Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số hệ thống canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn

Định hướng sử dụng cho NRCĐ: Duy trì 176,19 ha diện tích này để đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân trong khu vực.Kết hợp áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. Định hướng sử dụng cho NRKCĐ: Trồng rừng phòng hộ nơi dốc cao, nguy cơ xói mòn mạnh. Những khu vực quy hoạch cho sản xuất tiến hành trồng rừng sản xuất, chuyển hóa nương rẫy theo hướng NLKH, kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên nơi có cây tái sinh mục đích. Chuyển hóa một số diện tích nương rẫy có cây tái sinh sang sản xuất lâm nghiệp là chính.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số hệ thống canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 49 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI XÃ CAO KỲ- HUYỆN CHỢ MỚI -TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Văn Công 1*, Nguyễn Thị Kim Anh1, Nguyễn Thị Thu Hoàn2 1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Diện tích canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ gồm có 176,19 ha nương rẫy cố định, 1026,25 ha là nương rẫy bán cố định và nương rẫy không cố định. Thông qua việc điều tra 30 hộ canh tác nương rẫy, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của một số hệ thống, cụ thể là nương rẫy cố định đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, đạt 38,68 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nương rẫy không cố định đạt 26,22 triệu đồng/ha, tuy nhiên canh tác nương rẫy chỉ áp dụng thời gian ngắn, không cố định. Mô hình nương rẫy bán cố định đạt 17,17 triệu đồng/ha, kiểu canh tác này ít phổ biến trên địa bàn. Cơ cấu chi phí và thu nhập của từng hình thức canh tác nương rẫy có tỷ lệ khác nhau do cơ cấu cây trồng khác nhau. Định hướng sử dụng đất canh tác nương rẫy được đề xuất dựa trên kết quả phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả canh tác và các tác động của hệ thống canh tác nương rẫy. Các giải pháp được đề cập là duy trì 176,19 ha diện tích nương rẫy cố định, kết hợp áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đối với hình thức nương rẫy không cố định trồng rừng phòng hộ nơi dốc cao, nguy cơ xói mòn mạnh, trồng rừng sản xuất, chuyển hóa nương rẫy theo hướng nông lâm kết hợp (NLKH), kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên nơi có cây tái sinh mục đích và chuyển hóa một số diện tích nương rẫy có cây tái sinh sang sản xuất lâm nghiệp là chính. Từ khóa: canh tác, nương rẫy, hiệu quả, kinh tế, tác động, mô hình, Chợ Mới MỞ ĐẦU* Canh tác nương rẫy (CTNR) được hiểu theo nhiều cách khác nhau: nông nghiệp du canh, canh tác du canhMặc dù theo cách hiểu nào thì cũng phải khẳng định rằng canh tác nương rẫy là một dạng sử dụng đất có lịch sử hàng ngàn năm và nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sinh thái vùng nhiệt đới. Ước tính rằng có khoảng 250 đến 300 triệu người sinh sống bằng việc canh tác nương rẫy, tác động đến gần một nửa tổng diện tích đất vùng nhiệt đới. