Trên đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học
chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong dạy học Sinh học 11 THPT. Chúng tôi đã thiết
kế bảng các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác bao gồm 9 kĩ năng, mỗi kĩ năng đều được thiết kế ở
3 mức độ chất lượng, trong đó mức độ 3 là cao nhất. Chúng tôi thực nghiệm trên 42 học sinh lớp
11 của trường THPT Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, năm học 2013 - 2014.
Chúng tôi đánh giá năng lực hợp tác của người học thông qua bảng hỏi, bảng kiểm quan sát,
phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối thực nghiệm. Kết quả đánh
giá cho thấy, hầu hết học sinh đều đã có sự phát triển năng lực hợp tác thông qua việc rèn luyện
qua các bài thực nghiệm, cụ thể ở việc đánh giá tổng hợp các mức độ của mỗi kĩ năng tăng dần qua
các đợt TN và sự tăng này có ý nghĩa thông qua việc đánh giá độ tin cậy bằng phần mềm SPSS.
Đánh giá sự phát triển năng lực hợp tác ở 4 cá nhân học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên cũng cho
phép kết luận năng lực hợp tác đã được đánh giá thông qua các tiêu chí chúng tôi đã thiết kế.
12 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0036
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 102-113
This paper is available online at
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG DẠYHỌC CHƯƠNG CHUYỂN HOÁ
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Năng lực hợp tác là một trong 9 năng lực cốt lõi đã được xây dựng cho chương
trình sau năm 2015 của bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi vì, hợp tác là một trong những hoạt
động không thể thiếu giúp cho người học thành công trong học tập và trong cuộc sống.
Việc đánh giá năng lực hợp tác cũng khá trừu tượng, thường khó để sử dụng các công cụ
thông thường như câu hỏi, bài tập để đánh giá, muốn đánh giá năng lực hợp tác thường
phải có bộ công cụ đánh giá chuyên biệt. Trong bài viết này, chúng tôi đã xây dựng bảng
các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác và thiết kế một số bảng hỏi, bảng kiểm như là công
cụ đánh giá và thực nghiệm đánh giá năng lực hợp tác ở 42 học sinh lớp 11 ở Trường trung
học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm học 2013-2014.
Từ khóa: Hợp tác, năng lực hợp tác; đánh giá năng lực hợp tác.
1. Mở đầu
“Học thầy không tày học bạn” là câu danh ngôn nói về vai trò của việc học tập hợp tác.
Thông qua hợp tác trong học tập người học rèn luyện được nhiều kĩ năng như tổ chức nhóm, kĩ
năng lắng nghe, phản hồi tích cực, kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng. . .
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, J. Dewey khi nói về khía cạnh xã hội của việc học tập thì
cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì người học phải trải nghiệm trong cuộc
sống hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hóa trong
một thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học [3].
Các công trình của các nhà khoa học như Devries D. và Edwards K. đã vận dụng học tập
hợp tác vào thực tiễn lớp học bằng cách kết hợp học hợp tác nhóm tranh đua giữa các nhóm và các
trò chơi học tập. Các tác giả Coleman E. hay Glasser W. đã nghiên cứu thúc đẩy việc sử dụng các
mối quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau [5].
Ngoài ra, còn có nhiều tác giả khác nghiên cứu và đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của
năng lực hợp tác trong cuộc sống như: Slavin (1990) [7], Rosenshine, Meister (1994) [6] và Renkl
(1995) [4]. . .
Gần đây, năng lực hợp tác cũng được đề cập và nghiên cứu trong chương trình giáo dục phổ
thông của nhiều nước trên thế giới như Đức, Úc, Singapore....
Ngày nhận bài: 10/10/2014. Ngày nhận đăng: 15/03/2015.
Liên hệ: Phan Thị Thanh Hội, e-mail: hoiptt@hnue.edu.vn.
102
Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng...
Điều đó cho thấy, hợp tác là một năng lực quan trọng đối với người học trong học tập. Tuy
nhiên, trong các trường phổ thông không có một môn học nào đặc trưng cho việc phát triển năng
lực hợp tác, vì vậy mỗi môn học đều phải góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho
người học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập.
Việc đánh giá năng lực thường rất khó thực hiện, đặc biệt đánh giá năng lực hợp tác cần
thiết phải thông qua các công cụ để quan sát, sản phẩm, hồ sơ. . .
Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu cách đánh giá năng lực hợp tác thông qua việc xây
dựng các tiêu chí đánh giá và bộ công cụ đánh giá là các bảng kiểm và bảng hỏi và thực nghiệm
sử dụng công cụ đó để đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa
vật chất và năng lượng - Sinh học 11 trung học phổ thông.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực hợp tác
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông
thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một số dạng hoạt động nào đó [1].
