Để tham gia nuôi cá Rô đồng, trước hết bản
thân các hộ nuôi cần có những định hướng riêng
để giải quyết vấn đề về vốn của mình, cần có các
tổ chức, hiệp hội đứng ra can thiệp nhằm cải tiến
quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và chủ
hộ nuôi, để cho các hộ nuôi có thể tiếp cận được
nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà
không cần thế chấp tài sản.
Tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi cá Rô đồng
và chỉ có những vùng thuận lợi về nguồn nước, điều
kiện tự nhiên thích hợp, hộ nuôi có kinh nghiệm thì
mới khuyến cáo nuôi. Trong quá trình nuôi phải gắn
chặt với nhu cầu thị trường, để không lâm vào cảnh
“cung vượt cầu” gây ra tình trạng thua lỗ.
Chính quyền địa phương nên tìm hiểu các
thông tin để mở rộng thị trường tiêu thụ cho
cá Rô đồng, trong tình trạng trong nước cung
vượt mức cầu như hiện nay thì chúng ta nên mở
rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ dừng lại ở thị
trường trong nước mà nên xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG TRONG AO, EO NGÁCH VÙNG BÁN NGẬP
Ở LÒNG HỒ TRỊ AN, TỈNH ĐỒNG NAI
TECHNICAL ACTUALITY ACCESS AND ECONOMIC - SOCIETY EFFICIENCY
FOR COMMERCIAL ANABAS (ANABAS TESTUDIEUS) AQUACULTURE FARMS
IN THE CHANNEL AND POND IN THE SEMI - SUBMERGED REGION
TRI AN LAKE, DONG NAI PROVINCE, VIETNAM
Phan Thị Hoa1, Phạm Xuân Thủy2, Quách Thị Khánh Ngọc3
Ngày nhận bài: 04/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 0 8/11/2012; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội, sau đó tìm và xác định các nhân
tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá Rô đồng trong ao của các hộ nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An. Dựa trên số liệu điều
tra của 100 hộ nuôi tại vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
năng suất cá Rô đồng của các hộ dân khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến sản
lượng nuôi cá Rô đồng của các hộ ngư dân ở đây, đó là mật độ thả cá giống, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm của chủ hộ
nuôi, diện tích ao nuôi, vốn đầu tư ao nuôi, trong đó quan trọng nhất là nhân tố vốn đầu tư.
Từ khóa: cá Rô đồng, lòng hồ Trị An, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội
ABSTRACT
This research investigates situation of technology, the economic - society effi ciency, after that this paper also fi nd and
identify the factors affect to outputs of anabas testudieus in the semi - submerged Tri An lake, Dong Nai province. Based
on the survey data of 100 fi sh farmers in the study, researchers used multivariate regression models in SPSS software to
analyze the factors affecting tilapia yield of anabas testudieus production of the households in the study recgions. Results
showed that there are fi ve signifi cantly factors affect to outputs of fi shes, they are fi sh stocking density, density, experience
of households, pond area, investable capital in pond, in which the most important factor is that investable capital in pond.
Keywords: Anabas testudieus, Tri An lake, technical actuality, economic - society effi ciency
1 Phan Thị Hoa: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Phạm Xuân Thủy, 3TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Trị An hiện là một trong những hồ chứa có
diện tích ngập nước lớn nhất Việt Nam (32.400ha
vào tháng 9 - 12) nhưng có độ sâu trung bình khá
thấp (11m). Đặc điểm này hình thành nên những
vùng bán ngập đặc trưng rộng lớn trên hồ vào mùa
nước cạn với diện tích lên đến hàng chục ngàn ha.
