6. Khuynh hướng đào tạo trong tương
lai: (Blended learning) Học tập hỗn hợp
Học tập hỗn hợp là hình thức kết hợp
giảng dạy trực tiếp và trực tuyến/qua máy tính,
thiết bị di động (Graham, 2004). Một cách bao
quát hơn, học tập hỗn hợp cơ bản là sự kết hợp
của nhiều hình thức học trong một môn học
(Li & Cheung, 2013). Hoc tập mở và mềm dẽo
đã được dùng để tăng hiệu quả đào tạo cho các
phương pháp hiện hành hay truyền thống
thông qua các hình thức truyền tải hỗn hợp
(Peter & Deimann, 2013). Với ý định tận dụng
những ưu điểm của hình thức học tập truyền
thống và trực tuyến, học tập hỗn hợp bao gồm
giảng dạy tại lớp và giảng dạy qua mạng thông
qua việc kết hợp sự mềm dẽo của E-learning
và môi trường học tập truyền thống. Học tập
hỗn hợp tập trung cung cấp cho người học
nhiều chọn lựa về cách học tập và phát triển
tính mềm dẽo để có thể đáp ứng đa dạng người
học. Học tập hỗn hợp cung cấp nhiều cơ hội
tương tác giữa thầy và người học hơn, tăng sự
gắn kết của người học vào quá trình học, tăng
sự mềm dẽo trong môi trường dạy và học, và
cơ hội tiếp tục học để phát triển.Với sự phát
triển của kỹ thuật thông tin liên lạc, các trường
sẽ có khả năng tạo nên nhiều mô hình học tập
hỗn hợp hướng đến tăng hiệu quả học tập
nhiều hơn cho người học (Tham & Tham,
2011).
Các mô hình dạy và học dựa vào nguyên
tắc này đang phát triển mạnh, nổi bật là mô
hình học tập linh hoạt (flipped classroom) hiện
được thực hiện thông qua nhiều môi trường
học đa dạng, nhưng chủ yếu bao gồm: (1) hoạt
động tương tác học tập tại lớp và (2) các bài
tập trên máy tính được cá nhân hóa ngoài lớp
học (Bishop & Verleger, 2013) hay bài giảng,
bài tập được ghi hình và truyền qua internet
hay thiết bị di động (SV xem trước khi học và
cũng cố bài sau khi học tại lớp), (Educause,
2012).Việc thiết kế các loại môi trường học
khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng
học, khả năng tiếp cận (tại lớp hay qua mạng
hay cả hai) và nội dung cần truyền tải.
Nhìn chung, các cơ sở tổ chức đào tạo từ
xa ý thức được những thách thức trong giai
đoạn mới và họ đã và đang thay đổi hình thức
tổ chức đào tạo một cách mềm dẽo hơn thông
qua các mô hình học tập hỗn hợp, linh hoạt để
đáp ứng nhu cần học tập đa dạng đến từng cá
nhân và để tiếp tục tồn tại, phát triển và khẳng
định mình trong thế kỷ 21.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo từ xa: Thách thức ở thế kỷ 21 - Lê Thị Thanh Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC
ĐÀO TẠO TỪ XA: THÁCH THỨC Ở THẾ KỶ 21
Ngày nhận bài: 02/12/2014 Lê Thị Thanh Thu1
Ngày nhận lại: 10/12/2014
Ngày duyệt đăng: 15/12/2014
TÓM TẮT
Bài viết giới thiệu quá trình phát triển của đào tạo từ xa. Từ khi xuất hiện đến nay hơn 2
thế kỷ, đào tạo từ xa đã khẳng định vai trò thiết yếu của mình trong việc xây dựng xã hội học tập
và phát triển không ngừng bằng cách kết hợp với những triết lý và nguyên tắc đào tạo mới để tạo
nên diện mạo mới: đào tạo từ xa, đào tạo mở, đào tạo mở và từ xa, đào tạo mở và mềm dẽo.