Theo tâm lí học, năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt.
Theo Weitnert (2001) năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá
thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội. . . và khả
năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình
huống linh hoạt [8].
Các định nghĩa trên đây tuy có khác nhau nhưng nhìn chung khái niệm năng lực trong học
tập được hiểu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với một loại hoạt động nào đó. Về bản
chất, năng lực được tạo nên từ các thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ và động cơ hành động...thể
hiện trong một bối cảnh cụ thể, các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà chúng hòa quyện, đan
xen vào nhau. Do đó, năng lực ở mỗi người có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn
luyện và trải nghiệm.
Năng lực luôn gắn với một hoạt động cụ thể, ở trường phổ thông, năng lực gắn với hoạt
động hợp tác trong nhóm gọi là năng lực hợp tác. Năng lực hợp tác là khả năng tổ chức và quản
lí nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải
quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả [2].
2.2. Cấu trúc năng lực hợp tác
Để hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, cần phải xác định cấu trúc năng
lực hợp tác. Năng lực hợp tác gồm kiến thức hợp tác (nhận biết được thế nào là hợp tác, vai trò của
hợp tác trong học tập. . . ), kĩ năng hợp tác và thái độ hợp tác (thái độ tích cực, chủ động hợp tác).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chú trọng đến đánh giá các kĩ năng hợp tác. Kĩ năng hợp tác gồm
các kĩ năng sau [2]:
103
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
2.2.1. Nhóm kĩ năng tổ chức và quản lí
Bảng 1. Nhóm kĩ năng tổ chức và quản lí của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí
Kĩ năng tổ chức
nhóm hợp tác
Biết cách di chuyển, tập hợp nhóm
Đảm nhận được các vai trò khác nhau trong nhóm
Tập trung chú ý
Xác định được cách thức tiến hành hợp tác.
Kĩ năng lập kế hoạch
hợp tác
Xác định được các công việc cụ thể theo trình tự và thời gian để hoàn
thành các công việc đó.
Tự đánh giá được ưu điểm và hạn chế của bản thân, đánh giá được khả
năng của bạn từ đó phân công hoặc tiếp nhận nhiệm vụ phù hợp.
Kĩ năng tạo môi trường
hợp tác
Có thái độ hợp tác
Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
Tranh luận ôn hòa
Kĩ năng giải quyết mâu
thuẫn
Biết kiềm chế bản thân
Phát hiện và giải quyết được mâu thuẫn.
2.2.2. Nhóm kĩ năng hoạt động
Bảng 2. Nhóm kĩ năng hoạt động của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí
Kĩ năng diễn đạt ý kiến. Trình bày được ý kiến/ báo cáo của nhóm.Biết bảo vệ ý kiến của mình.
Kĩ năng lắng nghe
và phản hồi.
Biết lắng nghe.
hể hiện được ý kiến không đồng tình.
Kĩ năng viết báo cáo.
Tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp được ý kiến của các thành viên trong
nhóm.
2.2.3. Nhóm kĩ năng đánh giá
Bảng 3. Nhóm kĩ năng đánh giá của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí
Kĩ năng tự đánh giá. Có khả năng tự đánh giá quá trình hợp tác của bản thân.
Kĩ năng đánh giá lẫn nhau. Biết đánh giá bạn khác trong nhóm, các nhóm khác trong lớp.
2.3. Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học ở
trường phổ thông
Để đánh giá năng lực cần phải dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩm đầu ra cụ thể mà cả
hai phía giáo viên và học sinh đều biết và có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh dựa vào
mức độ mà các em thực hiện sản phẩm. Đối với đánh giá năng lực hợp tác cần thiết kế bảng tiêu
chí đánh giá và các công cụ là các bảng hỏi và bảng kiểm.
2.3.1. Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác
Căn cứ cấu trúc năng lực hợp tác được đề xuất trong mục 2., chúng tôi xây dựng hệ thống
các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác thể hiện qua Bảng 4.
104
Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng...
Bảng 4. Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác
Kĩ năng
Mức độ
Mức 3 Mức 2 Mức 1
1. Kĩ năng tổ chức nhóm
hợp tác
Di chuyển một cách trật
tự, nhanh nhẹn, tập hợp
đúng nhóm theo yêu cầu,
thời gian dưới 1 phút.
Di chuyển một cách trật
tự, còn khó khăn trong
việc xác định đúng nhóm
theo yêu cầu.