Vùng bán ngập trên lòng hồ Trị An lại có nhiều ao,
eo ngách hình thành nên những vùng sinh thái ao,
eo ngách đặc trưng với hàng trăm eo có diện tích
trung bình mỗi eo từ vài ha đến hàng trăm ha (Theo
báo cáo Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản hồ
Trị An, Trạm thủy sản Trị An, 2010) [1]. Các hộ nuôi
cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An bắt đầu từ
năm 2004 và bước đầu đã đạt được một số kết quả
nhất định: diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tăng
nhanh, nghề nuôi cá đã góp phần giải quyết được
công ăn việc làm và nâng cao đời sống sống cho
nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội của
nghề nuôi cá Rô đồng mang lại cho hộ nuôi trong
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
những năm gần đây đang giảm xuống. Do vậy vấn
đề đặt ra là ph ải tìm cách hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi. Tác giả
chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng kỹ
thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá
Rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng
hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai” nhằm điều tra hiện trạng kỹ
thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề
nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền
vững nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ
Trị An. Đồng thời nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu
giúp người nuôi và các cơ quan chức năng lựa chọn
các giải pháp thích hợp giúp nghề nuôi cá Rô đồng
phát triển bền vững.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Dữ liệu phân tích
Số liệu thứ cấp thu thập từ Sở NN và PTNT
Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Nai, Trung tâm
Thủy sản Đồng Nai, Trạm Thủy sản Hồ Trị An. Số
liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát 100 hộ nuôi cá rô
đồng trong ao eo ngách vùng bán ngập hồ Trị An tại
xã Phú Ngọc (75 hộ điều tra chiếm 68,81%), La Ngà
(22 hộ điều tra chiếm 75,86% tổng số), Mã Đà (có 3
hộ nuôi điều tra 100%).
2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là
năng suất và các biến độc lập là số năm kinh nghiệm
(SN_nuoi), kích thước giống thả (KT_giong), mật độ
nuôi (MD_nuoi), diện tích ao nuôi (DT_aonuoi), quy
mô vốn đầu tư (Qm_von), độ sâu ao nuôi (DS_aonuoi)
và thời gian nuôi (Tg_nuoi).
Nang_suat = β0 + β1* SN_nuoi + β2* KT_giong
+ β3* MD_nuoi + β4*DT_aonuoi + β5*Qm_von +
β6* DS_aonuoi + β7*Tg_nuoi + є
Số năm kinh nghiệm nuôi là một trong những
nhân tố quan trọng. Do đó mô hình kỳ vọng nhân
tố kinh nghiệm của hộ nu ôi sẽ đồng biến với năng
suất nuôi.
Nhân tố quy mô vốn là yếu tố được trực tiếp sử
dụng vào quá trình sản xuất. Đối với nhân tố này mô
hình kỳ vọng có phản ứng (+) với năng suất nuôi.
Mật độ nuôi quá thấp hoặc quá cao trên một
đơn vị diện tích sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Do vậy
với nhân tố mật độ nuôi mô hình kỳ vọng sẽ có quan
hệ đồng biến với năng suất.
Nhân tố độ sâu của ao nuôi: Nếu độ sâu quá
cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh
sống của cá Rô đồng. Do vậy mô hình kỳ vọng nhân
tố này có quan hệ đồng biến với biến năng suất.
Nhân tố quy mô diện tích nuôi của hộ (m2)
ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, diện tích nuôi
quá lớn sẽ làm ảnh hưởng năng suất. Do vậy
mô hình kỳ vọng nhân tố này sẽ quan hệ (–) với
năng suất.
Nhân tố kích thước giống: kích thước con giống
thả thích hợp sẽ cho năng suất cao theo đó mô
hình kỳ vọng kích thước giống có quan hệ (+) với
năng suất.
Nhân tố thời gian nuôi, tác giả kỳ vọng rằng với
các yếu tố khác không đổi, khi tăng thời gian nuôi/vụ
sẽ làm tăng năng suất cá Rô đồng nuôi trên đơn vị
diện tích đó.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phần mềm
Microsoft Excel để nhập số liệu và xử lý. Kết quả
phân tích sẽ cho những kết quả kinh tế về doanh
thu, chi phí, lợi nhuận. Sau đó dữ liệu được chuyển
sang phần mềm SPSS 16.0 để xử lý phân tích hồi
quy các nhân tố tác động đến năng suất cá Rô đồng
nuôi tại vùng bán ngập hồ Trị An.
Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt
p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay loại trừ
biến ra khỏi mô hình:
- P-value (sig.) < a = 0,05 (mức ý nghĩa): biến
độc lập sẽ ở lại phương trình hồi quy [3].
