Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên

Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân viêm da mủ tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 4/2010 - 10/2010 chúng tôi có một số kết luận sau: - Bệnh viêm da mủ gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sàng thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí thường gặp đấu, mặt cổ (96,7%). Cơ cấu bệnh viêm da mủ gồm: bệnh chốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất 73,3%. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus (100%); kháng sinh đồ nhạy cảm với cefotaxime 20%. - Nuôi cấy vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là tổn thương da của bệnh nhân đã phát hiện 100% có tụ cầu vàng S. aureus (Staphylococus aureus). S. aureus nhạy cảm với Cefotaxim: 20%. Trong khi kết quả đièu trị lâm sàng tốt với cefotaxim là 76% (23/30). Sự phù hợp giữa kết quả kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime với hệ số kappa = 0,04.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 169 ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN ĐỐI VỚI KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIÊM DA MỦ TẠI KHOA DA LIỄU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Quý Thái* Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 4/2010 đến 10/2010. Nghiên cứu mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và tiến hành lấy bệnh phẩm dịch tiết tại tổn thương để nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ (theo kỹ thuật thường quy) được thực hiện trước điều trị. Can thiệp điều trị: các bệnh nhân được điều trị tại chỗ cùng một loại thuốc bôi (dung dịch xanh methylen 2%) và kháng sinh toàn thân đường tiêm: cephalosporine thế hệ 3 (biệt dược cefotaxime). Sau thời gian 7 ngày điều trị, đánh giá sự nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và sự phù hợp giữa kết quả đáp ứng trên invitro với kết quả điều trị lâm sàng bằng thuốc kháng sinh. Kết quả nghiên cứu: Bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sang thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí tổn thương thường gặp đầu, mặt cổ ((96,7%). Trong các bệnh viêm da mủ, bệnh chốc chiếm tỷ lệ 73,3%. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus (100%); kháng sinh đồ: nhạy cảm với cefotaxime 20%. Kết quả điều trị lâm sàng (dựa theo kinh nghiệm) là 76,7%. Sự phù hợp giữa kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime: hệ số kappa = 0,04 (phù hợp rất ít). Kết luận: Kháng sinh cefotaxime là thuốc có đáp ứng tốt và vẫn có thể được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh viêm da mủ. Từ khoá: Viêm da mủ, Kháng sinh, Tụ cầu vàng, Độ nhạy cảm, Hệ số phù hợp ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh viêm da mủ (VDM) là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, chiếm 15-20% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám ở các phòng khám chuyên khoa [1], [2]. Theo Phạm Thị Chanh (1998), tỷ lệ bệnh viêm da mủ điều trị nội trú tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chiếm 18,9% trong số bệnh da [3]. Bệnh gặp có thể ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Bệnh không những gây ngứa, đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây những biến chứng nội tạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết nếu như không được điều trị đúng và kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ chủ yếu * Tel: 0913313147 hiện nay là do tụ cầu, và một số vi khuẩn khác phối hợp (liên cầu, trực khuẩn mủ xanh,...). Việc điều trị bệnh VDM chủ yếu vẫn là dựa vào dùng thuốc kháng sinh. Trên thực tế trong những năm gần đây do tình trạng lạm dụng thuốc nói chung và kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn nói riêng đã làm cho nhiều trường hợp điều trị viêm da mủ trở nên phức tạp và khó khăn hơn [4]. Vì vậy nghiên cứu phát hiện những thuốc kháng sinh còn đáp ứng tốt với vi khuẩn, có hiệu quả lâm sàng đối với bệnh viêm da mủ tại bệnh viện là cần thiết. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu theo hướng này hầu như còn rất ít. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 170 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh và sự phù hợp với kết quả điều trị lâm sàng dựa theo kinh nghiệm. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân đựơc chẩn đoán là viêm da mủ điều trị nội trú tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2010 Tiêu chuẩn chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng kinh điển: Triệu chứng cơ năng: ngứa hoặc đau rát Triệu chứng thực thể: mụn mủ hoặc bọng mủ đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề -Hoặc đám vẩy tiết màu vàng và trợt đỏ -Vị trí tổn thương thường gặp ở đầu, mặt, cổ, chân tay và các nếp gấp, có thể có hạch lân cận. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh vẩy nến thể mủ - Viêm da mủ thứ phát sau các bệnh da do virus, nấm, viêm da cơ địa. - Viêm da tiếp xúc do côn trùng 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1 Loại nghiên cứu: Mô tả can thiệp 3.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân chẩn đoán viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa da liễu từ tháng 4-10/2010 và được làm kháng sinh đồ (tối thiểu n>=30) 3.3 Các chỉ số nghiên cứu: - Một số đặc điểm của bệnh nhân: tuổi, giới, địa dư, yếu tố lây nhiễm, tiền sử điều trị kháng sinh... - Triệu chứng lâm sàng: ngứa, đau rát, mụn nước, mụn mủ, bọng mủ, sẩn viêm, trợt chảy dịch, vẩy tiết, vị trí tổn thương... - Cơ cấu bệnh viêm da mủ: chốc, viêm da mủ, viêm nang lông, nhọt, trứng cá... - Kết quả xét nghiệm: kháng sinh đồ, công thức máu ( SLBC,BCĐNTT), nước tiểu (cặn, 10 thông số, protein) - Phản ứng bất lợi do thuốc (ADR) - Hệ số phù hợp (kappa): đánh giá kết quả nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng dựa theo kinh nghiệm. 4. Phương pháp thu thập thông tin + Dùng mẫu bệnh án nghiên cứu dựa trên khám lâm sàng, phỏng vấn và tham khảo hồ sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu. + Khoanh vùng tổn thương có mủ, vẩy tiết làm kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. + Cách lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh theo kỹ thuật thường quy. + Can thiệp điều trị: các bệnh nhân được điều trị tại chỗ cùng một loại thuốc bôi (dung dịch xanh methylen 2%) và kháng sinh toàn thân đường tiêm: cephalosporine thế hệ 3 (biệt dược cefotaxime). Sau thời gian 7 ngày điều trị, đánh giá sự nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và sự phù hợp giữa kết quả đáp ứng trên invitro với kết quả điều trị lâm sàng bằng thuốc kháng sinh . 5. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học dựa trên phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới Giới Tuổi Nam Nữ Tổng số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % <05 10 33,3 15 50 25 83,3 6-10 2 6,7 2 6,7 4 13,4 11-18 1 3,3 0 0 1 3,3 Tổng 13 43,3 17 56,7 30 100 Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy nhóm trẻ em <= 5 tuổi mắc bệnh nhiều nhất chiếm tỷ lệ 83,3%; trong đó đó nữ 56,7% và nam chiếm 43,3%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 171 Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm da mủ Tỷ lệ Đặc điểm lâm sàng Số lượng = 30 Tỷ lệ% Ngứa 28 93,3 Đau rát 19 63,3 Mụn mủ 30 100 Bọng mủ 17 56,7 Mụn nước 17 56,7 Sẩn đỏ 14 46,7 Trợt,chảy dich 26 86,7 Vảy tiết 26 86,7 Kết quả bảng 2 cho thấy hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng biểu hiện ngoài da nặng nề như 100% ca đều có mụn mủ; 93,3% có ngứa; 86,7% có trợt, chảy dịch, vảy tiết, tiếp đến là đau rát, bọng mủ, mụn nước, sẩn đỏ chiếm các tỷ lệ (63,3%; 56,7%; 56,7%; 46,7%). Bảng 3 Vị trí tổn thương Tỷ lệ Vị trí Số lượng =30 Tỷ lệ% Đầu mặt, cổ 29 96,7 Chân 23 76,7 Tay 23 76,7 Thân mình 10 33,3 Các nếp gấp, kẽ 5 16,7 Qua bảng trên ta thấy vị trí