Ngoài ra, thách thức đối với đào tạo từ xa trong thời gian tới xuất phát từ thay đổi ở đặc điểm
người học, yêu cầu mới từ bối cảnh tổ chức đào tạo từ xa cũng như việc nhu cầu đào tạo mềm
dẽo cũng được tập trung phân tích. Tổ chức đào tạo từ xa đã và đang thay đổi một cách mềm
dẽo hơn với các mô hình truyền tải thông tin khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và
để tiếp tục khẳng định mình trong thế kỷ 21.
Từ khóa: Đào tạo từ xa, đào tạo mở, đào tạo mở và từ xa, đào tạo mềm dẽo.
ASBTRACT
This article reviewed the evolution process of distance education. Since its existence two
centuries ago, distance education has contributed potentially to the development of learning
society and continuously developed in the way of combining the emerging philosophy and
learning principles to operate in new forms: distance education, open learning, open and
distance learning and open and flexible learning. The challenges to the distance education
originating from the changes in student profiles, changes in information transferred technology
trends and more demand of flexible learning are also discussed. Distance education has
changed dramatically in the 21
st
century to meet the fast changing demand and to secure their
status and impact.
Keywords: Distance education, open learning, open and distance learning, flexible
learning.
1. Đặt vấn đề1
Đào tạo từ xa (ĐTTX) là một quá trình
đào tạo tưởng như là có sự cách biệt giữa
người dạy và người học về mặt thời gian và
không gian học qua học liệu như: giáo trình,
băng hình, băng tiếng, mạng internet, dưới
sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường (Quyết
định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT).
Đào tạo mở là một khái niệm triết lý tìm
kiếm cách loại bỏ rào cản người học được học
tập và thành công trong học tập suốt đời. Nó
gồm 2 tính chất: (1) Tiếp nhận mở: Người học
viên có thể ghi danh học chương trình mà họ
1
TS, Trường Đại học Mở TP.HCM. Email:thu.ltt@ou.edu.vn
muốn bất kỳ lúc nào, tại bất kỳ địa điểm nào
và học nhanh chậm tùy thích; (2) Chọn lựa
chương trình mở: Khi học, người học có thể
chọn học những gì mình thấy cần thiết và phù
hợp (Lewis, 1995). Khái niệm này bắt đầu phổ
biến từ những năm 1960 và được hiện thực
hóa bằng sự thành lập Đại học Mở Anh Quốc
(Tait, 2008). Tiếp nối Đại học Mở Anh Quốc,
các đại học mở khác trên thế giới được thành
lập đều theo đuổi cùng nguyên tắc đào tạo mở.
Theo trào lưu này, phần lớn các cơ sở ĐTTX
thành lập sau đó chấp nhận khái niệm đào tạo
mở và tổ chức thực hiện theo nguyên tắc của
đào tạo mở và đào tạo mở trở nên kết chặt với
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 83
ĐTTX và có thể xem như đồng nghĩa. Từ đó
đào tạo mở và từ xa xuất hiện (ODL) (Evans,
1995). Các hình thức đào tạo mở xuất hiện
thường trực tiếp hay gián tiếp áp dụng phương
pháp đào tạo từ xa. Ngoài ra, vì tính chất của
đào tạo mở phù hợp với nhu cầu học tập suốt
đời của mọi người nên thông thường đào tạo
mở cũng nối kết mật thiết với giáo dục suốt
đời hay giáo dục thường xuyên.
Đào tạo mở và từ xa (trong bài này sử
dụng thay thế thuật ngữ ĐTTX) tạo nên những
hình thức giảng dạy và học tập mới, đặc biệt
với sự phát triển của CNTT, như đào tạo trực
tuyến (online learning) và đào tạo qua thiết bị
di động (mobile learning). Nhìn chung, ĐTTX
có thể được xem như là một phương pháp
thích hợp cho việc theo đuổi các mục tiêu giáo
dục khác nhau, từ học tập chương trình cử
nhân đến việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
chuyên môn, bổ sung kiến thức, thỏa mãn sở
thích và nhu cầu tự học và tự chủ trong kế
hoạch học tập cá nhân, góp phần nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng quyền
được học tập của mỗi người dân. Tại các quốc
gia đang phát triển, nơi người dân sống trong
tình trạng kinh tế hạn hẹp và sự cô lập ở vùng
nông thôn, GDTX được xem như là phương
tiện cung cấp cơ hội thứ hai cho những người
không thể theo học tập trung trong hệ thống
giáo dục truyền thống mặt giáp mặt, giảm
thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh kinh tế, tuổi tác và trình độ ban đầu
(Belawati, 2010).
