Đánh giá lại triều Nguyễn

Đánh giá lại triều Nguyễn Đánh giá lại triều Nguyễn: Về một vài di sản của nhà Nguyễn còn tồn tại đến ngày nayTrước đây, nhà Nguyễn (1802-1945), vương triều cuối cùng của Việt Nam, thường bị đánh giá một cách tiêu cực như là vương triều đã để mất nước vào tay chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xuất hiện xu hướng đánh giá lại vương triều này từ những góc độ tích cực hơn, Ví dụ như các nghiên cứu về việc xác định lãnh thổ dưới triều Minh Mạng, về cải cách cơ cấu nhà nước hay việc áp dụng chế độ công điền dưới triều Nguyễn. Bước sang thế kỷ XXI, chúng tôi muốn thử đánh giá lại triều Nguyễn nhìn từ góc độ những di sản mà vương triều này đã để lại cho đến ngày nay. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên 3 vấn đề sau: 1. Lãnh thổ được xác lập dưới triều Nguyễn trở thành cơ sở cho việc xác định lãnh thổ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại. 2. Thiết chế chính quyền trung ương – địa phương hiện đại đã kế thừa nhiều hình thức quản lý của triều Nguyễn. 3. Vấn đề phát hành và lưu thông tiền tệ Cơ sở của việc xác định lãnh thổ Nửa đầu thế kỷ XIX, trong bối cảnh quan hệ quốc tế tương đối ổn định, vua Minh Mạng, hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong giai đoạn này, trên cơ sở kết quả của quá trình “Nam tiến” kéo dài suốt từ thế kỷ X của người Việt, cương vực lãnh thổ tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện đại “kéo dài từ Lạng Sơn kéo dài đến mũi Cà Mau” đã được xác lập. Sau đó, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tuy bị phân chia thành các khu vực thuộc địa Nam Kỳ (Cochinchine), nhà nước bảo hộ An Nam và khu vực bảo hộ Bắc Kỳ nhưng về cơ bản, cả 3 khu vực này đều được duy trì với tư cách là không gian sinh sống của người Việt. Tức là, phạm vi lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được thừa nhận một cách rộng rãi như là một sự thực lịch sử. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 qui định giới tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, trên thực tế đã phân chia Việt Nam thành Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) và Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Sau khi miền Bắc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt Nam (cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) năm 1975, năm 1976, Việt Nam được thống nhất thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh thổ của nhà nước Việt Nam hiện đại là dựa trên cơ sở lãnh thổ của nhà Nguyễn. Đương nhiên, trong cuộc xung đột biên giới với Campuchia hay trong đàm phán phân định biên giới với Trung Quốc, cũng có một số khu vực lãnh thổ không rõ ràng, nhưng về cơ bản, cương vực lãnh thổ của nhà Nguyễn đã được duy trì. ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc khuôn khổ lãnh thổ cơ bản của nước Việt Nam “thống nhất” đã được xác lập dưới triều Nguyễn. Tổ chức nhà nước.

docx46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá lại triều Nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến bị khủng hoảng và trên đà suy vong như nhiều nhận định đã từng có? Nếu vậy thì vì sao triều đình ấy có thể để lại nhiều di sản đáng ghi nhận, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả văn hóa nghệ thuật và văn hóa chính trị. Thí dụ, chỉ trên lĩnh vực sử học, triều Nguyễn đã để lại một di sản rất đồ sộ với những bộ sử và các công trình mang tính bách khoa lớn do Nhà nước tổ chức biên soạn như Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí và rất nhiều tác phẩm sử học của nhiều tác giả đương thời kỳ. Nhiều vua triều Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... cũng là những tác giả của nhiều áng văn chương... Mặc dù bị thất thoát rất nhiều do chiến tranh, khí hậu và những xáo động chính trị, các địa bạ, những văn bản châu phê, hệ thống các hương ước cũng như các công trình kiến trúc trong thiết chế văn hóa (kinh thành Huế, các chùa chiền mới xây hoặc được trùng tu vào thời Nguyễn...) cho thấy dưới triều Nguyễn, nước ta đã đạt tới một trình độ phát triển cao ở kiến trúc thượng tầng... Và không ít các nhà sử học nước ngoài đánh giá trình độ phát triển nước ta thời này cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực... 3. Trên lĩnh vực phát triển đất nước, phải chăng triều Nguyễn luôn luôn gắn liền với chính sách bế quan tỏa cảng, kìm hãm phát triển thương nghiệp, bảo thủ chống lại các xu thế duy tân đất nước? ở đây tư tưởng Nho giáo chính thống đã tạo nên một quan niệm truyền thống thời phong kiến là trọng nông, ức thương. Đúng là có nhiều tư tưởng đổi mới do các nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ... không trở thành hiện thực, nhưng điều đó có hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của nhà Nguyễn hay không, hay là trên thực tế do phải cảnh giác trước họa xâm lăng, triều đình có phần "đông cứng lại", chối từ mọi yếu tố ngoại lai kể cả kỹ xảo cơ khí của phương Tây. Nhưng trên nhiều lĩnh vực khác, triều Nguyễn không hoàn toàn khước từ sự du nhập những gì của phương Tây có lợi cho quyền lực của mình như sử dụng các chuyên gia người nước ngoài (Chaigneau, Vanier... được coi là các chuyên gia, cận thần gần gũi với nhà vua). Ngay các nhà canh tân dâng điều trần cho triều đình cũng đều do nhà nước cử đi tiếp xúc với nước ngoài như Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ,... Hơn thế nữa, chính cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống cũng tạo nên một kháng lực tự nhiên mà để thay đổi nó không chỉ nhờ ý chí của triều đình mà được. Những yếu tố đó đã tạo nên sự trì trệ nhất định đối với sự phát triển, hiện đại hóa và hòa nhập được với thế giới bên ngoài vào thời điểm đằng sau văn minh vật chất của phương Tây còn gặp cả một âm mưu thực dân.  4. Trên cái toàn cảnh ấy, sự đánh giá các nhân vật lịch sử phải chăng cũng nên được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn và toàn diện hơn, mặc dù đây là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Từ những người đứng đầu nhà nước như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, rồi các vua có tinh thần chống Pháp như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đến một loạt các quan lại như Phan Thanh Giản, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Trọng Hợp... sự đánh giá tuy còn có những điều chưa được nhất trí, còn cần được nghiên cứu kỹ càng hơn, nhưng khuynh hướng rõ thấy là ngày càng khách quan hơn và biện chứng khi gắn các nhân vật ấy với thời đại của họ. Triều Nguyễn bắt đầu từ đời Gia Long (1802) và về hình thức kết thúc với việc vua Bảo Đại thoái vị khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về triều Nguyễn, người ta cũng ngược dòng thời gian để nói về các Chúa Nguyễn tổng cộng chín đời, bắt đầu từ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Các Chúa Nguyễn xuất phát