Survey results of forest genetic resources siiteck mushrooms in Bac Kan showed that siiteck
mushroom growth, development and distributed in the forests with dominanted species such as
Sau Sau, Oak, Chestnut trees. Farmers often exploit the siiteck mushrooms from November to
March next year with output of about 15.3 kg/household/year and sold in the local market with
prices ranging from 120-180000/kg fresh siiteck mushrooms. Some households can grow
mushrooms on the Sau sauwoodswith scale from 13-18 m3/H.H/year. Yield of 80-180 kg of fresh
mushrooms/year/household. Research results of siiteck mushrooms on Sau sau woody in Bac Kan
province show that: The time to inoculated immediately after cutting trees, mushrooms appear
earlier than 17 – 25 days comparing with after felling 5 – 10 days. Mushroom stem length ranged
from 4.7 to 5.0 cm. Diameter of mushroom peduncle from 0.42 to 0.50 cm. Diameter of mushroom
cap ranging from 2.4 to 2.7 cm. Yield of fresh mushrooms harvested at 3 times ranged from 29,5
to 37.0 kg/treatment. Profits ranged from 866.000 – 1.241.000 VND/m3 of Sau Sau wood.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật để phát triển nấm hương đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn - Lê Sỹ Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152
147
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT
TRIỂN NẤM HƯƠNG ĐẶC SẢN TẠI TỈNH BẮC KẠN
Lê Sỹ Lợi*, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phạm Thị Phương Lan
Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng nguồn gien Nấm Hương rừng tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Nấm
Hương rừng sinh trưởng, phát triển và phân bố ở những khu rừng có nhiều cây Sau Sau, Sồi, Dẻ...
Người dân địa phương thường khai thác Nấm Hương từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với sản
lượng khoảng 15,3 kg/hộ/năm và bán tại các chợ địa phương với giá dao động từ 120-180.000
đồng/kg. Một số hộ nuôi trồng Nấm Hương trên giá thể là cây Sau Sau với quy mô từ 13 – 18
m3gỗ/năm. Năng suất đạt 80-180 kg nấm tươi/năm/hộ. Thời gian thu hoạch nấm từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Kết quả theo dõi mô hình thí nghiệm sản xuất Nấm Hương trên thân gỗ tại tỉnh
Bắc Kạn cho thấy: Vào giống ngay sau khi chặt cây, xuất hiện quả thể sớm hơn 17 – 25 ngày so
với công thức vào giống sau khi chặt cây 5 – 10 ngày. Chiều dài cuống Nấm Hương dao động từ
4,7 – 5,0 cm. Cuống nấm có đường kính từ 0,42 – 0,50 cm. Đường kính mũ nấm dao động từ 2,4 –
2,7 cm. Năng suất Nấm Hương tươi sau thu hoạch 3 lần dao động từ 29,5 đến 37,0 kg/công thức.
Lợi nhuận thu được dao động từ 866.000 đến 1.241.000 đ/m3.
Từ khóa: Bắc Kạn; cây Sau Sau, Nấm Hương; quả thể; thân gỗ;
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nấm Hương (Đông cô, Hương cô, Shiitake)
có tên khoa học là Lentiluna edodes. Nấm
Hương có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng
Nấm Hương làm rau như một loại thực phấm
cao cấp cung cấp vitamin (như vitamin
B1,B2, vitamin pp, vitamin D2...) chất khoáng
(Fe, Mn, K, Ca, Mg, Cd, Cu, p và Zn) cho cơ
thể con người[1]; [2]; [5]. Bắc Kạn là một
tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam với
tài nguyên rừng khá đa dạng, phong phú, còn
nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, có giá
trị trong đó có Nấm Hương rừng đặc sản. Bắc
Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 20 - 220C, thích hợp cho
nhiều lại nấm sinh trưởng và phát triển[6].
Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa
phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân, nhiệm vụ nghiên cứu,
nuôi trồng Nấm Hương là một vấn đề cần
được quan tâm.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
* Điều tra đánh giá thực trạng Nấm Hương
rừng ở tỉnh Bắc Kạn.
* Tel: 0912 551516, Email: lesyloi@yahoo.com
- Thuận lợi, khó khăn trong khai thác nguồn
Nấm Hương đặc sản.