Ở nước ta, hệ thống giáo dục quốc dân
gồm giáo dục chính quy và thường xuyên.
Giáo dục thường xuyên bao gồm hình thức
giáo dục từ xa và vừa làm vừa học. Từ những
năm 1960, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
và Đại học Bách khoa Hà nội đã tổ chức
những khóa học hàm thụ góp phần đào tạo
nguồn nhân lực ngay tại địa phương, cơ quan
trong thời kỳ chiến tranh. Đến nay ĐTTX đã
có những bước phát triển đáng kể: ngày càng
có nhiều người tham gia học từ xa và ngày
càng có nhiều cơ sở đào tạo ĐTTX, chủ yếu
tập trung vào đào tạo và cấp bằng cử nhân. Cả
nước hiện có 21 trường đại học tổ chức ĐTTX
với ước tính khoảng 161.000 sinh viên đang
theo học 97 ngành đào tạo.
2. Các thế hệ ĐTTX
Cho đến nay, có thể tổng kết được 4 giai
đoạn ĐTTX (Unesco, 2002). Mỗi giai đoạn có
hình thức tổ chức riêng xuất phát từ phương
tiện hay môi trường truyền tải kiến thức phổ
biến vào thời điểm đó. Thế hệ đầu tiên của
ĐTTX xuất hiện khoảng 2 thế kỷ trước
(Moore, Dickson-Deane & Galyen (2011)), là
đào tạo hàm thụ, vẫn còn được sử dụng rộng
rãi đến ngày nay đặc biệt tại các nước đang
phát triển. Đào tạo hàm thụ dựa vào tài liệu in
ấn kèm theo băng hình, băng tiếng và liên lạc
qua bưu điện và điện thoại. Thế hệ thứ hai sử
dụng hệ thống truyền thanh và truyền hình
trong đào tạo. Bài giảng trong lớp được ghi
hình hay thu âm lại rồi truyền đến cho người
học hay truyền trực tiếp. Hình thức này vẫn
được áp dụng hiện nay và được kết hợp với
internet để gia tăng tương tác giữa thầy và
người học (Hannay & Newvine, 2006). Một số
trường cung cấp thêm hỗ trợ học tập tại lớp.
Thế hệ thứ ba sử dụng hệ thống đa
phương tiện bao gồm tài liệu in ấn, băng hình,
băng tiếng và bài giảng trên mạng. Việc cung
cấp thêm hỗ trợ học tập tại lớp vẫn được thực
hiện. Các chương trình đào tạo thường được
chuẩn bị thông qua nhóm chuyên gia (giảng
viên, kỹ thuật viên,) để truyền đến cho các
nhóm người học có số lượng lớn. Thế hệ thứ
tư dựa vào internet, hiện ngày càng được áp
dụng rộng rãi trên thế giới. Bài giảng đa
phương tiện (tài liệu, băng hình, băng tiếng và
bài giảng) được số hóa và được truyền đến
từng cá nhân qua máy tính, cùng với việc tiếp
cận cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử giúp thực
hiện được việc tương tác giữa thầy - trò, trò -
trò, cá nhân - cá nhân, cá nhân - tập thể và tập
thể - tập thể, có sự tương tác theo thời gian
thực hay không theo thời gian thực. Chính vì
thế khái niệm ĐTTX cũng thay đổi theo thời
gian. Từ định nghĩa của Honeyman & Mller
(1993) ĐTTX là quá trình đào tạo trong đó
phần lớn hoặc toàn bộ quá trình đào tạo có sự
tách biệt giữa người dạy và người học. Đến
nay ĐTTX theo Keegan (1999) là quá trình
đào tạo tưởng như là có sự cách biệt giữa
người dạy và người học về thời gian và không
gian mà thôi vì với sự hỗ trợ của công nghệ, sự
84 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC
cách biệt giữa người dạy và người học đang
thu hẹp dần.