từ cuộc đối đầu với các Chúa Trịnh ở phía bắc nhưng danh nghĩa vẫn thuận theo triều Lê đã mở mang bờ cõi về phương nam, tạo dựng cả một cơ đồ đã làm nên lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại. Đây là một giai đoạn lịch sử kéo dài ba thế kỷ chứa đựng rất nhiều vấn đề lịch sử quan trọng và phong phú mà đến nay vẫn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ, tương xứng với tầm vóc to lớn liên quan đến quá trình phát triển lãnh thổ và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Hơn một thập kỷ qua các đề tài được giới sử học nêu lên qua các cuộc hội thảo do các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy sử học của cả nước đang làm rõ dần những câu trả lời cho các câu hỏi trên, nhiều kỷ yếu đã được xuất bản. Các cuộc hội thảo có quy mô liên cơ quan hay quốc gia về văn hóa - xã hội triều Nguyễn, về các thời vua Nguyễn từ Gia Long, các hội thảo khoa học có liên quan đến Huế và việc trùng tu cố đô Huế trên quy mô ngày càng lớn, đặc biệt từ khi Huế trở thành di sản văn hóa của nhân loại; các cuộc hội thảo khác ở các tầm cỡ khác nhau về Phan Thanh Giản, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Trọng Hợp... việc dịch, xuất bản và tái bản các thư tịch thời Nguyễn như bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mạng chính yếu, Tự Đức văn tập, Châu phê... các công trình khảo cứu dựa trên các di sản của triều Nguyễn như địa bạ, hương ước... càng cho thấy việc nghiên cứu triều Nguyễn có ý nghĩa thực tiễn như thế nào đối với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện tại. Cũng vì việc nghiên cứu giai đoạn lịch sử này có ý nghĩa thực tiễn và bao hàm những vấn đề nhạy cảm nên nó càng cần tiếp tục được đẩy mạnh trong tinh thần và ý thức ngày càng nghiêm túc và thận trọng hơn. Có thể hy vọng vào năm 2002 giới sử học chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện về thế kỷ 19 của triều Nguyễn tương xứng với vị thế của nó trong toàn bộ tiến trình lâu dài của lịch sử dân tộc, cũng như đối với lịch sử những thế kỷ của chúng ta sắp qua và sẽ đến. nguồn: Xưa & nay Like Cần 1 bàn tay...  ...đế dìu dắt bước đi tiếp trên đường đời.  Cần 1 đôi vai...  ...để tựa vào những khi cần được khóc.  Cần 1 trái tim...  ...để yêu và được yêu.  Cần lắm ...... Trả lời   Trả Lời Với Trích Dẫn    Thanks   CommentBlog this Post        01-31-2011, 03:39 PM#5 Atula  Trưởng khoa lịch sử Join Date Mar 2010 Đến từ tpHCM Bài gởi 156 Thanks 64 Thanked 141 Times in 69 Posts  Trách nhiệm triều Nguyễn về sự thất bại của xu hướng đổi mới ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX Tư bản Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang lún sâu vào con đường khủng hoảng suy vong trầm trọng. Chính sách khắc nghiệt và sai lầm của triều Nguyễn về kinh tế - tài chính đã làm cho nông nghiệp trong nước ngày càng tiêu điều, xơ xác. Nông nghiệp sa sút, kéo theo luôn sự suy thoái rõ rệt của các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân. Còn công nghiệp cũng ngày càng lụi tàn vì các quy định ngặt nghèo như các chế độ công tượng mang tính chất cưỡng bức lao động, đánh thuế sản vật rất nặng mang tính chất nô dịch v.v… Thương nghiệp trong nước và với nước ngoài sút kém rõ rệt, riêng thuế cửa quan trước có 60 sở thu thì đến năm 1851 chỉ còn 21 sở. Một số cửa cảng trước kia buôn bán phồn thịnh, nay trở nên vắng vẻ. Trên cơ sở một nền kinh tế sa sút về các mặt như vậy, tài chính quốc gia ngày càng thêm kiệt quệ. Trong hoàn cảnh đó, mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị với nhân dân cả nước - chủ yếu là nông dân - đã trở nên vô cùng gay gắt và đã được bộc lộ rõ một cách kịch liệt bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân xuyên suốt các đời vua nhà Nguyễn, kể từ đời vua đầu tiên Gia Long đến vua Tự Đức là ông vua được chứng kiến sự xâm lược của tư bản Pháp. Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã dồn mọi lực lượng quân sự trong tay vào việc bóp chết các cuộc khởi nghĩa nông dân.  Chính trong quá trình tiến hành “tiễu phỉ” quyết liệt đó, mà lực lượng quân sự của triều đình suy yếu dần, đồng thời cũng hủy hoại mất khả năng kháng chiến to lớn trong nhân dân, và như vậy đã tạo điều kiện cho tư bản Pháp để thôn tính nước ta. Đó là chưa nói tới chính sách sai lầm của triều Nguyễn về đối ngoại. Một mặt ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng đang cùng chung số phận bị chủ nghĩa tư bản Pháp uy hiếp, làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân ngày thêm khánh kiệt; mặt khác đối với tư bản phương Tây đang gõ cửa đòi vào thì một mực bế quan tỏa cảng, tưởng rằng đó là phương sách hay nhất để tự cứu. Bên ngoài kẻ thù ráo riết dòm ngó trong khi bên trong lại rối loạn và suy yếu, hoàn cảnh đó chỉ có lợi cho kẻ thù. Nguy cơ mất nước vào tay bè lũ thực dân Pháp ngày càng rõ, tình hình đó làm cho những người yêu nước và thức thời không thể có thái độ bàng quan, lạnh nhạt. Ngay cả một số quan lại triều đình - nhất là một số người có dịp đi ra nước ngoài công cán nên thấy rõ sức mạnh của văn minh thế giới - cũng phải lên tiếng, đề đạt với triều đình một số công việc cáp bách cần làm để nước giầu, dân mạnh thì mới có khả năng bảo vệ độc lập dân tộc. Phạm Phú Thứ trong phái đoàn ngoại giao của triều đình sang Pháp hồi đầu năm 1863 (II) đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi và tại xứ người, khi về nước đã cho khắc in năm bộ sách giới thiệu nền văn minh của thế giới phương Tây.  Những bộ sách đó là: • Bác vật tân biên (nói về khoa học); • Khai môi yếu pháp (nói về khai mỏ); • Hàng hải kim châm (nói về cách đi biển); • Tùng chánh di qui (kinh nghiệm đi làm quan); • Vạn quốc công pháp (giao thiệp quốc tế) Tháng 5 năm 1863, Biện lý bộ Hình Trần Đình Túc tâu xin mộ dân khai khẩn ruộng đất hoang ở hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị; đến tháng 3 năm sau (1864), ông lại xin cho mộ dân, lập xã, lập ấp để rồi nhận phần khai khẩn ruộng hoang tại xã Lương Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Ngành khai mỏ cũng được đặc biệt chú ý. Tháng 3-1867, cũng Trần Đình Túc xin khai mỏ sắt ở xã Lưu Biểu, thuộc huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Sau đó, hoạt động khai mỏ được đẩy mạnh ở nhiều địa phương, có lúc do chính triều đình chủ động quyết định. Như tháng 3 năm 1868, ra lệnh cho các tỉnh khai thác than đá ở hai xã Sa Lung và Phú Xuân thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; tháng 4 năm đó, đào lấy than đá ở núi Tân Sơn, tỉnh Quảng Yên. Tháng 6-1868, vua Tự Đức chỉ thị cho tỉnh Khánh Hoà đào lấy than đá ở núi Điện Cơ; tháng 7 năm đó khai mỏ sắt Phổ Lý ở tỉnh Thái Nguyên, mỏ than ở núi Hoàn Ngọc tỉnh Quảng Yên v.v…). Chỉ có thế thấy được ý nghĩa quan trọng của các hoạt động dồn dập trên khi liên hệ tới tình hình bi đát của ngành khai thác mỏ lúc đó, đến