Tên đề tài : Đánh giá hiệu quả kinh tế VAC
VAC là viết tắt ba chữ cái đầu của ba từ Vườn, Ao, và Chuồng. Thực ra, đây là hệ thống nông nghiệp được phát triển từ kinh nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông Hồng. Thừa kế tài sông nước và đánh cá của người Lạc Việt, từ hàng nghìn năm trước, người dân vùng đồng bằng sông Hồng đã thấy rõ lợi ích của việc nuôi cá "thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền". Nhất nuôi cá, nhì làm vườn, ba làm ruộng. Hay là, "cơm với cá như mạ với con". Đồng bằng sông Hồng có nhiều ao, có nơi "đào đất" "vượt thổ" để có đất cư trú, đôn nền nhà. Vì vậy, cùng hình thành với nhà ở, một số hộ gia đình còn cả vườn và ao với cách bố trí "trước cau, sau mít, cá vít chân bèo", cùng với chuồng nuôi gia súc, gia cầm.
48 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế VAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số nghiên cứu về đánh giá hiệu quả VAC
Năm 1998, Đồng Phương Hồng đã tiến hành đề tài: “Khảo sát và đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất VAC trong các đơn vị quân đội đóng quân ở vùng Trung du phía Bắc”. Tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá hiệu quả của hệ thống VAC trong quân đội trên cả ba lĩnh vực: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp ngoại nghiệp
3.1.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã.
- Các tài liệu về hệ sinh thái và hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp VAC
3.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn thôn điểm: Toàn xã có 8 thôn, đề tài lựa chọn trọn 4 thôn gồm: thôn Chùa, thôn Mới, thôn Đình, thôn Yên Tâm để tiến hành nghiên cứu, đây là những thôn có diện tích đất nông nghiệp sản xuất và số hộ làm VAC nhiều nhất.
- Chọn hộ điểm: Chọn hộ điểm theo số lượng và khối lượng sản phẩm hàng hóa từ hệ thống VAC và theo quy mô về diện tích của hệ thống VAC. Trong 4 thôn đó đề tài đã lựa chọn 30 hộ gia đình điển hình để tiến hành phỏng vấn và điều tra tỉ mĩ.
Sau quá trình điều tra sơ bộ tình hình sản xuất VAC tại địa phương đề tài đã lựa chọn 30 hộ điểm, gồm 15 hộ sản xuất theo hướng thông thường và 15 hộ sản xuất theo hướng chuyên canh để điều tra tỉ mĩ và phân tích về kỹ thuật, tình hình sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất VAC của địa phương.
3.1.3. Phương pháp PRA
Các công cụ PRA được sử dụng trong nghiên cứu gồm:
- Điều tra sơ bộ
- Điều tra theo tuyến và vẽ sơ đồ lát cắt điển hình của hệ thống VAC.
- Phỏng vấn bán định hướng:
+ Phỏng vấn cán bộ xã tình hình chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
+ Phỏng vấn hộ gia đình, người dân: phỏng vấn 30 hộ gia đình có hệ thống VAC để thu thập thông tin chi tiết về tình hình sản xuất, các giống cây trồng, vật nuôi đã, đang sử dụng và hiệu quả kinh tế của gia đình và địa phương do hệ thống VAC mang lại.
- Phân tích kinh tế hộ: phân tích tiềm năng về vốn, nguồn lao động, khả năng mở rộng quy mô sản xuất…của hộ gia đình
- Thảo luận nhóm: thảo luận với người dân địa phương để thu thập thông tin, tìm ra những khó khăn của người dân gặp phải trong quá trình sản xuất hệ thống VAC. Từ đó, đưa ra một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn này.
- Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất hệ thống VAC.
3.1.4. Phương pháp điều tra đa dạng loài
Đề tài đã lựa chọn phương pháp điều tra theo tuyến để điều tra tính đa dạng loài có trong hệ thống VAC tại địa phương. Mỗi thôn đề tài lập hai tuyến điều tra. Cụ thể:
- Thôn Chùa: Tuyến Cổng Nội - Hoa Sen và tuyến xóm Nhãn - Cây Trê
- Thôn Mới: Tuyến xóm Cầu đi Ngũ Kiên và tuyến xóm Trại - cánh đồng Cây Đa.
- Thôn Đình: Tuyến Đầm Ấu - Ủy ban xã và tuyến Cổng trạ - Tam Hồng
- Thôn Yên Tâm: Tuyến Ủy ban xã đi Tam Hồng và tuyến xóm 1 - Xóm 3
Mẫu biểu điều tra tính đa dạng thành phần loài cây trồng vật nuôi có trong hệ thống VAC
STT
Tên loài
Thời điểm/mùa vụ xuất hiện/tồn tại trong năm
Sự xuất hiện
Nuôi/trồng hay tự nhiên
Vai trò, giá trị..
Trước
Sau
Nuôi
Tự nhiên
1
2
…..
- Tra bảng tên khoa học của các loài đã điều tra và liệt kê. Đề tài sử dụng cuốn danh lục các loài thực vật Việt Nam và website tra cứu trực tuyến:
3.2. Phương pháp nội nghiệp
- Tổng hợp và phân tích số liệu đã thu thập được.
- Xử lý số liệu trên bảng tính Excel.
Dựa trên những thông tin thu thập được từ quá trình điều tra phỏng vấn hộ sử dụng các công thức tính NPV, BCR để tình toán hiệu quả kinh tế:
NPV =
Hay NPV = BPV - CPV
CPV =
BPV =
BCR =
Trong đó:
- NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đ)
- BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đ).
- CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đ).
- Bi : giá trị thu nhập ở năm thứ i (đ)
- Ci : giá trị chi phí ở năm thứ i (đ)
- r: tỷ lệ lãi suất (%)
- i: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.
: là tổng giá trị hiện tại từ năm đầu tiên đến năm tại thời điểm điều tra
- BCR là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí (đ/đ)
Chỉ tiêu BCR dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư của phương án sản xuất. Nếu BCR lớn hơn 1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại BCR càng nhỏ thì hiệu quả càng thấp.
Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống
STT
Tên hộ gia đình
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
NPV
1
2
…….
Chương IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Yên Đồng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Yên Đồng nằm về phía Tây nam của thị trấn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh phúc, cách thị trấn huyện khoảng 4 km và cách thành phố Vĩnh Yên 8 km về phía Đông bắc (UBND xã Yên Đồng, 2009).
Ranh giới hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tam Hồng.
- Phía Nam giáp xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường.
- Phía Đông giáp xã Liên Châu và xã Đại Tự.
- Phía Tây giáp xã Đại Tự
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, là vùng đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng từ 1,5 - 2 m, rất thuận lợi cho việc trồng hai vụ lúa và một vụ màu (UBND xã Yên Đồng, 2009).
4.1.1.3. Khí hậu – thủy văn
Xã Yên Đồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với dặc trưng là nắng lắm mưa nhiều. Thời tiết trong năm được chia thành 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10, còn mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình của địa phương là 23,6oC, độ ẩm trung bình trong năm là 80% (UBND xã Yên Đồng, 2009).
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,9oC
- Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 33,8oC, với nhiệt độ tối cao của năm là 39oC.
- Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 18oC, với nhiệt độ tối thấp của năm là 8oC (UBND xã Yên Đồng, 2009).
b. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2100 mm, số ngày mưa khoảng 150 - 160 ngày, có khi lên đến 180 - 190 ngày/năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa của cả năm (UBND xã Yên Đồng, 2009).
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm hàng năm trên địa bàn xã khá cao trong những tháng khô hạn của mùa Hè, độ ẩm hàng tháng thường trên 70%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường vào những tháng cuối mùa Đông (tháng 2; 3). Thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 10 (UBND xã Yên Đồng, 2009).
d. Nắng
Nắng ở Yên Đồng có cường độ tương đối cao, trung bình các tháng mùa Đông có từ 70 - 80 giờ nắng/ tháng, các tháng mùa Hè có trung bình 180 - 190 giờ nắng/ tháng. Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1500 - 1700 giờ (UBND xã Yên Đồng, 2009).
g. Gió
Ở địa phương có hai loại gió chính là gió mùa đông bắc hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và gió mùa Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa hè, ngoài ra địa phương còn chịu ảnh hưởng nhẹ của gió Lào từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm (UBND xã Yên Đồng, 2009).
h. Thuỷ văn
Trên địa bàn xã không có các sông lớn, chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu hệ thống kênh Liễn Sơn cung cấp nước tưới và tiêu cho nông nghiệp toàn xã. Trữ lượng nước trên kênh này phụ thuộc chủ yếu vào trữ lượng nước của sông Hồng và lượng mưa hàng năm (UBND xã Yên Đồng, 2009).
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Theo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2009, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH – ANQP năm 2010 (UBND xã Yên Đồng, 2009), các loại tài nguyên có trên địa bàn xã gồm:
a. Tài nguyên đất
Trên cơ sở khảo sát thực địa và phân tích mẫu, tính chất đất của xã Yên Đồng được chia thành 2 loại (Diện tích điều tra thổ nhưỡng đất của xã không tính các loại đất: Đất chuyên dùng; Đất ở; Mặt nước và sông , suối) như sau:
- Đất phù sa glay: Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, độ dày tầng đất mịn trên 100 cm được phân bố trên địa hình Vàn. Đất này thích hợp với thâm canh cây lúa và cho năng suất cao. Toàn bộ diện tích đất này được gieo trồng 2 vụ lúa.
- Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: Đất này phân bố tập trung ở phía Đông Nam của xã. Độ dày tầng đất mịn trên 100 cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, phân bố ở địa hình cao hơn so với đất phù sa glay, phù hợp với gieo trồng 2 vụ lúa ổn định và có thể kết hợp thêm 1 vụ màu.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Được phân bố chủ yếu ở các ao, hồ, đầm trong khu dân cư, hệ thống kênh mương thuỷ lợi. Trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc hoàn toàn vào trữ lượng nước của hệ thống thuỷ lợi Liễn Sơn và nước tự nhiên (nước mưa). Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.
- Nguồn nước ngầm
Có trữ lượng tương đối dồi dào vì địa chất ở đây chủ yếu là đất thịt nặng nên khả năng giữ nước và trữ nước tốt. Độ sâu tầng nước ngầm từ 8- 10 m. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong xã.
Với những điều kiện tự nhiên của địa phương như trên rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp, đồng thời tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Yên Đồng là một trong những xã thuần nông của huyện Yên Lạc, hầu hết số hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất của xã Yên Đồng năm 2009 ước tính đạt 78 tỷ 160 triệu đồng (UBND xã Yên Đồng, 2009). Trong đó:
Cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể tỷ trọng giá trị sản xuất theo cơ cấu ngành trong năm 2009 của địa phương như sau:
- Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm: 37,40%, giảm 0,60% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Ngành sản xuất CN - TTCN – XD chiếm: 42,50%, tăng 0,50 % so với năm 2008.
- Thương mại dịch vụ chiếm: 20,10% tăng, tăng 0,80 % so với năm 2008.
Tổng sản lượng lương thực đạt được của toàn xã là 5875 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 586 kg/người/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 7,8 triệu đồng.
4.1.2.2. Điều kiện xã hội
- Giáo dục đào tạo
Trong những năm qua địa phương đã quan tâm đầu tư nhiều cho giáo dục cả về cơ sở vật chất, về tinh thần. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhìn chung, chất lượng giáo dục của địa phương ngày càng đi lên.
- Y tế- dân số- gia đình và trẻ em
Tổng số dân của toàn xã là 10057 người. Trong những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được trú trọng và ngày càng phát triển, giữ vững chuẩn Quốc gia về y tế xã. Đội ngũ y, bác sĩ ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đã có bác sĩ làm việc tại trạm. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được đầu tư, từng bước đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Công tác hội của địa phương
Trong địa phương đã thành lập các hội: Hội khuyến học, hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi... Trong năm qua các hội đã thực đúng điều lệ của Hội và theo pháp luật của nhà nước, đồng thời, thực hiện tốt các nhiệm vụ của xã giao cho.
4.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến sản xuất nông nghiệp tại xã Yên Đồng
4.1.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Yên Đồng có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và làm VAC nói riêng:
- Địa phương có diện tích mặt nước lớn đó là hai cánh đồng trũng với diện tích gần 100 ha chỉ cấy được một vụ lúa và một số diện tích đất trồng lúa có hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, khi có chính sách của nhà nước về chuyển đổi ruộng đất và khuyến khích phát triển VAC và kinh tế trang trại, địa phương đã tiến hành chia lô để cho nhân dân trong xã thầu với thời hạn là 20 năm.
- Địa phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa hằng năm tương đối lớn, đồng thời, đất đai của địa phương chủ yếu là đất phù xa, vì vậy, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Từ đó, tạo ra sự đa dạng sản phẩm trong sản xuất VAC, giảm thiểu sự tác động xấu của yếu tố thị trường, mùa vụ, thời tiết tới kinh tế hộ gia đình, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững trong sản xuất.
Bên cạnh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại thì điều kiện tự nhiên của địa phương cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng:
- Địa phương nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, do lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu trong một, hai tháng nên thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ làm thiệt hại tới năng suất nuôi của các loại thủy sản, gây ra dịch bệnh cho gia súc, gia cầm gây thiệt hại kinh tế cho người sản xuất. Ngoài ra, vào mùa khô (mùa đông) nhiệt độ xuống thấp gây ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: rét đậm rét hại, sương muối, gió mùa đông bắc đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi, làm giảm thu nhập của người dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho thời tiết trên thế giới nói chung và ở địa phương nói riêng diễn biến phức tạp không theo quy luật, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất VAC nói riêng.
4.1.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất VAC tại địa phương, nó ảnh hưởng tới mức độ đầu tư của người dân vào hệ thống. Hầu hết, các hộ gia đình làm VAC tại địa phương là những hộ làm nông nghiệp thuần túy là cấy lúa, vì vậy, vốn tự có của các hộ gia đình là không nhiều. Để có vốn đầu tư cho sản xuất như đào ao, mua giống cây trồng vật nuôi đại đa số các hộ phải đi vay ngân hàng. Chính vì vậy, mức độ đầu tư cho sản xuất của người dân chưa cao, dẫn tới năng suất cây trồng, vật nuôi, hiệu quả kinh tế do VAC mang lại còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương.
