The study aimed to assess the status and development capabilities forest plantation of Acacia
hybrid in Binh Trung commune, Cho Don district, Bac Kan province. Research conducted over the
age of 4, 6, 8 and 10 of the Acacia plantations, each age group set up 3 plots in positions(leg,
middle and top of hill) and summit to assess growth potential, reserves, land characteristic. Results
showed that Acacia hybrid perfect fit for growth and development in the study area, the ability to
grow relatively fast development of special age from the age of 6 to 8 average diameter D1.3
increased from 10,35cm to 15.62cm, average height increased from 12,37 m up 14,02m. Reserves
average of age 8 is 132,8m3/ ha, this is the age of effectively highest growth so it can be
considered as time efficient exploitation. The economic efficiency of Acacia hybrid higher than
Manglietia conifer species particular interest of Acacia hybrid 5.381.375 VND/ha/year, Manglietia
conifer species 3.031.885 VND/ha/year and business cycles of Acacia hybrid plantation faster and
create more jobs. Also Acacia hybrid is capable of better protecting the environment.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) tại xã Bình Trung, huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Trần Quốc Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
153
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) TẠI XÃ BÌNH TRUNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
Trần Quốc Hưng1*, Hà Sỹ Huân2
1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2 Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển rừng trồng Keo lai tại xã Bình Trung,
huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu tiến hành trên tuổi 4, 6, 8 và 10 của rừng trồng Keo lai,
mỗi độ tuổi được lập 3 OTC tại các vị trí chân, sườn và đỉnh để đánh giá khả năng sinh trưởng, trữ
lượng, tính chất đất. kết quả cho thấy Keo lai hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng phát triển tại địa
bàn nghiên cứu, khả năng sinh trưởng phát triển tương đối nhanh đặc biệt từ tuổi 6 đến tuổi 8
đường kính trung bình D1.3 tăng từ 10,35cm lên 15.62cm, chiều cao trung bình Hvn tăng từ
12,37m lên 14,02m. Trữ lượng trung bình tuổi 8 là 132,8m3/ha, đây là tuổi đạt hiệu quả về sinh
trưởng cao nhất chính vì vậy đây có thể coi là thời điểm khai thác có hiệu quả cao. Hiệu quả kinh
tế của cây Keo lai cao hơn sơ với trồng Mỡ cụ thể Keo lai lãi 5.381.375 đồng/ha/năm, Mỡ lãi
3.031.885 đồng/ha/năm đồng thời chu kì kinh doanh rừng trồng Keo lai nhanh hơn, tạo ra nhiều
việc làm hơn. Ngoài ra rừng trồng Keo lai cũng có khả năng bảo vệ môi trường tốt.
Từ khóa: Keo lai, Chợ Đồn, sinh trưởng, trữ lượng, hiệu quả
MỞ ĐẦU*
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên
giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo
lá tràm (Acacia auriculiformis) thông qua
việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và
Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh
trưởng nhanh hơn giống bố mẹ [1]. Ở Việt
Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả,
Phạm Văn Tuấn và các cộng sự phát hiện đầu
tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam
Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm 1993
cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã
tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây
Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một
số dòng Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì
(Hà Tây cũ) được ký hiệu là BV; Trung tâm
cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc
một số dòng được ký hiệu là KL [2, 3, 4, 5].
Xã Bình Trung huyện Chợ Đồn là xã miền
núi vùng cao, việc đưa những loại cây trồng
trên đất lâm nghiệp có giá trị kinh tế phù hợp
với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng là rất cần
thiết. Trong những năm gần đây công tác
trồng rừng trên địa bàn xã Bình Trung đã
được đẩy mạnh trong việc vận động nhân dân
* Tel: 0912450173
trồng rừng. Diện tích rừng trồng ngày càng
tăng. Trước những nhu cầu cấp bách đó đòi
hỏi xã Bình Trung cần có những quy hoạch
tổng thể mang tính định hướng lâu dài để sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, tài
nguyên rừng, có sự đầu tư khai thác và phát
triển tốt để xã Bình Trung có thể thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, trở thành trung tâm giao
lưu kinh tế, văn hóa của các cụm xã khu trung
tâm huyện Chợ Đồn. Trước yêu cầu đó việc
nghiên cứu đánh giá phát triển rừng trồng keo
lai tại đây là hết sức cần thiết và cấp bách
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần
tích cực trong việc nâng cao đời sống cho
người dân và góp phần quan trọng việc xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
MỤC TIÊU
Đánh giá được thực trạng và hiệu quả công
tác trồng và phát triển rừng trồng Keo lai là
cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng
trồng tại xã Bình Trung tỉnh Bắc Kạn góp
phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống
của người trồng rừng.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng
cây Keo lai tại xã, cụ thể về quá trình phát
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
154
triển rừng trồng, yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển rừng cây keo lai..