- P-value (sig.) > a = 0,05 (mức ý nghĩa): biến
độc lập sẽ bị loại trừ khỏi phương trình hồi quy [3].
+ Kiểm tra đa cộng tuyến: Thực hiện hồi quy với
phần mềm SPSS, giá trị VIF của các biến < 10 thì
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến [3], [4].
+ Kiểm định phương sai thay đổi: Thực hiện
kiểm định White trong phần mềm Eview, tức là kiểm
tra giá trị Pro của F phải lớn hơn giá trị Pro của Chi
bình phương và lớn hơn 0,05 [3].
+ Kiểm định tự tương quan trong phần dư:
Thực hiện kiểm định d của Durbin - Watson trên
phần mềm SPSS. Mô hình hồi quy không xảy ra
hiện tượng tự tương quan khi 1 < d < 3 [3].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng kỹ thuật
1.1. Thông số ao nuôi
Theo số liệu điều tra trong 100 hộ với tổng
diện tích điều tra là 182,74 ha có tới 60 hộ có 1 - 2
ao nuôi, 19 hộ có 3 - 4 ao nuôi và diện tích các
ao eo ngách đa số dưới 1ha. Đa số hộ nuôi có độ
sâu mực nước ao từ 2 - 3m, trong đó các hộ ở
vùng Mã Đà (100%) có mực nước ao từ 2 - 3m.
Lý giải điều này, các hộ nuôi ở Mã Đà cho rằng
do ao đào đắp trước đó đã lâu để nuôi cá tạp và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137
lấy nước tưới vườn, có 3 hộ ở Phú Ngọc - La Ngà
có ao sâu > 4m, do địa thế ao dựa vào vách cao
để giữ nước.
1.2. Mùa vụ nuôi
Có 70 hộ nuôi cá rô đồng thả 2 vụ nuôi trong
năm, 42 hộ thả nuôi vào tháng 1 - tháng 6 và tháng 6
- tháng 11, tránh tháng 12 có nhiệt độ lạnh khó chăm
sóc cá. Một số hộ khác (28 hộ) chọn mùa vụ thả
nghịch để thu hoạch cá với giá cao vào tháng 2 và
tháng 8 hàng năm. Có 30 hộ ở vùng Phú Ngọc - La
Ngà chỉ nuôi 1 vụ trong năm do đặc điểm trữ nước
của ao eo ngách, trong đó có 2 hộ bị ngập nước ao
vào tháng 7 và 1 hộ bị thiếu nước ao vào mùa khô.
1.3. Mật độ thả, mật độ nuôi và tỷ lệ sống
Tuỳ theo diện tích ao và nguồn vốn, mật độ thả
cá bột dao động từ 500 - 1.000 con/m2. Một số hộ
nuôi trong quá trình thả giống lần 1 không đạt nên
phải thả lần 2, có khi phải thả lần 3. Mật độ nuôi
trung bình từ 28 - 54 con/m2 , mật độ nuôi là căn cứ
để tính sản lượng cá thu hoạch và tỉ lệ sống của cá,
chủ động kiểm soát mật độ cá thả nuôi thông qua
bước lọc cỡ cá giống.
1.4. Dịch bệnh
Các bệnh phổ biến nhất là đen mình, nấm nhớt,
cháy đuôi và xuất huyết, xuất hiện ở 100% hộ nuôi
vùng Phú Ngọc - La Ngà với nhiều mức độ từ nhẹ
đến nặng, trong khi vùng Mã Đà chỉ phổ biến bệnh
nấm nhớt (75% hộ nuôi), riêng bệnh đen mình ít xảy
ra do môi trường nuôi còn tốt.