3. Lợi ích từ ĐTTX
Lợi ích của ĐTTX ngày càng được xác
lập rõ rệt điển hình qua 4 điểm nổi bật sau: Thứ
nhất, ĐTTX thúc đẩy sự cởi mở của nền giáo
dục quốc dân, tạo cơ hội cho các đối tượng gặp
khó khăn về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
kinh tế, tuổi tác, trình độ tiếp cận tri thức. Hình
thức đào tạo mềm dẽo, linh hoạt này tạo điều
kiện cho việc học tập suốt đời và giáo dục cho
mọi người, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước. Ngoài ra, ĐTTX
cũng tác động một cách sâu xa đến tất cả các
hệ thống giáo dục và đóng vai trò quyết định
trong việc tạo nên xã hội tri thức toàn cầu
(Unesco, 2002). Thứ hai, ĐTTX nuôi dưỡng và
phát triển việc học tập suốt đời của cá nhân
nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết,
nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống
xã hội (Luật Giáo dục, 2005).
Thứ ba, ĐTTX giúp sinh viên tiết kiệm
thời gian vì họ không cần phải di chuyển đến
trường. Sinh viên có học theo thời gian biểu tự
chọn phù hợp với hoàn cảnh của họ. Ngoài ra
với việc kiến thức và thông tin thay đổi nhanh
chóng, các nhà chuyên môn có thể luôn cập
nhật với kiến thức mới mà không cần phải di
chuyển xa đến nơi cung cấp các khóa bồi
dưỡng chuyên môn. Thứ tư, ĐTTX giúp tiết
kiệm chi phí. Chi phí giảng dạy cũng có thể
được tiết kiệm vì các cơ sở học khác nhau có
thể có cùng một giảng viên và với những môn
học trên mạng giảng viên có thể giảng dạy cho
nhiều người hơn (Wheatkey & Greer, 1995).
4. Rào cản đối với ĐTTX
Tuy nhiên ĐTTX cũng có những vấn đề,
đặc biệt trong bối cảnh nước ta.Vấn đề thứ
nhất là chất lượng chưa ổn định của ĐTTX.
Thái độ của người quản lý xem ĐTTX như
loại hình đào tạo hạng hai và giảng viên cho
rằng chất lượng lớp dạy từ xa chỉ thường thấp
hơn hoặc bằng chất lượng của lớp học truyền
thống, nên họ không cố gắng để điều chỉnh,
cải tiến CTĐT hay bài giảng cho phù hợp với
giảng dạy từ xa và chấp nhận sự dễ dãi trong
đào tạo (Valentine, 2002). Hiện tại, ngoài việc
các đại học danh tiếng truyền thống còn có cả
đại học quốc tế tham gia cung cấp các chương
trình ĐTTX. Sự cạnh tranh gay gắt giữa
trường tổ chức ĐTTX có thể khiến các trường
chấp nhận sự dễ dãi để thu hút sinh viên, ảnh
hưởng đến chất lượng ĐTTX về lâu dài (Lê,
2014). Ngoài ra, tài liệu học tập biên soạn
riêng cho người học từ xa còn rất thiếu. Tất cả
những điều này làm cho xã hội chưa đánh giá
cao bằng cấp từ xa. Nó được xem như là một
hình thức đào tạo dễ dãi, không yêu cầu cao ở
người học, kiểm tra nhẹ nhàng và tỷ lệ tốt
nghiệp cao (Lâm, 2009).
Vấn đề thứ hai liên quan đến người học.
Không phải tất cả sinh viên đều phù hợp với
loại hình học tập này.Theo Hannay và
Newvine (2006) khi học từ xa sinh viên có thể
tiếp nhận khó khăn kiến thức liên quan đến kỹ
thuật, khoa học hay định lượng. Ngoài ra,
Threkeld và Brzoska, (Valentine, 2002 trích)
cho rằng người học từ xa thành công cần có
một số tính cách như khả năng chấp nhận sự
mơ hồ, khả năng tự chủ trong học tập và mềm
dẽo, linh hoạt. So với sinh viên chính quy, học
từ xa đòi hỏi người học phải tập trung hơn,
quản lý thời gian tốt hơn, biết sử dụng công
nghệ, có khả năng làm việc độc lập và làm
việc nhóm. Môi trường học tập độc lập có thể
làm người học thiếu tập trung và ngại học.