- Khả năng sinh trưởng và phát triển cây Keo
lai tại địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi
trường của cây Keo lai tại địa bàn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các số liệu thông tin, kết quả nghiên
cứu trước đây tại địa bàn
- Thu thập các số liệu điều kiện tự nhiên, dân
sinh kinh tế xã hội của huyện theo phương
pháp phỏng vấn và kế thừa tài liệu.
- Thu thập các nghiên cứu khoa học về phát
triển rừng trồng tại địa phương
- Thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tổ
chức thực hiện. Các thông tin, số liệu tình hình
và tiến độ thực hiện trồng rừng ở địa phương.
Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá
trên thực địa
- Sử dụng phương pháp điều tra OTC điển
hình tạm thời, kích thước 20 x 25m = 500m2,
OTC dùng để thu thập các số liệu như: điều
kiện lập địa, tuổi cây (tuổi rừng trồng),
phương thức trồng, chất lượng sinh trưởng,
D1,3, Hvn. Nghiên cứu tiến hành trên tuổi 4, 6, 8
và 10 mỗi độ tuổi 3 ô ở 3 vị trí (chân, sườn,
đỉnh); tổng số OTC = 12. Trong mỗi ô điều tra,
đào 01 phẫu diện, mô tả các lý tính của đất.
Phẫu diện được đào có kích thước như sau:
Rộng: 0,8 m x Dài: 1 m x Sâu: 1 m
- Điều tra phỏng vấn hộ gia đình tham gia
trồng rừng keo lai tại địa phương về những
khó khăn, thuận lợi trong trồng và phát triển
rừng keo lai. (Điều tra các hộ trồng Keo lai
trong xã).
- Đánh giá khả năng phòng hộ của rừng trồng
cây keo lai dựa vào cấp phòng hộ sử dụng
phương pháp cho điểm các nhân tố tự nhiên
ảnh hưởng đến xói mòn gồm: Độ dốc (kí hiệu
B); thành phần cơ giới (kí hiệu là C) (Nguyễn
Xuân Quát đề xuất năm 2002).
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập sẽ tính toán và xử lý trên
các phần mềm máy tính thông dụng excel.
* Trị số trung bình được tính theo số trung
bình cộng:
∑ xi
X = -----------
n
Trong đó:
+ X : trị số trung bình
+ Xi: giá trị của các cá thể theo i
+ N: Dung lượng mẫu
* Tính trữ lượng bằng công thức:
M= G x H x f
Trong đó:
+ G: Tiết diện ngang của thân cây rừng
(m2/cây)
+ H: Chiều cao của cây rừng (m/cây)
+ f : Hình số ( lấy f= 0.45)
* Tính hiệu quả kinh tế bằng công thức:
VA = GO – IC
Trong đó:
+ VA: Giá trị tăng thêm của mô hình
+ GO: Tổng thu nhập mô hình
+ IC: Chi phí sản xuất.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng phát triển rừng trồng keo lai
tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn
Quá trình phát triển rừng trồng tại xã Bình
Trung, huyện Chợ Đồn
Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng
sản xuất ở Bình Trung nói riêng có thể chia
thành 03 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước 1993
Trong giai đoạn này công tác trồng rừng sản
xuất được thực hiện theo kế hoạch của nhà
nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ
với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc
là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và
sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Toàn bộ
diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện
được giao cho Xí nghiệp lâm nghiệp huyện
quản lý. Nguồn vốn trồng rừng giai đoạn này
chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp theo kế
hoạch hàng năm từ Bộ Lâm Nghiệp cũ.