Di chuyển lộn xộn, mất
nhiều thời gian, chưa xác
định đúng nhóm theo yêu
cầu.
Xác định đúng nhiệm vụ
cụ thể của từng vị trí
trong nhóm, thực hiện
hiệu quả các hoạt động để
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xác định đúng nhiệm vụ
cụ thể của từng vị trí
trong nhóm, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Chưa xác định đúng
nhiệm vụ của từng vị
trí trong nhóm, chưa
hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Tập trung ở nhóm trong
suốt quá trình làm việc,
chú ý vào công việc của
bản thân và nhóm, không
xao nhãng.
Tập trung ở nhóm trong
suốt quá trình làm việc,
đôi khi còn chưa chú ý
vào công việc của bản
thân và nhóm.
Có lúc ở vị trí của nhóm
trong quá trình làm việc,
có lúc chạy ra ngoài,
không tập trung, chưa
chú ý vào công việc của
bản thân và nhóm. .
Xác định được cách thức
hợp tác phù hợp để giải
quyết nhiệm vụ.
Xác định được cách thức
hợp tác nhưng chưa thật
sự hợp lí.
Còn lúng túng trong
việc xác định cách thức
hợp tác để giải quyết
nhiệm vụ.
2. Kĩ năng lập kế hoạch
hợp tác
Dự kiến được các công
việc phải làm theo trình
tự và thời gian hợp lí.
Dự kiến được các công
việc phải làm theo trình
tự nhưng chưa xác định
được thời gian hợp lí.
Còn lúng túng trong việc
dự kiến được các công
việc cần phải làm. .
Tìm hiểu và đánh giá
chính xác năng lực của
bản thân và bạn khác, từ
đó phân công hoặc chủ
động tiếp nhận nhiệm vụ
phù hợp.
Tìm hiểu và đánh giá
tương đối đúng năng lực
của bản thân và bạn khác,
nhưng phân công hoặc
tiếp nhận nhiệm vụ chưa
phù hợp.
Chưa đánh giá được năng
lực của bản thân và
bạn khác, phân công
hoặc tiếp nhận nhiệm vụ
không phù hợp.
3. Kĩ năng tạo môi trường
hợp tác
Tôn trọng, lắng nghe và
bày tỏ sự ủng hộ. Gợi mở,
kích thích các thành viên
khác tham gia hoạt động
nhóm tạo môi trường làm
việc sôi nổi, hào hứng.
Tôn trọng, lắng nghe và
bày tỏ sự ủng hộ. Chưa
kích thích các thành viên
khác tham gia hoạt động
nhóm.
Chưa tôn trọng, lắng
nghe và bày tỏ sự ủng
hộ. Chưa kích thích các
thành viên khác tham
gia hoạt động nhóm, còn
biểu hiện uể oải, thờ ơ.
Chia sẻ tài liệu, thông tin
cho người khác, giúp đỡ
bạn tạo sự thành công cho
bạn, cho nhóm.
Chia sẻ tài liệu, thông tin
và giúp đỡ bạn khi được
yêu cầu.
Chưa chia sẻ tài liệu,
thông tin với người khác,
chưa giúp đỡ bạn. .
Tranh luận đúng vào
nội dung cần giải quyết;
khách quan, không
hướng vào đả kích cá
nhân người trình bày với
thái độ nhẹ nhàng, không
chỉ trích, xúc phạm người
khác. Chấp nhận ý kiến
trái ngược nếu ý kiến đó
là đúng.
Tranh luận đúng nội dung
cần giải quyết nhưng đôi
khi nhìn nhận vấn đề
chưa khách quan, còn
xen lẫn tình cảm cá
nhân. Không chỉ trích,
xúc phạm người khác.
Biết chấp nhận ý kiến trái
ngược.
Đôi khi còn có lời nói,
hành vi chỉ trích, xúc
phạm người khác.
Còn bảo thủ ý kiến
cá nhân.
105
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
4. Kĩ năng giải quyết mâu
thuẫn
Luôn bình tĩnh, kiềm chế
được sự bực tức, nóng
nảy. Linh hoạt, có thiện
chí thỏa hiệp.
Bình tĩnh, kiềm chế sự
bực tức, nóng nảy tương
đối hiệu quả.
Chưa kiềm chế được sự
bực tức, nóng nảy. .
Phát hiện, điều chỉnh và
ngăn chặn đi lệch chủ đề,
không có mâu thuẫn xảy
ra.
Đưa ra được phương án
giải quyết khi có mâu
thuẫn.
Chưa đưa ra được phương
án giải quyết khi có mâu
thuẫn trong nhóm.