- Xác định những khó khăn và đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển nguồn lợi Nấm Hương
đặc sản và nâng cao thu nhập cho người dân.
* Thử nghiệm trồng giống Nấm Hương trên
giá thể thân gỗ.
- Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng phát triển,
năng suất Nấm Hương.
Phương pháp nghiên cứu
-Điều tra đánh giá thực trạng khai thác và sử
dụngNấm Hương bằng phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia (PRA). Thu thập dữ
liệu thứ cấp và phỏng vấn 90 hộ nông dân tại 2
huyện Ngân Sơn và huyện Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn.
- Thử nghiệm sản xuất Nấm Hương được bố
trí tại hộ nông dân thuộc xã Vân Tùng-huyện
Ngân Sơn-tỉnh Bắc Kạn. Thí nghiệm gồm 3
công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi
ô thí nghiệm bố trí 1 m3 gỗ Sau Sau có đường
kính 18 - 25 cm, dài 1,2 -1,3 m.
Công thức 1 - Vào giống ngay sau khi chặt cây;
Công thức 2 - Vào giống sau khi chặt cây 5 ngày;
Công thức 3 - Vào giống sau khi chặt cây
10 ngày;
Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152
148
Số liệu thu thập được qua điều tra và nghiên
cứu được tổng hợp và tính toán trên
Microsoft Excel và xử lý thống kê trên phần
mềm SAS 5.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá hiện trạng vùng nghiên cứu.
Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên rừng cho thấy, các nguồn
tài nguyên rừng chủ yếu của các địa phương
được thể hiện qua bảng 1.
Đời sống của người dân tại địa phương còn
gặp nhiều khó khăn vì thế họ vẫn phải dựa
vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để sinh
sống như vào rừng lấy củi để sử dụng và để
bán, tuy nhiên 100% hộ dân được hỏi đều cho
rằng các nguồn tài nguyên trên đã cạn kiệt và
còn rất ít, do vậy sản lượng thu được không
lớn. Đối với nấm các loại, chủ yếu là Nấm
Hương được người dân khai thác trong rừng
từ tháng 10-12 hàng năm, trung bình đạt 17,2
kg nấm tươi/hộ/năm, chủ yếu được sử dụng
để phơi khô và bán (97%), chỉ sử dụng 3%,
người dân coi Nấm Hương là loại thực phẩm
đắt đỏ và xa xỉ.
Khu vực phân bố Nấm Hương rừng tại huyện
Ngân Sơn và huyện Ba Bể tập trung ở những
khu còn tồn tại nhiều loại cây là giá thể phù hợp
đối với Nấm Hương như: Sau Sau, Sồi, Dẻ.
Nấm Hương tươi thu hái được sơ chế bằng
cách phơi khô và tiêu thụ chủ yếu ngay tại địa
phương với hình thức bán lẻ hàng ngày tại các
chợ trong huyện, thị trấn với giá bán từ 120-
180.000 đ/kg khô. Mộc nhĩ và một số loại
nấm khác thường được sử dụng trong gia đình
với lượng từ 0,1 – 1,3 kg/hộ/năm.
Trong các hộ điều tra chỉ có 3 hộ nông dân
nuôi trồng Nấm Hương do được tuyên truyền,
tập huấn về kỹ thuật. Sau 1-3 năm nuôi trồng,
kết quả nuôi trồng Nấm Hương của một số hộ
được thể hiện tại bảng 3.
Bảng 1: Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng
Loại tài
nguyên
Trữ lượng
(nhiều/ít)
Thời vụ thu
hoạch (từ tháng
đến tháng)
Tổng sản
lượng thu
hoạch
(kg/năm/hộ)
Lượng
tiêu dùng
(%)
Lượng
bán (%)
Công thu
hái
(công/năm)
Giá bán
(đ/kg)
Gỗ ít quanh năm - - - - -
Củi ít quanh năm 1250 100 0 24
Măng ít T4 - T6 36 83 17 5 3.500
Nấm các loại ít T10 - T12 17,2 3 97 5,5 60.000
Cây thuốc ít quanh năm 15,8 0 100 7,2 20.000
(Số liệu điều tra hộ năm 2013)
Bảng 2: Tình hình khai thác, thu hái một số loại nấm rừng tại Bắc Kạn
Loại nấm
Trữ lượng
(nhiều/ít)
Thực trạng
rừng
Thời vụ thu
hoạch
Tổng sản
lượng thu
hoạch
Lượng
tiêu dùng
(kg tươi/
năm)
Lượng
bán
(Loài cây
chủ yếu)
(từ tháng đến
...)
