Các loài cây gỗ đang trong giai đoạn sinh
trưởng phát triển mạnh có DTB < 35 cm; HTB <
15 m, mật độ khoảng từ 1340 – 1848 cây/ha,
thành phần loài cây ở hai trạng thái (sau NR
và sau KTK) có sự sai khác không nhiều. Dù
vậy, trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên
sau KTK đã có sự xuất hiện một số loài mới
như: Chẹo, Vàng anh, Nang trứng, Dung,
Trọng đũa. Những loài này tuy không phải
thuộc vào nhóm loài gỗ quý có giá trị nhưng
đây là những loài cây tiên phong định cư,
hình thành nên hệ sinh thái rừng thứ sinh đặc
trưng. Cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi
tự nhiên đều có số lượng loài giảm khi chỉ số
tầm quan trọng IVI% tăng. Điều đó chứng tỏ
mức độ ưu thế giữa các loài trong quần xã
nghiên cứu ở hai trạng thái chưa cao đến mức
mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá
trị IVI% có thể lấn át mạnh những loài còn
lại. Những loài cây quý hiếm trong cả hai
trạng thái TTV hiện nay còn rất ít, chủ yếu là
các cây gỗ nhỏ rất cần được bảo vệ như:
Lát hoa, Đinh, Sâng, Chò nâu, Nghiến, Lim,
Xương cá
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò sinh thái của các loài cây gỗ trong thảm thực vật thứ sinh vùng đầu nguồn hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG THẢM THỰC VẬT THỨ
SINH VÙNG ĐẦU NGUỒN HỒ THÁC BÀ TỈNH YÊN BÁI
Lương Thị Thanh Huyền 1, Vương Quốc Đạt-2, Lê Ngọc Công3*
1Sở Giáo dục Đào tạo Yên Bái,2Lâm trường Thác Bà-Yên Bái
3Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu, đánh giá vai trò sinh thái của các loài cây gỗ trong
thảm thực vật thứ sinh vùng đầu nguồn Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái. Các loài cây gỗ đang
trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh có DTB < 35 cm; HTB < 15 m, mật độ khoảng
từ 1340 – 1848 cây/ha, thành phần loài cây ở hai trạng thái (sau NR và sau KTK) có sự
sai khác không nhiều. Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên sau KTK đã có sự xuất
hiện một số loài mới như: Chẹo, Vàng anh, Nang trứng, Dung, Trọng đũa.... những loài
này tuy không phải thuộc vào nhóm loài gỗ quý có giá trị nhưng đây là những loài cây
tiên phong định cư, hình thành nên hệ sinh thái rừng thứ sinh đặc trưng. Cả hai trạng thái
TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên đều có số lượng loài giảm khi chỉ số tầm quan trọng IVI%
tăng. Những loài cây quý hiếm trong cả hai trạng thái TTV hiện nay còn rất ít, chủ yếu là
các cây gỗ nhỏ rất cần được bảo vệ như: Lát hoa, Đinh, Sâng, Chò nâu, Nghiến, Lim,
Xương cá
Từ khoá: Vai trò sinh thái, Chỉ số tầm quan trọng, Thảm thực vật thứ sinh.
* 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thác Bà là hồ nước nhân tạo do ngăn dòng
sông Chảy làm Nhà máy thuỷ điện Thác Bà
(năm 1969), nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở
Việt Nam. Hồ Thác Bà nằm ở địa giới hai
huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái,
có diện tích mặt nước khoảng 23.400 ha, có
1.331 đồi đảo lớn nhỏ với thảm thực vật và
cảnh quan đa dạng. Trong những thập kỷ qua
do tình trạng khai thác và sử dụng bừa bãi,
thảm thực vật phòng hộ đầu nguồn ở khu vực
này đã bị suy thoái nghiêm trọng, rừng sau
khai thác hầu như bị đảo lộn toàn bộ về cấu
trúc, quá trình tái sinh, diễn thế theo chiều
hướng thoái bộ so với ở tình trạng nguyên
sinh hoặc trước khai thác, nhất là ở các lâm
phần không được quản lý tốt.