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của địa phương cũng có những thuận lợi cho sản xuất VAC đó là: hệ thống giao thông tương đối tốt đặc biệt xã có đường tỉnh lộ 304 chạy qua nối liền xã với thành phố Vĩnh Yên và Quốc lộ 2 tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
4.1.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng tới sản xuất VAC của địa phương. Các yếu tố xã hội bao gồm: yếu tố lao động, tập quán sản xuất, công tác khuyến nông khuyến lâm, hoạt động của các Hội, chính sách hỗ trợ và nhu cầu xã hội.
Nguồn lao động của địa phương có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất nồng nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất VAC nói riêng.
Trong VAC, các hộ gia đình chủ yếu nuôi, trồng các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống quen thuộc, vì vậy, thuận tiện cho người dân trong công tác chăm sóc, kỹ thuật canh tác các giống cây trồng, vật nuôi này. Tuy nhiên người dân mới chỉ sản xuất những giống mà họ có. Vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại còn thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh tế người dân cần lựa chọn giống sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm mà thị trường cần, đồng thời, sử dụng các giống có năng suất cao và áp dụng những biện pháp tiến bộ vào sản xuất.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng được nhà nước và chính quyền các cấp ngày càng quan tâm và hỗ trợ sản xuất. Đó là, sự hỗ trợ về vốn thông qua việc cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, sự hỗ trợ về kỹ thuật thông các các lớp tập huấn, thông qua việc đẩy mạng công tác khuyến nông, đặc biệt là chính sách hỗ trợ người dân khi xảy ra thiên tai. Tiêu biểu, cuối năm 2008 do mưa lớn đã gây ngập lụt toàn bộ diện tích nuôi thủy sản của địa phương, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Để góp phần hỗ trợ người dân nhà nước đã hỗ trợ mỗi hộ là 1 triệu đồng/1 sào diện tích nuôi thủy sản. Đây là động lực lớn để người dân sản xuất VAC.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và sản xuất VAC tại xã Yên Đồng
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Yên Đồng.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Đồng
STT
Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
785,10
100
I
Đất nông nghiệp
589,19
75,05
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
434,37
55,33
1.1.1
Đất trồng cây hằng năm
432,48
55,09
1.1.1.1
Đất trồng lúa
432,32
55,07
1.1.1.2
Đất trồng cây hằng năm khác
0,16
0,02
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1,89
0,24
1.1.2.1
Đất trồng cây ăn quả
1,21
0,15
1.1.2.2
Đất trồng cây lâu năm khác
0,68
0,09
1.2
Đất nuôi trồng thủy sản
154,81
19,72
II
Đất phi nông nghiệp
192,12
24,47
2.1
Đất ở
88,55
11,28
2.2
Đất chuyên dùng
90,23
11,49
III
Đất chưa sử dụng
3,80
0,48
Nguồn: UBND xã Yên Đồng (2009)
Qua biểu 01, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 785,1 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với diện tích là 589,19 ha chiếm tỷ lệ 75,05 % tổng diện tích tự nhiên, tiếp theo là đất phi nông nghiệp với diện tích là 192,12 ha chiếm 24,47% tổng diện tích tự nhiên và cuối cùng là đất chưa sử dụng với diện tích 3,80 ha chiếm tỷ lệ 0,48% tổng diện tích tự nhiên, thực chất đây là diện tích đất nông nghiệp đã được UBND xã phân lô để bán cho người dân làm nhà ở, nhưng người dân chưa xây dựng nhà, chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm còn diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,33% tổng diện tích tự nhiên, với diện tích là 434,37 ha. Loại đất này được người dân địa phương sử dụng chủ yếu để trồng hai vụ lúa với một vụ màu (ngô, đậu tương) với diện tích trồng lúa là 432,32 ha chiếm 55,07% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại chủ yếu là đất trồng các loại cây hằng năm khác và các loại cây trồng lâu mà chủ yếu là cây ăn quả với diện tích 1,21 ha chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên.
Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của địa phương là 154,81 ha chiếm 26,27% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 19,72% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, tổng số hộ tham gia làm VAC của địa phương là 374 hộ gia đình chiếm 15,75 % tổng số hộ của địa phương. Đây là diện tích được chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt theo kiểu VAC. Trong đó, Diện tích ao được sử dụng chủ để nuôi các loài thủy sản chủ yếu như: cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè và một số loài cá khác như: cá chim, rô phi, chép…, diện tích vườn người dân trồng chủ yếu các loại cây ăn quả và một số loại rau theo mùa vụ, đối với chuồng người địa phương chủ yếu chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, thời gian xuất chuồng ngắn như: gà, lợn, vịt ngan. Tổng giá trị sản xuất từ nuôi trồng thủy sản của địa phương trong năm 2009 là trên 17 tỷ đồng và đã đóng thuế cho nhà nước trên 900 triệu đồng/ năm (UBND xã Yên Đồng, 2009).
Diện tích đất phi nông nghiệp của toàn xã là 192,12 ha chiếm 24,47% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất thổ cư là 88,55 ha chiếm 11,28% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là diện tích đất chuyên dùng với diện tích 90,23 ha chiếm 11,49% tổng diện tích đất tự nhiên.
4.2.2. Xác định kiểu VAC
Qua quá trình điều tra sơ bộ kết hợp với phỏng vấn hộ gia đình, đề tài đã dựa trên chỉ tiêu về số lượng loại sản phẩm và khối lượng của mỗi loại sản phẩm bán ra thị trường (sản phẩm hàng hóa) của các hệ thống để phân loại VAC. Các hệ thống VAC tại xã Yên Đồng được chia thành hai kiểu là: VAC chuyên canh và VAC thông thường. VAC chuyên canh là những hệ thống sản xuất có khối lượng các loại sản phẩm mang tính chất hàng hóa bán ra thị trường tương đối lớn. Còn VAC thông thường có đặc điểm là sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng số lượng loại sản phẩm có tính chất hàng hóa ít, chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp.
Xã Yên Đồng gồm 8 thôn, cả 8 thôn đều có hộ gia đình tham gia làm kinh tế VAC, nhưng tập trung chủ yếu ở bốn thôn là: thôn Chùa, thôn Yên Tâm, thôn Đình và thôn Mới. Người dân địa phương có phong trào làm VAC từ năm 1996, khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của nhà nước. Những hệ thống VAC làm từ năm 1996 đa số là các hệ thống VAC sản xuất theo hướng thông thường. Từ năm 1996 tới năm 2007 số lượng tham gia sản xuất VAC của địa phương không ngừng tăng lên và từ năm 2000 bắt đầu xuất hiện các hệ thống VAC sản xuất theo hướng chuyên canh.
Kết quả xác định các kiểu VAC được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả tổng hợp một số chỉ tiêu về hiện trạng VAC của xã Yên Đồng
Kiểu VAC
Số hộ thực hiện
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Diện tích trung bình/ hộ
Tỷ lệ % diện tích
VAC chuyên canh
53
14,17
57,76
1,09
37,31
VAC thông thường
321
85,83
97,05
0,30
62,69
Tổng
374
100
154,81
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ tài liệu thống kê xã (UBND xã Yên Đồng, 2009).
Qua bảng trên ta thấy toàn xã có 374 hộ gia đình tham gia sản xuất theo hệ thống VAC. Trong đó, số hộ sản xuất VAC theo kiểu chuyên canh là 53 hộ chiếm tỷ lệ 14,17 % tổng số hộ tham gia sản xuất VAC. Tổng diện tích của các hệ thống VAC chuyên canh là 57,76 ha, chiếm 37,31 % tổng diện tích VAC toàn xã và diện tích trung bình của một hệ thống VAC chuyên canh là 1,09 ha.