(kg tươi
/năm/hộ)
(kg khô/
năm)
Nấm hương ít
Sau Sau,
Sồi, Dẻ
T11-12 15,8 0,5 6,3
Mộc nhĩ ít Nhiều loại T8-T12 1,3 1,3 0
Nấm khác ít Nhiều loại T1-T4 0,1 0,1 0
(Số liệu điều tra hộ năm 2013)
Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152
149
Bảng 3: Kết quả nuôi trồng Nấm Hương của một số hộ nông dân tại Bắc Kạn
Hộ nông dân
Địa chỉ
Vật liệu
nuôi trồng
Khối lượng
gỗ sử dụng
Sản lượng
tươi(kg/
năm)
Lượng
bán tươi
(m3) (kg/ năm)
Lục Thị Đối
Tiểu khu 3 - TT Nà
Phặc- Ngân Sơn
Gỗ Sau Sau 15 150 140
Hoàng Văn Khoát Hà Hiệu-Ba Bể Gỗ Sau Sau 18 180 170
Lục Văn Sinh
Thị trấn Nà Phặc-
huyện Ngân Sơn
Gỗ Sau Sau 13 80 60
(Số liệu điều tra hộ năm 2013)
Bảng 4. Ảnh hưởng của thời gian vào giống đến các giai đoạn sinh trưởng của Nấm Hương
trồng trên thân gỗ Sau Sau tại Bắc Kạn
Công thức
Thời gian từ khi vào giống đến. (ngày)
Xuất hiện quả thể Thu lần 1 Thu lần 2 Thu lần 3
1 202 240 280 315
2 219 259 301 340
3 227 267 313 355
Hiện nay, nấm ăn nói chung và Nấm Hương
nói riêng được coi là loại sản phẩm sạch và an
toàn nên được người tiêu dùng lựa chọn. Theo
kết quả khảo sát cho thấy, nhiều người đặt
mua Nấm Hương tươi tại các hộ nuôi trồng
nấm nhưng do thời tiết không thuận lợi, sản
lượng thu hoạch thấp nên thường không đủ
nấm để bán. Thời gian thu hoạch nấm từ
tháng 10 đến sau tết Nguyên đán với sản
lượng nấm Hương tươi dao động từ 80-180
kg/hộ/năm. Đây là nguồn thu nhập tăng thêm
tương đối quan trọng đối vớingười nông dân.
Kết quả thử nghiệm sản xuất Nấm Hương
trên giá thể thân gỗ.
Ảnh hưởng của thời điểm vào giống đến các
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Nấm
Hương trồng trên giá thể thân gỗ
Một số tác giả cho rằng sợi nấm chỉ lan nhanh
sau khi mô gỗ đã chết hoặc mọc tốt ngay sau
khi cây mới chặt hạ [4], vì vậy thời điểm cấy
giống vào giá thể thân gỗ được xem xét trong
điều kiện cụ thể tại Ngân Sơn - Bắc Kạn. Kết
quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.
Kết quả thí nghiệm trồng Nấm Hương trên
thân gỗ cây Sau Sau tại Bắc Kạn cho thấy:
Công thức vào giống ngay sau khi chặt cây
chỉ sau 202 ngày đã xuất hiện quả thể Nấm
Hương trên thân gỗ. Công thức 2 có thời gian
ủ là 219 ngày, dài hơn công thức 1 là 17 ngày.
Công thức 3 có thời gian ủ dài nhất là 227
ngày, dài hơn công thức 2 là 8 ngày và dài
hơn công thức 1 là 25 ngày. Như vậy thời
gian vào giống sau khi chặt cây càng dài thì
cần thời gian ủ càng lâu.
Từ khi xuất hiện quả thể đến khi thành thục
(thu lần 1) biến động không nhiều, từ 38 – 40
ngày. Công thức 1 có thời gian từ khi xuất
hiện quả thể đến thu lần 1 sớm nhất là 38
ngày, các công thức khác được thu hoạch sau
khi xuất hiện quả thể là 40 ngày.