Để phục vụ mục đích đánh giá vai trò sinh
thái của các loài cây gỗ trong hệ sinh thái
* Lê Ngọc Công, Tel: 0915.462.404, Khoa Sinh - KTNN,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
rừng phòng hộ đầu nguồn Hồ Thác Bà, chúng
tôi sử dụng chỉ số tầm quan trọng IVI
(Importance Value Index) để xác định công
thức tổ thành sinh thái, làm cơ sở cho việc
bảo vệ rừng đầu nguồn Hồ Thác Bà và góp
phần hướng đến mục tiêu đưa Hồ Thác Bà
trở thành khu du lịch cấp quốc gia theo Nghị
quyết chuyên đề số 07- 2007 – NQ/TU của
Tỉnh uỷ Yên Bái.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Là hai trạng thái
thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau
nương rẫy và sau khai thác kiệt tại xã Xuân
Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu
trực tiếp ngoài thực địa trên các tuyến điều
tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích
OTC là 400m2 (20m x 20m). Xác định tên
khoa học các loài thực vật theo các tài liệu
của Nguyễn Tiến Bân (2003 – 2005)[3], Bộ
Nông nghiệp & PTNT (2000)[4], Phạm Hoàng
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
Hộ (1992 – 1993)[5]. Xác định các loài thực
vật quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam
(2007)[6] và Danh lục đỏ IUCN (2001)[7].
Phân tích và xử lý số liệu: Nhóm cây gỗ được
xác định theo quy định của Cục Lâm nghiệp.
Các chỉ số thông dụng được tính theo các
công thức đã được sử dụng rộng rãi trong
thực tiễn thống kê, quy hoạch rừng với việc
sử dụng chương trình Excel. Các chỉ số đặc
trưng cho cấu trúc quần hợp cây gỗ rừng
được tính toán bằng chương trình chuyên
dụng xử lý số liệu ô tiêu chuẩn F-Structure
A&S (Nguyễn Văn Sinh, 2004).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chỉ số IVI và hệ số tổ thành loài trong
quần hợp cây gỗ
Chỉ số tầm quan trọng (IVI) là chỉ tiêu biểu thị
hệ số tổ thành và mức độ quan trọng, tính đa
dạng sinh học, tính ổn định và sự bền vững
của hệ sinh thái. Về bản chất, chỉ số IVI có ý
nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan
hệ giữa mỗi loài cây trong một quần xã và
quan hệ giữa quần xã đó với điều kiện ngoại
cảnh, kết quả được thể hiện ở bảng 1 và 2.
Bảng 1. Tổng số loài và loài ưu thế sinh thái ở hai trạng thái TTV
Trạng thái TTV Tổng số loài
Số loài
có IVI >
5%
Tên loài cây có IVI > 5%
1. Sau nương rãy
+ Tầng cây cao
+ Tầng cây nhỡ
61
68
06
04
- Máu chó lá nhỏ, Dẻ gai, Sau sau, Trám trắng,
Thầu tấu, Bồ đề
- Kháo lá lớn, Trám chim, Re, Sau sau.
2. Sau khai thác
kiệt
+ Tầng cây cao
+ Tầng cây nhỡ
58
45
05
06
- Chò nâu, Máu chó, Vàng anh, Thị ba ngòi,
Ngát.
- Vàng anh, Trâm rừng, Nang trứng, Táu muối,
Ngát, Dung.
Bảng 2. Kết quả các loài cây gỗ có IVI > 5% trong hai trạng thái TTV
Trạng thái TTV Tên loài Tên khoa học Số cây Chỉ số IVI
(%)
1. Sau nương rãy
+ Tầng cây cao
+ Tầng cây nhỡ
Máu chó
Dẻ gai
Sau sau
Trám trắng
Thầu tấu
Bồ đề
Kháo lá lớn
Trám chim
Re
Sau sau
Knema globularia
Castanopsis indica
Liquidambar formosana
Canarium album
Aporosa dioica
Styrax tonkinensis
Machilus macrophylla
Canarium tonkinense
Phoebe sp.