Trạng thái đơn độc này cũng làm cho người
học dần trở nên thiếu năng động, thiếu tự tin
và suy giảm động lực học tập (Tạ, 2009).
Tóm lại, người học từ xa gặp nhiều khó
khăn trong việc nắm bắt kiến thức mới hơn so
với người học chính quy, và vì thế khả năng
thành công, hoàn tất chương trình học của họ
không cao bằng. Tỷ lệ bỏ học của sinh viên từ
xa hiện ước tính khoảng 30-50%, gấp đôi tỷ lệ
bỏ học của sinh viên chính quy. Riêng tỷ lệ bỏ
học từ xa ở Châu Á có thể lên tới 50%-60%
(Latifah, Sumalee & Ramli, 2009).
4.1. Thách thức đối với tổ chức ĐTTX
ở thế kỷ 21
Thách thức đối với tổ chức ĐTTX trong
thế kỷ 21 chủ yếu ở 3 lĩnh vực xuất phát từ
việc thay đổi đối tượng học từ xa, thay đổi
trong bối cảnh tổ chức đào tạo và sự ra đời của
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 85
hình thức đào tạo mới, mềm dẽo hơn.
4.2. Thách thức: Thay đổi ở đặc điểm
người học từ xa
Đặc điểm người học từ xa đã thay đổi so
với những đặc điểm điển hình của người học
các thập niên trước như lớn tuổi, đang đi làm,
ở xa cơ sở đào tạo, chịu nhiều thiệt thòi trong
cơ hội tiếp cận giáo dục, (Wallace, 2007).
Người học từ xa ngày nay thích những khóa
học ngắn và chia thành các module kết nối
nhỏ. Ngày càng nhiều người học cư trú tại
thành phố lớn, học toàn thời gian, trẻ hơn, học
nhiều môn hơn/học kỳ, Họ là những người
giải quyết vấn đề một cách thực tế. Họ có mục
tiêu học tập rõ ràng, biết rõ vì sao phải học
kiến thức cụ thể nào đó, chỉ học những gì liên
quan, mong muốn được phát triển nghề
nghiệp, và làm việc tốt hơn. Họ vẫn bị hạn chế
về thời gian và tiền bạc. Họ cảm thấy không an
tâm có thể hoàn thành học tập từ xa, và luôn
tìm đến cách giảng dạy phù hợp với phong
cách học của họ, có đủ tương tác với giảng
viên, có hệ thống hỗ trợ học tập và hướng dẫn
kỹ thuật (Howell, Williams & Lindsay, 2003).
4.3. Thách thức: Thay đổi trong bối
cảnh tổ chức ĐTTX
Bối cảnh giáo dục thế kỷ 21 thay đổi rất
nhanh do sự phát triển vũ bảo của công nghệ
và nhu cầu xã hội đòi hỏi các cơ sở ĐTTX đáp
ứng một cách hiệu quả để tiếp tục phát triển.
Ngày càng nhiều đại học tổ chức các môn học,
cấp học, thông qua hình thức ĐTTX vì sinh
viên học từ xa ngày nay bao gồm cả sinh viên
học theo hệ đào tạo không chính quy truyền
thống và số lượng ngày càng lớn số sinh viên
trẻ, học chính quy vì các khóa học có sự hỗ trợ
của kỹ thuật số cung cấp cho sinh viên ở lớp
học truyền thống nhiều cơ hội tự học hơn
(Anderson, 2001).
Trong bối cảnh internet hiện trở thành
thống lãnh trong các phương tiện/môi trường
giảng dạy, tổ chức ĐTTX đã và đang dịch
chuyển sự tập trung chủ yếu vào kỹ thuật dựa
và hệ thống mạng và truyền tải dựa vào
internet. Nhu cầu về hệ thống quản lý môn học
hiệu quả và dịch vụ mạng ngày càng tăng do
sự phát triển của đào tạo online. Ngoài ra, yêu
cầu về triển khai chiến lượt học tập và giảng
dạy khai thác năng lực của công nghệ cũng
ngày càng tăng (Howell, Williams & Lindsay,
2003). Sự phát triển nhanh về công nghệ hứa
hẹn tạo ra cơ hội ứng dụng làm cho việc giảng
dạy hiệu quả hơn và việc nghiên cứu để khai
thác hiệu quả các công nghệ mới đã trở nên
bức thiết.