Sau khi thu hái nấm, sợi nấm phải tích lũy
dinh dưỡng trở lại để bắt đầu một chu kỳ hình
thành quả thể mới. Hàm lượng nước trong gỗ
cần được duy trì từ 30 - 40% để kích thích sợi
nấm sinh trưởng và ức chế hình thành mầm
quả thể. Nhiệt độ thích hợp là từ 15 - 25°c.
Tùy vào điều kiện môi trường và chăm sóc,
chu kỳ này thông thường kéo dài từ 3 - 5 tuần.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian từ thu
hoạch lần 1 đến lần 2 kéo dài từ 40 – 46 ngày.
Công thức 1 có thời gian từ thu hoạch lần 1
đến lần 2 sớm nhất là 40 ngày, công thức 3 có
thời gian từ thu lần 1 đến thu lần 2 muộn nhất
là 46 ngày.
Sau thu hoạch lần 2 từ 35 – 42 ngày nấm tiếp
tục cho thu hoạch lần 3. Công thức vào giống
Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152
150
ngay sau khi chặt gỗ (công thức 1) thu hoạch
sớm nhất là 35 ngày, công thức vào giống
sau chặt gỗ 10 ngày (công thức 3) có thời
gian thu hoạch muộn nhất là 42 ngày, muộn
hơn công thức vào giống ngay sau khi thu
hoạch là 7 ngày.
Ảnh hưởng của thời gian vào giống đến một
số chỉ tiêu hình thái của Nấm Hương trồng
trên giá thể thân gỗ
Kết quả đo đếm một số chỉ tiêu hình thái của
Nấm Hương khi thu hoạch ở bảng5 cho thấy:
Chiều dài cuống nấm dao động từ 4,7 – 5,0
cm. Công thức 1 có cuống nấm ngắn nhất là
4,7 cm. Công thức 3 có cuống nấm dài 5 cm,
dài hơn công thức 1 là 0,3 cm.
Đường kính cuống nấm dao động từ 0,42 –
0,5cm. Công thức 1 có cuống nấm đạt lớn
nhất là 0,5cm. Công thức 3 có cuống nấm nhỏ
nhất là 0,42cm, nhỏ hơn công thức 1 là
0,08cm.
Đường kính mũ nấm liên quan chặt với năng
suất. Công thức 1 có đường kính mũ nấm lớn
nhất là 2,7cm, công thức 3 có đường kính mũ
nấm nhỏ nhất là 2,4cm.
Như vậy, chiều dài cuống nấm tăng tỷ lệ
thuận với thời gian vào giống, đường kính
cuống nấm và đường kính mũ nấm tăng tỷ lệ
nghịch với thời gian vào giống.
Ảnh hưởng của thời gian vào giống đến năng
suất Nấm Hương trồng trên thân gỗ
Khi đường kính mũ nấm được khoảng 2 – 3
cm là có thể thu hoạch được. Sau mỗi lần thu
hoạch cần duy trì tưới phun sương tạo ẩm môi
trường để tạo điều kiện thuận lợi cho quả thể
tiếp tục được hình thành và phát triển [4].
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 6đã cho
thấy, năng suất nấm tươi thu hoạch được ở
lần thu 1 dao động từ 9,8 đến 12,7 kg/m3 gỗ.
Công thức 1 có năng suất cao nhất đạt 12,7
kg/m3 gỗ, sai khác không có ý nghĩa so với
công thức 2 nhưng cao hơn công thức 3 chắc
chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 cho
năng suất thấp nhất là 9,8 kg/m3 gỗ.
Lần thu 2 cho năng suất cao nhất là 13,9 –
16,7 kg/m3 gỗ. Công thức 1 vẫn cho năng suất
cao nhất là 16,7 kg/m3 gỗ, tương đương với
công thức 2 nhưng cao hơn chắc chắn công
thức 3 là 2,8 kg/m3 gỗ. Công thức 3 có năng
suất thấp nhất là 13,9 kg/m3 gỗ, sai khác
không có ý nghĩa với công thức 2.