thường gặp nhất trong bệnh viêm da mủ là ở đầu, mặt cổ ( 96,7%), tiếp đến là chân - tay 76,7% , thân mình 33,3%, ít gặp nhất là các nếp gấp (16,7%). Bảng 4. Cơ cấu bệnh viêm da mủ Tỷ lệ Bệnh Số lượng Tỷ lệ % Chốc 22 73,4 Viêm da mủ 3 10 Viêm nang lông 3 10 Nhọt 0 0 Hăm kẽ 1 3,3 4s 1 3,3 Tổng 30 100 Qua bảng trên ta thấy cơ cấu bệnh gồm: bệnh chốc 73,4%, tiếp đến là viêm da mủ 10%, viêm nang lông 10%, các bệnh khác thấy ít gặp. Bảng 5. Đặc điểm cận lâm sàng (CLS) về công thức máu và nước tiểu Chỉ số CLS Rối loạn Bình thường Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % CTBC ( n=20) 15 75 5 25 Nước tiểu( n=25) 3 12 22 78 Qua bảng trên ta thấy số bệnh nhân được làm công thức máu – công thức bạch cầu(CTBC) là 20 trong đó có 15 trường hợp rối loạn chiếm 75%. Số bệnh nhân được xét nghiệm nước tiểu là 25 trong đó 12% có kết quả bất thường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 172 Bảng 6. Kết quả kháng sinh đồ và nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus ( n=30) Các loại kháng sinh Nhạy cảm(%) Kháng trung gian(%) Kháng (%) Penicilline 0 0 100 Ampicilline 0 50 50 Oxacilline 10 10 80 Cephalotine 63,4 13,3 23,3 Cefotaxime 20 43,3 36,7 Vancomycin 66,7 13,3 20 Clindamycin 50 26,7 23,3 Chloramphenicol 20 13,3 66,7 Erythromycine 23,3 6,7 70 Doxycycline 43,3 6,7 50 Nofloxacine 83,3 10 6,7 Gentamycine 76,7 13,3 10 Co-trimoxazol 6,7 66,7 26,7 Kết quả ở bảng 6 cho thấy: - Nuôi cấy vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là tổn thương da của bệnh nhân đã phát hiện 100% có tụ cầu vàng S. aureus (Staphylococus aureus). - Vi khuẩn S. aureus còn nhạy cảm với Cefotaxim chiếm tỷ lệ 20%, Norfloxacin 83,3%, Gentamycin 76,7%, Amykacin 76,7%, Vancomycin 66,7%; nhạy cảm thấp với các loại kháng sinh khác (Cephalotin, Clindamycin, Vancomycin...). Bảng 7. Sự phù hợp giữa KSĐ và kết quả lâm sàng điểu trị theo kinh nghiệm Kết quả lâm sàng (điều trị bằng thuốc Cefotaxim) Tổng + - KSĐ + 5 1 6 - 18 6 24 Tổng 23 7 30 Hệ số Kappa = 0,04 Qua bảng trên ta thấy kết quả lâm sàng điều trị theo kinh nghiệm với kháng sinh cefotaxim là 76,7% (23/30), hệ số phù hợp giữa kết quả nhạy cảm theo kháng sinh đồ và kết quả điều trị dựa theo kinh nghiệm với kháng sinh cefotaxim: kappa = 0,04 (phù hợp rất ít). BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu ở các bảng từ 1 – bảng 4 cho thấy: Bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sàng thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí thường gặp đầu, mặt cổ (96,7%). Trong các bệnh viêm da mủ, bệnh chốc chiếm tỷ lệ 73,3%. Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy: có sự thay đổi công thức máu ở bệnh nhân viêm da mủ: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Nhìn chung kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với y văn và nghiên cứu gần đây của một số tác giả khác [1], [3], [5], [7]. Điều này cho thấy đặc điểm lâm sàng và nhất là mô hình bệnh viêm da mủ hiện nay cơ bản cũng chưa thấy có sự thay đổi. Theo kết quả nuôi cấy và làm kháng sinh đồ ở bảng 6 thì vi khuẩn S. eureus (Staphylococus aureus) là nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ (100%). Cũng ở bảng ta thấy tình trạng đáp ứng của vi khuẩn S. eureus với một số nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu như: - Kháng sinh nhóm Beta-lactam: S. aureus kháng hoàn toàn với Penicillin kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lê Đăng Hà và CS [7]. Với Ampicillin: kháng 50% và kháng trung gian là 50% so với kết quả của Trần Đình Tuấn (2000) tại Bệnh viện Đa khoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 173 tỉnh Đăk lăk: 85% chủng S. aureus còng nhạy cảm với Ampicillin,trong khi chỉ 15% số chủng kháng. Như vậy có thể thấy sự kháng với kháng sinh loại này ngày càng gia tăng. Đối với Oxacillin: Tỷ lệ kháng chiếm 80%, rất cao so với các nghiên cứu trước đây của Tô Song Diệp (1998) và một số tác giả