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
155
- Giai đoạn từ năm 1993 đến 1998
Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1993 -1995) :
rừng trồng sản xuất được xây dựng trên quy
mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi Xí
Nghiệp Lâm Nghiệp từ nguồn vốn vay ưu đãi.
Chương trình 327 (1993 –1998) được thực
hiện trên 14 xã của huyện theo quyết định
617/CT ngày 21/6/1993 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bắc Thái nay là tỉnh Thái Nguyên về phê
duyệt dự án 327. Công tác trồng rừng trong
giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu
tập trung vào các loài cây như Bạch đàn trắng
(E.camaldulensis), Keo lá tràm (Acacia
auriculisormis). Sau khi có điều chỉnh bổ
xung, rừng trồng được xây dựng theo phương
thức hỗn giao giữa các loài cây bản địa gỗ
lớn, cây ăn quả, cây đặc sản. Các loài cây
trồng chính bao gồm Lát hoa (Chukrasia
tabularis A.Fuss), Trám trắng (Canarium
album), Muồng đen...
Chương trình rừng trồng PAM 5322 “Phát
triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông
Bắc Việt Nam” do tổ chức Nông lương Quốc
tế (FAO) tài trợ thực hiện trong những năm
1997- 2000. Mục tiêu chính của dự án là cải
thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như
các nhóm người nghèo trong vùng dự án. Dự
án đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng
suất của xã Bình Trung nói riêng và cả huyện
Chợ Đồn nói chung.
- Giai đoạn từ 1998 đến nay
Trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã thực sự
được chú ý và tập trung đầu tư trong những
năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661
của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661, loài cây
trồng chính là Mỡ (Manglietia conifera), Keo
tai tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis). Trên địa
bàn xã đã đưa vào trồng Keo lai năng suất cao
đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng
phương pháp giâm hom, hứa hẹn cho năng
suất cao, chất lượng tốt. Tính đến năm 2013
diện tích trồng Keo lai trên địa bàn xã đã
chiếm 84.43 ha chiếm 8.33% trồng tập trung
chủ yếu ở một số thôn trên địa bàn xã như:
Thôn Bản Ka, Thôn Đơn Liên, thôn Khuổi
Đẩy. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một
số dự án khác cũng ảnh hưởng tích cực đến
rừng trồng tại địa phương như : Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát
triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015, dự
án Nguyên liệu giấy trồng Keo giai đoạn
2003- 2004 ít nhiều cũng ảnh hưởng đến rừng
trồng trên địa bàn xã nói riêng và trên cả
huyện Chợ Đồn nói chung.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Keo lai
tại địa bàn nghiên cứu
- Yếu tố đất đai dưới tán rừng trồng Keo lai
Kết quả đánh giá phẫu diện đất dưới tán rừng
Keo lai trên địa bàn điều tra cho thấy đặc
điểm đất đai dưới tán rừng Keo lai thể hiện ở
bảng 1.
Kết quả trên cho thấy đất dưới tán rừng Keo
lai tại vị trí nghiên cứu là đất Feralit đỏ vàng,
có tầng đất dày trung bình, tỷ lệ lẫn đá ít và
vừa (từ 10 đến 25%), đất hơi chặt và rất ẩm,
thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình.
Nhìn chung đất tại khu vực có tính chất rất
thuận lợi và phù hợp cho rừng trồng keo lai.
Bảng 1. Đặc điểm đất dưới tán rừng trồng Keo lai
Tuổi
rừng
trồng
keo
Độ dày
tầng đất
(cm)
Tỷ lệ
đá
lẫn
(%)
Độ ẩm Màu sắc Độ chặt
Tỷ lệ
rễ
cây
(%)
Thành phần cơ
giới
4 100 10 Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 30 Thịt trung bình
6 100 20 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 35 Thịt trung bình
8 90 10 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 60 Thịt trung bình
10 120 25 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 50 Thịt trung bình
(Nguồn: điều tra thực địa)
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
156
- Yếu tố thị trường tiêu thụ Keo lai
Thị trường tiêu thụ gỗ Keo lai phát triển
tương đối mạnh tại địa phương. Cả huyện có
hơn 20 cơ sở chế biến gỗ vừa và nhỏ. Điều
này rất có lợi cho bà con yên tâm sản xuất.
