IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thành phần loài động vật nổi ở hồ Tây
Đăk Mil của tỉnh Đăk Nông khá đa dạng. Đã xác
định được 45 loài động vật nổi (Zooplankton)
và 5 dạng ấu trùng (Larva) thuộc 29 giống của
18 họ và 5 bộ.
- Trong thành phần loài động vật nổi ở hồ
Tây, lớp luận trùng (Rotatoria) có số lượng
loài nhiều nhất 21 loài (chiếm 46,67%), tiếp
đến là râu ngành (Cladocera) 14 loài (chiếm
31,11%), giáp xác chân mái chèo (Copepoda)
9 loài (chiếm 20,00%), thấp nhất giáp trai
(Ostracoda) chỉ có 1 loài (chiếm 2,22%) và 5
dạng ấu trùng.
- Số lượng các loài động vật nổi xuất hiện
ở các đợt thu mẫu biến động từ 12-45 loài. Kết
quả nghiên cứu sự biến động về mật độ theo
thời gian (theo mùa) và không gian (điểm thu
mẫu) đã xác định được mật độ động vật nổi
giao động từ 36.719 – 310.546 con/m3.
2. Kiến nghị
- Mật độ động vật nổi ở hồ Tây rất cao,
thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, có thể
thả nuôi một số loài cá ăn nổi có giá trị kinh tế
để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú
trong hồ nhằm nâng cao năng suất sinh học
của hồ, phát triển kinh tế cho người dân sống
quanh lưu vực hồ.
- Mật độ động vật nổi thấp (53.385 con/m3)
vào cuối mùa khô đầu mùa mưa chứng tỏ
thời điểm này hàm lượng chất hữu cơ trong
hồ giảm mạnh. Vì vậy, cần chủ động bón phân
cho mặt nước để tăng nguồn thức ăn tự nhiên
cho các loài cá ăn nổi trong hồ.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn liệu ban đầu về thành phần loài động vật phù du ở Hồ Tây, tỉnh Đăk Nông - Trương Thị Bích Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39
DẪN LIỆU BAN ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT PHÙ DU
Ở HỒ TÂY, TỈNH ĐĂK NÔNG
PRELIMINARY RESULT ON THE SPECIES COMPOSITION OF ZOOPLANKTON
IN TAY LAKE, ĐĂK NONG PROVICE
Trương Thị Bích Hồng1, Nguyễn Thị Thúy2, Trần Văn Phước3, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi4
Ngày nhận bài: 09/12/2014; Ngày phản biện thông qua: 20/5/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu thành phần loài động vật nổi ở hồ Tây tỉnh Đăk Nông được tiến hành trong thời gian một năm
từ 10/2013 -10/2014. Lần đầu tiên xác định được 45 loài động vật nổi (Zooplankton). Số lượng các loài động
vật nổi có sự biến động theo các đợt thu mẫu từ 12-45 loài. Vào mùa khô số lượng loài xác định được cao nhất
45 loài. Thời điểm chuyển mùa giữa mùa khô với mùa mưa, mùa mưa và giữa mùa mưa với mùa khô không có
loài mới xuất hiện, nhiều loài bị mất đi do bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng nước, hàm
lượng chất hữu cơ, nên số lượng loài thấp 12, 21 và 36 tương ứng. Sinh khối động vật nổi ở hồ Tây trong thời
gian nghiên cứu (dao động từ 36.719 – 310.546 con/m3).
Từ khóa: Động vật nổi, loài, sinh khối
ABSTRACT
Research the species composition of zooplankton in Tay lake of Đăk Nong province was couducted
from October 2013 to October 2014. Forty fi ve zooplankton species have been identifi ed. The number of
zooplankton species was highly variable according to the sampling period from 12-45 species. In the dry
season the number of species identifi ed was highest (45 species). The time of transition season between the dry
season to rainy season, rainy season and the rainy season to the dry season, the number of species identifi ed
was low 12, 21 and 36 respectively. Because at that time, there was no appearance of new species, there were
many species were lost due to be affected by many different factors such as water quality, organic content.