4.4. Thách thức: Đào tạo mềm dẽo
Với sự thay đổi nhanh chóng trong đặc
điểm người học, công nghệ phục vụ đào tạo,
và sự thay đổi nhanh của nhu cầu xã hội thì
đào tạo mềm dẽo có thể đáp ứng nhu cầu
người học hiện nay hơn đào tạo mở. Đào tạo
mềm dẽo cung cấp cho người học sự chọn lựa
5 lĩnh vực sau trong quá trình học (Tucker &
Morris, 2011): (1) mềm dẽo về nội dung; (2)
mềm dẽo về điều kiện đầu vào; (3) mềm dẽo
về phương pháp giảng dạy; (4) mềm dẽo về tài
liệu học tập và (5) mềm dẽo về phương tiện
truyền tải kiến thức.
Đào tạo mở và đào tạo mềm dẽo đều tập
trung vào thỏa mãn sự chọn lựa của người học,
áp dụng phương pháp giảng dạy lấy người học
làm trung tâm, và loại bỏ các rào cản tiếp cận
học tập để đáp ứng nhu cầu học tập của người
học. Các đại học mở tổ chức đào tạo với một
số đặc điểm mềm dẽo nhất định mà thôi và các
trường cung cấp đào tạo mềm dẽo chưa hẳn đã
có tính chất mở ở đầu vào.
5. Cơ hội đối với tổ chức ĐTTX ở thế
kỷ 21
Mục tiêu hàng đầu của các loại hình đào
tạo trong tương lai cũng là cung cấp cho người
học nhiều lựa chọn và nhiều sự kiểm soát hơn
trong kế hoạch, phương pháp và thời gian học.
Trong bối cảnh hiện nay trên thế giới và cả
nước ta, các chính phủ đều cam kết phát triển
xã hội học tập thì tính chất mở và mềm dẽo
thường xuyên được nhấn mạnh vì những đặc
điểm ưu việt của nó. Những tính chất này
thường đi chung với nhau và có thể dùng thay
thế cho nhau và còn được gọi là học tập mở và
mềm dẽo (OFL). Những tính chất này là đặc
trưng cho khuynh hướng giáo dục mới vì nó
được chấp nhận rộng rãi như là hình thức đào
tạo hiệu quả cao. Một trong những ví dụ điển
hình của loại hình học tập này là sự xuất hiện
của MOOC (khóa học trực tuyến, mở, dành
86 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC
cho mọi người). Việc xuất hiện của các khóa
học trực tuyến, mở, dành cho mọi người càng
thúc đẩy sự phát triển nhanh và sâu sắc hơn
cũng như làm gia tăng số lượng các trường
truyền thống tham gia tích cực và đào tạo mở.
Các trường truyền thống hiện cũng chú trọng
phát triển chương trình của mình dành cho loại
hình sinh viên không truyền thống, đặc biệt là
những chương trình giáo dục thường xuyên,
với các phương pháp mềm dẽo, đáp ứng yêu
cầu của người học muốn được mềm dẽo hơn
về thời gian, nơi học tập và hình thức học tập.
Khuynh hướng đào tạo trong tương lai là
các đại học mở ngày càng tiến gần hơn đến
đào tạo mềm dẽo và các đại học truyền thống
(chính quy) cũng vậy để tăng dịch vụ giáo dục
và ảnh hưởng. Các đại học mở và đại học
truyền thống hiện đều mở rộng và tăng cường
sự mềm dẽo trong cách truyền tải kiến thức
của mình. Họ có khuynh hướng ngày càng
mềm dẽo trong việc tổ chức đào tạo cho số
sinh viên ngày càng lớn và đa dạng, ứng dụng
công nghệ trong giáo dục, để có được sự linh
hoạt trong đào tạo và giảm chi phí (Panto &
Comas-Quin, 2013). Ranh giới giữa đào tạo
mở và truyền thống ngày càng mờ đi và cả 2
loại hình đào tạo này cũng phải đối mặt với
những thách thức mới từ khuynh hướng này
(Li & Lam, 2014).
