Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế

Tất cả các cơ sở sản xuất rau, kinh doanh rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được phỏng vấn đều không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, kinh doanh rau theo quy định của pháp luật. Dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của một số loại rau trồng và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có ở hầu hết các loại rau phân tích như rau cải xanh, rau muống, rau ngót, xà lách ngoại trừ rau mùng tơi chưa phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Dư lượng phân bón trong mẫu rau trồng tại Khánh Hòa là 44,44% mẫu không phát hiện dư lượng; 30 % mẫu rau có dư lượng nhưng nằm dưới giới hạn cho phép và 25,56% mẫu rau có dư lượng vượt quá giới hạn cho phép.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU, PHÂN BÓN CỦA RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ASSESSING THE REAL SITUATION OF PESTICIDE, CHEMICAL FERTILIZER RESIDUES IN VEGETABLE PRODUCED IN KHANH HOA PROVINCE AND MEASURES TO LIMIT Bùi Lân1, Ngô Đăng Nghĩa2 Ngày nhận bài: 03/3/2014; Ngày phản b iện thông qua: 06/8/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế. Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013 tại tỉnh Khánh Hòa. Thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau thu thập được từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 62 người sản xuất rau và 68 người kinh doanh rau tại các chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phỏng vấn cho thấy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất rau an toàn chi phí cao hơn trong khi sự phân biệt rau an toàn và rau sản xuất theo quy trình thông thường trên thị trường chưa rõ ràng nên đa số người tiêu dùng chưa mạnh dạn sử dụng rau an toàn. 90 mẫu rau trồng tại các ruộng rau và 110 mẫu rau tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón. Tỷ lệ % mẫu rau trồng phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép là 5,56%, dưới ngưỡng quy định là 5,56% và chưa phát hiện là 88,88%. Tỷ lệ % mẫu rau trồng phát hiện nitrat vượt quá giới hạn cho phép là 25,56%, dưới ngưỡng quy định là 30% và chưa phát hiện là 44,44%. Tỷ lệ (%) mẫu rau tiêu thụ phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép là 6,36%, dưới ngưỡng quy định là 10% và chưa phát hiện là 83,64%. Tỷ lệ % mẫu rau tiêu thụ phát hiện nitrat vượt quá giới hạn cho phép là 28,18%, dưới ngưỡng quy định là 37,27% và chưa phát hiện là 34,55%. Từ khóa: rau an toàn, thuốc trừ sâu, phân bón ABSTRACT The study has been carried out with the purpose of assessing the real situation of pesticide, chemical fertilizer residues in vegetable produced in Khanh Hoa province and measures to limit. The study has been performed from August 2012 to November 2013 in Khanh Hoa province. The information about production and consumption of vegetable were collected by interviewing 62 vegetable producers and 68 vegetable businessmen at the markets in Khanh Hoa province. The result of the interview shown that the production and consumption of safe vegetable had many challenges. The cost of producing safe vegetable is higher, while the distinction between safe vegetable and vegetable produced in the ordinary process is not clear, so the consumers did not pay more attention to safe vegetable. 90 samples of vegetable produced in farm and 110 samples of vegetable sold at markets in Khanh Hoa province have collected to analyse situation of pesticide, chemical fertilizer residues. The percentage of vegetable samples collected in farm with organophosphorus pesticide above the limit is 5,56%, under the limit is 5,56% and undetected is 88,88%. The percentage of vegetable samples collected in farm with fertilizer residues above the limit is 25,56% , under the limit is 30% and undetected is 44,44%. The number of vegetable samples in market with organophosphorus pesticide above the limit is 6,36%, under the limit is 10% and unde- tected is 83,64%. The number of vegetable samples in market in chemical fertilizer above the limit is 28,18%, under the limit is 37,27% and undetected is 34,55%. Keywords: safe vegetable, pesticide, chemical fertilizer 1 Bùi Lân: Cao học Công nghệ sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau càng gia tăng. Rau xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp nói chung và dùng cho trồng rau nói riêng ngày càng thu hẹp. Do đó