The zooplankton biomass in Tay lakes of the study period was at high level, ranged from 36.719-31.0546
individuals/m3.
Keywords: Zooplankton, species, biomass
1 ThS. Trương Thị Bích Hồng, 2 ThS. Nguyễn Thị Thúy, 3 ThS. Trần Văn Phước, 4 ThS. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi:
Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ nhân tạo, bán nhân tạo là một trong
những thủy vực không chỉ có vai trò quan
trọng trong việc điều hòa nước đáp ứng mục
đích tưới tiêu, cấp nước cho công nghiệp, sinh
hoạt, chống lũ, mà còn được đánh giá là có
tiềm năng kinh tế và đa dạng sinh học cao, nơi
lưu giữ một nguồn tài nguyên thủy sinh vật rất
đa dạng, có ý nghĩa trong việc cung cấp thực
phẩm cho đời sống con người, đồng thời có
giá trị về mặt khoa học. Hồ Tây Đăk Mil tỉnh
Đăk Nông là hồ nước bán nhân tạo có diện tích
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
mặt nước 108ha được hình thành vào năm
1940 do thực dân Pháp quy hoạch để phục vụ
cho dự án trồng cà phê tại Việt Nam. Hiện nay,
hồ Tây không chỉ là nơi cấp nước phục vụ hoạt
động sản xuất nông nghiệp mà còn là nơi cung
cấp nguồn nước sạch cho nhà máy xử lý nước
phục vụ nhu cầu về nước sinh hoạt của người
dân ở thị trấn Đăk Mil, đem lại nguồn lợi lớn
về thủy sản cho người dân trong vùng và còn
là điểm du lịch thu hút nhiều du khách tới địa
phương. Ngoài các ưu điểm về phát triển kinh
tế - xã hội, hồ Tây còn có một hệ thống động,
thực vật thủy sinh rất phong phú là nguồn thức
ăn tự nhiên để nâng cao năng suất và sản
lượng các loài cá trong hồ.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào
nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về thành phần
loài động vật nổi ở hồ Tây Đăk Mil, tỉnh Đăk
Nông. Trong 2 năm 2013 và 2014, được sự
tài trợ về kinh phí của đề tài cấp tỉnh của Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Nông, chúng
tôi đã tổ chức khảo sát thu mẫu 4 lần (mùa
khô, giao mùa giữa mùa khô với mùa mưa,
mùa mưa và giao mùa giữa mùa mưa với mùa
khô) nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học nói
chung và cung cấp những dẫn liệu ban đầu về
thành phần loài động vật nổi. Đặc biệt, kết quả
nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất đối
tượng nuôi trồng thủy sản thích hợp, sử dụng có
hiệu quả nguồn thức ăn tự nhiên là động vật nổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khu hệ động vật nổi
(Zooplankton) ở hồ Tây, tỉnh Đăk Nông. Trên toàn
bộ mặt hồ chọn 3 điểm. Ba điểm thu mẫu tiêu biểu
đại diện cho toàn bộ lưu vực hồ (hình 1).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.Phương Pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Sử dụng lưới Juday (gas 68) để thu
mẫu định tính và định lượng động vật nổi
(Zooplankton) ở mỗi điểm. Mẫu định tính được
thu theo kiểu kéo zích zắc. Đặt miệng lưới cách
mặt nước 20-30 cm rồi kéo theo hình ziczắc,
từ 2-4 lượt rồi nhấc lưới, đưa mẫu vào lọ đựng
mẫu có thể tích 250mL đã chuẩn bị sẵn. Mẫu định
lượng thu theo phương pháp lọc. Múc 64 lít nước
tại điểm thu mẫu đổ qua lưới Juday để lọc mẫu.
Chuyển mẫu ở ống đáy của lưới qua lọ đựng mẫu
có thể tích 250mL. Toàn bộ mẫu định tính và định
lượng được cố định mẫu bằng formalin (2-4%),
lắc đều mẫu, đánh dấu mẫu (ghi nhãn).