6. Khuynh hướng đào tạo trong tương
lai: (Blended learning) Học tập hỗn hợp
Học tập hỗn hợp là hình thức kết hợp
giảng dạy trực tiếp và trực tuyến/qua máy tính,
thiết bị di động (Graham, 2004). Một cách bao
quát hơn, học tập hỗn hợp cơ bản là sự kết hợp
của nhiều hình thức học trong một môn học
(Li & Cheung, 2013). Hoc tập mở và mềm dẽo
đã được dùng để tăng hiệu quả đào tạo cho các
phương pháp hiện hành hay truyền thống
thông qua các hình thức truyền tải hỗn hợp
(Peter & Deimann, 2013). Với ý định tận dụng
những ưu điểm của hình thức học tập truyền
thống và trực tuyến, học tập hỗn hợp bao gồm
giảng dạy tại lớp và giảng dạy qua mạng thông
qua việc kết hợp sự mềm dẽo của E-learning
và môi trường học tập truyền thống. Học tập
hỗn hợp tập trung cung cấp cho người học
nhiều chọn lựa về cách học tập và phát triển
tính mềm dẽo để có thể đáp ứng đa dạng người
học. Học tập hỗn hợp cung cấp nhiều cơ hội
tương tác giữa thầy và người học hơn, tăng sự
gắn kết của người học vào quá trình học, tăng
sự mềm dẽo trong môi trường dạy và học, và
cơ hội tiếp tục học để phát triển.Với sự phát
triển của kỹ thuật thông tin liên lạc, các trường
sẽ có khả năng tạo nên nhiều mô hình học tập
hỗn hợp hướng đến tăng hiệu quả học tập
nhiều hơn cho người học (Tham & Tham,
2011).
Các mô hình dạy và học dựa vào nguyên
tắc này đang phát triển mạnh, nổi bật là mô
hình học tập linh hoạt (flipped classroom) hiện
được thực hiện thông qua nhiều môi trường
học đa dạng, nhưng chủ yếu bao gồm: (1) hoạt
động tương tác học tập tại lớp và (2) các bài
tập trên máy tính được cá nhân hóa ngoài lớp
học (Bishop & Verleger, 2013) hay bài giảng,
bài tập được ghi hình và truyền qua internet
hay thiết bị di động (SV xem trước khi học và
cũng cố bài sau khi học tại lớp), (Educause,
2012).Việc thiết kế các loại môi trường học
khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng
học, khả năng tiếp cận (tại lớp hay qua mạng
hay cả hai) và nội dung cần truyền tải.
Nhìn chung, các cơ sở tổ chức đào tạo từ
xa ý thức được những thách thức trong giai
đoạn mới và họ đã và đang thay đổi hình thức
tổ chức đào tạo một cách mềm dẽo hơn thông
qua các mô hình học tập hỗn hợp, linh hoạt để
đáp ứng nhu cần học tập đa dạng đến từng cá
nhân và để tiếp tục tồn tại, phát triển và khẳng
định mình trong thế kỷ 21.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anderson, T. (2001). The hidden curriculum in distance education: An update overview. Change,
33(6), 28-35.
Belawati, T (2010). Conceptual origins. In T. Belawati & J. Baggaley, Policy and Practice in
Asian Distance Education. New Delhi: Sage, 3-11.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 1 (40) 2015 87
Bishop, J & Verleger, M (2013). The flipped classroom: A survey of the research. 120th Annual
ASEE Annual Conference and Exposition. American Society for Engineering Education.
Educause (2012). Trích từ
know-about-flipped-classrooms.
Evans, T. (1995). Globalization, post-Fordism and open and distance education. Distance
Education, 16(2), 256-269.
Graham, C. R. (2004). Blended learning system: Definition, current trends, and future directions.