Lần thu 3 năng suất Nấm Hương thấp nhất do
gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, chỉ đạt
5,8 – 7,6 kg/m3 gỗ. Công thức 1 có năng suất
nấm cao nhất là 7,6 kg/m3 gỗ, cao hơn chắc
chắn công thức 2 và công thức 3 ở mức tin
cậy 95%. Năng suất công thức 2 sai khác
không có ý nghĩa so với công thức 3.
Bảng 5. Ảnh hưởng của thời gian vào giống đến một số chỉ tiêu hình thái của Nấm Hương
trồng trên giá thể thân gỗ Sau Sau tại Bắc Kạn
Công thức Chiều dài cuống nấm
(cm)
Đường kính cuống
nấm (cm)
Đường kính mũ nấm
(cm)
1 4,7 0,50 2,7
2 4,8 0,45 2,6
3 5,0 0,42 2,4
Bảng 6. Ảnh hưởng của thời gian vào giống đến năng suất Nấm Hương
trồng trên thân gỗ Sau Sau tại Bắc Kạn
Công thức
Năng suất nấm tươi thu được (kg/m3)
Thu lần 1 Thu lần 2 Thu lần 3 Tổng
1 12,7 16,7 7,6 37,0
2 11,3 15,2 6,3 32,8
3 9,8 13,9 5,8 29,5
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV% 6,03 5,12 5,08 3,72
LSD.05 1,54 1,78 0,76 2,80
Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152
151
Bảng 7. Sơ bộ hạch toán kinh tế của thí nghiệm trồng Nấm Hương
trên thân gỗ Sau Sau năm thứ nhất tại Bắc Kạn
Công thức
Tổng thu
Tổng chi (đ) Lãi thuần (đ)
Kg/m3 Thành tiền (đ)
1 37.0 1.850.000 609.000 1.241.000
2 32.8 1.640.000 609.000 1.031.000
3 29.5 1.475.000 609.000 866.000
Tổng lượng nấm của 3 lần thu hoạch đạt từ
29,5 – 37 kg/m3 gỗ. Công thức 1 có năng suất
thực thu cao nhất là 37 kg/m3 gỗ, cao hơn
chắc chắn công thức 2 là 4,2 kg/m3 gỗ, cao
hơn chắc chắn công thức 3 là 7,5 kg/m3 gỗ.
Công thức 2 có năng suất nấm đạt 32,8 kg/m3
gỗ, cao hơn chắn chắn công thức 3 là 3,3
kg/m3 gỗ. Như vậy, công thức vào giống ngay
sau khi chặt gỗ Sau Sau cho năng suất nấm
tươi cao nhất.
Sơ bộ hạch toán kinh tế sản xuất Nấm Hương
trên thân gỗ năm thứ nhất
Sản xuất Nấm Hương trên nguyên vật liệu sẵn
có tại địa phương nhằm giúp người dân khai
thác tốt tiềm năng sẵn có tại địa phương, nâng
cao hiệu quả sản xuất theo hướng hàng hóa.
Việc sơ bộ hạch toán thí nghiệm sản xuất
Nấm Hương trên thân gỗ giúp nông dân có
đầy đủ thông tin để quyết định chọn lựa
phương án sản xuất trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả tính toán ở bảng 7 cho thấy, các công
thức có cùng mức chi phí là 609.000 đ/m3 gỗ
vì vậy công thức 1 do đạt năng suất cao nên
lãi thuần cũng cao nhất là 1.241.000đ/m3 gỗ.
Công thức 2 có lãi thuần đạt 1.031.000 đ/m3
gỗ. Công thức 3 có lãi thuần thấp nhất là
866.000 đ/m3 gỗ.
KẾT LUẬN
Về hiện trạng khai thác và nuôi trồng Nấm
Hương tại tỉnh Bắc Kạn:
- Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu và tình
hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thuận lợi
cho Nấm Hương rừng sinh trưởng và phát
triển, khu vực phân bố nấm Hương rừng tập
trung ở những khu rừng có nhiều cây Sau
Sau, Sồi, Dẻ... Người dân địa phương thường
khai thác Nấm Hương từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau với sản lượng 15,3 kg/hộ/năm, sau
đó được phơi khô và bán tại các chợ địa
phương với giá dao động từ 120-180.000
đồng/kg.