đầu đời Tự Đức, nhiều mỏ đã đình lại không khai thác. Thương nghiệp cũng có những đổi mới đáng kể.. Biện lý bộ Hộ là Đặng Huy Trứ năm 1865 được phái sang Hương Cảng công tác lúc về đã xin đặt ty Bình chuẩn sứ để thu mua hàng hoá cất vào kho, chờ khi giá cả lên cao thì đưa ra bán rẻ cho dân để giữ giá cả thăng bằng, ngăn ngừa con buôn đầu cơ trục lợi (5-1866). Căn cứ vào lời tâu của Đặng Huy Trứ tuy vẫn cho rằng “việc buôn bán là nghề mạt, nhưng lại khẳng định là ích nước lợi dân, là việc lớn của triều đình”, cũng thấy sự thay đổi về tư duy trong hoạt động kinh tế lúc bấy giờ của vua quan triều Nguyễn. Đặc biệt là có hàng loạt đề nghị mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài, một việc làm hoàn toàn đối lập với chính sách “bế quan toả cảng” truyền thống của chế độ phong kiến tập quyền. Tháng 9-1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đi giao hiếu với nước Anh từ Hương Cảng về đã tâu xin vua Tự Đức mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), nhấn mạnh tới yêu cầu “mở thương điểm thông thương với bên ngoài, chiêu tập nhân dân trong thiên hạ, tụ hội hàng ngoài thiên hạ để tính cách lợi ích lâu dài sau này”. Đến tháng 1-1873, lúc này toàn Nam Kỳ đã bị tư bản Pháp nuốt gọn từ 6 năm về trước - các quan ở Nha Thương Bạc cũng xin mở 3 cửa biển để thông thương (như tụ dân ở bở biển thì tăng cường lực lượng phòng thủ đất nước; tập trung các nơi buôn bán gần biển thì liên lạc và tiếp ứng với nhau dễ, có khả năng ngăn ngừa giặc biển, đội thuỷ quân chiến thuyền của vùng biển có thể bảo vệ đội thuyền vận tải khi có giặc biển; tích tụ của cải trong dân, bố trí binh lính ngay trong những người làm nghề buôn bán để sẵn sàng đối phó khi có giặc; đẩy mạnh buôn bán với nhau sẽ làm cho tin tưởng lẫn nhau, qua đó thông hiểu được tình hình nước ngoài. Về khoa học giáo dục, cũng đã có những nhận thức mới. Vua Tự Đức ra lệnh chọn 8 người có sức khoẻ, thông minh, siêng năng đi học nghề chế tạo đầu máy chạy biển.  Tháng 7-1867, nhà vua chỉ thị cho Viện Cơ Mật dịch các sách khoa học kỹ thuật phương Tây ra chữ Hán để tiện phổ biến trong nhân dân. Tháng 5-1868, triều đình lại cử một đoàn 8 người vào Gia Định học chữ Pháp. Như vậy là tới những năm của nửa sau thế XIX, yêu cầu đổi mới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đã được đặt ra với Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn to lớn của đất nước, yêu cầu đó cấp thiết và mạnh mẽ đến nỗi ngay cả vua quan triều Nguyễn vốn bảo thủ và trì trệ cũng không thể không nhận thấy, và trong một phạm vi nhấn định đã có những việc làm nhằm giải quyết các khó khăn to lớn đó để đưa đất nước thoát cơn nghuy khốn. Nhưng kiểm điểm lại, tất cả các việc đó còn rụt rè, có tính chất thăm dò, và thường là để đối phó với thời cuộc nên thiếu kiên trì và thiếu triệt để, thường khi bị bỏ dở, nhất là khi các đề xuất đổi mới lại cho các giáo sĩ hay các giáo dân - những người mà triều đình dè bỉu gọi là “dĩu dân” - đưa ra thì vua Tự Đức và các quan lại trong triều ngoài địa phương thường đem lòng nghi ngờ, lo ngại vì đã nhập cục một cách sai lầm họ với bè lũ thực dân tay sai.  Vì vậy có khi do tình thế bức bách phải dùng họ thì cũng dùng nửa vời và sẵn sàng bỏ rơi họ nửa chừng. Cuối tháng 9-1866, Tự Đức phái Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Điền (cả hai người đều là giáo dân) cùng đi với giám mục Gauthier (Ngô Gia Hiệu) sang Pháp mua tầu, máy móc, sách khoa học kỹ thuật… Chuyến đi đó có mua được một số hàng hoá, nhưng căn cứ vào bức thư viết tháng 12 năm đó của Thượng thư bộ Lễ triều đình Huế gửi vào Sài Gòn cho phó đô đốc De La Grandière, thống soái và tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, thì thấy rõ việc mua bán rất tuỳ tiện, không có kế hoạch cụ thể, thích gì mua nấy nên lợi ích mang lại rất hạn chế, như đã mua một số máy móc thiên văn, máy điện thoại, các dụng cụ cho nghề in, các loại axit sun fu rich, ni tơ rích v.v… và một số sách nói về thuật hàng hải, về điện khí, v.v… Đó là không nói rằng trong rất nhiều trường hợp đã tìm mọi cớ khó khăn để cự tuyệt các đề nghị đưa lên, và phổ biến nhất là bỏ rơi trong im lặng.  Từ năm 1863 đến năm 1871, trong vòng 8 năm rưỡi, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình tới 30 điều trần, đề cập một cách có hệ thống tới hàng loạt vấn đề cấp thiết nhất của Tổ quốc đứng trước nguy cơ mất còn ngày một ngày hai sẽ tới. Thế mà trước sau tất cả các đề nghị đó - những bản đề nghị có thể nói được viết bằng máu và nước mắt, bản đề nghị cuối cùng được Nguyễn Trường Tộ viết ngay trên giường bệnh, khi tử thần đang chờ ngoài cửa - đều vấp phải sự thờ ơ, lãnh đạm từ vua Tự Đức xuống tới các quan lại trong triều ngoài nội. Thậm chí trước thái độ kiên trì của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức có lần nổi nóng, đã có lời quở trách vừa chủ quan, vừa thiển cận: “Nguyễn Trường Tộ qua tin ở các điều y đề nghị… Tại sao lại thúc giục nhiều đến thế, khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi”.  Đến Nguyễn Trường Tộ là một người nổi tiếng học giỏi, từng có cơ hội đi ra nước ngoài tham gia học hỏi, lại được giới chính trị và giáo hội Thiên chúa muốn dùng, thế mà còn bị Tự Đức và triều đình coi thường, xem khinh như vậy, thì việc cự tuyệt những đề nghị của một giáo dân bình thường là Đinh Văn Điền ở huyện Yên Mô (Ninh Bình) như đặt nha Dinh điền để khai khẩn ruộng hoang, khai các mỏ, đóng hỏa thuyền, đưa vào người phương Tây để lập các kho Bình chuẩn ở các nước để lưu thông hàng hóa, của cải cho nhân dân, tự do dạy và học binh thư, thưởng phạt nghiêm minh, có chính sách thích hợp với thương binh và gia đình tử sĩ v.v…cũng là điều tất nhiên mà thôi! Lúc còn có thời gian để đổi mới mà không biết chớp lấy thời cơ cũng là thất bại, huống chi đến lúc đã quá muộn, kẻ thù đã buộc chân, trói tay rồi thì còn hy vọng gì nữa!  Cho nên đến hai bản “Thời vụ sách” của Nguyễn Lộ Trạch ra đời vào các năm 1877 và 1882 - lúc này hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã được ký kết xác nhận quyền chiếm đóng lâu dài và vĩnh viễn của thực dân Pháp trên toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ - thì chỉ có ý nghĩa nói lên tấm lòng yêu nước nhiệt thành của người trí thức khao khát muốn đem những điều sở đắc của mình ra giúp nước, nhưng đã thấy trước sự thất bại. Chính Nguyễn Lộ Trạch đã đau đớn nhận rõ: “Đại thế ngày nay không còn là đại thế như ngày trước. Ngày trước còn có thể làm mà không làm, ngày nay muốn làm mà không còn thì giờ và làm không kịp...”.  