Toàn xã có 321 hộ tham gia sản xuất VAC theo hướng thông thường, chiếm 85,83% tổng số hộ làm VAC. Tổng diện tích của các hệ thống VAC thông thường là 97,05 ha, chiếm 62,69% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã và diện tích trung bình của một một hệ thống VAC thông thường là 0,30 ha chiếm 2,95% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn xã.
Như vậy các hộ sản xuất hệ thống VAC tại địa phương chủ yếu sản xuất theo hướng thông thường, vì sản xuất theo hướng thông thường có mức vốn đầu tư ban đầu cho việc đào ao, đắp bờ, mua cây, con giống không lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện có của nhiều hộ gia đình.
4.2.3. Hiện trạng về quy mô diện tích và kỹ thuật sản xuất VAC
Kết quả tổng hợp số liệu số liệu về diện tích của các kiểu VAC của các hộ điểm như sau:
Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp diện tích các thành phần của hai kiểu VAC
Kiểu VAC
Vườn
Ao
Chuồng
Tổng (m2)
DT
(m2)
Tỉ lệ %
DT
(m2)
Tỉ lệ %
DT
(m2)
Tỉ lệ %
VAC thông thường
936
23,0
3072,0
75,3
70,0
1,7
4078,0
VAC chuyên canh
1968
16,4
9936,0
83,0
73,7
0,6
11977,7
Qua bảng trên thấy rằng, diện tích trung bình của kiểu VAC thông thường là 4078 m2. Trong đó, diện tích trung bình của thành phần vườn là 936 m2, diện tích trung bình của ao là 3072 m2 và diện tích trung bình của chuồng là 70 m2. Đối với VAC chuyên canh, diện tích trung bình của các hệ thống là 11977,7 m2 tương đương 1,2 ha, trong đó diện tích trung bình của Vườn là 1968 m2, ao có diện tích là 9936 m2, còn diện tích chuồng là 73,7 m2. Như vậy ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về diện tích của hai kiểu VAC. Cụ thể: diện tích kiểu VAC chuyên canh lớn gấp 3 lần diện tích VAC thông thường, diện tích vườn của hệ thống VAC chuyên canh gấp 2 lần diện tích vườn VAC thông thường nhưng diện tích chuồng của hai kiểu VAC này lại xấp xỉ bằng nhau.
Qua bảng 4.3 thấy có sự khác nhau về tỷ lệ cấu trúc các thành phần V, A, C trong hai kiểu VAC, trong đó ao có diện tích và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều này được thể hiện qua hình 4.1.
Hình 4.1: Tỷ lệ diện tích từng thành phần trong hai kiểu VAC tại xã Yên Đồng
Ta thấy, đối với hệ thống VAC chuyên canh tỷ lệ về diện tích các thành phần như sau: diện tích Vườn chiếm 16,4 %, diện tích Ao chiếm 83%, diện tích chuồng chỉ chiếm 0,6%. Đối với hệ thống VAC thông thường, diện tích vườn chiếm 23%, diện tích Ao chiếm 75,3% còn diện tích chuồng chiếm 1,7%. Như vậy, tỷ lệ diện tích vườn và chuồng của VAC thông thường cao hơn tỷ lệ vườn và và chuồng của kiểu VAC chuyên canh nhưng tỷ lệ diện tích ao của VAC chuyên canh lại cao hơn so với VAC thông thường.
Ngoài ra, hai kiểu VAC này có sự khác biệt về bờ ao (vườn), bờ ao của VAC chuyên canh được đắp bằng máy nên bề rộng của bờ ao lớn hơn và chặt hơn so với VAC thông thường (bờ ao kiểu VAC thông thường được đắp bằng sức người từ năm 1998), từ đó làm cho khả năng giữ nước và mực nước trong ao của VAC thông chuyên canh cũng tốt và cao hơn so với VAC thông thường.
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống VAC đề tài dựa trên hai chỉ tiêu là giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV) và chỉ tiêu tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR).
Sau quá trình điều tra thực tế và xử lý số liệu, đề tài đã tổng hợp hiệu quả kinh tế của các kiểu VAC tại xã Yên Đồng như bảng 4.4 và hình 4.3.
Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp NPV, BCR các thành phần trong hai kiểu VAC tại xã Yên Đồng
Chỉ tiêu
Kiểu VAC
Thành phần
NPV/ 1ha VAC
Tỷ lệ % NPV
BCR
(triệu đồng)
VAC thông thường
V
14,59
14,87
13,33
A
54,24
55,29
9,16
C
32,22
32,84
1,27
Tổng
98,11
VAC chuyên canh
V
32,49
26,62
4,00
A
67,75
55,51
9,45
C
21,81
17,86
1,09
Tổng
122,05
Tỷ lệ phần trăm NPV các thành phần của hai kiểu VAC được thể hiện qua hình 4.3 như sau:
Hình 4.2: Tỷ lệ NPV của từng thành phần trong hai kiểu VAC
Qua bảng 4.4 và hình 4.2 ta thấy rằng hiệu quả kinh tế của các kiểu VAC như sau:
- Kiểu VAC thông thường
Tổng NPV của 1 ha là 98,11 triệu đồng, trong đó NPV của thành phần vườn là 14,59 triệu đồng chiếm tỷ lệ 14,87% với BCR là 13,33, NPV của ao là 54,24 triệu đồng chiếm tỷ lệ 55,29%, với BCR là 9,16, NPV của chuồng là 32,22 triệu đồng chiếm tỷ lệ 32,84%, với BCR là 1,27. Như vậy, trong kiểu VAC thông thường thu nhập từ thành phần ao là lớn nhất, rồi đến chuồng và cuối cùng là vườn. Tuy nhiên, qua chỉ tiêu BCR cho thấy chỉ tiêu BCR của vườn là lớn nhất. Điều đó có nghĩa, trong hệ thống VAC thông thường Vườn là thành phần sản xuất có hiệu quả nhất, còn thành phần chuồng sản xuất kém hiệu quả nhất.
- Kiểu VAC chuyên canh:
Tổng NPV của 1ha hệ thống VAC theo hướng chuyên canh là 122,05 triệu đồng. Trong đó, NPV của vườn là 32,49 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,62% với BCR bằng 4. NPV của ao là 67,75 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 55,51% với BCR bằng 9,45, NPV của chuồng là 21,81 triệu đồng chiếm tỷ lệ 17,86% với BCR bằng 1,09. Vậy, trong kiểu VAC chuyên canh thu nhập từ ao là lớn nhất và cũng là thành phần sản xuất có hiệu quả nhất, còn chuồng thu được lợi nhuận ít nhất và là thành phần sản xuất kém hiệu quả nhất.
Qua kết quả tổng hợp NPV, BCR các thành phần trong hai kiểu VAC tại xã Yên Đồng ta thấy rằng:
- NPV của vườn và ao kiểu VAC chuyên canh cao hơn so với VAC thông thường. Nguyên nhân là do các hộ gia đình làm VAC kiểu chuyên canh có sự đầu tư về vốn theo hướng thâm canh cao hơn so với ác hộ gia đình làm VAC thông thường. Điều này được thể hiện qua việc họ đã đầu tư phân bón cho cây trồng trong vườn, trong khi đó các hộ làm VAC thông thường trồng cây nhưng đầu tư phân bón cho cây rất ít.