- Một số ít hộ nông dân đã nuôi trồng Nấm
Hương trên giá thể là cây Sau Sau với quy
môtừ 13 – 18 m3 gỗ/hộ/năm. Sản lượng nuôi
trồng đạt 80-180 kg nấm tươi/năm/hộ. Thời
gian thu hoạch nấm từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau.
- Một số khó khăn trong nuôi trồng Nấm
Hương là: Thiếu nguồn nguyên liệu gỗ phù
hợp; Bị động về nguồn giống; Sản lượng nấm
tươi phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu.
Về thử nghiệm sản xuất Nấm Hương trên thân gỗ:
- Thời gian từ khi vào giống đến khi xuất hiện
quả thể Nấm Hương dao động từ 202 – 227
ngày, sau khi xuất hiện quả thể 38 – 40 ngày
được thu hoạch lần 1. Công thức vào giống
ngay sau khi chặt gỗ Sau Sau có thời gian
xuất hiện quả thể và thu hoạch sớm nhất.
- Kích thước Nấm Hương nuôi trồng trên thân
gỗ tương đối phù hợp với Nấm Hương được
khai thác trong tự nhiên: Chiều dài cuống
nấm đạt từ 4,7 – 5,0 cm, đường kính cuống
nấm đạt từ 0,42 – 0,50 cm, đường kính mũ
nấm đạt từ 2,4 – 2,7 cm.
- Năng suất Nấm Hương và hiệu quả kinh tế
tăng tỷ lệ nghịch với thời gian vào giống.
Công thức vào giống ngay sau khi chặt gỗ
luôn có năng suất cao nhất. Tổng 3 lần thu
hoạch đạt 37 kg/m3 gỗ, lãi thuần đạt
1.241.000 đ/m3 gỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lân Dũng, 2003. Công nghệ nuôi trồng
nấm. Nxb Nông nghiệp HN, 244 tr.
2.Nguyễn Hữu Đống, 1997. Nấm ăn cơ sở khoa
học và công nghệ nuôi trồng. Nxb Nông nghiệp
HN, 177 tr.
Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152
152
3. Trịnh Tam Kiệt (1981) Nấm lớn ở Việt Nam
tập 1. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
4. Lê Duy Thắng, 2001. Kỹ thuật trồng nấm.
Nxb Nông nghiệp HN.
5. Lê Xuân Thám, Võ Thị Phương Khanh,
Nguyễn Anh Dũng, 2000. Bổ sung vào nhóm nấm
chống ung thư ở Việt Nam: Nấm Hương (Nấm
Donko, nấm shiitake). Tạp chí dược học, số
1/2000.
6. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014
SUMMARY
RESEARCH, DEVELOPMENT THE SPECIALTIES SIITECK MUSCHROOM
IN BAC KAN PROVINCE
Le Sy Loi*, Nguyen Manh Tuan, Pham Thi Phuong Lan
Institute of Life Sciences – College of Agriculture and Forestry - TNU
Survey results of forest genetic resources siiteck mushrooms in Bac Kan showed that siiteck
mushroom growth, development and distributed in the forests with dominanted species such as
Sau Sau, Oak, Chestnut trees... Farmers often exploit the siiteck mushrooms from November to
March next year with output of about 15.3 kg/household/year and sold in the local market with
prices ranging from 120-180000/kg fresh siiteck mushrooms. Some households can grow
mushrooms on the Sau sauwoodswith scale from 13-18 m3/H.H/year. Yield of 80-180 kg of fresh
mushrooms/year/household. Research results of siiteck mushrooms on Sau sau woody in Bac Kan
province show that: The time to inoculated immediately after cutting trees, mushrooms appear
earlier than 17 – 25 days comparing with after felling 5 – 10 days. Mushroom stem length ranged
from 4.7 to 5.0 cm. Diameter of mushroom peduncle from 0.42 to 0.50 cm. Diameter of mushroom
cap ranging from 2.4 to 2.7 cm. Yield of fresh mushrooms harvested at 3 times ranged from 29,5
to 37.0 kg/treatment. Profits ranged from 866.000 – 1.241.000 VND/m3 of Sau Sau wood.
Key words: Bac Kan; Sau sau tree, shiitake mushrooms; woody; mushrooms
Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phản biện:05/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Trần Quốc Hưng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
* Tel: 0912 551516, Email: lesyloi@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48471_52386_109201514264322_4675_2046584.pdf