Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên tại Gia Lâm – Hà Nội

Đối với các loài hoa cây cảnh thì màu sắc và kích thước hoa là yếu tố được quan tâm trước tiên. Các đặc điểm về hoa như màu sắc, kích thước, dạng hoa, là mục đích chính trong lai tạo giống mới và có tính quyết định trong lựa chọn trang trí cảnh quan. Không giống như các loài cây khác, khi lai tạo các giống hoa cây cảnh càng tạo ra nhiều tổ hợp lai phong phú nhất là về màu sắc, h́nh dạng hoa th́ càng có ư nghĩa. Đối với hoa hiên, có một số mẫu giống, trên cánh hoa ngoài phần màu sắc chính, cánh hoa c̣n chia thành các phần với các màu sắc khác nhau bao gồm viền, mắt, họng. Mắt hoa nằm trên cánh đài và cánh tràng, là phần nằm giữa họng hoa và phần cánh chính, còn viền là một dải hẹp xung quanh các cạnh của các cánh hoa. Cả hai phần này đều có màu sắc khác biệt một các rõ rệt với phần họng và cánh hoa. Sự kết hợp của những phẫn này tạo nên sự phong phú, đa đạng cho màu sắc hoa.

docx100 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên tại Gia Lâm – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang trí. Tỉ lệ giữa chiều cao hoa và đường kính hoa khác nhau, cách sắp xếp cánh hoa ở các giống/mẫu giống đã tạo nên những hình dạng hoa khác nhau. Dạng hoa của các giống nhập nội rất đa dạng, chủ yếu là dạng tam giác (C6, C10, C15, 3, C11, C12, C19, C26) với cánh hoa tương đối hẹp. Các giống CK0, C2, C3, C14 có hoa dạng loa kèn. Một số ít giống có hoa dạng uốn ngược (C27, NB)với cánh hoa uốn cong về phía họng hoa hay kép tròn (C9) với cánh hoa phẳng, ngắn rộng, chồng lên nhau. Riêng giống C4 có dạng hoa không xác định, với bông hoa không theo một trong các dạng trên. Nhóm mẫu giống Việt Nam chỉ có 2 dạng hoa là loa kèn (C20, C24) và uốn ngược ( C21, C28, C29, C30). 3.1.3.5. Kích thước cánh hoa Tiến hành đo đếm, thu thập số liệu về kích thước cánh hoa chúng tôi thu được số liệu trong bảng 3.7 Bảng 3.7. Kích thước cánh hoa của một số giống/mẫu giống hoa hiên Đơn vị: cm STT Mẫu giống Kích thước cánh tràng Kích thước cánh đài Dài Rộng Dài Rộng 1 CK0 6,7 ± 0,1 3,9 ± 0,1 6,5 ± 0,2 2,4 ± 0,1 2 C2 5,3 ± 0,2 3,0 ± 0,1 5,2 ± 0,2 1,9 ± 0,1 3 C3 5,7 ± 0,3 2,8 ± 0,4 5,7 ± 0,2 1,7 ± 0,1 4 C4 4,2 ± 0,2 3,5 ± 0,2 4,3 ± 0,2 2,5 ± 0,1 5 C6 9,0 ± 0,4 5,4 ± 0,2 8,9 ± 0,3 3,2 ± 0,2 6 C9 4,1 ± 0,3 3,1 ± 0,2 4,1 ± 0,3 2,2 ± 0,2 7 C10 9,5 ± 0,4 6,8 ± 0,5 10,6± 0,5 4,0 ± 0,1 8 C14 14,6 ± 0,3 3,4 ± 0,2 14,4 ± 0,4 1,9 ± 0,0 9 C20 11,2± 0,6 3,5 ± 0,1 10,8 ± 0,6 2,1 ± 0,2 10 C24 11,6± 0,4 3,6 ± 0,1 11,4 ± 0,4 2,2 ±0,1 11 C27 7,9 ± 0,2 2,7 ± 0,1 8,0 ± 0,2 1,7 ± 0,1 12 NB 9,4 ± 0,2 3,0 ± 0,2 9,3 ± 0,1 2,2 ± 0,1 13 C15 9,7 ± 0,5 5,7 ± 0,4 10,3 ± 0,5 3,5 ± 0,2 14 C21 9,8 ± 0,2 2,9 ± 0,1 9,8 ± 0,2 1,8 ±0,0 15 C28 9,6 ± 0,4 2,7 ± 0,1 9,6 ± 0,4 1,8 ±0,1 16 C29 9,8 ± 0,1 2,8 ± 0,1 9,8 ± 0,1 1,9 ±0,1 17 C30 10,0 ± 0,2 2,9 ± 0,1 10,0 ± 0,2 1,9 ±0,1 18 3 7,3 ± 0,4 4,9 ± 1,0 9,5 ± 0,1 3,0 ± 0,0 19 C11 8,4 ± 0,6 6,5 ± 0,2 8,7 ± 0,3 3,7 ± 0,1 20 C12 8,2 ± 0,2 6,1 ± 0,1 8,7 ± 0,3 3,9 ± 0,5 21 C19 9,1 ± 0,3 6,5 ± 0,5 11,0 ± 0,3 4,3 ± 0,3 22 C26 10,2 ± 0,3 5,3 ± 0,1 10,7 ± 0,4 3,1 ± 0,1 Kết quả theo dõi cho thấy chiều dài cánh đài và cánh tràng trong cùng một giống/mẫu giống có sự khác biệt không đáng kể. Đa số các giống/mẫu giống có cánh tràng dài hơn cánh đài, dài hơn từ 0,1 – 0,4cm, bao gồm các giống/mẫu giống CK0, C2, C6, C14, C20, C24, NB. Hoặc cánh tràng ngắn hơn cánh đài như C4, C10, C27, C15, 3, C11, C12, C19, C26. Một số mẫu giống có cánh tràng dài bằng cánh đài (C3, C9, C21, C28, C29, C30). Chiều rộng cánh hoa có sự sai khác giữa cánh tràng và cánh đài. Các giống/mẫu giống đều có cánh tràng rộng hơn cánh đài. Chiều rộng cánh cũng có sự sai khác giữa các giống/mẫu giống, chiểu rộng cánh tràng dao động từ 2,7 – 6,8cm, chiều rộng cánh đài dao động từ 1,7 – 4,3cm. Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng cánh cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình dạng hoa. Đối với những giống/mẫu giống có hoa dạng tam giác hay uốn ngược thì tỉ lệ này cao hơn, còn đối với bông hoa có dạng kép tròn tỉ lệ này thấp hơn. 3.1.3.6. Đặc điểm nhị, nhụy, bao phấn Nhị, nhụy và bao phấn có ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của cây. Chỉ nhị và nhụy càng dài, vươn ra khỏi cánh hoa càng nhiều thì càng dễ dàng cho quá trình giao nhận phấn. Mặt khác kích thước bao phấn càng lớn thì càng cho phép bao phấn chứa được nhiều hạt phấn hơn. Tiến hành theo dõi các đặc điểm về nhị, nhụy và bao phấn, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.8. Bảng 3.8. Một số đặc điểm nhị, nhụy, bao phấn STT Mẫu giống Màu sắc Kích thước (cm) Nhị Nhụy Bao phấn Nhị Nhụy Bao phấn 1 CK0 1/2 vàng cam, 1/2 đỏ cam 1/2 vàng cam, 1/2 đỏ cam Tím, sọc tím nhạt 4,7 ± 0,3 10,3 ± 0,1 0,7 ± 0,0 2 C2 1/2 vàng, 1/2 đỏ sậm 1/2 vàng, 1/2 đỏ sậm Nâu, sọc nâu sáng 4,5 ± 0,2 8,5 ± 0,3 0,8 ± 0,0 3 C3 Vàng cam Vàng cam Vàng 4,3 ± 0,3 8,1 ± 0,4 0,5 ± 0,1 4 C4 2/3 vàng cam, 1/3 đỏ cam Vàng cam Tím than, sọc trắng 3,6 ± 0,3 6,8 ± 0,3 0,6 ± 0,0 5 C6 1/2 vàng cam, 1/2 tím hồng 2/3 vàng cam, 1/3 tím hồng Nâu 5,7 ± 0,5 10,9 ± 0,5 1,1 ± 0,2 6 C9 Vàng cam Vàng cam Trắng, mép màu nâu 3,2 ± 0,3 7,1 ± 0,1 0,6 ± 0,2 7 C10 2/3 vàng, 1/3 đỏ cam 2/3 vàng, 1/3 đỏ cam Tím  4,3 ± 1,7 11,6 ± 0,3 0,7 ± 0,3 8 C14 Vàng Vàng Xám nhạt, sọc trắng 5,5 ± 0,6 10,5 ± 0,2 0,8 ± 0,1 9 C20 Vàng Vàng Xám, lưng trắng 6,7 ± 0,2 12,9±0,4 1,1 ± 0,1 10 C24 Vàng Vàng Xám, lưng trắng 6,8 ± 0,1 12,9±0,4 1,2 ± 0,1 11 C27 Vàng cam Vàng cam Xám nâu 4,8 ± 0,4 9,6 ± 0,3 0,8 ± 0,0 12 NB 1/2 vàng cam, 1/2 đỏ cam Vàng cam nhạt Tím đậm 6,8 ± 0,4 13,6 ± 0,3 1,1 ± 0,1 13 C15 1/2 vàng, 1/2 tím nhạt Vàng Tím than, sọc trắng 6,7 ± 0,5 13,4 ± 0,6 0,9 ± 0,2 14 C21 1/2 cam, 1/2 vàng cam Cam Nâu đen 6,2 ± 1,0 - 1,0 ± 0,1 15 C28 1/2 cam, 1/2 vàng cam Cam Nâu đen 6,4 ± 0,2 12,4±0,2 0,8 ± 0,1 16 C29 1/2 cam, 1/2vàng cam Cam Nâu đen 6,6 ± 0,1 13,2±0,1 0,9 ± 0,1 17 C30 1/2 cam, 1/2 vàng cam Cam Nâu đen 6,7 ± 0,1 13,2±0,4 0,8 ± 0,1 18 3 1/2 vàng, 1/2 đỏ 2/3 vàng, 1/2 đỏ  Nâu 4,8 ± 0,6 9,7 ± 0,3 0,8 ± 0,1 19 C11 Vàng cam Vàng cam Trắng, mép màu nâu 4,7 ± 0,5 9,2 ± 0,2 0,9 ± 0,1 20 C12 2/3 vàng, 1/3 tím hồng 2/3 vàng, 1/3 tím hồng Tím  8,1 ± 0,6 15,8 ± 0,3 0,9 ± 0,0 21 C19 Vàng 1/2 đỏ nhạt, 1/2 vàng nhạt Trắng xanh, mép màu nâu 5,3 ± 0,7 11,5 ± 0,3 0,8 ± 0,2 22 C26 Vàng cam Vàng cam Xanh lam, sọc trắng 6,5 ± 0,6 12,7 ± 0,1 1,2 ± 0,0 Ghi chú: (-) Không có Cùng với màu sắc hoa thì màu sắc nhị, nhuỵ hay bao phấn cũng góp phần làm tăng sự đa dạng cho màu sắc bông hoa. Sự phân bố màu sắc trên nhị và nhụy hoa chủ yếu thiên về phổ màu vàng đến màu cam. Các mẫu giống đều cho hoa có chỉ nhị và nhụy có chiều dài tương ứng với chiều cao hoa của từng giống, trong đó nhìn chung các mẫu giống Việt Nam có chiều dài nhị và nhụy lớn hơn so với các mẫu giống nhập nội, riêng mẫu giống C12 có chiều dài nhị và nhụy lớn nhất trong các mẫu giống (8,1cm và 15,8cm). Màu sắc bao phấn của các giống/mẫu giống hoa hiên có sự đa dạng, có màu trắng (gồm trắng, trắng xanh), màu nâu (gồm nâu, nâu đen), màu tím (tím, tím than, tím đậm), màu xám (xám, xám nhạt, xám nâu), màu vàng hay màu xanh lam. Một số giống/mẫu giống bao phấn còn có sọc ở lưng. Bao phấn ở các giống chủ yếu có dạng hình thận, một số ít có dạng mũi tên, có phần lưng nằm trên đỉnh chỉ nhị và nứt theo chiều dọc. Theo quan sát của chúng tôi, các giống/mẫu giống hoa hiên đều có đặc điểm nhị chín trước nhụy, mặt khác vòi nhụy cũng dài hơn chỉ nhị. Những đặc điểm này là phù hợp với xu hướng giao phấn của cây. 3.1.4. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của một số giống/mẫu giống hoa hiên Hoa hiên là cây lưu niên, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng diễn ra có quy luật theo mùa trong năm. Hoa hiên có 3 loại hình sinh trưởng thường được gọi là ngủ nghỉ, bán thường xanh và thường xanh. Loại hình ngủ nghỉ sẽ rụng lá vào mùa đông, tiếp tục sinh trưởng vào mùa xuân khi nhiệt độ ngày trở nên đủ ấm để hỗ trợ sinh trưởng và ngừng sinh trưởng vào mùa thu khi ngày ngắn và nhiệt độ lạnh. Hoạt động ngủ nghỉ của hoa hiên có thể xảy ra do độ dài ngày ngắn hoặc nhiệt độ thấp. Loại hình hoa hiên thường xanh phát triển trong suốt cả năm, tiếp tục duy trì bộ lá màu xanh trong suốt cả mùa đông khi nhiệt độ môi trường không xuống quá thấp. Đối với giống bán thường xanh, hoạt động sinh trưởng thường được quyết định bởi điều kiện môi trường hiện tại. Hoa hiên ra hoa vào mùa hè, nở rộ vào khoảng từ tháng 5 đến giữa tháng 6. Tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng sinh thái và yếu tố nội lực của mỗi giống hoa hiên mà thời gian ra hoa sẽ khác nhau. Khảo nghiệm 25 mẫu giống hoa hiên nhập nội và Việt Nam tại Gia Lâm – Hà Nội chúng tôi thu được kết quả sau: Hình 3.4. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hoa hiên trong năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội Trong 25 giống/mẫu giống hoa hiên nghiên cứu có 7 giống/mẫu giống C26, C21, NB, C27, C6, C3, CK0 là ngủ nghỉ hoàn toàn trong màu đông năm 2014: cây rụng hết lá từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau; sang tháng 2 hoặc tháng 2 cây nhú mầm mới và tiếp tục mùa sinh trưởng tiếp theo. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2015 thì các mẫu giống này vẫn chưa có dấu hiệu ngừng sinh trưởng, ngược lại vẫn tiếp tục duy trì bộ lá xanh và tăng trưởng chiều cao cây (theo như số liệu thu được trong bảng 4.3). Các giống/mẫu giống còn lại vẫn duy trì được bộ lá màu xanh qua trong suốt mùa đông. Dựa vào kết quả nghiên cứu này chúng tôi vẫn chưa thể phân loại được loại hình sinh trưởng của các giống/mẫu giống nghiên cứu, cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo. Trong thời gian nghiên cứu có 22/25 giống/mẫu giống ra hoa, các mẫu giống không ra hoa bao gồm C23, C25 và C22. Các giống/mẫu giống C30, C28, C12, C14 và C3 ra hoa khá sớm, mùa hoa bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 3. Mẫu giống C29 và C21 ra hoa muộn nhất (cuối tháng 4 đến đầu tháng 5). Các giống/mẫu giống còn lại ra hoa từ đầu đến giữa tháng 4. Tuy ra hoa sớm nhưng các mẫu giống C30, C28, C14, C3 có thời gian ra hoa khá ngắn, chỉ kéo dài từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Các mẫu giống NB, C26, C37, C10, C6, CK0 cũng có thời gian ra hoa tương đối ngắn. Đặc biệt C29 có thời gian ra hoa ngắn nhất, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Các mẫu giống C19, C11, C24, C20 có thời gian ra hoa dài, có thể kéo dài trong khoảng 3 tháng. Ba giống/mẫu giống C22, C23 và C25 không ra hoa. Theo kinh nghiêm của một số chuyên gia thì mật độ trồng cũng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của các giống hoa hiên. Tuy nhiên mật độ trồng của ba mẫu giống này so với các mẫu giống còn lại không có sự chênh lệch nhiều. Vì vậy nguyên nhân ba mẫu giống C22, C23, C25 không ra hoa là do mật độ trồng hay do điều kiện khí hậu không phù hợp vẫn còn chưa xác định, chúng tôi cần phải nghiên cứu thêm. Dựa vào biểu đồ thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống/mẫu giống hoa hiên có thể lên kế hoạch lựa chọn, sử dụng các giống/mẫu giống hoa hiên phù hợp để trang trí cảnh quan ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên chúng tôi nhận thấy các giống/mẫu giống đều thích hợp phát triển ngoài sản xuất, các giống/mẫu giống thấp cây có thể sử dụng làm hoa trồng chậu hoặc trồng thảm, các giống/mẫu giống có chiều cao cây trung bình hoặc cao cây có thể sử dụng trồng thành dải hoặc thành bụi trong vườn, trên các lối đi và hành lang giao thông. Tất cả các giống hoa hiên nhập nội có sự đa dạng về chiều cao cây, màu sắc hoa, kích thước hoa, hình dạng hoa, nên có thể sử dụng làm vật liệu trong lai tạo giống mới. Các mẫu giống hoa hiên Việt Nam có màu sắc hoa đơn điệu, chưa có sự đa dạng về kiểu hình nhưng có khả năng sinh trưởng tốt nên có thể sử dụng làm mẹ trong lai tạo giống mới. 