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 1 ha ao nuôi cá
Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An
Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn đầu tư đối
với từng mô hình nuôi cá Rô đồng thâm canh tác
giả đã so sánh giữa chi phí sản xuất và kết quả thu
được đối với từng xã nuôi cá Rô đồng tại vùng bán
ngập hồ Trị An qua hai năm 2009 - 2010 và kết quả
điều tra được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế 1 ha ao nuôi cá Rô đồng vùng bán ngập hồ Trị An 2009 - 2010
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Phú Ngọc La Ngà Mã Đà Trung bình Phú Ngọc La Ngà Mã Đà Trung bình
1. Doanh thu/ha 1.193,75 1.338,01 1.205,17 1.226,29 1.066,04 1.297,19 776,63 1.046,62
2. Chi phí sản xuất
(TC)/ha 934,58 1.075,86 907,35 961,76 941,86 1.184,81 733,66 953,44
3. Lợi nhuận
(Pr)/ha 259,17 262,15 297,82 264, 52 124,19 112,38 42,97 93,18
4. Pr/ TC 0,278 0,244 0,328 0,283 0,132 0,095 0,059 0,095
5. Pr/LĐ 104,843 97,040 177,275 126,386 46,966 38,908 23,900 20,936
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Năm 2009 doanh thu trung bình của nuôi cá Rô
đồng trên 1 ha là 1.226,29 triệu đồng và năm 2010
doanh thu trung bình của nuôi cá Rô đồng trên 1 ha
giảm xuống còn 1.046,62 triệu đồng, nguyên nhân
là do năng suất nuôi cá Rô đồng giảm từ 40,08 tấn/
ha/năm vào năm 2009 xuống còn 36,32 tấn/ha/năm
vào năm 2010. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá Rô
đồng năm 2009 là 264,52 triệu đồng/ha và năm
2010 giảm xuống còn 93,18 triệu đồng/ha. Năm
2009 các hộ nuôi tại xã Mã Đà có kết quả kinh tế
cao hơn so với hai xã La Ngà và Phú Ngọc với lợi
nhuận là 297,82 triệu đồng/ha nhưng tới năm 2010
giảm xuống chỉ còn 42,97 triệu đồng/ha, nguyên
nhân chủ yếu là năm 2010 các hộ nuôi tại xã Mã Đà
không gặp thuận lợi về nguồn nước, thất thoát cá
trong quá trình gần thu hoạch, nhiều hộ nuôi không
nắm bắt các thông tin về giá cá kịp thời nên không
bán được với giá cao.
Do giá bán giảm vào năm 2010, hơn nữa từ đầu
năm 2011, thức ăn cho thủy sản được điều chỉnh
tăng 2 - 4 lần/tháng, mỗi lần khoảng 200 đồng/kg
[5]. Năm 2009, một lao động nuôi cá Rô đồng xã
Phú Ngọc tạo ra 104,843 triệu đồng lợi nhuận, xã La
Ngà là 97,040 triệu đồng, xã Mã Đà là 177,275 triệu
đồng. Đến năm 2010 mức lợi nhuận giảm, một lao
động nuôi cá Rô đồng trong năm tạo ra 46,966 triệu
đồng lợi nhuận đối với xã Phú Ngọc, xã La Ngà là
38,908 triệu đồng, xã Mã Đà là 23,900 triệu đồng.
3. Hiệu quả về mặt xã hội
Nghề nuôi cá Rô đồng còn kéo theo sự phát
triển của hàng loạt các ngành khác, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động như: lao
động ương cá Rô đồng bột và hàng ngàn lao động
làm nương rẫy, sản xuất thức ăn cho cá Rô đồng và
các hoạt động dịch vụ khác và số lao động tham gia
vào nuôi cá Rô đồng. Theo số liệu điều tra tác giả
tính được trung bình 4 lao động/1 ha ao nuôi cá Rô
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
138 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
đồng, do vậy trong tổng số 1.068 hộ ngư dân với
3.329 lao động thì có tới 1.399 lao động tham gia
nuôi cá Rô đồng [2], có thể thấy nghề nuôi cá Rô
đồng đang giải quyết được số lượng lao động lớn
cho người dân tại vùng bán ngập hồ Trị An. Theo
thống kê của trạm Thủy sản Trị An thì nghề nuôi cá
Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An năm 2010 đạt
sản lượng là 12.701 tấn đóng góp gần 380.000 triệu
đồng vào giá trị sản xuất chung của tỉnh, cứ 1 lao
động trong năm tạo ra 266,641 triệu đồng thu nhập
và 1 lao động nuôi cá Rô đồng trong năm tạo ra
28,315 triệu đồng lợi nhuận.
