Đặt thông mũi dạ dày

Rút ống thông  Giải thích cho bệnh nhân  Chuẩn bị dụng cụ-găng, khăn giấy và khăn mặt  Đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler  Tháo gỡ các dụng cụ và bộ phận gắn với ống thông  Đặt khăn ngang ngực  Gỡ bỏ băng keo ở mũi và kẹp ở áo  Rút ống ra nhẹ nhàng, quấn vào khăn

pdf21 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặt thông mũi dạ dày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT THÔNG MŨI DẠ DÀY BS PHAN CHUNG THÙY LYNH Chỉ định của đặt thông dạ dày  Giảm chướng bụng, loại bỏ bớt hơi và dịch trong dạ dày  Rửa dạ dày, loại bỏ độc chất  Chẩn đoán các bệnh của dạ dày  Điều trị tắc ruột  Đè ép khi có xuất huyết  Tránh hít dịch dạ dày khi gây mê  Cung cấp dinh dưỡng tạm thời Chống chỉ định của đặt thông dạ dày •Chấn thương hàm mặt •Ngộ độc chất ăn mòn •Bất thường giải phẫu Các loại ống thông  Ống thông ngắn:  Thông từ mũi đến dạ dày  Dùng để thoát hơi và dịch từ đường tiêu hóa trên hoặc để lấy mẫu từ dạ dày, để cho thuốc và cho ăn hoặc đè ép  Levin, Salem Sump, Blackmore  Ống thông trung bình • Thông từ mũi đến tá tràng hoặc hổng tràng • Dùng để nuôi ăn • Ống Dobhoff Các loại ống  Ống dài: • Đặt từ mũi qua thực quản, dạ dày xuống ruột non  Để hút những chất chứa trong ruột như khí và dịch (để giảm áp) ngăn chặn sự tắc nghẽn  Giảm nhu động ruột, ngăn chặn sự nôn ói, giảm áp lực tại đường khâu nối  Dùng để nuôi ăn trong thời gian dài  Miller- Abbott: được làm nặng bằng thủy ngân, nước hoặc nước muối sinh lý Levin Tube  Chỉ có một nòng  Ở người lớn: cỡ từ 14-18 French  Làm bằng cao su hoặc nhựa  Nối với máy hút ngắt quảng áp lực thấp (20 đến 80 mm Hg) Salem  Dùng cho bệnh nhân cần hút dạ dày liên tục  Xuất huyết tiêu hóa trên  Tắc nghẽn  Tắc ruột Đầu thông khí Đầu chính dùng để hút Salem Sump Tube  Lực hút duy trì ở khoảng thấp cỡ 25 mm Hg để tránh tổn thương niêm mạc dạ dày  Hút liên tục với áp lực thấp  Van chống trào ngược ngăn chặn trào ngược các chất trong dạ dày vào ống thông khí Sengstaken-Blakemore Chuẩn bị dụng cụ  Ống thông: Levin 14-16F  Găng sạch  Bồn đựng chất nôn  60cc syringe  Băng keo  Chất bôi trơn  Ly nước với ống hút  Khăn  Đèn  Ghim băng Các bước tiến hành  Giải thích thủ thuật cho bệnh nhân, tại sao phải đặt ống thông  Đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler  Bạn có thể làm ấm ống để ống mềm hơn và dễ đặt hơn  Khám để đánh giá hai lỗ mũi bệnh nhân  Đo chiều dài cần đặt từ chóp mũi đến dái tai, sau đó từ dái tai đến mũi ức, dán băng keo đánh dấu  Khi đưa ống vào, ngữa cổ nhẹ để ống đi vào hầu họng, đến khi gặp một kháng lực là ống vừa đi qua hầu họng, chạm vào thành sau họng Các bước tiến hành  Lúc này gập cổ nhẹ để đóng khí quản  Cho bệnh nhân uống nước để ống bị đẩy xuống dễ hơn, hướng dẫn bệnh nhân “nuốt, nuốt, nuốt”  Đẩy ống vào với mỗi lần nuốt  Mở miệng bệnh nhân để kiểm tra xem ống có bị cuộn lại ở phía sau thành họng hay không  Nếu ho nhiều và tím tái có nghĩa là ống có thể vào khí quản, kéo ống ra và cho bệnh nhân nghỉ ngơi một lát, không đặt lại ngay Cố định ống thông  Dùng một miếng băng keo cố định ống vào mũi và một miếng khác dán chồng lên trên miếng ban đầu  Cố định ống vào áo choàng bệnh nhân với một ghim băng an toàn Kiểm tra lại sau khi đặt  Hút thử ống xem chất dịch ra như thế nào  Bơm 15-30cc khí vào dạ dày và nghe âm thanh ở vùng thượng vị bằng ống nghe  Có thể kiểm tra độ pH dịch hút: 1 - 4 là dịch dạ dày, trên 6 là dịch khí quản hoặc dịch ruột  Bảo bệnh nhân nói: nghe rõ  KUB Chăm sóc ống thông  Chăm sóc tốt răng miệng và mũi  Giữ ẩm môi  Kiểm tra vị trí ống thông theo lịch, trước khi cho ăn hoặc uống thuốc  Kiểm tra bộ phận nối trong khi hút hoặc cho ăn  Rửa khi có chỉ định Hút ống thông  Ống dùng để giảm áp sẽ được hút ngắt quảng  Giữ lực hút khoảng 20-80mm Hg  Hút liên tục với áp lực lớn hơn 25mmHg có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày  Không kẹp vào ống thông khí  Làm trống bồn chứa để theo dõi lượng dịch hút ra và ghi nhận lại Rửa ống  Bằng nước hay nước muối sinh lý  Mang găng  Dùng ống chích 50-100cc để rửa sau khi xác định vị trí của ống  Bơm vào một cách nhẹ nhàng  Không nối ống với máy hút hoặc cho ăn  Kiểm tra lượng dịch còn lại trong dạ dày nếu không hút hết  Ghi nhận lại loại dd rửa và số lượng dịch đã dùng; áp lực hút; lượng dịch hút ra, màu sắc và đáp ứng của bệnh nhân trong khi thực hiện thủ thuật Dùng thuốc qua ống  Kiểm tra y lệnh  Kiểm tra xem thuốc có thể đi qua ống được không (những thuốc tan trong ruột thì không được bẻ ra)  Không nối ống với máy hút hoặc cho ăn  Hút dịch dạ dày  Rửa ống với 30-50 ml nước trước khi cho thuốc  Hòa lẫn thuốc với nước  Dùng ống chích bơm dung dịch vào ống, cho uống riêng từng loại một  Rửa lại ống với 30-50 ml nước  Ghi nhận thuốc, cách dùng và sự dung nạp của bệnh nhân Biến chứng  Cấp ◦ Chấn thương tại chổ/ xuất huyết ◦ Viêm phổi hít ◦ Thủng ◦ Đặt sai vị trí  Phổi  Não !!!  Mạn ◦ Loét mũi ◦ Loét dạ dày ◦ Viêm phổi hít ◦ Viêm xoang ◦ Thủng Rút ống thông  Giải thích cho bệnh nhân  Chuẩn bị dụng cụ-găng, khăn giấy và khăn mặt  Đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler  Tháo gỡ các dụng cụ và bộ phận gắn với ống thông  Đặt khăn ngang ngực  Gỡ bỏ băng keo ở mũi và kẹp ở áo  Rút ống ra nhẹ nhàng, quấn vào khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdat_ong_thong_da_day_6956.pdf
Tài liệu liên quan