2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng
thí nghiệm
Phân tích định loại tên khoa học bằng
phương pháp so sánh hình thái. Các tài liệu
chính được sử dụng để định loại là: Định loại
động vật không xương sống (ĐVKXS) ở nước
ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh,
Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980) [3]; Định
loại các nhóm ĐVKXS nước ngọt thường gặp
ở Việt Nam của Nguyễn Xuân Quýnh (2001)
[2]; A. Shirota (1968) [4]. Chúng tôi sử dụng
các tài liệu trên để phân loại từ bộ, họ, tới loài
theo khóa định loại lưỡng phân.
Định lượng động vật nổi (Zooplankton): Sử
dụng ống đong có chia vạch tới mm để xác
định lượng nước cô đặc sau khi lọc qua lưới.
Dùng pipet lấy 1ml nước có chứa mẫu ở mẫu
nước cô đặc cho lên buồng đếm động vật nổi
sau đó đưa mẫu lên soi trên kính hiển vi ở độ
phóng đại 10 lần,. Đếm trực tiếp các loài bắt
gặp bằng cách di chuyển buồng đếm theo tọa
độ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Số lượng động vật phù du được tính theo
công thức:
N0 = CxV2x1000:V1 xV3
N0 :Số lượng Zooplankton (con/m
3)
C: Cá thể đếm được trên buồng đếm
V1
: Số ml nước mẫu lấy để đếm (1ml)
V2 : Số ml nước mẫu đong được sau khi
cô đặc
V3: Thể tích nước đã lọc (L)
Từ kết quả thu được qua các điểm và thời
gian thu mẫu, chúng tôi đã xác định được
mật độ cá thể động vật nổi ở hồ Tây Đăk Mil
theo mùa và thời điểm chuyển mùa: mùa khô,
chuyển mùa khô sang màu mưa, mùa mưa và
chuyển mùa mưa sang mùa khô.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc trưng và cấu trúc động vật không
xương sống ở hồ Tây, tỉnh Đăk Nông
Trong thời gian nghiên cứu, đã xác định
được 45 loài động vật nổi và 5 dạng ấu trùng
(Nauplius, Copepodid, ấu trùng giun nhiều
tơ, ấu trùng chữ D và ấu trùng giáp xác râu
ngành), trong đó: Trùng bánh xe (Rotatoria)
chiếm ưu thế 21 loài thuộc 8 họ 12 giống.
Tiếp đến là râu ngành (Cladocera) có 14 loài
thuộc 4 họ 9 giống. Lớp phụ chân mái chèo
(Copepoda) 9 loài thuộc 5 họ và 7 giống. Còn
lại giáp trai (Ostracoda) có 1 loài.
Thành phần loài động vật nổi ở hồ Tây Đăk
Mil đều có nguồn gốc nước ngọt. Trong đó
có loài Notholca.sp phân bố chính ở nước ngọt
tuy nhiên nó có khả năng sinh sống ở thủy vực
nước lợ. Nhóm loài thuộc ngành luân trùng
chiếm ưu thế (47%) chứng tỏ hồ Tây Đăk Mil
có hàm lượng chất hữu cơ cao. Hầu hết các
loài thuộc ngành luân trùng có kích thước cơ
thể nhỏ, vỏ mỏng có thể làm thức ăn tốt cho đối
tượng nuôi trồng thủy sản. Một vài loài có vỏ
dày chiếm tỷ lệ thấp (4,4%) bao gồm Keratella
cochlesris thuộc họ Brachionidae và giáp trai
không thích hợp làm thức ăn cho đối tượng nuôi
trồng thủy sản. Đáng chú ý, trong thành phần
loài động nổi không có loài nào là đối tượng gây
hại cho đối tượng nuôi trồng thủy sản.