5. Kĩ năng diễn đạt ý kiến
Trình bày ý tưởng cá
nhân/báo cáo của nhóm
một cách ngắn gọn, mạch
lạc, dễ hiểu; kết hợp tốt
với ngôn ngữ cử chỉ, biểu
cảm để tăng hiệu quả,
sức thuyết phục, hấp dẫn
người nghe.
Trình bày ý tưởng cá
nhân/báo cáo của nhóm
một cách ngắn gọn, mạch
lạc, dễ hiểu tuy nhiên tính
thuyết phục chưa cao; có
sử dụng một số cử chỉ,
biểu cảm để tăng hiệu
quả giao tiếp.
Trình bày ý tưởng cá
nhân/báo cáo của nhóm
dài dòng, chưa mạch lạc,
khó hiểu, chưa thuyết
phục; chưa biết sử dụng
cử chỉ, biểu cảm để tăng
hiệu quả giao tiếp. .
Đưa ra được những giải
thích, lí lẽ chứng minh
quan điểm, ý kiến của
mình một cách thuyết
phục, ôn hòa, không gay
gắt.
Đưa ra được những giải
thích, lí lẽ chứng minh
quan điểm, ý kiến của
mình nhưng chưa thuyết
phục, còn áp đặt.
Chưa đưa ra được những
giải thích, lí lẽ để bảo vệ
ý kiến của mình.
6. Kĩ năng lắng nghe và
phản hồi
Chăm chú lắng nghe,
hiểu và ghi lại, diễn đạt
lại ý kiến của người
khác, không ngắt ngang
lời người khác.
Lắng nghe ý kiến của
người khác.
Không tập trung, chú ý
lắng nghe khi người khác
phát biểu. .
Thể hiện ý kiến không
đồng tình một cách khéo
léo, lịch sự, nhã nhặn.
Khéo léo đặt câu hỏi để
làm rõ hoặc góp ý cho
người khác.
Thể hiện ý kiến không
đồng tình tương đối tế
nhị. Có đặt câu hỏi để
làm rõ hoặc góp ý cho
người khác.
Phản đối gay gắt, không
lịch sự. Không đặt câu
hỏi để làm rõ hoặc góp ý
cho người khác.
7. Kĩ năng viết báo cáo
Tổng hợp, lựa chọn được
ý kiến của các thành viên
trong nhóm hợp lí, chính
xác. Cấu trúc báo cáo
logic, khoa học với từ
ngữ, cách trình bày phù
hợp.
Tổng hợp, lựa chọn được
ý kiến của các thành
viên trong nhóm. Cấu
trúc báo cáo tương đối
logic, nhưng cách trình
bày chưa phù hợp.
Chưa tổng hợp, lựa chọn
được ý kiến của các thành
viên trong nhóm. Chưa
viết thành một bản báo
cáo hoàn chỉnh.
8. Kĩ năng tự đánh giá
Đánh giá chính xác,
khách quan kết quả đạt
được của bản thân. Rút
kinh nghiệm cho bản
thân.
Đánh giá chính xác,
khách quan kết quả đạt
được của bản thân nhưng
chưa rút được kinh
nghiệm cho bản thân.
Chưa đánh giá đúng kết
quả đạt được, chưa rút
được kinh nghiệm cho
bản thân.
9. Kĩ năng đánh giá lẫn
nhau
Đánh giá một cách chính
xác, khách quan, công
bằng kết quả đạt được của
người khác, nhóm khác.
Rút kinh nghiệm từ người
khác cho bản thân.
Đánh giá thiếu chính xác
ở một vài tiêu chí.
Rút kinh nghiệm từ người
khác cho bản thân.
Đánh giá chưa đúng,
chưa công bằng kết quả
đạt được của người khác,
nhóm khác, chưa rút
được kinh nghiệm cho
bản thân.
106
Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng...
2.3.2. Công cụ đánh giá năng lực hợp tác
Căn cứ vào mục tiêu dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
THPT và mục tiêu rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh, chúng tôi thiết kế một số công cụ để
giáo viên đánh giá năng lực hợp tác của học sinh, gồm một số bảng hỏi và bảng kiểm như sau:
* Bảng hỏi
Bảng 5. Bảng hỏi kiểm tra nhóm kĩ năng tổ chức và quản lí
STT Vấn đề Các phương án chọnThường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