Tuy nhiên nhiều hộ gia đình trồng Keo lai
không bán trực tiếp cho cơ sở sản xuất mà lại
qua thương lái khiến giá thành bị giảm xuống.
Những năm gần đây giá Keo lai đã tăng, từ
300.000/m3 lên khoảng 400.000- 500.000/m3,
tuy mức tăng chưa đáng kể nhưng ít nhiều
cũng khích lệ được bà con trồng Keo lai nhiều
hơn. Bên cạnh đó các khu vực gần huyện Chợ
Đồn như Định Hóa có thể thấy gỗ Keo lai
đang được tiêu thụ rất mạnh đây chính là một
lý do để thúc đẩy người dân chuyển đổi sang
trồng Keo lai tại địa bàn nhằm tăng thu nhập
từ đất rừng.
Khả năng sinh trưởng và phát triển của
cây keo lai tại xã Bình Trung
Xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn người dân
trồng rừng bằng giống Keo lai BV10. Đất
trồng rừng ở đây chủ yếu là Đất Feralit đỏ
vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến
chất. Độ dày tầng đất từ 60 – 120 cm, tơi xốp,
độ đốc từ 20 – 30 độ, thảm thực vật dưới tán
rừng là cỏ, cây bụi, và một lớp thảm mục
tương đối tốt.
Qua khảo sát thực tế, rừng trồng Keo lai ở
Bình Trung sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, mật
độ ban đầu trồng khoảng 1800-1900 (cây/ha),
sau 8 năm, mật độ còn lại khoảng 1000 - 1200
(cây/ha). Về sinh trưởng đường kính chiều
cao của Keo lai tại đây được thể hiện cụ thể
như thể hiện ở bảng 2.
Kết quả trên cho thấy sinh trưởng của Keo lai
về đường kính phát triển không đồng đều qua
các cấp tuổi. Từ tuổi 4 đến tuổi 6 mức tăng
trưởng hàng năm đạt khoảng 0.85 cm/năm.
Phát triển mạnh nhất là từ tuổi 6 đến tuổi 8
mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 1.64
cm/năm. Lên đến tuổi 10 keo lai phát triển
chậm dần khoảng 0.7 cm/năm.
Trong cùng một cấp tuổi sự chênh lệch về
đường kính giữa các cá thể là tương đối lớn,
ví dụ như ở tuổi 6 cây có đường kính nhỏ
nhất là 8.38 cm, cây có đường kính lớn nhất
là 16.33 cm. Điều này có thể giải thích do
nhiều nguyên nhân như sự không đồng đều về
cây giống khi trồng, ảnh hưởng của yếu tố lập
địa, nhưng có sự khác nhau do chưa tiến hành
tỉa thưa kịp thời dẫn đến sự phân hoá lớn về
đường kính trong lâm phần. Qua đây cho thấy
việc tỉa thưa điều chỉnh mật độ, giảm sự phân
hoá về đường kính lâm phần là một nội dung
cần tiến hành đối với rừng trồng nguyên liệu,
nhất là những nơi có thị trường tiêu thụ sản
phẩm tỉa thưa thuận lợi như ở Bình Trung.
Về tăng trưởng chiều cao của Keo lai cũng
cho thấy, từ tuổi 4 đến tuổi 6 mức độ tăng
trưởng bình quân đạt khoảng 1.66 m/năm.
Tuổi 6 đến 8 mức độ tăng chiều cao là 0.83
m/năm. Từ tuổi 8 đến tuổi 10 tăng trưởng về
chiều cao chậm và đạt khoảng 0.18m/năm.
Trong cùng một cấp tuổi sự chênh lệnh về
chiều cao vút ngọn là tương đối lớn, như ở
tuổi 6 chiều cao của cây thấp nhất là 8.5 m,
trong khi đó cây cao nhất là 14,5 m. Mức sinh
trưởng này là ở mức trung bình so với các
khu vực lân cận.
Nhìn chung, Keo lai phát triển tương đối tốt
về chiều cao và đường kính qua các độ tuổi.
năng suất của Keo lai phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó yếu tố giống, kỹ thuật trồng, chăm
sóc là rất quan trọng. Nếu trồng đúng kỹ thuật,
bảo vệ và chăm sóc tốt thì năng suất cao.