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có 30 triệu người sống phụ thuộc vào canh tác nương rẫy trên một diện tích khoảng 75 triệu ha (Srivastava, 1986) [5]. Ngày nay việc canh tác nương rẫy vẫn được nhiều người coi là nguyên nhân chính của nạn mất rừng nhiệt đới, tuy vậy, một số nhà nghiên cứu đã coi nương rẫy du canh như một phương pháp có hiệu quả nhất để đối phó với * Tel:0915600500; email: congvan600@gmail.com các thực thể sinh thái của vùng nhiệt đới (Cox và Atkins, 1976) nhưng chỉ thích hợp trong điều kiện dân số thấp (dưới 50 người/ km2), còn trong nhiều trường hợp phương thức canh tác nương rẫy du canh truyền thống còn có tác dụng tích cực trong quá trình diễn thế và tái tạo của rừng (Odum,1971; Bodley, 1976) [2] và trong một chừng mực có thể kiểm soát được thì nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng mà còn góp phần ổn định tình hình dân cư sinh sống, tạo nguồn lương thực tại chỗ nhằm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 60.651,0 ha trong đó có 42.438,0 ha là đất lâm nghiệp [4], là nơi có địa hình phức tạp, đất dốc chủ yếu và là địa bàn sinh sống của nhiều thành phần dân tộc, đời sống nông thôn nghèo và còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên hiệu quả kinh tế từ ngành nghề này của vùng còn hạn chế và thực sự còn thấp. Đồng thời canh tác Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 50 trên đất dốc theo hình thức nương rẫy trên địa bàn tỉnh cũng đang là vấn đề hết sức bức xúc vì hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vì vậy vấn đề thực tiễn cần giải quyết là đánh giá thực trạng và hiệu quả của một số hệ thống canh tác nương rẫy nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất dốc hiệu quả là thực sự cần thiết, đặc biệt trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện, xã miền núi hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập tới kết quả đánh giá thực trạng và hiệu quả hệ thống canh tác nương rẫy nhằm đưa ra định hướng sử dụng đất nương rẫy cho xã Cao Kỳ, Chợ Mới, Bắc Kạn. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Phạm vi nghiên cứu: Một số hệ thống canh tác trên đất nương rẫy tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn • Nội dung nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng sử dụng nương rẫy của xã Cao Kỳ. - Điều tra, khảo sát một số hệ thống canh tác nương rẫy trên địa bàn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế một số hệ thống canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả CTNR và tác động của hệ thống CTNR đến rừng và đất rừng - Đề xuất định hướng sử dụng đất nương rẫy tại khu vực nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Thu thập các số liệu thứ cấp qua tiếp cận và kế thừa các tài liệu, số liệu có sẵn ở các cơ quan như: Hiện trạng đất đai, số liệu kinh tế xã hội, khí hậu thủy văn.... - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm để tìm hiểu thực trạng, hiệu quả của canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 35 người trong đó 30 người dân và 5 cán bộ. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp theo phiếu điều tra được xây dựng trước. - Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp các hệ thống canh tác nương rẫy, phân tích các thuận lợi, khó khăn trên cơ sở khảo sát và vẽ lát cắt mô hình. - Phương pháp xử lý số liệu: + Tính hiệu quả kinh tế của một hệ thống canh tác nương rẫy /năm sử dụng công thức sau: T= Thu nhập của cây ăn quả/năm (A) + Thu nhập của cây lâm nghiệp/năm (B) + Thu nhập cây hàng năm (C) + Tổng thu nhập của vật nuôi/năm (nếu có). Trong đó: A = Tổng giá trị sản phẩm/năm – Chi phí vật chất/năm B = Tổng giá trị sản phẩm cây LN cuối chu kỳ - chi phí vật chất/ số năm của chu kỳ C = Tổng