Liquidambar formosana
210
158
131
143
134
125
416
318
289
276
10,45
8,64
7,85
6,76
6,54
6,24
17,83
15,50
13,68
13,35
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
2. Sau khai thác kiệt
+ Tầng cây cao
+ Tầng cây nhỡ
Chò nâu
Máu chó
Vàng anh
Thị ba ngòi
Ngát
Vàng anh
Trâm rừng
Nang trứng
Táu muối
Ngát
Dung
Dipterocarpus tonkinensis
Knema globularia
Saraca dives
Diospyros bangoiensis
Gironniera subaequalis
Saraca dives
Syzygium formosum
Hydnocarpus kurzii
Vatica fleuryana
Gironniera subaequalis
Symplocos laurina
250
225
187
165
150
215
140
120
115
98
80
12,75
12,54
10,39
9,34
9,34
11,12
8,95
7,57
7,28
6,11
5,82
Theo Danniel Marmillod, những loài cây có
chỉ số IVI% > 5% là những loài có ý nghĩa về
mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978)
trong một lâm phần, loài cây nào đó chiếm
trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế,
đây là những cơ sở quan trọng để xác định
loài hoặc nhóm loài ưu thế. Vì vậy trên cơ sở
đó, chúng tôi thống kê tất cả những loài và cá
thể loài cây gỗ ở tầng cây cao và tầng cây
nhỡ của hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi
tự nhiên có chỉ số IVI > 5% để nghiên cứu.
3.2. Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự
nhiên (TN) sau nương rãy (NR)
3.2.1. Tầng cây cao
Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu ở tầng cây
cao được ghi trong bảng 3.
Bảng 3. Tổ thành mật độ tầng cây cao
TT Loài cây N (c/ha) Ni Gi Fi IVI%
1 Máu chó 210 12,89 12,85 5,6 10,45
2 Dẻ gai 158 9,70 11,78 4,4 8,64
3 Sau sau 141 8,95 10,56 4,95 7,85
4 Trám trắng 134 8,73 7,28 4,27 6,76
5 Thầu tấu 130 8,27 7,13 4,22 6,54
6 Bồ đề 125 7,67 6,37 4,67 6,24
6 loài có IVI > 5% 901 56,1 55,97 28,11 46,87
55 loài khác có IVI < 5% 727 43,9 44,03 71,89 53,13
∑ 61 loài 1628 100 100 100 100
Trong tầng cây cao của TTV thứ sinh phục
hồi tự nhiên sau NR có tổng số 61 loài trong
đó 6 loài có chỉ số IVI% > 5% (chiếm 56,1 %
trong tổng mức độ quan trọng trong quần xã),
trong đó: Máu chó (Knema sp) là loài có số
lượng cá thể nhiều nhất (210 cây/ha), có chỉ
số IVI% cao nhất (10,454%). Tiếp theo là Dẻ
gai (Castanopsis sp.) 158 cây/ha chỉ số IVI
đạt 8,64%; Sau sau (Liquidamba formosana)
có 131 cây/ha, chỉ số IVI đạt 7,85%. Trám
trắng (Canarium album) 143 cây/ha có chỉ số
IVI đạt 6,76%... Còn lại 55 loài khác có chỉ số
IVI < 5% với mật độ 727 cây/ha, chiếm 43,9
% trong tổng mức độ quan trọng trong quần
xã. Như vậy, loài ưu thế và công thức tổ
thành sinh thái ở tầng cây cao như sau:
10,45Mc + 8,64Dg + 7,85Ss + 6,76Tra +
6,5TT + 6,24Bđ
3.2.2. Tầng cây nhỡ
Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu ở tầng cây
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
nhỡ được ghi trong bảng 4.
Bảng 4. Tổ thành mật độ tầng cây nhỡ
TT Loài cây N (c/ha) Ni Gi Fi IVI%
1 Kháo lá lớn 426 23,05 8,53 21,91 17,83
2 Trám chim 318 17,20 7,97 21,33 15,50
3 Re 289 15,63 7,25 18,16 13,68
4 Sau sau 276 14,39 6,98 18,68 13,35
4 loài có IVI > 5% 1309 70,27 30,73 80,08 60,36
64 loài khác có IVI < 5% 539 29,73 69,27 19,92 39,64
∑ 68 loài 1848 100 100 100 100
Trong tầng cây nhỡ, tổng số 68 loài nhưng
chỉ có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành
có IVI > 5% với mật độ 1309 cây/ha, chiếm
70,83% tổng số cây đã điều tra, mức độ quan
trọng IVI đạt 60,36%, trong đó: Kháo lá lớn
(Machilus macrophylla) có mật độ lớn nhất
(426 cây/ha), chỉ số IVI đạt 17,83%; Trám
chim (Canarium tonkinense) có 318 cây/ha,
chỉ số IVI đạt 15,5%; Re (Phoebe sp) có mật
độ 289 cây/ha với chỉ số IVI đạt 13,68%;
Thấp nhất là Sau sau (Liquidambar
formosana) có mật độ 276 cây/ha, chỉ số IVI
đạt 13,35%.