1 Tôi di chuyển nhanh, đúng vào vị trí củanhóm mình.
2 Tôi ở nhóm trong quá trình làm việc, khôngxao nhãng.
3 Tôi thực hiện đúng theo cách thức hợp tác mànhóm đã xác định.
4 Tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi đượcphân công.
5 Tôi chấp nhận ý kiến trái ngược nếu ý kiến đólà đúng.
6 Tôi tỏ thái độ thiện chí, sẵn sàng thỏa hiệp.
Bảng 6. Bảng hỏi kiểm tra nhóm kĩ năng tổ chức và quản lí
STT Vấn đề Các phương án chọnThường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
1 Tôi biết những công việc cụ thể mình cần phảilàm khi nhận một vai trò bất kì trong nhóm.
2 Tôi có những hành vi giúp nhóm làm việcsôi nổi.
3 Tôi chưa chú ý làm việc.
4 Tôi chia sẻ, giúp đỡ các bạn hoàn thànhnhiệm vụ.
5 Tôi bình tĩnh, kiềm chế được sự bực tức,nóng nảy.
Bảng 7. Bảng hỏi kiểm tra nhóm kĩ năng hoạt động
STT Vấn đề Các phương án chọnThường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
1 Các bạn trong nhóm hiểu rõ nội dung khi tôitrình bày ý kiến của mình.
2 Tôi ghi chép lại khi bạn nêu ý kiến.
3 Khi không đồng ý với ý kiến của bạn, tôi luônhỏi lại một cách lịch sự.
4 Tôi còn ngắt ngang lời khi bạn đang nói.
5 Tôi luôn bảo vệ ý kiến của mình một cách nhẹnhàng, thuyết phục.
6 Tôi biết sắp xếp, tổng hợp lại ý kiến của cácbạn một cách chính xác, hợp lí
107
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
Bảng 8. Bảng hỏi kiểm tra kĩ năng đánh giá
STT Vấn đề Các phương án chọnThường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
1 Tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2 Tôi đưa ra được nhận định đúng khi đánh giávề bản thân
3 Tôi khách quan, công bằng khi đánh giácác bạn
4 Tôi biết đánh giá bản thân nhưng chưa đưa rađược giải pháp khắc phục
* Bảng kiểm
Giáo viên hoặc các nhóm trưởng các nhóm có thể sử dụng các bảng kiểm sau để đánh giá
thái độ và kĩ năng của học sinh trong mỗi nhóm hoặc năng lực hợp tác của mỗi nhóm.
Bảng 9. Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của học sinh khi hoạt động nhóm
NHÓM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiêu chí Họcsinh...
Học
sinh...
Học
sinh...
Học
sinh...
1. Tập trung chú
ý
Chú ý
Bình thường
Chưa chú ý
2. Diễn đạt ý kiến
Dễ hiểu, thuyết phục, hấp dẫn
Bình thường
Khó hiểu, không thuyết phục
3. Lắng nghe
Chăm chú, ghi chép lại
Có chú ý nghe nhưng không ghi
chép.
Không chú ý
4. Phản hồi ý
kiến
Khéo léo, lịch sự
Bình thường
Gay gắt
5. Viết báo cáo
Đầy đủ, khoa học
Đầy đủ nhưng chưa khoa học
Chưa đầy đủ
Bảng 10. Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của nhóm khi hoạt động nhóm
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm...
1. Di chuyển
Trật tự, nhanh nhẹn, đúng nhóm
Trật tự nhưng chậm chạp
Lộn xộn, chưa đúng nhóm
2. Tính tích cực
Rất tích cực
Bình thường
Chưa tích cực
3. Tranh luận
Sôi nổi, đúng mục tiêu
Bình thường, có lúc đúng hoặc chưa
đúng mục tiêu
Chưa đúng mục tiêu, lan man
108
Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng...
4. Giải quyết
mâu thuẫn
Không để mâu thuẫn xảy ra
Giải quyết được mâu thuẫn
Không giải quyết được mâu thuẫn
5.Báo cáo
Ngắn gọn, thuyết phục, hấp dẫn
Bình thường
Khó hiểu, dài dòng
6. Đánh giá
Chính xác, công bằng
Chưa chính xác ở một số tiêu chí
Chưa chính xác, không công bằng
7. Thời gian
hoàn thành
nhiệm vụ
Trước thời gian quy định
Đúng thời gian quy định
Sau thời gian quy định
2.4. Thực nghiệm sư phạm đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương
Chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT
Bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác sau khi đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của
một số giáo viên THPT và đã có sự chỉnh sửa phù hợp. Chúng tôi sử dụng bộ công cụ này để đánh
giá năng lực hợp tác như sau:
Tiến hành thực nghiệm (TN) trên đối tượng là 42 học sinh lớp 11A13 ở trường THPT Hữu
Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, năm học 2013- 2014. Mục tiêu là rèn luyện và đánh giá
năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học một số bài thuộc chương Chuyển hóa vật chất và năng
lượng - Sinh học 11 THPT.