giá trị SP cây hàng năm - Chi phí vật chất/năm KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực trạng sử dụng đất nương rẫy của xã Cao Kỳ Thừa kế số liệu về hiện trạng đất đai tại xã Cao Kỳ [1] kết hợp với kết quả rà soát hiện trạng đất đai bằng giải đoán ảnh viễn thám [3], chúng tôi đã thu được kết quả về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác nương rẫy nói riêng của xã Cao Kỳ (xem bảng 1). Bảng 1 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đất nương rẫy xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới TT Loại đất sử dụng Diện tích (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 571.14 1.1 Lúa nước 235.65 1.2 Đất cố định làm nương rẫy 176.19 1.3 Đất cây lâu năm, đất cỏ chăn nuôi 159.3 2 Đất nương rẫy bán cố định và không cố định 1026.25 2.1 Đất nương rẫy không cố định đang canh tác 227.55 2.2 Đất nương rẫy không cố định không có cây gỗ tái sinh 202.07 2.3 Đất nương rẫy không cố định có cây gỗ tái sinh 596.63 Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 51 Theo kết quả thống kê tại bảng 1 thì diện tích đất đai được quy hoạch cho nông nghiệp của xã là 571.14 ha, trong đó đất cố định làm canh tác nương rẫy là 176.19ha. Đối với diện tích nương rẫy cố định (NRCĐ): đất này đã được quy hoạch và giao cho người dân để canh tác nương rẫy cố định. Về cơ cấu sử dụng đất NRCĐ: 48% là một số loại cây ăn quả (CAQ), 34% ngô và sắn, lúa nương 8%, 10% là khoai và các rau màu khác. Nương rẫy không cố định (NRKCĐ) và nương rẫy bán cố định (NRBCĐ) là 1026.25 ha, nằm chủ yếu trên diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng sản xuất và rừng trồng phòng hộ, hầu hết phần diện tích NRKCĐ đều thuộc trạng thái Ia,Ib và Ic (thuộc nhóm trạng thái đất trống, cây bụi, một số ít có cây tái sinh rải rác) mà khả năng phục hồi rừng tự nhiên là rất chậm. Một số ít là nương rẫy canh tác theo kiểu bán cố định (canh tác liên tục vài năm- bỏ hóa-canh tác) hiệu quả sử dụng đất không cao. Vì vậy kết quả xác định và phân loại được các hình thức canh tác nương rẫy là cơ sở để đưa ra định hướng sử dụng hiệu quả diện tích đất này. Kết quả điều tra, khảo sát và phân loại một số hệ thống CTNR tại xã Cao Kỳ Qua điều tra 30 hộ, kết quả được phân loại và tổng hợp vào bảng 2. Bảng 2: Các dạng mô hình CTNR tại xã Cao Kỳ TT Hình thức CTNR Số hộ điều tra Thành phần nương rẫy 1 Nương rẫy cố định 17 - Cây ăn quả: Mơ, chuối, mận, vải, dứa - Nương rẫy: Ngô, sắn, khoai, đỗ, lúa nương. - Cây LN phân tán 2 Nương rẫy không cố định 9 - Lâm nghiệp: Keo, cây tự nhiên phục hồi - Nương rẫy: Ngô, sắn, khoai. 3 Nương rẫy bán cố định 4 - Lâm nghiệp: cây tự nhiên. - Nương rẫy: Ngô, khoai, sắn, lúa nương. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Các hệ thống CTNR tại xã Cao Kỳ có 3 dạng chính như sau: - Loại mô hình 1: NRCĐ có 17/30 hộ tham gia áp dụng, chiếm 56,67%. Mô hình được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp (keo), cây nông ngiệp (lúa nương, ngô, sắn), cây ăn quả (mơ, chuối, mận, vải, dứa). Cách thức bố trí của mô hình tạo một không gian khá đẹp, mang tính cảnh quan của khu vực miền núi. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, ổn định, được quy hoạch là NRCĐ nên canh tác liên tục nhiều năm và được nhiều hộ áp dụng. - Loại mô hình 2: NRKCĐ: Nương rẫy (lúa nương, ngô, sắn, đậu tương) + Lâm nghiệp (keo, bồ đề tự nhiên). Loại hình này canh tác theo kiểu làm nương rẫy 1-3 năm đầu khi cây lâm nghiệp còn nhỏ, cây tự nhiên thưa thớt. Sau đó để phục hồi tự nhiên mà không thực hiện biện pháp canh tác nào. Loại này có 9/30 hộ tham gia áp dụng, chiếm 30% số hộ điều tra. - Loại mô hình 3: NRBCĐ: Nương rẫy (lúa nương, ngô, sắn) + Chuối, loại hình này chủ yếu canh tác theo kiểu canh tác-bỏ hóa-canh tác, có 4/30 hộ thực hiện, chiếm 13,33 %. Kiểu này có thể coi là vừa NRCĐ vừa là NRKCĐ. Diện tích nhỏ, manh mún, không tập trung, không liên tục, đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi và bạc màu. Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống CTNR tại xã Cao Kỳ Qua điều tra, phỏng vấn 30 hộ gia đình áp dụng canh tác theo hình thức CTNR tại xã Cao Kỳ, dựa trên phiếu điều tra thông tin của các hộ gia đình, chúng tôi tổng hợp có kết quả như sau: Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 52 Bảng 3: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các hệ thống CTNR được điều tra (ĐVT: Triệu đồng) TT Loại hình CTNR Số hộ điều tra Tổng diện tích mô hình CTNR (ha) Tổng thu/ tổng diện tích điều tra Tổng chi/ tổng diện tích điều tra Thu-chi/ tổng diện tích điều tra Thu-Chi/ ha 1 NRCĐ 17 26,41 1.677.81 656.34 1.021.47 38.68 2 NRKCĐ 9 13,60 845.04 488.49 356.55 26.22 3 NRBCĐ 4 3,66 142.55 79.72 62.83 17.17 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bảng 4: Cơ cấu chi phí và thu nhập giá trị sản phẩm của hệ thống CTNR Loại hệ thống CTNR Cơ cấu chi phí (CP) và thu nhập (TN) (triệu đ/ha) CAQ + Cây công nghiệp Cây lâm nghiệp Cây lương thực, thực phẩm CP TN CP TN CP TN NRCĐ 18,14 43,39 2,41 4,89 4,3 15,25 Tỷ lệ % 73 68,3 9,7 7,7 17,3 24,0 NRKCĐ 7,18 9,32 3,59 9,63 25,14 43,19 Tỷ lệ % 20 15,0 10 15,5 70 69,5 NRBCĐ 5,4 9,74 0 0 16,38 29,21 Tỷ lệ % 25 24,8 0 0 75,0 75,2 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Như vậy, ta thấy hiệu quả canh tác nương rẫy theo các hình thức khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau và nhìn chung hiệu quả còn thấp, cụ thể là: Các mô hình NRCĐ đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, đạt 38,68 triệu đồng/ha/năm. Mô hình NRKCĐ cho hiệu quả kinh tế 26.22 triệu đồng/ha, tuy nhiên canh tác nương rẫy chỉ áp dụng thời gian ngắn, không cố định, canh tác 1-3 năm bằng việc trồng một số cây ngắn ngày như ngô, lúa nương, sắn nhằm hỗ trợ cho thu nhập. Mô hình canh tác NRBCĐ thì hiệu quả là 17,17 triệu đồng/ha, tuy nhiên kiểu canh tác này ít phổ biến, nhưng vẫn còn tồn tại ở khu vực người dân sống ở thôn bản vùng cao, ít đất canh tác lúa nước và thiếu lao động. Để thấy rõ hơn hiệu quả của hệ thống canh tác nương rẫy khác nhau, dưới đây ta tiến hành phân tích cơ cấu chi phí và thu nhập của một số hệ thống CTNR như ở bảng 4. Từ việc nghiên cứu cơ cấu về diện tích, cơ cấu về thu - chi/ha của 30 mô hình theo từng hệ thống CTNR ta có thể đánh giá được mức độ cụ thể về phân bố hệ thống CTNR theo diện tích và mức thu nhập như sau: Bảng 5: Phân bố hệ thống CTNR theo diện tích và theo mức thu nhập từ điều tra mô hình Diện tích (ha) Số hộ có HT CTNR Theo thu nhập (triệu đồng/ha) Số hộ có HT CTNR <1 7 1,0 – 20,0 7 1 -2 15 21,0 – 40,0 11 2-3 7 41,0 – 60,0 9 > 3 1 >60,0 3 Tổng 30 30 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ mô hình) Số liệu bảng trên cho thấy: Các mô hình CTNR tại xã Cao Kỳ diện tích 1- 2 ha có 15 hộ sử dụng, chiếm 50%, đây là quy mô của hệ thống CTNR phổ biến tại khu vực nghiên