Đánh giá hiệu quả của cây Keo lai tại địa
bàn nghiên cứu
Hiệu quả của các mô hình rừng trồng được
xem xét trên cả ba mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường. Như vậy nếu
mô hình rừng trồng nào đạt hiệu quả về cả trên
ba mặt thì mô hình đó được xem là phát triển.
Hiệu quả kinh tế
Trong quá trình kinh doanh, người ta không thể
không tính đến lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận
kinh tế. Theo quan điểm của các nhà kinh tế nói
chung thì hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng
của của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
157
Từ các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng rừng
trồng Keo lai qua các độ tuổi, đề tài đã tổng hợp
và tính toán khả năng cho trữ lượng của rừng
trồng Keo lai được thể hiện ở bảng 3.
Kết qủa nghiên cứu cho thấy trữ lượng của
Keo lai tăng dần qua các độ tuổi. Từ tuổi 4
đến tuổi 6 mức tăng trưởng là 33.64 m3/ha.
Tăng mạnh nhất là từ tuổi 6 đến tuổi 8 mức
tăng trưởng là 39.16 m3/ha. Từ tuổi 8 đến tuổi
10 thì mức tăng trưởng chậm dần chỉ còn
13.98 m3/ha. Như vậy có thể thấy Keo lai ở
khu vực nghiên cứu ở tuổi 8 là cho khai thác
tốt nhất. Từ đây đề tài so sánh hiệu quả kinh
tế của việc trồng và khai thác Keo lai ở tuổi 8
với trồng và khai thác cây Mỡ ở tuổi 13 (độ
tuổi được khai thác chính ở địa phương) để
đánh giá so sánh hiệu quả giữa 2 loại cây
trồng rừng này.
Bảng 2. Sinh trưởng về đường kính (D1.3), chiều cao của Keo lai tại Bình Trung
Tuổi rừng
trồng keo lai
OTC
N/cây
OTC
D1.3
(cm)
D1.3 min
(cm)
D1.3 max
(cm)
Hvn (m)
Hvn min
(m)
Hvn max
(m)
4
1 78 10.98 9.20 13.78 9.81 8 11
2 81 10.52 6.36 12.8 9.04 6 11
3 76 10.49 8.6 13.01 9.66 8 12.5
TB 78.3 10.66 8.05 13.20 9.50 7.33 11.5
6
1 70 12.37 8.38 15.76 12.57 10.5 14.5
2 67 12.52 10.51 15.29 12.49 10 14
3 65 12.18 8.89 16.33 12.05 8.5 14.5
TB 67.3 12.35 9.26 15.79 12.37 9.67 14.33
8
1 55 15.31 10.83 21.49 14.46 9 18
2 57 15.65 10.78 18.49 13.21 9.5 16.5
3 53 15.90 12.39 20.19 14.40 11.5 17.5
TB 55 15.62 11.33 20.06 14.02 10 17.33
10
1 46 17.86 14.17 24.39 15.16 11 18
2 43 17.97 13.25 22.17 14.08 10.5 16.5
3 47 17.74 11.62 22.93 13.88 9.5 17.5
TB 45.33 17.86 13.01 23.16 14.37 10.33 17.33
(Nguồn: điều tra thực địa)
Bảng 3. Trữ lượng của rừng trồng Keo lai qua các độ tuổi
Tuổi rừng trồng keo
lai
OTC Số cây D1.3 (cm) Hvn (m) M (m3/ha)
4
1 1560 10.98 9.81 65.21
2 1620 10.52 9.04 57.32
3 1520 10.49 9.66 57.12
TB 1566 10.66 9.50 59.88
6
1 1400 12.37 12.57 95.12
2 1340 12.52 12.49 96.82
3 1300 12.18 12.05 88.40
TB 1346 12.35 12.37 93.44
8
1 1100 15.31 14.46 131.71
2 1140 15.65 13.21 130.32
3 1060 15.90 14.40 136.37
TB 1100 15.62 14.02 132.80
10
1 920 17.86 15.16 157.21
2 860 17.97 14.08 138.12
3 940 17.74 13.88 145.02
TB 906 17.86 14.37 146.78
(Nguồn: Dữ liệu tính toán, điều tra thực địa)
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
158