Chúng tôi đánh giá năng lực hợp tác của người học thông qua bảng hỏi, bảng kiểm quan
sát, phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối thực nghiệm rèn luyện
năng lực hợp tác. Sử dụng các tham số là tỉ lệ % các mức độ chất lượng của mỗi tiêu chí và kiểm
định độ tin cậy của các dữ liệu. Kết quả thu được như sau:
2.4.1. Đánh giá định lượng tổng hợp
Kết quả đánh giá định lượng 8 tiêu chí của năng lực hợp tác của 42 học sinh sau khi thực
nghiệm dạy học theo hướng rèn luyện năng lực hợp tác trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất
và năng lượng - Sinh học 11 THPT thể hiện ở Bảng 11 và Biểu đồ 1.
Bảng 11. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực hợp tác của học sinh trong
dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT
Bảng 11. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực hợp tác của học sinh
trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT
Tiêu chí Mức độ
Kết quả đạt được
Đầu TN Giữa TN Cuối TN
SL % SL % SL %
1. Đảm nhận các vai trò khác nhau
trong nhóm
3 0 0 12 28,6 22 52,4
2 26 61,9 25 59,5 20 47,6
1 16 38,1 5 11,9 0 0
2. Xác định các công việc cụ thể
theo trình tự và thời gian
3 2 4,8 10 23,8 19 45,2
2 23 54,7 22 52,4 19 45,2
1 17 40,5 10 23,8 4 9,4
109
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
3. Biết đánh giá bản thân, người
khác và phân công hoặc tiếp nhận
nhiệm vụ
3 0 0 6 14,3 20 47,6
2 17 40,5 25 59,5 19 45,3
1 25 59,5 11 26,2 3 7,1
4. Tranh luận ôn hòa
3 2 4,7 15 35,7 30 71,4
2 27 64,3 27 64,3 12 28,6
1 13 31,0 0 0 0 0
5. Phát hiện và giải quyết mâu thuẫn
3 5 11,9 17 40,5 35 83,3
2 22 52,4 24 57,1 6 14,3
1 15 35,7 1 2,4 1 2,4
6. Biết trình bày ý kiến/ báo cáo của
nhóm
3 4 9,5 10 23,8 32 76,2
2 23 54,8 32 76,2 10 23,8
1 15 35,7 0 0 0 0
7. Thể hiện ý kiến không đồng tình
3 6 14,3 18 42,9 31 73,8
2 26 61,9 22 52,4 10 23,8
1 10 23,8 2 4,8 1 2,4
8. Tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp ý
kiến của các thành viên trong nhóm
3 3 7,1 14 33,3 25 59,5
2 21 50,0 25 59,5 17 40,5
1 18 42,9 3 7,2 0 0
Biểu đồ 1. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của kĩ năng hợp tác của học sinh trong
dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT
Qua Bảng 11 và Biểu đồ 1 cho thấy các tiêu chí của năng lực hợp tác có sự tăng lên rõ rệt
theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ học sinh đạt được ở các mức độ của các tiêu chí trong giai đoạn
đầu TN chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa TN và cuối TN tỉ lệ học sinh đạt mức 3 tăng lên
110
Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng...
đáng kể. Ví dụ tiêu chí 1: giai đoạn đầu TN có 0% học sinh đạt mức 3; 61,9% học sinh đạt mức 2;
38,1% học sinh đạt mức 1. Số liệu này tương ứng ở giai đoạn giữa TN lần lượt là 28,6%; 59,5%;
11,9 % và giai đoạn cuối TN lần lượt là 52,4%; 47,6%; 0%. Ví dụ tiêu chí 7 có tỉ lệ học sinh đạt
mức 3, mức 2, mức 1 lần lượt ở đầu TN là 14,3%; 61,9 %; 23,8 %; ở giữa TN là 42,9%; 52,4 %;
4,8 %; ở cuối TN là 73,8%; 23,8 %; 2,4 %. Điều này phần nào cho thấy tính hiệu quả và khả thi
của việc rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh.
Ngoài ra, Bảng 11 còn thể hiện sự tăng không đều giữa các tiêu chí. Các tiêu chí tăng mạnh
như tiêu chí 5, tiêu chí 6. Một số tiêu chí như tiêu chí 2, tiêu chí 3 có tăng nhưng vẫn ở mức độ
thấp, có thể giải thích đây là các tiêu chí khó, học sinh cần có nhiều thời gian rèn luyện hơn nữa
mới đạt được sự thành thạo.