- NPV thành phần chuồng kiểu VAC thông thường cao hơn so với kiểu VAC chuyên canh. Nguyên nhân, trong những năm gần đây việc chăn nuôi theo hướng chuyên canh (chăn nuôi với số lượng lớn, cho vật nuôi ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp) gặp rất khó khăn do giá thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên trong khi đó giá đầu ra của sản phẩm rất thấp, luôn bấp bênh làm cho việc chăn nuôi hầu như không có lãi thậm chí có những hộ gia đình còn bị lỗ. Đối với các hộ chăn nuôi theo hướng thông thường, họ chăn nuôi theo phương châm “lấy công làm lãi”, họ đã tận dụng những thức ăn sẵn có trong hệ thống VAC như: thân chuối, bồm bộp, rau muống băm nhỏ để cho vật nuôi ăn “độn” thêm. Từ đó, làm giảm chi phí đầu vào và làm cho lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với kiểu chăn nuôi chuyên canh.
- BCR ao chuyên canh cao hơn BCR ao thông thường. Nghĩa là, hiệu quả sản xuất của thành phần ao chuyên canh cao hơn so với thành phần ao trong VAC thông thường. Nguyên nhân là do, các hộ sản xuất VAC chuyên canh đầu tư cho ao với mức độ tham canh cao, nguồn thức ăn cho thủy sản luôn đầy đủ và có sẵn bởi các hộ gia đình đều trồng từ 1- 2 sào cỏ để cho cá ngoài ra lượng phân thải ra từ chuồng lớn do các các hộ chăn nuôi với số lượng lớn.
- BCR chuồng và vườn kiểu VAC chuyên canh thấp hơn BCR kiểu VAC thông thường. Điều đó có nghĩa, hiệu quả sản xuất của thành phần vườn và chuồng kiểu VAC chuyên canh thấp hơn so với kiểu VAC thông thường. Nguyên nhân là do các hộ sản xuất VAC thông thường đầu tư chi phí cho trồng trọt rất thấp.
Tuy nhiên xét về mức độ bền vững ta thấy sản xuất VAC theo kiểu thông thường bền vững và gặp ít rủi ro hơn so với kiểu VAC chuyên canh. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Thu chi của hai kiểu VAC từ năm 2006 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
TT năm
VAC thông thường
VAC chuyên canh
Ci
Bi
Bi - Ci
Ci
Bi
Bi - Ci
Năm 1 (2006)
51,10
88,35
37,25
99,32
150,78
51,46
Năm 2 (2007)
52,18
90,64
38,46
105,34
162,66
57,32
Năm 3 (2008)
57,73
69,67
11,94
117,42
113,11
- 4,32
Năm 4 (2009)
56,08
90,36
34,28
123,83
169,30
45,47
Qua bảng 4.5 ta thấy trong các năm 2006, 2007, 2009 lợi nhuận kiểu VAC chuyên canh cao hơn kiểu VAC thông thường, nhưng trong năm 2008 lợi nhuận kiểu VAC thông thường lại cao hơn lợi nhuận kiểu VAC chuyên canh. Cụ thể: Tổng thu năm 2008 của VAC thông thường là 69,67 triệu đồng, tổng chi là 57,73 triệu đồng, như vậy thu nhập kiểu VAC thông thường trong năm 2008 là 11,94 triệu đồng. Trong khi đó, tổng thu năm 2008 kiểu VAC chuyên canh là 117,42 triệu đồng, nhưng tổng thu là 113,11 triệu đồng, vì vậy VAC kiểu chuyên canh lỗ 4,42 triệu đồng. Nguyên nhân là do, năm 2008 địa phương xảy ra ngập lụt làm cho các loài thủy sản trong ao bị thất thoát với số lượng lớn, cây trồng bị ảnh hưởng, nhưng VAC thông thường vẫn có nguồn thu từ lúa, bởi lúa trong ao đã được thu hoạch trước khi bị ngập.
4.4. Đánh giá tính đa dạng sản phẩm và sự đa dạng loài của các hệ thống VAC tại xã Yên Đồng
4.4.1. Đánh giá tính đa dạng sản phẩm trong hệ thống VAC
Sự đa dạng các sản phẩm trong hệ thống VAC tại xã Yên Đồng được thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp các sản phẩm mang tính hàng hóa của hai kiểu VAC tại xã Yên Đồng
Thành phần
Loại sản phẩm
VAC thông thường
VAC chuyên canh
Số hộ
Sản lượng bán/ hộ/ năm
Đơn vị
Số hộ
Sản lượng bán/ hộ/ năm
Đơn vị
Vườn
Chuối
13
6
buồng
11
13
buồng
Nhãn
0
0
5
240
kg
Vải
0
0
5
236,75
kg
Xoài
6
109
kg
11
653,6
kg
Đu đủ
1
150
kg
7
1492,7
kg
Bưởi
6
75
quả
10
736
quả
Bạch đàn
1
30
cây
4
57,5
cây
Ao
Cá trắm cỏ
15
174,3
kg
15
562,9
kg
Cá trôi
15
113
kg
15
374.5
kg
Cá mè
15
87
kg
15
293,4
kg
Cá chép
10
76
kg
7
102,4
kg
Cá chim
6
37,4
kg
3
59,3
kg
Cá rô phi
4
17
kg
2
30
kg
Cá trắm đen
7
14
kg
1
107
kg
Ốc
8
110
kg
0
0
kg
Trai
4
43
kg
0
0
kg
Lúa
15
1200
kg
0
0
kg
Chuồng
Lợn
11
390
kg
14
1870
kg
Gà
14
54,8
kg
15
170
kg
Vịt thịt
7
350
kg
11
744
kg
Vịt đẻ
3
36612
quả trứng
8
63180
quả trứng
Qua bảng 4.6 ta thấy các hệ thống VAC tại địa phương đã cung cấp cho thị trường tới 21 loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, thành phần vườn cung cấp 7 loại sản phẩm chủ yếu các loại trái cây, ao cung cấp 10 loại sản phẩm là các loại thủy sản, còn chuồng cung cấp 4 loại sản phẩm chủ yếu là thịt các loại gia súc, gia cầm cho thị trường. Đồng thời qua biểu trên ta cùng một loại sản phẩm nhưng kiểu VAC chuyên canh bán ra thị trường với khối lượng nhiều hơn so với VAC thông thường.
Như vậy, các loại sản phẩm mang tính chất hàng hóa từ VAC của địa phương rất đa dạng, điều này đã làm giảm rủi ro trong sản xuất, từ đó tạo nên tính bền vững trong sự phát triển VAC của địa phương. Đồng thời, qua bảng trên ta thấy trong hai kiểu VAC không có sự khác biệt rõ rệt về số lượng loại sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường mà chỉ có sự khác biệt về sản lượng của từng loại sản phẩm. Cụ thể sản lượng mỗi loại sản phẩm kiểu VAC chuyên canh lớn hơn so với kiểu VAC thông thường.