Bảng 4. Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng trong các mô hình
Mô hình Tổng thu nhập (GO) Tổng chi phí (IC)
Giá trị tăng thêm
(VA) (+,-)
Keo lai (tuổi 8) 68.350.000 25.299.000 43.051.000
Mỡ (tuổi 13) 64.560.000 25.145.500 39.414.500
Bảng 5. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp
Mô hình Mật độ trồng (cây/ha)
Chu kỳ
(năm)
Tổng công/chu kỳ
Trung bình
(công/ha/năm)
Keo lai 2.200 8 172 21.5
Mỡ 2.200 13 161 12.3
Bảng 6. Cấp độ phòng hộ của rừng trồn Keo lai tại khu vực nghiên cứu
Tuổi OTC Độ dốc
Thành phần
cơ giới
Độ tàn che,
độ che phủ
Điểm Cấp phòng hộ
4
1 25 20 6 41 Kém
2 25 20 6 39 Trung bình
3 30 20 6 44 Kém
6
4 25 20 8 37 Trung bình
5 30 20 6 44 Kém
6 25 20 10 35 Trung bình
8
7 20 20 6 34 Trung bình
8 20 20 10 30 Tốt
9 25 20 8 37 Trung bình
10
10 25 20 6 39 Trung bình
11 20 20 10 30 Tốt
12 25 20 8 37 Trung bình
(Số liệu điều tra thực địa)
Bằng phương pháp hạch toán trực tiếp thì cả
hai loại rừng (Keo lai và Mỡ) làm nguyên liệu
sản xuất ván nhân tạo đều có lãi, nhưng mức
độ lãi khác nhau: Keo lai lãi 43.051.000
đồng/ha, bình quân lãi 5.381.375 đồng/ha/
năm; Mỡ lãi 39.414.500 đồng/ha/năm, bình
quân lãi 3.031.885 đồng/ha/năm.
Qua những kết quả phân tích sơ bộ như trên,
đề tài cho thấy rằng việc đầu tư trồng rừng và
kinh doanh rừng đối với Keo lai sẽ cho hiệu
quả kinh tế cao hơn so với trồng Mỡ. Thêm
vào đó mấy năm gần đây dịch sâu ăn lá Mỡ
đang diễn ra tương đối phức tạp trên địa bàn
xã, nhiều hộ gia đình bị thiệt hại, có hộ còn bị
sâu ăn hết cả diện tích trồng Mỡ, chính vì vậy
trồng Keo lai là một giải pháp chuyển đổi có
hiệu quả diện tích rừng trồng trong thời điểm
hiện nay.
Hiệu quả xã hội
Do giới hạn về điều kiện thực hiện đề tài nên
việc đánh giá hiệu qủa xã hội ở đây chủ yếu
thông qua hiệu quả giải quyết việc làm, nó thể
hiện số công lao động đầu tư vào mỗi ha để
thực hiện từ khâu trồng, chăm sóc và bảo vệ
rừng trong cả chu kỳ kinh doanh đến khi khai
thác sử dụng. Nếu số ngày công lao động lớn
thì hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cao.
Như vậy khả năng tạo việc làm của mô hình
trồng Keo lai cao hơn so với Mỡ, đồng thời
chu kì kinh doanh cũng ngắn hơn và khả năng
tạo ra đồng vốn thực tế sẽ nhanh hơn.
Hiệu quả về môi trường
Trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu này chỉ
xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở khía cạnh
bảo vệ đất và chống xói mòn bề mặt.
Hiệu quả phòng hộ có tác dụng bảo vệ của
rừng trồng Keo lai đối với môi trường tại xã
Bình Trung được trình bày trong bảng 6.
Kết quả cho thấy hiệu quả phòng hộ của Keo
lai ở các độ tuổi là khác nhau. Ở độ tuổi 4, do
mới bắt đầu khép tán nên khả năng phòng hộ
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
159
chưa cao. Lên đến tuổi 6 thì mức độ phòng hộ
cao hơn hẳn. Như vậy có thể thấy hiệu quả về
môi trường của rừng trồng Keo lai là tương
đối tốt.