Hình 1. Sơ đồ các điểm thu mẫu ở hồ Tây, tỉnh Đăk Nông
Hình 2. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài động vật nổi ở hồ Tây
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Về bậc họ, trong tổng số 16 họ, luân trùng
(Rotatoria) 8 họ (chiếm 50,00%), giáp xác râu
ngành (Cladocera) 4 họ (chiếm 25,00%), giáp
xác chân mái chèo 3 họ (chiếm 18,75%) còn
lại là giáp trai 1 họ (chiếm 6,25%). Họ có số
lượng giống cao nhất là Chydoridae có 4 giống
tiếp đến là họ Brachionidae và Diaptomidae có
3 giống, họ Asplanchinidae, Synchaetidae,
Bosminidae, Sididae đều có 2 giống còn lại
các họ Filinidae, Hexathrhdae, Philodinidae,
Trichocercidae, Podonidae, Pseudodiaptomidae,
Heterorhabdidae, Canthocamptidae,
Viguierellidae mỗi họ chỉ có một giống.
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ các taxon động vật nổi ở hồ Tây
STT Tên Bộ Số loài Tỉ lệ % Tên Họ Số loài Tỉ lệ % Tên Giống Số loài Tỉ lệ %
1 Ploimida 21 46.7 Asplanchinidae 2 4.4 Anuraeopsis 1 2.2
Ascomorpha 1 2.2
Brachionidae 6 13.3 Brachionus 4 8.9
Keratella 1 2.2
Notholca 1 2.2
Filinidae 2 4.4 Filinia 1 2.2
Hexathrhdae 1 2.2 Hexathra 1 2.2
Philodinidae 1 2.2 Rotaria 2 4.4
Synchaetidae 2 4.4 Ploesoma 1 2.2
Polyarthra 1 2.2
Scaridiidae 1 2.2 Scaridium 1 2.2
Trichocercidae 6 13.3 Trichocerca 6 13.3
2 Cladocera 14 31.1 Bosminidae 4 8.9 Bosmina 3 6.7
Bosminopsis 1 2.2
Chydoridae 6 13.3 Alona 2 4.4
Alonella 1 2.2
Biapertura 1 2.2
Chydorus 2 4.4
Sididae 3 6.7 Sida 1 2.2
Diaphanosoma 2 4.4
Podonidae 1 2.2 Podon 1 2.2
3 Calanoida 7 15.6 Diaptomidae 4 8.9 Allodiaptomus 2 4.4
Eodiaptomus 1 2.2
Mongolodiaptomus 1 2.2
Pseudodiaptomidae 2 4.4 Schmackeria 2 4.4
Heterorhabdidae 1 2.2 Heterorhabdus 1 2.2
4 Harpacticoida 2 4.4
Canthocamptidae 1 2.2 Canthocamptus 1 2.2
Viguierellidae 1 2.2 Phyllognathopus 1 2.2
5 Ostracoda 1 2.2 1 2.2
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43
Về bậc giống, ở hồ Tây Đăk Mil đã xác
định được tổng số 27 taxon bậc giống. trong
đó ngành luân trùng (Rotatoria) chiếm ưu thế
với 12 giống (44,44%), tiếp đến là giáp xác râu
ngành (Cladocera) 9 giống (33,33%), giáp xác
chân mái chèo (Copepoda) 9 giống (18,52%),
thấp nhất là giáp trai chỉ có 1 giống duy nhất
(3,70%). Giống Trichocerca có số lượng loài
nhiều nhất 6 loài, tiếp đến là giống Brachionus
có 4 loài, Bosmina có 3 loài, các giống Rotaria,
Alona Chydorus, Diaphanosoma, Schmackeria
mỗi giống có 2 loài, ngoài ra các giống còn lại
trong bảng 1 đều có 1 loài.
Về bậc loài trong tổng số loài định dạng
được ở hồ Tây thì luân trùng (Rotatoria)
có số lượng loài nhiều nhất 21 loài (chiếm
46,67%), tiếp đến là râu ngành (Cladocera) 14
loài (chiếm 31,11%), giáp xác chân mái chèo
(Copepoda) 9 loài (chiếm 20,00%), thấp nhất
giáp trai (Ostracoda) chỉ có 1 loài (chiếm
2,22%) và 5 dạng ấu trùng.