Thế mà Tự Đức vẫn thường trách là “ngôn hà quá cao” (nói sao quá cao), rồi đình việc cử ông sang Hương Cảng học cơ sảo. Sẽ là thiếu sót khi đề cập tới các đề nghị cải cách đổi mới dưới triều Nguyễn mà không nhắc tới Bùi Viện, một con người kết hợp khá chặt chẽ tư duy đổi mới với hành động, và đã được Tự Đức dùng vào một số công việc cụ thể như thành lập độ Tuần dương quân bảo vệ mặt bờ biển, mở cửa cảng Hải Phòng, hai lần đi sứ sang Hương Cảng và nước Mỹ vào các năm 1873 và 1875, nhưng công việc đã bị dang dở với cái chết đột ngột năm 1878. Như vậy là đến nửa cuối thế kỷ XIX thì tất cả những đề nghị đổ mới lớn nhỏ, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh ở Việt Nam đều nối tiếp nhau thất bại. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các đề nghị đối mới đó.  Một phần là do các đề nghị đó, kể cả các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ - nói chung đều nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong. Mặt khác nội dung của các điều trần trên không hề đả động gì đến yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam hồi đó là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp xâm lược và giữa nhân dân lao động - chủ yếu là nông dân - với giai cấp phong kiến hủ bại đang trượt dài trên con đường khuất phục đầu hàng thực dân Pháp.  Vì vậy đã không được chính ngay nhân dân đang sục sôi bầu nhiệt huyết đánh giặc cứu nước nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái đứng ra làm hậu thuẫn, khả dĩ tạo thành một sức ép đáng kể đối với giới cầm quyền, buộc họ phải nghiêm chỉnh thực hiện. Nhưng nguyên nhân quan trọng quan trọng nhất - có thể nói là chủ yếu - làm cho các đề nghị đổi mới thời đó thất bại là do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan triều đình, tuy có lúc do tình thế thúc bách nên có chủ trương một vài đổi mới về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục..., nhưng về cơ bản thì trong tư tưởng, cũng như trong cơ cấu chính trị vẫn không hề thay đổi, nên không bảo đảm cho việc đổi mới được thực hiện triệt để, trót lọt, thường là nửa chừng bị bỏ dở. Công cuộc đổi mới nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam vì các hạn chế ngặt nghèo trên nhất là thiếu sự tham gia của đông đảo quần chúng - nên cũng chỉ giới hạn trong một số người, một bộ phận nhỏ bên trên mà thôi, chỉ là một xu hướng mới trong phong trào yêu nước nói chung của nhân dân ta hồi đó. Cứ tiếp nối đà phát triển đó, bước sang những năm đầu thế kỷ XX, trong những điều kiện lịch sử khác trước, yêu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết hơn và được thể hiện qua hai xu hướng bạo động và cải cách song song tồn tại và phát triển. Nhưng cũng phải đợi tới cuộc vận động duy tân tiến tới những cuộc đấu tranh chống thuế năm 1908 với sự tham gia đông đảo của quần chúng nông dân miền Trung - hay ở mức độ thấp hơn là Đông Kinh nghĩa thục ngoài Bắc - thì mới thật sự trở thành một phong trào đổi mới có vị trí xứng đáng và ảnh hưởng to lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng lâu dài và anh hùng của dân tộc. GS. NGND Đinh Xuân Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN) Like Cần 1 bàn tay...  ...đế dìu dắt bước đi tiếp trên đường đời.  Cần 1 đôi vai...  ...để tựa vào những khi cần được khóc.  Cần 1 trái tim...  ...để yêu và được yêu.  Cần lắm ...... Trả lời   Trả Lời Với Trích Dẫn    Thanks   CommentBlog this Post        02-10-2011, 09:08 AM#6 Tamduongkhach  Thành viên Join Date Dec 2010 Bài gởi 361 Thanks 12 Thanked 268 Times in 142 Posts Các bạn thử xem bài của TS. BÙI KHA (California) về Nguyễn Trường Tộ Nhiều người nghĩ lầm là Nguyễn Trường Tộ (NTT) có tư tuởng canh tân đổi mới, thực dụng, và có chương trình mở trường Kỹ thuật… Chúng tôi sẽ dẫn chứng một số đề nghị của ông để biết thực chất về các mỹ từ nêu trên. A. CHỈNH TRANG VÕ BỊ (Di thảo số 27- Tế cấp bát điều, viết tháng 11/1867- Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ: con người và di thảo). Một trong tám kế hoạch cần làm gấp là “Chỉnh trang võ bị” (vui lòng xem bài Bùi Kha - Ý kiến về bài Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân, trên báo điện tử Hồn Việt ( ngày 24/2/2010, mục Trao đổi. B. LẬP VIỆN DỤC ANH VÀ TRẠI TẾ BẦN Cách trình bày của NTT có vẻ hợp nhân đạo lúc nuôi dưỡng những trẻ mồ côi và những cụ già không con. Vì thế mà có người đã ca tụng NTT có lòng nhân đạo và kiến thức đi trước thời đại. Nhưng nếu lồng đề nghị này, cũng như các đề nghị khác của ông vào bối cảnh đất nước thời bấy giờ, chúng ta sẽ tiên đoán được dụng tâm của NTT. Ông viết: - Nếu triều đình cho rằng việc này nên làm thì sẽ nhờ giám mục (tức là ông tình báo Gauthier, BK) mời người đến mở mỗi tỉnh một nhà nuôi trẻ, không bao lâu sẽ thấy kết quả ngay (Tế cấp bát điều, TBC, sđd, trang 276). Mời độc giả tìm hiểu tình hình chính trị xã hội của đất nước ta thời bấy giờ, và ý kiến của chính viên chức cao cấp của Pháp để có thể biết được thâm ý của NTT. Biến cố 1: Năm 1850, ở Trung Quốc có loạn Thái Bình Thiên Quốc với đạo quân Giê-su, Hồng Tú Toàn chỉ huy con chiên đánh chiếm nhiều tỉnh. Biến cố 2: Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, chiếm toàn tỉnh Gia Định năm 1835. Giáo sĩ Marchand (cố Du) đóng vai cố vấn và yểm trợ với âm mưu thiết lập một Vương quốc Công giáo ly khai. Về sau triều đình dẹp yên. Biến cố 3: Cùng thời, tại Bắc Kỳ, Tạ Văn Phụng được các giáo sĩ đổi tên thành Lê Duy Phụng rồi cùng với giáo dân nổi loạn chống lại triều đình núp dưới chiêu bài khôi phục nhà Lê. Biến cố 4: Ngay cả sau khi NTT chết, Lm Trần Lục, năm 1886 quản xứ Phát Diệm... nhận phép lành của Giám mục Puginier rồi tiếp viện cho quân Pháp 5.000 giáo dân. Vì vậy, chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng bị thất thủ (“... père Tran Luc, curé de Phát Diệm…Celui-ci avec la bénédiction de Mgr. Puginier vint à la rescousse des Français avec 5000 chrétiens. Et Ba Dinh fut pris”. Linh mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Thập giá và lưỡi gươm (Dieu et Casar), Paris 10. 1978, pp. 41 & 42). Hiện tượng núp bóng tôn giáo cho mục tiêu chính trị và quân sự, cũng được công sứ Bonnal cho biết: Khi một giáo sĩ đã thiết lập được một xứ đạo trong một làng rồi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người bản xứ từ chối không đóng thuế, và tuyên bố không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của ông giáo sĩ, là người đích thân dạy cho giáo dân không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của giám mục... (Nguyễn Xuân Thọ, sđd, tr. 360-361). Hành động của giáo sĩ người Tây và giáo dân như thế mà NTT lại đề nghị mỗi tỉnh mở một viện mồ côi và nhà dưỡng lão, rồi lại nhờ ông tình báo Gauthier cử tu sĩ đến cai quản. C. MỞ TRƯỜNG KỸ THUẬT Theo tờ trình của Gauthier (tháng 3/1868) nạp cho triều đình Tự Đức chúng ta thấy, có 4 thầy giáo do NTT và tình báo Gauthier thuê về. Trong đó có 3 linh mục người Pháp. Dụng cụ và phí tổn, tiền ăn ở của phái viên NTT và Giám mục Gauthier cộng với tiền chuyên chở khuân vác và đóng thùng là: 5.120,148 quan. (Lược trích trong TBC, sđd, trang 467 & 468). Những vật dụng vua ban thưởng cho phái bộ đi