KẾT LUẬN
Việc trồng Keo lai trên địa bàn xã Bình Trung
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến phát triển
kinh tế của khu vực xã nói riêng và cả huyện
Chợ Đồn nói chung. Từ kết quả nghiên cứu của
đề tài, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Keo lai hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng
phát triển tại địa bàn nghiên cứu, khả năng
sinh trưởng phát triển tương đối nhanh đặc
biệt từ tuổi 6 đến tuổi 8 đường kính trung
bình D1.3 tăng từ 10,35cm lên 15.62cm, chiều
cao trung bình Hvn tăng từ 12,37m lên
14,02m. Trữ lượng trung bình tuổi 8 là
132,8m3/ha, đây là tuổi đạt hiệu quả về sinh
trưởng cao nhất chính vì vậy đây có thể coi là
thời điểm khai thác có hiệu quả cao.
Phát triển cây Keo lai trong thời gian qua trên
địa bàn xã đã góp phần đáng kể trong việc
nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của
các hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình
thuộc các vùng sâu, vùng xa của xã. Hiệu quả
kinh tế của cây Keo lai cao hơn cây Mỡ tương
đối nhiều, cụ thể Keo lai lãi 5.381.375
đồng/ha/năm, Mỡ lãi 3.031.885 đồng/ha/năm.
Như vậy bà con nên lựa chọn cây Keo lai làm
cây để phát triển kinh tế trong gia đình mình.
Ngoài ra trồng rừng Keo lai cũng tạo ra số
công lao động cao hơn như vậy việc tạo ra
việc làm của mô hình này sẽ cao hơn so với
trồng Mỡ.
Khả năng phòng hộ của Keo lai là tương đối
tốt, hầu hết ở mức trung bình trở lên, đặc biệt
là ở cấp tuổi 8 đến tuổi 10. Điều này càng
khẳng định việc phát triển và trồng cây Keo
lai ở địa bàn nghiên cứu là đảm bảo cả về
hiệu quả kinh tế và môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên
Hương (1999), Khả năng chịu hạn của một số
dòng Keo lai chọn tại Ba Vì, Trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng, Hà Nội.
2. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
3. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Trần Cự
(1995), "Chọn lọc và nhân giống Keo lai tại Ba
Vì", Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (2),
tr 22-26.
4. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn
Tuấn (1993), "Giống lai tự nhiên giữa Keo tai
tượng và Keo lá tràm", Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr
18-19.
5. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ Quang
Vinh (1997), "Kết quả mới về khảo nghiệm giống
lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm",
Tạp chí Lâm nghiệp, (12), tr 13-16.
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160
160
SUMMARY
EFFECTIVE EVALUATION OF PLANTATION FOREST ACACIA
HYBRID (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) IN BINH TRUNG
COMMUNE, CHO DON DISTRICT, BAC KAN PROVINCE
Tran Quoc Hung1*, Ha Sy Huan2
1College of Agriculture and Forestry-TNU
2 People’s Committee of Cho Don District, Bac Kan
The study aimed to assess the status and development capabilities forest plantation of Acacia
hybrid in Binh Trung commune, Cho Don district, Bac Kan province. Research conducted over the
age of 4, 6, 8 and 10 of the Acacia plantations, each age group set up 3 plots in positions(leg,
middle and top of hill) and summit to assess growth potential, reserves, land characteristic. Results
showed that Acacia hybrid perfect fit for growth and development in the study area, the ability to
grow relatively fast development of special age from the age of 6 to 8 average diameter D1.3
increased from 10,35cm to 15.62cm, average height increased from 12,37 m up 14,02m. Reserves
average of age 8 is 132,8m3/ ha, this is the age of effectively highest growth so it can be
considered as time efficient exploitation. The economic efficiency of Acacia hybrid higher than
Manglietia conifer species particular interest of Acacia hybrid 5.381.375 VND/ha/year, Manglietia
conifer species 3.031.885 VND/ha/year and business cycles of Acacia hybrid plantation faster and
create more jobs. Also Acacia hybrid is capable of better protecting the environment.
Key words: Acacia hybrid, Cho Don, growth, reserves, effective
Ngày nhận bài:23/7/2014; Ngày phản biện:10/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: GS.TS. Đặng Kim Vui – Đại học Thái Nguyên
* Tel: 0912450173
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48472_52387_109201514333424_7055_2046585.pdf