khác [5], [6] thì đây là tình trạng đáng báo động đối với loại kháng sinh này vì các tác giả nghiên cứu ở thời điểm trên kháng sinh này có độ nhạy với S. aureus rất cao 90% chỉ có 10% là kháng. Đối với nhóm Cephalosporin: Kết quả này của chúng tôi cho thấy S. aureus nhạy cảm cao nhất với Cephalotin 63,4% và trung gian 13,3%, đối với Cefotaxim chỉ có 20% là nhạy cảm còn 80% là kháng và trung gian.S. aureus chỉ còn 13,3% nhạy cảm với Cephalecin. Kết quả này rất khác biệt so với những nghiên cứu trước (tỷ lệ nhạy cảm của Cefotaxim 100%, Cephalotin 85,71%) [5], [7], [8], [9]. Như vậy theo kết quả kháng sinh đồ thì tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã có sự gia tăng kháng thuốc của tụ cầu vàng S. aureus đối với nhóm kháng sinh nhóm Cephalosporin. - Đối với nhóm Quinolon: Tỷ lệ nhạy của Norfloxacin rất cao, cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi 83,3% chỉ có 6% kháng thuốc, như vậy kháng sinh nhóm này vẫn đáp ứng tốt với S. aureus. Kết quả này cũng tương tự như kết quả của Tô Song Diệp [6]. - Với kháng sinh thuộc nhóm Aminosid : Amikacin và Gentamycin có cùng tỷ lệ nhạy cao 76,7% và Amikacin là kháng sinh duy nhất không có trường hợp nào kháng thuốc, còn Gentamycin có 10% kháng,13,3% trung gian. - Với kháng sinh thuộc nhóm Glycopeptid: cụ thể trong ngiên cứu của chúng tôi là Vancomycin tỷ lệ nhạy 66,7%, kháng 20% và trung gian là 13,3%. Mức độ kháng thuốc của nhóm Aminosid và Glycopeptid phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường tại Học Viện Quân Y năm 1995 [5]. Kết quả bảng 7 cho thấy theo kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ thì vi khuẩn S. eureus là nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ (100%) nhưng nhạy cảm với cefotaxim chỉ chiếm 20%; trong khi đó kết quả điều trị trên lâm sàng theo kinh nghiệm cũng với cefotaxim vẫn cho kết quả tốt (76,7%). Sự phù hợp giữa kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime: hệ số kappa = 0,04 (phù hợp rất ít). Trên thực tế còn ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này, mặt khác cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ, vì vậy chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu tiếp với cỡ mẫu lớn hơn. Đồng thời cũng có thể nghiên cứu sự phù hợp giữa kháng sinh đồ với kết quả điều trị lâm sàng với nhiều loại kháng sinh khác, nhằm tìm ra những loại kháng sinh an toàn, ít độc tính, giá thành thấp và tiện sử dụng để chỉ định điều trị bệnh viêm da mủ thu được hiệu quả tối ưu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân viêm da mủ tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 4/2010 - 10/2010 chúng tôi có một số kết luận sau: - Bệnh viêm da mủ gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sàng thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí thường gặp đấu, mặt cổ (96,7%). Cơ cấu bệnh viêm da mủ gồm: bệnh chốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất 73,3%. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus (100%); kháng sinh đồ nhạy cảm với cefotaxime 20%. - Nuôi cấy vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là tổn thương da của bệnh nhân đã phát hiện 100% có tụ cầu vàng S. aureus (Staphylococus aureus). S. aureus nhạy cảm với Cefotaxim: 20%. Trong khi kết quả đièu trị lâm sàng tốt với cefotaxim là 76% (23/30). Sự phù hợp giữa kết quả kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime với hệ số kappa = 0,04. KHUYẾN NGHỊ Kháng sinh cefotaxime là thuốc có đáp ứng tốt và vẫn có thể được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh viêm da mủ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 174 - Cần nghiên cứu thêm với kháng sinh khác để tìm ra thuốc tối ưu ít độc, hiệu quả điều trị tốt, giá thành thấp có tác dụng điều trị bệnh viêm da mủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh Da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr 218 – 222. [2]. Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (1994), Bài giảng Da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr 102 –105. [3]. Phạm Thị Chanh, Nguyễn Quý Thái (1999), “Bước đầu xác định cơ cấu bệnh Da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên hai năm 1996 - 1997”, Tạp chí Y học Thực hành, số 360, Bộ Y tế, tr 154 – 158. [4]. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu (1995), Viêm da mủ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 3-47. [5]. Nguyễn Thị Hường (1995), Tình hình bệnh viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu Bệnh viện Quân Y 108 từ 1990 -10/1995, bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa khả năng đệm của da đối với sự phát sinh, phát triển bệnh viêm da mủ, Luận văn Thạc sỹ y học, Học Viện Quân Y, Hà Nội. [6]. Tô Song Diệp và CS (1997), “Tình hình kháng thuốc của Staphylococus aureus tại Trung tâm bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh năm 1993 – 1997”, Thông tin Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, TP Hồ Chí Minh, tr 35. [7]. Lê Đăng Hà và CS (1999), “Tính kháng thuốc kháng sinh hiện nay của 10 loại vi khuẩn thường gặp ở Việt Nam năm 1998”, Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1997 – 1998), Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Hà Nội, tr 3-18. [8]. Trần Văn Hưng, Nguyễn Hữu Luyện (1999), “Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn huyết tại bệnh viện Trung ương Huế”, Một số công trình nghiên cứu độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1999 – 2002), Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Hà Nội. [9]. Trần Đình Tuấn, Đào Xuân vinh, Nguyễn Thị Tuyết và CS (2000), Tìm hiểu độ nhạy cảm với kháng sinh của một số chủng tụ cầu vàng Staphylococus aureus và trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa phân lập tại Đăk Lăk năm 2000. SUMMARY EVALUATION OF SENSITIVITY OF BACTERIA TO ANTIBIOTICS IN PYODERMATITIS AT DERMATOLOGY DEPARTMENT IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL Nguyen Quy Thai* College of Medicine – Pharmacology - TNU Objectives: To describe clinical and lab characteristics and to evaluate sensitivity of bacteria to antibiotics in pyodermatitis at Dermatology Department in Thai Nguyen Central General Hospital. Subjects and methods: 30 patients diagnosed with pyodermatitis treated at Dermatology Department in Thai Nguyen Central General Hospital between April, 2010 and October 2010. The study describes clinical and lab characteristics and secretion fluid in wounded area taken for antimicrobial assay (according to a routine technique) to be done before treatment: Treatment intervention: Patients treated locally with a same medicine ( solution of blue methylene 2%) and systematic antibiotics of Cephalosporin. After 7 days of treatment, evaluating sensitivity of bacteria to antibiotics and appropriateness between results in vitro and clinical results treated with antibiotics. Results: This disease was commonly seen in children under 5 years (83.3%); clinical symptoms often seen included: pustulation (100%), local itching (93.3%) and ulcer – fluid secretion (86,7%); commonly-diseased sites were a head, a face and a neck (96.7%). In pyodermatitis, impetigo made up 73.3%. For blood count: increased white blood cells accounted for 80% of cases; abnormal uterine was 12%. Results of bacterial culture: 100% of cases were S. aureus ; susceptibility test : 20% of sensitivity to cefotaxime. Results based on experience were 76.7% and coefficient of Kappa = 0.04 (a little appropriateness). Conclusion: Cefotaxime responded well to bacteria and it still was a kind of antibiotics used in treatment of pyodermatitis. Key words: Pyoderma, Antibiotic, S. eureus, Sensitivity, Kappa. * Tel: 0913313147 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33400_37221_4920121575tap8100026bm_752_2052370.pdf