mua máy và bốn giáo chức rất hậu hĩ… Trong việc mở trường huấn nghệ - kỹ thuật, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có quyết tâm. Thứ hai, giáo chức phải có bằng cấp hoặc kiến thức chuyên môn về ngành mà mình được mời dạy. Theo tờ phúc trình của Gauthier và NTT ngày 23/2/1868 gởi cho vua Tự Đức thì các vị giáo chức có bằng cấp chuyên môn để dạy huấn nghệ và kỹ thuật. Nhưng theo Hội truyền giáo Paris thì mấy ông này không có các bằng cấp hoặc khả năng chuyên môn mà Gauthier mô tả. Nguyên văn: “Theo một tờ phúc trình của Gauthier ngày 30 tháng 2 năm Tự Đức 21 (23/2/1868): - Lm. Thông (tức Montrouzies), biết phép toán, bản đồ các nước thiên hạ, in bóng (quang học), điện khí, phân ngũ kim; biết nói có thứ đất thứ đá ấy thì có những giống chi. Nhưng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris, thì Linh mục Montrouzies trước khi nhập Hội Truyền giáo Paris, ngày 1/5/1867 đã đậu cử nhân văn chương. - Linh mục Đồng (tức Renauld) biết phép toán, thiên văn, đo độ số mặt trời mà họa đồ bản, đo thiên xích cho được đi biển, biết phép cầu cao cầu viễn, biết đo đất cho biết nơi nào cao nơi nào thấp, biết bản đồ các nước thiên hạ, biết dùng truyền tin thẳng, biết làm thu lôi trụ. Nhưng cũng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris thì sau khi học xong chủng viện, Linh mục Renauld gia nhập Hội Truyền giáo Paris ngày 14/10/1866 và theo học một khóa đặc biệt về kiến trúc và họa đồ một năm trước lúc lên đường sang Việt Nam. - Giáo sĩ (tức bác sĩ Hernaiz) không phải linh mục hay tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo thì không dạy học trò được vì nặng tai, nhưng cũng giúp Linh mục Thông mà phân tích cách tính ngũ kim ngũ hành. Lại biết làm thuốc. Nhưng tới Việt Nam chưa được mấy ngày giáo sĩ này do bệnh cũ tái phát đã xin trở lại Pháp. - Còn Ca Xanh (nguyên tên là Ca Sa Nhi) là một thợ máy, trước đã giúp việc tàu Thuận Thiệp. Nhưng Ca Xanh đòi lương quá cao (320 đồng/tháng, tính ra tiền là một ngàn, bảy trăm sáu chục quan) và đòi hỏi nhiều điều kiện, nên không dùng” (TBC, sđd, trang 49 & 50). Các đối chiếu nêu trên chứng tỏ vua quan triều Tự Đức bị thầy trò NTT dối trá lừa bịp có hậu ý. Việc mở trường kỹ thuật tại Huế là một cái bong bóng để thăm dò, một chương trình hoa mỹ để dễ chui sâu trèo cao. Thật vậy, người chủ chốt việc mở trường Kỹ thuật tại Huế, Gauthier, là một tên tình báo. Mời độc giả xem một số tài liệu dưới đây: a. Gauthier với hiệp ước mới Theo thứ tự thời gian, chúng ta thấy Giám mục Gauthier cùng NTT đến chào mừng quân Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng năm 1858 và làm reo để quân viễn chinh đánh Huế cho chóng dứt điểm nhưng bất thành. Năm 1861, theo lời yêu cầu của phó Đô đốc Charner, thầy trò Gauthier về Sài Gòn, để mở rộng vùng chiếm đóng. Sau khi Hiệp ước 1862 ký giữa Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha, triều đình vua Tự Đức kiếm cách chuộc lại ba tỉnh đã mất. Một người Công giáo cuồng nhiệt là Trung tá Hải quân Aubaret vận động được Bộ Ngoại giao Pháp và vua Napoléon III đồng ý. Vì thế, một hiệp ước mới (thế hiệp ước cũ 1862) được Bộ Ngoại giao và Bộ Hải quân soạn thảo theo quan điểm của vua Napoléon III, và được ký tại Huế ngày 15/1/1864… Theo Hiệp ước 1864, Aubaret chủ trương chiếm Nam Kỳ bằng con đường tôn giáo và thương mại, chứ không phải Aubaret có lòng tốt gì đối với nhân dân Việt Nam (CHT. sđd, trang 174, 175). Trong triều đình Pháp chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe chống. Phe chống khuyên vua đừng phê chuẩn hiệp ước. Về phía các nhà truyền giáo cũng chia làm 2 phe, phe chống, phe ủng hộ. Chống hoặc ủng hộ cũng cùng một mục đích là đồng hóa dân Việt Nam nhưng theo cách này hay theo cách khác mà thôi. Trong phe ủng hộ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier - hai người có liên hệ đến việc mở trường kỹ thuật nói trên. Thư của Giám mục Lefèbre viết cho Linh mục Pernot, cho chúng ta thấy điều đó: Hiệp ước Aubaret bị dìm, đó không phải là điều rủi ro. Chỉ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier là tán đồng hiệp ước... Nguyên văn tiếng Pháp: Le traité Aubaret est enfoncé et ce n'est pas un malheur. Il n'y avait que Mgr. Sohier et Mgr. Gauthier qui en paraissaient partisans,… (Cité par CHT, sđd, p. 181). b. Gauthier được mời họp mật Năm 1872 tàu Bouragne chở Trung tá Hải quân Senez ra Bắc để dò xét tin tức cho một cuộc chiếm cứ Bắc Kỳ. Trong thư báo cáo của hạm trưởng Senez gởi cho Đô đốc Dupré chúng ta thấy có mời Giám mục Gauthier họp mật với vị sĩ quan Senez này: “... Vừa lên bờ tôi gửi ngay thư cấp tốc cho Giám mục Gauthier cách đó lối mười cây số và hẹn gặp ở trong làng. Chúng tôi sống suốt ngày giữa đám dân Thiên Chúa giáo, họ rất niềm nở với chúng tôi... Lúc 4 giờ, chúng tôi thấy một nhà truyền giáo, Cha Frichot đến nói chuyện với chúng tôi vì Giám mục đi vắng”. Nguyên văn tiếng Pháp: ... Aussitôt débarqué, j'envoyai un exprès à Mgr. Gauthier qui habite à 10 ou 12 km et donnai rendez-vous au village. Nous passâmes la journée au milieu de cette population chrétienne qui fut très gracieuse envers nous... Vers 4 heures nous vimes arriver un missionnaire, le père Fricot qui en l'absence de Monseigneur venait causer avec nous (Cité par CHT, sđd, pp. 242-243). c. Gauthier chủ trương dùng vũ lực Thư đề ngày 12/2/1873, ngày 19/2/1873 gửi cho Đô đốc Dupré, Gauthier viết: “Cuộc chiến này làm hao mòn tài chánh và giết hại những tinh hoa của dân tộc (dĩ nhiên là dân tộc Pháp, BK). Giám mục Gauthier viết như vậy và còn than phiền về những việc sách nhiễu con chiên. Theo tôi (giám mục Gauthier) khi nói đến triều đình Huế và quan lại. Các người đó chỉ có nghe theo tiếng nói của đại bác, còn thì điếc hẳn không nghe gì khác”. (Tức là giám mục khuyên nên dùng vũ lực với triều đình Huế mà không nên có một giải pháp nào khác, BK). Nguyên văn tiếng Pháp: Cette guerre ruine les finances et décime l'élite de la population, écrivait Mgr. Gauthier qui se plaignait en outre des vexations dont ses chrétiens étaient victimes. Il compte pour mois, poursuivait l'évêque, en parlant de la cour de Huế et de ses madarins - que ces gens n'entendront jamais que la voix du canon et resteront sourds à tout le reste. (Mgr. Gauthier à Dupré, 12/2/1873, et 19/2/1873, CHT, sđd, p. 250). d. Gauthier muốn có một chính phủ Công giáo tại Bắc Kỳ (vui lòng xem Bùi Kha Ý kiến về bài Nguyễn Trường Tộ..., (xin xem thêm trên báo điện tử ( ngày 24/2/2010, mục Trao đổi). e. Biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ: Chủ trương này cũng được Đô đốc Dupré chỉ trích là quá nguy hiểm (xin xem thêm báo điện tử Hồn Việt ( ngày 24/2/2010, mục Trao đổi). Dupré viết: “Chắc chắn tôi sẽ không làm vừa lòng hoàn toàn Giám mục Gauthier được, ông ta quá hăng say và trong nhiều trường hợp tôi nhận thấy thật sự quá