2. Sự biến động về số lượng loài và mật độ
động vật ở hồ
2.1. Về số lượng
Số lượng thành phần loài động vật nổi ở hồ
Tây Đăk Mil khá đa dạng, thành phần loài chủ
yếu là thuộc ngành luân trùng (Rotatoria), giáp
xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân
chèo (Copepoda). Tuy nhiên, giữa các lần thu
mẫu có sự biến động rõ rệt về thành phần loài.
Sự biến động về thành phần loài trong thủy
vực phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thủy lý,
thủy hóa, hàm lượng chất hữu cơ, mật độ tảo,
mùa vụ và sự phát triển của nhóm động vật ăn
động vật nổi.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy số lượng các loài động vật nổi ở hồ Tây
có sự sai khác theo mùa vụ thu mẫu. Số lượng
thành phần loài xuất hiện nhiều nhất vào mùa
khô 45 loài và 5 loại ấu trùng, tiếp đến là thời
điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô (36
loài và 4 loại ấu trùng, đứng thứ 3 là vào mùa
mưa (21 loài và 4 loại ấu trùng) thấp nhất vào
thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa
12 loài và 3 loại ấu trùng. Kết quả này tương
tự với nghiên cứu của Võ Văn Phú và cộng tác
viên (2009) [1]về thành phần loài động không
xương sống ở hồ Phú Ninh – Quảng Nam có
số lượng loài động vật nổi ở mùa khô cao hơn
mùa mưa.
Sự khác biệt về thành phần loài giữa các
mùa phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và
sự phát triển của tảo. Vào mùa khô các hợp
chất hữu cơ tích tụ trong hồ phân hủy nhiều,
tảo phát triển mạnh dẫn tới động vật nổi phát
triển theo. Cuối mùa khô đầu mùa mưa hàm
hượng các chất hữu cơ đã giảm, tảo phát triểm
kém nên số lượng loài giảm theo. Sang mùa
mưa hồ được bổ sung thêm các chất hữu cơ
từ vùng trên bờ do dòng chảy đổ vào hồ nên
thành phần loài bắt đầu tăng lên. Cuối mùa
mưa và đầu mùa khô nguồn thức ăn phong
phú (chất hữu cơ cao, tảo phát triển mạnh)
động vật nổi bắt đầu phát triển mạnh, số lượng
loài xuất hiện nhiều hơn, để đạt mật độ cá thể
loài cao nhất vào mùa khô.
Hình 3. Số lượng thành phần loài động vật nổi phân bố ở hồ Tây theo các đợt thu mẫu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.2. Về mật độ
Kết quả phân tích cho thấy mật độ động
vật nổi ở hồ Tây Đăk Mil biến động từ 53.385
con/m3 đến 310.546 con/m3. Do đặc tính
của hồ có diện tích nhỏ, độ sâu không cao,
tích lũy nhiều chất hữu cơ do dòng nước
đưa tới vào mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều loài động vật nổi thích nghi phân
bố và phát triển mạnh nên mật độ cá thể đạt
mức cao.
Hình 4. Biến động về mật độ ở hồ Tây theo thời điểm thu mẫu
Mặc dù hồ có diện tích nhỏ, dòng chảy hầu
như không đáng kể nhưng giữa các điểm thu
mẫu 1, 2, 3 vẫn có sự khác biệt về mật độ cá
thể. Vào mùa khô và thời điểm đầu mùa khô
chuyển sang mùa mưa thì điểm số 3 có mật độ
động vật nổi cao nhất (mùa khô đạt 310.546
con/m3, mùa khô chuyển sang mùa mưa
73.125 con/m3) sau đó đến điểm số 2 (mùa khô
271.484 con/m3, đầu mùa khô chuyển sang
mùa mưa 50.313 con/m3) thấp nhất ở điểm
số 1 (mùa khô 99.609 con/m3, đầu mùa khô
chuyển sang mùa mưa 36.719 con/m3). Ngược
lại, vào mùa mưa mật độ động vật nổi lại cao
nhất ở điểm số 1 (186.188 con/m3) tiếp đến là
điểm số 2 (162.187 con/m3) thấp nhất là điểm
số 3 (103.710 con/m3).