Còn lại 64 loài khác có chỉ số IVI < 5% với
tổng số cây là 539 cây/ha, chiếm 29,16%
tổng số cây đã điều tra. Do vậy, loài ưu thế và
công thức tổ thành sinh thái trong tầng cây
nhỡ như sau: 17,83Kh + 15,5Trc + 13,68R +
13,35Ss
3.3. Trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự
nhiên (TN) sau khai thác kiệt (KTK)
3.3.1. Tầng cây cao
Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu ở tầng cây
cao được ghi trong bảng 5.
Bảng 5. Tổ thành mật độ tầng cây cao
TT Loài cây N (c/ha) Ni Gi Fi IVI (%)
1 Chò nâu 250 13,92 10,23 14,10 12,75
2 Máu chó 225 12,53 9,31 15,78 12,54
3 Vàng anh 187 10,41 8,53 12,23 10,39
4 Thị ba ngòi 165 9,19 7,83 11,00 9,34
5 Ngát 150 8,35 7,31 10,68 8,78
5 loài có IVI > 5% 977 54,40 43,21 63,79 53,80
53 loài khác có IVI <
5%
818 45,59 56,79
36,22
46,20
∑ 58 loài 1795 100 100 100 100
Trong trạng thái này, tầng cây cao có 58 loài
với tổng số cây là 977cây/ha (chiếm 54,42%)
tổng số cây đã điều tra, có 5 loài tham gia vào
công thức tổ thành đạt chỉ số tầm quan trọng
IVI>5% (chiếm 53,80%) trong tổng số mức độ
quan trọng, trong đó: Chò nâu (Dipterocarpus
tonkinensis) có mật độ 250 cây/ha, chỉ số IVI
đạt 12,75%; Máu chó (Knema globularia) có
mật độ 225 cây/ha, chỉ số IVI là 12,54%;
Vàng anh (Saraca dives) có mật độ 187
cây/ha, chỉ số IVI đạt 10,39%... Còn lại 53 loài
khác với mật độ 818 cây/ha (chiếm 45,57%
tổng số cây đã điều tra), chỉ số IVI < 5%
(chiếm 46,20%) tổng mức độ quan trọng
trong tầng cây cao đã điều tra. Công thức tổ
thành sinh thái loài như sau: 12,75Ch +
12,54Mc + 10,39Va + 9,34Th + 8,78Ng
3.3.2. Tầng cây nhỡ
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu ở tầng cây nhỡ được ghi trong bảng 6.
Bảng 6. Tổ thành mật độ tầng cây nhỡ
TT Loài cây N (c/ha) Ni Gi Fi IVI (%)
1 Vàng anh 215 16,04 13,40 3,92 11,12
2 Trâm rừng 140 10,44 10,08 6,33 8,95
3 Nang trứng 120 8,95 8,54 5,22 7,57
4 Táu muối 115 8,58 8,03 5,23 7,28
5 Ngát 98 7,31 7,87 3,15 6,11
6 Dung 80 5,97 6,97 4,52 5,82
6 loài có IVI > 5% 768 57,29 54,53 28,73 46,85
39 loài khác có IVI < 5% 572 42,71 45,47 71,27 53,15
∑ 45 loài 1340 100 100 100 100
Tầng cây nhỡ có 45 loài, trong đó 6 loài có
chí số IVI > 5% với tổng số cá thể đạt 768
cây/ha chiếm 57,31% tổng số cây, cụ thể như
sau: Vàng anh (Saraca dives) có mật độ lớn
nhất 215 cây/ha, chỉ số IVI đạt cao nhất
(11,12%); Trâm rừng (Syzygium formosum)
có mật độ 140 cây/ha, chỉ số IVI đạt 8,95%,
tiếp đến Nang trứng (Hydnocarpus kurzii) có
mật độ 120 cây/ha, chỉ số IVI đạt 7,57%...