cứu. Diện tích <2 ha có 7 hộ sử dụng, chiếm 23.33 %. Diện tích > 3 ha có 01/30 hộ được điều tra, chiếm 3.33%. Kết quả này chứng tỏ rằng diện tích đất canh tác nương rẫy còn manh mún, không tập trung, đan xen trên diện tích đất lâm Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 53 nghiệp, vì vậy trong quá trình đốt nương làm rẫy nguy cơ gây cháy rừng là khá cao. Mức thu nhập từ 1,0-20,0 triệu đồng/ha có 7 hộ, mức thu nhập này còn thấp do phương thức canh tác chưa hiệu quả, kĩ thuật áp dụng vào mô hình còn mang tính tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó cũng có một số gia đình đạt mức thu nhập đáng kể trên 60 triệu đồng/ha; mức thu nhập này có 3 hộ, chiếm 10 % tổng số hộ tham gia. Mức thu phổ biến nhất nằm trong khoảng giá trị 21-60 triệu đồng/ha/năm chiếm 66% và tập trung chủ yếu ở loại hình canh tác nương rẫy theo hình thức NRCĐ. Kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả CTNR và tác động của hệ thống CTNR đến rừng và đất rừng - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác nương rẫy: + Ảnh hưởng của yếu tố địa hình: Yếu tố địa hình có tính quyết định đến quá trình CTNR vì bản chất của CTNR là sản xuất nông nghiệp trên đất dốc, đất đã có rừng trước đây, ở nơi có độ dốc trung bình. Tại xã Cao Kỳ thì điều kiện địa hình đa phần là diện tích rừng tái sinh, đã qua khai thác, độ dốc không quá cao (15-20 độ) nên có phần thuận lợi đến CTNR, đến hiệu quả và năng suất cây trồng, đặc biệt là các loại cây có tính chịu hạn, thích nghi với điều kiện thời tiết khu vực. + Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật canh tác: Qua điều tra thực tế có thể thấy mức độ ảnh hưởng của biện pháp canh tác có tính quyết định đến năng suất và sản lượng cây trồng. Tại khu vực nghiên cứu chủ hộ đa phần lại là những người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, trình độ nhận thức và áp dụng đúng biện pháp canh tác, các tiến bộ khoa học kĩ thuật của họ còn hạn chế. + Các yếu tố ảnh hưởng khác: Như tập quán canh tác, các rủi ro trong sản xuất, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, chi phí vận chuyển đều ảnh hưởng đến hiệu quả của CTNR. - Tác động của CTNR đến rừng và đất rừng: + Tác động CTNR đến đất, xói mòn đất: Qua phỏng vấn người dân, sự thay đổi trong phương thức CTNR chủ yếu của người dân ở địa phương là: (i) canh tác theo hướng NRCĐ ổn định qua nhiều năm, (ii) NRKCĐ thì có sự thay đổi về thời gian bỏ hoá, sau năm 1985 thời gian bỏ hoá rút ngắn từ 15 - 20 năm xuống còn 4 - 6 năm. Qua kết quá phỏng vấn 30 hộ dân ngoài thực địa có tới 26 hộ trả lời đất nương rẫy mau chóng bị xói mòn bạc màu sau vài năm canh tác. + Sự thoái hoá đất: Sau CTNR còn thể hiện rất rõ qua năng suất cây trồng giảm, tầng đất mỏng, đất dần bí chặt mất độ tơi xốp; Ở những nơi độ dốc càng cao tình trạng xói mòn xảy ra càng mạnh, tốc độ thoái hoá càng nhanh. Bảng 6: Năng suất cây trồng giảm do xói mòn và thoái hoá đất Vụ trồng Lúa nương (tấn/ha) Ngô (tấn/ha) 1 1.3 2.5 2 1.1 1.9 3 0.9 1.4 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bảng 6 cho thấy: Với cùng một giống lúa nương trên cùng một nương canh tác mà vụ 2 đã giảm hơn so với vụ 1 là 2 tạ/ha, đến vụ thứ 3 giảm tới 4 tạ/ha. Tuy nhiên người dân ở đây vẫn chưa tìm được giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Do địa hình dốc nên việc bón phân cho đất để cải tạo độ phì không mang lại hiệu quả và rất tốn kém. Bên cạnh đó dưới sức ép của dân số; thời gian bỏ hoá lại bị rút ngắn nên đất càng thoái hoá nhanh và mạnh hơn. Việc tìm ra phương án để sử dụng hiệu quả phần diện tích đất này là hết sức cần thiết. + Tác động CTNR đến khả năng phục hồi rừng: Sản xuất CTNR là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cư dân sống ở vùng núi cao. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một thực tế là khi diện tích nương rẫy tăng lên thì diện tích rừng ngày càng giảm đi. Đồng thời việc phát đốt rất dễ gây cháy rừng trên diện tích rộng gây thiệt hại cả về tài sản và môi trường trong địa phương. Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 54 Mặc dù CTNR có những tác động như trên, nhưng đến nay các hình thức này vẫn luôn tồn tại, không thể xóa bỏ bởi những nguyên nhân như sau: - Phong tục tập quán canh tác truyền thống nương rẫy đã tồn tại hàng nghìn năm, đã ăn sâu vào tiềm thức, nhận thức của người dân, do vậy các giải pháp về định hướng cho sử dụng đất nương rẫy cần phải chuyển hóa dần theo thời gian. - Do tác động của cơ chế thị trường, có biểu hiện tích tụ đất hoặc bán đất, tiếp tục mở rộng diện tích canh tác nương rẫy theo các hình thức NRKCĐ hoặc bán cố định. - Trình độ tiếp nhận khoa học còn hạn chế, dẫn đến tình trạng chậm thay đổi trong nhận thức chuyển đổi canh tác nương rẫy. - Công tác tuyên truyền, khuyến nông lâm tại địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn tại địa phương. Với thực trạng, hiệu quả và tác động của một số hệ thống CTNR tại khu vực nghiên cứu, việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng hiệu quả được đề xuất dưới đây. Định hướng sử dụng đất CTNR tại khu vực nghiên cứu - Đối với đất NRCĐ: Giữ nguyên 176,19 ha diện tích này để đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân trong khu vực. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả hơn cần áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. - Đối với đất nương rẫy không cố định + Đối với đất NRKCĐ đang canh tác và đất NRKCĐ chưa có cây gỗ tái sinh thì định hướng sử dụng và các biện pháp tác động là: Trồng rừng phòng hộ nơi dốc cao, nguy cơ xói mòn mạnh. Những khu vực quy hoạch cho sản xuất tiến hành trồng rừng sản xuất, chuyển hóa nương rẫy theo hướng NLKH. + Đất NRKCĐ có cây gỗ tái sinh: Trồng rừng, kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên. Chuyển hóa nương rẫy sang sản xuất lâm nghiệp là chính. + Các mô hình cụ thể dựa trên định hướng sử dụng đất NRKCĐ có thể áp dụng cho chuyển hóa nương rẫy được đề xuất : Trồng rừng phòng hộ, kết hợp mô hình Luồng + nương rẫy, Keo+ nương rẫy. Trồng rừng sản xuất, kết hợp giưa Mỡ + nương rẫy, Xoan + sắn Thực hiện phương thức NLKH trong giai đoạn đầu trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ với các loài cây nông nghiệp như: Lúa, ngô, sắn.. kết hợp với các loài cây lâm nghiệp dài ngày nhằm phát huy hiệu quả lấy ngắn nuôi dài, kết hợp giữa sản xuất và phòng hộ và nâng cao thu nhập cho người dân. KẾT LUẬN Kết quả đã đánh giá được thực trạng về canh tác nương rẫy với diện tích xác định và 3 loại hình CTNR hiện đang được thực hiện tại xã Cao Kỳ là NRCĐ, NRBCĐ và NRKCĐ. Hiệu quả kinh tế từ các mô hình canh tác nương rẫy theo 3 hình thức khác nhau được điều tra trên tổng số 30 hộ cho thấy; NRCĐ có hiệu quả khá ổn định, nhiều hộ thực hiện. NRBCĐ và NRKCĐ hiệu quả kinh tế chưa cao, không ổn định, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Định hướng sử dụng cho NRCĐ: Duy trì 176,19 ha diện tích này để đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân trong khu vực.Kết hợp áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. Định hướng sử dụng cho NRKCĐ: Trồng rừng phòng hộ nơi dốc cao, nguy cơ xói mòn mạnh. Những khu vực quy hoạch cho sản xuất tiến hành trồng rừng sản xuất, chuyển hóa nương rẫy theo hướng NLKH, kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên nơi có cây tái sinh mục đích. Chuyển hóa một số diện tích nương rẫy có cây tái sinh sang sản xuất lâm nghiệp là chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết UBND xã Cao Kỳ, 2011. [2]. Trần Văn Con (2001), Canh tác nương rẫy và vấn đề tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên của đồng bào Bahnar ở huyện K’ Bang, tỉnh Gia Lai, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp (3), tr.29, Hà Nội. Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 55 [3]. Nguyễn Thị Thu Hoàn, Nguyễn Đăng Cường (2011), “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí KHCN Thái Nguyên, số 04, 2012, tr.127. [4]. Số liệu rà soát phân chia 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn, 2006. [5]. Srisvastava (1986), Shifting cultivation proberlem and altemtves. FAO Regional officefor Asia and Pacific. Bangkok. Field document 10.77p. SUMMARY ASSESSING SITUATION AND EFFICIENCY OF SOME SHIFTING CULTIVATION SYSTEMS IN CAO KY COMMUNE – CHO MOI DISTRICT – BAC KAN PROVINCE Nguyen Van Cong1*, Nguyen Thi Kim Anh1, Nguyen Thi Thu Hoan2, 1College of Economics and Business Administration -TNU 2 College of Agriculture and Forestry-TNU Shifting cultivation area in CaoKy commune has 176.19 ha of fixed cultivation and 1026.25 ha for semi-fixed and unfixed cultivation. Through serveys and interview 30 farming households have evaluated the effect of some shifting cultivation systems, as: fixed cultivation bring economic efficiency is stability, net incomes 38,68 million VND/ hectares /year. The model unfixed cultivation has incomes 26,22 million/ hectares, but farming applies only short time, not fixed. Model semi-fixed cultivation has 17,17 million / hectares, this type of cultivation is less common in the area. The rate of cost and income of each form of shifting cultivation have different rates due to has different plant structure. Oriented land use shifting cultivation is proposed based on the results to assess the status and efficiency of cultivation and the effects of shifting cultivation systems. The solution is proposed as: maintaining 176.19 hectares fixed shifting cultivation and combined application of intensive cultivation methods, application of scientific into production. The type of not fixed shifting cultivation: Protection plantations where slope is hight, risk erosion is strong, forest production, change shifting cultivation towards agroforestry cultivation, combining transform of plantation, encourages assisted natural regeneration where has purposes regeneration and change some areas have tree regeneration to forest production. Key words: Farming, Shifting cultivation, effect, economic, impact, model, Cho Moi Ngày nhận bài: 27/7/2012, ngày phản biện: 31/7/2012, ngày duyệt đăng: 10/10/2012 * Tel:0915600500; Email: congvan600@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_va_hieu_qua_mot_so_he_thong_canh_tac_nuo.pdf