nhà nước VN Hợp đồng BTO (Build-Transfer-Operate): ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận Hợp đồng BT (Build-Transfer): ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT 10.3.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI): a) Tình hình thu hút vốn: Về số dự án và quy mô vốn: Tính tới 31/12/2008: Số dự án cấp phép: 10981 với vốn đăng ký (kể cả tăng vốn): 163,6 tỷ USD Số dự án còn hiệu lực: 10105 với số vốn đăng ký: 159,8 tỷ USD Từ 1/1/2009 tới 21/11/2009: Đầu tư nước ngoài cấp phép: 19,75 tỷ USD 776 dự án cấp mới với vốn đăng ký 14656,5 triệu USD 213 dự án tăng vốn với số vốn đang ký 5090 triệu USD Tình hình đầu tư FDI tới 31/12/2008: Số dự án, vốn, cơ cấu ngành Quy mô dự án: 1988-1990: trung bình 7,5 triệu USD/dự án 1991-1995: 11,6 tr.USD 1996-2000: 12,3 tr.USD 2001-2005: 3,4 tr.USD 2006-2007: 14,4 tr.USD 2008: 42,7 tr.USD 1/1-21/11/2009: 18,9 tr.USD Nhiều dự án đầu tư tăng vốn: Hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đăng ký cấp mới. 2008: tăng vốn 5090 tr. USD Tình hình giải ngân vốn FDI: Tới hết 2008: khối lượng vốn thực hiện là 57.045,5 tr. USD, tương đương 34,9% vốn đăng ký giai đoạn 1988-2008. Khối lượng vốn thực hiện có xu hướng tăng, tỷ trọng so với vốn đăng ký dao động mạnh Cơ cấu thu hút vốn đầu tư theo ngành: Tính tới 31/12/2008: trong khoảng 160 tỷ USD FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến (53,8%) Kinh doanh bất động sản: 20,3% Lưu trú và ăn uống: 6,4% Xây dựng: 5,5% Gần đây gia tăng FDI vào các dự án lớn công nghiệp nặng (luyện kim, lọc hóa dầu,…); bất động sản, xây dựng, dịch vụ lưu trú, ăn uống Cơ cấu đầu tư vào công nghiệp và xây dựng (tới hết 2007) Về hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến nhất: 60,4% Liên doanh: 30% Hợp đồng hợp tác kinh doanh (2,9%); Cty cổ phần (2,6%); hợp đồng BOT, BT, BTO (1,1%); Cty mẹ con (0,1%) Tình hình thu hút vốn theo đối tác đầu tư Tới hết 2008 có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Các nước Châu Á vẫn là các nhà đầu tư lớn: Đứng đầu là Đài Loan (12,5%); Hàn Quốc (11,9%); Malaysia (11,2%); Nhật Bản (10,9%); Singapore (10,3%) Gia tăng đầu tư từ các nước ASEAN Tình hình đầu tư FDI tới 31/12/2008: theo hình thức đầu tư Tình hình đầu tư FDI tới 31/12/2008: theo đối tác đầu tư Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI theo vùng và địa phương: Đứng đầu là TP.HCM (16,32%); Bà Rịa-Vũng Tàu (13%); Hà Nội (11,8%); Đồng Nai (8,8%); Bình Dương (6,8%) Vùng Đông Nam Bộ thu hút 52% vốn Đồng bằng sông Hồng (19,5%) Bắc trung bộ (10,9%); Duyên hải Nam Trung Bộ (9,2%); Đồng bằng sông Cửu Long (4,8%); Đông Bắc (1,6%) Các khu vực, Tây Bắc, Tây Nguyên thu hút FDI không đáng kể Tình hình đầu tư FDI tới 31/12/2008: theo địa bàn đầu tư Tình hình đầu tư FDI tới 31/12/2008: theo vùng đầu tư Các KCN, KCX (gọi chung KCN, KCNC, KKT) đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn FDI Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Cuối 2007 cả nước có 154 KCN với tổng diện tích đất gần 33.000 ha, tại 55 địa phương, 10 Khu kinh tế (KKT) với tổng diện tích đất 550.000 ha và 2 KCNC. KCN, KCX, KCNC, KKT đến cuối năm 2007 đã thu hút gần 2.700 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 31 tỷ USD, chiếm 34% về số dự án và 37% tổng vốn đăng ký. Các dự án đầu tư công nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN-KCX. b) Tác động của FDI tới Việt Nam: Các tác động tích cực: Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội: Tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư biến động mạnh: khoảng 13% năm 1990; năm 1995: 30,4%; 2000-2006: dao động khoảng 15-18% 2007-2008: tỷ trọng tăng mạnh (24,3 và 31,4%) Đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khu vực FDI có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các khu vực khac, so với tăng trưởng GDP chung, gấp khoảng 1,5 lần Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (%) Tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế (%) Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%) Đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh mẽ: 23,8% năm 1991; 2000: 41,3%; 40% năm 2007: 44,6%. Tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới: 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc Tác động lan tỏa tới các thành phần khác Góp phần quan trọng trong phát triển công nghệ, đặc biệt các ngành công nghệ cao Nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu của khu vực có vốn FDI có xu hướng tăng: 2008 là 34,5 tỷ USD hay 55% (cả dầu thô) Không tính dầu thô: 24,2 tỷ USD hay 38,6% Góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập: Số lượng việc làm trong khu vực FDI tăng nhanh chóng. 2008: 1,674 triệu lao động trực tiếp (3,7%) và hàng triệu lao động gián tiếp Đóng góp đáng kể cho ngân sách: Nộp ngân sách của khu vực FDI tăng nhanh: 2007: 31388 tỷ VND (9,94%) Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế (%) Bao gồm cả dầu thô Thu ngân sách nước ngoài (tỷ VND) Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (%) Tác động tiêu cực: FDI có tác động làm chuyển dịch cơ cấu theo hướng thay thế nhập khẩu: FDI tập trung vào các ngành được bảo hộ cao Mất cân đối ngành nghề, vùng lãnh thổ Lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao, các ngành Việt Nam có lợi thế,… được các nhà đầu tư quan tâm Địa điểm đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thuận lợi: các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng Các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa có ít dự án FDI Chuyển giai công nghệ còn hạn chế: Các dự án từ EU, Mỹ, Nhật Bản chưa nhiều, nên chưa tiếp cận công nghệ nguồn, mà là công nghệ thế hệ thứ 2 từ các nước khu vực Sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu Quan hệ lao động chưa tuân thủ theo quy định pháp luật Tác động tiêu cực tới môi trường Lách thuế, trốn thuế, bảo hiểm xã hội c) Định hướng thu hút vốn đầu tư: Định hướng ngành công nghiệp: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học,… Chú trọng công nghệ nguồn từ các nước phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) Coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ Công nghiệp phụ trợ: Nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước Các ngành dịch vụ: Dịch vụ là ngành có tiềm năng lớn thu hút FDI cho phát triển kinh tế. Thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ tuân theo lộ trình mở cửa trong cam kết WTO, bảo vệ doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn phát triển kinh tế Khuyến khích mạnh vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn, bán lẻ, văn hoá. Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng (phương thức BOT, BT, BTO) Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp Trồng trọt và chế biến nông sản, tập trung vào các dự án các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đổi mới thiết bị chế biến. Chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống vật nuôi có chất lượng cao, tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao. Về trồng rừng-chế biến gỗ, tập trung vào các dự án sản xuất giống cây chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: Vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Tăng cường thu hút FDI tại những vùng khó khăn, bằng ưu đãi và cường xây dựng nhanh hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước, ... Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các KCN, KCX, KCNC, khu kinh tế đã phê duyệt góp phần đẩy nhanh thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng KCN-KCX-KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống 10.4 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Quá trình phát triển và tình hình thu hút FII: Những năm 1990: Đầu những năm 1990: có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng số vốn huy động khoảng 400 triệu USD. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 khiến một số quỹ rút khỏi thị trường Việt Nam, những quỹ còn lại thu hẹp hoạt động. Không xuất hiện một quỹ đầu tư mới nào trên thị trường tài chính Việt Nam trong vòng 4 năm sau khủng hoảng (1998 – 2001). Từ 2002 khi các nguồn vốn bắt đầu tăng mạnh trở lại. Trong 2002: 15 quỹ đầu tư mới thành lập với tổng nguồn vốn FII vào Việt Nam khoảng trên 1 tỷ USD 2006-2007: lượng FII chảy vào Việt Nam cao: Năm 2007: 6,3 tỷ USD Thời kỳ này vốn chủ yếu vào thị trường trái phiếu: 60-70% Từ 2008: có xu hướng nhà ĐTNN rút vốn 2008: vốn FII rút khỏi Việt Nam: 578 tr. USD 2009: Tới đầu tháng 11 đã rút ≈ 500 tr. USD Hiện có hơn 1000 tổ chức nước ngoài đăng kỳ mở tài khoản giao dịch tại VN, thực tế chỉ khoảng 30% là giao dịch Hiện FII giải ngân vào cổ phiếu ≈ 5 tỷ USD Vốn giải ngân từ NĐT chiến lược nước ngoài vào các ngân hàng thương mại, cty bảo hiểm, các doanh nghiệp lớn khoảng 1 tỷ USD Vốn đã giải ngân từ các công ty quản lý quỹ nước ngoài, từ các định chế tài chính nước ngoài không hiện diện tại VN khoảng 4 tỷ USD Quy mô FII còn nhỏ: khoảng 5-6 % GDP Tác động của FII: Đóng góp 1 phần vốn cho phát triển kinh tế Có vai trò quan trọng với phát triển của nhiều doanh nghiệp: ngân hàng, bảo hiểm thông qua đầu tư chiến lược Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển: Kinh nghiệm đầu tư, đòi hỏi minh bạch, …. 10.5 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA CỦA VIỆT NAM Tình hình thu hút: Vốn cam kết 1993-2010: 61,4 tỷ USD Vốn ký kết 1993-10/2009: 39,8 tỷ USD Vốn giải ngân: 1993-10/2009: 24 tỷ USD Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lãnh vực: Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, công nghiệp và năng lượng, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, xây dựng thể chế: * tới 31/10/2009 Vốn ODA giai đoạn 1993-2009 Giai đoạn 2006-2008 theo vốn ODA ký kết: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo: 13,3% Năng lượng công nghiệp: 23% Giao thông, bưu chính, viễn thông, cấp thoát nước đô thị: 41,8% Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các lãnh vực khác: 22% Cơ cấu ODA theo các nhà tài trợ: Trên 50 nhà tài trợ hoạt động tại Việt Nam: Nhật bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Pháp, Đức, Đan mạch, Thủy Điển, Hàn Quốc, Australia, EU,… Cơ cấu ODA theo ngành (2001-2006) Các nhà tài trợ ODA lớn (1993-2006) Tác động của ODA: Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội ODA đã có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm Cần chú ý tăng cường hiệu quả sử dụng ODA nhằm thúc đẩy phát triển, đảm bảo khả năng thanh toán nợ,… Quá trình phát triển: Từ 1989, đầu những năm 1990 doanh nghiệp VN bắt đầu đầu tư ra nước ngoài (chủ yếu Lào, Campuchia): Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN Hoạt động ĐTRNN được điều tiết trong Luật Đầu tư năm 2005 với hướng dẫn cụ thể bằng Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam ngày 09/9/2006 10.6 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Tình hình ĐTRNN: Số dự án, khối lượng vốn ĐTRNN: Tới 10/2009: có 451 dự án với vốn đăng ký bên Việt Nam là 7084 triệu USD Trước 2007: vốn ĐTRNN hàng năm nhỏ Từ 2007: vốn ĐTRNN hàng năm tăng mạnh Cơ cấu ngành của ĐTRNN: Bao gồm hầu hết các lĩnh vực Tập trung chủ yếu vào công nghiệp khai khoáng (thăm dò dầu khí): 46% Các lãnh vực khác: Nghệ thuật và giải trí: 15,9% Sản xuất, phân phối điện, khí, nước: 12,6% Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 11,4% Công nghiệp chế biến, chế tạo: 4,8% Cơ cấu ĐTRNN theo đối tác: 50 quốc gia, vùng lãnh thổ Đối tác lớn nhất là Lào: 165 dự án với vốn đăng ký là 3.096,1 tr.USD. Đầu tư vào hầu hết các lãnh vực, tập trung vào khai khoáng, thủy điện, nhiệt điện, trồng cây công nghiệp, dệt may, LB Nga: 17 dự án với 1414 tr. USD (thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng trung tâm TM,…) Tiếp theo là Malaysia, Campuchia, Angiêri,... Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2009*: Hết tháng 10/2009 Cơ cấu ngành của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Tới cuối tháng 10/2009 Tới cuối tháng 10/2009 Đầu tư ra nước ngoài theo đối tác HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptĐầu tư quốc tế – đầu tư quốc tế của việt nam.ppt
Tài liệu liên quan