Còn 39 loài khác có chỉ số IVI % < 5 % có
tổng số cá thể là 572 cây/ha (chiếm 42,68%).
Công thức tổ thành sinh thái như sau:
11,12Va + 8,95Tr + 7,57Ntr + 7,28Tm +
6,11Ng + 5,82Dg.
4. KẾT LUẬN
Các loài cây gỗ đang trong giai đoạn sinh
trưởng phát triển mạnh có DTB < 35 cm; HTB <
15 m, mật độ khoảng từ 1340 – 1848 cây/ha,
thành phần loài cây ở hai trạng thái (sau NR
và sau KTK) có sự sai khác không nhiều. Dù
vậy, trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên
sau KTK đã có sự xuất hiện một số loài mới
như: Chẹo, Vàng anh, Nang trứng, Dung,
Trọng đũa.... Những loài này tuy không phải
thuộc vào nhóm loài gỗ quý có giá trị nhưng
đây là những loài cây tiên phong định cư,
hình thành nên hệ sinh thái rừng thứ sinh đặc
trưng. Cả hai trạng thái TTV thứ sinh phục hồi
tự nhiên đều có số lượng loài giảm khi chỉ số
tầm quan trọng IVI% tăng. Điều đó chứng tỏ
mức độ ưu thế giữa các loài trong quần xã
nghiên cứu ở hai trạng thái chưa cao đến mức
mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá
trị IVI% có thể lấn át mạnh những loài còn
lại. Những loài cây quý hiếm trong cả hai
trạng thái TTV hiện nay còn rất ít, chủ yếu là
các cây gỗ nhỏ rất cần được bảo vệ như:
Lát hoa, Đinh, Sâng, Chò nâu, Nghiến, Lim,
Xương cá
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban địa chính, Ban quản lý rừng xã Xuân
Long, Báo cáo tổng kết, Yên Bái.
[2]. Viện thiết kế, quy hoạch Lâm nghiệp - Sở
Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Yên Bái (2006).
Báo cáo rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Yên
Bái
[3]. Nguyễn Tiến Bân (2003 – 2005), Danh
lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
[4]. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Tên cây
rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[5] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ
Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội.
[6]. Phạm Hoàng Hộ (1992 – 1993), Cây cỏ
Việt Nam. Nxb Montreal.
[7]. IUCN (2001), Red List of Threatened
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
Plants. Webside: red list.org
[8]. Sở Thương mại - Du lịch Yên Bái (2008),
Đề án phát triển du lịch tỉnh Yên Bái đến 2010
và định hướng 2015, Yên Bái.
Lương Thị Thanh Huyền và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 94 - 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
SUMMARY
EVALUATION OF ECOLOGICAL ROLES BORN BY TIMBER TREE SPECIES IN SUB VEGETATION
COVER IN THE RIVERHEAD AREA OF THAC BA LAKE, YEN BAI
Luong Thị Thanh Huyen 1, Vuong Quoc Dat-2, Le Ngoc Cong3*
1 Department of Education and Training, Yen Bai ,2 Thac Ba Afforestation yard, Yen Bai i
3T College of Education, Thai Nguyen University
Timber-trees are in high state of growth and development which have DTB < 35cm, HTB < 15m,
thickness from 1340-1840 plants/hectare, composition of species in 2 situations have a bit
differentiation.
Both vegetational secondary situation of natural restore decreases species when quotient of
importance IVI% increases.
Vacariation of species is one important character of reproducible progress, natural restore of
vagetation of secondary forest. Result of changeful species has changed structure, thickness of
species, relative of species in society ecological situation of recovery time.
Key words: Ecological role, Indicators of importance, Carpet of vegetation first
* Le Ngoc Cong, Tel: 0915.462.404, Division of Biology – Agricultural technology, College of Education, TNU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1706_9607_danhgiavaitrosinhthaicuacacloaicaygoluong_thi_thanh_huyen_2738_2052943.pdf