4. Mô hình hồi quy
4.1. Kết quả hồi quy
Qua số liệu khảo sát có thể thấy đối với nghề
nuôi cá Rô đồng diện tích dao động từ 1.200m2 đến
10.700m2, kích thước giống từ 0,2cm đến 0,3cm,
thời gian nuôi từ 5 tháng đến 6 thán g, kinh nghiệm
nuôi của chủ hộ nuôi từ 2 năm đến 6 năm, quy mô
vốn đầu tư trung bình là 1.770,72 triệu đồng/ha, độ
sâu ao nuôi trung bình là 291cm và mật độ nuôi trung
bình là 38,62 con/m2. Nhìn chung độ lệch chuẩn của
các chỉ tiêu như năng suất, độ sâu ao nuôi và mật
độ nuôi có độ biến thiên lớn. Có sự phân tán này là
do giá trị của các chỉ tiêu này có sự chênh lệch lớn
từ giá trị nhỏ nhất và lớn nhất. Phương trình hồi quy
của mô hình có dạng như sau:
Nang_suat = 0,876 + 0,246* MD_nuoi + 1,992*
SN_nuoi + 0,017*Qm_von
– 0,001*DT_aonuoi + 0.066*DS_aonuoi
Với 7 biến ban đầu sau khi tiến hành hồi quy
và loại dần biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả
còn 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Kết quả hồi quy chỉ ra giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập có mối tương quan bội chặt chẽ, vì các
hệ số tương quan bội cũng rất gần với 1. Mức ý
nghĩa 0.000 (rất nhỏ) của tiêu chuẩn F trong bảng
ANOVA khẳng định mô hình thu được là rất tốt.
Với R2 điều chỉnh có giá trị là 0,798 có nghĩa là
79,8% sự thay đổi của nang_suat được giải thích
bằng MD_nuoi, SN_nuoi, Qm_von, DT_aonuoi,
DS_aonuoi. 20,2% còn lại không giải thích được do
thiếu một số nhân tố ảnh hưởng khác và tính đại
diện của mẫu khảo sát.
Kết quả hồi quy cho thấy khi các yếu tố khác
không đổi, thì chủ hộ nuôi có thêm 1 năm kinh
nghiệm thì năng suất tăng thêm 1,992 tấn/ha/năm;
quy mô vốn đầu tư thêm 1 triệu đồng thì năng suất
tăng thêm 0,017 tấn/ha/năm. Mật độ nuôi tăng thêm
1 con/m2 thì năng suất tăng 0,246 tấn/ha/năm, tuy
nhiên đối với khi nuôi cá Rô đồng thì phải kiểm soát
mật độ, không nên để mật độ cá nuôi quá cao hoặc
quá thấp sẽ ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch, qua
số liệu khảo sát thì mật độ nuôi nằm trong giới hạn
(15 < mật độ nuôi thích hợp < 110 con/m2). Nhân tố
diện tích ao nuôi có quan hệ nghịch biến với năng
suất, diện tích ao nuôi tăng lên 1m2 thì năng suất
cá thu được giảm 0,001 tấn/ha/năm. Độ sâu của ao
nuôi cá Rô đồng quá sâu cũng ảnh hưởng tới năng
suất thu hoạch của hộ nuôi, nếu độ sâu quá lớn có
thể năng suất không tăng, theo các số liệu điều tra
dùng trong mô hình hồi quy thì đối với độ sâu mực
nước ao nuôi tăng thêm 100cm thì năng suất nuôi
cá Rô đồng tăng 0,066 tấn/ha/năm, qua số liệu khảo
sát thì độ sâu ao nuôi nằm trong giới hạn (210 < độ
sâu thích hợp < 510 cm).
4.2. Kiểm định mô hình
Kiểm định tự tương quan trong phần dư với
công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 16.0, tác giả tiến
hành kiểm định của Durbin - Watson. Kết quả cho
thấy giá trị d của Durbin - Watson bằng 2,335. Do vậy
mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương
quan trong phần dư. Kiểm định đa cộng tuyến: kết
quả cho thấy tất cả các biến trong mô hình đều có
các giá trị VIF từ 1,275 đến 2,268. Điều này cho thấy
mô hình không xuất hiện đa cộng tuyến.