4.4.2. Đánh giá tính đa dạng loài
Đa dạng loài thực vật
Sự đa dạng loài trong hệ sinh thái tự nhiên có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho hệ sinh thái luôn đạt tới trạng thái cân bằng. Ngoài ra, đa dạng loài cũng có ý nghĩa then chốt đối với việc duy trì và tăng cường an ninh lương thực (Scherr, S. J, 2002). Bảo tồn và duy trì đất không bị ô nhiễm, nước sạch, nhiều nguồn gen khác nhau và các quá trình sinh thái là những thành tố quan trọng của một hệ thống nông nghiệp bền vững và năng suất và từng bước xoá đói giảm nghèo.
Kết quả nghiên cứu sự đa dạng các loài thực vật xuất hiện nhiều trong hệ thống VAC tại địa phương được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp các loài thực vật có trong hệ thống VAC tại xã Yên Đồng
STT
Tên Loài
Tên họ
Nuôi hay tự nhiên
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Trồng
Tự nhiên
1
Allium fistulosum
Hành
Alliaceae
Hành
x
2
Mangifera
Xoài
Anacardiaceae
Đào lộn hột
x
3
Colocasia esculenta
Khoai nước
Araceae
Ráy
x
4
Colocasia esculenta
khoai môn
x
5
Areca catechu
Cau
Arecaceae Schultz
Cau
x
6
Limnophila chinensis var.
Rau ngổ
Asteraceae
Họ cúc
x
7
Brassica oleracea Linn
Rau cải bắp
Brassicaceae
Cải
x
8
Brassica oleracea
Su hào
x
9
Carica Papaya Linn
Đu đủ
Caricaceae
Đu đủ
x
10
Aneilema keisak
Rau ngấp ngo
Commelinaceae
Thài lài
x
11
Ipomoea batatas
Rau lang
Convolvulaceae
khoai lang
x
12
Ipomoea aquatica
Rau muống
x
13
Lagenaria vulgaris Ser
Bầu
Cucurbitaceae
Bầu bí
x
14
Benincasa Cerifera Savi
Bí
x
15
Sechium edule
Su su
x
16
Elaegagnus latifolia L.
Nhót
Elaeagnaceae
Nhót
x
17
Sauropus androgynus
Rau ngót
Euphorbiaceae
Thầu dầu
x
18
Vigna unguiculata (L.)
Đậu đũa
Fabaceae
Đậu
x
19
Phaseolus vulgaris
Đậu cô ve
x
20
pachyrhizus
Cây củ đậu
x
21
Pueraria thomsonii Benth
sắn dây
x
22
Ocimum basilicum
Rau húng
Lamiaceae
Bạc hà
x
23
Melia azedarach
Xoan
Melia azedarach
xoan
x
x
24
Ficus racemosa
sung
Moraceae
Dâu tằm
x
25
Musa paradisiaca
Chuối
Musaceae
Chuối
x
26
Psidium guajava
Ổi
Myrtaceae
Sim
x
27
Prunus salicina Lindl
Roi
x
28
Eucalyptus camaldulensis
Bạch đàn
x
29
Saccharum officinarum
Mía
Poaceae
Hòa thảo
x
30
Panisetum Purpurcum
Cỏ Voi
x
31
Axonopus Compressus
Cỏ lá tre
x
x
32
Oryza sativa
Lúa
x
33
Polygonum odoratum
Rau răm
Polygonaceae
Răm
x
34
Ziziphus zizyphus
táo
Rhamnacea
Táo
x
35
AnthoCephalus chinensis
Gáo
Rubiaceace
Cà phê
x
x
36
Citrus grandis Osh
Bưởi
Rutaceae
Cam
x
x
37
Citrus deliosa Tenero
Quýt
x
38
Citrus Limonia Osbeck
Chanh
x
39
Citrus sinensis
Cam
x
40
Nephenlium litchi,
Vải
Sapindaceae
Bồ hòn
x
41
Dimocarpus longan
Nhãn
x
42
Achras sapota
Hồng xiêm
Sapotaceae
Sến
x
43
Alpinnia galunga (L.)
Riềng
Zingiberaceae
Gừng
x
44
Nghệ
x
Qua bảng trên ta thấy trong các hệ thống VAC tại xã Yên Đồng có 44 loài thực vật, nằm trong 27 họ khác nhau, bao gồm cả các loài được người dân gây trồng và cả những loài mọc tự nhiên. Trong tổng số 44 loài thực vật có trong hệ thống thì có tới 38 loài được gây trồng nằm trong 21 họ và chỉ có 6 loài mọc tự nhiên, nằm trong 6 họ khác nhau. Đây là những loài có khả năng tái sinh tự nhiên tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh, đặc biệt là khả năng thích nghi cao với điều kiện sống như: sung, gáo, xoan…
Như vậy, thành phần cây trồng có trong hệ thống VAC tại địa phương rất phong phú và đa dạng, từ đó, tạo ra sự đa dạng sản phẩm cung cấp cho con người. Ngoài ra, sự đa dạng loài thực vật cùng với diện tích ao lớn đã góp phần cải tạo tiểu khí hậu, giúp cho khí hậu trong hệ thống VAC nói riêng và toàn địa phương nói chung được điều hòa hơn.
Đa dạng loài động vật
Sự đa dạng các loài động vật có trong hệ thống VAC của địa phương được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Qua bảng 4.8 ta thấy trong các hệ thống VAC của địa phương có 34 loài động vật bao gồm các loài được nuôi và cả những loài có sẵn trong tự nhiên, các loài động vật này thuộc 21 họ khác nhau.
Trong tổng số 34 loài động vật có trong hệ thống thì có tới 20 loài, chiếm 58,82% tổng số loài là có sẵn trong tự nhiên nằm trong 14 họ và có 14 loài được con người nuôi thả, nằm trong 7 họ. Như vậy, trong hệ thống VAC tại địa phương số lượng loài động vật có sẵn trong tự nhiên lớn hơn số lượng loài được nuôi trồng. Ngoài ra, trong tổng số 31 loài động vật có trong hệ thống VAC chủ yếu là các loài thủy sản với 18 loài bao gồm: tôm, cua, cá. Còn lại là các loài khác chiếm số lượng loài ít hơn với số lượng như sau: 5 loài gia cầm, 5 loài chim, chỉ có 2 loài gia súc, 2 loài rắn và 2 loài lưỡng cư. Đặc biệt, các giống vịt được nuôi trong hệ thống VAC tại địa phương là những giống vịt mới được lai tạo trong những năm gần đây nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh tế của người dân, bởi đây là những giống vịt cao sản.