nguy hiểm nếu nhắm mắt nghe lời của ông giám mục này”. Nguyên văn tiếng Pháp: Il me sera certainement impossible de donner une entière satisfaction à Mgr. Gauthier; son ardeur est extrême, et en maintes circonstances, j'ai pu reconnaitre combien il serait dangereux d'accepter sans réserves les appréciations de ce prélat (Cité par CHT, sđd, trang 367). Qua các dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể quả quyết rằng, đưa ra miếng mồi mở trường Kỹ thuật là một mưu chước đã được bàn luận kỹ lưỡng giữa tình báo Gauthier và NTT để thăm dò và phỉnh gạt triều đình. Do đó, nên nói: Việc mở trường Kỹ thuật không bao giờ có chứ không phải vì thế mà thất bại như Lm. Trương Bá Cần nhận định trong sách đã dẫn. Giả sử triều vua Tự Đức, hoặc ai đó, có điều kiện để mở trường Kỹ thuật thì chính Gauthier và NTT sẽ đập phá trước hết, vì nếu Việt Nam được giàu mạnh thì kế hoạch muốn đồng hóa và biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ của Gauthier bị thất bại sao? D. NHÂN SỰ DÙNG VÀO VIỆC CANH TÂN Di Thảo số 17, NTT lại còn táo bạo hơn lúc đề nghị nên Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân, ông viết: “Nay giám mục lên Kinh đô,… Nếu thật tâm tin nhau khẩn khoản yêu cầu, giám mục sẽ đưa các linh mục và đạo đồ, một số có khả năng am hiểu tiếng Tây, học qua một vài phương pháp của phương Tây như Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều, Nguyễn Lâu” (Dẫn theo TBC, sđd, trang 188). Nhưng các người mà NTT đề nghị lại có các “thành tích” phản quốc. Dưới đây là bằng chứng: d1. Theo bài viết Nguyễn Trường Tộ học ở đâu, học giả Đào Duy Anh trong Tạp chí Tri Tân (số 7/ 1941, tr. 167) cho biết về NTT và Linh mục Nguyễn Hoằng như sau: “Nguyễn Trường Tộ học rộng nhưng viết và nói tiếng Pháp không thạo lắm, vì ông không chuyên học chữ Pháp ở Pê Năng (Trường huấn luyện thông ngôn ở Mã Lai, BK) như các ông Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Hoằng. Bởi thế, không khi nào ông làm thông ngôn. Mà khi giúp việc cho súy-phủ thì chỉ làm việc từ-hàn (Lettré) cũng như Tôn Thọ Tường. Mỗi khi triều đình cần dùng người thông ngôn thì Nguyễn Trường Tộ cứ giới thiệu Nguyễn Hoằng (Lm. Hoằng) chứ tự mình không khi nào đảm đương việc ấy”. d2. Về những người làm thông ngôn như Nguyễn Hoằng, thư ký như NTT, nhà sử học Cultru ghi lại như sau: Đề đốc Rieunier nói: “Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thủ du thực”. Đại tá Bernard cũng viết với giọng khinh miệt: “… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chánh cần thiết cho địa phương hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, khuân vác, chạy giấy, và có những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà quân đội thực dân mới đổ bộ lên làm quen với người Việt Nam” (NXT, SĐD). d3. Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều cũng là Việt gian. Bằng chứng: Theo cuốn Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ thì năm 1858, Giám mục Gauthier có đem theo vào Đà Nẵng cụ Khang, cụ Điều (người An Phú), cụ Huấn (người Trung Hậu), khi ấy cả ba ông chưa thụ chức Thầy cả. (TBC, SĐD, tr. 190). - Sau này chúng ta chỉ thấy Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Joannes Vị cùng đi Pháp với Giám mục Gauthier và NTT (1867-1868). (TBC, SĐD, trang, 90). Gauthier dẫn họ đến đón giặc Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858: d4. “Theo lời khai của một lang y (người thôn Thuận An, tổng Thanh Vân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tên Trần Vinh bị tàu Pháp bắt đem đi rồi sau trốn thoát được, kể lại thì ngày 10 tháng 9 (tức 16/10/1858), tàu Pháp (trên đó có Trần Vinh) đến đảo Nhãn Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón “Đức Thầy Huy và Cố Lý” (tức Giám mục Gauthier và Linh mục Croc, cũng có tên là Hậu và Hòa) nhưng “hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi”. Khi tàu Pháp trở về Trà Sơn, Đà Nẵng, thì thấy thuyền Nhà Chung đã ở đó rồi”. (Xem Châu bản Triều Nguyễn CBR 22/47). Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng, đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp đánh chiếm thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Do đó, trước khi đem quân vào Sài Gòn, Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859” (TBC, SĐD, trang 22). ... Nguyễn Trường Tộ có đi Pháp thì sớm nhất là giữa năm 1859 (14) mới tới nơi và khó có thể có mặt ở Hồng Kông đầu năm 1861 để cùng với Giám Mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài Gòn” (TBC, SĐD, trang 22). Nối kết các đoạn vừa dẫn, theo thứ tự thời gian chúng ta thấy, NTT và hai Linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều mà NTT đề nghị triều đình dùng vào việc canh tân thì tất cả ba ông, kể cả NTT, đều đã có mặt trong đám người làm áp lực để quân Pháp đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm (năm 1858). Năm 1861, ông cùng với tình báo Gauthier từ Hồng Kông trở về Sài Gòn theo yêu cầu của Đô đốc Charner... để mở rộng vùng chiếm đóng... Sử liệu cũng cho thấy, sau khi NTT chết, năm 1871, ý kiến đề nghị “Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân” đã có “kết quả” như sau: “... Sau khi Hàm Nghi lên ngôi đi kháng chiến, Chánh Mông sang tòa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương tình cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh thì ông vua bù nhìn này được sự cố vấn của Trương Vĩnh Ký và Linh mục Nguyễn Hoằng (Chức Ngự Tiền Hành Nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân...” (Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, trang 340). Cùng trang 340, Nguyễn Sinh Duy chú thích thêm: “Còn Nguyễn Hoàng (có chỗ chép Hoằng), sinh 1839, người Hà Tĩnh, theo đạo Thiên Chúa, từng du học ở chủng viện Pénang, Mã Lai. Năm 1876, được cử làm Tham Biện Thương Chính ở Hải Phòng và Hải Dương; năm 1885, hàm Hường lô tự khanh kiêm Tham biện Viện Cơ Mật; năm 1886, giữ chức Phụ tá đại thần và Ngự tiền triều vua Đồng Khánh”. Như thế, thời Đồng Khánh đã có ít nhất là một giáo sĩ Trương Vĩnh Ký (tu xuất, vui lòng xem Trương Vĩnh Ký thiên tài và nhân cách?! – Bùi Kha đăng trên Hồn Việt số 22) làm cố vấn cho Đồng Khánh, và Linh mục Nguyễn Hoằng làm chức Tham biện Viện Cơ Mật kiêm Phụ tá đại thần và Ngự tiền triều vua bù nhìn Đồng Khánh. E. BỔ TÚC KẾ HOẠCH ĐÁNH ÚP GIA ĐỊNH, NTT viết ngày 9/2/1871: Vì tình yêu tổ quốc và tự ái dân tộc, nên cụm từ Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định dễ khiến nhiều người có thiện cảm và kính trọng NTT. Nhưng sự thực như thế nào. Mời độc giả theo dõi: Năm 1863, trong bài Thiên hạ đại thế luận ông đề nghị cho lính nghỉ ngơi để thực dân Pháp giữ bờ cõi cho mình. Năm 1868, La Grandière bất chấp lệnh của chính phủ ông là Không được chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhưng y vẫn làm. Vua Tự Đức phản đối việc này và định cử sứ bộ qua Pháp