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống hoa hiên 3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt giá thể cần tơi xốp, giữ ẩm và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn đầu giâm hom, giá thể càng thể hiện vai trò quan trọng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra rễ và hình thành hom giống khỏe, bộ rễ có khỏe cây có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt giúp bộ lá phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nhân giống. Sau khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra rễ, ra lá của hom giâm hoa hiên Công thức Tỷ lệ sống (%) Thời gian từ giâm đến xuất hiện rễ (ngày) Thời gian từ giâm đến xuất hiện lá mới (ngày) Số rễ/hom Dài rễ (cm) Kích thước lá (cm) Dài lá Rộng lá CT1 100,0 17,8 14,0 5,3 1,0 31,3 1,1 CT2 100,0 13,8 13,5 10,1 4,2 32,8 1,2 CT3 96,7 15,6 15,0 9,3 3,3 33,0 1,1 CT4 100,0 13,6 13,7 12 4,7 34,2 1,2 LSD5% - 1,4 1,6 1,9 0,4 4,4 0,1 CV% - 4,6 5,7 10,5 6,7 6,6 5,3 Ghi chú: Số liệu số rễ/hom, dài rễ, kích thước lá thu được ở 45 ngày sau giâm. CT1: Cát 100%; CT2 + Cát + Trấu hun (1:1); CT3: Cát + Đất + Trấu hun (1:1:1); CT4: Cát + Đất + Trấu hun + Xơ dừa (1:1:1:1) Kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ hom sống khá cao, đạt 96,7 – 100%, tuy nhiên sự ra rễ xuất hiện sớm nhất ở CT2 và CT4 (lần lượt là 13,8 và 13,6 ngày sau giâm) và muộn nhất ở CT1 (17,8 ngày sau giâm). Thời gian xuất hiện lá mới ở CT2 và CT4 là sớm nhất (lần lượt là 13,5 và 13,7 ngày). Số rễ trung bình/hom và chiều dài rễ có sự sai khác ở các công thức ở độ tin cậy 95%. Các công thức giá thể có phối trộn thêm đất + trấu hun + xơ dừa cho số rễ/hom và dài rễ cao hơn đối chứng, trong đó CT4 có số rễ và dài rễ lớn nhất (đạt 12 rễ và 4,7cm), tiếp đó là CT2 với số rễ trên hom là 10,1 rễ và chiều dài rễ là 4,2cm, CT1 có số rễ trên hom và chiều dài rễ nhỏ nhất (5,3 rễ và 1,0cm). Kích thước lá có sự chênh lệch không đáng kể giữa các công thức, CT1 có kích thước lá nhỏ nhất với chiều dài 31,3cm và chiều rộng 1,1cm; CT4 có kích thước là lớn nhất với chiều dài 34,2cm và chiều rộng 1,2cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc lựa chọn giá thể có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và ra lá của hom giâm hoa hiên. Trong các loại giá thể sử dụng, giá thể có phối trộn xơ dừa (CT4) đã làm tăng độ xốp, giữ ẩm, giúp hom giâm chống chịu tốt khi thiếu nước trong thời gian ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra rễ. Trong các công thức thí nghiệm, CT4 và CT2 là 2 công thức có chất lượng hom giâm tốt nhất, có thể sử dụng giá thể của CT2 áp dụng vào nhân giống hoa hiên tuy nhiên tốt nhất là CT4 (Cát + Đất + Trấu hun + Xơ dừa thành phần trộn theo tỷ lệ thể tích 1:1:1:1). 3.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp chẻ thân đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên Trong quá trình nhân giống cây trồng, bên cạnh chỉ tiêu chất lượng cây giống thì một yếu tố vô cùng quan trọng để lựa chọn phương pháp nhân giống hợp lý là hệ số nhân. Hệ số nhân giống càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Phương pháp nhân giống bằng củ con đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này có hệ số nhân giống thấp. Phương pháp nhân giống in vitro cho hệ số nhân giống cao nhưng lại đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại nên khó áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, phương pháp nhân giống vô tính bằng biện pháp chẻ thân rất đáng được quan tâm. Để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp chẻ thân, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: thời gian xuất hiện rễ, thời gian xuất hiện chồi, tỷ lệ hom sống, chiều dài rễ. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phương pháp chẻ thân đến tỷ lệ hom sống, thời gian xuất hiện rễ, thời gian xuất hiện chồi, thời gian ra ngôi, số rễ/hom, hệ số nhân giống của hom giâm hoa hiên CT Tỷ lệ sống (%) Thời gian từ giâm đến xuất hiện rễ (ngày) Thời gian từ giâm đến xuất hiện chồi (ngày) Thời gian từ giâm đến ra ngôi (ngày) Số rễ/hom giâm khi ra ngôi Hệ số nhân giống CT1 100,0 14,0 13,1 45 11,1 1,0 CT2 86,7 15,9 31,1 58 27,1 1,7 CT3 76,7 17,1 46,7 70 14,4 2,9 LSD5% - 2,1 7,6 - - - CV% - 5,9 11,0 - - - Ghi chú: CT1: Để nguyên không chẻ; CT2: Chẻ 2 mảnh; CT3: Chẻ 4 mảnh. Kết quả thí nhiệm cho thấy: CT1 để nguyên không chẻ cho tỉ lệ hom sống cao nhất (đạt 100%), thời gian xuất hiện rễ, xuất hiện chồi sớm nhất (lần lượt là 14 và 13,1 ngày); CT3 có tỉ lệ sống thấp nhất 76,7%, thời gian xuất hiện rễ và xuất hiện chồi muộn nhất (lần lượt là 17,1 và 46,7 ngày). Từ kết quả trên cho thấy, chẻ càng nhiều thì tỉ lệ sống càng thấp, thời gian xuất hiện rễ và xuất hiện chồi càng lâu. Do đó, thời gian ra ngôi càng dài, cụ thể đối với CT4 chẻ 4 cần 70 ngày để ra ngôi. Phương pháp để nguyên không chẻ chỉ cần 45 ngày cây hồi xanh, rễ nhiều, lá mới đã hình thành, cây phát triển tốt không sâu bệnh. Tuy nhiên phương pháp để nguyên không chẻ thì hệ số nhân giống chỉ là 1, ở CT3 chẻ 4 hệ số nhân giống cao hơn sấp xỉ gấp 3 lần so với CT1 và CT2 chẻ thân thành hai mảnh có hệ số nhân giống là 1,7. Việc để nguyên thân không chẻ (CT1) lại cho số rễ/hom thấp nhất (11,1 rễ/hom), trong khi đó CT2 chẻ đôi thân cho số rễ trên hom nhiều nhất (27,1 rễ/hom). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các công thức chẻ củ đều cho hệ số nhân giống cao hơn so với hệ số nhân giống tự nhiên, trong đó CT3 có hệ số nhân cao nhất. Như vậy biện pháp chẻ đã góp phần tối ưu vào việc tăng nhanh hệ số nhân giống vô tính cây hoa hiên, đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và tốn ít kinh phí đầu tư, có thể áp dụng vào thực tiễn. Tiêu chuẩn cây con khi ra ngôi có từ 9 đến 12 rễ, từ 3 đến 5 lá mới, sinh trưởng và phát triển bình thường. 