Sở dĩ có sự khác nhau về số lượng loài
ở các điểm khác nhau trên hồ là do sự tích tụ
hợp chất hữu cơ cũng như độ sâu của các vị
trí thu mẫu không giống nhau. Điểm số 3 là ở vị
trí eo ngách, có độ sâu thấp tích tụ được lượng
hữu cơ nhiều do hai bên bờ hồ đổ xuống vào
mùa mưa, đến mùa khô phân hủy thành nguồn
dinh dưỡng chính cho thực vật phát triển là tiếp
đến động vật phu du phát triển theo. Tuy nhiên
vào mùa mưa nước ở 2 bên bờ đổ xuống tạo
dòng chảy đẩy hầu hết các loài động vật nổi có
kích thước nhỏ không có khả năng bơi ngược
dòng nước về phía đập tràn. Điểm số 1 là vị trí
đón dòng chảy từ ngách phía trên hồ nên vào
mùa mưa mật độ động vật nổi ở đây đạt cao
nhất. Điểm số 2 gần đập tràn vừa tích tụ được
hợp chất hữu cơ vừa đón các loài động vật nổi
do dòng nước từ ngách số 3 đưa tới vào mùa
mưa. Nên mật độ cá thể động vật nổi ở vị trí
này ở cả mùa mưa và mùa khô đều giữ ở mức
trung gian giữa điểm thu mẫu số 1 và số 3.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thành phần loài động vật nổi ở hồ Tây
Đăk Mil của tỉnh Đăk Nông khá đa dạng. Đã xác
định được 45 loài động vật nổi (Zooplankton)
và 5 dạng ấu trùng (Larva) thuộc 29 giống của
18 họ và 5 bộ.
- Trong thành phần loài động vật nổi ở hồ
Tây, lớp luận trùng (Rotatoria) có số lượng
loài nhiều nhất 21 loài (chiếm 46,67%), tiếp
đến là râu ngành (Cladocera) 14 loài (chiếm
31,11%), giáp xác chân mái chèo (Copepoda)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45
9 loài (chiếm 20,00%), thấp nhất giáp trai
(Ostracoda) chỉ có 1 loài (chiếm 2,22%) và 5
dạng ấu trùng.
- Số lượng các loài động vật nổi xuất hiện
ở các đợt thu mẫu biến động từ 12-45 loài. Kết
quả nghiên cứu sự biến động về mật độ theo
thời gian (theo mùa) và không gian (điểm thu
mẫu) đã xác định được mật độ động vật nổi
giao động từ 36.719 – 310.546 con/m3.
2. Kiến nghị
- Mật độ động vật nổi ở hồ Tây rất cao,
thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, có thể
thả nuôi một số loài cá ăn nổi có giá trị kinh tế
để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú
trong hồ nhằm nâng cao năng suất sinh học
của hồ, phát triển kinh tế cho người dân sống
quanh lưu vực hồ.
- Mật độ động vật nổi thấp (53.385 con/m3)
vào cuối mùa khô đầu mùa mưa chứng tỏ
thời điểm này hàm lượng chất hữu cơ trong
hồ giảm mạnh. Vì vậy, cần chủ động bón phân
cho mặt nước để tăng nguồn thức ăn tự nhiên
cho các loài cá ăn nổi trong hồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung, Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật không xương sống ở hồ Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 52, 2009
2. Nguyễn Xuân Quýnh, Định loại các nhóm ĐVKXS nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội, 2001.
3. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Định loại ĐVKXS nước ngọt Bắc Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, 1980.
4. The plankton of South Viet Nam of A.Shirota, Over sea Techimical copperation Agency Japan, 1968.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_truong_thi_bich_hong_4_2015_3215_2024289.pdf