tố cáo La Grandière đã lạm quyền và đòi trả lại 3 tỉnh mới chiếm. Nếu sứ bộ đi Pháp thì có thể 3 tỉnh ấy đã được trao trả, nhưng NTT viết bài chiêu dụ ngăn cản nhà vua. Đến nay (1870), Pháp thua Phổ nhưng đã cho lính nghỉ ngơi từ lâu lấy ai để đánh? Ông cũng lại bày mưu đánh. Nhưng đề nghị bí mật tuyển người từ Bắc, Trung và một số khác tại địa phương để huấn luyện. Chúng ta cũng biết, thời NTT muốn mộ binh như thế phải có lương thực và “tân binh” phải đi bộ mất ít nhất là sáu tháng, chứ không phải đi máy bay hay xe hơi như ngày nay. Đã thế, NTT lại không hề đề cập đến các phong trào đang kháng Pháp tại Nam Kỳ của Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực hợp tác đánh thì trí ông để đâu, tâm ông ở chỗ nào? Chỉ bằng nghi vấn này thôi chúng ta cũng biết được con người ông. Trong bài chiêu dụ, có thêm vài chi tiết quan trọng: a. Ông viết, tôi sẽ báo tin cho Giám mục Gauthier biết kế hoạch này. b. NTT tiết lộ: Như lần trước, lúc tôi ở Gia Định, nguyên soái Gia Định đã nhiều lần muốn đem công việc Bộ Công giao hết cho tôi (TBC, sđd, tr. 327). Đô đốc La Grandière, tin dùng đến mức đem công việc Bộ Công giao hết cho ông. c. NTT đưa mưu kế: Đến đêm khởi sự, một mặt tôi dùng kế (Khoản này các câu bẩm trước chưa nói đến) phá đê ngăn nước thì các thuyền Tây ở mặt dưới, không kể lớn nhỏ đều bị chìm hoặc bị vùi dưới bùn, hoặc trôi xuống ngã ba mà tan rã hết (TBC, SĐD, tr.330). Đọc đoạn này, có người đã ca tụng NTT là một chiến lược gia đại tài, biết dùng sức mạnh thiên nhiên để phá phương tiện địch. Nhưng quên rằng tại Gia Định và cả miền Nam thời bấy giờ và ngay cả bây giờ làm gì có sông nào, đê nào ngăn nước để NTT phá làm thuyền Pháp bị chôn dưới bùn? d. Nếu ông đề nghị đánh gấp, thì ông có thể tạm gọi là một người yêu nước. Nhưng rất tiếc, ông viết: Kế hoạch này phải đòi hỏi khoảng hai năm mới thành (TBC, SĐD, tr. 331). Thời gian hai năm đã nói lên tâm chất của ông. Nếu đánh bây giờ thì ta có thể sẽ thắng mà Pháp phải thua. Đó là điều mà NTT, những người theo Pháp và thực dân không bao giờ muốn! Chứng minh? Một, như trên đã nói, NTT đề nghị sử dụng những thường dân (không phải lính) chiêu mộ từ Bắc, Trung, Nam chứ không kêu gọi nghĩa quân tại địa phương, người vừa có tinh thần chiến đấu vừa đã được huấn luyện và có kinh nghiệm..., làm sao thắng được? Hai, lịch sử cho thấy nếu đánh vào giai đoạn sau tháng 9/1870 Việt Nam sẽ thắng. Dưới đây là sử liệu: “Ở Âu châu, chiến tranh bùng nổ giữa nước Pháp và nước Phổ ngày 19/7/1870, nhưng mãi tới ngày 5/8/1870 tin ấy mới tới Sài Gòn. Cornulier-Lucinere vội cho tổ chức sự phòng thủ sông Sài Gòn vì sợ rằng Triều đình Huế thừa cơ hội mà tiến quân xuống miền Nam hay ra lệnh cho Lục tỉnh Nam Kỳ nổi loạn. Song cả cho đến ngày 25/9/1870 là khi tin quân Pháp đại bại ở Sedan tới Sài Gòn, Triều đình Huế vẫn án binh bất động… Triều đình đã hoàn toàn không lợi dụng những nỗi khó khăn của Pháp khi nền đệ nhị thế chế sụp đổ thay thế bởi một chính thể cộng hòa, và khi mà quân Pháp bị cô lập ở Nam Kỳ” (Nguyễn Thế Anh, Việt Nam thời Pháp đô hộ, Lửa thiêng xuất bản, Sài Gòn 1970, tr. 66). Tình hình chín muồi như vậy, nếu không đánh ngay thì mấy tháng sau đó phải đánh, nhưng NTT khuyên phải hai năm sau. Ông ta yêu nước nào mà lạ đến thế? Nếu nhìn kế sách đánh úp Gia Định dưới khía cạnh tình báo, gián điệp và phản gián, chúng ta sẽ biết thêm dụng tâm khác của NTT. Mời độc giả đọc mục kế tiếp. e. Kế hoạch thu hồi sáu tỉnh; bằng đường ngoại giao: viết ngày 1 tháng 2/1871, và Kế hoạch đánh úp Gia Định; bằng vũ lực viết ngày 9 tháng 2/1871; cách nhau 8 ngày, mâu thuẫn với nhau và cũng được viết theo kiểu nước rút. Tại sao vậy? Vì tình hình chính trị và quân sự của Pháp quá nguy khốn như sử liệu dẫn trên cho thấy. Tại chính quốc, Pháp bị tang gia bối rối vì thua Phổ. Triều đình Napoleon III bị giải tán, chính phủ mới chưa thành lập, một quốc gia vô chủ. Đó chính là thời điểm nghìn năm một thuở để đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước bằng vũ lực, nhưng triều đình vua Tự Đức lại quá ngây thơ không chịu đánh. Do đó, NTT hẳn được lệnh quan thầy phải gấp rút viết các bài chiêu dụ, để Chính phủ Việt Nam sử dụng con đường ngoại giao thay vì quân sự. Bằng đường ngoại giao, NTT đề nghị cử phái đoàn đi Pháp, đi Anh và Y-pha-nho (Tây Ban Nha) để vận động xin lại phần lãnh thổ bị chiếm, chứ không dùng vũ trang. Tuy vậy, có lẽ khuyên theo kế sách ngoại giao trông lộ liễu và phi lý quá đáng! Hơn nữa, để cầm chắc triều đình Việt Nam theo con đường ngoại giao chứ không dùng võ lực, nên 8 ngày sau, NTT lại viết bài chiêu dụ Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định nhằm mục đích nhận diện xem ai ra mặt đánh, thì Pháp sẽ bắt ngay từ đầu. Và nhóm nào muốn đánh nhưng không thể bắt hoặc cản ngăn được thì khuyên không nên đánh bây giờ mà phải hai năm sau! Nói gọn, thời vua Tự Đức có hai cơ hội tốt nhất để đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi. Cơ hội một là từ 1858 đến 1863. Nếu toàn dân và triều đình một lòng quyết chiến chứ không hòa thì Pháp đã có thể rút khỏi Việt Nam. Nhưng NTT khuyên nên cho lính nghỉ ngơi, hợp tác và để Pháp giữ bờ cõi cho mình! Cơ hội hai là từ tháng 9 năm 1870 đến nửa năm 1871, Pháp thua Phổ, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Pháp bị rối loạn. Đó là một cơ may hiếm có, nếu đánh thì có thể thắng, nhưng NTT khuyên nên theo đường lối ngoại giao. Tuy vậy, vẫn sợ quân đội Việt Nam có thể đánh, nên ông cũng bày ra chuyện đánh, nhưng không đánh bây giờ, mà phải hai năm sau. Một số người hồ hởi ca ngợi, NTT bệnh nhưng phải gác chân lên để viết liên tiếp 7 bài trong vòng 3 tháng, nhưng thực sự 7 bài viết của ông từ tháng 2 đến tháng 5/1871 chỉ xoáy vào một trọng điểm mang tính sinh tử cho số phận, chiến lược và chính sách thuộc địa của Pháp là tránh, đừng để Việt Nam sử dụng vũ lực đối với quân Pháp tại Nam Kỳ. Và nếu để ý thêm, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết 58 bài chiêu dụ của NTT cũng chỉ nhắm vào hai điểm then chốt. Một, bằng mọi cách, phải kêu gọi hòa và hợp tác chứ đừng bao giờ để quân dân Việt Nam dùng vũ lực đối với thực dân Pháp. Hai, sử dụng tất cả các thủ đoạn chính trị lươn lẹo để đưa các ông giám mục linh mục gián điệp và Việt gian (tôi chỉ muốn nói đến mấy tên Việt gian mà thôi) lọt vào hầu hết các cơ quan công quyền nhằm tôn giáo hóa rồi Pháp hóa dân tộc ta. Để che đậy các âm mưu ấy, NTT phải giả vờ nguyền rủa Pháp, phải sử dụng những danh từ hoa mỹ như Canh tân, Đổi mới, Thực dụng, Kỹ thuật, phải bày ra chương trình này, kế hoạch nọ để tàng hình và đẩy triều đình theo con đường mà thực dân Pháp mong muốn. Cũng thế, hành động của ông giống như ông Huỳnh Văn Trọng, một điệp viên tình báo cao cấp của miền Bắc, được gài vào chức cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước năm 1975 tại