Để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu thu được, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để tính độ
tin cậy Spearman- Brown. Kết quả thu được thể hiện trong Bảng 12:
Bảng 12. Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu được
Các giá trị Đầu TN Giữa TN Cuối TN
Hệ số tương quan 0,60 0,61 0,67
Độ tin cậy Spearman- Brown 0,75 0,76 0,80
Kết quả độ tin cậy của dữ liệu ở 3 giai đoạn đầu, giữa và cuối TN lần lượt là 0,75; 0,76 và
0,85 đều lớn hơn 0,7 chứng tỏ rằng kết quả quan sát và đánh giá về các tiêu chí của năng lực hợp
tác như Bảng 11 trên là đáng tin cậy. Như vậy có thể khẳng định rằng học sinh đã rèn luyện được
năng lực hợp tác và có thể đánh giá được năng lực hợp tác dựa vào các công cụ là bảng hỏi và bảng
kiểm.
2.4.2. Đánh giá định lượng cá nhân
Chúng tôi lựa chọn 4 học sinh và theo dõi việc thực hiện hợp tác của các học sinh này trong
suốt quá trình TN. Để hạn chế ảnh hưởng của yếu tố chủ quan, chúng tôi cũng đề nghị một số giáo
viên bộ môn quan sát quá trình hoạt động hợp tác của học sinh khi hoạt động nhóm trong giờ học
của bộ môn mình phụ trách và ghi lại các biểu hiện về hành vi và thái độ của các học sinh này vào
phiếu quan sát. Kết quả được phân tích kĩ và rút ra kết luận về mức độ của các tiêu chí năng lực
hợp tác của 4 học sinh như sau:
Bảng 13. Kết quả đánh giá các tiêu chí của năng lực hợp tác của 4 học sinh lớp TN
Hoàng Thế Phong Đỗ Thanh Loan Vũ Thị Cẩm Tú Phùng Thị Thảo
TC1 1 2 3 2 2 3 3 3 3 1 1 2
TC2 1 2 3 1 3 3 2 3 3 1 1 2
TC3 1 1 2 1 2 2 2 3 3 1 2 2
TC4 2 3 2 2 3 3 2 2 3 1 2 3
TC5 1 2 3 1 2 3 2 3 3 1 2 3
TC6 1 2 2 2 2 3 2 3 3 1 2 2
TC7 2 2 2 2 2 3 2 2 3 2 2 2
TC8 1 2 3 2 2 2 2 2 3 1 2 2
ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN
(TC: Tiêu chí, ĐTN: Đầu TN, GTN: Giữa TN, CTN: Cuối TN).
111
Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương
Kết quả Bảng 13 cho thấy mức độ đạt được của các tiêu chí của năng lực hợp tác có xu
hướng tăng dần ở cả 4 học sinh, đến cuối giai đoạn TN, các học sinh này đều đạt mức độ 2 hoặc 3
ở mỗi tiêu chí. Tùy thuộc trình độ, năng lực và ý thức rèn luyện của mỗi học sinh mà đạt được kết
quả khác nhau:
Em Hoàng Thế Phong: Giai đoạn đầu TN hầu hết các tiêu chí ở mức 1 (trừ tiêu chí 4 và 7),
đến giữa TN đã có nhiều tiêu chí đạt mức 2, riêng tiêu chí 4 đạt mức 3. Đến cuối TN, có 4/8 tiêu
chí đạt mức 3. Phân tích cụ thể phiếu quan sát và phiếu phỏng vấn ở cuối TN cho thấy em Phong
đã liệt kê các công việc của mình chính xác và theo đúng thứ tự thời gian, hoàn thành nhiệm vụ
được giao (tiêu chí 1 và 2 đạt mức 3) tuy nhiên còn nói to khi thể hiện ý kiến không đồng tình với
bạn (tiêu chí 7 đạt mức 2).
Em Đỗ Thanh Loan: Giai đoạn đầu có 3/8 tiêu chí ở mức 1, còn lại ở mức 2. Sau thời gian
rèn luyện nhìn chung đã có sự tiến bộ đáng kể, thể hiện ở giai đoạn cuối TN có 6/8 tiêu chí ở mức
độ 3. Tuy nhiên có tiêu chí tăng chậm (tiêu chí 3) hoặc không tăng (tiêu chí 8). Điều này có thể
giải thích do tiêu chí 3 và 8 là tiêu chí khó, cần nhiều thời gian trong khi em Loan chưa có nhiều
cơ hội rèn luyện các tiêu chí này.