để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam thì người trồng rau phải sử dụng phân bón để tăng năng xuất và sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Rau xanh là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh gây hại. Do đó việc sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng cách cho rau là một trong các biện pháp để tăng năng suất và đảm bảo chất lượng cho rau. Đôi khi người trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản xuất rau không đúng quy định đã làm cho rau xanh nhiễm dư lượng hóa chất vượt ngưỡng giới hạn cho phép ảnh hưởng đến sức khỏe con người [2], [7]. Để sản phẩm rau ngày càng sạch hơn và có giá trị cao trên thị trường thì việc hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong rau thấp hơn ngưỡng cho phép rất quan trọng. Do vậy việc thực hiện “Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế” là rất cầ n thiế t nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong rau để từ đó có các giải pháp đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rau ăn lá được trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với sản lượng lớn và có số lượng tiêu thụ nhiều. Rau ăn lá có sản lượng sản xuất lớn: rau cải xanh (Brassica juncea L.), rau muống (Ipomoea aquatica), rau ngót (Sauropus androgynus L.), xà lách (Lactuca sativa L.), mùng tơi (Basella spp.). Rau được tiêu thụ tương đối nhiều: rau cải xanh, rau cải bắp (Brassica oleracea), rau cải thảo (Brassica campestris ssp.pekinensis), rau muống, mùng tơi, xà lách, rau ngót [4]. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Khảo sát vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Vùng trồng rau được chọn lựa để khảo sát là những vùng trồng rau có sản lượng rau trồng tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (thành phố Cam Ranh, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh và thành phố Nha Trang). Tại các vùng trồng rau đã được lựa chọn ở trên, tiến hành lấy 62 cơ sở trồng rau điển hình để phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên phụ lục 1A của biểu mẫu kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành [3]. 2.2. Khảo sát tình hình kinh doanh rau tại các chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Chợ kinh doanh rau được chọn lựa để khảo sát là một số chợ bán một lượng rau tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (thành phố Cam Ranh, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang). Tại các chợ kinh doanh rau đã được lựa chọn ở trên, tiến hành lấy 68 cơ sở kinh doanh rau điển hình để phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên phụ lục 1B của biểu mẫu kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành [3]. 3. Phương pháp thu mẫu 3.1. Phương pháp thu mẫu rau trồng Việc lấy mẫu tuân theo TCVN 9016:2011 Rau tươi – Phương pháp lấy mẫu rau trên đồng ruộng. 90 mẫu rau trồng được thu mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, nitrat được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Số lượng các loại rau trồng được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, nitrat Loại rau Cải xanh Rau muống Rau ngót Xà lách Mùng tơi Số lượng 25 25 20 10 10 Số lượng mẫu rau trồng được lấy mẫu để phân tích phụ thuộc vào diện tích, năng suất, mùa vụ Việc lấy mẫu rau được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. 3.2. Phương pháp thu mẫu rau tiêu thụ Việc lấy mẫu thực hiện theo TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999). 110 mẫu rau tiêu thụ được thu mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, nitrat được trình bày tại bảng 2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số lượng mẫu rau tiêu thụ được lấy mẫu để phân tích phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu, nhu cầu thị trường Việc thu mẫu rau được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. 4. Phương pháp phân tích 4.1. Thuốc trừ sâu thuộc nhóm Lân hữu cơ (Acephat, Chlorpyrifos, Chlorpyrifos-methyl, Chlorpyrifos-ethyl, Diazinon, Dichlorvos, Dimethoate, Ethion, Fenthion, Fenitrothion, Malathion, Methidathion, Parathion, Parathion-methyl, Methamidophos) được phân tích bằng phương pháp LC/MS/MS (Liquid Chromatography/Mass Spectometry Mass Spectometry) (AOAC, 2007). Giới hạn phát hiện LOD (limit of detection) là 0,02 mg/kg [4]. 4.2. Thuốc trừ sâu thuộc nhóm Cúc tổng hợp (Bifenthrin, Cyfl uthrin, Permethrin, Cypermethrin, Fenvalerate, Deltamethrin) được phân tích bằng phương pháp LC/MS/MS (AOAC, 2007). Giới hạn phát hiện LOD là 0,05 mg/kg [4]. 