Bảng 4.8: Kết quả tổng hợp các loài động vật có trong hệ thống VAC tại xã Yên Đồng
STT
Tên Loài
Tên họ
Nuôi hay tự nhiên
Ghi chú
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Nuôi
Tự nhiên
1
Antimelania swinhoei
Ốc Vặn
Ốc Vặn
x
2
Cairina moschata
Ngan
Anatidae
Vịt
x
3
Vịt siêu trứng
x
4
Vịt thịt super
x
5
Vịt bầu cánh trắng
x
6
Egretta garzetta
Cò
Ardeidae
Diệc
x
7
Nycticorax nycticorax
Vạc
x
I
8
Ardea cinerea
diệc
x
I
9
Canis lupis familiaris
Chó
Canidae
Chó
x
10
Ceryle rudis insignis
Chim bói cá
Cerylidae
Bói cá
x
11
Colossoma brachypomum
Cá chim trắng
Characidae
cá hồng nhung
x
12
Oreochromis niloticus
Cá rô phi
Cichlidae
Cá rô phi
x
13
Colubridae
Rắn nước
Colubridae
Rắn nước
x
14
Semilabeo notabilis Peters
Cá chép
Cyprinidae
Cá chép
x
15
Ctenopharyngodon idella
Cá trắm cỏ
x
16
Mylopharyngodon piceus
Cá trắm đen
x
17
Cirrhina molitorella
Cá trôi
x
18
Hypophthalmichthini
Cá mè
x
19
Ophiophagus hannah
Rắn hổ mang
Elapidae
Rắn hổ
x
S
20
Ophicocephatus maculatus
Cá quả
Ophiocephalidae
Cá quả
x
21
Macrobrachium Bate
Tôm
Palaemonidae
Tôm
x
22
Liocarcinus vernalis
Cua
Parathelphusidae
Cua đồng
x
23
Phalacrocorax niger
Chim cốc
Phalacrocoracid
Cốc
x
I
24
Gallus gallus gallus
Gà ta
Phasianidae
Trĩ
x
25
Pila polita Deshayes
Ốc nhồi
Pilidae
Ốc nhồi
x
26
Pomacea canaliculata
Ốc bươu vàng
x
27
Amaurornis phoenicurus
Chim quốc
Rallidae
Gà nước
x
28
rana hexadactyla
Ếch
Ranidae
Ếch nhái
x
29
chão chuộc
x
30
Sus scrofa domesticus
Lợn
Suidae
Lợn
x
31
Fluta alba
Lươn
Synbranchida
Lươn
x
32
Sinohyriopsis cumingii
Trai điệp
Unionidae
Trai
x
S
33
Cristaria bialata
Trai cánh mỏng
x
S
34
Cristaria herculea
Trai cánh dầy
x
S
Ghi chú: I – không thấy xuất hiện những năm gần đây; S - Sách đỏ.
Một số loài chim trong những năm gần đây ít thấy xuất hiện trong hệ thống VAC tại địa phương như: chim cốc, vạc, diệc, bởi tình trạng săn bắn trái phép của một số người dân đại phương.
Đa số các loài động vật có trong hệ thống là những loài có lợi, còn lại một số ít loài là có hại, gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của hệ thống VAC.Ví dụ như: loài ốc bươu gây hại cho lúa trong ao.
Như vậy, nếu xét tổng thể ta thấy trong hệ thống VAC chuyên canh và thông thường, thành phần cây trồng vật nuôi không có sự khác biệt lớn về số lượng loài được nuôi trồng mà chỉ khác biệt nhau về số lượng cá thể của các loài được nuôi trồng. Nhưng nếu xét riêng từng hộ gia đình trong hai kiểu VAC ta sẽ thấy số lượng loài cây trồng vật nuôi của các hộ sản xuất VAC theo hướng thông thường nhiều hơn nhưng số lượng cá thể của loài lại ít hơn so với VAC thông thường. Từ đó tạo ra sự khác biệt về khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường.
Hai kiểu VAC này có sự khác nhau về các loài thủy sản tự nhiên có trong ao và diện tích cấy lúa. Kiểu VAC thông thường ngoài các sản phẩm từ cây trồng vật nuôi ra, còn có các nguồn thu từ các loài thủy sản có sẵn trong tự nhiên như: ốc vặn, ốc nhồi, trai trai và lúa còn VAC chuyên canh thì không có. Nguyên nhân là do toàn bộ diện tích VAC địa phương trước kia là diện tích đất cấy lúa một vụ, còn một vụ do hợp tác xã Gò Miễu thả cá và quản lý. Nhưng khi UBND xã cho một số hộ gia đình thầu thì các hộ làm VAC chuyên canh đã dùng máy súc đào toàn bộ diện tích đất được thầu tới tận lớp đất thó (đất sét), đã làm cho các loài này bị hủy diệt gần như hoàn toàn không còn khả năng sinh sản trong ao. Còn đối với VAC thông thường thì người dân chỉ đào một phần diện tích đất được thầu để đắp bờ và tạo rãnh sâu làm chỗ trú cho cá, còn diện tích còn lại thì được dùng để cấy lúa xuân, vì vậy các loài thủy sản này vẫn tiếp tục sinh sản và phát triển.
Các loài cây trồng, vật nuôi trong hệ thống VAC tại địa phương (bao gồm những loài có sẵn trong tự nhiên và cả những loài được con người nuôi thả là rất đa dạng và phong phú. Điều này, tạo nên sự đa dạng sản phẩm từ hệ thống VAC, đồng thời tạo nên sự đa dạng sinh học trong VAC. Ngoài ra sự đa dạng loài góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học trong tự nhiên khi trong VAC có cả những loài được liệt kê vào trong Sách đỏ Việt Nam như loài rắn hổ mang thuộc họ rắn hổ (Elapidae) và các loài trai: trai điệp, trai vỏ dày, trai vỏ mỏng thuộc họ trai (Unionidae).
4.4.3. Đánh giá tính đa dạng giống cây trồng, vật nuôi
Ngoài sự đa dạng về loài và họ có trong VAC, các hệ thống VAC của địa phương còn có sự đa dạng về giống trong loài. Sự đa dạng này được thể hiện qua bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.9: Kết quả tổng hợp các giống cây trồng, vật nuôi trong các hệ thống VAC tại xã Yên Đồng
STT
Tên giống
Tên loài
Nguồn gốc giống
1
Bưởi Diễn
Bưởi
Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội
2
Bưởi Đoan Hùng
Đoan Hùng - Phú Thọ
3
Bưởi đường
Hương Sơn - Hà Tĩnh
4
Vải Thanh Hà
Vải thiều
Thanh Hà - Hải Dương
5
Vải Lục Ngạn
Lục Ngạn - Bắc Giamg
6
Chuối tiêu
Chuối
Tại địa phương
7
Chuối tây
Tại địa phương
8
Chuối hột
Tại địa phương
9
Khang dân
Lúa
Hợp tác xã nông nghiệp xã
10
Q5
Hợp tác xã nông nghiệp xã
11
Vịt siêu trứng
Vịt
Lò ấp thị trấn huyện
12
Vịt super
Lò ấp thị trấn huyện
13
Vịt bầu cánh trắng
Lò ấp thị trấn huyện
Qua bảng trên ta thấy trong các hệ thống VAC của địa phương, với cùng một loài nhưng có rất nhiều giống được sử dụng và có nguồn gốc khác khác nhau.
- Đối với cây ăn quả: Các giống được sử dụng chủ yếu là các giống cây đặc sản đã có tiếng trên thị trường.
- Đối với vật nuôi: Những giống vật nuôi được sử dụng trong mô hình chủ yếu là các giống sinh trưởng, phát triển nhanh, thời gian xuất chuồng hay thời gian cho thu sản phẩm ngắn, có năng suất cao.
4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất VAC tại xã Yên Đồng
4.5.1.Cơ sở đề xuất giải pháp
- Cơ sở lý luận
+ Căn cứ vào cơ sở lý luận về kỹ thuật sản xuất và thiết kế VAC.
+ Căn cứ vào kỹ thuật nuôi, trồng và chăm sóc một số loại cây trồng vật nuôi.
- Cơ sở thực tiễn
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương và nhu cầu thị trường.
+ Căn cứ vào mục tiêu sản xuất của các hộ sản xuất VAC tại địa phương.