Em Vũ Thị Cẩm Tú: Có xuất phát ban đầu với mức độ của các tiêu chí khá đồng đều và ở
mức độ cao (7 tiêu chí ở mức 2 và 1 tiêu chí ở mức 3). Qua quá trình rèn luyện đã đạt mức độ 3 ở
tất cả các tiêu chí. Điều tra thêm cũng cho thấy em Tú là một học sinh có học lực giỏi, năng động,
có ý thức học tập và rèn luyện, ham học hỏi; nên kết quả rèn luyện năng lực hợp tác như trên của
em là phù hợp.
Em Phùng Thị Thảo: Có mức độ của các tiêu chí thấp (7/8 tiêu chí ở mức độ 1) ở đầu TN,
đến giai đoạn giữa TN có sự tăng chậm và giai đoạn cuối đạt 2/8 tiêu chí ở mức độ 3. Qua điều tra
cho thấy em Thảo là học sinh có trình độ học tập ở mức trung bình, có ý thức phấn đấu trong học
tập tuy nhiên kết quả chưa cao. Trong quá trình rèn luyện có sự cố gắng thể hiện mình, có tiến bộ
nhưng cần nhiều thời gian rèn luyện hơn nữa mới đạt kết quả cao.
3. Kết luận
Trên đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học
chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong dạy học Sinh học 11 THPT. Chúng tôi đã thiết
kế bảng các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác bao gồm 9 kĩ năng, mỗi kĩ năng đều được thiết kế ở
3 mức độ chất lượng, trong đó mức độ 3 là cao nhất. Chúng tôi thực nghiệm trên 42 học sinh lớp
11 của trường THPT Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, năm học 2013 - 2014.
Chúng tôi đánh giá năng lực hợp tác của người học thông qua bảng hỏi, bảng kiểm quan sát,
phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối thực nghiệm. Kết quả đánh
giá cho thấy, hầu hết học sinh đều đã có sự phát triển năng lực hợp tác thông qua việc rèn luyện
qua các bài thực nghiệm, cụ thể ở việc đánh giá tổng hợp các mức độ của mỗi kĩ năng tăng dần qua
các đợt TN và sự tăng này có ý nghĩa thông qua việc đánh giá độ tin cậy bằng phần mềm SPSS.
Đánh giá sự phát triển năng lực hợp tác ở 4 cá nhân học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên cũng cho
phép kết luận năng lực hợp tác đã được đánh giá thông qua các tiêu chí chúng tôi đã thiết kế.
112
Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Từ điển Bách khoa Việt Nam. 2003, Nxb Từ điển Bách khoa, tập III tr. 41.
[2] Phạm Huyền Phương, 2014. Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương
Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 THPT. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Johnson D. W. & Johnson R. T., 1999. Learning together and alone:
Cooperative,competitive, and Individualistic learning (5th ed.). Boston: Allyn & Bacon.
[4] Renkl A., 1995. Learning for later reading: An explore- turn of mediational links between
teaching expectancy and learning results. Learning and Instruction, 5 pp. 21-36.
[5] Richard A.I., 2009. Learning to teach. Mc Graw-Hill, New York, USA.
[6] Rosenshine B. & Meister C., 1994. Reciprocal teaching: A review of the research. Review of
Educational, 64, pp. 479-530.
[7] Slavin R. E., 1990. Cooperative learning: Theory, research and practice Englewood cliffs,
NT: Prentice hall.
[8] Weinert F.E., 2001. Concept of competence: a conceptual clarification. In D.S.Rychen
& L.H.Salganik. (Eds.), Defining and selecting key competencies, Go¨ttingen: Hogrefe,
pp. 45-66.
ABSTRACT
Assessing collaborative competency in the teaching of
“Matter and energy metabolism”, in 11th grade Biology class
Collaborative competency is one of nine core competencies which, according to the
Ministry of Education and Training, must be included in the curriculum after 2015. Collaboration
has been identified as an indispensable activity which helps students succeed in school and in life.
Assessment of collaborative competency is quite abstract and it is difficult to use conventional
tools, such questions and exercises, to make evaluations. To assess collaborative competency
we can make use of specialized assessment tools. In this paper, we created a table for criteria
evaluation along with questionnaires, rubrics as assessment tools, and we empirically evaluated
the collaborative competency with 42 11th grade students of Huu Lung High School, Lang Son
Province in the 2013/2014 school year.
Keywords: Collaborate, collaborative competency, assessing collaborative competency.
113
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_nl_hop_tac_6976.pdf