Sài Gòn. Ông Trọng phải giả bộ nguyền rủa Bác Hồ và Đảng, phải chê bai các nước Cộng sản thậm tệ, phải năng nổ bày ra kế hoạch này chính sách nọ…, mới có thể che được mắt cơ quan tình báo của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao phó. NTT được gán sai lầm là ông có sáng kiến canh tân và yêu nước nồng nàn, nhưng suốt tất cả 58 bản cái gọi là Điều trần chúng ta không thấy ông nhắc đến tên tuổi các nhà canh tân và yêu nước cùng thời như: Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Phạm Phú Thứ... và các sĩ phu yêu nước như: Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Thanh, Quản Lịch, Nguyễn Trung Trực... mà chỉ thấy ông lặp đi lặp lại nhiều lần tên giáo hoàng, các giáo sĩ thực dân và giáo sĩ Việt gian. Tại sao vậy? Chúng ta nên nghe cuộc đối thoại giữa ông Toàn quyền de Lanessan và Giám mục Puginier như sau: De Lanessan: Theo ông thì nước Pháp nên đối xử với tầng lớp sĩ phu như thế nào? Puginier: Phải thủ tiêu họ đi. De Lanessan: Tại sao? Puginier: Vì các sĩ phu có một ảnh hưởng rất lớn, một uy tín rất lớn; họ được kính trọng mỗi khi họ ra làm quan, cho nên cần thiết phải thủ tiêu họ đi. Chừng nào tầng lớp sĩ phu còn, thì chúng ta còn phải lo sợ tất cả, bởi vì với lòng yêu nước nồng nàn, họ không thể nào chấp nhận nền đô hộ của chúng ta. Còn một điều nữa là chẳng ai trong họ chịu theo đạo Công giáo cả. (Nguyễn Xuân Thọ, SĐD, tr. 436-437). TỔNG LUẬN Dưới đây là một bức tranh khá chính xác về NTT: 1. Ý thức hệ chủ đạo: NTT phán: Tạo vật đã định như vậy, sao cưỡng được. 2. Lúc đất nước lâm nguy: tình trạng quân Pháp suy thoái nguy hiểm muốn rút về, ông khuyên triều đình cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cõi cho mình. 3. Về thế quốc tế: thương hiếu với giáo hoàng La Mã để Pháp dễ chiếm và đô hộ nước ta. 4. Cố vấn: ông tình báo Gauthier có thể giúp. 5. Mở trường kỹ thuật: được đưa vào 3 ông linh mục không có khả năng, còn ông Ca Xanh đòi lương quá cao và nhiều điều kiện không thể dùng. 6. Nhà giữ trẻ, viện mồ côi: Ông tình báo Gauthier sẽ cử người coi sóc để tạo một mạng lưới gián điệp cùng cả nước. 7. Canh tân đất nước: có 4 ông linh mục Việt gian phụ trách: Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Nguyễn Lâu. Như thế, tư tưởng chủ đạo, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, từ ông có thế lực đến gã cố vấn, nhân viên thừa hành đều do ngoại bang, tình báo và bốn giáo sĩ Việt gian điều khiển nhằm kế hoạch bủa một mạng lưới gián điệp và tôn giáo hóa toàn cõi Việt Nam. Tôn giáo hóa toàn cõi Việt Nam thì sao? Sợ bị hiểu lầm tôi mượn ý kiến và nhận xét của những người Pháp có thẩm quyền để trả lời câu hỏi ấy một cách chính xác như sau: Giám mục Puginier: Lúc nào Bắc Kỳ trở thành Công giáo thì nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ, và không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp như cua bị bẻ gãy hết càng. Đô đốc Page: Không có một người Công giáo An Nam nào lại không muốn làm lính dưới cờ Pháp. Công sứ Bonnal: Khi một ông giáo sĩ lập được một họ đạo thì giáo dân từ chối không đóng thuế,...không thừa nhận chính quyền Việt Nam. Đô đốc Paul Bert: Nếu tất cả dân An Nam đều là Công giáo, thì chúng ta sẽ lãnh đạo họ một cách dễ dàng theo ý muốn của chúng ta. CÔNG VÀ TỘI Nhưng để được công bằng hơn, chúng tôi đề nghị công và tội của ông như sau: Công 1. Chỉ huy đào Thiết cảng thành công. 2. Làm được hai cái nhà thờ mặc dầu thời bấy giờ là chỗ để cho các giáo sĩ tình báo cư trú. 3. Có vài tư tưởng tiến bộ, có thể sử dụng được nằm rải rác trong một số bài như Cải cách phong tục, Thư gởi Tây soái, Về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng. Tội 1. Ngày 16/10/1858 cùng với các linh mục, giám mục Việt và Pháp làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. 2. Năm 1861 làm thư ký và thông dịch cho Tổng hành dinh Pháp để mở rộng vùng chiếm đóng tại Sài Gòn. 3. Vai kề vai, lòng cạnh lòng với ông tình báo Gauthier hơn 20 năm, cùng với ông này thập thò núp bóng sau bức màn canh tân, để viết 58 bản chiêu dụ. Trong đó, ý của Gauthier, lời của NTT. Xuyên qua Gauthier, Pháp muốn NTT phải viết như thế nào, sử dụng những cụm từ hoa mỹ như canh tân, đổi mới, thực dụng, kỷ thuật, dân giàu nước mạnh, cải cách võ bị… nhưng lại lộng giả thành chơn và ngụy trang như thế nào, để có thể dụ được triều đình Việt Nam lọt vào các bẫy sập của Pháp. Vì thế, nên chúng ta không lấy làm lạ là tại sao những ý kiến trong các bài chiêu dụ của ông vừa thích nghi với tình hình quân sự của Pháp, vừa mâu thuẫn với nhau. 4. Năm 1863, khuyên Triều đình cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cõi cho mình. 5. Dối trá trong việc mở trường kỹ thuật ở Huế. 6. Âm mưu đề nghị đào kênh từ Hải Dương vào Huế để toàn dân nổi loạn. 7. Đề nghị dùng các linh mục Việt gian vào việc canh tân đất nước. 8. Mở mỗi tỉnh một nhà nuôi trẻ và viện dưỡng lão do ông tình báo Ngô Gia Hậu cử người coi sóc. Lúc các tu sĩ có mặt khắp nơi, họ sẽ cải đạo người Việt trong vùng, rồi hô hào một cuộc tổng nổi dậy cướp chính quyền toàn cõi Việt Nam. 9. Năm 1868, ngăn cản triều đình cử phái bộ đi Pháp khiếu nại để lấy lại 3 tỉnh miền tây Nam Kỳ. 10. Năm 1870 thay vì phải đánh gấp để đuổi kẻ thù chung, NTT lại khuyên triều đình theo con đường ngoại giao, thay vì vũ lực. Và nếu sử dụng vũ lực, thì không nên thực hiện ngay mà phải hai năm sau để Pháp có thì giờ củng cố lực lượng. Một con người như thế, tại sao có nhiều người nhầm lẫn để ca tụng ông bằng những danh từ cao quí? Tôi nghĩ có 3 lý do chính: Một, thiếu sử liệu để đối chiếu những đề nghị của NTT với tình hình quốc nội và quốc tế lúc bấy giờ. Hai, vài tác giả trích dẫn một số đoạn trong các bài chiêu dụ mà không đọc kỹ toàn bộ bài đó và lồng nó vào trong cái khung của tình hình thời đại lúc bấy giờ, để biết cái hậu ý của NTT là gì trong các bài chiêu dụ như Thiên hạ Đại Thế Luận, Lục Lợi Từ, Tế cấp bát điều, Kế hoạch đánh úp Gia Định... Ba, phát xuất từ lòng yêu Tổ quốc, muốn cho dân giàu nước mạnh và thoát khỏi cái nhục bị đô hộ, nên các tác giả đã không tiếc lời ca ngợi những ai có tinh thần và có chương trình canh tân xứ sở. Thúc đẩy bởi tâm tình yêu nước đáng quí đó, nhưng lúc ca tụng NTT lại thiếu đối chiếu những đề nghị của ông với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, nhất là không phân tích cẩn thận để xem những hư thực và hậu ý của NTT thập thò sau bức màn canh tân là gì. Thiết nghĩ, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm với lịch sử dân tộc nên cử một chuyên ban nghiên cứu công và tội của một số người được vinh danh sai lầm trước đây, trong đó có NTT, rồi công bố cho quốc dân biết. Còn ý kiến của tôi dĩ nhiên là không tránh khỏi khiếm khuyết cần được các bậc cao minh chỉ giáo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐánh giá lại triều Nguyễn.docx
Tài liệu liên quan