4.3. Thuốc trừ sâu thuộc nhóm Carbamat (Isoprocarb, Aldicarb sulfone, Aldicarb, Aldicarb sulfoxide, Fenobucarb, Propoxur, Carbofuran, Carbofuran 3-hydroxide, Carbaryl, Methomyl, Oxamyl, Thiodicarb, Methiocarb) được phân tích bằng phương pháp LC/ MS/MS (AOAC, 2007). Giới hạn phát hiện LOD là 0,01 mg/kg [4]. 4.4. Thuốc trừ sâu thuộc nhóm Clo hữu cơ (Fipronil, Aldrin, alpha - HCH, beta - HCH, Heptachlor, Heptachlor - endo - epoxide, Methoxychlor) được phân tích bằng phương pháp LC/MS/MS (AOAC, 2007). Giới hạn phát hiện LOD là 0,01 mg/kg [4]. 4.5. Hàm lượng nitrat trong rau và sản phẩm rau được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao/trao đổi ion theo TCVN 7814:2007. Giới hạn phát hiện LOD là 9,5mg/kg [4]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 62 cơ sở sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được phỏng vấn đều không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau. Một số cơ sở sản xuất rau khi được hỏi về ý thức sản xuất rau theo hướng an toàn thì số cơ sở có ý thức rất ít. 68 cơ sở kinh doanh rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được phỏng vấn đều không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh rau. Chủ của các cơ sở trồng rau, kinh doanh rau đều chưa được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của họ. 1. Dư lượng thuốc trừ sâu của một số loại rau trồng 1.1. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau trồng Số mẫu rau trồng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL (maximum residue level) được thể hiện ở bảng 3. Bảng 2. Số lượng các loại rau tiêu thụ được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, nitrat Loại rau Cải xanh Cải bắp Cải thảo Rau muống Rau ngót Xà lách Mùng tơi Số lượng 20 10 15 25 20 10 10 Bảng 3. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg)[2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 5,13 2 2,565 Acephate 2 Cải xanh 4,1 2 2,05 Acephate 3 Rau muống 0,11 0,1 1,1 Chlorpyrifos 4 Rau muống 6 2 3 Acephate 5 Rau ngót 3,09 2 1,545 Acephate 0,42 0,5 0,84 Diazinon Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115 Trong 90 mẫu rau trồng được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ có 5 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 5,56%, 5 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 5,56% và 80 mẫu không phát hiện chiếm 88,88%. 1.2. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau trồng Số mẫu rau trồng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 4. Hình 1. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Bảng 4. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg)[2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 5,24 1 5,24 Cypermethrin 2 Cải xanh 5,09 1 5,09 Cypermethrin 0,18 0,02 9 Fipronil 3 Rau ngót 4,28 1 4,28 Cypermethrin 4 Rau ngót 6,06 1 6,06 Cypermethrin 5,71 0,5 11,42 Propoxur 5 Xà lách 9,05 2 4,525 Cypermethrin Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp được biểu diễn tại hình 2 Hình 2. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong 90 mẫu rau trồng được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp có 5 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 5,56%, 10 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 11,11% và 75 mẫu không phát hiện chiếm 83,33%. 1.3. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate của một số loại rau trồng Số mẫu rau trồng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg)[2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 1,68 0,5 3,36 Propoxur 2 Rau ngót 5,71 0,5 11,42 Propoxur6,06 1 6,06 Cypermethrin 3 Xà lách 0,96 0,5 1,92 Propoxur 4 Xà lách 3,42 0,5 6,84 Propoxur0,07 0,02 3,5 Fipronil Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ được biểu diễn tại hình 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trong 90 mẫu rau trồng được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate có 4 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 4,44%, 6 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 6,67% và 80 mẫu không phát hiện chiếm 88,89%. 1.4. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau trồng Số mẫu rau trồng phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 6. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Carbamate được biểu diễn tại hình 3 Hình 3. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Carbamate của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Bảng 6. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg)[2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 0,24 0,02 12 Fipronil 2 Cải xanh 0,18 0,02 9 Fipronil 5,09 1 5,09 Cypermethrin 3 Rau ngót 0,11 0,02 5,5 Fipronil 4 Xà lách 0,07 0,02 3,5 Fipronil 3,42 0,5 6,84 Propoxur Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ được biểu diễn tại hình 4. Hình 4. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong 90 mẫu rau trồng được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ có 4 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 4,44%, 9 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 10,00% và 77 mẫu không phát hiện chiếm 85,56%. 2. Dư lượng nitrat của một số loại rau trồng Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện nitrat trong rau trồng được thể hiện trên hình 5 như sau: Hình 5. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện nitrat của một số loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117 Trong 90 mẫu rau trồng được lấy mẫu để phân tích dư lượng nitrat có 23 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 25,56%, 27 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 30% và 40 mẫu không phát hiện chiếm 44,44%. 3. Dư lượng thuốc trừ sâu của một số loại rau tiêu thụ 3.1. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau tiêu thụ Số mẫu rau tiêu thụ phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg) [2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 7,28 2 3,64 Acephate 2 Cải xanh 9,35 2 4,675 Acephate 0,0168 0,5 0,0336 Diazinon 3 Cải thảo 1,58 0,05 31,6 Chlorpyrifos 4 Rau muống 0,11 0,05 2,2 Chlorpyrifos 5 Rau muống 2,37 2 1,185 Acephate 6 Rau ngót 6,92 2 3,46 Acephate 7 Rau ngót 11,57 2 5,785 Acephate 7,52 1 7,52 Cypermethrin Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ được biểu diễn tại hình 6. Hình 6. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong 110 mẫu rau tiêu thụ được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ có 7 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 6,36%, 11 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 10,00% và 92 mẫu không phát hiện chiếm 83,64%. 3.2. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau tiêu thụ Số mẫu rau tiêu thụ phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg) [2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 10,14 1 10,14 Cypermethrin 2 Cải xanh 9,32 1 9,32 Cypermethrin 3 Cải bắp 9,28 1 9,28 Cypermethrin 4 Cải thảo 7,02 1 7,02 Cypermethrin 4,51 0,5 9,02 Propoxur 5 Rau ngót 7,52 1 7,52 Cypermethrin 11,57 2 5,785 Acephate 6 Rau ngót 3,24 1 3,24 Cypermethrin 7 Xà lách 14,11 2 7,055 Cypermethrin Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hình 7. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong 110 mẫu rau tiêu thụ được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp có 7 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 6,36%, 13 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 11,82% và 90 mẫu không phát hiện chiếm 81,82%. 3.3. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate của một số loại rau tiêu thụ Số mẫu rau tiêu thụ phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 9. Bảng 9. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg) [2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 6,48 0,5 12,96 Propoxur 0,31 0,02 15,5 Fipronil 2 Cải thảo 4,51 0,5 9,02 Propoxur 7,02 1 7,02 Cypermethrin 3 Rau ngót 4,04 0,5 8,08 Propoxur 4 Xà lách 2,62 0,5 5,24 Propoxur 5 Xà lách 4,69 0,5 9,38 Propoxur Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Carbamate được biểu diễn tại hình 8. Hình 8. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Carbamate của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong 110 mẫu rau tiêu thụ được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Carbamate có 5 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 4,54%, 11 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 10,00% và 94 mẫu không phát hiện chiếm 85,46%. 3.4. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau tiêu thụ Số mẫu rau tiêu thụ phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ vượt quá giới hạn dư lượng tối đa MRL được thể hiện ở bảng 10. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Cúc tổng hợp được biểu diễn tại hình 7. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119 Trong 110 mẫu rau tiêu thụ phân tích dư lượng nitrat có 31 mẫu vượt mức tối đa cho phép chiếm 28,18%, 41 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 37,27% và 38 mẫu không phát hiện chiếm 34,55%. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tất cả các cơ sở sản xuất rau, kinh doanh rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được phỏng vấn đều không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, kinh doanh rau theo quy định của pháp luật. Dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của một số loại rau trồng và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có ở hầu hết các loại rau phân tích như rau cải xanh, rau muống, rau ngót, xà lách ngoại trừ rau mùng tơi chưa phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Dư lượng phân bón trong mẫu rau trồng tại Khánh Hòa là 44,44% mẫu không phát hiện dư lượng; 30 % mẫu rau có dư lượng nhưng nằm dưới giới hạn cho phép và 25,56% mẫu rau có dư lượng vượt quá giới hạn cho phép. Bảng 10. Dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa TT Mẫu rau Mức dư lượng phát hiện (mg/kg) Mức MRL quy định (mg/kg) [2] Vượt mức quy định (lần) Hoạt chất 1 Cải xanh 0,62 0,02 31 Fipronil 2 Cải xanh 0,31 0,02 15,5 Fipronil 6,48 0,5 12,96 Propoxur 3 Cải bắp 0,04 0,02 2 Fipronil 4 Cải thảo 0,18 0,02 9 Fipronil 5 Rau ngót 0,46 0,02 23 Fipronil Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ được biểu diễn tại hình 9. Hình 9. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trong 110 mẫu rau tiêu thụ được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ có 5 mẫu vượt mức tối đa (MRL) chiếm 4,54%, 8 mẫu chưa vượt mức cho phép chiếm 7,27% và 97 mẫu không phát hiện chiếm 88,19%. 4. Dư lượng nitrat của một số loại rau tiêu thụ Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện nitrat trong rau tiêu thụ được thể hiện trên hình 10. Hình 10. Tỷ lệ (%) số mẫu phát hiện nitrat của một số loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tỷ lệ nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón vượt giới hạn cho phép của rau tiêu thụ cao hơn rau trồng trên địa bàn tỉnh. 2. Kiến nghị Để hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong rau trồng, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa một số kiến nghị được đề xuất như sau: Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn liên kết với địa chỉ tiêu thụ sản phẩm an toàn nhằm nâng cao thu nhập của người dân sản xuất rau an toàn, trong đó có an toàn về thuốc trừ sâu, phân bón. Tăng diện tích sản xuất rau trong nhà có mái che, nhà màn, nhà lưới... để hạn chế sâu bệnh, điều kiện bất lợi. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân về sử dụng thuốc trừ sâu. Để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng cần đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng, nồng độ. Đảm bảo thời gian cách ly (tính từ lần phun cuối cùng đến khi thu hoạch sản phẩm) đối với từng loại thuốc trừ sâu. Hướng dẫn nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu cấm, thuốc trừ sâu ngoài danh mục, thuốc trừ sâu kém chất lượng, thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng để phun cho rau. Khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc trừ sâu thế hệ mới ít độc, phân giải nhanh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả vật tư đầu vào như thuốc trừ sâu, phân bón và chất lượng rau trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, ngày 15/10/2008. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Chỉ thị số 2415/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngày 22/7/2013. 3. Bộ Y tế, 2007. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, ngày 19/12/2007. 4. Cục Bảo vệ thực vật, 2013. Quyết định số 1582/QĐ-BVTV, Chỉ định Phòng kiểm nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 25.7.2013. 5. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 2011. Công văn số 1545/QLCL-CL2 về việc thực hiện kế hoạch kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản. 6. Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2008. Sản xuất rau an toàn. NXB Nông nghiệp. Hà Nội: 37-68. 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2013. Công văn số 6171/UBND-KT về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, ngày 28/10/2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_du_luong_thuoc_tru_sau_phan_bon_cua_rau.pdf
Tài liệu liên quan