+ Căn cứ vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
+ Kết quả phân tích SWOT:
* Điểm mạnh
- Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu, tập quán canh tác và nguồn lực lao động của con người tại địa phương.
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có từ hệ thống VAC.
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng.
- Lấy ngắn nuôi dài, giúp ổn định kinh tế, giảm thiểu tác động bất lợi của nền kinh tế thị trường tới kinh tế hộ gia đình.
- Hệ thống giao thông thuận lợi và phát triển.
- Hệ thống thủy lợi, kênh mương tương đối tốt đảm bảo cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho VAC.
* Điểm yếu
- Người dân còn thiếu vốn để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.
- Quy mô về diện tích của các hệ thống còn nhỏ.
- Trình độ người dân còn kém. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi còn yếu và thiếu.
- Thiếu sự liên kết giữa các hộ gia đình cùng làm VAC.
- Công tác phòng trừ dịch bệnh còn kém dẫn đến dịch bệnh bùng phát.
- Yếu tố đầu ra không ổn định.
Bên cạnh những điểm mạnh, hệ thống VAC tại đại phương vẫn còn những mặt hạn chế, điểm yếu cần khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiểu quả do VAC mang lại.
* Cơ hội
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng vẫn có nhiều cơ hội phát triển bởi các lý do:
- Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra ngày càng nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất chất lượng cao.
- Có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh.
- Có nhiều dự án hỗ trợ phát triển.
- UBND xã đang xây dựng hệ thống VAC của địa phương thành khu du lịch sinh thái.
* Thách thức
- Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp.
- yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
- Giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao.
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Như vậy, việc sản xuất VAC tại xã Yên Đồng phải đối mặt với không ít những thách thức. Vì vậy, để ứng phó với những thách thức trên người sản xuất cần nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật sản xuất, đồng thời, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
Qua kết quả phân tích SWOT của các hệ thống VAC tại địa phương có thể thấy, bên cạnh những điểm mạnh và thuận lợi thì các hệ thống VAC tại địa phương cung gặp không ít những khó khăn và thách thức cần được khắc phục.
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển VAC theo hướng bền vững
- Về giống: Đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất, như giống xoài lai của công ty Hoa quả Vĩnh Phúc, hay giống cá trắm đen.
- Kỹ thuật:
+ Trồng lại mới những vườn chuối đã già cỗi (những vườn chuối trồng từ những năm 1998 – 2000.
+ Bón phân đúng kỹ thuật, tỉa cành, tạo tán cho các loại cây trồng nói chung, cây ăn quả nói riêng trong hệ thống.
+ Thường xuyên làm cỏ, bón phân tưới nước tạo điều kiện sinh trưởng, phát triển cho cây trồng.
* Cải tạo lại hệ thống kênh mương thủy lợi cung cấp và tiêu nước cho các hệ thống VAC.
+ Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm bằng cách vệ sinh chuồng trại thường xuyên và tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh hại quả, cây trồng. Việc sử dụng thuốc phải đúng quy trình kỹ thuật, ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh
Các quỹ Hội, quỹ tín dụng cần tạo điều kiện cho người dân vay dài hạn với lãi suất thấp để xây dựng đầu phát triển hệ thống và mở rộng quy mô sản xuất.
Chương V
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận sau:
- Các hộ gia đình tại địa phương sản xuất VAC theo hai kiểu là VAC chuyên canh và VAC thông thường.
- Theo kết quả nghiên cứu thì 1 ha VAC chuyên canh có thu nhập cao so với 1 ha VAC thông thường. Cụ thể là: NPV của VAC thông thường là 98,11 triệu đồng, NPV kiểu VAC chuyên canh là 122,05 triệu đồng.
- Trong kiểu VAC chuyên canh: thành phần ao mang lại thu nhập và có hiệu quả sản xuất cao nhất, thành phần chuồng mang lại thu nhập và hiệu quả sản xuất kém nhất.
- Trong kiểu VAC thông thường: thành phần ao đem lại thu nhập cao nhất, nhưng thành Phần vườn lại có hiệu quả sản xuất là cao nhất.
- Trong các hệ thống VAC tại địa phương có tới 81 loài, gồm 31 loài động vật và 50 loài thực vật, trong đó, 23 loài có trong tự nhiên và 58 được nuôi trồng.
- Trong hệ thống VAC tại địa phương, ngoài sự đa dạng về loài còn có sự da dạng về các giống cây trồng vật nuôi.
5.2. Tồn tại
- Do để tài chỉ tiến hành nghiên cứu 4 trong tổng số 8 thôn của xã nên số liệu thu thập được chưa thực sự tổng quát, chưa phản ánh hết được hiện trạng sản xuất VAC của toàn xã.
- Đề tài chưa có điều kiện đánh giá tác động và hiệu quả xã hội, môi trường của hệ thống VAC tại địa phương.
- Do chỉ điều tra kinh tế trong chu kỳ sản xuất 4 năm nên việc tính kết quả về đánh giá hiệu quả kinh tế còn hạn chế.
5.3. Kiến nghị
- UBND xã cần quy hoạch lại diện tích đất đai của địa phương, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp đặc biệt là đất nuôi trồng thủy sản thành đất ở.
- Cần nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất VAC tại địa phương một cách toàn diện hơn.
- Lựa chọn những hộ gia đình sản xuất VAC điển hình, đem lại hiệu quả kinh tế cao để tiến hành nhân rộng trên đại bàn toàn xã
MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo
1. Bộ khoa học (2007), Sách đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
2. Lê Trọng Cúc và các cộng sự (2001), Danh lục các loài thục vật Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đường Hồng Dật (2005), VAC tầm cao mới của nghề làm vuờn, VAC cho mọi nhà, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Hội làm vuờn Việt Nam (1994), Chuơng trình an toàn luơng thực – thực phẩm gia đình, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đồng phuơng Hồng (1998), Khảo sát và đánh giá hiệu qủa một số mô hình sản xuất VAC trong các đơn vị quân đội đóng quân ở vùng trung du phía Bắc, luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Cao Thị Lý, Trần Mạnh Đạt cùng các tác giả (2002), Bài giảng bảo tồn đa dạng sinh học, Chuơng trình hỗ trợ lâm nghiệp.
7. Nguyễn Văn Mấn (1996), Phổ cập kiến thức về hệ sinh thái VAC, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh (1995), Nông nghiệp hữu cơ – cơ sở ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
9. Phạm Văn Mang (1981), Một số vấn đề phuơng thức sản xuất kết hợp nông lâm nghiệp trên đồi núi Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Bùi Thị Minh Nguyệt (2007), Bài giảng kinh tế hộ và trang trại, Đại học Lâm Nghiệp.
11. Cấn Văn Thắm (2005), Bài giảng thủy sản, Đại học Lâm Nghiệp.
12. Nguyễn Duy Tính, Phạm Thị Mỹ Dung và các tác giả (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Trìu (1988), phát triển kinh tế VAC: lợi ích về xã hội, môi truờng lớn hơn lợi ích kinh tế, Báo nguời làm vuờn tháng 1 năm 1988, trang 6.
14. Đào thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. UBND xã Yên Đồng (2009), “Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2009, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH – ANQP năm 2010”.
16. Trần Đức Viên và Phạm Văn Phê (1998), Sinh thái học nông nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Đặng Thọ Xuơng, Lê Du Phong và các tác giả (1996), kinh tế VAC trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế VAC.doc