3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên Đối với các loại cây trồng được nhân giống bằng phương pháp giâm cành việc sử dụng auxin ngoại sinh có vai trò quan trọng trong kích thích quá trình ra rễ qua đó rút ngắn giai đoạn vườn ươm. Trong thí nghiệm này chúng tôi thử nghiệm một số loại chất kích thích ra rễ phổ biến trên thị trường để xử lý hom giâm trước khi giâm vào giá thể. Theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ hom sống, thời gian xuất hiện rễ, thời gian xuất hiện lá chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.11 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống, thời gian xuất hiện rễ và thời gian xuất hiện lá mới của hom giâm hoa hiên Công thức Tỷ lệ hom sống (%) Thời gian từ giâm đến xuất hiện rễ (ngày) Thời gian từ giâm đến xuất hiện lá mới (ngày) CT1 100,0 20,0 16,9 CT2 100,0 14,7 13,9 CT3 100,0 16,1 13,4 CT4 100,0 13,3 13,3 Ghi chú: CT1: Không sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ (Đối chứng); CT2: Sử dụng n3m; CT3: Sử dụng NET; CT4: Sử dụng atonik. Tỉ lệ hom sống cao ở cả 4 công thức thí nghiệm, đều đạt 100%. Bản chất hom giâm hoa hiên dễ sống nên khi sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ sẽ làm tăng khả năng sống của hom giâm. Kết quả theo dõi cho thấy, việc sử dụng chế phẩm kích ra rễ cho hiệu quả cao hơn so với đối chứng. Ở CT1 không sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ thời gian xuất hiện rễ và thời gian xuất hiện lá mới lần lượt là 20 và 16,9 ngày. Trong khi ở các công thức có sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ thời gian này rút ngắn còn 13,3 – 16,1 ngày và 13,3 – 13,9 ngày. Trong đó, CT4 sử dụng atonik có thời gian xuất hiện rễ và xuất hiện lá sớm nhất (13,3 ngày). Việc sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ đã tạo điều kiện cho hom giâm ra rễ thuận lợi, làm tăng khả năng ra rễ, từ đó thúc đẩy sự sinh trưởng của hom giâm. Theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến chất lượng hom giâm thông qua các chỉ tiêu: số rễ/hom, dài rễ, kích thước lá, số lá/hom chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.12 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến chất lượng hom giâm hoa hiên Công thức Số rễ/hom Dài rễ (cm) Kích thước lá (cm) Số lá/hom Sơ cấp Thứ cấp Dài lá Rộng lá CT1 2,4 9,8 15,6 0,8 1,9 8,1 CT2 2,4 12,2 15,8 0,9 2,0 7,9 CT3 2,7 14,7 17,4 0,9 2,1 8,7 CT4 2,9 16,3 20,9 1,1 2,4 9,8 LSD5% 0,4 2,3 3,4 0,1 0,5 - CV% 7,6 8,9 9,6 6,0 12,8 - Ghi chú: Các số liệu thu được ở thời điểm 45 ngày sau giâm. CT1: Không sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ (Đối chứng); CT2: Sử dụng n3m; CT3: Sử dụng NET; CT4: Sử dụng atonik. Trừ chỉ tiêu số lá/hom, các chỉ tiêu theo dõi đều thể hiện sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Chất lượng hom giâm ở các công thức có sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ tốt hơn so với đối chứng. Chất lượng rễ cũng có sự khác biệt giữa các công thức, đối với các công thức có sử dụng chất kích thích ra rễ chất lượng rễ tốt hơn CT1 không sử dụng chất kích thích ra rễ. CT4 sử dụng atonik có chất lượng rễ tốt nhất với số lượng rễ sơ cấp là 2,9 rễ, số lượng rễ thứ cấp là 16,3 rễ, dài rễ là 9,8cm. CT1 có chất lượng rễ kém nhất với số lượng rễ sơ cấp là 2,4 rễ, số lượng rễ thứ cấp là 9,8 rễ, dài rễ là 8,1cm. Số lá có sự không khác biệt đáng kể giữa các công thức dao động từ 1,9 – 2,4 lá. Nhưng kích thước lá lại có sự khác biệt, CT4 sử dụng atonik cho kích thước lá lớn nhất với dài lá 20,9cm và rộng lá 1,1cm; CT1 không sử dụng chất kích thích ra rễ có kích thước lá nhỏ nhất với dài lá là 15,6cm và rộng lá 0,8cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng đến khả năng ra lá và khả năng ra rễ của hom giâm hoa hiên, trong đó công thức sử dụng chế phẩm atonik cho kết quả tốt nhất. 3.2.4. Ảnh hưởng của chiều cao hom giâm đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao hom giâm đến sự ra rễ và sinh trưởng hom giâm hoa hiên chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao hom giâm đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra lá, khả năng ra rễ và chất lượng hom giâm hoa hiên Công thức Tỷ lệ hom sống (%) Thời gian từ giâm đến xuất hiện lá mới (ngày) Thời gian từ giâm đến xuất hiện rễ (ngày) Kích thước lá (cm) Số rễ/hom Dài rễ (cm) Dài lá Rộng lá Rễ sơ cấp Rễ thứ cấp CT1 100,0 14,2 15,0 14,8 0,9 2,8 18,0 9,2 CT2 100,0 12,5 14,0 16,5 1,0 2,6 11,5 10,8 CT3 100,0 11,5 16,3 21,9 1,1 2,7 10,7 7,5 CT4 100,0 8,7 14,7 22,9 1,3 3,1 13,2 11,1 LSD5% - 3,2 1,9 3,0 0,6 - - 2,1 CV% - 13,8 6,5 8,0 8,8 - - 12,8 Ghi chú: Các số liệu kích thước lá, số rễ/hom, dài rễ thu được ở thời điểm 45 ngày sau giâm.CT1: Chiều cao hom giâm 5cm; CT2 chiều cao hom giâm 7cm; CT3 Chiều cao hom giâm 10cm; CT4 chiều cao hom giâm 12cm. Từ kết quả thu được chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ sống của hom giống ở các công thức cao, đều đạt 100%. Chiều cao hom giâm có ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện lá mới, ở đột tin cậy 95% có sự sai khác giữa thời gian xuất hiện lá giữa các công thức. Chiều cao hom giâm càng cao thì thời gian xuất hiện lá mới càng sớm, cụ thể: CT4 có thời gian xuất hiện lá sớm nhất là 8,7 ngày; CT1 có thời gian xuất hiện lá muộn nhất là 14,2 ngày. Tuy nhiên thời gian xuất hiện rễ sớm nhất ở CT2 (14 ngày) và muộn nhất ở CT3 (16,3 ngày). Ở độ tin cậy 95%, có sự sai khác giữa kích thước lá ở các công thức. Chiều cao hom giâm càng cao thì kích thước lá càng lớn, kích thước lá lớn nhất ở CT4 với dài lá là 22,9cm và rộng lá 1,3cm, kích thước lá nhỏ nhất ở CT1 với dài lá 14,8cm và rộng lá 0,9cm. Số rễ sơ cấp khác biệt không đáng kể giữa các công thức, dao động từ 2,6 – 3,1 rễ, nhiều nhất ở CT4 và ít nhất ở CT2. Số rễ thứ cấp có sự khác biệt giữa các công thức, CT1 có số rễ thứ cấp nhiều nhất (18 rễ),tiếp đó là CT4 (13,2 rễ), CT3 có số rễ thứ cấp ít nhất (10,7 rễ). Chiều dài rễ có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Dài rễ ngắn nhất là 7,5cm (CT3) và dài nhất là 11,1cm (CT4). Kết quả nghiên cứu cho thấy chều cao hom giâm ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên. Trong đó CT4, chiều cao hom giâm 12cm cho kết quả tốt nhất. 3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm cây hoa hiên Thời vụ là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu nhân giống vô tính cây trồng bởi mỗi thời vụ khác nhau có đặc điểm khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, lượng mưa khác nhau nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự quang hợp, hô hấp của cây qua đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đánh giá được tầm quan trọng của thời vụ trong việc giâm hom hoa hiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên. Mùa xuân và mùa thu là 2 thời vụ giâm hom tốt nhất trong năm do đó chúng tôi bố trí các công thức thí nghiệm trong 2 mùa này. Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ sống, thời gian từ giâm đến khi ra xuất hiện rễ, thời gian từ giâm đến khi xuất hiện lá mới và thời gian từ giâm đến khi ra ngôi, số liệu được ghi lại và trình bày trên bảng 3.14 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra lá, khả năng ra rễ và chất lượng hom giống Công thức Tỷ lệ sống (%) Thời gian từ giâm đến xuất hiện rễ (ngày) Thời gian từ giâm đến xuất hiện lá mới (ngày) Thời gian từ giâm đến ra ngôi (ngày) CT1 96,6 15,6 15,0 48 CT2 100,0 10,8 12,5 45 CT3 100,0 10,1 8,7 30 CT4 100,0 6,0 10,7 39 CT5 100,0 5,2 14,7 30 CT6 100,0 7,1 7,1 41 LSD5% - 2,7 2,9 - CV% - 9,1 11,1 - Ghi chú: CT1: Giâm hom tháng 2; CT2: Giâm hom tháng 3; CT3: Giâm hom tháng 4; CT4: Giâm hom tháng 8; CT5: Giâm hom tháng 9; CT6: Giâm hom tháng 10 Kết quả theo dõi cho thấy tỉ lệ sống ở các thời vụ tương đối cao, đạt 96,6-100%. Thời gian xuất hiện rễ sớm nhất ở CT5 (5,2 ngày sau giâm), tiếp đến là CT4 và CT6 (6 và 7,1 ngày sau giâm) và muộn nhất ở CT1 (15,6 ngày sau giâm). Tuy nhiên thời gian xuất hiện lá mới sớm nhất ở CT6 và CT3 (7,1 và 8,7 ngày sau giâm), muộn nhất ở CT1 (15 ngày sau giâm). Trong các công thức thí nghiệm, CT3 và CT5 có thời gian ra ngôi sớm nhất (30 ngày sau giâm), CT1 có thời gian ra ngôi muộn nhất (48 ngày sau giâm). Kết quả thí nghiệm cho thấy giâm vào vụ thu thời gian ra ngôi sớm hơn so với giâm hom vào vụ xuân, trong đó CT5 giâm hom vào tháng 9 có thời gian xuất hiện rễ và ra ngôi sớm nhất. CT3 giâm hom tháng 4 tuy thời gian xuất hiện rễ khá muộn (10,1 ngày sau giâm) nhưng có thời gian ra ngôi sớm nhất (30 ngày sau giâm), giâm hom vào thời vụ này cây con cũng có thể cho ra ngôi sớm. Theo dõi ảnh hưởng của thời vụ đến chất lượng hom giâm hoa hiên thông qua các chỉ tiêu dài lá, rộng lá, số rễ/hom và dài rễ chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau: Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến chất lượng hom giâm hoa hiên Công thức Kích thước lá (cm) Số rễ/hom Dài rễ (cm) Dài lá Rộng lá CT1 28,7 1,0 4,6 3,3 CT2 15,2 0,9 6,0 7,2 CT3 14,8 0,6 11,0 4,8 CT4 17,3 0,8 21,2 8,9 CT5 22,9 0,9 79,6 18,2 CT6 22,7 0,7 31,4 13,0 LSD5% 3,5 0,2 - - CV % 8,1 12,5 - - Ghi chú: CT1: Giâm hom tháng 2; CT2: Giâm hom tháng 3; CT3: Giâm hom tháng 4; CT4: Giâm hom tháng 8; CT5: Giâm hom tháng 9; CT6: Giâm hom tháng 10 So sánh thời gian xuất hiện rễ, xuất hiện lá và ra ngôi cùng với tỷ lệ hom sống thì CT1 là công thức cho kết quả kém nhất, nhưng kích thước lá ở CT1 lại lớn nhất trong các công thức thí nghiệm (dài lá 28,7cm, rộng lá 1cm). CT5 cũng cho kích thước lá khá lớn (dài 22,9cm và rộng 0,9cm) mặc dù thời gian xuất hiện lá khá muộn (14,7 ngày). CT3 có thời gian xuất hiện lá khá sớm 8,7 ngày nhưng lại có kích thước lá nhỏ nhất trong các công thức thí nghiệm (dài 14,8cm, rộng 0,6cm). Có thể thấy thời gian xuất hiện lá sớm hay muộn không ảnh hưởng nhiều đến kích thước lá. Số rễ trung bình/hom có sự khác biệt khá lớn ở các công thức, từ 4,6 rễ (CT1) đến 79,6 rễ (CT5). Theo đó chiều dài bộ rễ cũng có sự chênh lệch, nhìn chung số rễ trung bình/hom càng lớn thì bộ rễ càng dài. Cụ thể CT5 có chiều dài bộ rễ dài nhất (18,2cm), tiếp ðó là CT6 (13cm), chiều dài bộ rễ ngắn nhất là 3,3cm ở CT1. Kết quả thí nghiệm cho thấy giâm hom vào vụ thu có thời gian xuất hiện rễ, thời gian ra ngôi sớm hơn, chất lượng hom giâm tốt hơn so với giâm hom vào vụ xuân. Trong đó giâm hom vào tháng 9 cho kết quả tốt nhất: chất lượng hom giâm tốt nhất và rút ngắn thời gian từ giâm đến ra ngôi. 3.2.6 Quy trình nhân giống vô tính hoa hiên bằng phương pháp chẻ thân Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nhân giống vô tính hoa hiên bằng phương pháp chẻ thân là biện pháp nhân giống có tính khả thi cao, cho hệ số nhân giống lớn. Kết hợp các kết quả nghiên cứu chúng tôi bước đầu đề xuất quy trình nhân giống vô tính hoa hiên bằng phương pháp chẻ thân vào tháng 9, quy trình bao gồm 5 bước cơ bản sau: Bước 3: Giâm hom Bước 1: Chuẩn bị giá thể Bước 2: Lựa chọn và xử lý hom giâm Bước 4: Chăm sóc Bước 5: Ra ngôi cây con - Bước 1: Chuẩn bị giá thể Giá thể được phối trộn gồm đất: cát: xơ dừa: trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1:1 về thể tích. Lựa chọn đất ở tầng đất mặt để phối trộn giá thể. Đất được phơi khô, nghiền nhỏ và loại bỏ các tàn dư. Cát được sử dụng là cát trắng đã loại bỏ các lẫn tạp. Xơ dừa trước khi phối trộn phải ngâm nước 1 ngày, sau đó rửa lại 3 lần bằng nước sạch, rồi cho vào nước ngâm tiếp 1 ngày, vớt ra phơi khô rồi mới sử dụng. Giá thể sau khi phối trộn được phơi khô và xử lý chống nấm với thuốc trừ nấm Dalconil 75WP. Thùng xốp được lót nilon đen và đục lỗ ở đáy để thoát nước. Cho giá thể vào thùng xốp với độ dày 10-15 cm. - Bước 2: Lựa chọn và chuẩn bị hom giâm Hom giâm được lấy từ cây không sâu bệnh, đúng giống, không ở trong thời kỳ mang hoa, quả. Hom giâm được cắt bỏ rễ, lá. Chiều cao hom giâm 12 cm (tính từ cổ rễ). Dùng dao sắc, đã được rửa sạch, chẻ hom giâm theo chiều dọc từ trên xuống, chẻ 2 đường vuông góc (vết chẻ sắc) thành 4 mảnh. Ngâm hom giâm đã chẻ trong dung dịch thuốc trừ nấm Daconil (20g/10l) trong 10 phút rồi để ráo trong vòng 10 phút. Nhúng đế hom giâm đã xứ lý thuốc chống nấm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ Atonik (20g/l) trong thời gian 10 giây. - Bước 3: Giâm hom Hom giâm đã xử lý được đặt vào giá thể theo phương thẳng đứng và lấp 1/3 hom giâm. Dùng bình phun mù làm ướt giá thể và hom giâm (độ ẩm giá thể lớn hơn 90%) - Bước 4: Chăm sóc Độ ẩm giá thể và không khí trong 2-5 ngày đầu được duy trì ở mức cao 85-90%, sau đó giảm dần còn khoảng 75-80%. Khi cây có 2 lá thật tiến hành phun phân bón lá Pomior theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất với tần suất phun 7 ngày/lần. - Bước 5: Ra ngôi cây con Khi cây có 3-4 lá thật thì tiến hành ra ngôi cây con trên vườn ươm. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 1.1. Các giống, mẫu giống hoa hiên sinh trưởng tốt trong điều kiện trồng tại Gia Lâm – Hà Nội, trong đó 22/25 giống, mẫu giống đã ra hoa trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2014. Số lượng nhiễm sắc thể của các giống, mẫu giống là 22, 33 và 44, các mẫu giống Việt Nam chỉ xác định được 22 và 33 nhiễm sắc thể. - Dựa vào chiều cao cây, chiều cao ngồng, hình dạng và kích thước hoa có thể sử dụng các giống CK0, C2, C3, C9 làm hoa trồng chậu và trồng thảm. Các mẫu giống còn lại có thể được sử dụng làm trồng thành dải hoặc thành bụi. - Toàn bộ các giống nhập nội có nhiều đặc điểm khác lạ, hấp dẫn, đặc biệt là có màu sắc hoa đa dạng có thể sử dụng làm vật liệu trong lai tạo giống mới. Các mẫu giống Việt Nam có màu sắc hoa đơn điệu, chưa đa dạng do vậy có thể sử dụng làm mẹ trong lai tạo giống mới. 1.2. Giá thể giâm hom phối trộn gồm: Đất + Cát + Trấu hun + Xơ dừa (tỷ lệ 1:1:1:1 theo thể tích) rút ngắn thời gian xuất hiện rễ (13,6 ngày) và tăng chất lượng hom giâm (dài lá 34,2 cm, rộng 1,2 cm, số rễ trên hom khi ra ngôi 12 rễ/hom và dài rễ đạt 4,8 cm). - Chẻ thân hoa hiên làm 4 mảnh khi nhân giống cho hệ số nhân giống cao, đạt 2,9. - Xử lý hom giâm hoa hiên bằng chế phẩm kích thích ra rễ Atonik 20g/l trong 10-12 giây giúp rễ xuất hiện sớm (13,3 ngày), nâng cao chất lượng hom giâm (số rễ trên hom 2,9 rễ sơ cấp; 16,1 rễ thứ cấp và chiều dài rễ đạt 9,8 cm). - Chiều cao hom giâm phù hợp là 12 cm, tỷ lệ sống đạt 100%, thời gian xuất hiện lá là 8,7 ngày, thời gian xuất hiện rễ là 14,7 ngày, kích thước lá lớn, số rễ sơ cấp và thứ cấp nhiều (3,1 và 13,2 rễ/hom), dài rễ 11,1 cm. - Tháng 9 là thời vụ thích hợp nhất để giâm hom hoa hiên (rút ngắn thời gian từ giâm đến ra ngôi còn 30 ngày và nâng cao chất lượng hom giâm khi ra ngôi: dài lá 22,9 cm, rộng 0,9 cm; số rễ/hom 79,6, dài rễ 18,2 cm) 2. Kiến nghị - Tiếp tục theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng, ra hoa của các mẫu giống hoa hiên trong tập đoàn nghiên cứu trong những năm tiếp theo để xác định được loại hình sinh trưởng của các mẫu giống và tìm ra nguyên nhân các mẫu giống không ra hoa. - Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống hoa hiên để tăng khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam: tiếp tục nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và tiến hành ghép các công thức nghiên cứu tốt nhất thành một quy trình hoàn chỉnh. - Áp dụng quy trình nhân giống đã nghiên cứu trên các mẫu giống hoa hiên được tuyển chọn để nhân lên với số lượng lớn, cung ứng cây giống cho sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước Võ Phương Chi, Dương Đức Tiến (1988). Phân loại thực vật học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam – tập 8 bộ Loa Kèn – Liliales, NXB Khoa học và Kỹ thuật-Hà Nội Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng (2003). Nghiên cứu tuyển chọn một số giống hoa hồng phục vụ sản xuất. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu Rau Quả. Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam – Quyển 3, NXB Trẻ Đỗ Đức Hưng (2010). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của một số giống hoa lily nhập nội tại Mộc Châu – Sơn La, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trần Hoài Hương (2008). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển các giống hoa trồng thảm cho Hà Nội. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Thị Thu Hương (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biên pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Cúc Vạn Thọ lùn (Tagates patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trông chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Đỗ Thị Lai, Nguyễn Thị Kim Lý, Hoàng Xuân Lam (2006). Nghiên cứu tuyển chọn một số giống hoa thảm phục vụ trang trí ở khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng Trường Ba Đình, Báo cáo khoa học. Nguyễn Thị Kim Lý (2006). Đánh giá tính thích ứng và tuyển chọn các giống hoa thảm mới phục vụ nhu cầu hoa trang trí ở Hà Nội, Tạp chí NN & PTNT ,(16) Nguyễn Thị Kim Lý (2009). Bài giảng hoa cây cảnh Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999). Ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa và chất lượng hoa cúc trắng CN93 trong vụ thu đông ở đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và CNTP, (448): 458-460 Mai Thị Ngoan (2009). Đánh giá một số đặc điểm sinhh trưởng, phát triển của một số giống hoa hồng (Rosa indica L.) nhập nội và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, xử lý chế phẩm đến năng suất và chất lượng hoa hồng VR 41 tại Gia Lâm – Hà Nội. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Thị Minh Phượng, Trần Thị Minh Hằng (2014). Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lan huệ (Hippeastrum sp.) bằng phương pháp chẻ củ”. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kỳ 1, tháng 5/2014. Trần Duy Quý (2004). Giới thiệu một số giống hoa lily mới được nhập vào Việt Nam và khả năng phát triển của chúng, Bản tin Nông nghiệp giống – công nghệ cao, (6): 10-12 Nguyễn Mai Thơm (2009), Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (Rosa spp.L.) năng suất, chất lượng cao cho một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Tươi (2012) “Khảo sát một số giống hoa lily nhập nội và ảnh hưởng của giá thể trồng, phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, chất lượng giống hoa lily lake carey trồng tại Gia Lâm - Hà Nội năm 2011”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hoàng Ngọc Thuận (2006). Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số giống hoa hồng đã tuyển chọn và biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao nãng suất, chất lýợng hoa cắt. Báo cáo nghiên cứu khoa học. Trýờng Ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Hà Thị Thúy (2005). Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh invitro các giống hoa lilium spp, Báo cáo khoa học Hội nghị Sinh học toàn quốc, tr 98-99 Tài liệu nước ngoài Apps, D. (1995). Daylilies worthy of commercial production. Proc. Intl. Plant. Prop. Soc. (45):529-531 Dunwell, W.C. (1998). Hcznemcallis (clavlily) propagation, Perennial Plants 6,(l):9-13 Dunwell, W.C. (2000). Hemerocallis (daylily) propagation, Research and Education Center, Dept. Horticulture, Univ. Kentucky. Princeton, KY Erhardt, W. (1992). Hemerocallis (daylilies). Timber Press, Portland, OR Garber, M. (2004). Daylily culture, Cooperative Extension Service, Circular 545/reprint. College of Agricultural and Environmental Science, Univ.georgia, Athens. Gulia, S.K., Singh, B.P., and Griesbach, J.C.R.J (2009). Daylily: Botany, Propagation, Breeding, Fort Valley State University. Heuser, C.W. and Apps, D. (1976). In vitro plantlet formation from flower petal explant of Hernerocallis cv. Chipper Cherry. Can. J . Bat, (54): 616-618. Jin Xiaobai (1985). The Chromosome of Hemerocallis (Liliaceae), Kew Bulletin, Vol. 41, (2): 379-391 Meyer, M.H. (2009). Growing Daylilies, The University of Minnesota. Nongkran, K. (1989). Effect of IBA on rootin ability of Chrysanthemum terminal culting, Deparment of Horticulture, Kasetart Univ, Bangkok, Thailand, Review 8, 18-19 Pennisi, B. (2004). Daylilt Culture, Cooperative Extension Service, The Universitty of Georgia College of Agricultural and Environmental Sciences Petit, T.L and Callaway, D.J. (2008). Breeding Daylilies (Hemerocallis). In: Breeding ornamental plant. Edited by Dorothy J. Callaway and M. Brett Callaway Sanjaya, L. (1992). Effect of plant growth regualator on rooting of bud culting of Chrysanthemum, Bulletin/Horticulture, Indonesia, 77-82 Stout, A.B. (1932), Chromosome number in Hemerocallis, with Reference to triploidy and secondary polyploidy, The New York Botanical Gaden Tài liệu từ internet Truy cập ngày 3/3/2015 Truy cập ngày 3/3/2015 Truy cập ngày 3/3/2015 truy cập ngày 15/8/2014 Anonymous, Frequently asked questions. American Hemerocallis Society, Truy cập ngày 15/8/2014 từ Truy cập ngày 3/3/2015 Truy cập ngày 3/3/2015 Juerg Plodeck (2002). The origin of the daylily cultivar traits, Truy cập ngày 20/12/2014 từ https://www.mariettagardens.com/, Truy cập ngày 21/4/2015 Hoa Kim Châm, Công ty Cổ Phần Thương Mại Thảo Dược Việt, Truy cập ngày 5/4/2015 từ Truy cập ngày 5/4/ 2015 Truy cập ngày 5/4/2015 PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh thu được trong nghiên cứu TN2 ảnh hưởng của giá thể đến số rễ trên hom TN3 ảnh hưởng của biện pháp chẻ đến sự ra rễ của hom giâm. CT1- CT2- CT3 TN4 (CT1-CT2-CT3-CT4) TN5 (CT1-CT2-CT3-CT4) TN6 CT3 TN6 CT4, CT5 2. Xử lý số liệu trên phần mềm IRRSTAT 5.0 2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian xuất hiện rễ BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGXH FILE ABC 3/ 5/** 20: 7 -------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 TGXH thoi gian xuat hien re LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 2.42000 1.21000 2.47 0.165 3 2 CT$ 3 34.3200 11.4400 23.35 0.001 3 * RESIDUAL 6 2.94000 .490001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 39.6800 3.60727 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ABC 3/ 5/** 20: 7 -------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NLAI -------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS TGXH 1 4 14.6500 2 4 15.7500 3 4 15.2000 SE(N= 4) 0.350000 5%LSD 6DF 1.21071 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TGXH CT1 3 17.8000 CT2 3 13.8000 CT3 3 15.6000 CT4 3 13.6000 SE(N= 3) 0.404145 5%LSD 6DF 1.39800 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ABC 3/ 5/** 20: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TGXH 12 15.200 1.8993 0.70000 4.6 0.1645 0.0015 2.2 Ảnh hưởng của biện pháp chẻ thân đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGXH FILE ABC 4/ 5/** 8:29 --------------------------------------------------------------- PAGE 1 anh huong cua bien phap che den thoi gian xuat hien re VARIATE V003 TGXH thoi gian xuat hien re LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN =========================================================================== 1 NLAI 2 3.63555 1.81778 2.10 0.238 3 2 CT$ 2 14.3289 7.16445 8.29 0.039 3 * RESIDUAL 4 3.45778 .864445 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 21.4222 2.67778 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ABC 4/ 5/** 8:29 --------------------------------------------------------------- PAGE 2 anh huong cua bien phap che den thoi gian xuat hien re MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS TGXH 1 3 16.3333 2 3 14.8000 3 3 15.8000 SE(N= 3) 0.536794 5%LSD 4DF 2.10412 -------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ -------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TGXH CT1 3 14.0000 CT2 3 15.8667 CT3 3 17.0667 SE(N= 3) 0.536794 5%LSD 4DF 2.10412 -------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ABC 4/ 5/** 8:29 --------------------------------------------------------------- PAGE 3 anh huong cua bien phap che den thoi gian xuat hien re F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TGXH 9 15.644 1.6364 0.92976 5.9 0.2376 0.0395 2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên. BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGXHRE FILE BBB 5/ 5/** 7:53 --------------------------------------------------------------- PAGE 1 anh huong cua che pham kich thich ra re den thoi gian xuat hien re VARIATE V003 TGXHRE thoi gian xh re don vi ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN =========================================================================== 1 NLAI 2 .286667 .143333 0.02 0.985 3 2 CT$ 3 74.7067 24.9022 2.82 0.129 3 * RESIDUAL 6 52.9933 8.83222 -------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 127.987 11.6352 -------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BBB 5/ 5/** 7:53 --------------------------------------------------------------- PAGE 2 anh huong cua che pham kich thich ra re den thoi gian xuat hien re MEANS FOR EFFECT NLAI -------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS TGXHRE 1 4 16.2500 2 4 15.9000 3 4 15.9500 SE(N= 4) 1.48595 5%LSD 6DF 5.14015 -------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ -------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TGXHRE CT1 3 20.0000 CT2 3 14.6667 CT3 3 16.1333 CT4 3 13.3333 SE(N= 3) 1.71583 5%LSD 6DF 5.93533 -------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BBB 5/ 5/** 7:53 --------------------------------------------------------------- PAGE 3 anh huong cua che pham kich thich ra re den thoi gian xuat hien re F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TGXHRE 12 16.033 3.4110 2.9719 18.5 0.9851 0.1294 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SRE FILE G1 7/ 5/** 5: 1 -------------------------------------------------------------- PAGE 1 anh huong cua che pham kich thich ra re den su hinh thanh re so cap VARIATE V003 SRE so re so cap LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN =========================================================================== 1 NLAI 2 .380000 .190000 4.89 0.055 3 2 CT$ 3 .506667 .168889 4.34 0.060 3 * RESIDUAL 6 .233333 .388889E-01 ------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.12000 .101818 -------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE G1 7/ 5/** 5: 1 -------------------------------------------------------------- PAGE 2 anh huong cua che pham kich thich ra re den su hinh thanh re so cap MEANS FOR EFFECT NLAI -------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS SRE 1 4 2.70000 2 4 2.35000 3 4 2.75000 SE(N= 4) 0.986013E-01 5%LSD 6DF 0.341078 -------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ -------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SRE CT1 3 2.40000 CT2 3 2.40000 CT3 3 2.73333 CT4 3 2.86667 SE(N= 3) 0.113855 5%LSD 6DF 0.393843 -------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE G1 7/ 5/** 5: 1 -------------------------------------------------------------- PAGE 3 anh huong cua che pham kich thich ra re den su hinh thanh re so cap F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SRE 12 2.6000 0.31909 0.19720 7.6 0.0552 0.0603 2.4. Ảnh hưởng của chiều cao hom giâm tới sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên BALANCED ANOVA FOR VARIATE SRE FILE AAA 7/ 5/** 12:36 --------------------------------------------------------------- PAGE 1 anh huong cua chieu cao hom giam den so re tren hom VARIATE V003 SRE so re so cap tren hom LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN =========================================================================== 1 NLAI 2 .346666 .173333 0.67 0.548 3 2 CT$ 3 .383333 .127778 0.50 0.700 3 * RESIDUAL 6 1.54667 .257778 -------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.27667 .206970 -------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AAA 7/ 5/** 12:36 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 anh huong cua chieu cao hom giam den so re tren hom MEANS FOR EFFECT NLAI -------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS SRE 1 4 2.95000 2 4 2.55000 3 4 2.85000 SE(N= 4) 0.253859 5%LSD 6DF 0.878139 -------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ -------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SRE CT1 3 2.80000 CT2 3 2.60000 CT3 3 2.66667 CT4 3 3.06667 SE(N= 3) 0.293131 5%LSD 6DF 1.01399 -------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE AAA 7/ 5/** 12:36 -------------------------------------------------------------- PAGE 3 anh huong cua chieu cao hom giam den so re tren hom F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SRE 12 2.7833 0.45494 0.50772 18.2 0.5482 0.7003 2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLA FILE TN5 8/ 5/** 6:10 --------------------------------------------------------------- PAGE 1 Anh huong cua thoi vu den tang truong chieu dai la VARIATE V003 DLA don vi cm LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN =========================================================================== 1 NLAI 2 1.12889 .564444 0.24 0.797 3 2 CT$ 2 435.202 217.601 92.75 0.001 3 * RESIDUAL 4 9.38446 2.34611 -------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 445.716 55.7144 ------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN5 8/ 5/** 6:10 --------------------------------------------------------------- PAGE 2 Anh huong cua thoi vu den tang truong chieu dai la MEANS FOR EFFECT NLAI -------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS DLA 1 3 18.9000 2 3 19.3000 3 3 18.4333 SE(N= 3) 0.884329 5%LSD 4DF 3.46638 -------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ -------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DLA CT1 3 28.6667 CT2 3 13.1667 CT3 3 14.8000 SE(N= 3) 0.884329 5%LSD 4DF 3.46638 -------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN5 8/ 5/** 6:10 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Anh huong cua thoi vu den tang truong chieu dai la F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DLA 9 18.878 7.4642 1.5317 8.1 0.7972 0.0012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_thac_si_trinh_thi_hang_0318.docx
Tài liệu liên quan