In C. J. Bonk & C. R. Graham (Eds.), Handbook of blended learning: Global perspectives,
local designs. Pleiffer Publishing.
Hannay, M. & Newvine, T. (2006). Perceptions of distance learning: A comparison of online and
traditional learning. Merlot Journal of Online Learning and Teaching, 2 (1).
Honeyman, M.& Miller, G.(1993). Agriculture distance education: A valid alternative for higher
education? In Peoceedings of the 20 th Annual National Agriculture Education Research
Meeting, 67-73.
Howell, S. L., Williams, P. B. & Lindsay, N. K. (2003). Thirty-two trends affecting distance
education: An informed foundation for strategic planning. Online Journal of Distance
Learning Administration, 6(3).
Keegan, D. (1996). Foundations of distance education. London: Routledge.
Latifah, A. L., Sumalee, S., & Ramli, B. (2009). Managing retention in ODL Institutions: A Case
Study on Open University Malaysia and Sukhothai Thammathirat Open University.
ASEAN Journal of Open and Distance, 1(1).
Lewis, R. (1995). Open and distance learning in Europe: Add on or mainstream. Open Learning,
10(3), 52-56.
Lâm, Q. T. (2009). Vai trò của giáo dục mở và từ xa đối với hệ thống giáo dục nước ta trong thời
kỳ mới. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục từ xa (Ed.). Hà Nội: Nhà xuất bản
thế giới, 18-31.
Lê, T. T. T (2014). Lifelong learning and continuing education in Vietnam and the participation
of higher education institutions. In C. Duke & H. Hinzen (Eds), At the sunset of MDG and
EFA: Lifelong Learning, National Development and the Future. Lao: DVV
International.133-144.
Li, K. C., & Cheung, S. K. (2013). How Hybrid Is Referred, Inferred and Preferred?. In Hybrid
Learning and Continuing Education, 345-355. Springer Berlin Heidelberg.
Li, K. C. & Lam, H. H. K. (2014). Open education versus flexible education: Divergence and
convergence. In K. S. Yuen & K. C. Li (Eds. ), Emerging modes and approaches in open
and flexible education. Open University of Hong Kong Press.
Luật Giáo dục, 2005.
Moore, J. L., Dickson-Deane, C., & Galyen, K. (2011). E-Learning, online learning, and distance
learning environments: Are they the same?. The Internet and Higher Education, 14(2),
129-135.
88 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC
Peter, S., & Deimann, M. (2013). On the role of openness in education: A historical
reconstruction. Open Praxis, 5(1), 7-14.
Panto, E. & Comas-Quinn, A. (2013). The challenge of open education. Journal of e-Learning
and Knowledge Society, 9(1), 11-22.
Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08/08/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Qui chế về tổ chức và đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức
giáo dục từ xa.
Tạ, T. H. H. (2009). Những khó khăn khi theo học từ xa tại Việt Nam và một số đề xuất về
hướng khắc phục. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục từ xa (Ed.). Hà Nội: Nhà
xuất bản thế giới, 185-189.
Tait, A. (2008). What are Open Universities for? Open Learning, 23(2), 85-93.
Tham, K. & Tham C. (2011). Blended learning-A focus on Asia. International Journal of
Computer Science Issues, 8(2), 136-142.
Tucker, R. & Morris, G. (2011). Anytime, anywhere, anyplace: Articulating the meaning of
flexible delivery in built environment education. British Journal of Educational
Technology, 42(6), 904-915.
Valentine, D. (2002). Distance learning: Promises, problems, and possibilities. Online journal of
Distance Learning Administration, 5 (3), fall 2002. University of West Georgia, Distance
Education Center. Learning, 1(1), 1-10.
Unesco (2002). Open and distance learning: Trends, policy and strategy considerations. France:
Unesco.
Wallace, L. (2007). Changes in the demographics and motivations of distance education
students. International Journal of E-Learning & Distance Education, 11(1), 1-31.
Wheatkey, B. & Greer, E. (1995). Interactive television: a new delivery system for a traditional
reading course. Journal of Technology and Teacher Education, 3 (4), 343-350.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_le_thi_thanh_thu_82_88_6627_2017352.pdf