Kiểm định phương sai thay đổi: để kiểm định
phương sai thay đổi, tác giả sử dụng phần mềm
Eview để tiến hành kiểm định của White. Kết quả
cho thấy: Prob. F = 0.559712 > Prob. Chi-Square =
0.534308 > 0,05. Mô hình không xảy ra hiện tượng
phương sai thay đổi ở độ tin cậy 95%.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghề nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị
An là một ngành sản xuất có hiệu quả cả về kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, theo thăm dò ý kiến của các
hộ nuôi cho biết đến năm 2010 đã dần mất đi hiệu
quả so với các năm trước. Do đó, cần có những giải
pháp mới cho ngư dân để nghề nuôi cá Rô đồng
được quan tâm và phát triển. Nhưng đáng chú ý ở
đây là hầu hết các hộ nuôi cho biết họ nuôi cá Rô
đồng chủ yếu là theo những kinh nghiệm của bản
thân. Do đó, để phát triển bền vững nghề nuôi cá
Rô đồng, ngư dân cần nắm bắt hơn nữa về kỹ thuật,
các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển cần được
thực hiện một cách đồng bộ nhằm đảm bảo phát
triển nghề nuôi cá Rô đồng với quy mô phù hợp.
2. Kiến nghị
Diện tích nuôi hợp lý để đảm bảo hiệu quả
nuôi và quản lý, không nên nuôi diện tích quá lớn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 139
(>10.000m2) vì quản lý không hiệu quả gây ảnh
hưởng tới quá trình chăm sóc và thu hoạch.
Chủ động kiểm soát mật độ cá nuôi, chỉ nên
nuôi mật độ vừa phải, mật độ nuôi cá quá lớn sẽ ảnh
hưởng tới tỷ lệ sống của cá và môi trường nước.
Quản lý cấp, thoát nước: nên chú ý việc tăng
cường trao đổi nước ra vào tự nhiên giữa ao eo
ngách và hồ chứa, kiểm tra chất lượng nguồn nước
cấp trước khi cho qua ao nuôi.
Quản lý thức ăn: Cho ăn vừa đủ căn cứ theo
tính toán mật độ thả và sức ăn của cá, với lượng
thức ăn vừa phải cho mỗi lần, không để thức ăn
thừa phân huỷ gây ô nhiễm môi trường ao.
Để tham gia nuôi cá Rô đồng, trước hết bản
thân các hộ nuôi cần có những định hướng riêng
để giải quyết vấn đề về vốn của mình, cần có các
tổ chức, hiệp hội đứng ra can thiệp nhằm cải tiến
quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và chủ
hộ nuôi, để cho các hộ nuôi có thể tiếp cận được
nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà
không cần thế chấp tài sản.
Tiến hành quy hoạch lại vùng nuôi cá Rô đồng
và chỉ có những vùng thuận lợi về nguồn nước, điều
kiện tự nhiên thích hợp, hộ nuôi có kinh nghiệm thì
mới khuyến cáo nuôi. Trong quá trình nuôi phải gắn
chặt với nhu cầu thị trường, để không lâm vào cảnh
“cung vượt cầu” gây ra tình trạng thua lỗ.
Chính quyền địa phương nên tìm hiểu các
thông tin để mở rộng thị trường tiêu thụ cho
cá Rô đồng, trong tình trạng trong nước cung
vượt mức cầu như hiện nay thì chúng ta nên mở
rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ dừng lại ở thị
trường trong nước mà nên xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Đức, 2009. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản hồ Trị An. Trạm Thủy sản Trị An, Đồng Nai.
2. Nguyễn Công Đức, 2009. Biểu thống kê số hộ nuôi cá Rô đồng huyện Định Quán, Vĩnh Cửu. Trạm Thủy sản Trị An,
Đồng Nai.
3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê.
4. Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh, 2001. Kinh tế lượng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, chương 5.
5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_ky_thuat_va_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_cua.pdf